TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 26 - 38)

NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG

Mười hai năm qua, kể từ ngày thành lập ngành Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đã bắt tay ngay vào việc ổn định và sắp xếp đổi mới hệ thống tổ chức từ tỉnh tới cơ sở, kế thừa và phát huy những thành quả trong thời kỳ đổi mới, tiếp tục thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của các Sở Nông nghiệp, Sở Lâm nghiệp, Sở Thuỷ lợi và đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Ngành đã tập trung

chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu quan trọng của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, của Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ Thủy sản giao cho như:

Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao công nghệ. Đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cơ cấu mùa vụ, nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp, mà trọng tâm là chỉ đạo thực hiện thắng lợi chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch, như quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 1997 – 2005. Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Chỉ đạo quy hoạch chi tiết theo từng lĩnh vực như: Quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả tập trung, quy hoạch phát triển lâm nghiệp; Quy hoạch phát triển thuỷ lợi; Quy hoạch phát triển thuỷ sản. Xây dựng chương trình phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, chương trình phát triển chăn nuôi, chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình kiên cố hoá kênh mương, chương trình ĐCĐC-KTM…

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình 327 nay là chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661) và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài như: dự án trồng rừng Việt Đức; dự án PAM 5322; Dự án phát triển nông lâm nghiệp tổng hợp Việt Thái, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và các dự án khác do các tổ chức nước ngoài tài trợ.

Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn như: Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình hồ đập, trạm bơm, kiên cố hoá kênh mương, ổn định dân cư vùng di dãn dân tái định cư, phát triển hệ thống dịch vụ khu trung tâm, xây dựng chợ, điểm thu mua, cung ứng vật tư…đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống dân sinh cho các hộ nông dân. Nâng cấp hệ thống đê, kè, cống, hồ đập, các công trình PCLB nhằm bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân.

Củng cố quan hệ sản xuất, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, chuyển đổi, thành lập mới hợp tác xã theo luật, sắp xếp đổi mới hoạt động của các

doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của các lâm trường quốc doanh. Tăng cường liên doanh liên kết, xây dựng mô hình, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn miền núi góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân

Trú trọng đào tạo lại đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở không ngừng củng cố hệ thống tổ chức bộ máy đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y cấp xã phường nhằm hoàn thiện và nâng cao trình độ, chất lượng cán bộ đáp ứng được yêu cầu chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo nên nhiều nông sản hàng hoá có giá trị gắn với chế biến và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường…chuyển dần sản xuất từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.

Bắc Giang là một tỉnh miền núi với lợi thế về đất đai và lao động dồi dào với tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển nông nghiệp: 110.000ha; quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp là 165.000ha, quy hoạch cho phát triển thuỷ sản 20.000ha; chúng ta lại nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, và gần với cửa khẩu biên giới Lạng Sơn, có hệ thống giao thông thuận tiện với hệ thống đường bộ, đường sắt và đường sông tương đối hoàn thiện. Tạo điều kiện cho việc tiêu thụ nông sản hàng hoá thuận lợi. Trải qua 12 năm phấn đấu, xây dựng ngành nông nghiệp đã tích tực tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cũng như cấp uỷ chính quyền các cấp phát huy nguồn lực sẵn có của tỉnh và tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ ngành TW đặc biệt là của Bộ Nông nghiệp &PTNT thu hút kêu gọi các nguồn lực bên ngoài tạo nên nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, nổi bật trên các lĩnh vực sau:

* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch tích cực.

a. Trong trồng trọt: Mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực được coi là nhệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Diện tích cây lương thực có hạt (lúa – ngô) giảm, nhưng do áp dụng đồng bộ các biện pháp từ việc chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ đến các biện pháp kỹ thuật, thâm canh nên năng suất, sản lượng lương thực có hạt liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Năng suất lúa tăng từ: 32,7 tạ/ha năm 1997 lên 49,5tạ/ha

