1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã trường xuân, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

86 533 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao năng suất cây trồng của địa phương ...51 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ TRƯỜNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

TẠI XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG NINH,

TỈNH QUẢNG BÌNH

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

ĐOÀN THỊ NHUNG ThS TÔN NỮ HẢI ÂU

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ từ thầy cô, gia đình, bạn bè và các cán bộ làm việc tại cơ quan thực tập.

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo TS Tôn

tài, cung cấp những tài liệu cần thiết và những chỉ dẫn hết sức quý báu đã giúp tôi giải quyết những vướng mắc gặp phải.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học kinh tế Huế, là những người trong suốt quá trình học đã truyền thụ kiến thức chuyên môn

khóa luận.

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các

trong quá trình thực tập Xin cảm ơn 50 hộ gia đình tại xã Trường Xuân đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian phỏng vấn và điều tra số liệu.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ

và động viên trong những lúc khó khăn, giúp tôi

có thể hoàn thành tốt công việc học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

nhiều nhưng chắc chắn không tránh khỏi những saiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

luận này được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Đoàn Thị Nhung

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: 3

4.1.1 Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp: 3

4.1.2 Phương pháp điều tra thu thập các số liệu sơ cấp: 3

4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 3

4.3 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đất đai và phân loại đất nông nghiệp 4

1.1.1.1 Đất đai 4

1.1.1.2 Đất nông nghiệp 5

1.1.1.3 Phân loại đất nông nghiệp 6

1.1.2 Đặc điểm đất nông nghiệp 7

1.1.3 Vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp 8

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 8

1.1.4.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên 8 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

1.1.4.2 Các yếu tố về kỹ thuật canh tác đất nông nghiệp 9

1.1.4.3 Các yếu tố về kinh tế - xã hội 9

1.1.5 Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 10

1.1.6 Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất 11

1.1.7 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 12

1.1.7.1 Đánh giá loại hình sử dụng đất đai 12

1.1.7.2 Chỉ tiêu hệ số sử dụng đất 12

1.1.7.3 Chỉ tiêu về độ che phủ 12

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 13

1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam 13

1.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình 14

1.2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Ninh 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 16

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 16

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 16

2.1.1.1 Vị trí địa lý 16

2.1.1.2 Đặc điểm về địa hình, địa mạo 16

2.1.1.3 Đặc điểm về khí hậu 17

2.1.1.4 Đặc điểm về thuỷ văn 17

2.1.1.5 Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên 18

2.1.1.6 Đặc điểm về môi trường 19

2.1.1.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 20

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 20

2.1.2.1 Tình hình dân số - lao động 20

2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế 21

2.1.2.3 Tình hình phát triển văn hoá – xã hội 23

2.1.2.4 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình 25

2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 27 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.2.1 Quy mô, cơ cấu, diện tích các loại đất của xã 27

2.2.2 Quy mô, cơ cấu, diện tích các loại cây trồng và vật nuôi chính của xã Trường Xuân 32

2.2.2.1 Diện tích và cơ cấu các loại cây trồng hàng năm của xã 32

2.2.2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng hàng năm của xã 34

2.2.2.3 Tình hình ngành chăn nuôi 36

2.2.3 Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở xã 38

2.2.3.1 Căn cứ lựa chọn loại hình sử dụng đất 38

2.2.3.2 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất 38

2.2.4 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã Trường Xuân 42

2.2.4.1 Tình hình đất đai 42

2.2.4.2 Hiện trạng phân hạng đất và bố trí cây trồng trên các hạng đất 43

2.2.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra xã Trường Xuân 44

2.2.5.1 Tình hình nhân khẩu, lao động các hộ điều tra 44

2.2.5.2 Tình hình vay vốn 45

2.2.5.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 45

2.2.5.4 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra 46

2.2.5.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường 49

2.2.5.6 Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao năng suất cây trồng của địa phương 51

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ TRƯỜNG XUÂN HUYỆN QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH 54

3.1 Định hướng 54

3.2 Giải pháp 55

3.2.1 Đối với các tổ chức cấp huyện, tỉnh, nhà nước 55

3.2.2 Đối với chính quyền địa phương xã Trường Xuân 56

3.2.3 Đối với các nông hộ 57

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

3.1 Kết luận 58

3.2 Kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam năm 2013 13

Bảng 2: Thống kê huy động số lượng trẻ đến trường trong 2 năm 2013 và 2014 của các cấp học 24

Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất xã Trường Xuân năm 2013 28

Bảng 4: Biến động diện tích đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng giai đoạn 2010 -2014 của xã Trường Xuân 30

Bảng 5: Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu của xã Trường Xuân giai đoạn 2012 – 2014 33

Bảng 6: Năng suất, sản lượng một số cây trồng hàng năm của xã giai đoạn 2012 -2014 35

Bảng 7: Loại hình và các kiểu sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu của xã Trường Xuân 39

Bảng 8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch 42

Bảng 9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 45

Bảng 10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất xã trường Xuân năm 2013 45

Bảng 11: Diện tích, năng suất và sản lượng bình quân trên một đơn vị diện tích của một số loại cây trồng chính của các hộ điều tra năm 2015 47

Bảng 12: Các chỉ tiêu phản ánh giá trị bình quân trên một đơn vị diện tích của một số loại cây trồng chính của các hộ điều tra năm 2015 48

Bảng 13: Ý kiến của các hộ điều tra về mức sử dụng phân bón và thuốc BVTV của một số loại cây trồng chính 51

Bảng 14: Những khó khăn mà các hộ nông dân gặp phải 52

Bảng 15: Cơ cấu, diện tích các loại đất quy hoạch đến năm 2020 của xã Trường Xuân 55 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế năm 2013 của xã Trường Xuân 23

Biểu đồ 2: Cơ cấu các loại đất năm 2013 xã Trường Xuân 27

Biểu đồ 3: Biến động diện tích đất xã Trường Xuân qua các năm 31

Biểu đồ 4: Tình hình chăn nuôi của xã Trường Xuân qua các năm 37

Biểu đồ 5: Cơ cấu phân hạng đất xã Trường Xuân năm 2013 43

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,

là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và pháttriển dân sinh, kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng Tuy thấy được vai trò của đất làrất to lớn, song chúng ta mới chỉ chú ý ở khía cạnh khai thác mà chưa biết kết hợp vớicác biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai

Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trướcnguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng Thêm vào đó, việc sử dụng đất đai hợp lý,xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đảm bảomôi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu.Thực chất của mục tiêu này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa đem lại hiệu quả

xã hội và môi trường

Trường Xuân là một xã thuần nông thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

có vùng sinh thái đa dạng mang đặc thù của vùng trung du và miền núi, có điều kiệnkinh tế phát triển kết hợp nông - lâm nghiệp Trong những năm gần đây, nền sản xuấtnông nghiệp của xã đã được chú trọng đầu tư phát triển, do đó đời sống người dânkhông ngừng tăng lên Tuy nhiên, nền nông nghiệp của xã vẫn còn tồn tại nhiều yếuđiểm đòi hỏi sự nổ lực của tất cả các cán bộ cũng như người dân địa phương

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

để tiến hành nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Đánh giá thực trạng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã TrườngXuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Từ đó đề xuất định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp tại địa phương trong thời gian tới

Để thực hiện được mục tiêu trên cần có các tài liệu phục vụ nghiên cứu là:

Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ Phòng Tài nguyên và Môitrường huyện Quảng Ninh, từ UBND xã Trường Xuân, từ điều tra phỏng vấn các hộgia đình ở xã Trường Xuân,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Tham khảo từ sách, báo, mạng Internet…

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Số liệu sơ cấp và thứ cấp

 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Thu thập số liệu, dữ liệu rồi sử dụngphần mềm excel để xử lý

 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 50 hộ nông nghiệp trên địabàn xã Trường Xuân và được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ có sửdụng đất cho mục đích nông nghiệp với bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn chomục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đã đạt được một số kết quả sau:

Thấy được thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Trường Xuân,huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cụ thể là việc sử dụng đất cho mục đích nôngnghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần nâng cao thu nhập cho các hộnông dân

Bên cạnh các kết quả, hiệu quả từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lạithì việc khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên đất và sử dụng không hợp lý đã gây ranhững ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và xã hội

Trên cơ sở đó, việc đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tác động, hạnchế đó đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng tại địa bàn làvấn đề cấp thiết, đáng quan tâm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tàinguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế - xãhội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thểthay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp Chính vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp làhợp thành của chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái

Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trướcnguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng Con người đã và đang khai thác quá mức

mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý,xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đảm bảomôi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu.Thực chất của mục tiêu này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa đem lại hiệu quả

xã hội và môi trường

Đứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một sốloại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình

sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảmbảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của quốcgia và của từng địa phương

Trường Xuân là một xã thuần nông nằm ở phía Tây Nam huyện Quảng Ninh vớitổng diện tích tự nhiên là 15.590,32 ha (theo số liệu thống kê đất đai năm 2013), trong

đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 85,1% (13.267,20 ha) trong tổng diện tích đất tựnhiên, có vùng sinh thái đa dạng mang đặc thù của vùng trung du và miền núi, có điềukiện kinh tế phát triển kết hợp nông - lâm nghiệp

Trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp của xã đã được chú trọng đầu tưphát triển nhằm đảm bảo an sinh xã hội tạo tiền đề vững chắc cho xây dựng và pháttriển kinh tế Chính vì vậy, năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên, đời sống vậtchất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện Song trong nền sản xuất nôngnghiệp của xã còn tồn tại nhiều yếu điểm đang còn hạn chế về số lượng cũng như giảmTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

sút về chất lượng do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý; trình độ khoa học kỹthuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế; tư liệu sản xuất giản đơn; kỹthuật canh tác truyền thống; đặc biệt là địa bàn miền núi với địa hình phức tạp cũng ảnhhưởng rất lớn đến việc sử dụng và quản lí đất nông nghiệp.

Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độcủa các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quanđiểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất và định hướng pháttriển sản xuất nông nghiệp của xã Trường Xuân là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng

sử dụng đất nông nghiệp tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Trường Xuân, huyện QuảngNinh, tỉnh Quảng Bình

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp của xã

- Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp trên địa bàn xã

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Trường Xuân, huyện QuảngNinh, tỉnh Quảng Bình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnhQuảng Bình

- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 19/01/2015 đến 15/5/2015

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:

4.1.1 Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp:

Thu thập và kế thừa có chọn lọc các dữ liệu có liên quan đến đề tài từ nguồn tàiliệu (sách vở, giáo trình, dữ liệu internet…), từ báo cáo của các cơ quan quản lý địaphương, các nghiên cứu trước đây

+ Số liệu về khí tượng thuỷ văn

+ Các nguồn số liệu về tình hình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất, tình hìnhdân số lao động của xã được thu thập tại phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn, phòng Tài nguyên Môi trường

4.1.2 Phương pháp điều tra thu thập các số liệu sơ cấp:

Thông qua phỏng vấn 50 hộ gia đình để đưa ra một số nhận xét về:

+ Ý kiến của người dân về mức đầu tư sử dụng phân bón và thuốc BVTV chocây trồng

+ Vấn đề sử dụng và bảo vệ đất sau khi canh tác như khả năng cải thiện độ phìcho đất nhằm làm rõ các thông tin từ các số liệu thứ cấp

+ Đồng thời khảo sát tình hình sản xuất, năng suất và sản lượng các loại câytrồng chính của xã, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho mục đích sảnxuất nông nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng đất và cây trồng

4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Số liệu điều tra được tổng hợp và thể hiện bằng hệ thống bảng biểu, biểu đồhiện trạng sử dụng đất, sau đó tiến hành xử lí phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xétqua hệ thống thông tin đó

- Dùng các hàm tính cơ bản trong excel để xử lí các thông tin thu được từ quátrình phỏng vấn

4.3 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:

Tham khảo ý kiến các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cấp xã và một số trưởngthôn, chủ hộ có trình độ văn hoá cao nhiều kinh nghiệm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

sử dụng đất

Như vậy, đất được hiểu như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: khí hậu, địahình/địa mạo, đất, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên vànhững biến đổi của đất do hoạt động của con người

Qua quá trình nghiên cứu của nhiều thế kỷ, các nhà khoa học, các nhà địa chất ítnhiều đã làm sáng tỏ một phần nào đó, giúp chúng ta hiểu "đất đai là gì?"; "vai trò củađất?" Tổng hợp từ nhiều tài liệu có thể thấy rằng khái niệm về đất ngày một hoànthiện giúp chúng ta có thể nắm bắt và sử dụng đất một cách có hiệu quả

Theo tài liệu Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay của Trần Thị

Minh Châu thì: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt Trái Đất bao gồm tất cả

các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt như: khí hậu, bề mặt,thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm

và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư con người,

những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại” (NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2007).

