1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG s n ự KIỆ l l ễ KHAI mạc ễ hội văn hóa, DU LỊCH MƯỜNG lò 2019

44 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hoạt động truyền thông sự kiện lễ khai mạc “Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò 2019”
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Phạm Hạnh Phúc
Trường học Trường Đại học Tài chính - Marketing
Chuyên ngành Quản trị tổ chức sự kiện
Thể loại Báo cáo thực hành nghề nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 507,96 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (9)
    • 1.1. Khái niệm du lịch (9)
      • 1.1.1. Du lịch (9)
      • 1.1.2. Tài nguyên du lịch (9)
      • 1.1.3. Sản phẩm du lịch (9)
      • 1.1.4. Thị trường du lịch (9)
    • 1.2. Khái niệm lễ hội (9)
      • 1.2.1. Lễ hội (9)
      • 1.2.2. Lịch sử hình thành (10)
      • 1.2.3. Phân loại lễ hội (11)
      • 1.2.4. Vai trò, chức năng (11)
    • 1.3. Khái niệm du lịch sự kiện (12)
      • 1.3.1. Du lịch sự kiện (12)
      • 1.3.2. Vai trò (13)
    • 1.4. Khái niệm về truyền thông (14)
      • 1.4.1. Truyền thông (14)
      • 1.4.2. Truyền thông tích hợp (14)
      • 1.4.3. Các công cụ truyền thông (15)
      • 1.4.4. Các bước để xây dựng hệ thống truyền thông (16)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN LỄ KHAI MẠC “LỄ HỘI VĂN HÓA, DU LỊCH MƯỜNG LÒ 2019” (19)
    • 2.1. Khái quát về du lịch Nghĩa Lộ - Mường Lò (19)
      • 2.1.1. Vị trí, địa lý (19)
      • 2.1.2. Tiềm năng du lịch (19)
      • 2.1.3. Thực trạng du lịch (20)
    • 2.2. Tổng quan về sự kiện “Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò 2019” (21)
    • 2.3. Nội dung truyền thông của sự kiện (24)
      • 2.3.1. Chủ đề, thời gian, chương trình (24)
      • 2.3.2. Mục tiêu truyền thông (25)
      • 2.3.3. Timeline truyền thông sự kiện (25)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm du lịch

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp tác khác (Luật Du lịch 2017).

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa (Luật Du lịch 2017).

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch (Luật Du lịch 2017) Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.

1.1.4 Th ị trườ ng du l ị ch

Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hóa Nó bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch Các mối quan hệ và cơ chế kinh tế được hình thành trên cơ sở các quy luật kinh tế thuộc nền sản xuất hàng hóa và các quy luật đặc trưng cho từng hình thái kinh tế xã hội.

Khái niệm lễ hội

Trong gốc từ Hán Việt, “lễ hội” được kết hợp từ hai yếu tố, trong đó “lễ” là những quy tắc ứng xử, cách thức cúng tế, nghi thức tôn giáo; “hội” là cuộc vui, đám vui đông người. Còn trong tiếng La tinh, “lễ hội” xuất xứ từ “festum” nghĩa là sự vui mừng của công chúng. Tại Việt Nam, tác giả Dương Văn Sáu đưa ra khái niệm về lễ hội: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định, nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại,

1 đồ ng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội.”

Dù có đôi chút khác nhau trong cách diễn đạt, song vẫn có thể nhận thấy một đại ý chung: lễ hội là cuộc vui diễn ra bên cạnh đời thực, là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng, là sự lý tưởng hóa khát vọng cuộc đời, là một hệ thống sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng gắn liền với các nghi thức đặc thù và các cuộc vui chơi nhằm đáp ứng như cầu về tinh thần của con người.

Lễ hội tại Việt Nam đã có mặt từ rất sớm khi nhà nước chưa được hình thành, chưa có sự xuất hiện của phân chia giai cấp Lễ hội xuất hiện khi xã hội loài người đạt đến trình độ phát triển nhất định trong tổ chức đời sống xã hội và lễ hội không ngừng biến đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội trong từng thời điểm, từng giai đoạn của lịch sử.

Hằng năm, trên nhiều vùng miền của Việt Nam diễn ra vô số những hoạt động cúng bái và tế lễ với những phương thức đa dạng Đây là những hoạt động xã hội mang tính tập thể cao, thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của nhiều tầng lớp nhân dân của các địa phương Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội Cũng có những lễ hội mà hai phần này không tách biệt rõ ràng, trong đó trọng tâm là phần hội nhưng bản thân nó đã mang trong mình ý nghĩa tâm linh của phần lễ Vì thế, lễ và hội là một thể thống nhất, không thể chia tách: lễ là nội dung, hội là hình thức; lễ là phần đạo, hội là phần đời Tín ngưỡng dân gian Việt Nam cũng như tín ngưỡng của nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á là thờ cúng tổ tiên, thờ thổ thần của làng xóm, tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng thờ thần… Những tín ngưỡng ấy hướng tới đời sống thực của con người trong lao động và sản xuất, trong các mối quan hệ xã hội của cộng đồng gia tộc và làng xã Các tôn giáo (Phật, Đạo, Nho) đã hòa quyện chặt chẽ với tín ngưỡng tạo nên phần linh hồn của nghi lễ và môi trường hướng tới cho hoạt động vui chơi, hội hè.

