Hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP hồ chí minh (Trang 92 - 97)

5.2.1 Về yếu tố nhân lực

Nhân tố Nhân lực có giá trị trung bình từ 3,61-3,76, và có trọng số beta đã chuẩn hóa 0,247 có tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động của công tác KSNB theo mơ hình hồi quy. Với kết quả trên ta nhận thấy số lượng nhân sự đang công tác tại các đơn vị cịn thiếu (NL1), mỗi cơng chức lại phải kiêm nhiệm khá nhiều cơng việc (NL4) thì việc nâng cao vai trị của cơng tác tổ chức, phân cơng cơng việc phù hợp với năng lực (NL2), trình độ chun mơn là vơ cùng quan trọng (NL3). Các ban lãnh đạo luôn ý thức được trong công tác tổ chức nhân sự, ln khuyến khích hay tạo điều kiện cho công chức phát huy năng lực, sáng kiến cải tiến trong đơn vị để đạt được mục tiêu quan trọng nhất là hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của đơn vị.

Xác định được vai trị quan trọng của cơng tác kiểm sốt nội bộ đến công tác chấn chỉnh sai phạm của công chức thuế, củng cố nội bộ, tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, phát hiện những sơ hở trong công tác quản lý…

Do chức năng nhiệm vụ của hoạt động kiểm soát nội bộ tương đối rộng như: kiểm soát nội bộ, quyết đơn khiếu nại và tố cáo, tiếp cơng dân, trực đường dây nóng và giải quyết phản ánh qua thùng thư góp ý. Do đó, việc bố trí cơng chức làm cơng tác kiềm sốt nội bộ cần có kinh nghiệm, chun mơn mới có thể thực thi được nhiệm vụ được giao.

5.2.2 Về giám sát

Nhân tố Giám sát có giá trị trung bình 3,60- 3,78, và có trọng số beta đã chuẩn hóa 0,203 là nhân tố đứng thứ hai sau nhân tố Nhân lực có tác động mạnh đến kết quả hoạt động của cơng tác KSNB tại Cục Thuế TP.HCM. Trong đó có nhân tố GS2 có giá trị trung bình 3,62 (Ban lãnh đạo giám sát thường xuyên và định kỳ các hoạt động

81

tại đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Thuế) và GS4 có giá trị trung bình 3,60 (Đội kiểm tra nội bộ thường xuyên và định kỳ kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của cán bộ công chức thuế trong đơn vị), hai nhân tố này cần phải tăng cường giám sát nhiều hơn để kết quả của công tác KSNB đạt được tốt hơn.

Nhân tố GS3 (Ban lãnh đạo xây dựng và thực hiện các chuyên đề kiểm tra tính tn thủ của các Đồn thanh tra, kiểm tra) biến này bị loại do có hệ số tải nhân tố nhỏ nhất trong lần chạy EFA thứ hai. Tác giả đề nghị công tác Thanh tra, kiểm tra thuế tại các đơn vị đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý thuế và thực hiện số thu của đơn vị. Do đó, ban lãnh đạo thường xuyên xây dựng các cuộc kiểm tra đột xuất nhằm giám sát được thái độ thực thi công vụ của đồn kiểm tra, tính tn thủ và tránh được những khiếu nại, khiếu kiện. Để cơng tác kiểm tra nội bộ mang tính chất phịng ngừa sai phạm hơn là mang tính chất phát hiện như hiện nay, Ban lãnh đạo Cục Thuế cần xây dựng quy chế giám sát giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Thuế nhằm phát hiện những sai phạm có thể xảy ra do những khoảng trống trong quy định pháp luật, tham mưu kịp thời cho Ban lãnh đạo bổ sung những cơ chế còn thiếu để tạo sự đồng bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời hỗ trợ các đơn vị tuân thủ đúng các quy định pháp luật, tăng cường trách nhiệm cá nhân và tập thể đơn vị.

Hiện tại, công tác kiểm tra nội bộ tại Cục Thuế thực hiện theo Quyết định số 212/QĐ- TCT ngày 07/3/2018 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế thay thế cho Quyết định số 881/QĐ-TCT ngày 15/5/2015. Tuy nhiên, một số cuộc kiểm tra nội bộ vẫn kéo dài, ảnh hưởng đến công tác thực thi nhiệm vụ của đơn vị được kiểm tra. Cần có những buổi tập huấn cơng chức đang làm công tác thanh tra kiểm tra hiểu được vai trị, nhiệm vụ trong thực thi cơng vụ tránh ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả và chấn chỉnh những sai sót của đơn vị được kiểm tra.

