1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang

43 5,3K 35
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Luận văn : Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang

Trang 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ

đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110 km; cáchsân bay quốc tế Nội Bài 60 km; cách cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh 130 km

Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng nămkhoảng 23 – 240C, nhiệt độ thấp nhất : 40C, nhiệt độ cao nhất 390C Độ ẩm khôngkhí trung bình 83% Địa hình phong phú bao gồm cả miền núi, trung du, đồngbằng, tạo ra nhiều cảnh đẹp và đa dạng sinh học Địa chất, thuỷ văn thuận lợi choviệc phát triển các khu công nghiệp lớn

Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 3.822 km2 (bình quân: 413 người/ km2) trong

đó có 124 ngàn ha đất nông nghiệp; 129 ngàn ha đất lâm nghiệp, 90 ngàn ha đất chuyên dùng, 420 đất nuôi trồng thuỷ sản Đất chưa sử dụng có khả năng sản xuấtnông, lâm nghiệp, gần 35 ngàn ha Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp và đôthị nằm liền kề với các trục giao thông quan trọng Đây là thế mạnh của tỉnh trongviệc thu hút đầu tư các khu công nghiệp lớn, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá và nuôi trồng thuỷ sản Do địa hình đa dạng phong phú, Bắc

Trang 2

Giang có nhiều tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái như: hồ Cấm Sơn;

hồ Khuôn Thần; Khu bảo tồn Tây Yên Tử; Suối Mỡ Ngoài ra có thể xây dựng các sân gôn, khu nghỉ dưỡng

Đến nay, đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khácnhau bao gồm: than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xâydựng Một số mỏ than đã được khai thác ở quy mô lớn

So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Giang có vị trí địa lý tương đốithuận lợi: Có một số trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ)quan trọng của Quốc gia chạy qua Thành phố Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội50km tính theo đường ô tô, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơnlên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là điềukiện quan trọng khi hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - HàNội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưukinh tế trong nước và quốc tế Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi các huyệnLục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Đình Lập gặp quốc lộ 4A (Lạng Sơn) đi ra cảngMũi Chùa, Tiên Yên và nối với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) Quốc lộ 279

từ Hạ Mi (Sơn Động) đến Tân Sơn (Lục Ngạn) nối với Quóc lộ 1A Quốc lộ 37 từLục Nam đi Hòn Suy sang thị trấn Sao Đỏ (Hải Dương) gặp Quốc lộ 18 có thể vềcảng Hải Phòng hay ra cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) Tuyến đường sắtLưu Xá - Kép - Hạ Long nối Thái Nguyên với Quảng Ninh, đi qua các huyện YênThế, Lạng Giang và Lục Nam Đường sông (có sông Thương, sông Cầu và sôngLục Nam) với tổng chiều dài qua tỉnh là 347km, trong đó chiều dài đang khai thác

là 189 km, tàu thuyền có thể đi lại được quanh năm, đây là những điều kiện thuậnlợi để phát triển kinh tế

Ngoài ra, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớncủa “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nơi tập trungtiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường Đại học, Caođẳng, Viện nghiên cứu của Trung ương), nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại,giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung

Trang 3

đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sảnhàng hoá và các hàng tiêu dùng khác.

Hình 1.1 BẢN ĐỒ TỈNH BẮC GIANG

Nguồn: NXB Bản Đồ

1.2 - Đặc điểm địa hình

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen

kẽ Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố BắcGiang, với đặc trưng có nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng độ cao trung bình 100 ÷150m độ dốc từ 10 ÷150 Địa hình trung du có thuận lợi về phát triển cây côngnghiệp và cây ăn quả

Vùng miền núi bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên

Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện LụcNgạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao Đặc điểm chính

Trang 4

của địa hình núi cao là bị chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệnh về độ cao khá lớn,

độ cao trung bình từ 300- 400m, độ dốc trung bình từ 20÷ 300 Có thể trồng cây

ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc

Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi)

là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồngvật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường

1.3 - Khí hậu

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc ViệtNam, một năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mùa Xuân vàmùa Thu khí hậu ôn hoà Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23 - 240C, tháng 2 cónhiệt độ thấp nhất khoảng 160C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ khoảng 29– 300C Độ ẩm không khí trung bình 83%

Chế độ gió: Bắc Giang chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và

gió mùa Đông Bắc về mùa đông

Thuỷ văn: Bắc Giang có hệ thống sông, hồ khá dày, trong tỉnh có 3 sông

lớn chảy qua là sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam

Theo số liệu điều tra tại 2 trạm thuỷ văn là Bắc Giang và Cầu Sơn cho thấy:Mực nước sông trung bình tại trạm Cầu Sơn là 2,18m, mực nước trung bình mùa

lũ 4,3m Lưu lượng kiệt nhỏ nhất Qmin = 1m3/s Lưu lượng lũ lớn nhất Qmax =1.400m3/s Mực nước lũ lớn nhất tại trạm Bắc Giang 6,2- 6,8m thường xuất hiệnvào tháng 8 và tháng 9