Nhiều nghiên cứu cho rằng để tìm hiểu văn hóa Việt Nam, người ta có thể tìm hiểu thông qua các lễ hội hay trực tiếp tham gia lễ hội Từ đó có thể thấy lễ hội là một tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng Tóm lại, từ lễ hội làng mang tính chất hội mùa, lễ hội Việt Nam đã dần làm phong phú mình bằng những nội dung lịch sử, văn hóa, xã hội để tạo nên diện mạo phong phú như ngày nay.

1.2.3.1 Căn cứ vào th ờ i gian hình thành và phát tri ể n

Lễ hội truyền thống: là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của người dân hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Loại lễ hội này diễn ra chủ yếu ở các làng, bản, ấp và gắn bó với cuộc sống lao động sản xuất của tầng lớp dân cư ở các địa phương khác nhau; thường được tổ chức định kỳ và lặp đi lặp lại theo lịch âm.

Lễ hội dân gian: kho tàng di sản của người Việt mang dấu ấn các giai đoạn phát triển của dân tộc Nó bao gồm các lễ hội làng, gắn với lao động sản xuất của tầng lớp dân cư địa phương tạo nên giá trị lớn lao trong kho tàng văn hóa của dân tộc ta.

Lễ hội cung đình: là loại lễ hội gắn liền với văn hóa cung đình của các triều đại phong kiến Đặc biệt nổi bật là lễ hội cung đình triều Nguyễn như lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô, tế Xã tắc.

Các lễ hội mang tính thương mại, mang tính chính trị và sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật Chúng ra đời sau Cách mạng tháng Tám 1945, lấy thời gian tổ chức theo dương lịch, chủ yếu gắn với các nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan đến cách mạng và các hoạt động văn hóa thể thao – du lịch.

1.2.3.2 Căn cứ vào không gian t ổ ch ứ c

- Lễ hội mang tính quốc tế: Quốc tế Lao động 1/5, Quốc tế Phụ nữ 8/3…

- Lễ hội mang tính quốc gia: lễ hội đền Hùng 10/3 âm lịch, Quốc khánh 2/9…

- Lễ hội mang tính vùng miền: lễ hội đền Kiếp Bạc 20/8 âm lịch…

1.2.3.3 Căn cứ vào m ục đích thờ cúng

- Lễ hội gắn liền với hoạt động sản xuất: lễ thức thờ cúng hồn lúa, cầu mưa, tạ ơn chứa đựng những yếu tố về đời sống của cư dân nông nghiệp mong cho mùa màn bội thu.

- Lễ hội tôn vinh các danh nhân, anh hùng dân tộc, vị thành hoàng, các vị thánh đã có công khai minh, khai mang đền chùa, giúp dân diệt ác, bảo vệ cái thiện.

- Lễ hội liên quan đến tín ngường, tôn giáo: lễ hội thời cúng tổ nghề, thờ cúng tổ tiên; lễ hội tín ngưỡng phồn thực; lễ hội Kito giáo; lễ hội Phật giáo…

1.2.4 Vai trò, ch ức năng

Lễ hội tại Việt Nam đã trải qua nhiều biến chuyển trong lịch sử và vẫn đang tồn tại bền vững trong xã hội hiện đại vì chúng có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người.

Thứ nhất, lễ hội thực hiện chức năng liên kết cộng đồng Dù dưới hình thức nào lẽ hội truyền thống vẫn là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân, là cuộc vui chơi đông người được tổ chức sau thời gian dài lao động, sản xuất hay nhân dịp kỷ niệm một sự kiện xã hội quan trọng.

Thứ hai, lễ hội có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện ở sự thờ cúng tổ tiên, ôn lại truyền thống tốt đẹp từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Khái niệm du lịch sự kiện

Getz (2008) định nghĩa du lịch sự kiện là một tập hợp các mối quan hệ qua lại giữa quản trị du lịch và quản trị sự kiện Quản trị du lịch giải quyết vấn đề phát triển du lịch dựa trên phân tích hành vi và động cơ của du khách Mặt khác, quản trị sự kiện giải quyết các vấn đề liên quan đến tiếp thị, thiết kế và quản lý sự kiện Du lịch sự kiện là khái niệm nằm giữa hay nói cách khác du lịch sự kiện nhằm mục đích khai thác đầy đủ khả năng của các sự kiện để đạt được sự phát triển du lịch tại cộng đồng nơi tổ chức sự kiện.

