2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.4 Các lý thuyết nền có liên quan
2.1.4.1 Lý thuyết đại diện
Bắt nguồn từ lý thuyết kinh tế, lý thuyết đại diện được phát triển từ Alchian và Demsetz năm 1972, phát triển mạnh từ năm 1976 bởi Jensen và Meckling. Trong khu vực cơng thì nhà nước chính là chủ sở hữu, các thủ trưởng cơ quan hành chính là những người đại diện, được nhà nước ủy quyền để điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị kinh tế được giao, các thủ trưởng phải hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả và bên cạnh đó cũng phải bảo vệ tài sản cơng.
Đối với các cơ quan thuế thì Cục Trưởng đại diện cho Cục Thuế, Chi cục Trưởng đại diện cho Chi cục Thuế điều hành hoạt động của đơn vị; hoàn thành nhiệm vụ thu ngân
15
sách nhà nước do Tổng cục thuế giao, bên cạnh đó cũng phải kiểm sốt thu chi tài chính, bảo vệ tài sản công được giao.
Trong hoạt động quản lý, theo tác giả Douglas (1906) sẽ xảy ra những trường hợp nhà quản lý vì lợi ích riêng của cá nhân mà bỏ qua lợi ích chung của tập thể, hay những rủi ro bên ngoài làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ thu được giao. Nhằm ngăn chặn các vấn đề trên để chống thất thu thuế, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN, các đơn vị thuộc ngành thuế cần thực thi KSNB chặt chẽ vì khi hệ thống này hoạt động có hiệu quả sẽ giảm thiểu những tổn thất và rủi ro xảy ra; cần thiết lập những cơ chế tổ chức và cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những rủi ro trên, nhằm dung hịa lợi ích của cả hai bên.
Khi áp dụng lý thuyết này vào bài nghiên cứu, tác giả kỳ vọng rằng hệ thống KSNB sẽ được Ban lãnh đạo quan tâm xây dựng để đáp ứng được yêu cầu công tác thu thuế đặt ra hiện nay. Bởi vì nhà nước ln mong muốn các đơn vị thuộc ngành thuế hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN được giao, bên cạnh đó cơng tác KSNB phải đạt được hiệu quả. Khi xây dựng một môi trường kiểm sốt nội bộ chun nghiệp, chú trọng vào cơng tác quản lý rủi ro, xây dựng các hoạt động kiểm sốt, đảm bảo được thơng tin và truyền thơng và giám sát hiệu quả thì sẽ tăng hiệu quả trong cơng tác KSNB, khi đó sẽ giúp người đại diện các cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN được giao của mình, tránh được xung đột lợi ích giữa nhà nước và người đứng đầu các cơ quan thuế.
2.1.4.2 Nhóm lý thuyết về hành vi- tâm lý xã hội- quan hệ con người
Nhóm lý thuyết này đề cao vai trò của con người trong tổ chức. Lý thuyết này đã xuất hiện từ những năm 1930 và hiện nay nó vẫn được nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới vì tính phức tạp của tâm lý con người, một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu về quản trị. Lý thuyết này đã nêu lên quan điểm rằng hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định, trong đó năng suất lao động khơng chỉ do các yếu tố thuộc về vật chất mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý, nhu cầu xã hội của con
16
người. Các tác giả khi nghiên cứu về hành vi con người cũng cho rằng hành vi của con người phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội.
Bà Mary Parker Follet - người Mỹ (1868-1933) là tác giả của lý thuyết quan hệ con người trong tổ chức, bà là nhà nghiên cứu quản trị ngay từ những năm 1920 đã chú ý đến tâm lý trong quản trị. Bà đã cho rằng có mối quan hệ giữa nhà quản trị và nhân viên trong quá trình làm việc, hiệu quả quản trị phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ này. Bà đã nhấn mạnh rằng nhà quản trị phải quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên, khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì phải ln năng động thay vì nguyên tắc cứng nhắc.
Nghiên cứu của tác giả Yuniati (2017), trong khu vực cơng nói chung và hệ thống thuế nói riêng, để đạt được mục tiêu của đơn vị thì cần có sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức từ cấp lãnh đạo đến công chức. Hệ thống KSNB sẽ hữu hiệu khi tất cả thành viên đều có nhận thức, hành vi đúng đắn trong cơng tác, đặc biệt là cấp lãnh đạo phải có năng lực trong quản lý. Nhà lãnh đạo, quản lý phải hiểu rõ nhu cầu của nhân viên mình để tạo động lực và truyền nhiệt huyết cho họ. Bên cạnh đó, nhân cách đạo đức, tác phong, hành vi và giao tiếp của nhà lãnh đạo, quản lý cũng có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến động lực làm việc của người công chức.
Khi áp dụng lý thuyết này vào bài nghiên cứu, tác giả kỳ vọng rằng Ban lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục Thuế sẽ xây dựng một mơi trường làm việc năng động, văn hóa, đạo đức, đảm bảo phát huy năng lực của công chức để đạt được kết quả tốt trong công tác KSNB. Các nhà lãnh đạo cần phải nắm bắt rõ được tâm tư nguyện vọng của các cán bộ cơng chức tại đơn vị để từ đó đưa ra các chiến lược, các quyết định, xây dựng cơ cấu tổ chức cho phù hợp, tăng cường tính dân chủ, phát huy hết vai trò, khả năng và sáng kiến trong công việc của từng cá nhân, đảm bảo được thông tin trong đơn vị được xuyên suốt, cùng với công tác quản lý rủi ro trong thi hành công vụ của từng cơng chức góp phần vào hồn thành tốt cơng tác KSNB.
17