2005. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 1996 đạt: 385.873 tấn lên 600.899 tấn hiện nay (Tăng 215.026 tấn). Bình quân lương thực đầu người năm 1996 đạt 314kg/người/năm lên: 381,6kg/người/năm đảm bảo ổn định vững chắc chỉ tiêu lương thực trên địa bàn toàn tỉnh. Trong sản xuất cây lương thực đã đẩy mạnh đưa giống mới có năng xuất chất lượng cao vào sản xuất. Hiện nay sản xuất lúa đã đưa 75 – 80% giống lúa mới vào sản xuất; 90 – 95% giống ngô lai; do đó năng suất cây lương thực tăng bình quân hàng năm 4,6%. Sản lượng tăng 9,1%/năm.

* Cây công nghiệp ngắn ngày phát triển với tốc độ nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Đối với cây lạc diện tích tăng từ 7.500ha năm 1996 lên 10.700ha năm 2005. Đáng chú ý là cây lạc vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao nên đã phát triển nhanh thành vụ sản xuất chính. Năm 1996 diện tích lạc thu đông có khoảng 10ha thì đến nay mở rộng khoảng 2800ha. Năng suất lạc năm 1996 từ 9,5tạ/ha lên 12tạ/ha năm 2000 và 18tạ/ha năm 2005 (Tăng gấp 2 lần so với năm 1996). Nét mới trong sản xuất lạc là sử dụng các giống mới áp dụng các biện pháp thâm canh như công nghệ che phủ ni non, làm luống nhỏ và trồng 2 hàng thay thế cách trồng cũ là làm luống to. Nhờ vậy làm cho sản lượng lạc tăng từ 6.800 tấn năm 1997 lên 20.000 tấn năm 2005. (Tăng gấp 3 lần so với 1997).

Sản xuất cây đậu tương đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu giống, các giống như cúc Lục Ngạn, Lơ 75 đã được thay thế bằng các giống DT99, ĐT12 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Năng suất đậu tương tăng từ 10,3tạ/ha năm 1997 lên 16tạ/ha năm 2005. Sản lượng tăng từ 5.400 tấn năm 1997 lên 9.000tấn năm 2005. Sản xuất cây đậu tương đã hình thành công thức luân canh 4 vụ/năm, cho giá trị thu nhập từ 45 – 60 triệu đồng/ha/năm.

- Diện tích cây rau màu thực phẩm tăng mạnh cả về diện tích và giá trị, diện tích tăng từ 16.200ha năm 1997 lên 25.000ha năm 2005. Giá trị sản xuất cây rau thực phẩm đạt 190.760 triệu đồng năm 1997 lên 320.000 triệu đồng năm 2005. Một số loại cây mầu thực phẩm có giá trị được phát triển mạnh như: ngô ngọt, dưa chuột bao tử, đậu Hà Lan, dưa hấu, cà chua bi, ớt các loại…Bước đầu đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung cung cấp cho các tỉnh lân cận và ký kết phục vụ các cơ sở, nhà máy chế biến. Một số huyện đã tạo được vùng sản

xuất ra hàng hoá tập trung với quy mô lớn như: Đông Lỗ (Hiệp Hoà), Quảng Minh (Việt Yên), Cảnh Thuỵ (Yên Dũng), Dĩnh Kế (Bắc Giang ); Thái Đào, Mỹ Thái (Lạng Giang); Bảo Đài, Tam Dị (Lục Nam)

- Cây ăn quả tiếp tục được trỳ trọng chỉ đạo. Tạo được vùng cây ăn quả tập trung cú đầu tư lớn nhất miền Bắc; trong phát triển cây ăn quả trú trọng vào đầu tư vào thâm canh, dải vụ, coi trọng việc bảo quản chế biến nâng cao chất lượng quả sau thu hoạch. Cơ cấu cây ăn quả hiện nay của tỉnh chủ lực vẫn là vải, nhãn chiếm 80% diện tích. Một số địa phương đã có hướng chuyển đổi cơ cấu giống như chuyển đổi một số diện tích vải ở chân bãi thấp sang trồng na, hồng, cam canh, bưởi Diễn…như ở (Lục Ngạn, Lục Nam)