Du lịch sự kiện được hiểu nôm na là du lịch với mục đích tham gia sự kiện Nhà quản trị du lịch tại một địa phương, đất nước sử dụng sự kiện như một yếu tố mới để thu hút du khách bên cạnh những điểm đến hấp dẫn về mặt địa lý đã có, góp phần phong phú thêm sản phẩm du lịch.

- Phát triển và xúc tiế n du lịch

- Hiểu biế t về du lịch và du khách

- Là công cụ tiếp thị cho nhà tổ chức sự kiện

- Phát triển điểm đến thông qua sự kiện

- Thiết kế , sả n xuất và quả n lý sự kiện

- Hiểu biế t về trải nghiệm của sự kiện đã lên kế hoạch và ý nghĩa kèm theo

- Thu hút nhiều khách du lịch hơn (đặc biệt là vào các mùa thấp điểm)

- Tăng thời gian lưu trú của du khách

- Cải thiện sự hấp dẫn đối với du khách

- Đóng vai trò là chất xúc tác cho quá trình đổi mới đô thị, tăng cường cơ sở hạ tầng và năng lực du lịch của điểm đến

- Nuôi dưỡng một hình ảnh điểm đến tích cực

- Xây dựng thương hiệu, quảng bá điểm đến và các hoạt động marketing du lịch nói chung

Khái niệm về truyền thông

Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về truyền thông Thông qua nghiên cứu nhiều phát biểu của chuyên gia trong ngành có thể rút ra cách hiểu sau: Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của tổ chức đến đối tượng mục tiêu để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội.

Truyề n thông tích hợp (Integr ated Marke ting Comm unicati ons) là khái niệm dùng để chỉ những hoạt động truyền thông mang tính phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm

5 chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán và thuyết phục về một tổ chức và những sản phẩm của tổ chức đó tới đối tượng mục tiêu Hiểu một cách đơn giản, chúng là quá trình sử dụng nhiều công cụ truyền thông để đáp ứng nhiều yêu cầu từ nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

- Quảng cáo (Advertising): bao gồm mọi hình thức truyền thông gián tiếp với nội dung là đề cao ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ, được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể và chủ thể phải thanh toán chi phí Các phương tiện thực hiện đa dạng: phương tiện in ấn (báo in, tạp chí, tờ rơi), phương tiện quảng cáo ngoài trời (biển bảng, quảng cáo trên phương tiện giao thông), phương tiện điện tử (TV, trực tuyến), phương tiện trực tiếp (điện thoại, email), phương tiện quảng cáo tại điểm bán (hội chợ, POSM, sự kiện).

- Marketing trực tiếp (Direct Marketing): là phương thức sử dụng các phương tiện truyền dẫn (không phải người bán) như thư điện tử, điện thoại đặt hàng, catalog sản phẩm, dịch vụ… Ưu điểm của công cụ này là sự thuận tiện cho khách hàng, họ có thể tự mình chọn lựa, đặt hàng mà không chịu sự can thiệp trực tiếp từ ai khác.

- Marketing tương tác (Interactive Marketing): là phương tiện mang tính tương tác cho phép thông tin được truyền qua lại một cách dễ dàng, do vậy, khách hàng có thể tham gia và tiếp cận thông tin dễ dàng và kịp thời hơn. Không giống các hình thức truyền thông truyền thống như quảng cáo về bản chất là thông tin một chiểu, marketing tương tác cho phép khách hàng thực hiện một loạt các chức năng như nhận và biến đổi thông tin, hình ảnh, đưa ra các câu hỏi, phản hồi các câu hỏi, thực hiện giao dịch mua bán.

- Quan hệ công chúng (PR): là hình thức truyền thông phi cá nhân về một tổ chức, một sản phẩm, du lịch hoặc ý tưởng mà chủ thể không phải trả tiền một cách trực tiếp (hoặc ẩn dưới dạng hoạt động tài trợ) Mục đích của hoạt động quan hệ công chúng là xây dựng nhận thức và thiết lập những ấn tượng tích cực từ công chúng đến thương hiệu, tổ chức.

- Bán hàng cá nhân (Personal Selling): là hình thức đối mặt trực tiếp với khách hàng để giới thiệu và thuyết phụ họ Hoạt động này tạo ra sự tương tác cao, có

6 khả năng tác động mạnh vào quyết định cũng như nắm bắt rõ về tâm lý khách hàng.