5.2.3 Về đánh giá rủi ro

Nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập, do đó chính sách thuế cịn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa thật sự quản lý được nguồn thu tốt. Vì vậy, cơng tác đánh

82

giá rủi ro về thuế được Lãnh đạo quan tâm nhiều nhằm tránh những rủi ro trong thực thi nghĩa vụ thuế và trong công tác thực thi nhiệm vụ của ngành thuế nói chung và cơng chức thuế nói riêng. ĐGRR có trọng số hồi quy đã chuẩn hóa 0,197, giá trị trung bình 3,66- 3,77 cũng là nhân tố có tác động dương tính đến kết quả hoạt động cơng tác KSNB tại Cục Thuế TP.HCM.

Hiện tại, ngành thuế đang cố gắng từng bước hồn thiện cơng tác quản lý thuế qua ứng dụng Công nghệ thông tin (ĐGRR4) như: phần mềm quản lý rủi ro (QLRR), ứng dụng Quản lý thông tin người nộp thuế tập trung (TMS)….Qua các cơ sở dữ liệu trên, cơ quan thuế nhận dạng được những rủi ro về thuế (ĐGRR2), từ đó tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra (ĐGRR6) và kịp thời xử phạt với những người nộp thuế cố tình gian lận về thuế.

Nhắc đến rủi ro về thuế là nhắc đến hóa đơn giá trị gia tăng, nhiều năm qua ngành thuế và các cơ quan chứ năng đã giải quyết rất nhiều vần đề khó khăn, bất cập liên quan đến hoá đơn giá trị gia tăng. Hiểu được những khó khăn trên, ngày 12/09/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Lợi ích của việc sử dụng hoá đơn điện tử mang lại rất nhiều: Giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí khi sử dụng hố đơn giấy, khắc phục rủi ro làm mất hoá đơn, tạo nên sự yên tâm cho người mua, góp phần khắc phục được tình trạng gian lận khi sử dụng bất hợp pháp hố đơn, góp phần tạo một mơi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp…

Nhằm nâng cao công tác quản lý thuế ngày một tốt hơn, cơ quan thuế xây dựng phong trào thi đua viết sáng kiến, qua những kinh nghiệm thực tế các công chức thuế đã đề ra được những giải pháp nhằm ngăn chặn được các gian lận về thuế.

5.2.4 Về thông tin truyền thông

Thông tin truyền thông trong nghiên cứu của tác giả có trọng số hồi quy beta đã chuẩn hóa 0,195, giá trị trung bình của các biến từ 3,21- 3,94, có tác động dương đến kết quả cơng tác KSNB tại Cục Thuế TP.HCM. Trong đó 2 nhân tố TTTT1 (Thu thập thơng tin thích hợp từ các cơ quan bên ngoài như Bảo hiểm, Sở lao động, Sở kế hoạch

83

đầu tư để thu thập các thơng tin đáng tin cậy về tình hình kinh doanh, tham gia bảo hiểm,… của doanh nghiệp) và TTTT6 (Ứng dụng công nghệ thông tin và sáng kiến cải tiến trong đơn vị) có giá trị trung bình cao nhất lần lượt là 3,94 và 3,92. Hai nhân tố này cần được củng cố và duy trì, tiếp tục phát huy.

Vì thơng tin khơng kịp thời, thiếu chính xác, cập nhật khơng liên tục... ảnh hưởng đến việc thực thi nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và việc thực thi công tác thu thuế của cơ quan thuế. Do đó, cơ quan thuế cần thơng tin kịp thời đến doanh nghiệp khi có những thay đổi về chính sách thuế, tổ chức các buổi lắng nghe ý kiến người nộp thuế để ghi nhận những khó khăn trong áp dụng chính sách của doanh nghiệp, từ đó có những kiến nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính…điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Ban lãnh đạo Cục Thuế cần quan tâm đến cơ sở vật chất của đơn vị như: hệ thống máy móc, hệ thống mạng…để đảm bảo việc nhận dữ liệu từ doanh nghiệp một các kịp thời và đầy đủ, nhằm giảm bớt thủ tục hành chính tại cơ quan thuế.