Đối với diện tích vải một số nơi đã thay thế vườn vải chính vụ bằng giống vải chín sớm theo các biện pháp như trồng xen, ghép cải tạo. diện tích cây ăn quả năm 1997 có 9.000ha đến nay đạt 51.081ha (tăng gấp hơn 5 lần năm 1997). Sản lượng quả tăng nhanh bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 8 – 58%. Doanh thu từ cây ăn quả năm 1997: 137.800 triệu đồng năm 2005 xấp xỉ 300 tỷ đồng.

Trong trồng trọt với phương châm chỉ đạo chuyển từ coi trọng số lượng trờn đơn vị diện tớch sang tăng giỏ trị trờn đơn vị diện tớch đó đưa được nhiều cõy trồng cú giỏ trị cao vào sản xuất. Trong thõm canh quan tõm đến chất lượng nụng sản. Do vậy giá trị thu nhập từ trồng trọt đã tăng nhanh từ 17,4 triệu đồng/ha/năm 1997 lên 26 triệu đồng/ha/năm (năm 2005). Một số huyện đã tích cực chuyển đổi diện tích lúa một vụ không ăn chắc sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu hoặc trồng cỏ phát triển chăn nuôi đã cho thu nhập cao.

b. Chăn nuôi - Thuỷ sản:

Nhằm từng bước phấn đấu đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, ngành đã tập trung chỉ đạo chương trình nạc hoá đàn lợn, sinh hoá đàn bò, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu giống đến các hình thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Nhờ vậy cơ cấu đàn gia súc đã có thay đổi theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng gia súc nuôi lấy thịt, giảm gia súc

cày kéo, đàn trâu có xu hướng giảm, đàn bò tăng mạnh. Đàn lợn thịt có xu hướng tăng trọng lượng xuất chuồng đi đôi với tăng tỷ lệ nạc. Mặc dự bị dịch bệnh nhưng đàn gia cầm vẫn phỏt triển mạnh. Ngoài ra trong chăn nuụi đó chỳ ý đưa những vật nuụi cú giỏ trị cao và tận dụng lợi thế của tỉnh như: đàn ong, dờ, thỏ.... Cùng với các giải pháp về khoa học kỹ thuật, ngành còn xây dựng các chính sách hỗ trợ giống, khuyến khích đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá có quy mô tập trung, tạo môi trường thuận lợi để chăn nuôi phát triển với tốc độ cao, chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Năm 1997 giá trị ngành chăn nuôi chiếm 29% đến năm 2005 chiếm 38% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp.

Mặc dù trong những năm qua có nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra dịch lở mồm long móng đối với gia súc; dịch cúm gia cầm. Nhưng do làm tốt công tác phòng và quản lý dịch bệnh nên thiệt hại gây ra không đáng kể. Đồng thời là kinh nghiệm tốt để khuyến cáo các hộ nông dân thay đổi phương pháp chăn nuôi từ truyền thống sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Quy mô chăn thả từng bước thực hiện theo quy hoạch tập trung xa khu dân cư.

Về thuỷ sản:

Trong những năm gần đây phong trào phát triển thuỷ sản của tỉnh ta đã phát triển mãnh mẽ. Diện tích chăn nuôi thuỷ sản tăng từ 2,900ha năm 2000 lên 9100 ha năm 2005 (tăng hơn 3 lần), cơ cấu giống các được chọn lọc phù hợp như cá rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, chim trắng…Đây là những giống cá đảm bảo chất lượng, có giá trị kinh tế cao và đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Tỉnh đã thành lập trung tâm giống thuỷ sản cấp1 và cấp giấy phép cho 16 cở sở sản xuất cá giống đã góp phần cung ứng đủ nhu cầu cho nhân dân. Năm 2000 sản xuất được 705 tấn cá giống cho đến năm 2005 sản xuất được 1000 tấn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đấu thầu hoặc tự nguyện đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản với quy mô vài chục ha đã cho thu nhập tới hàng trăm triệu đồng/năm; như ở Song Mai (TP Bắc Giang ); Mai Đình, Đông Lỗ (Hiệp Hoà); Tân Tiến (Yên Dũng); Dĩnh Trì, Đại Lâm (Lạng Giang). Trong giai đoạn 2001 - 2005 phong trào chuyển diện tích cấy lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản đã phát