- Khuyến mãi (Sale/Promotion): Khuyến mãi là một chiêu thức thu hút sự chú ý cao độ từ cả khách hàng mục tiêu và người dùng tiềm năng Chúng là hoạt động diển ra trong một thời gian ngắn hạn bằng cách tạo ra chiến dịch giảm giá, tặng hàng, miễn phí trải nghiệm cho người dùng để kích thích nhu cầu của họ sao cho đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức.

1.4.4 Các bước để xây d ự ng h ệ th ố ng truy ề n thông

Bước 1: Phân tích tổng quan môi trường bên ngoài Định vị tổ chức, doanh nghiệp đang ở đâu và đang phải đối mặt với những điều gì, không hiểu được tổng thể thì khó lập ra được một kế hoạch truyền thông hiệu quả Quan trọng hơn cần biết mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào để cạnh tranh với đối thủ. Phân tích theo mô hình SWOT là phương pháp hiệu quả thường xuyên được sử dụng.

Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông ở các dự án, các hoạt động xã hội có đặc điểm phải đo lường cụ thể và mục tiêu đó phải đạt được trong một khoảng thời gian hữu hạn Từ cái nhìn tổng quan từ bước trên, xác định mục tiêu rõ ràng để đánh trúng vào khách hàng mục tiêu Ở bước này vận dụng mô hình SMART:

- Measurable – Có thể đo lường được

- Achievable – Có thể đo đạt được

- Time – Tập trung vào yếu tố thời gian

Bước 3: Xác định công chúng mục tiêu

Xác định thật kỹ đối tượng nhắm đến khi đưa vào nhóm công chúng tiềm năng Đây là bước giúp nắm được mình sẽ truyền thông điệp cho ai và nhắm vào như thế nào cho phù hợp Nếu để chung công chúng mục tiêu thì rất khó thực hiện kế hoạch truyền thông

7 bởi mối quan tâm của từng nhóm công chúng là khác nhau Sau khi chia ra các nhóm công chúng mụ c tiêu, nhóm nào dễ tác động chúng ta sẽ thực hiện truyền thông trước Bằng những cách đo lường và sử dụng những thông tin phân tích trên thị trường có thể tìm cho mình đối tượng phù hợp để tiếp cận trực tiếp đến họ.

Bước 4: Xác định thông điệp cần truyền tải

Các thông điệp sẽ phải được tính toán cho phù hợp trong toàn bộ quá trình truyền thông Nó sẽ là điều chiếm nhiều sự quan tâm bên cạnh sản phẩm, dịch vụ Thông điệp của nhãn hàng là những gì cần truyền tải với mọi người, một thông điệp hay sẽ giúp thương hiệu được ghi nhớ lâu trong tâm trí của khách hàng.

Bước 5: Xác định kênh truyền thông hợp lý

Cần chọn kênh truyền thông nào mà có công chúng mục tiêu ở đó và tùy thuộc vào việc công chúng mục tiêu của chúng ta ở đâu Có rất nhiều kênh truyền thông, mỗi kênh chỉ cần chọn ra một vài đại diện. Đối với việc thiết kế vật phẩm (hay còn gọi là phương tiện truyền thông) tùy thuộc vào kênh được lựa chọn, ví dụ báo chí có các bài báo, những kênh ảnh có những bức ảnh, mạng xã hội có thể đưa những clip, radio… Ở Việt Nam có hơn

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN LỄ KHAI MẠC “LỄ HỘI VĂN HÓA, DU LỊCH MƯỜNG LÒ 2019”

Khái quát về du lịch Nghĩa Lộ - Mường Lò

Thị xã Nghĩa Lộ có diện tích tự nhiên là 29,96 km2 nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh lỵ 84km theo quốc lộ 32 Phía Bắc, phía Đông, phía Nam giáp huyện Văn Chấn, phía tây giáp huyện Trạm Tấu của tỉnh Nghĩa Lộ sở hữu vị trí thuận lợi, nằm ở trục kết nối các điểm du lịch nổi tiếng phía Tây của tỉnh Yên Bái: trung tâm văn hóa Mường Lò, rừng chè cổ thụ Shan Tuyết Suối Giàng, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, rừng thông Trạm Tấu với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai…là tiềm năng sẵn có để đẩy mạnh phát triển du lịch Bên cạnh đó, không thể không kể tới Mường Lò là cái nôi văn hóa cổ của Thái đen, nơi lưu giữ và trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Thái đen xưa như sáu điệu xòe cổ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, hát Hạn Khuống, kiến trúc khau cút trong xây dựng nhà

