1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP hồ chí minh

144 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 3,78 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài (13)
      • 1.1.1 Những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công (14)
      • 1.1.2 Những nghiên cứu về hệ thống KSNB trong lĩnh vực thuế (15)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn (19)
    • 1.7 Cấu trúc luận văn (19)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (21)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết (21)
      • 2.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ (21)
      • 2.1.2 Nội dung của hoạt động kiểm soát nội bộ (23)
      • 2.1.3 Kết quả hoạt động của hệ thống KSNB (24)
      • 2.1.4 Các lý thuyết nền có liên quan (26)
    • 2.2 Lược khảo các nghiên cứu trước về HTKSNB (29)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài (29)
      • 2.2.2 Các nghiên cứu trong nước (31)
    • 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất (34)
      • 2.3.1 Cơ sở đề xuất mô hình (34)
      • 2.3.2 Các khái niệm và giả thuyết nghiên cứu (35)
      • 2.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất (40)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (42)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (42)
    • 3.2 Nghiên cứu định tính (44)
      • 3.2.1 Xây dựng thang đo ban đầu, thảo luận nhóm (44)
      • 3.2.2 Điều chỉnh thang đo (45)
    • 3.3 Nghiên cứu định lượng (52)
      • 3.3.1 Thiết kế mẫu (52)
      • 3.3.2 Thu thập và phân tích số liệu (52)
      • 3.3.3 Kiểm định Cronbach ’s alpha (53)
      • 3.3.4 Kiểm định EFA, tương quan, hồi quy (53)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (56)
    • 4.1 Giới thiệu về Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh (56)
    • 4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu (58)
    • 4.3 Đánh giá thang đo (63)
      • 4.3.1 Đánh giá độ tin cậy Cronbach ’s alpha (63)
      • 4.3.2 Đánh giá độ giá trị của thang đo EFA (65)
    • 4.4 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu (71)
      • 4.4.1 Phân tích tương quan (71)
      • 4.4.2 Phân tích hồi quy (72)
      • 4.4.3 Dò tìm sự vi phạm trong các hồi quy tuyến tính (77)
    • 4.5 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm (80)
      • 4.5.1 Giới tính (80)
      • 4.5.2 Tuổi (81)
      • 4.5.3 Học vấn (82)
      • 4.5.4 Đơn vị công tác (83)
      • 4.5.5 Bộ phận (84)
      • 4.5.6 Chức vụ (85)
      • 4.5.7 Thời gian công tác (86)
    • 4.6 Bàn luận từ kết quả nghiên cứu (87)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (91)
    • 5.1 Kết luận (91)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (92)
      • 5.2.1 Về yếu tố nhân lực (92)
      • 5.2.2 Về giám sát (92)
      • 5.2.3 Về đánh giá rủi ro (93)
      • 5.2.4 Về thông tin truyền thông (94)
      • 5.2.5 Về môi trường kiểm soát (95)
      • 5.2.6 Về hoạt động kiểm soát (96)
    • 5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (97)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (98)
  • PHỤ LỤC (103)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Bối cảnh và lý do chọn đề tài

Dù ở bất kỳ quốc gia nào, thuế luôn luôn là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của ngân sách nhà nước Thuế ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước Hệ thống và chính sách thuế của mỗi nhà nước được xây dựng trên cơ sở những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Đối với nước ta, từ những hình thức đóng góp cho Nhà nước còn mang tính sơ khai có từ thời các vua Hùng, cho đến năm nay ngành thuế đã áp dụng Luật quản lý thuế, văn bản hướng dẫn…và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và thu ngân sách nhà nước Trong đó, công tác kiểm tra nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp lãnh đạo kiểm soát nội bộ toàn diện hơn, kip thời chỉ đạo, kiểm tra nhằm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và nội bộ ngành

Thực tế, công tác kiểm tra nội bộ thuế là hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đối với cơ quan thuế cấp dưới trong việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ được giao nhằm: Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; Phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; Giúp thủ trưởng, đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan thuế các cấp thực hiện đúng quy định của pháp luật; Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý thuế; quản lý nội bộ ngành; Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Ý thức được vai trò của công tác kiểm tra nội bộ, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 212/QĐ-TCT ngày 07/03/2018 và Quyết định số 188/QĐ-TCT ngày 27/02/2018 về việc ban hành quy chế kiểm tra nội bộ, quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm tra nội bộ, mối quan hệ giữa Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp với bộ phận kiểm tra nội bộ và đoàn kiểm tra, nhiệm vụ…

Trong thời gian qua, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã tích cực xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của mình nhằm đảm bảo an toàn một cách hợp lý việc tuân thủ các qui

2 định hiện hành liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của cục thuế Tuy nhiên, thực tế cho thấy kết quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn còn nhiều bất cập Để khắc phục vấn đề này, nhiều chương trình hoàn thiện, cải tiến đã được đưa ra nhưng kết quả chương trình này vẫn chưa có khả năng lấp đầy những khoảng trống giữa lý thuyết và thực tế vì những giải pháp đưa ra chưa có tính khoa học, chưa xuất phát từ việc xem xét đầy đủ những yêu tố ảnh hưởng đến kết quả và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Để công tác kiểm tra nội bộ đạt được kết quả như mong đợi cần có những căn cứ khoa học nghiên cứu về các nhân tố tác động đến công tác kiểm tra nội bộ ngành thuế, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách và kiến nghị phù hợp để cải tiến hệ thống

Trước những yêu cầu cấp thiết đó, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp, nhằm góp phần giải quyết các vấn đề Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đang gặp phải về hệ thống kiểm soát nội bộ

1.1.1 Những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công

Nghiên cứu của các tác giả Amudo và Inanga, 2009 và Ayodele và Michael, 2011 về sự yếu kém, thiếu hụt của hệ thống KSNB, đã cho rằng nếu tổ chức không quan tâm đến hệ thống KSNB hay hệ thống KSNB được xây dựng không phù hợp với hướng dẫn của INTOSAI, điều này có thể dẫn đến việc quản lý kém trong chi tiêu khu vực công hay tác động tiêu cực đến việc quản lý dự án vốn Trong một nghiên cứu khác năm 2011 tác giả Nwachukwu và Emoh các tác giả đã khuyến cáo các chính phủ cần có trách nhiệm thiết lập một kiểm soát nội bộ hiệu quả để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu trong quản lý, và nên tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống KSNB vì lợi ích tốt nhất của công dân Theo một nghiên cứu khác của Rahahleh (2011) thì cho rằng sự thiếu hụt nguồn lao động có trình độ, không xây dựng đầy đủ các thành phần của hệ thống KSNB hay có nhiều sự kiểm soát chồng chéo trong khu vực công đã dẫn đến việc vận hành hệ thống KSNB trong các tổ chức công cộng ở Jordan gặp nhiều vấn đề, ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý quỹ công ở nhiều cơ quan tại Jordan

Hiện nay, quản trị trong khu vực công và tư đã trở thành vấn đề toàn cầu do sự cố liên tục của các vấn đề quản trị, gian lận, không hiệu quả, tham nhũng, kiểm soát nội bộ kém và quản lý tài chính như sự sụp đổ của ENRON (tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Mỹ),…Điều này đã làm cho các cơ quan chính phủ, các nhà lãnh đạo quan tâm đặc biệt hơn nữa việc thực hành KSNB trong khu vực hành chính công

Một hệ thống KSNB tốt sẽ mang lại lợi ích cho một tổ chức trong việc ngăn chặn các tình huống rủi ro cũng như giúp tổ chức hoạt động hiệu quả Trong khu vực công thì hệ thống KSNB được thành lập để đảm bảo hợp lý rằng các hoạt động tài chính được thực hiện minh bạch và có trách nhiệm Theo nghiên cứu của Okelo và Lagat (2016) thì tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm thiết lập hiệu quả của hệ thống KSNB về quản lý tài chính tại chính quyền quận Baringo ở Kenya Tác giả đã kết luận hệ thống KSNB là thành phần không thể tách rời của các quy trình quản lý của một tổ chức trong khu vực công

Tóm lại, các nghiên cứu trên các tác giả tổng hợp đều nhằm khẳng định được sự cần thiết của hệ thống KSNB trong khu vực công, các nhà lãnh đạo cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của hệ thống KSNB nhất là trong công tác quản lý rủi ro để nhằm hoàn thành các mục tiêu trong quản lý tài chính, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của đơn vị

1.1.2 Những nghiên cứu về hệ thống KSNB trong lĩnh vực thuế

Theo nghiên cứu của Matamande và cộng sự (2012) thì cho rằng thu thuế là một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính, độ lớn của ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào số tiền thuế thu được Tác giả Yuniati (2017) đã thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra hiệu quả của hệ thống KSNB đối với hiệu quả việc thu thuế Dựa trên dữ liệu đã được thu thập và kiểm tra cho thấy hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả bao gồm môi trường quản lý, thiết lập mục tiêu, xác định sự kiện, đánh giá rủi ro, phản ứng rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát được áp dụng trong cơ quan thuế sẽ làm tăng hiệu quả của việc thu thuế, phòng ngừa các rủi ro về tham nhũng, hối lộ của các đơn vị trên tất cả các quốc gia hiện nay

Các tác giả Nguyễn Việt Tường (2014), Nguyễn Trường Giang (2014) và một số tác giả khác đã nghiên cứu thực trạng hệ thống KSNB tại các Chi cục Thuế theo 5 yếu tố cấu thành cơ bản của hệ thống KSNB theo COSO và theo INTOSAI, từ đó các tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm tổ chức và thực thi hiệu quả hệ thống KSNB trong công tác thu thuế tại các Chi cục Thuế được nghiên cứu Tuy nhiên các nghiên cứu trên đều thực hiện theo phương pháp định tính, chưa có thang đo cụ thể, và chỉ nghiên cứu tại đơn vị cụ thể Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), tác giả nghiên cứu các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt động thu thuế tại Chi cục Thuế quận 9, nghiên cứu của tác giả đã nêu lên được thực trạng của hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế quận 9, tác giả đã nêu ra 5 yếu tố của hệ thống KSNB tác động tới kết quả hoạt động thu thuế, xây dựng được thang đo cụ thể, tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ nghiên cứu giới hạn ở Chi cục Thuế Quận 9

Tác giả nhận thấy các nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu lý luận về hệ thống KSNB, việc thực hiện KSNB theo hướng dẫn của COSO hay INTOSAI, nghiên cứu của hệ thống KSNB tại một đơn vị cụ thể, ảnh hưởng của hệ thống KSNB theo các khía cạnh khác nhau, các lĩnh vực khác nhau, nhận ra các mặt còn tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện

Từ việc nhận xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nghiên cứu đến kết quả hoạt động công tác KSNB về thuế ở Việt Nam, hay nói một cách khác là nghiên cứu một cách hệ thống, trực tiếp về sự tác động của các nhân tố cấu thành KSNB đến kết quả hoạt động

Với kết quả báo cáo tổng kết công tác KSNB từ năm 2012-2017, ta nhận thấy số lượng nhân sự đang công tác tại các đơn vị còn thiếu nhiều, mỗi công chức lại phải kiêm nhiệm khá nhiều công việc thì việc nâng cao vai trò của công tác tổ chức, phân công công việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn là vô cùng quan trọng Các ban lãnh đạo luôn ý thức được trong công tác tổ chức nhân sự, luôn khuyến khích hay tạo điều kiện cho công chức phát huy năng lực, sáng kiến cải tiến trong đơn vị để

5 đạt được mục tiêu quan trọng nhất là hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của đơn vị Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu trước, luận văn sẽ xem xét các nhân tố trong hệ thống KSNB như: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông, Giám sát đến kết quả hoạt động KSNB Luận văn sẽ tập trung vào việc kiểm định các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động KSNB Ngoài ra tác giả sẽ chú ý đến nhân tố Nhân lực mang yếu tố đặc thù của ngành Thuế, có thể tác động đến kết quả hoạt động công tác KSNB

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế TP HCM;

 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế;

 Đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ, nâng cao hoạt động quản lý thuế.

Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã đặt ra, nghiên cứu phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

 Câu 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động KSNB tại Cục Thuế TP.HCM?

 Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế TP.HCM ra sao?

 Câu 3: Những hàm ý quản trị gì cần có để nâng cao hiệu quả công tác KSNB tại Cục Thuế TP.HCM?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra nội bộ của cơ quan thuế

 Phạm vi không gian: Cục thuế TP Hồ Chí Minh, bao gồm 24 chi cục thuế quận, huyện và 23 phòng, trung tâm

 Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp từ năm 2012 đến năm 2017 là các báo cáo công tác kiểm tra nội bộ và các văn bản liên quan đến đề tài nghiên cứu

Dữ liệu sơ cấp là những quan sát và phỏng vấn bằng phiếu phỏng vấn được thực hiện trong từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính

 Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm bổ sung thang đo, điều chỉnh các biến quan sát đối với các yếu tố tác động đến mô hình cần khảo sát Tác giả tiến hành giới thiệu về đề tài tác giả đang thực hiện nghiên cứu và đưa ra các câu hỏi mở, các đối tượng tham gia sẽ đưa ra các quan điểm, bình luận, đánh giá về các vấn đề được phỏng vấn Trong quá trình thảo luận, các đối tượng đã đưa ra góp ý về cách diễn đạt các biến quan sát, điều chỉnh nội dung các biến quan sát cũng như đánh giá về sự phù hợp của bảng câu hỏi Sau bước tiến hành thảo luận nhóm, tác giả tiếp tục thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia bằng bảng câu hỏi khảo sát nhằm điều tra mức độ đồng ý hay không đồng ý với thang đo vừa điều chỉnh Sau cùng, tác giả đã xây dựng thang đo chính thức cho các biến trong mô hình nghiên cứu

 Nghiên cứu định lượng: Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đã được xác định bằng phương pháp nghiên cứu định tính, thang đo chính thức gồm 6 nhân tố bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát và nhân lực là các biến độc lập với 35 biến độc lập tác động đến biến phụ

7 thuộc là KQHĐ công tác KSNB, tác giả tiến hành đánh giá độ giá trị thang đo, phân tích độ tin cậy, kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và kiểm dịnh giả thuyết nghiên cứu.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

 Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phẩn củng cố các lý thuyết quản trị các hoạt động nội bộ nhằm thực hiện được mục tiêu của một tổ chức với những nguồn lực có hạn một cách có hiệu quả và hiệu suất

 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của nghiên cứu đã xây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của HTKSNB ngành thuế tại Việt Nam là tài liệu tham khảo cho các đơn vị và nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về HTKSNB nói chung và HTKSNB trong ngành thuế nói riêng Kết quả của luận văn là cơ sở để ngành thuế xây dựng cơ chế chính sách trong công tác KSNB của mình.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành năm chương:

 Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về công tác kiểm tra nội bộ Chương này tác giả đã tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến hệ thống KSNB trong khu vực công và ngành thuế dựa trên cơ sở chọn lọc các nghiên cứu tiêu biểu đã được công bố

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trong chương này, tác giả đã hệ thống các lý thuyết liên quan đến công tác KSNB trên nền tảng INTOSAI

2004 bao gồm 5 nhân tố: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Thông tin truyền thông, Hoạt động kiểm soát, Giám sát Tác giả cũng đã trình bày các cơ sở lý thuyết căn bản về thuế và kết quả hoạt động KSNB

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trong chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng xuyên suốt luận văn để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết với hai phương pháp định tính và định lượng

 Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu và đánh giá kết quả giả thuyết ban đầu

 Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Chương này tác giả đã dựa vào mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động công tác KSNB để đưa ra các hàm ý dành cho Ban lãnh đạo góp phần nâng cao hiệu quả, kết quả công tác KSNB trên địa bàn TP.HCM Đồng thời, cũng đưa ra những hạn chế và phương hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

Chương này tác giả đã tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến hệ thống KSNB trong khu vực công và ngành thuế dựa trên cơ sở chọn lọc các nghiên cứu tiêu biểu đã được công bố, nêu lên được các đóng góp của các đề tài cũng như các hạn chế còn chưa được nghiên cứu để từ đó tác giả đưa ra khoảng trống nghiên cứu và sự cần thiết phải thực hiện đề tài này

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ Điều 39, Luật kế toán Việt Nam năm 2015 nêu rõ: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”

Theo tổ chức COSO (1992, trang 186): “KSNB là quá trình do người quản lý, HĐQT và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của của báo cáo tài chính; đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả”

Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 1992: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát

Hình 2.1 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 1992

Trong khái niệm này, tổ chức COSO đã tập trung vào 4 nội dung cụ thể:

 KSNB là một quá trình: mỗi một hoạt động của đơn vị đều phải tuân thủ theo quy trình từ khâu lập kế hoạch, thực hiện hoạt động và giám sát các hoạt động đó Muốn đạt được các mục tiêu đã đề ra, mọi đơn vị phải kiểm soát được các hoạt động của mình trong tất cả các khâu đồng thời phải các hoạt động này được liên tục diễn ra và được có mặt trong mọi bộ phận;

 KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người.: Các chủ thể trong tổ chức như HĐQT, BGĐ, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị đều tham gia vào công tác KSNB KSNB chỉ là công cụ của nhà quản lý Các chủ thể trong tổ chức sẽ xây dựng các mục tiêu, đưa ra các biện pháp kiểm soát và là người vận hành các biện pháp kiểm soát đó Do khả năng, kinh nghiệm, kiến thức của mỗi chủ thể là khác nhau nên việc hiểu rõ, trao đổi, hành động đôi khi không nhất quán với nhau Vì thế, các thành viên trong một tổ chức phải am hiểu về trách nhiệm và quyền hạn của mình, xác định được các mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu của tổ chức;

 KSNB đảm bảo tính hợp lý cho nhà quản lý, điều này khẳng định KSNB không đảm bảo tuyệt đối việc thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý Bởi KSNB luôn luôn có những hạn chế vốn có như: sai lầm của con người khi quyết định, các cá nhân thông đồng với nhau, nhà quản lý lạm quyền Mặt khác, một nhà quản lý luôn cân nhắc giữa chi phí bỏ ra để thực hiện kiểm soát với lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó;

 KSNB đảm bảo các mục tiêu, có 3 mục tiêu KSNB cần hướng tới đó là: Mục tiêu về hoạt động, mục tiêu về báo cáo tài chính, mục tiêu về sự tuân thủ

So với COSO 1992, phiên bản năm 2013 đã có những thay đổi cơ bản:

 Ngăn ngừa, phát hiện và giảm thiểu các gian lận;

 Ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ;

 Đáp ứng các nhu cầu, quy định, chuẩn mực;

 Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh phù hợp với sự biến động của thế giới;

 Hướng đến sự toàn cầu hóa thị trường và hoạt động kinh doanh mở rộng;

 Tăng cường các chiến lược cạnh tranh và trách nhiệm giải trình trước xã hội;

 Tiếp cận theo hướng mong đợi vào việc quản trị kinh doanh ở tầm vĩ mô

 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ COSO 2013 và INTOSAI 2004

2.1.2 Nội dung của hoạt động kiểm soát nội bộ

Theo từ điển Tiếng Việt “Kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó” (Từ điển Tiếng Việt,

Theo Henri Fayol “Kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần điều chỉnh, tìm ra các nguyên nhân để ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn” (Henri Fayol, 1949, trang 49)

Theo Anthony và các cộng sự thì cho rằng “Kiểm soát là một quá trình thực hiện một tập hợp các thay đổi nhằm đạt được các mục tiêu đã định” (Anthony, 1949, trang 20)

Từ các quan điểm khác nhau về kiểm soát đã nêu trên đây, tác giả xin đưa ra quan điểm về kiểm soát như sau: Kiểm soát được xem là một chức năng quan trọng của quá trình quản lý Nó được tiến hành liên tục ở các cấp quản lý và mọi hoạt động của tổ chức thông qua các việc thiết lập các tiêu chuẩn, đánh giá kết quả thực tế đạt được với tiêu chuẩn đặt ra, nêu được nguyên nhân và điều chỉnh các sai lệch nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình

Tác giả Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004, trang 15) đã nêu các quan điểm khác nhau về HTKSNB và đưa ra khái niệm chung là: “HTKSNB là hệ thống các chính sách và các thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả hoạt động”

Theo thứ tự này thì thứ tự ưu tiên về mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng khác nhau

Bảng 2.1 Các mục tiêu của hệ thống KSNB

Bảo vệ tài sản của đơn vị

Bảo đảm độ tin cậy của thông tin Đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý Đảm bảo hiệu quả hoạt động

Nguồn: Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004)

2.1.3 Kết quả hoạt động của hệ thống KSNB

Sự hữu hiệu là một khái niệm được xác định hướng đến việc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu, mục đích đã được định trước cho một hoạt động hoặc một chương trình đã được thực hiện (đạt được kết quả thoả đáng từ việc sử dụng các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức) Vì vậy, điểm quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch với kết quả thực tế qua hoạt động Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau, với những hệ thống đánh giá khác nhau thì sẽ có những quan điểm riêng của mình về sự hữu hiệu, nhưng điểm chung trong quan điểm của họ chính là việc hoàn thành mục tiêu hay là những hoạt động để đáp ứng được mục tiêu

Bên cạnh đó, để đánh giá KSNB là hữu hiệu (nói chung), ngoài 3 tiêu chí trên, còn cần phải đánh giá thêm sự hữu hiệu của 5 bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi cho rằng 5 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB thì điều này cũng không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống KSNB đều phải hoạt động y hệt nhau hoặc cùng mức độ ở các bộ phận khác nhau Lý do được nêu ra trong báo cáo của COSO như sau:

 Có sự bù trù tự nhiên giữa các bộ phận KSNB KSNB phục vụ cho nhiều mục tiêu vì vậy kiểm soát hữu hiệu ở bộ phận này có thể phục vụ cho mục tiêu kiểm soát ở bộ phận kia;

 Để đối phó với một rủi ro cụ thể, nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau Các mức độ này sẽ giúp cho 5 tiêu

13 chí trên được thỏa mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt động ở các bộ phận

Lược khảo các nghiên cứu trước về HTKSNB

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của hệ thống kiểm soát nội bộ Ở chương này, tác giả thực hiện việc hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến HTKSNB, hiệu quả hoạt động của HTKSNB và các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của HTKSNB

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Các tác giả Angella và Inanga (2009) đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá HTKSNB từ Uganda Nghiên cứu này được thực hiện trên các nước thành viên khu vực của Ngân hàng Phát triển Châu Phi Nghiên cứu đã phát triển một mô hình chuẩn trong việc đánh giá HTKSNB trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi Mô hình thực nghiệm được Amudo và Inanga phát triển dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT, bao gồm:

 Các biến độc lập là các thành phần của KSNB (bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT): (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) giám sát, (6) công nghệ thông tin;

 Biến phụ thuộc: Kết quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ;

 Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ công tác

Hình 2.2 Các nhân tố tác động kết quả hoạt động của HTKSNB

Nguồn: Mô hình của Angella và Inanga (2009)

Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của KSNB dẫn đến kết quả vận hành của HTKSNB chưa đạt được sự hữu hiệu

Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cũng nêu rõ kết quả này chỉ mới điều tra ở Uganda Việc áp dụng kết quả nghiên cứu tùy thuộc vào hoàn cảnh và đặc điểm của từng quốc gia cụ thể Kết quả nghiên cứu sẽ có biến đổi nếu được áp dụng vào các quốc gia có khác biệt về hoàn cảnh và đặc điểm tương ứng

