Bàn luận từ kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP hồ chí minh (Trang 87 - 91)

Dựa vào trọng số hồi quy beta đã được chuẩn hóa, tác giả sắp xếp thứ tự quan trọng các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động KSNB như bảng sau:

Bảng 4.35 Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số beta của các nhân tố

Nhân tố Trọng số beta (đã

chuẩn hóa)

Nhân lực 0.247

Giám sát 0.203

ĐGRR 0.197

Thơng tin truyền thơng 0.195

Mơi trường kiểm sốt 0.172

Hoạt động kiểm soát 0.158

Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu nghiên cứu Trọng số hồi quy chuẩn hóa. Đối với biến Nhân lực (NL) có hệ số 0.247, là nhân tố bổ sung của kết quả Báo cáo cơng tác kiểm sốt nội bộ các năm, tác giả đã đưa nhân tố này vào tiến hành nghiên cứu, và nhân tố này có tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động của công tác KSNB. Với số lượng nhân sự đang công tác tại các đơn vị cịn thiếu, mỗi cơng chức lại phải kiêm nhiệm khá nhiều cơng việc thì việc nâng cao vai trị của cơng tác tổ chức, phân cơng cơng việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn là vô cùng quan trọng. Các Ban lãnh đạo luôn ý thức được trong công tác tổ chức nhân sự, ln khuyến khích hay tạo điều kiện cho cơng chức phát huy năng lực, sáng kiến cải tiến trong đơn vị để đạt được mục tiêu quan trọng nhất là hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của đơn vị.

76

Biến Giám sát có hệ số (β= 0.203), có tác động cùng chiều với kết quả hoạt động của công tác KSNB. Kết quả của nhân tố này đứng thứ hai tới kết quả hoạt động của công tác KSNB, chứng tỏ công tác Giám sát nên được các nhà lãnh đạo quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả là phù hợp với các nghiên cứu của Ibrahim (2017), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), tuy nhiên có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng so với nghiên cứu của Mahadeen và cộng sự (2016) bởi vì theo nghiên cứu của tác giả thì nhân tố Giám sát tác động mạnh đứng thứ hai, nhưng theo Mahadeen và cộng sự (2016) thì nhân tố này lại có tác động yếu nhất, từ đó cho ta thấy được là tại các ngành nghề lĩnh vực khác nhau hay khu vực khác nhau thì sự tác động của từng nhân tố thuộc hệ thống KSNB sẽ khác nhau. Đối với các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, khi thực hiện tăng cường việc kiểm tra, giám sát trong thi hành cơng vụ của cơng chức thuế thì sẽ hạn chế tối đa các hành vi gây phiền hà, tham nhũng, nhũng nhiễu của cán bộ thuế, thực hiện việc kiểm tra giám sát thường xuyên, định kỳ hay đột xuất là công việc cần thiết để ngăn chặn hay xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi không tuân thủ pháp luật, đạo đức công vụ của công chức thuế, mà các hành vi này được xem là gây thất thoát rất lớn cho nguồn thu vào ngân sách nhà nước hay ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành thuế.

Đánh giá rủi ro (ĐGRR) có trọng số hồi quy 0.197, có tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động công tác KSNB. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Ewa và Udoayang (2012), Ibrahim (2017), Nguyễn Thị Thanh huyền (2015). Tác giả Bùi Thị Quỳnh Như (2018) kết quả trọng số hồi quy ĐGRR là 0.236. Đối với tình hình của nước ta hiện nay nói chung và địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng thì cả nước đang trong giai đoạn trải qua những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và tồn cầu hóa, các doanh nghiệp đang phải trải qua giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nhất là khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư khá nhiều vào nước ta, với mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất thì nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành nhiều cách khác nhau kể cả việc trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế để đạt được lợi ích riêng thì họ vẫn tiến hành. Vì vậy, việc tăng cường nhận thức về

77

tầm quan trọng của đánh giá rủi ro, xây dựng các kế hoạch và phân tích để có các biện pháp đối phó hay phịng ngừa trước rủi ro là việc cần được quan tâm hơn nữa, nhất là đối với những người đứng đầu đơn vị.