2.1.2 Ti ềm năng d u l ị ch Địa phương xác định phát triển du lịch gắn với khai thác, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, nhiều nét độc đáo trong văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc thiểu số được phục dựng và trở thành những lễ hội truyền thống Đặc biệt, với việc tổ chức thành công Tuần Văn hóa Du lịch Mường Lò hàng năm; khôi phục, bảo tồn Xòe Thái, Hội Hạn khuống; truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái, các món ăn dân tộc đặc sắc, các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian; khôi phục và lưu giữ các sản phẩm nghề dệt thổ cẩm, trang phục dân tộc; khuyến khích nhân dân sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình; sử dụng ngôn ngữ bản địa trong giao tiếp; làm nhà ở theo kiến trúc truyền thống, phong tục đón khách, bố trí chỗ ngồi trên nhà sàn, phong tục buộc chỉ cổ tay, tục "Tằng cẩu"… đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với Nghĩa Lộ để được trải nghiệm, khám phá Thị xã cũng đã sưu tầm, khôi phục các di tích lịch sử, khai thác hiệu quả các công trình văn hóa như: Khu Di tích lịch sử Căng - Đồn Nghĩa Lộ, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tâm Văn hóa thị xã Ngoài ra, thị xã còn hướng dẫn các xã, phường xây dựng sản phẩm du lịch khám phá, trải nghiệm thiên nhiên, trải nghiệm các nét sinh hoạt, văn hóa, phong tục địa phương, dựa trên các tiềm năng về tự nhiên Gắn phát triển du lịch với phát triển các sản

10 phẩm đặc trưng của từng xã, phường đã đăng ký, như: Phường Tân An (thịt sấy), phường Trung Tâm (dệt thổ cẩm người Thái), phường Pú Trạng (bánh chưng đen), phường Cầu Thia (bánh dày), xã Phúc Sơn (gạo Séng cù), xã Nghĩa An (sản phẩm dệt thổ cẩm của người Thái, xôi ngũ sắc, thịt hun khói), xã Nghĩa Phúc (gối, đệm ngồi thổ cẩm), xã Phù Nham (trái cây, rau sạch theo mùa), xã Hạnh Sơn (sản phẩm dệt tay của người Thái), xã Sơn A (sản phẩm dệt tay của người thái, đệm ngồi, gối thổ cẩm, giỏ cói đan)…

2.1.3 Th ự c tr ạ ng du l ị ch

Những năm qua, phát triển du lịch, đặc biệt là các dịch vụ du lịch được thị xã Nghĩa Lộ quan tâm chú trọng, hạ tầng du lịch được khuyến khích đầu tư phát triển theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng Hiện nay thị xã đã có trên 40 cơ sở lưu trú với 540 phòng nghỉ, hiệu suất khai thác bình quân đạt 48%/năm; có 35 cơ sở homestay phục vụ khách du lịch, nhiều hộ làm du lịch có thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm Hệ thống các cửa hàng được phát triển mạnh; chợ Mường Lò tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản, thủ công mỹ nghệ và cung ứng đầy đủ, đa dạng các mặt hàng phục vụ nhu cầu của người dân và du khách Các loại hình dịch vụ phát triển khá phong phú, như: vận tải hàng hóa, hành khách, văn hóa giải trí, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông, tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.

Xây dựng các tour, tuyến du lịch nội thị và liên kết Ví như: Tour trải nghiệm các bản văn hóa Chao Hạ - Sà Rèn - Ao Luông - bản Đêu; Tour thăm các khu di tích và các điểm du lịch tâm linh: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Đền thờ liệt sỹ - chùa Ngọc Bích - Đền Cầm Hánh – Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ - khu ủy Tây Bắc – Nậm tốc tát; Tour trải nghiệm thiên nhiên và khu sinh thái: Hang Thẩm Han – đồi chè Nghĩa Lộ - đồi chè Phù Nham – đồi Pú Lo - khu sinh thái Dragonfly Kết nối Nghĩa Lộ với các điểm du lịch trong khu vực phía Tây của tỉnh như: Suối khoáng nóng Bản Hốc, Suối Giàng, Động Tiên Nữ (Văn Chấn); Suối khoáng nóng, đỉnh Tà Xùa, thác Háng Tề Chơ (Trạm Tấu); Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bản Thái (Mù Cang Chải) Đồng thời, thị xã cũng chú trọng các hoạt động hợp tác với tỉnh Val-de-marne (cộng hòa Pháp), tổ chức Jica (Nhật Bản) trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

Theo ông Hà Văn Nam (Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ), do tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid – 19, thị xã Nghĩa Lộ đã điều chỉnh kịch bản tăng trưởng theo hướng tăng chỉ tiêu phát triển du lịch trong quý 3 và 4 để bù đắp phần sụt giảm chỉ tiêu du lịch trong quý 1 và 2 bằng nhiều giải pháp kích cầu và đầu tư, hỗ trợ nâng cao chất lượng du lịch Bên cạnh đó, thị xã vẫn duy trì chỉ tiêu hoàn thành 2 di sản văn hóa được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia (múa Mường xã Sơn A và trình diễn Khèn bè của dân tộc Thái).