Diễn biến nhiệt độ: Các số liệu về diễn biến nhiệt độ không khí qua các

năm của Bắc Giang cho thấy nhiệt độ trung bình của các năm ít thay đổi, số tháng

có nhiệt độ không khí dưới 150C không có, số tháng có nhiệt độ trên 270C là 4tháng, các tháng còn lại nhiệt độ trung bình khoảng 240

Về độ ẩm, ở Bắc Giang các tháng mùa khô cũng luôn có độ ẩm không khí

từ 74- 80%, độ ẩm trung bình trên 80%, một số tháng trên 85%

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình những năm gần đây của Bắc Giang có

xu thế giảm dần năm 2001 là 1684 mm, năm 2004 là 1.097 mm tháng 11, 12, 1, 2năm 2001 bình quân 25 mm, nhưng tháng 11, 12, 1, 2 năm 2004 bình quân chỉ có

Trang 5

15 mm Bình quân những tháng mưa nhiều của năm 2004 so với năm 2001 cũnggiảm nhiều.

Biến động về số giờ nắng: Trong các năm là không nhiều (từ 1.590 đến

1.812 giờ) Chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho cây trồng phát triển

Ngoài các đặc điểm trên, Bắc Giang còn chịu ảnh hưởng của gió Tây namkhô nóng (không nhiều) và gió mùa Đông Bắc khô lạnh có năm có sương muối

Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão, một số huyện miền núi như Yên Thế,Sơn Động, Lục Ngạn đôi khi xẩy ra hiện tượng lốc cục bộ và mưa đá vào mùa hè

2 - Tiềm năng và nguồn lực

2.1- Nguồn nhân lực

Tổng số người trong độ tuổi lao động tính đến năm 2006: 1.002.360

người, chiếm 63%

Lao động bổ sung hàng năm và nhu cầu việc làm:

- Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm bình quân là 35.200 người,qua tuổi lao động: 9.700 người

- Số lao động cần sắp xếp việc làm mới hàng năm bình quân 22.500 người.Trong đó: Lao động phổ thông chưa qua đào tạo có nhu cầu việc làm là: 5.000người, số học sinh tốt nghiệp các trường là 13.500 người, thất nghiệp năm trướcchuyển sang và phát sinh trong năm là 4.000 người

Tổng số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế trong

những ngành kinh tế quốc dân: 851.120 người (nữ: 428.970 người, chiếm tỷ lệ50,4%) Trong đó:

- Chia theo thành thị, nông thôn: Thành thị: 69.780 người, nữ 35.250 người(chiếm 50,52%); Nông thôn: 781.340 người, nữ: 393.720 người (chiếm 50,48%)

- Chia theo ngành sản xuất: Nông - lâm nghiệp 72,49%; Công nghiệp vàxây dựng 11,68%; Thương mại - dịch vụ 15,83%

- Chia theo thành phần kinh tế: Nhà nước: 6,41%; Tư nhân: 2,17%; Cá thể,

hộ gia đình: 90,61%; có vốn đầu tư nước ngoài: 0,56%

- Chia theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động(từ đủ 15 đến đủ 59 tuổi):+ Nhóm đủ 15- 34 tuổi: 406.410 người ( bằng 47,75%)

Trang 6

+ Nhóm 35 - 44 tuổi: 242.230 người (bằng 28,46%).

+ Nhóm 45 – đủ 59 tuổi: 202.480 người (bằng 23,79%)

Tiền lương bình quân: Lương bình quân các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hiện nay từ 800 đến 1.000.000đồng/người/tháng Với lao động quản lý thì cao hơn tuỳ thuộc vào vị trí công việc

Cơ cấu lao động qua đào tạo:

Tổng số lao động qua đào tạo năm 2006 là: 254.731 người , trong đó:

- Công nhân kỹ thuật không có bằng: 33.831 người;

- Công nhân kỹ thuật có bằng: 34.868 người;

- Sơ cấp, chứng chỉ nghề: 77.244 người;

- Trung cấp chuyên nghiệp: 54.478 người;

- Cao đẳng, Đại học trở lên: 54.760 người (Trong đó: Tiến sỹ 9; Thạc sỹ353)

Nguồn đào tạo và khả năng cung ứng lao động:

Số học sinh tốt nghiệp lớp 12 bình quân hàng năm : 22.600 người trong đó

đi học Đại học, Cao đẳng, THCN và học nghề : 11.440 người Số học sinh tốtnghiệp lớp 12 chưa đi đào tạo bình quân hàng năm: 11.160 người Luỹ kế đến nay là30.500 người

Hiện nay nếu nhà đầu tư có nhu cầu tuyển dụng lao động để đào tạo và sửdụng thì có thể cung ứng 30.500 người là học sinh đã tốt nghiệp lớp 12 chưa quađào tạo

