Qũy ruộng đất là tổng thể về diện tích ruộng đất trên một vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 38 - 40)

theo một ranh giới nhất định, nằm trong phạm vi một dơn vị sản xuất ( hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp…) của một địa phương ( xã, huyện, tỉnh ) hay cả nước.

- Đối với mỗi đơn vị sản xuất, mỗi địa phương, quỹ đất nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng đều có giưới hạn về mặt diện tích. Đặc trưng này của các loại quỹ đất được quy định bởi đặc điểm của đất đai. Trong đó, đặc điemr có tính hữu hạn về số lượng đất đai và tính vô hạn về sự sinh lời của đất đai chi phối một cách rõ rệt nhất.

- Mỗi loại đất hình thành một quỹ riêng trong đó có quỹ đất nông nghiệp. Vì vậy, quỹ đất nông nghiệp có sự biến động và diễn ra theo hai hướng:

+ Do quá trình đô thị hóa, do sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn., do sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới làm cho quý đất nông nghiệp bị thu hẹp lại. Đây là xu hướng vận động tất yếu. Nhưng vấn đề đặt ra là lựa chọn địa điểm để xây dựng đô thị và khu công nghiệp cũng như các cơ sở hạ tầng thế nào cho hợp lý. Tình trạng chuyển đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp cần được hạn chế.

+ Do sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu về nông sản ngày càng tăng trong khi quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là cần thiết.

* Yêu cầu sử dụng đất nông nghiệp

- Không ngừng nâng cao hiệu quả sinh lời của đất là yêu cầu tối cao của sử dụng đát nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Nó đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng tạo ra nhiều nông sản với chất lượng cao, giá thành

hạ, đapf ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân cư trong điều kiện nguồn lực ngày càng hạn chế.

- Kết hợp một cách hợp lý yếu tố đất đai với sức lao động : Đất đai và lao động là hai yếu tố cơ bản tạo ra các sản phẩm nông nghiệp.

- Kết hợp sử dụng có hiệu quả đất với cải tạo, bồi dưỡng và nâng cao độ phì đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

* Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp

Đáp ứng các yêu cầu cơ bản về sử dụng và phát triển nông nghiệp theo định hướng “ Xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái. Thực hiện đa canh, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tăng nhanh nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhân dân với nhu cầu ngày càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới ”. Việc sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện theo các phương hướng sau:

Kết hợp sử dụng đất theo chiều rộng với chiều sâu, trong đó theo chiều sâu là con đường cơ bản và lâu dài. Đẩy mạnh thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt, coi trọng tăng vụ và khai hoang.

Bố trí cây trồng và mùa vụ phù hợp. Khai thác và sử dụng tổng hợp đất đai, sức lao động và tài nguyên thiên nhiên khác.

Kết hợp nông nghiệp và lâm, ngư nghiệp.

Tăng cường pháp luật trong sử dụng đất nông nghiệp.

→ Việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang như hiện nay có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Hiện tại em đang thực tập ở Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang nên để làm chuyên đề thực tập em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang ”.

MỤC LỤC

Trang

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP. ĐẤT NÔNG NGHIỆP.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 38 - 40)