Theo một định nghĩa khác của Hội khoa học đất Việt Nam trong tài liệu Đất Việt Nam thì: “ Đất đai là một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích bề

mặt của Trái Đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chu kỳ

có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên dưới nó như khôngkhí, loại đất, điều kiện địa chất, thuỷ văn, động thực vật, những hoạt động tác động từtrước và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó của con người trong hiện tại và tương lai” (NXB Nông Nghiệp, 2000).

Từ các định nghĩa trên, đất đai được hiểu là: Đất đai là khoảng không gian cógiới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng,thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoảng sảntrong lòng đất; theo chiều ngang thì trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địahình, thuỷ văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó giữ vai trò quan trọng và có

ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người

Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, ta cần tìm hiểu một số vấn đề liên quan đếnkhái niệm đất đai như loại hình sử dụng đất, đánh giá đất đai…

Loại hình sử dụng đất (LUT)

Loại hình sử dụng đất (LUT) là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tảtheo các thuộc tính nhất định LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của mộtvùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội

và kỹ thuật được xác định Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất đượchiểu khái quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất hoặc phát triển một nhóm câytrồng, vật nuôi trong một chu kỳ hoặc chu kỳ nhiều năm Ngoài ra, LUT còn có nghĩa

là các kiểu sử dụng đất

Đánh giá đất đai

Theo FAO (1976): “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tínhchất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụngđất yêu cầu phải có” Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp đượcdựa theo các yếu tố đánh giá đất với những mức độ khác nhau Mức độ khác nhau củacác yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh cácthuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng trong nhiềunăm Nói cách khác, đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vào chấtlượng của đất và mức sản phẩm mà độ phì đất tạo nên

1.1.1.2 Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp còn được gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùngđất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt vàTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

chăn nuôi Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp Đất nôngnghiệp được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp,lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đấtnông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷsản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

1.1.1.3 Phân loại đất nông nghiệp

 Để sử dụng một cách hiệu quả cũng như để quản lý tốt quỹ đất nông nghiệp, theoFAO, tổ chức Nông lương Liên hợp quốc thì đất nông nghiệp được phân loại như sau:

- Đất canh tác như đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn như ngũ cốc, bông, khoaitây, rau, dưa hấu, loại hình này cũng bao gồm cả đất sử dụng được trong nông nghiệpnhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa)

- Vườn cây ăn trái và những vườn nho hay cánh đồng nho (thông dụng ở châu Âu)

- Đất trồng cây lâu năm (ví dụ như trồng cây ăn quả)

- Cánh đồng, thửa ruộng và đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả gia súc

 Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân tạo, đất nông nghiệp đượcchia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường xuyên) Ở các nước đang khôhạn và bán khô hạn đất nông nghiệp thường được giới hạn trong phạm vi đất tưới tiêu

Ở Việt Nam, đất nông nghiệp được phân loại như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuấtnông nghiệp Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm

- Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôiphục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằnghình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồngrừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng) Theo loại rừng lâmnghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồngthuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt

- Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính(vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thứctrồng trọt không trực tiếp lên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm vàTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứuthí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng cơ sở ươm tạocây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nôngsản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

 Theo những tiêu chí trên và những căn cứ trong hoạt động sử dụng đất tại địabàn, việc phân loại đất tại xã Trường Xuân như sau:

- Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đấttrồng cây hàng năm khác;

- Đất trồng cây lâu năm;

- Đất rừng;

- Đất nuôi trồng thủy sản;

- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

1.1.2 Đặc điểm đất nông nghiệp

Thứ nhất, đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động.Đất đai là sự kết tinh lao động của con người từ khi con người tiến hành khai phá đưađất hoang vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người Như vậy trong quá trình sửdụng đất, con người cần phải không ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất Đất là tưliệu sản xuất chủ yếu bởi vì không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp, không cócác công trình xây dựng, không có các nhà máy công nghiệp

Thứ hai, đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều Đất gắn liền vớicác vị trí địa lý, địa hình nên mỗi vùng có một diện tích đất cố định Đất gắn chặt vớicác điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, thời tiết củavùng đó Mặt khác, các tư liệu sản xuất khác thì có thể di chuyển từ nơi này sang nơikhác khi cần thiết còn đất đai thì không thể Do đó, khi sử dụng ruộng đất để sản xuấtcần căn cứ vào điều kiện tự nhiên – xã hội của từng vùng để bố trí sản xuất hợp lý.Ngoài ra, ruộng đất có chất lượng không đồng đều do quá trình hình thành đất và quátrình canh tác của con người

Thứ ba, đất đai bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của ruộng đất

là không có giới hạn Đất có giới hạn sẵn của diện tích bề mặt quả cầu, diện tích đấtđai gắn với diện tích của vỏ Trái đất Do đó cần phải sử dụng đất một cách hợp lý, tiếtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

kiệm chỉ khi cần thiết mới chuyển dịch ruộng đất cho mục đích khác Mặc dù bị giớihạn nhưng sức sản xuất thì không giới hạn Vì khi con người tăng cường đầu tư sứclao động, vốn, khoa học công nghệ mới vào quá trình sản xuất thì sản phẩm mang lạitrên một diện tích nhiều hơn.

Thứ tư, đất đai là một hàng hoá đặc biệt Khác với các loại hàng hoá thôngthường khác, đất đai không thống nhất giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu Đối vớiđất đai, quyền sở hữu là của toàn dân mà Nhà nước là người đại diện

Như vậy, đất đai có vai trò rất quan trọng Để giữ gìn bảo vệ và nâng cao hiệuquả sử dụng đất thì cần phải đầu tư nâng cao chất lượng đất cũng như sử dụng đất mộtcách hợp lý để tăng năng suất cây trồng, góp phần nâng cao đời sống cho người dân

1.1.3 Vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp

Trong quá trình lao động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩmcần thiết phục vụ cho con người, vì vậy đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồngthời vừa là sản phẩm lao động của con người

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thựcvật và con người trên trái đất Bởi vậy việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệlâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đốivới mỗi quốc gia

Trong nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt đất đai có vị trí đặc biệt Đất đai

là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tưliệu lao động

Như vậy, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế được trongquá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp Nó đóng vai trò cố định cho sự tồn tại và pháttriển nông nghiệp Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất.Đồng thời nó cũng là tư liệu lao động, khi con người tác động lên đất thông qua các thuộctính lý, hoá, sinh học và các thuộc tính khác để tác động lên cây trồng

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.1.4.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

- Đặc điểm lý, hoá tính của đất quyết định chất lượng và sử dụng đất Quỹ đất đainhiều hay ít, tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất

- Nguồn nước và chế độ nước vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vậnchuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