Việc phát triển du lịch tiếp tục được định hướng đổi mới, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có của vùng Mường Lò, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm, khám phá lịch sử, bản sắc văn hóa, điệu múa dân gian các dân tộc; chú trọng sản xuất các sản phẩm, đồ lưu niệm đặc trưng phục vụ khách du lịch, nhất là các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, các sản phẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái; khai thác các thiết chế văn hóa lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh hiện có phục vụ phát triển du lịch; hình thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, khu văn hóa bản địa đặc trưng

Tổng quan về sự kiện “Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò 2019”

Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa, du lịch nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống và nét độc đáo của thiên nhiên, con người Yên Bái Năm 2019, sự kiện diễn ra từ ngày 19 đến 26/9 tại thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái Lễ hội được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam; tiếp sóng trực tiếp trên Đài Phát thanh, Truyền hình Yên Bái và 7 tỉnh Tây Bắc mở rộng.

Dự Lễ khai mạc có các đồng chí: Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương đảng, Phó Chủ tịch nước; Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Yên Bái, cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Mở màn lễ hội Văn hóa, du lịch Mường Lò 2019, du khách trong và ngoài nước đã được thưởng thức màn diễu diễn đường phố đặc sắc với sự tham gia của

600 diễn viên quần chúng đến từ các dân tộc của 9 huyện, thị xã, thành phố Các màn diễu diễn mang đầy sắc màu và độc đáo, thể hiện những giá trị tinh hoa, đặc sắc nhất trong văn hóa bản địa của bà con dân tộc, như lời chào đón, mời gọi những du khách đến khám phá, trải nghiệm vùng đất Yên Bái.

Tiếp đến là chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Tinh hoa từ huyền thoại” được dàn dựng công phu kết hợp giữa sự sáng tạo của các nghệ sỹ và công nghệ 3D mapping trên màn hình led Chương trình mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc các tỉnh Tây Bắc với sự tham gia của các ca sỹ nổi tiếng như: Tùng Dương,

Mỹ Lam, Thu Hằng; các nhóm Olus, PB Nation; Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, Đoàn nghệ thuật Châu Hồng Hà (Vân Nam - Trung Quốc).

Chương trình nghệ thuật tại lễ hội bao gồm ba chương Chương 1 với chủ đề: “Cuộc thiên di huyền thoại”, người dân và du khách được thưởng thức các ca khúc hay, ấn tượng như: “Nhà em ở lưng đồi”, liên khúc: Nọong ơi – Theo câu hát Sluông”, hoạt cảnh múa bóng “Tắm trăng” “Hội tụ và giao thoa” là chủ đề của Chương 2 Ở chương này, các ca sĩ, diễn viên đã mang đến nhiều ca khúc mang bản sắc riêng của vùng cao Tây Bắc như: Men Say, Thu Khau Phạ; Điều chưa thấy trong văn tự người Dao – Chợ tình; Nghĩa Lộ chào xuân và tiết mục múa dân tộc Di (Lô Lô) do Đoàn nghệ thuật Châu Hồng Hà, Vân Nam - Trung Quốc biểu diễn Điểm nhấn của chương trình nghệ thuật “Tinh hoa từ huyền thoại” tại chương 3 với chủ đề: “Xòe Thái – Tinh hoa dân tộc” Đây là màn trình diễn nghệ thuật mang giá trị văn hóa dân gian đặc sắc, thể hiện sức sống mãnh liệt và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, thu hút sự tham gia của 5.000 nghệ nhân, diễn viên quần chúng đến từ Thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) NSND Phạm Thị Ngọc Bích, tổng đạo diễn màn đại xòe cho biết, ý tưởng dàn dựng màn đại xòe dựa trên địa thế núi rừng và nền văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung, đồng bào Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò nói riêng Với năm vòng xòe cơ bản, mỗi vòng mang một ý nghĩa khác nhau: vòng một là bình minh lên, vòng hai là vòng xoáy thời gian, vòng ba là chiếc khăn thổ cẩm của dân tộc Thái, vòng bốn là hình hoa ban của núi rừng Tây Bắc và vòng năm là vòng xòe đại đoàn kết Trên sân vận động Nghĩa Lộ, 10.000 cánh tay của 5.000 diễn viên trong

13 màn đại xòe dâng cao xòe nở, chào đón bạn bè và khách du lịch đến với Yên Bái, mảnh đất tươi đẹp đậm sắc màu văn hóa truyền thống và ngập tràn tình yêu thương.