Tác giả Gamage và cộng sự (2014) khi nghiên cứu sự hữu hiệu của HTKSNB trong

2 ngân hàng nhà nước và 64 chi nhánh của 2 ngân hàng này tại Srilanka cũng sử dụng mô hình nghiên cứu như trên nhưng bỏ qua các biến điều tiết Kết quả của nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng, có sự tác động cùng chiều của các biến độc lập bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát đến biến phụ thuộc là sự hữu hiệu của HTKSNB

Giám sát Đánh giá rủi ro

Kết quả hoạt động của Công tác KSNB Ủy quyền

Mối quan hệ công tác

Các tác giả Karagiogos và cộng sự (2014) khi nghiên cứu tính hiệu quả của HTKSNB trong hệ thống ngân hàng Hy Lạp cho rằng ở các ngân hàng đã tồn tại và thành công thì tất cả các thành phần của KSNB đóng góp vai trò rất quan trọng trong hiệu quả của kiểm soát nội bộ

Hình 2.3 Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả KSNB

Nguồn: Karagiogos và cộng sự (2014)

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Tác giả Phạm Quang Huy (2014) đã thực hiện nghiên cứu bàn về COSO 2013 và định hướng vận dụng trong việc giám sát quá trình thực thi chiến lược kinh doanh Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng tồn tại mối quan giữa việc thiết lập được một quy chế kiểm soát tốt và việc đạt được những công việc đưa ra trong năm kế tiếp

Tác giả Nguyễn Anh Phong và Hà Tôn Trung Hạnh (2010) đã dựa vào nguyên tắc của Basel 2 và chỉ ra rằng có 5 nhóm yếu tố tác động đến hiệu quả của HTKSNB trong các ngân hàng thương mại bao gồm: (1) môi trường kiểm soát và giám sát của Ban lãnh đạo; (2) xác định và đánh giá rủi ro; (3) các hoạt động kiểm soát và phân công phân nhiệm; (4) thông tin và truyền thông; (5) giám sát hoạt động và sửa chữa sai sót

Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng (2015) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các NHTM Việt Nam bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát

Môi trường kiểm soát Đánh giá rủi ro

HIỆU QUẢ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015) tác giả nghiên cứu “Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động thu thuế tại Chi cục Thuế Quận 9” Tác giả đã chỉ ra 5 yếu tố của hệ thống KSNB có tác động dương tính đến hoạt động thu thuế, xây dựng được thang đo cụ thể Tương tự nghiên cứu rộng hơn, tác giả Bùi Thị Quỳnh Như (2018), nghiên cứu của tác giả “Đánh giá tác động của hệ thống KSNB đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP.HCM” Kết luận 5 nhân tố cấu thành KSNB đều tác động dương tính đến công tác thu thuế trên địa bàn TP.HCM

Trong một nghiên cứu khác, tác giả Hồ Tuấn Vũ (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” trong nghiên cứu tác giả đã xác định 7 yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại” Tác giả đã khám phá thêm hai nhân tố mới là thể chế chính trị và lợi ích nhóm ngoài các nhân tố của hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại

Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan

Tác giả Đối tượng nghiên cứu

Các biến Kết quả tác động

HTKSNB trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi

Hiệu quả hoạt động của HTKSNB

- Biến độc lập: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát, công nghệ thông tin

- Biến điều tiết: ủy quyền, mối quan hệ cộng tác.

Một số thành phần của HTKSNB bị khiếm khuyết nên dẫn đến sự vận hành của HTKSNB chưa hiệu quả.

HTKSNB của 2 ngân hàng thương mại nhà nước và 64 chi nhánh

- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của HTKSNB

- Biến độc lập: Môi trường kiểm soát, đánh

Có sự tác động cùng chiều của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

21 của các ngân hàng ở Srilanka giá rủi ro, thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát.

Tính hiệu quả của hệ thống KSNB trong các ngân hàng ở Hy Lạp

Biến độc lập: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin truyền thông, giám sát

Biến phụ thuộc: Hiệu quả của công tác KSNB

Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của HTKSNB đã giúp ngân hàng tồn tại và phát triển thành công

Dựa vào nguyên tắc Basel 2 Tính hiệu quả của các yếu tố KSNB trong các ngân hàng thương mại

Biến độc lập: môi trường kiểm soát và giám sát của Ban lãnh đạo, xác định và đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát và phân công, phân nhiệm, thông tin truyền thông, giám sát hoạt động và sửa chữa sai sót

Biến phụ thuộc: kết quả hoạt động của công tác KSNB

Năm yếu tố này đã góp phần tác động đến kết quả hoạt động công tác KSNB

Nguyễn Tuấn & Đường Nguyễn Hưng

Hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng Việt Nam

Biến độc lập: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát

Biến phụ thuộc: hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt nam

Có sự tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng Việt Nam

Các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt động thu thuế tại Chi cục Thuế Quận 9

Biến độc lập: các nhân tố cấu thành KSNB

Biến phụ thuộc: hiệu quả công tác thu thuế

Có sự tác động cùng chiều của 5 yếu tố cấu thành KSNB đến hoạt động thu thuế

Giới hạn của nghiên cứu: đặc thù ở đơn vị là Chi cục Thuế Quận 9

Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB tác động đến hoạt động thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP.HCM

Biến độc lập: 5 nhân tố cấu thành hệ thống KSNB

Biến phụ thuộc: hiệu quả công tác thu thuế trên các cơ quan thuế TP.HCM

Có sự tác động cùng chiều của 5 yếu tố cấu thành KSNB đến hoạt động thu thuế trên các cơ quan thuế trên địa bàn TP.HCM

Hồ Tuấn Vũ (2017) Xác định 7 nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại

Biến phụ thuộc: tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Biến độc lập: 5 nhân tố của hệ thống KSNB, thể chế chính trị, lợi ích nhóm

Tác giả đã khám phá thêm 2 nhân tố mới là nhân tố thể chế chính trị và lợi ích nhóm ngoài các nhân tố của hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại

Nguồn: tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước

Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.3.1 Cơ sở đề xuất mô hình

Có khá nhiều các tác giả và các nghiên cứu đã tập trung vào việc nghiên cứu những mảng vấn đề khác nhau có liên quan đến hoạt động KSNB như: Xây dựng các mô hình của HTKSNB theo COSO hoặc BASEL; nghiên cứu hệ thống KSNB trong các đơn vị cụ thể; nghiên cứu tác động của các nhân tố trong hệ thống KSNB tới kết quả hoạt động của công tác KSNB Kế thừa các nghiên cứu trước đây của các tác giả nêu ở bảng 2.2 và với đặc điểm đặc thù của công tác kiểm soát nội bộ thuế, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên 5 nhân tố cấu thành hệ thống KSNB và bổ sung thêm nhân tố Nhân lực tác động đến kết quả hoạt động KSNB về thuế

Số lượng công chức làm công tác kiểm tra nội bộ tại một số đơn vị còn quá ít, bố trí công việc chưa phù hợp, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế, và trách nhiệm, chuyên môn tương đối rộng (Báo cáo tổng kết 2016, 2017 “Có đơn vị vì áp lực thu ngân sách nên đã tăng cường công chức bộ phận kiểm tra nội bộ sang làm công tác kiểm tra thuế, do đó chưa thực hiện được tốt công tác KSNB” Dựa vảo các báo cáo tổng kết và các đặc điểm đặc thù trong công tác chuyên môn về thuế

23 tại Việt Nam kết hợp với khảo sát lấy ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã đề xuất mô hình bổ sung nhân tố Nhân lực có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động KSNB

2.3.2 Các khái niệm và giả thuyết nghiên cứu

Theo báo cáo COSO 2013 và INTOSAI 2004 Môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức Môi trường kiểm soát là nền tảng cho yếu tố còn lại của HTKSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp Môi trường kiểm soát bao gồm nhận thức, thái độ và hành động của người quản lý trong đơn vị đối với kiểm soát và tầm quan trọng của kiểm soát Môi trường kiểm soát có một ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát” Khi xây dựng môi trường kiểm soát tốt thì có thể hạn chế được sự thiếu sót của các thủ tục kiểm soát

Các yếu tố của môi trường kiểm soát bao gồm: tính toàn vẹn và cam kết về giá trị đạo đức, cam kết về năng lực nhân viên, triết lý và phong cách của nhà lãnh đạo, cơ cấu tổ chức và chính sách nguồn nhân lực (Ramos, 2004); (COSO, 2013)

 Tính toàn vẹn và cam kết về giá trị đạo đức được xem là yếu tố quan trọng để góp phần vào một môi trường kiểm soát hiệu quả, tạo thành các chuẩn mực về hành vi cho các nhân viên trong các hành động hằng ngày của họ Các cán bộ công chức Nhà nước phải tuân thủ các quy tắc ứng xử đã được quy định trong các nội quy, quy chế làm việc Ban lãnh đạo có thể khuyến khích tính toàn vẹn bằng cách: thiết lập bộ quy tắc ứng xử, tuân thủ các giá trị đạo đức và quy tắc ứng xử của đơn vị, khen thưởng các nhân viên tuân thủ các cam kết về giá trị đạo đức, thiết lập và tuân thủ việc thực thi kỷ luật đối với các vi phạm đạo đức

 Cam kết về năng lực của nhân viên: Theo tác giả Mahadeen và cộng sự (2016)

“Năng lực” là những kỹ năng, kiến thức và khả năng khi thực hiện một nhiệm vụ được giao Ban lãnh đạo đảm bảo năng lực của nhân viên bằng cách thiếp lập các chính sách và thực hành nguồn nhân lực hiệu quả Ban lãnh đạo và

24 nhân viên đều phải hiểu được tầm quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện KSNB trong tổ chức Mỗi cá nhân đều tham gia vào hệ thống KSNB với vai trò và trách nhiệm củ thể của mình

 Triết lý và phong cách của nhà lãnh đạo thể hiện qua thái độ của Ban lãnh đạo được thể hiện qua các hành động, các quyết định của họ khi điều hành đơn vị Nếu các nhà lãnh đạo đều đề cao vai trò của hệ thống KSNB thì những cá nhân khác trong tổ chức sẽ nhận thức được và sẽ tận tâm trong việc xây dựng hệ thống KSNB trong tổ chức của mình Mặt khác, nếu các thành viên của tổ chức đều không nhận thấy mối quan tâm quan trọng dành cho hệ thống KSNB thì chắc chắn rằng mục tiêu kiểm soát của tổ chức sẽ không đạt được hiệu quả

 Cơ cấu tổ chức bao gồm việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các thành viên trong tổ chức một cách phù hợp với năng lực và chuyên môn của họ và xây dựng một hệ thống báo cáo thích hợp giữa các phòng ban

 Chính sách nguồn nhân lực bao gồm tuyển dụng nhân sự, định hướng, giáo dục và đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật Việc tuyển dụng các nhân viên có năng lực, đáng tin cậy về mặt đạo đức là việc cần thiết để cung cấp một sự kiểm soát có hiệu quả

Giả thuyết H1: Môi trường kiểm soát có tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của HTKSNB tại Cục Thuế TP HCM

Theo COSO 2013 và INTOSAI 2004 thì đánh giá rủi ro là một quá trình gồm các bước sau: xác định hay nhận diện rủi ro, phân tích và đánh giá rủi ro, xây dựng các biện pháp đối phó với rủi ro Nhà quản lý phải thường xuyên đánh giá rủi ro và phân tích các rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm ẩn Các hoạt động của doanh nghiệp và môi trường xung quanh nó luôn thay đổi nên các phương pháp đánh giá rủi ro phải được nhà quản lý phải thay đổi tương ứng để có thể đáp ứng yêu cầu