triển mạnh mẽ. Tổng diện tích chuyển đổi trên 3.200 ha ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 8 dự án nuôi trồng tập trung quy mô từ 10 ha trở lên. Do đó sản lượng thuỷ sản tăng từ 6.600 đàn năm 1997 lên 12,300 tấn năm 2005. Giá trị ngành thuỷ sản năm 2005 đạt khoảng 95 tỷ đồng. Một số địa phương như Lạng Giang, Lục Ngạn, Yên Thế được hỗ trợ kinh phí đầu tư nuôi các lồng. Hiện nay đã có 158 lồng, doanh thu từ 4 - 6 triệu đồng/lồng/năm. có trên 330 hộ đầu tư nuôi đặc sản (ba ba, ếch) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Mô hình nuôi cá thâm canh, kết hợp lúa cá đạt hiệu quả cao xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn toàn tỉnh.

* Sản xuất Lâm nghiệp:

Trong sản xuất lâm nghiệp tiếp tục thực hiện tốt chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, đồng thời thực hiện có hiệu quả các dự án trồng do nước ngoài tài trợ, các địa phương đặc biệt là các huyện miền núi đã tích cực huy động các nguồn tài chính và nhân lực thực hiện lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn để thực hiện phát triển và bảo vệ vốn rừng. Trong 10 năm qua mỗi năm toàn tỉnh trồng mới từ 3 - 4.000 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh trên 10.000ha/năm. Từ năm 1997 đến nay đã trồng mới gần 30.000 ha rừng, trong đó rừng kinh tế 10.214 ha; khoanh nuôi tái sinh 114.000 ha. Bảo vệ 143.492 ha rừng. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá nghề rừng. Thực hiện tốt việc giao đất giao rừng cho các tổ chức và hộ gia đình đến nay toàn tỉnh đã giao cho 44.770 hộ quản lý sử dụng 74.620 ha rừng. Các địa phương đã chú ý chỉ đạo các hộ thực hiện tốt các dự án trồng rừng, mạnh dạn vay vốn trồng rừng kinh tế, chú trọng công tác giống trong trồng rừng. Từ năm 2001 đến nay các lâm trường quốc doanh đã đưa các lọai giống cây lâm nghiệp mới vào trồng rừng và được nhân giống theo phương pháp mô, hom. Toàn tỉnh hiện có 1.500 ha rừng trồng kinh tế bằng giống mới cho tốc độ tăng trưởng nhanh, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả rừng trồng, đồng thời chủ động cung cấp giống chất lượng tốt cho các hộ nông dân trên địa bàn; tăng cường đầu tư xây dựng vườn ươm hom tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, bước đầu cung ứng đủ giống mới chất lượng cao cho các hộ nông dân trong vùng. Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát

triển vốn rừng nên đã nâng độ che phủ của rừng từ 19,7% năm 1996 lên 39,5% năm 2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn:

Mười năm qua toàn tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Tổng số vốn đầu tư bao gồm các nguồn vốn Trung ương, vốn địa phương và nhân dân đóng góp từ năm 1997 đến nay khoảng trên 900 tỷ đồng, trong đó: đầu tư cho thủy lợi 665 tỷ đồng; cho nông nghiệp trên 30 tỷ đồng, cho các chương trình mục tiêu quốc gia 195 tỷ đồng. Nhờ đó hàng năm đã tu bổ nâng cấp hàng trăm km đê, kè, cống chủ động đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ bão, kiên cố hoá được trên 700km kênh mương; xây dựng 33

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 26 - 38)