Trong chuỗi sự kiện lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019 còn diễn ra nhiều sự kiện khác như: biễu diễn đường phố được tổ chức vào tối ngày 20/9; hội chợ Du lịch và Ẩm thực Tây Bắc từ ngày 19/9 - 25/9 tại phường Pú Trạng; triển lãm ảnh nghệ thuật “Đất và Người Yên Bái” tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thị xã Nghĩa Lộ; Triển lãm ảnh nghệ thuật

“Lung linh sắc màu văn hóa - du lịch và ảnh đẹp Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang

Mù Cang Chải”; Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” Ngoài ra còn có các hoạt động như lễ hội vinh danh vùng chè di sản Giằng Pằng (xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn); lễ hội giã cốm xã Tú Lệ tại huyện Văn Chấn; các hoạt động du lịch mạo hiểm, leo núi khám phá đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù và thác Háng Tề Chơ; du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái nước nóng và du lịch cộng đồng tại huyện Trạm Tấu. Đơn vị tổ chức - Newday Media đã vinh dự chiến thắng trong hai Giải thưởng: Chiến dịch Truyền thông của Năm thuộc Hạng mục về Du lịch cho sự kiện “Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019” và Chương trình cộng đồng của năm – cho màn Đại Xòe lớn nhất Việt Nam

-hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc cộng đồng cho điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.

BND tỉnh Yên Bái chỉ đạo, diễn ra tại Mường Lò - Nghĩa Lộ, nhằm quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Yên Bái tới khách du lịch trong, ngoài nước Chương trình đặc biệt chú trọng vào việc bảo tồn giá trị văn hóa dân gian cổ truyền của các dân tộc vùng Tây Bắc, tôn vinh nghệ thuật Xòe cổ - một biểu tượng văn hóa tinh thần độc đáo của Tây Bắc, Việt Nam.

Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang

Mù Cang Chải là sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc của tỉnh Yên Bái từ nhiều năm nay; lễ hội ngày càng hấp dẫn và lan tỏa bởi những giá trị nhân văn sâu sắc, những cảnh sắc tươi đẹp, hùng vĩ, độc đáo, có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với hành trình di sản Yên Bái - Mường Lò - Ruộng bậc thang Mù Cang Chải cùng những địa danh lịch sử, văn hóa và danh thắng đặc biệt, nổi trội của tỉnh Yên Bái Qua đó bật lên vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên và con người, tinh hoa của truyền thống và hiện đại,

14 tạo nên sức quyến rũ có một không hai, đưa Nghĩa Lộ trở thành trung tâm du lịch của tỉnh và của khu vực Đồng thời kêu gọi sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành trung ương, các tỉnh bạn, các vị khách quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước để tỉnh Yên Bái vững bước đi lên trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển.

Nội dung truyền thông của sự kiện

2.3.1 Ch ủ đề , th ời gian, chương trình

- Chủ đề: chương trình khai mạc lễ hội với chủ đề “Tinh hoa từ huyền thoại” được dàn dựng công phu, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa vùng núi Tây Bắc

- Thời gian: Diễn ra trong 06 ngày (20/09 – 25/09/2019) với nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn, lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp ngày 20/09/21019.

Bảng 2.1: Timeline chương trình sự

(Nguồn: trang thông tin dulichnghialo)

- Thông qua công tác truyền thông lễ hội góp phần quảng bá những giá trị văn hóa dân tộc đến người dân trong nước, kiều bào và bạn bè quốc tế Thu hút lượng du khách trong và ngoài nước đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò, tăng doanh thu cho ngành du lịch tỉnh Yên Bái.

- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, ý thức trân trọng, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.

- Mở ra nhiều cơ hội hợp tác, liên kết du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch liên vùng với các địa phương lân cận.

- Công tác truyền thông còn nhằm tôn vinh và quảng bá các giá trị truyền thống gắn với phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, thương mại.

2.3.3 Timeline truy ề n thông s ự ki ệ n Đơn vị tổ chức lễ khai mạc Newday Media đồng thời cũng là đơn vị phụ trách truyền thông cho sự kiện Phía agency cũng đã triển khai nhiều hình thức, nội dung quảng bá

16 sự kiện trên các kênh báo online, trang fanpage của agency và cả liên kết với các trang báo du lịch liên quan.