Nhà quản lý không thể thực hiện các hành động để triệt tiêu rủi ro mà chỉ đặt rủi ro ở một mức độ có thể chấp nhận được và cố gắng để giảm thiểu nó ở mức thấp nhất có thể Xác định mục tiêu là công việc đầu tiên và quan trọng của đánh giá rủi ro, có rất nhiều mục tiêu của tổ chức nhưng chúng ta có thể chia thành 3 mục tiêu sau đây: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo tài chính, mục tiêu tuân thủ

Nhận dạng rủi ro ở mức toàn đơn vị hay xảy ra ở mức độ hoạt động và phân tích rủi ro: xác định mức độ quan trọng của rủi ro, xác định xác suất xảy ra rủi ro, tìm ra cách thức để quản trị rủi ro Điều quan trọng cần lưu ý là đơn vị không thể loại bỏ tất cả rủi ro nên các biện pháp đối phó cần thực hiện sao cho có sự phù hợp giữa lợi ích và chi phí, đảm bảo hợp lý rằng các mục tiêu của đơn vị đang được thực hiện Một vấn đề nữa là khi có sự thay đổi về điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp thì cũng kéo theo sự thay đổi liên tục về rủi ro mà đơn vị sẽ phải đối mặt, vì vậy quá trình nhận diện, đánh giá và xử lý rủi ro là một quá trình lặp đi lặp lại liên tục của các nhà lãnh đạo Họ cần phải thường xuyên xem xét lại các hồ sơ rủi ro để điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm

Giả thuyết H2: Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của HTKSNB tại Cục Thuế TP HCM

Hoạt động kiểm soát là tập hợp những chính sách, thủ tục kiểm soát để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu Các chính sách và thủ tục này thúc đẩy các hoạt động cần thiết để giảm thiểu những rủi ro của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các mục tiêu đề ra được thực thi nghiêm túc, hiệu quả trong toàn doanh nghiệp

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: kết hợp sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Bởi vì khi so sánh nghiên cứu định lượng và định tính, Wilson (1982) lập luận rằng, việc sử dụng cân bằng cả hai nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại Thực hiện sự kết hợp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội Hiểu biết có được từ sự kết hợp của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn và mở rộng của chủ đề nghiên cứu

Tiền đề làm nền tảng của phương pháp hỗn hợp là “Kết hợp giữa định tính và định lượng sẽ cho chúng ta hiểu biết rõ hơn về vấn đề nghiên cứu so với sử dụng định tính hay định lượng riêng lẻ” (Creswell, 2007) Dữ liệu hỗn hợp giữa định tính và định lượng giúp chúng ta khắc phục được các nhược điểm của từng phương pháp (Teddie,

Quy trình nghiên cứu chi tiết được thể hiện ở hình 3.1

Thiết kế mô hình và bảng câu hỏi định tính Định tính (Thảo luận nhóm)

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu chi tiết

Thang đo chính thức (Bảng câu hỏi định lượng) Định lượng

Cronbach ’s alpha, kiểm tra tương quan biến tổng

EFA: kiểm định KMO, kiểm định Barlett, phương sai trích

MRA: kiểm định sự tương quan, sự phù hợp của mô hình hồi quy, hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai của phần dư thay đổi

Nghiên cứu định tính

3.2.1 Xây dựng thang đo ban đầu, thảo luận nhóm

Dữ liệu sơ cấp: tác giả thu thập từ việc thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia Các bước thực hiện:

Bước 1: Tổng kết các nghiên cứu trước có liên quan đến hệ thống KSNB và kết quả hoạt động của hệ thống KSNB Các nghiên cứu trước sẽ được phân loại theo quan điểm và khuynh hướng của các tác giả, xác định những vấn đề đã được thống nhất, những vấn đề còn có sự khác biệt trong quan điểm và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Bước 2: Nghiên cứu định tính theo phương thức phỏng vấn tay đôi sâu với các chuyên gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm, đã làm việc, họat động lâu năm trong công tác KSNB Bước nghiên cứu này nhằm giải quyết câu hỏi nghiên cứu thứ 1

Câu 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động KSNB tại Cục Thuế TP.HCM?

Bước 3: Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính nhằm đảm bảo tính khách quan và tăng giá trị của kết quả thu thập bởi phiếu điều tra đánh giá mức độ đồng ý với kết quả thu thập từ nhiều đối tượng trên phạm vi rộng và số lượng lớn, xử lý bằng phương pháp thống kê trung bình

Bước 4: Thu thập dữ liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng Bước này sẽ được thực hiện tiếp theo nhằm mục đích xác định những nhân tố (đã phát hiện từ nghiên cứu định tính) thực sự ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công tác KSNB trong của cục thuế, đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động công tác KSNB bằng phương pháp phân tích khám phá nhân tố và mô hình hồi quy bội nhằm giải quyết cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế TP.HCM ra sao?

Câu 3: Những hàm ý quản trị gì cần có để nâng cao hiệu quả công tác KSNB tại Cục Thuế TP.HCM?

Kết quả: Qua việc thảo luận nhóm, tác giả đã tổng hợp được 5 nhân tố của hệ thống KSNB bao gồm Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát có tác động đến kết quả hoạt động công tác KSNB tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP.HCM Bên cạnh đó, tác giả còn ghi nhận thêm nhân tố “Nhân lực” cũng là nhân tố quan trọng góp phần đến kết quả hoạt động của công tác KSNB và tiến hành điều chỉnh thang đo nháp đầu cho phù hợp với đặc điểm ngành thuế

Cụ thể tác giả đã điều chỉnh theo các ý kiến thảo luận như sau:

 Đối với nhân tố Môi trường kiểm soát, đối với biến quan sát cuối cùng, tác giả đã điều chỉnh từ “Cơ cấu tổ chức là rõ ràng và thúc đẩy trách nhiệm” thành

“Cơ cấu tổ chức là rõ ràng theo đúng Quyết định 108/QĐ-BTC đối với Cục Thuế, 503/QĐ-TCT đối với Chi cục Thuế và thúc đẩy trách nhiệm đối với công việc được giao”

 Đối với biến Đánh giá rủi ro 2 và 3 “Nhận dạng được và thường xuyên các rủi ro ở mức độ toàn đơn vị” và “Nhận dạng được và thường xuyên các rủi ro ở mức độ hoạt động” tác giả đã điều chỉnh chung lại thành 1 biến quan sát

Như tác giả đã trình bày ở phần thiết kế nghiên cứu, thang đo chính thức trong nghiên cứu này tác giả đã dựa vào cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB theo INTOSAI 2004 và COSO 2013 Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính gồm phần thảo luận nhóm và khảo sát chuyên gia, tác giả đã điều chỉnh và bổ sung thang đo cho phù hợp với đặc điểm của ngành thuế

Trong nghiên cứu của tác giả có 7 khái niệm nghiên cứu được sử dụng gồm: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi ro, (3) Hoạt động kiểm soát, (4) Thông tin và truyền thông, (5) Giám sát, (6) Nhân lực, (7) Kết quả hoạt động KSNB

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho toàn bộ nội dung của bảng câu hỏi như sau: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường, 4- Đồng ý, 5- Rất đồng ý

3.2.2.1 Thang đo kết quả hoạt động công tác KSNB

Trong nghiên cứu của tác giả, kết quả hoạt động của công tác KSNB được đo lường với 7 biến quan sát sau, được ký hiệu từ KQHĐ1 đến KQHĐ7, được tác giả kế thừa từ thang đo của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015 và cơ sở của INTOSAI 2004, báo cáo kết quả công tác KSNB năm 2012-2017

Bảng 3.1 Bảng thang đo kết quả hoạt động công tác KSNB

Ký hiệu biến quan sát

KQHĐ 1 Đơn vị đạt được mục tiêu thu ngân sách Nhà nước hàng năm

KQHĐ 2 Thực hiện tốt cải cách, đơn giản thủ tục hành chính thuế, các giải pháp về thuế đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp theo chủ trương chỉ đạo của nhà nước

KQHĐ 3 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế được tập trung chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm, khai thác được nguồn thu mới, chống thất thu, gian lận thuế hiệu quả cao

KQHĐ 4 Giúp cơ quan thuế cấp dưới thực hiện đúng quy định pháp luật

KQHĐ 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế

KQHĐ 6 Tham mưu kịp thời cho Cục Trưởng trong công tác quản lý, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật

KQHĐ 7 Từng bước triển khai tốt chương trình hiện đại hóa quản lý thuế thông qua phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của công chức thuế

Nguồn: tác giả kế thừa của các nghiên cứu trước và kết quả công tác KSNB 2012-

3.2.2.2 Thang đo các thành phần công tác KSNB

Trong nghiên cứu, tác giả xây dựng khung lý thuyết của mô hình nghiên cứu các thành phần của hệ thống KSNB, gồm các nội dung như sau:

 Môi trường kiểm soát được đo lường với 6 biến quan sát, được ký hiệu từ MTKS1 đến MTKS6;

 Đánh giá rủi ro được đo lường với 6 biến quan sát, được ký hiệu từ ĐGRR1 đến ĐGRR6;

 Hoạt động kiểm soát được đo lường với 7 biến quan sát, được ký hiệu từ HĐKS1 đến HĐKS7;

 Thông tin và truyền thông được đo lường với 7 biến quan sát, được ký hiệu từ TTTT1 đến TTTT7;

 Giám sát được đo lường với 5 biến quan sát, được ký hiệu từ GS1 đến GS5;

 Nhân lực được đo lường với 4 biến quan sát, được ký hiệu từ NL1 đến NL4 (báo cáo kết quả tổng kết công tác KSNB 2012-2017)

Bảng 3.2 Bảng thang đo các biến quan sát

Ký hiệu biến quan sát

Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh Cơ sở kế thừa và có điều chỉnh

Ban lãnh đạo đảm bảo năng lực của nhân viên bằng cách thiết lập các chính sách nhân sự, quy chế làm việc, quy định phù hợp

Ban lãnh đạo đảm bảo năng lực của công chức thuế bằng cách thiết lập các chính sách nhân sự, quy chế làm việc, quy định phù hợp

Hoạt động KSNB đề cao tính trung thực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên

Hoạt động KSNB đề cao tính trung thực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên

Ban lãnh đạo xây dựng mô hình quản lý theo chức năng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị

Ban lãnh đạo xây dựng mô hình quản lý thuế theo chức năng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp

Cơ cấu tổ chức hợp lý và có thể tạo ra luồng thông tin xuyên suốt và cần thiết trong việc quản lý hoạt động

Cơ cấu tổ chức hợp lý và có thể tạo ra luồng thông tin xuyên suốt và cần thiết trong việc quản lý hoạt động KSNB

BLĐ luôn cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp quản lý

BLĐ luôn cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp quản lý

(6) Cơ cấu tổ chức là rõ ràng và thúc đẩy trách nhiệm đối với công việc được giao

Cơ cấu tổ chức là rõ ràng theo đúng Quyết định 108/QĐ-BTC đối với Cục Thuế, 503/QĐ-TCT đối với Chi cục Thuế và thúc đẩy đối với công việc được giao

Kết quả báo cáo tổng kết công tác KSNB 2012-

2017 và khảo sát ý kiến các chuyên gia ĐGRR 1

Hoạt động KSNB xác định được các mục tiêu cụ thể theo hướng phòng ngừa rủi ro

Hoạt động KSNB xác định được các mục tiêu cụ thể theo hướng phòng ngừa rủi ro

Nhận dạng được và thường xuyên các rủi ro ở mức độ toàn đơn vị

Nhận dạng được và thường xuyên các rủi ro ở mức độ toàn đơn vị, mức độ hoạt động

Nhận dạng được và thường xuyên các rủi ro ở mức độ hoạt động

Ban lãnh đạo bảo đảm nguồn nhân lực thực hiện công tác kiểm soát rủi ro

Nghiên cứu định lượng

3.3.1 Thiết kế mẫu Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định lượng: Những người đang làm việc công tác KSNB của cục Thuế