Các cơ sở dạy nghề có thể mở rộng quy mô nâng cao năng lực đào tạo cóthể đáp ứng 10.000 người được đào tạo nghề điện tử, tin học cung ứng cho nhàđầu tư trong năm đầu tiên

Số người của tỉnh tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp hàng năm là5.000 người trong đó về tỉnh hơn 3.000 người mỗi năm Một số đã tốt nghiệp ratrường có việc làm không phù hợp, muốn chuyển đổi việc làm ( (từ 10.000 đến13.000 người) có thể làm việc cho nhà đầu tư

Ngoài ra sẽ có hàng vạn lao động của tỉnh Bắc Giang đang làm việc ở cácnơi trong cả nước sẽ có thể trở về để lao động tại Bắc Giang nếu nhà đầu tư có

Trang 7

chính sách tiền lương hấp dẫn Nguồn lao động cũng có thể đến từ các tỉnh lâncận như: Bắc Ninh,Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh…

Đơn vị tính: ha

Trang 8

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang

Tình hình biến động đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp

Trong giai đoạn 1997-2005 tổng số diện tích đất nông nghiệp, và đất lâmnghiệp có rừng chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác là 16.927 ha Đấtkhai hoang đưa vào sản xuất nông-lâm nghiệp được 46.209 ha, trong đó cho sảnxuất nông nghiệp là 21.382 ha và lâm nghiệp là 3.533 ha

- Đất Feralit mùn trên núi thấp: Diện tích 28.530 ha, chiếm 7,5% diện tích

tự nhiên Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam Đấtchủ yếu phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch sét, tầng đất trung bình nhiều đálẫn, dễ bị xói mòn

- Đất Feralit vùng đồi phát triển trên đá sa thạch: Diện tích76.400 ha chiếm20% diện tích tự nhiên Phân bố chủ yếu ở huyện Lục Nam, Sơn Động Tầng đấtmỏng, thành phần cơ giới trung bình, đất bị xói mòn mạnh

- Đất Feralit vùng đồi phát triển trên đá phiến thạch sét Diện tích83.910ha, chiếm 22% diện tích tự nhiên Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động,Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang Tầng đất từ trung bình đến mỏngthành phần cơ giới trung bình

- Đất phù sa cổ: Diện tích 8.880ha, chiếm 2,3% diện tích tự nhiên Phân bốchủ yếu ở hạ lưu sông Lục Nam và các huyện vùng trung du

- Đất thung lũng dốc tụ: Diện tích 8.170 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiênPhân bố ở ven các sông, suối chính trong tỉnh Tầng đất dày độ phì nhiêu cao giầudinh dưỡng Đây là đối tượng chính để trồng cây nông nghiệp

Trang 9

- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Diện tích 176.110 ha, chiếm 46% diệntích tự nhiên Phân bố tập trung ở các huyện Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên, YênDũng , Lạng Giang Đây là đối tượng chủ yếu để canh tác nông nghiệp Đất giàudinh dưỡng tầng đất dày, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng Nhìn chung,đất đai của tỉnh được hình thành chủ yếu trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch

và phù sa cổ Có tầng đất trung bình, đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nơi khô cằn,khả năng giữ nước kém

Từ kết quả trên cho thấy tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, riêng đất chưa

sử dụng có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp là trên 40 ngàn ha, và gần 10 ngàn

ha vườn gia đình có thể cải tạo thành vườn có giá trị kinh tế Hiện nay, hệ số sửdụng đất còn thấp, nhất là các huyện miền núi, có thể nâng hệ số sử dụng đất lên.năng suất cây trồng, vật nuôi cũng còn tiềm ẩn khá, nếu áp dụng đưa giống mớivào sản xuất, chế độ canh tác hợp lý thì sẽ đưa được năng suất lên ít nhất là 1,3 -1,4 lần so với năng suất hiện nay

2.3 – Tài nguyên nước

Mạng lưới sông hồ, đê điều, cảng của tỉnh Bắc Giang

- Trên địa bàn tỉnh có 3 dòng sông chảy qua: Sông Thương, Sông Cầu,Sông Lục Nam với tổng chiều dài 347 Km (hiện đang khai thác vận tải 187km)

Trang 10

+ Sông Thương: Đoạn chảy qua Bắc Giang dài 87 Km, trong đó đoạn khaithác vận tải dài 63 Km.