- Điều kiện địa hình, độ dốc, thổ nhưỡng và độ phì của đất có ảnh hưởng đếnhiệu quả sử dụng đất Vị trí địa lý của từng vùng khác nhau quyết định đến khả năng

và hiệu quả sử dụng khác nhau

- Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiệnsinh hoạt của con người

Do đó, đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở xác định cây trồng vật nuôi phùhợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng

1.1.4.2 Các yếu tố về kỹ thuật canh tác đất nông nghiệp

Kỹ thuật canh tác là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cũngnhư đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Đó là các tác động của con người vào đấtđai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất

để hình thành, phân bố và tích luỹ suất kinh tế Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tựnhiên của sinh vật để lựa chọn các tác động kỹ thuật, chủng loại và cách sử dụng cácđầu vào nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất đề ra Việc áp dụng kỹ thuật nào vào quátrình khai thác đất theo chiều sâu sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đất cũngnhư sản phẩm nông nghiệp tạo ra

1.1.4.3 Các yếu tố về kinh tế - xã hội

Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế…Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối với việc sử dụng đất bởi vì phươnghướng sử dụng đất thường được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tếtrong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhucầu của thị trường

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp như giao thông vận tải, thuỷlợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệuquả sử dụng đất

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản, trình độ kiến thức, khả năng và tậpquán sản xuất, hệ thống chính sách là những yếu tố hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đếnviệc nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Ngoài ra, con người cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình sử dụng đất, đặcbiệt con người có tác động trong việc tăng độ phì của đất Mặt khác, do tài nguyên đấtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

là có hạn và vị trí, không gian của đất không thay đổi trong quá trình sử dụng đất nênđây là các yếu tố làm hạn chế việc sử dụng đất Do đó phải biết tiết kiệm, hợp lý, hiệuquả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững.

1.1.5 Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi vàhướng tới Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau Trong sản xuất,hiệu quả chính là hiệu suất, năng suất

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triểntheo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và chi phí các nguồn lựctrong quá trình sản xuất Nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản xuất

xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạtđộng kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế đối với đất nông nghiệp là trên một diện tích đất nhất định sảnxuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vậtchất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xãhội Như vậy, trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được các loạihình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và chiphí bỏ ra Đối với đất nông nghiệp thì nó được xác định bằng khả năng tạo việc làmtrên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp Như vậy, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xãhội luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạmtrù thống nhất phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nómang lại

Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ánh của môi trường đối với hoạt độngsản xuất Xét về hiệu quả môi trường của đất nông nghiệp thì đó là việc đảm bảo đấtkhông bị thoái hoá, bạc màu và nhiễm các chất hoá học trong canh tác Bên cạnh đócòn có các yếu tố khác như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan hệ giữa các hệthống phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như chế độ thuỷ văn, bảo quản chế biến, tiêuthụ hàng hoá

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

1.1.6 Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất

Hiệu quả sử dụng đất biểu thị mức độ khai thác sử dụng đất đai và thường đượcđánh giá bằng các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ sử dụng đất đai: là tỷ số giữa hiệu của tổng diện tích đất đai và diện tíchchưa sử dụng với tổng diện tích đất đai

Tổng diện tích đất đai - Diện tích đất chưa sử dụng

- Tỷ lệ sử dụng đất đai (%) =

Tổng diện tích đất đaiDiện tích các loại đất

- Tỷ lệ sử dụng loại đất (%) =

Tổng diện tích đất đai+ Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, bao gồm:

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo

ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

- Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủthể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất

- Giá trị gia tăng (VA): là kết quả cuối cùng sau khi trừ đi chi phí trung gian củahoạt động sản xuất, kinh doanh nào đó Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quảsản xuất (VA = GO – IC)

- Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC): GO/IC; VA/IC

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giáhiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp Các chỉ tiêu đạtmức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

+ Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường - xã hội như:

- Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm

- Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân

- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội

- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất

- Đánh giá về hệ thống sản xuất cây trồng

- Đánh giá tính bền vững đối với việc duy trì độ phì của đất và bảo vệ cây trồng.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

1.1.7 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.1.7.1 Đánh giá loại hình sử dụng đất đai

Loại hình sử dụng đất đai được xác định thống nhất trong cả nước Sau khi điềutra phân loại thực trạng sử dụng đất đai, tuỳ thuộc vào các loại hình sử dụng đất sẽđánh giá các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ (%) diện tích so với toàn bộ quỹ đất, tổng diện tích đất đang sử dụng vàdiện tích của các loại đất chính

- Đặc điểm phân bố các loại đất trên địa bàn lãnh thổ

- Bình quân diện tích các loại đất trên đầu người

D: Tổng diện tích gieo trồng trong nămC: Tổng diện tích đất canh tác

Chỉ tiêu này cho thấy trình độ kỹ thuật canh tác của các loại cây trên các loại đấtkhác nhau Khả năng sử dụng đất về mặt kỹ thuật Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ khả năngthâm canh cao và chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến gieo trồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào mục đíchsản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nôngnghiệp Theo tổng cục thống kê, tính đến tháng 1 năm 2013 thì Việt Nam có tổng diệntích đất sản xuất nông nghiệp là 10210,8 nghìn ha chiếm khoảng 39% tổng diện tích đấtnông nghiệp và khoảng 31% tổng diện tích đất cả nước Tình hình sử dụng đất nôngnghiệp của Việt Nam được thể hiện qua bảng hiện trạng sử dụng đất năm 2013 dưới đây:

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam năm 2013

(đơn vị tính: nghìn ha)

Tổng diện tích

Chia ra:

Đất đã giao cho các đối tượng sử dụng

Đất đã giao cho các đối tượng quản lý

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê năm 2013)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá đô thị hoádiễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đấtnông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụngđất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang là vấn đề rấtđược quan tâm, để sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nôngnghiệp bền vững.