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi ngẫu nhiên, phán đoán

Tác giả sử dụng công thức tính cỡ mẫu có tổng thể nhỏ và biết được tổng thể

Mẫu khảo sát dự kiến n = 𝑁

 N: số cán bộ công chức làm việc công tác KSNB (cục Thuế và 24 chi cục)

 e: mức độ chính xác mong muốn, sai số 5%

Thời gian tác giả tiến hành khảo sát từ ngày 08/2018 đến ngày 09/2018

Như đã trình bày ở trên, kích thước mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu của tác giả là

134 quan sát Vì vậy, để đạt được kích thước mẫu tối thiểu đề ra và đảm bảo kết quả nghiên cứu đại diện cho tổng thể, trong quá trình nghiên cứu không bị gián đoạn, tác giả đã tiến hành gửi 170 bảng câu hỏi khảo sát đến các lãnh đạo và đồng nghiệp tại Cục thuế và các Chi cục Thuế quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

3.3.2 Thu thập và phân tích số liệu

Sau khi hoàn thành việc khảo sát, dữ liệu sẽ được làm sạch dữ liệu và xử lý Để kết quả phân tích không bị sai lệch, tác giả sẽ loại bỏ những bảng câu hỏi bỏ trống quá nhiều hoặc chọn nhất quán từ trên xuống dưới Sau khi nhập liệu để tránh sai sót, tác giả sẽ rà soát lại bằng cách sử dụng bảng tần số nhằm phát hiện những ô trống hoặc những giá trị trả lời không nằm trong thang đo, tác giả sẽ tiến hành kiểm tra lại bảng câu hỏi để hiệu chỉnh hoặc có thể loại bỏ phiếu khảo sát này Tác giả thu thập dữ liệu qua internet bằng công cụ Google Documents Đối tượng tác giả gửi bảng câu hỏi là Ban lãnh đạo, các trưởng phó phòng, các đội trưởng phó đội trưởng và các chuyên viên, kiểm tra viên đang công tác tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, tại Cục Thuế tác giả đã gửi trực tiếp và thu thập lại bảng câu hỏi sau khi được trả lời

Sau khi thu thập dữ liệu, các thang đo trong nghiên cứu của tác giả được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha Hệ số của Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các biến quan sát trong cùng một thang đo có tương quan với nhau, giúp tác giả loại đi những thang đo hay những biến quan sát không phù hợp Theo Nunnally và Bernstein (1994) thì cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,9 là thang đo lường tốt, hệ số này nếu > 0,9 hoặc > 0,6 thì chỉ chấp nhận được nhưng không tốt Vì khi hệ số Cronbach’s Alpha quá cao, nếu > 0,95 thì lúc đó sẽ xảy ra trường hợp có nhiều biến trong 1 thang đo không có gì khác biệt, chứng tỏ chúng cùng đo lường 1 nội dung nào đó của khái niệm (Nguyễn Đình Thọ,

Cũng theo Nguyễn Đình Thọ (2013) thì đã nêu rằng: “Trong đánh giá độ tin cậy của thang đo, cần ghi nhận rằng Cronbach’s Alpha đo lường độ tin cậy của cả thang đo chứ không tính độ tin cậy cho từng biến quan sát Hơn thế, các biến trong cùng một thang đo dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường người ta sử dụng hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation)” “Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu” (theo Nunnally & Bernstein, 1994)

3.3.4 Kiểm định EFA, tương quan, hồi quy

Bước tiếp theo, khi các thang đo đạt độ tin cậy, tác giả sẽ tiến hành đánh giá độ giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá – EFA (Exploratory Factor Analysis) Đây là phương pháp phân tích thống kê dùng để gom một tập biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Để đánh giá độ giá trị thang đo thì cần xem xét các yếu tố quan trọng trong phân tích nhân tố khám phá EFA như sau:

 Sự phù hợp của phân tích nhân tố: Giá trị KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0,5 và kiểm định Barlett Test có ý nghĩa, tức là giá trị Sig của kiểm định ≤ 0,05 (với độ tin cậy 95%), nghĩa là các biến có mối quan hệ với nhau

 Số lượng nhân tố trích: dựa vào tiêu chí Eigenvalue ≥ 1

 Tổng phương sai trích: đạt từ 50% trở lên là chấp nhận được, còn từ 60% trở lên là tốt

Trọng số nhân tố “Trọng số nhân tố của biến Xi trên nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi quay phải cao và các trọng số trên các nhân tố khác nó không đo lường phải thấp Đạt được điều kiện này, thang đo đạt được giá trị hội tụ” (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 419) Do số lượng mẫu trong nghiên cứu của tác giả là 160, nên hệ số tải nhân tố (Factor Loading) phải lớn hơn hay bằng 0,5 Như vậy, khi xem xét trọng số nhân tố cần tuân thủ 2 tiêu chí sau:

 Trọng số nhân tố (hệ số tải nhân tố Factor Loading) ≥ 0,5, nếu hệ số này < 0,5 thì ta có thể loại bỏ biến quan sát này vì nó không đo lường khái niệm chúng ta cần đo lường Tuy nhiên, trước khi loại bỏ biến chúng ta cũng cần xét đến giá trị nội dung của biến hoặc nếu hệ số này không quá nhỏ, ví dụ = 0,4 thì chúng ta nên xem xét không loại bỏ nó

 Chênh lệch trọng số phải > 0,3 là giá trị chấp nhận được để đảm bảo được giá trị phân biệt giữa các nhân tố

Sau đó, tác giả tiến hành xử lý hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 22

Tác giả tiến hành phân tích tương quan Pearson để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy Thực hiện phân tích hồi quy dùng để xác định cụ thể trọng số hồi quy của từng biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc, từ đó tác giả đưa ra được phương trình hồi quy Trọng số hồi quy cũng xác định mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc Mô hình hồi quy có ý nghĩa với các điều kiện sau:

 Giá trị Sig < 0,05 là điều kiện để các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu

 VIF < 2 đảm bảo không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến

 Không có hiện tượng tự tương quan

 Hệ số R 2 có ý nghĩa R 2 cho biết được số % biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập tác động lên nó

Trong chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng xuyên suốt luận văn để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết với các nội dung chính gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Tác giả đã trình bày các cơ sở để phân tích độ tin cậy, đánh giá độ giá trị thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Từ các cơ sở trên để tác giả thực hiện đánh giá kết quả nghiên cứu đạt được trong chương tiếp theo

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu về Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh

Cục Thuế TP.HCM (tiền thân là Sở Thuế thuộc Uỷ ban quân quản từ năm 1975 -

1979, và CCT Công Thương nghiệp Thành phố từ năm 1980 - 1989) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/1990 (trên cơ sở hợp nhất của 3 cơ quan là CCT Công Thương nghiệp, Chi cục Thu quốc doanh và Phòng Thuế Nông Nghiệp)

Từ khi thành lập đến nay, đơn vị luôn đi đầu trong mọi công tác, đặc biệt là công tác thu ngân sách luôn hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu đề ra với số thu năm sau cao hơn năm trước

Trong quá trình hoạt động, Cục Thuế TP.HCM luôn tiên phong trong công cuộc cải cách hệ thống quản lý thuế, từng bước hoàn thiện để nâng cao chất lượng hoạt động TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm cơ chế tự khai tự nộp thuế đã thành công và đến nay được áp dụng trên phạm vi cả nước Cục Thuế TP.HCM là nơi đầu tiên trong cả nước có ý tưởng và ứng dụng thành công mã vạch

2 chiều trong việc đọc số liệu kê khai thuế của các doanh nghiệp (một kỹ thuật tiên tiến hiện nay của các nước trên thế giới giúp giảm bớt các thao tác trong nhập liệu, giảm sai sót, rút ngắn thời gian xử lý số liệu) Đến nay, Cục Thuế TP.HCM đã chuyển giao kỹ thuật này cho Tổng cục Thuế để ứng dụng cho tất cả các cơ quan thuế trên toàn quốc Một số ý tưởng khác đã được triển khai nhằm cải cách hành chính thuế, nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế như: Chương trình xác minh hóa đơn, chương trình ngăn chặn hóa đơn bất hợp pháp, kê khai thuế qua mạng…cũng đã được ghi nhận và được Tổng cục Thuế phát triển thêm để ứng dụng trong cả nước Để đáp ứng yêu cầu công việc, đến nay Cục Thuế TP.HCM có các phòng ban sau:

 Các phòng chức năng gồm: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (nơi trực tiếp quản lý bộ phận “một cửa”, trực tiếp thụ lý tất cả các thủ tục hành chính của cơ quan), Phòng Kê khai kế toán thuế, Phòng Quản lý các khoản thu từ đất, Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán, Phòng Tin học, Phòng Hành chính lưu trữ, Phòng Quản trị Tài vụ, Phòng Quản lý Ấn chỉ,

Phòng Pháp chế, Phòng Kiểm tra nội bộ Ngoài ra, năm 2010 đã thành lập thêm Trung tâm tích hợp dữ liệu

 Các phòng thu gồm: Phòng kiểm tra số 1, số 2, số 3, số 4; Phòng quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, Phòng Thuế thu nhập cá nhân Các Phòng thanh tra: Phòng Thanh tra số 1, số 2, số 3, số 4 và 24 Chi cục Thuế quận, huyện

Kiểm tra nội bộ ngành thuế là hoạt động kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, các đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan thuế các cấp Bộ phận kiểm tra nội bộ tại cơ quan thuế các cấp bao gồm: Vụ Kiểm tra nội bộ Tổng cục Thuế; Phòng Kiểm tra nội bộ Cục Thuế; Đội kiểm tra nội bộ Chi cục Thuế (Đội được giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra nội bộ đối với các Chi cục Thuế chưa có bộ phận kiểm tra nội bộ chuyên trách)

Hoạt động kiểm tra nội bộ phải tuân theo pháp luật và thực hiện theo đúng chức năng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luật quy định, đảm bảo tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra và chỉ được tiến hành kiểm tra khi có quyết định kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan thuế có thẩm quyền

Công tác kiểm tra nội bộ chỉ được tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, các Vụ, đơn vị, công chức, viên chức ngành thuế hoặc theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền

Khi tiến hành kiểm tra nội bộ, người ra quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện của ngành và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình

Các hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện trong quá trình kiểm tra phải được xử lý, khắc phục kịp thời Công chức, viên chức thuế trong quá trình thực thi công vụ có hành vi vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật

Hiện tại, Cục Thuế TP.HCM tiếp tục tăng cường công tác cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra nội bộ; bảo đảm đủ số lượng, nội dung và chất lượng các cuộc kiểm tra; tập huấn đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ để nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra; chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những thiếu sót, sai phạm Đơn vị duy trì công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao vai trò, trách nhiệm, quy tắc ứng xử của công chức thực hiện việc tiếp dân; xử lý đơn khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, bảo đảm thời gian quy định.