+ Sông Lục Nam: Đoạn chảy qua Bắc Giang dài 150 Km, trong đó đoạnkhai thác vận tải dài 30 Km

+ Sông Cầu: Đoạn chảy qua Bắc Giang 110 Km, trong đó đoạn khai thácvận tải dài 85Km

- Hệ thống bến cảng, kho bãi: Hiện tại, Bắc Giang có 3 hệ thống cảng là

Cảng Trung ương, cảng chuyên dùng và cảng địa phương

- Cảng Á Lữ (Cục Đường sông quản lý): Nằm trên địa bàn thành phố BắcGiang, diện tích 2ha, 01 kho có diện tích 4.440m2, một bãi chứa than, năng lựcbốc xếp 150.000 tấn đến 200.000 tấn

- Cảng chuyên dùng: Cảng của Công ty Đạm và Hoá chất Hà Bắc, năng lựcbốc xếp 70.000 tấn – 100.000 tấn

- Cảng xăng dầu: của Tổng công ty xăng dầu quản lý sử dụng

- Cảng địa phương: Là các bến bãi tự nhiên để phục vụ xếp dỡ hàng hoá baogồm cảng: Lục Nam, Đình Kim, Bến Tuần, Bến Nhãn, Đông Xuyên đây là cảng tựnhiên, không có phương tiện bốc xếp, năng lực thông qua nhỏ từ 3.000 tấn – 5.000tấn

- Công trình đê điều: có 4 hệ thống đê chống lũ, tổng chiều dài đê cấp 3

và đê cấp 4A dài 233,2 km, trong đó các tuyến đê Tả sông Cầu, Tả Hữu Thương,

Cổ Mân thuộc đê cấp 3 dài 151,7 km, các tuyến đê Hữu sông Lục Nam, đê Tả cầu

Ba Tổng, Hữu Thương Ba Tổng, đê Dương Đức, đê Tả Hữu Lái Ngiên thuộc đêcấp 4A dài 81,5 km, ngoài ra còn 23 tuyến đê bối với chiều dài 105,5 km, cụ thểcác đê như sau: Đê sông Tả Cầu dài 81,8 km, trong đó có 60 km đê do trung ươngquản lý, có 41 cống dưới đê; Đê Hữu sông Thương dài 41,8 km có 29 cống và 9

kè dưới đê; Đê Tả sông Thương - Cổ Mân dài 68 km (Tả sông Thương dài 47 km,

đê Cổ Mân dài 21 km), có 26 cống dưới đê Tả sông Thương và 17 cống dưới đê

Cổ Mân; Đê Hữu sông Lục Nam dài 15 km có 14 cống và 1 kè dưới đê

Tỉnh còn có hệ thống sông, suối xen kẽ nổi tiếng trong vùng như: hồ CấmSơn (Lục Ngạn) rộng gần 3.000 ha, các hồ Khuôn Thần, làng Thum, Lòng

Trang 11

Thuyền (Lục Ngạn), suối Nứa (Lục Nam), sông Sỏi (Yên Thế)…, mỗi hồ rộnghàng trăm ha với dáng vẻ đặc trưng riêng về sinh thái của mình Có hồ chứa hoặcđang triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ nhưng vẫn thu hút hàng vạn dukhách tới thăm Suối Mỡ (Lục Nam) là một thắng cảnh có di tích văn hoá hấpdẫn, đang tiếp tục xây dựng thêm các cơ sở dịch vụ…

2.4 - Tài nguyên rừng.

Theo kết quả kiểm kê đất đai ngày 01/01/2005 của Sở Tài nguyên – Môitrường, năm 2005 diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh có 129.164,53ha (chiếm33,78% diện tích tự nhiên), trong đó đất rừng tự nhiên có 69.610,56ha, đất rừngtrồng có 59.553,97 ha

Hệ thực vật rừng khá phong phú, thành phần thực vật chủ yếu nằm trongkiểu phụ miền thực vật Nam Trung Hoa – Bắc Việt Nam với thảm thực vật rừngthường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới Trên địa bàn tỉnh có 276 loài cây gỗ, 136chi của 57 họ thực vật Ngoài ra còn có 452 loài cây dược liệu thuộc 53 chi của

28 họ cây cỏ, dây leo…Rừng ở Bắc Giang hiện còn có nhiều loài quý hiếm có giátrị kinh tế cao, cũng như trong nghiên cứu khoa học như táu mật, sến, giẻ, trám,

pơ mu, thông tre, thông nàng, gụ, lim xanh, xoan đào, gió lá nhỏ…

Về trữ lượng rừng, nhìn chung thấp, toàn tỉnh có 1.648 ha rừng tự nhiên cótrữ lượng trên 120m3/ha (cấp III), 4.890 ha rừng tự nhiên có trữ lượng 100-120m3/

ha (cấp IV), 14.052 ha rừng tự nhiên có trữ lượng 50-60m3/ha, 1.195 ha rừng hỗngiao gỗ, tre có trữ lượng bình quân 45m3 goox, 4.000-5.000 cây tre nứa/ha và 48

ha rừng tre, nứa có trữ lượng 4.000-5.000 cây/ha

Hệ động vật rừng khá đa dạng, theo số liệu điều tra trên địa bàn tỉnh ( chủyếu ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử) có khoảng 226 loài, 81 họ và 24 bộ,trong đó có nhiều loại thú quý như cu ly lớn, voọc đen, tê tê, chó sói, gấu ngựa,báo gấm, beo, sơn dương, sóc bay lớn, sóc bay đen trắng, khỉ đuôi lợn, khỉ vàng