1.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ởnơi hẹp nhất của nước ta với tổng diện tích tự nhiên 806527 ha, lớn thứ 9 trong tổng số

63 tỉnh thành của cả nước Là một tỉnh thuần nông nhưng diện tích đất nông nghiệp lạithấp 79744 ha, chỉ chiếm 9,89% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất lâmnghiệp 633184 ha, chiếm 78,51% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng 36696 ha,chiếm 4,85% Thực trạng sử dụng đất vào các mục đích khác nhau đã làm biến đổiđáng kể đến diện tích sử dụng cho từng loại hình cũng khác nhau

Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế dựa vào nông – lâm nghiệp gặp rất nhiều khókhăn cả về diện tích và chất lượng đất, một số diện tích đất bị lấn chiếm, bỏ hoang,khai thác bừa bãi Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được quản lý và sửdụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời tiết khí hậu.Ngoài ra, việc canh tác ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất đai đã làm cho chất lượngđất ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng

Do đó, cần nghiên cứu và áp dụng những giải pháp cụ thể cho từng hạng đất vớitừng loại cây trồng một cách phù hợp, có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất nôngnghiệp tỉnh Quảng Bình

1.2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Ninh

Là một huyện thuần nông thuộc tỉnh Quảng Bình, Quảng Ninh có diện tích đất tựnhiên là 119089 ha chiếm 14,79% tổng diện tích tự nhiên đất toàn tỉnh Tuy nhiên,thực trạng thiếu đất sản xuất, diện tích chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vẫn cònTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

tồn tại dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp, bấp bênh Đặc biệt là 2 xãmiền núi Trường Xuân, Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh thiếu đất rừng sản xuất.Theo ông Phạm Mậu Tài, Giám đốc Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèohuyện Quảng Ninh đề xuất, cần đảm bảo đủ đất sản xuất (cả nông – lâm nghiệp) chongười dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số Đây là cơ sở để người dân sản xuất và

ổn định cuộc sống bền vững Ngoài ra, giao và cấp đất cho các hộ gia đình thiếu đất,

hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất sản xuất là giải pháp cần thiết và cấp bách hiện nay

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Trường Xuân là xã miền núi phía Tây huyện Quảng Ninh, cách thị trấn QuánHàu khoảng 20 km về phía Tây Nam Có vị trí tiếp giáp với các xã như sau:

- Phía Bắc giáp xã Vĩnh Ninh, xã Hàm Ninh;

- Phía Đông giáp xã Hiền Ninh, xã Xuân Ninh, xã An Ninh, xã Vạn Ninh;

- Phía Tây giáp xã Trường Sơn;

- Phía Nam giáp xã Ngân Thuỷ thuộc huyện Lệ Thuỷ;

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 15.590,32 ha chiếm 13,08% diện tích tự nhiêncủa huyện Quảng Ninh, với dân số là 2103 người (2009) Toàn xã có 9 thôn, bản baogồm: Thôn Quyết Thắng, thôn Kim Sen, thôn Rào Trù, thôn Rào Đá, bản Lâm Ninh,bản Khe Ngang, bản Hang Chuồn, bản Nà Lâm, làng Thanh niên lập nghiệp TrườngXuân, (trong đó: bản Nà Lâm nằm trên địa bàn xã Trường Sơn)

2.1.1.2 Đặc điểm về địa hình, địa mạo

Xã Trường Xuân nằm về phía Tây của huyện Quảng Ninh, xã có địa hình tươngđối phức tạp hầu hết là đồi núi có độ nghiêng từ Tây sang Đông; địa hình, địa mạo của

xã có thể chia thành 3 dạng chính sau:

- Dạng địa hình núi đất nằm hầu hết trên toàn bộ địa bàn của xã;

- Dạng địa hình núi đá xen lẫn núi đất nằm rải rác ở dọc đường trục chính của xã;

- Dạng địa hình đồi thấp chủ yếu nằm ở khu vực các khu dân cư thôn, bản hiệnđang được sử dụng vào đất trồng lúa nước, trồng hoa màu, và đất ở

Đất đai có địa hình bằng phẳng rất ít, bố trí thành từng vùng dọc ven sông, ngườidân ở tập trung thành từng thôn, bản chủ yếu dọc đường trục chính của xã và hai bên

bờ sông Rào Đá, Sông Rào Trù, sông Long Đại Những vùng này đất đai khá bằngphẳng có các vùng đất trồng hoa màu, đất trồng lúa nước, diện tích còn lại hầu hết làđất rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất và đất núi đá

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

2.1.1.3 Đặc điểm về khí hậu

Xã Trường Xuân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểmchung của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có mùa đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng,mưa ít

Nhiệt độ bình quân hàng năm là 24,5 độ C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là39,7 - 40,3 độ C (tháng 6, tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 8,0 - 9,4 độ

C (tháng 12, tháng 01) Tổng tích ôn trong năm 8.600 – 9.000 độ C; biên độ chênhlệch ngày và đêm trung bình 5 - 8 độ C Số giờ nắng trung bình trong ngày là 6,0 giờ.Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.100 - 3.300 mm, nhưng phân bố không đềugiữa các tháng trong năm Mùa khô nóng (tháng 4 đến 8), mưa ít, lượng mưa chiếmkhoảng 20 - 25% tổng lượng mưa cả năm Mùa mưa (tháng 9 đến 12), lượng mưachiếm đến 75 - 80% tổng lượng mưa cả năm

Tổng số ngày mưa trung bình khoảng 135 ngày/năm, tháng có lượng mưa lớn nhất

là tháng 9, 10 (502 - 668 mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 4 (44 - 46 mm)

Độ ẩm không khí khá cao trung bình 82 - 84%, độ ẩm không khí thấp nhất là65% vào tháng 12, độ ẩm không khí cao nhất là 87% vào tháng 3, 4

Chế độ gió: có 2 hướng gió thịnh hành (gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng

4 năm sau và gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 9), ảnh hưởng tới chế độnhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa

Nhìn chung, khí hậu nơi đây thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nôngnghiệp với nhiều công thức luân canh đa dạng và phong phú Tuy nhiên, xãTrường Xuân nằm trong vùng Bắc Trung Bộ nên hàng năm phải chịu ảnh hưởngcủa gió bão, lốc, kèm theo đó là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sảnxuất và đời sống của người dân

2.1.1.4 Đặc điểm về thuỷ văn

Sông Long Đại chảy từ xã Trường Sơn về đoạn qua địa bàn xã Trường Xuân cóchiều dài khoảng 15 km, sông chảy quanh co uốn khúc và có một số sông suối nhỏchảy vào nên tác động đến điều kiện thuỷ văn trên địa bàn xã Hồ thủy lợi Rào Đáđược xây dựng có tác động không nhỏ đến điều kiện thuỷ văn trong vùng, làm chomạch nước ngầm của vùng có lượng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

2.1.1.5 Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê năm 2013 diện tích đất tự nhiên của Trường Xuân là15.590,32 ha Trong đó đất nông nghiệp là 13.266,54 ha, đất phi nông nghiệp là1.362,33 ha, đất chưa sử dụng là 961,45 ha Trường Xuân là xã với địa hình miền núi, cónhiều vùng núi cao và một số vùng đồng bằng nhỏ hẹp với thành phần đất chủ yếu là:

- Xf-d1: Đất xám Feralit đá nông, nằm ở vùng giữa và vùng phía bắc của xã, córừng tự nhiên và rừng trồng bao phủ, loại đất này chiếm khoảng 11000 ha so với tổngdiện tích tự nhiên