Mô tả mẫu nghiên cứu

Tổng số bảng câu hỏi đã phát ra và thu về là 170, trong đó, có 10 bảng câu hỏi không hợp lệ Sau khi gạn lọc và làm sạch dữ liệu, tác giả thu về được 160 mẫu hợp lệ, đạt tỷ lệ 94% (có 10 mẫu bị loại do các lãnh đạo và đồng nghiệp không đánh đầy đủ thông tin, bỏ nhiều ô trống, đánh nhiều lựa chọn trong cùng một câu hỏi, hoặc đánh nhất quán từ trên xuống dưới) Kết quả khảo sát được thống kê như sau:

Bảng 4.1 Thống kê tình hình khảo sát

Mô tả Số lượng (bảng) Tỷ lệ

Số bảng câu hỏi phát ra 170 -

Số bảng câu hỏi thu về 170 100

Trong đó Số bảng câu hỏi hợp lệ 160 94

Số bảng câu hỏi không hợp lệ 10 6

Nguồn: tác giả thống kê từ số liệu nghiên cứu

Thông tin về mẫu khảo sát như sau:

Về giới tính: Kết quả cho thấy có 59 nữ và 101 nam trả lời phỏng vấn, số lượng nam nhiều hơn nữ (nam: 63%, nữ: 37%)

Về độ tuổi: đa phần đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi (chiếm đến 36,25%), kế đến là độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 33,74%, đây là hai nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu các công chức vừa có kinh nghiệm và thời gian công tác Các đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi cũng chiếm 20,63%, độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ 9,38%

Về trình độ chuyên môn: Đa số đối tượng khảo sát có trình độ Đại học, chiếm 82,5%, còn trình độ Sau Đại học (Thạc sĩ) cũng chiếm tới 14,3%, đây là một con số chứng tỏ được các công chức tuyển dụng sau này đều có trình độ cao, bên cạnh đó, các cơ quan thuế luôn khuyến khích cán bộ công chức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công việc nhiều hơn nữa Các đối tượng còn lại có trình độ Cao Đẳng (1,25%), Trung cấp chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, chỉ chiếm (1,87%)

Về chức vụ công tác: Do tác giả thu thập mẫu theo phương thức ngẫu nhiên, tận dụng các mối quan hệ trong công việc để thu thập nên đa số đối tượng tác giả gửi bảng khảo sát là các nhân viên chiếm tới 81,25% mẫu khảo sát, còn lại các công chức giữ chức vụ lãnh đạo là 18,75%

Về thời gian công tác: nhóm tuổi dưới 5 năm làm công tác KSNB chiếm tỷ lệ 33,13%, công tác từ 5-10 năm chiếm 39,37%, đây là 2 nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu

Bảng 4.2 Bảng mô tả mẫu nghiên cứu

Thuộc tính Tần số Tỳ lệ % % tích lũy

Về chức vụ công tác

Lãnh đạo phòng, đội thuế 26 16.25 18.76

Bộ phân đang công tác

Công tác khác 7 4.37 100 Đơn vị công tác

Nguồn: tác giả thống kê từ số liệu nghiên cứu

Trung bình và độ lệch chuẩn của các biến quan sát

Bảng 4.3 Trung bình và độ lệch chuẩn của các biến quan sát

Biến Kích thước mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: tác giả thống kê từ số liệu nghiên cứu Bảng 4.4 Bảng trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến quan sát

Biến Kích thước mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn

0.924 0.826 0.870 0.883 0.946 0.882 ĐGRR1 ĐGRR2 ĐGRR3 ĐGRR4 ĐGRR5 ĐGRR6

Nguồn: tác giả thống kê từ số liệu nghiên cứu

Đánh giá thang đo

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy Cronbach ’s alpha

Từ các cơ sở phân tích đã nêu ở chương 3, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo từ 0,7 trở lên và các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng ≥ 0,3 thì sẽ đạt yêu cầu

Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các thang đo trong nghiên cứu của tác giả đều đạt độ tin cậy theo yêu cầu, do đó đều được sử dụng tiếp trong các bước đánh giá độ giá trị thang đo – EFA và kiểm định tiếp theo Tuy nhiên, tác giả sẽ tiến hành loại biến quan sát TTTT4 do có hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) < 0,3

Bảng 4.5 Kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến - tổng (hiệu chỉnh)

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Môi trường kiểm soát Cronbach's Alpha = 0.872

MTKS6 18.96 12.017 0.746 0.837 Đánh giá rủi ro Cronbach's Alpha = 0.878

Thông tin truyền thông Cronbach's Alpha = 0.708

Hoạt động kiểm soát Cronbach's Alpha = 0.889

Kết quả hoạt động Cronbach's Alpha = 0.884

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

4.3.2 Đánh giá độ giá trị của thang đo EFA

4.3.2.1 Thang đo các thành phần của hệ thống KSNB

Tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi gồm có 6 nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả công tác thu thuế gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, nhân lực và bao gồm 35 biến quan sát Sau khi kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, tác giả đã tiến hành loại 1 biến gồm TTTT4, từ đó tác giả tiếp tục đưa 34 biến quan sát còn lại để thực hiện bước phân tích nhân tố khám phá EFA

Khi phân tích nhân tố EFA, tác giả đưa ra 2 giả thuyết:

 Giả thuyết H0: Các biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau

 Giả thuyết H1: Các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau Kết quả đánh giá độ giá trị của thang đo – Phân tích EFA lần thứ nhất

Trước tiên, tác giả xem xét kết quả kiểm định Barlett và hệ số KMO là điều kiện để thực hiện kiểm định EFA Dựa vào bảng dưới ta có, hệ số KMO = 0.788 > 0,5 và Sig

= 0.00 < 0,05, tác giả kết luận thang đo thể hiện mức ý nghĩa cao (bác bỏ H0, chấp nhận H1), đảm bảo sự tương quan giữa các biến và phù hợp để phân tích nhân tố EFA

Bảng 4.6 Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần của hệ thống KSNB lần thứ nhất

Kiểm tra KMO và Bartlett

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.788

Mô hình kiểm tra của Bartlett

Sig (Giá trị P – value) 0.000 Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS Bảng 4.7 Bảng phương sai trích lần thứ nhất

Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay

Tích lũy phương sai trích

Tích lũy phương sai trích

Tích lũy phương sai trích

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Dựa vào bảng trên, ta thấy các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues > 1, phương sai trích dừng ở nhân tố thứ 7 với giá trị là 66.353 % > 50% là đạt yêu cầu Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 7 nhân tố được rút trích ra từ 34 biến quan sát Điều này chứng tỏ 66.353 % sự biến thiên của dữ liệu ban đầu được giải thích bởi 7 nhân tố, còn lại 33.647 % sự biến thiên của dữ liệu ban đầu do các nhân tố khác không rút trích ra được

Bảng 4.8 Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay lần thứ nhất

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS Phương pháp trích: Principal Component Analysis

Phương pháp xoay: Varimax with Kaiser Normalization.a a Ma trận xoay 6 nhân tố

Theo bảng ma trận nhân tố xoay lần thứ nhất (bảng trên), hệ số tải nhân tố của biến quan sát GS3 có hệ số tải nhân tố nằm ở cả 2 nhóm là nhóm 5 và nhóm 7, trong đó nhóm 7 có hệ số bằng 0.426 < 0,5 Tác giả tiến hành chạy EFA lần thứ hai vì mô hình nghiên cứu của tác giả chỉ có 6 biến độc lập, nhưng lại rút trích ra tới 7 nhân tố, và

56 tác giả tiến hành loại biến GS3 có hệ số tải nhân tố nhỏ nhất trong lần chạy EFA thứ hai

Bảng 4.9 Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần của hệ thống KSNB lần thứ hai

Kiểm tra KMO và Bartlett

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.787

Mô hình kiểm tra của Bartlett

Sig (Giá trị P – value) 0.000 Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Bảng 4.10 Bảng phương sai trích lần hai

Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay

Tích lũy phương sai trích

Tích lũy phương sai trích

Tích lũy phương sai trích

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Trong lần chạy thứ hai này, kết quả rút trích được 6 nhân tố phù hợp với 5 thành phần của hệ thống KSNB và Nhân tố nhân lực là nhân tố bổ sung của kết quả công tác KSNB hàng năm, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0,5 (thỏa điều kiện)

Bảng 4.11 Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay lần thứ hai

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS Phương pháp trích: Principal Component Analysis

Phương pháp xoay: Varimax with Kaiser Normalization.a a.Ma trận xoay 6 nhân tố

4.3.2.2 Thang đo kết quả hoạt động công tác KSNB

Thang đo kết quả hoạt động KSNB gồm có 7 biến quan sát Sau khi đạt độ tin cậy qua bước phân tích Cronbach’s Alpha, để đảm bảo độ giá trị và độ kết dính của các biến quan sát trong thang đo, tác giả cũng tiến hành phân tích nhân tố EFA đối với thang đo kết quả hoạt động KSNB Mong đợi của tác giả là các biến quan sát sẽ gom nhóm tạo thành một nhân tố có Eigenvalues > 1 Điều đó có nghĩa là 7 yếu tố đo lường kết quả hoạt động công tác KSNB có độ kết dính cao và cùng thể hiện đo lường cho một khái niệm kết quả hoạt động KSNB

Sau khi tác giả phân tích EFA, 7 biến quan sát của thang đo kết quả hoạt động KSNB được nhóm thành một nhân tố, không có biến quan sát nào bị loại Hệ số KMO 0,851 > 0,5, mức ý nghĩa của kiểm định Barlett là Sig = 0,00, phương sai trích gần bằng 60,4% > 50%, các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0,5 là đạt yêu cầu về độ giá trị thang đo

Bảng 4.12 Hệ số KMO và kiểm định Barlett kết quả hoạt động

Kiểm tra KMO và Bartlett

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.851

Mô hình kiểm tra của Bartlett

Sig (Giá trị P – value) 0.000 Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Bảng 4.13 Bảng phương sai trích

Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích

Tích lũy phương sai trích Tổng

Tích lũy phương sai trích

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Bảng 4.14 Bảng ma trận nhân tố

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Sau khi trải qua hai giai đoạn đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, 6 nhân tố của hệ thống KSNB là 6 biến độc lập được đưa vào kiểm định mô hình hồi quy Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H6

Hệ số tương quan (r) là một chỉ số thống kê để đo lường mối liên hệ tương quan giữa hai hay nhiều biến số Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, từ kết quả phân tích để xem xét, nếu biến độc lập không có tương quan với biến phụ thuộc thì sẽ tiến hành loại biến độc lập này khi chạy mô hình hồi quy và ngược lại Nếu các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau thì chúng ta phải lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy

Theo ma trận tương quan thì các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc và có ý nghĩa, hệ số Sig < 0,05 Hệ số tương quan biến phụ thuộc là kết quả hoạt động KSNB với các biến độc lập của hệ thống KSNB ở mức trung bình, trong đó biến Giám sát và Nhân lực có tương quan cao nhất với kết quả hoạt động KSNB (0.514 và 0.516) Do đó, tác giả kết luận 6 biến độc lập thuộc các thành phần của hệ thống KSNB có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc là kết quả hoạt động KSNB

Bảng 4.15 Ma trận tương quan giữa các biến

KQHĐ MTKS ĐGRR TTTT HĐKS GS NL

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Phân tích hồi quy được thực hiện với 6 biến độc lập bao gồm: Môi trường kiểm soát (MTKS), Đánh giá rủi ro (ĐGRR), Hoạt động kiểm soát (HĐKS), Thông tin và truyền thông (TTTT), Giám sát (GS), Nhân lực (NL) và biến phụ thuộc là Kết quả hoạt động công tác KSNB (KQHĐ) Mô hình hồi quy có dạng sau: Y = f (X1, X2, X3,…, Xi)

Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc có dạng: Y = β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + … + βiXi + ε Trong đó:

 Y là biến phụ thuộc (KQHĐ);

 β1, β2, β3,…βi là các hệ số hồi quy (i= 1…6);

 X1, X2, X3,…,Xi là các biến độc lập (MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS, NL);

Cụ thể: KQHĐ = βO + β1 x MTKS+ β2 x ĐGRR + β3 x HĐKS+ β4 x TTTT + β5 x

Kết quả thống kê mô tả của các biến đưa vào phân tích hồi quy như sau:

Bảng 4.16 Thống kê mô tả các biến hồi quy

Biến Kích thước mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

4.4.2.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

Phân tích được thực hiện bằng phương pháp đồng thời (phương pháp Enter trong SPSS), đây là phương pháp được dùng để kiểm định các giả thuyết Các biến được tác giả đưa vào cùng một lúc khi chạy hồi quy

Bảng 4.17 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

Các biến được đưa vào

Các biến bị loại bỏ

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS a: Biến phụ thuộc kết quả hoạt động (KQHĐ) b: Tất cả các biến đều được đưa vào

Dựa vào bảng trên ta thấy được cả 6 biến độc lập đều được đưa vào mô hình, không có biến nào bị loại bỏ

Bảng 4.18 Tổng kết mô hình

Sai số chuẩn của ước lượng

Hệ số F sau khi đổi

Hệ số Sig F sau khi đổi

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS a: Biến độc lập: NL, MTKS, HĐKS, ĐGRR, TTTT, GS b: Biến phụ thuộc: KQHĐ

Mặt khác, để kiểm định sự phù hợp của mô hình, tác giả sử dụng kiểm định F, bằng việc đưa ra giả thuyết sau:

 H0: Các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

 H1: Các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Nếu giá trị Sig < 0,05 thì sẽ bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận H1 và có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội là phù hợp

Dựa vào bảng dưới – phân tích ANOVA, ta thấy giá trị Sig rất nhỏ, Sig = 0.000 < 0,05 nên mô hình hồi quy là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập và có thể sử dụng được Tác giả bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc

Mô hình Tổng bình phương

Bậc tự do Trung bình bình phương

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS a: Biến phụ thuộc (KQHĐ) b: Biến độc lập: NL, MTKS, HĐKS, ĐGRR, TTTT, GS

4.4.2.3 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các trọng số hồi quy

Bảng 4.20 Kết quả các trọng số hồi quy

Trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa

Trọng số hồi quy chuẩn hóa T Sig

Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Dựa vào bảng trên, nhân tố sẽ được chấp nhận nếu giá trị sig < 0,05 tương đương với độ tin cậy 95% và |t| > 2, có nghĩa là nó có sự tác động đến kết quả hoạt động KSNB Kết quả hồi quy cho thấy cả 5 nhân tố của hệ thống KSNB và nhân tố Nhân lực đều

64 thỏa mãn điều kiện Các trọng số hồi quy đều có giá trị dương nghĩa là các nhân tố của hệ thống KSNB đều có tác động cùng chiều hay tác động tích cực đến kết quả của công tác KSNB

Trọng số hồi quy thể hiện dưới hai dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized) và (2) chuẩn hóa (Standardized) Trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa (ký hiệu B) không được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc vì giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo Thông thường, trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa được dùng để so sánh các mẫu về định tính ví dụ như giới tính, độ tuổi (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Vì vậy, chúng ta sử dụng trọng số hồi quy chuẩn hóa (beta, ký hiệu β) để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc, trọng số này càng lớn có nghĩa là biến độc lập đó có tác động càng mạnh vào biến phụ thuộc

Vì thế, phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau: KQHĐ = (0.172

*MTKS) + (0.197 *ĐGRR) + (0.195 *TTTT) + (0.158 * HĐKS) + (0.203 * GS) + (0.247 * NL)

Như vậy, khi MTKS, ĐGRR, TTTT, HĐKS, GS, NL càng cao thì KQHĐ càng cao Trong 6 nhân tố trên thì nhân tố Nhân lực (NL) (beta= 0.247) có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến KQHĐ của công tác KSNB, tiếp đến là các nhân tố Giám sát (GS) (beta 0.203), ĐGRR (beta= 0.197), TTTT (beta= 0.195), MTKS (beta= 0.172), HĐKS (beta= 0.158) Tác giả kết luận các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 của mô hình nghiên cứu của lý thuyết được chấp nhận

Với kết quả trên, tác giả đã nhận diện được các nhân tố của hệ thống KSNB và mức độ tác động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động công tác KSNB tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP.HCM, như vậy kết quả đã trả lời được câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu mà tác giả đặt ra ban đầu

(β = 0.172, Sig = 0.003) Đánh giá rủi ro

Kết quả hoạt động KSNB tại cục Thuế TP.HCM

Hình 4.1 Kết quả mô hình hồi quy

Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu

4.4.3 Dò tìm sự vi phạm trong các hồi quy tuyến tính

Theo các tác giả Hoàng Trọng – Mộng Ngọc (2008), các ước lượng trên sẽ không đáng tin cậy nữa nếu các giả định này bị vi phạm Mô hình nghiên cứu chỉ thực sự có ý nghĩa nếu các giả định được đảm bảo

4.4.3.1 Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity) Ở giả định này, mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi sẽ được thỏa mãn nếu như không có mối liên hệ giữa giá trị dự đoán và phần dư, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên

Chúng ta tiến hành kiểm tra giả định này bằng cách vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy tuyến tính Thông thường, chúng ta hay vẽ biểu đồ phân tán của các giá trị đã được chuẩn hóa (standardized), với trục tung là phần dư và trục hoành là giá trị dự đoán Kết quả đồ thị hình dưới cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng nào Như vậy, tác giả kết luận giá trị dự đoán và phần dư

66 độc lập nhau và phương sai của phần dư không thay đổi, vậy giả định này không bị vi phạm Như vậy mô hình hồi quy tác giả sử dụng là phù hợp

Hình 4.2 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phân dư

Nguồn: tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm

4.5.1 Giới tính Đặt giả thuyết H0: Phương sai đồng nhất giữa các nhóm đối tượng có giới tính khác nhau Vì Sig = 0.981> 0,05 nên ta chấp nhận giả thuyết H0 (phương sai đồng nhất, không khác nhau)

Tiếp tục kiểm định t, đặt giả thuyết H07: không có sự khác biệt về giới tính giữa các nhóm đối tượng, vì Sig (kiểm định t) = 0.786, nên ta chấp nhận giả thuyết H07, có nghĩa là không có sự khác biệt về giới tính

Bảng 4.21 Trung bình, độ lệch chuẩn về Giới tính

Trung bình và độ lệch chuẩn về giới tính

Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Bảng 4.22 Bảng kiểm định Anova về Giới tính

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

4.5.2 Tuổi Đặt giả thuyết H0: Phương sai đồng nhất giữa các nhóm đối tượng có nhóm tuổi khác nhau Vì Sig trong bảng Test of Homogeneity of Variances = 0.751 > 0,05 nên ta chấp nhận H0, nghĩa là phương sai đồng nhất, nên dùng bảng ANOVA để kết luận Đặt giả thiết H08: Không có sự khác biệt về nhóm tuổi giữa các nhóm đối tượng

Bảng 4.23 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất về Tuổi

Kiểm định phương sai đồng nhất

KQHD Levene Statistic df1 df2 Sig

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS Bảng 4.24 Bảng kiểm định Anova về Tuổi

Kiểm định Anova về Tuổi

Sum of Squares df Mean Square F Sig

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Vì Sig= 0.466 > 0,05 nên chấp nhận giả thiết H08, nghĩa là không có sự khác biệt về nhóm tuổi

4.5.3 Học vấn Đặt giả thiết H0: Phương sai đồng nhất giữa các nhóm đối tượng có trình độ học vấn khác nhau Vì Sig trong bảng Test of Homogeneity of Variances = 0.664 > 0,05 nên ta chấp nhận H0, nghĩa là phương sai đồng nhất, nên dùng bảng ANOVA để kết luận Đặt giả thiết H09: Không có sự khác biệt về trình độ học vấn giữa các nhóm đối tượng Vì Sig= 0.650 > 0,05 nên chấp nhận GT H09, nghĩa là không có sự khác biệt về trình độ học vấn

Bảng 4.25 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất về Trình độ học vấn

Kiểm định phương sai đồng nhất

KQHD Levene Statistic df1 df2 Sig

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS Bảng 4.26 Bảng kiểm định Anova về Trình độ học vấn

Kiểm định Anova về Trình độ học vấn

Sum of Squares df Mean

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

4.5.4 Đơn vị công tác Đặt giả thiết H0: Phương sai đồng nhất giữa các nhóm đối tượng có đơn vị công tác khác nhau Vì Sig trong bảng Test of Homogeneity of Variances = 0.386 > 0,05 nên ta chấp nhận H0, nghĩa là phương sai đồng nhất, nên dùng bảng ANOVA để kết luận Đặt giả thiết H10: Không có sự khác biệt về đơn vị công tác giữa các nhóm đối tượng

Vì Sig= 0.309 > 0,05 nên chấp nhận giả thiết H10, nghĩa là không có sự khác biệt về đơn vị công tác

Bảng 4.27 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất về Đơn vị công tác

Kiểm định phương sai đồng nhất

KQHD Levene Statistic df1 df2 Sig

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS Bảng 4.28 Bảng kiểm định Anova về Đơn vị công tác

Kiểm định Anova về Đơn vị công tác

Sum of Squares df Mean

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

4.5.5 Bộ phận Đặt giả thiết H0: Phương sai đồng nhất giữa các nhóm đối tượng có bộ phận khác nhau Vì Sig trong bảng Test of Homogeneity of Variances = 0.114 > 0,05 nên ta chấp nhận H0, nghĩa là phương sai đồng nhất, nên dùng bảng ANOVA để kết luận Đặt giả thiết H11: Không có sự khác biệt về bộ phận giữa các nhóm đối tượng Vì Sig= 0,63 > 0,05 nên chấp nhận giả thiết H11, nghĩa là không có sự khác biệt về bộ phận

Bảng 4.29 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất về Bộ phận

Kiểm định phương sai đồng nhất

KQHD Levene Statistic df1 df2 Sig

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Bảng 4.30 Bảng kiểm định Anova về Bộ phận

Kiểm định Anova về Bộ phận

Sum of Squares df Mean

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

4.5.6 Chức vụ Đặt giả thiết H0: Phương sai đồng nhất giữa các nhóm đối tượng có chức vụ khác nhau

Bảng 4.31 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất về Chức vụ

Kiểm định phương sai đồng nhất

KQHD Levene Statistic df1 df2 Sig

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Vì Sig trong bảng Test of Homogeneity of Variances= 0.256 > 0,05 nên ta chấp nhận H0, nghĩa là phương sai đồng nhất, nên dùng bảng ANOVA để kết luận Đặt giả thiết H12: Không có sự khác biệt về chức vụ giữa các nhóm đối tượng Vì Sig= 0.160 > 0,05 nên chấp nhận giả thiết H12, nghĩa là không có sự khác biệt về chức vụ

Bảng 4.32 Bảng kiểm định Anova về Chức vụ

Kiểm định Anova về Chức vụ

Sum of Squares df Mean

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

4.5.7 Thời gian công tác Đặt giả thiết H0: Phương sai đồng nhất giữa các nhóm đối tượng có thời gian công tác khác nhau

Bảng 4.33 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất về Thời gian công tác

Kiểm định phương sai đồng nhất

KQHD Levene Statistic df1 df2 Sig

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Vì Sig trong bảng Test of Homogeneity of Variances = 0.204 > 0,05 nên ta chấp nhận H0, nghĩa là phương sai đồng nhất, nên dùng bảng ANOVA để kết luận Đặt giả thiết H13: Không có sự khác biệt về thời gian công tác giữa các nhóm đối tượng

Bảng 4.34 Bảng kiểm định Anova về Thời gian công tác

Kiểm định Anova về Thời gian công tác

Sum of Squares df Mean

Nguồn: tác giả thống kê từ phần mềm SPSS

Vì Sig = 0.566 > 0,05 nên chấp nhận giả thiết H13, nghĩa là không có sự khác biệt về thời gian công tác

Bàn luận từ kết quả nghiên cứu

Dựa vào trọng số hồi quy beta đã được chuẩn hóa, tác giả sắp xếp thứ tự quan trọng các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động KSNB như bảng sau:

Bảng 4.35 Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số beta của các nhân tố

Nhân tố Trọng số beta (đã chuẩn hóa)

Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu nghiên cứu

Trọng số hồi quy chuẩn hóa Đối với biến Nhân lực (NL) có hệ số 0.247, là nhân tố bổ sung của kết quả Báo cáo công tác kiểm soát nội bộ các năm, tác giả đã đưa nhân tố này vào tiến hành nghiên cứu, và nhân tố này có tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động của công tác KSNB Với số lượng nhân sự đang công tác tại các đơn vị còn thiếu, mỗi công chức lại phải kiêm nhiệm khá nhiều công việc thì việc nâng cao vai trò của công tác tổ chức, phân công công việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn là vô cùng quan trọng Các Ban lãnh đạo luôn ý thức được trong công tác tổ chức nhân sự, luôn khuyến khích hay tạo điều kiện cho công chức phát huy năng lực, sáng kiến cải tiến trong đơn vị để đạt được mục tiêu quan trọng nhất là hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của đơn vị

Biến Giám sát có hệ số (β= 0.203), có tác động cùng chiều với kết quả hoạt động của công tác KSNB Kết quả của nhân tố này đứng thứ hai tới kết quả hoạt động của công tác KSNB, chứng tỏ công tác Giám sát nên được các nhà lãnh đạo quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Kết quả là phù hợp với các nghiên cứu của Ibrahim (2017), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), tuy nhiên có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng so với nghiên cứu của Mahadeen và cộng sự (2016) bởi vì theo nghiên cứu của tác giả thì nhân tố Giám sát tác động mạnh đứng thứ hai, nhưng theo Mahadeen và cộng sự (2016) thì nhân tố này lại có tác động yếu nhất, từ đó cho ta thấy được là tại các ngành nghề lĩnh vực khác nhau hay khu vực khác nhau thì sự tác động của từng nhân tố thuộc hệ thống KSNB sẽ khác nhau Đối với các cơ quan thuế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, khi thực hiện tăng cường việc kiểm tra, giám sát trong thi hành công vụ của công chức thuế thì sẽ hạn chế tối đa các hành vi gây phiền hà, tham nhũng, nhũng nhiễu của cán bộ thuế, thực hiện việc kiểm tra giám sát thường xuyên, định kỳ hay đột xuất là công việc cần thiết để ngăn chặn hay xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi không tuân thủ pháp luật, đạo đức công vụ của công chức thuế, mà các hành vi này được xem là gây thất thoát rất lớn cho nguồn thu vào ngân sách nhà nước hay ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành thuế Đánh giá rủi ro (ĐGRR) có trọng số hồi quy 0.197, có tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động công tác KSNB Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Ewa và Udoayang (2012), Ibrahim (2017), Nguyễn Thị Thanh huyền (2015) Tác giả Bùi Thị Quỳnh Như (2018) kết quả trọng số hồi quy ĐGRR là 0.236 Đối với tình hình của nước ta hiện nay nói chung và địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng thì cả nước đang trong giai đoạn trải qua những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa, các doanh nghiệp đang phải trải qua giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nhất là khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư khá nhiều vào nước ta, với mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất thì nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành nhiều cách khác nhau kể cả việc trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế để đạt được lợi ích riêng thì họ vẫn tiến hành Vì vậy, việc tăng cường nhận thức về

77 tầm quan trọng của đánh giá rủi ro, xây dựng các kế hoạch và phân tích để có các biện pháp đối phó hay phòng ngừa trước rủi ro là việc cần được quan tâm hơn nữa, nhất là đối với những người đứng đầu đơn vị

Thông tin truyền thông có hệ số hồi quy chuẩn hóa 0.195, có tác động cùng chiều với kết quả hoạt động KSNB Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu đi trước gồm Muhibat (2016), Ibrahim (2017) Kết quả của tác giả Bùi Thị Quỳnh Như (2018) là 0.235 cao hơn nghiên cứu của tác giả Biến quan sát “Thông tin từ bên ngoài được tiếp nhận đầy đủ và trung thực” (TTTT4) trong bước chạy biến Cronbach ’s alpha biến này bị loại Kết quả cho thấy thông tin và truyền thông trong các đơn vị hoạt động có hiệu quả sẽ mang lại kết quả cho công tác KSNB Việc tăng cường nhân tố thông tin và truyền thông là vô cùng quan trọng, với sự thay đổi liên tục của các chính sách thuế hiện nay thì việc cập nhật kịp thời, chính xác của cán bộ thuế, rồi truyền tải đến đối tượng nộp thuế để họ nắm bắt là một công việc thường xuyên và liên tục, việc tổ chức tập huấn cần mang lại hiệu quả, tránh mang nặng tính hình thức

Môi trường kiểm soát (0.172) có hệ số 0,172, có tác động cùng chiều với kết quả hoạt động công tác KSNB Khi môi trường kiểm soát tốt kết quả hoạt động KSNB sẽ tốt Kết quả của nghiên cứu thấp hơn so với tác giả Bùi Thị Quỳnh Như (2018) có trọng số hồi quy là (0.256), và kết quả trên cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả đi trước như Mahadeen và cộng sự (2016), Muhibat (2016), Ibrahim (2017) đều cho rằng nhân tố Môi trường kiểm soát đều có tác động tích cực tới kết quả hoạt động KSNB

Hoạt động kiểm soát (0.158) Kết quả này cho thấy các hoạt động kiểm soát được thực hiện thường xuyên và hiệu quả bao gồm soát xét của các nhà quản lý cấp cao, soát xét của các nhà quản lý cấp trung gian, kiểm soát quá trình xử lý thông tin trong cơ quan thuế, kiểm soát vật chất tốt, phân công trách nhiệm cụ thể, hợp lý của các phòng ban trong đơn vị sẽ làm gia tăng kết quả hoạt động của hệ thống KSNB trong ngành thuế Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Ramos (2004), Jenkinson

(2008), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự

(2014) Các hoạt động kiểm soát cần được gia tăng và phải được cải tiến thường xuyên để đáp ứng được yêu cầu quản lý của cơ quan thuế

Chương này tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm những nội dung sau:

Các thang đo đều đạt độ tin cậy Cronbach ’s alpha đều lớn hơn 0,7, sau khi phân tích độ giá trị EFA thì rút trích ra được 6 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động công tác KSNB: Môi trường kiểm soát, Thông tin truyền thông, Hoạt động kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Giám sát và nhân tố Nhân lực

Kết quả chạy hồi quy đa biến tất cả 6 nhân tố đều có tác động tích cực đến kết quả hoạt động công tác KSNB trên địa bàn TP.HCM Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận mô hình nghiên cứu ban đầu tác giả đề ra ban đầu là phù hợp và các giả thuyết đặt ra đều được chấp nhận

Chương cuối cùng tác giả sẽ đưa ra kết luận, các hàm ý chính sách dành cho Ban lãnh đạo các kiến nghị đối với Nhà nước và ngành thuế, cũng như những hạn chế còn tồn tại của đề tài để đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo sau này

Ngày đăng: 30/11/2022, 22:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU (Trang 21)
Bảng 2.1 Các mục tiêu của hệ thống KSNB - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Bảng 2.1 Các mục tiêu của hệ thống KSNB (Trang 24)
Hình 2.2 Các nhân tố tác động kết quả hoạt động của HTKSNB - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Hình 2.2 Các nhân tố tác động kết quả hoạt động của HTKSNB (Trang 30)
Hình 2.3 Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả KSNB - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Hình 2.3 Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả KSNB (Trang 31)
2.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
2.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất (Trang 34)
Quy trình nghiên cứu chi tiết được thể hiện ở hình 3.1 - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
uy trình nghiên cứu chi tiết được thể hiện ở hình 3.1 (Trang 43)
Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho toàn bộ nội dung của bảng câu hỏi như sau: 1- Rất không đồng ý, 2- Khơng đồng ý, 3- Bình thường, 4- Đồng ý, 5- Rất đồng  ý - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
hang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho toàn bộ nội dung của bảng câu hỏi như sau: 1- Rất không đồng ý, 2- Khơng đồng ý, 3- Bình thường, 4- Đồng ý, 5- Rất đồng ý (Trang 46)
và tình hình thực tế của đơn vị. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
v à tình hình thực tế của đơn vị (Trang 50)
kinh tế và tình hình thực tế của đơn vị  - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
kinh tế và tình hình thực tế của đơn vị (Trang 50)
Bảng 4.2 Bảng mô tả mẫu nghiên cứu - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Bảng 4.2 Bảng mô tả mẫu nghiên cứu (Trang 59)
Bảng 4.3 Trung bình và độ lệch chuẩn của các biến quan sát - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Bảng 4.3 Trung bình và độ lệch chuẩn của các biến quan sát (Trang 61)
Bảng 4.5 Kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Bảng 4.5 Kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha (Trang 63)
Bảng 4.7 Bảng phương sai trích lần thứ nhất - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Bảng 4.7 Bảng phương sai trích lần thứ nhất (Trang 66)
Mơ hình kiểm tra của Bartlett  - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
h ình kiểm tra của Bartlett (Trang 68)
Bảng 4.12 Hệ số KMO và kiểm định Barlett kết quả hoạt động - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Bảng 4.12 Hệ số KMO và kiểm định Barlett kết quả hoạt động (Trang 70)
Bảng 4.15 Ma trận tương quan giữa các biến - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Bảng 4.15 Ma trận tương quan giữa các biến (Trang 72)
Dựa vào bảng trên ta thấy được cả 6 biến độc lập đều được đưa vào mơ hình, khơng có biến nào bị loại bỏ - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
a vào bảng trên ta thấy được cả 6 biến độc lập đều được đưa vào mơ hình, khơng có biến nào bị loại bỏ (Trang 74)
Mơ hình Tổng bình - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
h ình Tổng bình (Trang 75)
Hình 4.1 Kết quả mơ hình hồi quy - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Hình 4.1 Kết quả mơ hình hồi quy (Trang 77)
Hình 4.2 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phân dư - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Hình 4.2 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phân dư (Trang 78)
Hình 4.3 Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Hình 4.3 Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa (Trang 79)
Bảng 4.22 Bảng kiểm định Anova về Giới tính - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Bảng 4.22 Bảng kiểm định Anova về Giới tính (Trang 81)
Bảng 4.25 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất về Trình độ học vấn - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Bảng 4.25 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất về Trình độ học vấn (Trang 82)
Bảng 4.27 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất về Đơn vị công tác - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
Bảng 4.27 Bảng kiểm định phương sai đồng nhất về Đơn vị công tác (Trang 83)
Lãnh đạo giao kế hoạch cụ thể và phù hợp với tình hình kinh tế và tình hình thực tế của đơn vị - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
nh đạo giao kế hoạch cụ thể và phù hợp với tình hình kinh tế và tình hình thực tế của đơn vị (Trang 106)
Ban lãnh đạo xây dựng mơ hình quản lý thuế theo chức năng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp  - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
an lãnh đạo xây dựng mơ hình quản lý thuế theo chức năng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp (Trang 111)
Lãnh đạo giao kế hoạch cụ thể và phù hợp với tình hình kinh tế và tình hình thực tế của đơn vị - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
nh đạo giao kế hoạch cụ thể và phù hợp với tình hình kinh tế và tình hình thực tế của đơn vị (Trang 114)
II. BẢNG KHẢO SÁT - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
II. BẢNG KHẢO SÁT (Trang 120)
129 Nguyễn Văn Phình Đội Kiểm tra nội bộ - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
129 Nguyễn Văn Phình Đội Kiểm tra nội bộ (Trang 130)
Tổng kết mơ hình - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP  hồ chí minh
ng kết mơ hình (Trang 140)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w