2.5 - Tài nguyên khoáng sản

Cho đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã phát hiện và ghi nhận được 68

mỏ và điểm mỏ, với 15 loại khoáng sản khác nhau như: than đá, sắt, đồng, barit,kaolin, sét gạch ngói, sét gốm, cát cuội sỏi, Cụ thể:

Trang 12

Khoáng sản nhiên liệu:

Than đá: Có 16 mỏ và điểm mỏ than, tổng trữ lượng 113,582 triệu tấn Mỏ

Đồng Rì có quy mô lớn (107,313 tr.tấn); 7 mỏ khác có triển vọng: Bố Hạ, ĐèoVàng-Bến Trăm, Đông Nam Chũ, An Châu, Nước Vàng, Hạ My, Đồng Thông

Khoáng sản kim loại: Có 18 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng nhỏ, không tập

trung Gồm có: Quặng sắt (1 mỏ, trữ lượng 0,503 triệu tấn, chất lượng thấp);

Chì-kẽm (có 4 điểm mỏ, ít triển vọng); Quặng đồng (7 mỏ và điểm quặng, tiềm năng

dự báo 5.226 ngàn tấn quặng, hàm lượng đồng thấp, quy mô nhỏ); Vàng (3 điểm

sa khoáng, 2 điểm vàng gốc, trữ lượng tài nguyên 1.035 kg; Thuỷ ngân (1 điểmquặng, không có triển vọng, không cần đầu tư đánh giá)

Khoáng chất công nghiệp: Có 09 mỏ và điểm mỏ, chủ yếu là mỏ quy mô

nhỏ Có tiềm năng hơn cả là khoáng sản barit (5 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng 615ngàn tấn, chất lượng trung bình) Ngoài ra còn có Kaolin (01 điểm mỏ, tài nguyên

dự báo khoảng 13 triệu m3); Than bùn (02 mỏ, trữ lượng 168,5 ngàn tấn); Fenspat

(01 điểm mỏ, trữ lượng 591,5 ngàn tấn, chất lượng thấp)

Khoáng sản vật liệu xây dựng: Có 25 mỏ và điểm mỏ

- Sét gạch ngói: có 16 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng tài nguyên là 365 tr.m3

- Cát, cuội, sỏi xây dựng: Có 3 mỏ cuội sỏi, 1 mỏ cát xây dựng và 22 bãi cát

sỏi lòng sông Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo là 100,679 triệu m3

- Sét gốm: Có 1 mỏ, trữ lượng là 313 ngàn tấn

- Sét chịu lửa: Có 2 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng là 342,878 ngàn tấn

- Đá xây dựng: Có 1 mỏ đá Xóm Dõng Chất lượng đá phù hợp giao thông,

xây dựng Tài nguyên dự báo khoảng 5 triệu m3

Bảng 1.2.Tổng hợp tiềm năng trữ lượng khoáng sản và tài nguyên dự báo

TT Tên khoáng sản

Số mỏ, điểm mỏ

Trữ lượng Đ.V tính

Được xác định hay dự báo

Đã khai thác

Còn lại

Trang 14

Sau gần 34 năm hợp nhất với địa danh Hà Bắc; ngày 01/01/1997, cùng vớimột số địa phương trong cả nước, tỉnh Bắc Giang được tái lập Lúc đó, điểm xuấtphát về kinh tế của tỉnh rất thấp, GDP bình quân đầu người chỉ đạt 170 USD; nềnkinh tế thuần nông, cơ cấu kinh tế lạc hậu, tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm tới55%, công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém; lao độngtrong nông nghiệp chiếm tới gần 90%, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao

Trước những khó khăn, thách thức trên, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dâncác dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, cụ thể hoá đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức thực hiện có hiệuquả các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước chuyểnbiến tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ: Kinh tế liên tục tăng trưởngvới tốc độ khá; bình quân hàng năm tăng gần 8,7%/năm; năm 2006 tăng 9,5%, caohơn so với bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người tăng hơn 2 lần; cơ cấu kinh

tế có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 14,5%;công nghiệp- xây dựng tăng 9,9%; dịch vụ tăng 4,6% so với năm 1997 Công nghiệpbước đầu có sự khởi sắc, nông nghiệp phát triển theo hướg sản xuất hàng hoá Thungân sách tăng bình quân hàng năm 24,5%, năm 2006 đạt trên 700 tỷ đồng; xuấtkhẩu tăng bình quân hàng năm 26%, năm 2006 đạt trên 80 triệu USD Các lĩnh vựcgiáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, TDTT đạt nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân ổn định