- Xf-h: Đất xám Feralit điển hình, nằm ở vùng hồ thuỷ lợi Rào Đá, và các vùngđồi lân cận loại đất này chiếm khoảng 2500 ha so với tổng diện tích tự nhiên

- Ec-h: Đất tầng mỏng chua điển hình, nằm ở vùng núi phía Nam của xã, đất nàyphù hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm loại đất này chiếm khoảng hơn 2000

ha so với tổng diện tích tự nhiên

- Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt

Nguồn nước chủ yếu từ sông Long Đại và các sông suối nhỏ khác như sông RàoTrù, sông Rào Đá chảy ra các dòng sông, hồ thuỷ lợi Rào Đá và các hồ thuỷ lợi nhỏkhác trong địa bàn xã cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt người dân.Tuy lượng nước mặt khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho nông nghiệp và sinhhoạt còn bị hạn chế do chưa được đầu tư khai thác tối đa

+ Nguồn nước ngầm

Xã Trường Xuân có nguồn nước ngầm khá phong phú, tuy phân bố không đồngđiều và mức độ nông hay sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trongmùa Về chất lượng nước nhìn chung khá tốt, rất thích hợp cho việc phát triển của câytrồng cũng như sinh hoạt Nguồn nước ngầm chất lượng tốt nhưng phân bố phụ thuộcvào địa hình và địa chất

- Tài nguyên rừng

Là một xã miền núi nên tiềm năng rừng khá lớn, theo số liệu thống kê đến năm

2013, tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 12.894,02 ha chiếm 8,27% tổng diện tíchTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

đất tự nhiên của xã, trong đó đất rừng sản xuất là 4.093,06 ha, đất rừng phòng hộ là8.800,96 ha.

Diện tích đất rừng chủ yếu do các Lâm trường thuộc Công ty Lâm công nghiệpLong Đại quản lý sử dụng Diện tích giao cho xã và hộ gia đình cá nhân quản lý là905,12 ha

- Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của xã là đá vôi, đá xây dựng, cát sạn đây làtiềm năng để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Hiện tại có nhiều mỏkhai thác khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng Đó là điều kiện hết sức thuận lợicho ngành khai thác và chế biến khoáng sản của Trường Xuân

- Tài nguyên nhân văn

Người dân trong xã có truyền thống cách mạng, bản chất cần cù lao động, tinhthần đoàn kết Nhân dân trong xã luôn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, vượtqua khó khăn thử thách trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Chính quyền và nhândân xã đã cùng nhau vượt khó đi lên và đã đạt được những thành tựu đáng kể

Nhân dân trong xã đoàn kết, một lòng theo Đảng, anh dũng đấu tranh bảo vệ vàxây dựng đất nước Đảng bộ và nhân dân xã Trường Xuân đang từng bước khắc phụckhó khăn, thách thức, xây dựng quê hương và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọngtrên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, góp phần cùng với nhân dân trong huyện,trong tỉnh phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

2.1.1.6 Đặc điểm về môi trường

- Môi trường đất

Do trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp còn thấp và chưa có biện pháp bảo

vệ môi trường nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm đất bị suy thoái, chủyếu là xói mòn, rửa trôi bạc màu, tuy nhiên trong những năm gần đây việc trồng rừngtrên địa bàn xã được đẩy mạnh, độ che phủ rừng được tăng lên đã ngăn ngừa một phầntác động tiêu cực đến môi trường

- Môi trường nước

Dạng nhiễm bẩn phổ biến nhất là cát bùn làm tăng độ đục của sông suối, việc sửdụng phân hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hiện tạiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

chưa tác động lớn đến môi trường nước Điều kiện vệ sinh môi trường hàng ngày củadân còn nhiều bất cập, nhà vệ sinh nhiều nơi còn tạm bợ gây ô nhiễm môi trường, giasúc, gia cầm nuôi thả rông làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt dùng cho sinh hoạt.

2.1.1.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

- Về khó khăn

+ Nhìn chung xã Trường Xuân nói riêng cũng như huyện Quảng Ninh nói chung

là nơi có khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa tập trung theo mùa nên về mùa khô thiếunước cho sản xuất, mùa mưa thường xảy ra lũ lụt

+ Là một xã miền núi với địa hình đồi núi là chủ yếu, điều này ảnh hưởng đáng

kể đến khả năng khai thác và sử dụng đất

+ Hệ thống giao thông đường bộ đi qua trên địa bàn xã chỉ có một trục đườngchính và các đường nhánh đi về các thôn, làng, bản Các tuyến đường này chưa đượcđầu tư xây dựng kiên cố nên thường bị xói mòn, rửa trôi, sạt lở về mùa mưa và bụi vềmùa khô ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 32

Tổng số hộ trong toàn xã là 717 hộ, bình quân mỗi hộ có 4 người Trong đó hộnông nghiệp là 605 hộ và hộ phi nông nghiệp là 112 hộ.

Dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền xã, phong trào kế hoạch hoá giađình được tuyên truyền sâu rộng và triển khai, thực hiện tích cực Tỷ lệ tăng dân số tựnhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm đáng kể góp phần tích cực vào việc đẩy nhanhtốc độ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế

Nông nghiệp mà trước hết là sản xuất nông nghiệp với quỹ đất rất ít, lại manhmún và phụ thuộc vào điều kiện địa hình, nên diện tích giao đến từng hộ quá ít, sảnphẩm làm ra từ trồng lúa và hoa màu không nhiều Chủ yếu là sản xuất thủ công theotruyền thống, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất Mặt khácdiện tích đất trồng lúa, trồng màu trên địa bàn xã luôn chịu tác động từ thiên nhiên nhưhạn hán, lũ lụt nên năng suất chưa cao

- Trồng trọt

Các cán bộ, cấp chính quyền xã đã tập trung thực hiện việc dồn điền đổi thửa,chuyển đổi mô hình sản xuất, đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật về giống câytrồng, bảo vệ thực vật, phát triển trồng trọt theo hướng vườn đồi, trồng rừng sản xuất,phát triển vườn cây ăn quả Tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng góp phần quantrọng trong việc ổn định lương thực, tập trung chỉ đạo chuyển đổi bộ giống cây trồngphù hợp với từng vùng, bố trí lịch thời vụ sát đúng, cải tạo đồng ruộng, kiên cố hóakênh mương Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật, đưa các giống lúa có năng suất cao, chất lượng cao, có sức đề kháng tốt vàothâm canh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