Nhân tố TTTT4 (Thơng tin từ bên ngồi được tiếp nhận đầy đủ và trung thực), sau khi kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, biến này bị loại. Tác giả kiến nghị cần rà sốt lại quy trình tiếp nhận và xử lý thơng tin bên ngồi trong cơ quan thuế. Việc thực hiện cơng khai đường dây nóng, thùng thư góp ý và cơng tác tiếp cơng dân góp phần vào cơng tác quản lý thuế được hiệu quả và minh bạch hơn. Hiểu rõ được vai trò của cơng tác trên, Cục Thuế cịn tổ chức phối hợp xử lý đường dây nóng từ Ủy ban Nhân dân Tp.HCM, nhẳm nhanh chóng xử lý những bức xúc, vướng mắc, khó khăn của người nộp thuế, qua đó xây dựng hình ảnh cơ quan thuế chuyên nghiệp, minh bạch, thân thiện. Ban Lãnh đạo Cục Thuế cần quan tâm đến công tác phối hợp với những đơn vị ngồi cơ quan thuế, để tiếp nhận thơng tin về công tác thu thuế để kịp thời giải quyết, tránh những khiếu nại đơng người làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan thuế.

5.2.5 Về mơi trường kiểm sốt

Tính trung thực và các giá trị đạo đức: tính trung thực của tồn thể nhân viên trong đơn vị và việc cư xử có đạo đức của họ là văn hóa của tổ chức. Đây là yếu tố quan

84

trọng của mơi trường kiểm sốt vì nó tác động đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các yếu tố khác của hệ thống KSNB. Trong nghiên cứu của tác giả, mơi trường kiểm sốt có trọng số hồi quy chuẩn hóa 0,172, giá trị trung bình các biến từ 3,69- 3,87, và có tác động dương đến kết quả hoạt động công tác KSNB tại Cục Thuế TP.HCM, các biến này có giá trị đồng thuận cao, cần tiếp tục củng cố và phát huy. Trong đó, MTKS3 (Ban lãnh đạo xây dựng mơ hình quản lý thuế theo chức năng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ cơ quan thuế các cấp) và MTKS1 (Ban lãnh đạo đảm bảo năng lực của công chức thuế bằng cách thiết lập các chính sách nhân sự, quy chế làm việc, quy định phù hợp) có giá trị trung bình cao nhất là 3,87 và 3,84.

Triết lý và phong cách điều hành của các nhà quản lý: việc điều hành doanh nghiệp; xây dựng và lựa chọn các chính sách, các ước tính kế tốn; phân cơng nhiệm vụ cho nhân viên đều chịu tác động của triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý. Chính sách nhân sự: bao gồm chính sách của nhà quản lý về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá xếp loại nhân viên, động viên, khen thưởng, kỷ luật. Đây là các yêu cầu của nhà quản lý đối với nhân viên về năng lực, đạo đức của họ.

5.2.6 Về hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm sốt trong nghiên cứu của tác giả có trọng số beta chuẩn hóa là 0,158, có tác động dương tính yếu nhất đến kết quả hoạt động công tác KSNB tại Cục Thuế TP.HCM, có giá trị trung bình của các biến từ 3,69- 3,94. Nhân tố HĐKS3 (Trách nhiệm cụ thể, hợp lý của các phòng, ban trong đơn vị tạo điều kiện tốt cho cơng tác) có giá trị trung bình thấp nhất 3,69 cần được phát huy nhiều hơn Từ những chính sách thuế hiện tại, Cục Thuế đã xây dựng chi tiết quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của từng Phịng ban và từng Đội. Qua đó, cơng tác thực thi nhiệm vụ được rõ ràng, trách nhiệm cụ thể, góp phần vào cơng tác xác định sai phạm của từng khâu giải quyết hồ sơ được nhanh và chính xác hơn..

Nhân tố HĐKS5 (Lãnh đạo giao kế hoạch cụ thể và phù hợp với tình hình kinh tế và tình hình thực tế của đơn vị) có giá trị trung bình cao nhất tiếp tục được củng cố và duy trì. Hoạt động kiểm sốt của Ban lãnh đạo giữa đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

85

Thuế luôn được chặt chẽ qua những báo cáo định kỳ, những cuộc hợp giao ban…từ đó Ban lãnh đạo kịp thời chỉ đạo và có những điều chỉnh để phù hợp với từng đơn vị. Thuế là nguồn thu chủ yếu để phát triển đất nước, hằng năm Cục Thuế được giao dự toán thu ngân sách, để hoàn thành kế hoạch Cục Thuế đã phân bổ dự toán phù hợp với đặc điểm kinh tế và tình hình doanh nghiệp từng quận huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP hồ chí minh (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)