và từng bước cải thiện

Trang 15

Trong 10 năm qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động đạt trên 15 ngàn tỷđồng, riêng năm 2006 đạt 3,2 ngàn tỷ đồng Hàng loạt các công trình giao thôngquan trọng như các quốc lộ 1A mới, 31, 37, 279, các tỉnh lộ 398, 295, 292; các cầulớn như: Xương Giang, Vát (Hiệp Hoà), Bố Hạ (Yên Thế), An Châu (Sơn Động),Chũ (Lục Ngạn), Lục Nam, Bắc Giang, Bến Đám (Yên Dũng) được đầu tư, nângcấp và trên 2.700 km đường giao thông nông thôn được cứng hoá đã tạo điều kiệnthuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế; nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng nhưcác hồ Khe Chão, Khe Đặng (Sơn Động), Lòng Thuyền (Lục Ngạn), Suối Nứa,Suối Mỡ (Lục Nam), Chồng Chềnh (Yên Thế) ; cùng với hàng trăm km đê, kè,cống và hệ thống kênh mương được tu bổ, kiên cố hoá đã góp phần thúc đẩy nôngnghiệp phát triển Bộ mặt đô thị và nông thôn ngày một đổi thay; hạ tầng đô thị vàmột số khu dân cư mới được hoàn thành; thị xã Bắc Giang đã trở thành thành phốthuộc tỉnh; nhiều thị trấn, thị tứ của các huyện được quan tâm đầu tư, nâng cấp trởnên khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng

trưởng bình quân hàng năm đạt trên 20%, năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệpđạt 1.723 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với năm 1997 Đáng chú ý, tỉnh đã triểnkhai xây dựng 3 khu công nghiệp là: Đình Trám với quy mô 100 ha đã cho thuêhết đất; Song Khê – Nội Hoàng quy mô 150 ha; Quang Châu quy mô 426 ha đangtích cực triển khai, cùng 25 cụm công nghiệp, làng nghề, thu hút trên 4,5 ngàn laođộng

Trang 16

Các thành phần kinh tế được quan tâm khuyến khích phát triển Kinh tế tập

thể có bước củng cố, mở rộng; đến năm 2006, toàn tỉnh đã có 670 hợp tác xã, thuhút gần 150 ngàn xã viên tham gia Kinh tế tư nhân phát triển nhanh; đến nay, có1.280 doanh nghiệp dân doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện, với tổng số vốnđăng ký trên 2 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 20 lần so với năm 1997, bình quân 1.200người dân có 1 doanh nghiệp; năm 2006, khối doanh nghiệp tư nhân đã tạo việclàm cho gần 6 nghìn lao động, nộp thuế cho nhà nước đạt trên 60 tỷ đồng Kinh tế

cá thể, tiểu chủ phát triển đa dạng, mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh,bình quân mỗi năm tăng thêm trên 200 trang trại, đưa số trang trại toàn tỉnh đếnnay là 2.562 trang trại Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá, đã có 40

dự án được cấp giấy phép đầu tư, với tổng mức vốn đăng ký gần 70 triệu USD

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa và từng bước phát triển theo hướng

sản xuất hàng hoá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọngngành chăn nuôi Năng suất lúa tăng từ 32,2 tạ/ha năm 1997 lên 47,8 tạ/ha năm2006; diện tích, năng suất, sản lượng rau mầu, thực phẩm và các cây công nghiệpngắn ngày đều tăng; giá trị thu nhập trên một ha đất canh tác đạt 28 triệu đồng, tănggần 2 lần so với năm 1997 Bước đầu đã hình thành một số vùng nông sản hàng hoátập trung như: vùng cây ăn quả, với diện tích trên 50 ngàn ha, vùng lúa 105 nghìn ha,vùng lạc trên 7 nghìn ha và vùng rau, màu thực phẩm trên 21 nghìn ha Chăn nuôiphát triển mạnh, với đàn lợn trên 1 triệu con, đàn bò trên 140 nghìn con, đàn gia cầmtrên 10 triệu con Đáng chú ý, đã có nhiều mô hình chăn nuôi, trang trại gia súc, giacầm theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp Nhiều nông dân trong tỉnh quan tâmbàn chuyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, chuyện Việt Nam gia nhậpWTO

Trang 17

Các hoạt động thương mại, dịch vụ có những tiến bộ đáng kể, góp phần

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống và sản xuất củanhân dân Thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ phong phú, đa dạng và ngàycàng phát triển; đã mở nhiều tuyến xe buýt Bắc Giang- Bắc Ninh- Hà Nội và tớitrung tâm các huyện trong tỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Một số chợhuyện, trung tâm thương mại và hệ thống chợ ở nông thôn được đầu tư, nâng cấp.100% các xã, phường, thị trấn đã có máy điện thoại, có bưu cục hoặc điểm bưuđiện văn hoá và có báo đọc trong ngày; tỷ lệ điện thoại cố định tăng 5,6 máy sovới năm 1997