- Chăn nuôi

Từng bước chuyển đổi con giống, vật nuôi kể cả gia súc, gia cầm, phát triển đàntrâu, đàn dê, đàn hươu, phát triển mạnh đàn bò lai, đàn lợn được duy trì và phát triểntheo hướng nạc hóa, đàn gia cầm, đàn ong hàng năm đều tăng về số lượng, công táctiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được quan tâm thường xuyên nên dịch bệnhkhông phát sinh

Trong những năm qua, xã Trường Xuân đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể:tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 586,39 tấn; tổng đàn trâu bò đạt 929 con, đànlợn 602 con; diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 12,30 ha, sản lượng đánh bắt nuôi trồngđạt 66 tấn; thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2013 đạt gần 1.559.840.000 đồng; thu nhậpbình quân đầu người đạt 15,0 triệu đồng/người/năm; trồng rừng mới 40 ha

Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, trong

cơ cấu mùa vụ và đưa các loại cây giống, con giống có năng suất, hiệu quả kinh tế cao.Tuy nhiên do ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt nên quy mô sản xuất chủ yếu là ở các

hộ gia đình chưa tạo ra được những vùng chuyên canh lớn, chưa có tính chuyên mônhoá trong sản xuất

Nhìn một cách tổng quát, nền kinh tế của xã chuyển dịch chậm, chủ yếu là nông,lâm nghiệp chiếm 70% trong tổng cơ cấu kinh tế; ngành công nghiệp và TTCN chiếm20%; Thương mại, dịch vụ chiếm 10% trong tổng cơ cấu kinh tế của xã (năm 2013)

Cơ cấu kinh tế của xã được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Nông, lâm nghiệp Công nghiệp và TTCN Thương mại, dịch vụ

70%

20%

10

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế năm 2013 của xã Trường Xuân

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Trường Xuân năm 2013)

2.1.2.3 Tình hình phát triển văn hoá – xã hội

Là một xã miền núi của huyện Quảng Ninh với đồng bào Kinh và Vân Kiềuchung sống, Trường Xuân là địa bàn có sự giao thoa thuần túy giữa 2 nền văn hóa đặcsắc Vì vậy, tập quán canh tác và sử dụng đất ít nhiều cũng bị ảnh hưởng rõ rệt

Được thành lập từ năm 1981, nhờ quan tâm giúp đỡ của các ban ngành củahuyện, tỉnh cũng như đường lối lãnh đạo áp dụng đúng với vai trò thực tiễn của địaphương nên chất lượng đời sống văn hóa-xã hội ngày một được nâng cao

Về văn hóa

Là địa bàn sở hữu khu du lịch sinh thái tâm linh Chùa Non - Thần Đinh cũng vớichiến khu xưa Rào Trù và hồ thủy lợi Rào Đá thu hút hàng chục ngàn lượt khách về dulịch mỗi năm, mở ra hướng đi mới vững chắc cho định hướng phát triển kinh tế tương lai

Duy trì tốt hoạt động văn hóa tinh thần vào các dịp lễ tết nhất là tết độc lập 2-9hằng năm với lễ hội đua thuyền truyền thống

Đồng thời, xã Trường Xuân còn lưu giữ những tinh hoa đặc sắc của đồng bàoVân Kiều với những lối hát dao duyên, những lễ hội truyền thống đậm đà sắc màu núirừng và tín ngưỡng nơi đây

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Về giáo dục:

Có sự đổi thay và lớn mạnh không ngừng trong nền giáo dục của xã nhà Từ buổi

sơ khai với một trường PTCS gồm 3 cấp học, nay đã xây dựng đủ 3 cấp học: Mầmnon; Tiểu học và THCS Với phương châm giáo dục là quốc sách hàng đầu, việc chăm

lo cho con chữ không chỉ được nhà trường và giáo viên coi là trọng tâm mà còn thểhiện ở các bậc phụ huynh và nhất là các em học sinh háo hức đến trường Vì vậy, tỉ lệgiáo dục được nâng cao, nhất là chuẩn hóa phổ cập cấp tiểu học và đang hoàn thiệnchuẩn hóa phổ cập cấp trung học cơ sở

Bảng 2: Thống kê huy động số lượng trẻ đến trường trong 2 năm 2013 và 2014

Nhờ chính sách hỗ trợ đầu tư của chương trình dự án 327, 135 hay dự án 30A, và

sự chung tay góp sức của Chính quyền và nhân dân xã Trường Xuân, cơ sở hạ tầng của

xã đang ngày một hoàn thiện

- Trên địa bàn xã có hệ thống kênh mương dẫn nước phục vụ tưới tiêu sản xuấtnông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và hoa màu, nguồn nước được lấy từ các hồ thủy lợitrên địa bàn xã nên khá chủ động Diện tích đất thủy lợi những năm gần đây tăng doxây dựng hồ chứa nước Rào Đá, đây là công trình thuỷ lợi quan trọng của huyện cungcấp nước cho các xã vùng nam của huyện Quảng Ninh

- Hệ thống các đường dây hạ thế mới thay thế được kéo đến từng thôn, bản vàđang tiếp tục đưa đến những vùng sâu vùng xa của xã, phục vụ sinh hoạt của đồng bàodân tộc, phục vụ khai thác vật liệu xây dựng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

- Thông tin liên lạc ngày càng phát triển mạnh và hiện đại, chất lượng thông tinngày càng tốt, xã có điểm bưu điện – văn hoá phục vụ thông tin liên lạc và cung cấpsách báo, văn hóa phẩm cho người dân.

Tuy nhiên, trục đường giao thông chính trên địa bàn xã từ đường Hồ Chí Minhnhánh đông đi qua khu trung tâm xã lên các bản phía tây và đi đến xã Trường Sơnđang ngày càng xuống cấp do xe cộ đi lại nhiều, lại không được đầu tư nâng cấp nêncàng bị xói lở nghiêm trọng Các đường giao thông liên thôn đi về các thôn, bản vàtuyến giao thông đường sông chuyên chở hàng hóa, vật liệu đến nơi khác và từ các nơi

về xã rất khó khăn Nhìn chung, hệ thống giao thông trên địa bàn xã rất cần được đầu

tư nâng cấp để người dân đi lại, giao lưu buôn bán dễ dàng góp phần phát triển kinh tế

và nâng cao đời sống nhân dân

Chăm lo sức khỏe đời sống nhân dân

Với đội ngũ y, bác sỹ được đầu tư về chất cũng như về lượng, công tác chăm lođời sống của nhân dân được đảm bảo Đảm bảo tốt sức khỏe về trí và về lực, nhất làcông tác chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em

2.1.2.4 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình

+ Phát huy được thế mạnh về điều kiện sản xuất lâm nghiệp và chăn nuôi, nhờ đó

xã đã đẩy nhanh được tốc độ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninhlương thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

+ Giá trị sản xuất CN - TTCN - TMDV tăng hàng năm, cơ sở hạ tầng nông thônđược cải thiện, nhiều tuyến kênh mương, đường giao thông, công trình công cộngđược đầu tư, xây dựng nâng cấp.

+ Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khá ổn định, người dân đoànkết, chịu khó làm ăn, vươn lên làm giàu

+ Cải cách hành chính, đổi mới cơ chế chính sách quản lý được đẩy mạnh, vai tròquản lý Nhà nước được củng cố và ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần quan trọngvào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã thời kỳ vừa qua

+ Tài nguyên khoáng sản không nhiều, hạn chế khả năng phát triển các ngànhnghề trên địa bàn xã

+ Điều kiện thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh có qui môhạn chế, trong những năm tới cần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh pháttriển công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch

+ Số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm còn nhiều, đời sống nhân dântrong xã nhìn chung còn khó khăn

+ Đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu nên ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạotrong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

+ Các công trình công cộng còn thiếu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đường giaothông trong khu dân cư còn nhỏ hẹp và hệ thống thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu tiêuthoát về mùa mưa

+ Vấn đề ô nhiễm môi trường có chiều hướng tăng ảnh hưởng đến chất lượngcuộc sống và sức khoẻ của nhân dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.1 Quy mô, cơ cấu, diện tích các loại đất của xã

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 diện tích đất tự nhiên của Trường Xuân là15.590,32 ha Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 13.266,54 ha chiếm 85,1% diệntích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 1.362,33 ha chiếm 8,7% diện tích tự nhiên, đấtchưa sử dụng là 961,45 ha chiếm 6,2% diện tích tự nhiên

Biểu đồ 2: Cơ cấu các loại đất năm 2013 xã Trường Xuân

(Nguồn: Ban thống kê xã Trường Xuân)

Trường Xuân là một xã miền núi, do đó đất rừng là chủ yếu Địa hình núi đá vôi

và rừng chuyên dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích tự nhiên nói chung

và trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã nói riêng Diện tích đất lâm nghiệpchiếm tỷ trọng lớn do những năm gần đây người dân có xu hướng chuyển diện tích đấtcanh tác ít hiệu quả và đất chưa sử dụng sang trồng rừng Việc quản lý và sử dụng đấtnông nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả kết hợp với các biện pháp bảo vệ đất là vấn

đề cấp thiết của xã Trường Xuân trong tương lai nhằm nâng cao năng suất cây trồng vàduy trì sức sản xuất Hiện trạng sử dụng đất của xã được thể hiện thông qua bảng sau:Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất xã Trường Xuân năm 2013

Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 15590,32 100

(Nguồn: Ban Thống kê xã Trường Xuân)

Như vậy, theo thống kê đất đai, trong tổng diện tích tự nhiên thì đất nông nghiệpchiếm tỷ lệ lớn nhất (85,1%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 2,38% tổngdiện tích tự nhiên và chiếm 2,79% tổng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệpchiếm 82,71% tổng diện tích tự nhiên và 97,19% tổng diện tích đất nông nghiệp Cómột sự chênh lệch lớn giữa diện tích đất sản xuất nông nghiệp với diện tích đất lâmnghiệp Trong diện tích đất sản xuất lâm nghiệp thì đất trồng cây hàng năm có diệntích là 285,22 ha chiếm 1,83% so với diện tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng cây lâunăm là 85,28 ha chiếm 0,55% diện tích tự nhiên Với 285, 22 ha diện tích trồng câyhàng năm thì có 75,78 ha diện tích đất trồng lúa và 209,44 ha diện tích cây trồng câyhàng năm khác Là địa bàn miền núi chủ yếu là đồi núi nên diện tích đất sản xuất của

xã khá nhỏ, chủ yếu là đất lâm nghiệp Với 12894,02 ha diện tích đất lâm nghiệp thì có4093,06 ha diện tích đất rừng sản xuất chiếm 26,25% đất tự nhiên và có 8800,96 haTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

diện tích trồng rừng phòng hộ chiếm 56,45% diện tích tự nhiên Diện tích nuôi trồngthuỷ sản chiếm một diện tích rất nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên, chỉ có 2,68 hachiếm 0,02% diện tích tự nhiên Do trên địa bàn xã có hệ thống sông Long Đại chảyqua nên có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, do đó người dân nơi đây chỉ chú trọng vàoviệc đánh bắt hơn là nuôi trồng Diện tích đất phi nông nghiệp là 1361,67 ha chiếm8,73% diện tích tự nhiên của xã Diện tích đất chưa sử dụng là 961,45 ha chiếm 6,17%diện tích đất tự nhiên Đây là những vùng đất khó khai thác hoặc mang lại hiệu quảthấp nên chưa được người dân sử dụng.

Dưới đây là bảng thể hiện biến động diện tích đất nông nghiệp của xã giai đoạn

2010 - 2014:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 08/11/2016, 22:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. FAO (1990), Land evaluation and farming system analysis for land use planning,Working document, Italia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land evaluation and farming system analysis for land useplanning,Working document
Tác giả: FAO
Năm: 1990
2. Hội khoa học đất Việt Nam, (2000), Đất Việt Nam, NXB nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Việt Nam
Tác giả: Hội khoa học đất Việt Nam
Nhà XB: NXB nông Nghiệp
Năm: 2000
3. Luật Đất đai 2003 (2003), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đất đai 2003
Tác giả: Luật Đất đai 2003
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
4. Nguyễn Hoài Thư Hương, (2012), “Một số đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý”, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm tài nguyên đất nôngnghiệp tỉnh Quảng Bình, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý”
Tác giả: Nguyễn Hoài Thư Hương
Năm: 2012
9. Trần Thị Minh Châu, (2007), “Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiệnnay”
Tác giả: Trần Thị Minh Châu
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
10. UBND xã Trường Xuân, Kế hoạch sản xuất vụ đông xuân và hè thu xã Trường Xuân giai đoạn 2012 – 2014.11. Một số trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch sản xuất vụ đông xuân và hè thu xãTrường Xuân giai đoạn 2012 – 2014
5. Phòng thống kê xã Trường Xuân, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của xã Trường Xuân Khác
6. Phòng thống kê xã Trường Xuân, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của xã Trường Xuân Khác
7. Phòng thống kê xã Trường Xuân, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của xã Trường Xuân Khác
8. Phòng thống kê xã Trường Xuân, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w