Thơng tin truyền thơng có hệ số hồi quy chuẩn hóa 0.195, có tác động cùng chiều với kết quả hoạt động KSNB. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu đi trước gồm Muhibat (2016), Ibrahim (2017). Kết quả của tác giả Bùi Thị Quỳnh Như (2018) là 0.235 cao hơn nghiên cứu của tác giả. Biến quan sát “Thơng tin từ bên ngồi được tiếp nhận đầy đủ và trung thực” (TTTT4) trong bước chạy biến Cronbach ’s alpha biến này bị loại. Kết quả cho thấy thông tin và truyền thông trong các đơn vị hoạt động có hiệu quả sẽ mang lại kết quả cho công tác KSNB. Việc tăng cường nhân tố thông tin và truyền thông là vô cùng quan trọng, với sự thay đổi liên tục của các chính sách thuế hiện nay thì việc cập nhật kịp thời, chính xác của cán bộ thuế, rồi truyền tải đến đối tượng nộp thuế để họ nắm bắt là một công việc thường xuyên và liên tục, việc tổ chức tập huấn cần mang lại hiệu quả, tránh mang nặng tính hình thức.

Mơi trường kiểm sốt (0.172) có hệ số 0,172, có tác động cùng chiều với kết quả hoạt động công tác KSNB. Khi mơi trường kiểm sốt tốt kết quả hoạt động KSNB sẽ tốt. Kết quả của nghiên cứu thấp hơn so với tác giả Bùi Thị Quỳnh Như (2018) có trọng số hồi quy là (0.256), và kết quả trên cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả đi trước như Mahadeen và cộng sự (2016), Muhibat (2016), Ibrahim (2017) đều cho rằng nhân tố Môi trường kiểm sốt đều có tác động tích cực tới kết quả hoạt động KSNB

Hoạt động kiểm soát (0.158). Kết quả này cho thấy các hoạt động kiểm soát được thực hiện thường xuyên và hiệu quả bao gồm soát xét của các nhà quản lý cấp cao, soát xét của các nhà quản lý cấp trung gian, kiểm sốt q trình xử lý thơng tin trong cơ quan thuế, kiểm soát vật chất tốt, phân công trách nhiệm cụ thể, hợp lý của các phòng ban trong đơn vị sẽ làm gia tăng kết quả hoạt động của hệ thống KSNB trong ngành thuế. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Ramos (2004), Jenkinson (2008), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự

78

(2014). Các hoạt động kiểm soát cần được gia tăng và phải được cải tiến thường xuyên để đáp ứng được yêu cầu quản lý của cơ quan thuế.

Tóm tắt chương 4

Chương này tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm những nội dung sau: Các thang đo đều đạt độ tin cậy Cronbach ’s alpha đều lớn hơn 0,7, sau khi phân tích độ giá trị EFA thì rút trích ra được 6 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động công tác KSNB: Mơi trường kiểm sốt, Thơng tin truyền thơng, Hoạt động kiểm sốt, Đánh giá rủi ro, Giám sát và nhân tố Nhân lực

Kết quả chạy hồi quy đa biến tất cả 6 nhân tố đều có tác động tích cực đến kết quả hoạt động công tác KSNB trên địa bàn TP.HCM. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận mơ hình nghiên cứu ban đầu tác giả đề ra ban đầu là phù hợp và các giả thuyết đặt ra đều được chấp nhận.

Chương cuối cùng tác giả sẽ đưa ra kết luận, các hàm ý chính sách dành cho Ban lãnh đạo các kiến nghị đối với Nhà nước và ngành thuế, cũng như những hạn chế còn tồn tại của đề tài để đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo sau này.

79

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại cục thuế TP hồ chí minh (Trang 87 - 91)