Các lĩnh vực giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ, văn hoá- xã hội, y tế

có chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, với 796 trường từ mẫu giáo đến cao đẳng Tỉnh nhà đãhoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở vào năm

2003 và đang tiến hành phổ cập bậc trung học, đến nay có trên 30% số trường đạtchuẩn quốc gia; tỷ lệ phòng học kiên cố ở ngành học phổ thông đạt 64,5%; chấtlượng giáo dục toàn diện có chuyển biến và được Bộ Giáo dục & Đào tạo xếptrong tốp 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc Thiết chế văn hoá cơ sở được tăng cường,toàn tỉnh có trên 46% số thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu vănhoá Tất cả các xã, phường, thị trấn có trạm y tế, trong đó 116/229 xã đạt chuẩnquốc gia về y tế, đạt 50,5%; 100% xã, phường, thị trấn có bác sỹ; các thôn, bảnđều có nhân viên y tế hoạt động; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,6% năm

1997 xuống còn 1,18% năm 2006

Trang 18

Đào tạo nghề có bước phát triển, đến nay có 4 trường trung học nghề, số cơ

sở đào tạo nghề tăng gấp 4 lần so với năm 1997, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên25% Bình quân hàng năm đã tập trung giải quyết việc làm cho 1,5 vạn lao động.Đáng chú ý công tác đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài được quan tâm;đến nay, toàn tỉnh đã có trên 1,5 vạn lao động đang làm việc tại nước ngoài, hàngnăm đem về cho gia đình 600- 700 tỷ đồng, bằng tổng thu ngân sách của tỉnh Số

hộ nghèo giảm mạnh, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo còn 25,04%, giảm 5,6% so với năm2005; đã thực hiện chế độ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí cho ngườinghèo, trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh và nhân dân ở 44 xã đặc biệt khó khăn Công tác quân sự địa phương, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảmbảo

Tuy nhiên, hiện tại chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, tháchthức như: Quy mô nền kinh tế nhỏ bé, GDP bình quân/người mới bằng một nửamức trung bình của cả nước, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, tỷ trọng ngành nôngnghiệp còn cao, nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn hạn hẹp và chưa bền vững,kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp,

tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập củađại bộ phận nông dân còn thấp

Trong giai đoạn đến năm 2020, thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế- xã hội, Bắc Giang sẽ tập trung phát triển mạnh công nghiệp- dịch vụ, chuyểndịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế

xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 11- 12%, GDPbình quân đầu người xấp xỉ bằng mức bình quân của cả nước, tỷ trọng ngành côngnghiệp- xây dựng 50%, ngành dịch vụ lên 37% và tỷ trọng nông, lâm nghiệp vàthuỷ sản còn 13%, tham gia câu lạc bộ thu ngân sách ngàn tỷ đồng Phấn đấu trênmức bình quân cả nước một số lĩnh vực như: giáo dục- đào tạo, văn hoá, xoá đóigiảm nghèo

Trang 19

Trước mắt, giai đoạn từ nay đến năm 2010 có ý nghĩa quyết định cho giaiđoạn sau Để đạt được các mục tiêu đề ra, tỉnh Bắc Giang sẽ tập trung chỉ đạo cóhiệu quả 5 Chương trình phát triển kinh tế- xã hội trọng tâm là: Chương trình pháttriển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; Chương trìnhphát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá; Chương trình xây dựng và phát triểnvăn hoá- thông tin; Chương trình phát triển giáo dục- đào tạo và dạy nghề, nângcao chất lượng nguồn nhân lực; Chương trình giảm nghèo

Tập trung cao cho nhiệm vụ thu hút đầu tư, nhất là chủ động đón nhận “Làn

sóng đầu tư nước ngoài mới” trên cơ sở nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, khai thác

triệt để lợi thế tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội; phấn đấu thuhút được một số tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài đầu tư vào địa bàn, sớm lấp đầykhu công nghiệp Quang Châu, tích cực thực hiện các thoả thuận để Tập đoàn HồngHải (Đài Loan) triển khai nhanh tổ hợp khu dịch vụ- thương mại- công nghiệp VânTrung; quan tâm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai một số dự án đầu tư lớn: Nhà máynhiệt điện Sơn Động, Nhà máy xi măng Trường Sơn (Yên Thế), mở rộng Nhà máyđạm và hoá chất Hà Bắc, Nhà máy xi măng Hương Sơn (Lạng Giang) và một số khudân cư mới, khu văn hoá thể thao Đồng thời quan tâm đầu tư phát triển giáo dục,đào tạo nghề, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh xuất khẩu laođộng; gắn phát triển kinh tế với ổn định và công bằng xã hội, tạo điều kiện và cơ hộicho mọi người dân được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới; giữ vững ổn địnhchính trị và trật tự an toàn xã hội

Mười năm- khoảng thời gian không dài so với lịch sử của một tỉnh Nhìn lại chặng đường đã đi qua, Bắc Giang có quyền tự hào về những thành tựu đã đạt được Điều đó, sẽ giúp chúng ta thêm tự tin và vững bước trên con đường đi tới

Trang 20

PHẦN II: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN TỈNH BẮC GIANG

1 – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG

Ngày 24/04/1996 Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT – Ban tổ chức cán bộChính phủ ban hành Thông tư 07/LB – TT hướng dẫn quy định chức năng nhiệm

vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và PTNT Ngày 15/8/1996Ban thường vụ Tỉnh uỷ Hà Bắc ra Nghị Quyết số 16/NQ – TU về việc thành lập

Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Bắc.

Ngày 26/08/1996 UBND tỉnh Hà Bắc ra Quyết định số 107/UB, V/vThành lập Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Bắc trên cơ sở sát nhập 3 Sở là: Sở Nôngnghiệp, Sở Lâm nghiệp, Sở Thuỷ lợi Khi mới thành lập cơ cấu tổ chức bộ máycủa Sở bao gồm: Ban lãnh đạo Sở; 7 phòng chức năng quản lý Nhà nước, 06 Chicục quản lý Nhà nước chuyên ngành, 05 đơn vị sự nghiệp và 25 doanh nghiệptrực thuộc Sở với tổng số trên 5000 cán bộ công nhân viên chức

Cuối năm 1996 tỉnh Bắc Giang được tái lập, ngày 24/12/1996 UBND tỉnh

ra Quyết định số 1804/QĐ - CT về việc thành lập Sở Nông nghiệp và PTNT BắcGiang trên cơ sở tách Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Bắc và chính thức hoạt động

từ ngày 01/01/1997 Trong quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo yêucầu sắp xếp, đổi mới đến nay tổ chức bộ máy của Sở bao gồm có: 06 phòng banchức năng, 07 chi cục quản lý nhà nước chuyên ngành, 09 đơn vị sự nghiệp, 17doanh nghiệp với tổng số 2 883 cán bộ công nhân viên chức Trong đó có 597 cán

bộ Đại học và trên đại học, 628 cán bộ trung cấp, còn lại là công nhân lành nghề

và lao động ở các huyện thành phố có phòng nông nghiệp hoặc phòng kinh tế,các trạm thú y, bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông Các xã, phường thị trấn có cán

Trang 21

bộ khuyến nông cán bộ thú y cơ sở đều có trình độ cao đẳng, đại học Đội ngũcán bộ công nhân viên chức hiện nay đều được đào tạo cơ bản, có tinh thần tráchnhiệm đoàn kết và giàu kinh nghiệm trong công tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm

vụ trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn

2 – HỆ THỐNG TỔ CHỨC , CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG CÁN BỘ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG

2.1 Chức năng:

Sở NN&PTNT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu, giúpUBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về nôngnghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn; thực hiện một sốnhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của phápluật

Sở NN&PTNT chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác củaUBND tỉnh, đồng thời chịu sự kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của BộNN&PTNT, Bộ thuỷ sản

- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự

án, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi,thuỷ sản và phát triển nông thôn đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở

* Về nông nghiệp ( trồng trọt, chăn nuôi) và thuỷ sản:

Ngày đăng: 10/12/2012, 11:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. BẢN ĐỒ TỈNH BẮC GIANG - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang
Hình 1.1. BẢN ĐỒ TỈNH BẮC GIANG (Trang 3)
Hình 1.1. BẢN ĐỒ TỈNH BẮC GIANG - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang
Hình 1.1. BẢN ĐỒ TỈNH BẮC GIANG (Trang 3)
2. 2- Tiềm năng về đất - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang
2. 2- Tiềm năng về đất (Trang 7)
Bảng 1.1. Diện tích các loại đất - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang
Bảng 1.1. Diện tích các loại đất (Trang 7)
Bảng 1.1. Diện tích các loại đất - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang
Bảng 1.1. Diện tích các loại đất (Trang 7)
Bảng 1.2.Tổng hợp tiềm năng trữ lượng khoáng sản và tài nguyên dự báo - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang
Bảng 1.2. Tổng hợp tiềm năng trữ lượng khoáng sản và tài nguyên dự báo (Trang 12)
Bảng 1.2.Tổng hợp tiềm năng trữ lượng khoáng sản và tài nguyên dự báo - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang
Bảng 1.2. Tổng hợp tiềm năng trữ lượng khoáng sản và tài nguyên dự báo (Trang 12)
3. Tình hình kinh tế- xã hội - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang
3. Tình hình kinh tế- xã hội (Trang 13)
3. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANGNÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang
3. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANGNÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG (Trang 26)
3. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANGNÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang
3. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANGNÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w