- Công bố trailer chương trình

- Thông báo dàn nghệ sỹ

- Tạo sự kiện trên facebook thu hút người quan tâm - Đưa tin sự kiện trên Cà phê sáng cùng VTV3

- Đưa tin trên phương tiện báo chí

- Mời đoàn lữ hành, nhà báo, nhà đầu tư, nhà tài trợ đến tham dự đêm khai mạc lễ hội

- Đặc biệt có sự tham gia giới thiệu lễ hội qua kênh của những vlogger trong mảng du lịch

20/09/2019 Phát trực tiếp sự kiện khai mạc “Lễ hội văn hóa, du lịch

Mường Lò 2019” trên VTV5, VTV1, YTV

- Phát lại sự kiện trên các fanpage du lịch

- Chiếu clip recap, tổng kết sự kiện trên page Newday

- Cập nhật thành công của lễ hội, cung cấp hình ảnh hậu trưởng của đêm khai mạc…

(Nguồn: tổng hợp từ Internet)

2.3.4 Đối tượ ng công chúng liên quan

- Đối tượng mục tiêu chính mà sự kiện hướng đến khi thực hiện các hoạt động truyền thông là các du khách tiềm năng đến tham quan Nghĩa Lộ - Mường Lò Theo xu thế phát triển thị trường khách du lịch Việt Nam và khu vực thì những người từ những vùng đất có văn hóa khác nhau thì có xu hướng muốn tìm hiểu, khám phá về văn hóa, phong tục của nhau, theo đó sẽ có hai nguồn khách chính có khả năng bị hấp dẫn bởi sự kiện. Thứ nhất chính là khách nội địa từ những địa phương khác Chân dung những khách du lịch này không phân biệt giới tính, ngành nghề, độ tuổi từ

18 – 60 yêu thích khám phá và những trải nghiệm mang đậm bản sắc dân tộc tại miền núi Tây Bắc.

Họ thường là những người thường xuyên xem

TV, đọc báo online và sử dụng facebook để cập nhật tin tức, sự kiện Nhóm đối tượng này có xu hướng đi du lịch theo nhóm bạn 5 – 7 người, tận hưởng kỳ nghỉ cùng gia đình hoặc đi công tác kết hợp tham gia sự kiện Đơn vị truyền thông hướng đến người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh

Yên Bái, sống tại các thành phố lớn trên cả nước như

Mình và mở rộng ra các địa điểm lân cận Thứ hai là khách ngoại quốc như khách

Quốc, khách Tây Âu, Bắc

Mỹ Họ thuộc đối tượng thích

- Các chính quyền địa phương tỉnh Yên Bái: chính quyền địa phương là các đối tượng quan trọng, các quyết định của họ sẽ giúp cho lễ hội được diễn ra suôn sẻ hơn Lễ hội không chỉ là ngày hội văn hóa, nghệ thuật và du lịch có quy mô quốc

18 gia và quốc tế mà còn là hoạt động giao lưu có tính ngoại giao, kinh tế, văn hóa phát huy được lợi thế của địa phương.

- Các cơ sở kinh doanh và cư dân địa phương Trong tuần lễ hội diễn ra, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tập trung tại địa phương rất lớn Để cung cấp đầy đủ các dịch vụ như mua sắm, ăn ở của du khách cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phối hợp thực hiện.

- Giới truyền thông bao gồm báo chí, đài truyền hình tại Yên Bái và các báo đài du lịch khác Họ sẽ nắm bắt được sự kiện sẽ giúp ban tổ chức truyền tải thông tin qua đa dạng các kênh cũng như lan tỏa rộng rãi, nhanh chóng hơn nữa sức hấp dẫn của lễ hội Thông qua các bài báo, phóng sự trên truyền hình giúp người dân tiếp cận thông tin một cách khách quan hơn.

- Đối tượng các doanh nghiệp lữ hành cũng nằm trong danh sách đối tượng mục tiêu của sự kiện Những đơn vị du lịch khi nhận ra được vị thế của địa phương Mường Lò sẽ khai thác tiềm năng du lịch qua những tour phù hợp.

- Hơn thế nữa, sự kiện cũng là cơ hội tốt để tiếp cận các nhà đầu tư du lịch, giúp cho du lịch địa phương nói chung và lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò nói riêng nhận được sự quan tâm có lợi để phát triển trong tương lai Chi phí thực hiện “Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò” rất lớn, đòi hỏi phải thu hút và có sự tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp.

2.3.5 Đơn vị ph ụ trách truy ề n thông

Newday Media JSC là một trong những công ty tổ chức sự kiện sáng tạo hàng đầu Việt Nam Newday Media luôn đảm bảo đem đến các giải pháp sáng tạo, độc đáo và đáng nhớ vượt xa mong đợi của khách hàng Hơn thế nữa công ty còn giúp tìm kiếm những nguồn ngân sách hỗ trợ và các giải pháp tài trợ tối ưu nhằm đảm bảo hiệu quả tài chính cho các sự kiện Được thành lập từ năm 2010 bởi những cá nhân đã có nhiều kinh nghiệm và thành tựu trong ngành giải trí, Newday tự hào với những tăng trưởng vượt bậc, trở thành đối tác tin cậy của nhiều thương hiệu toàn cầu và khu vực như: ESPN, FOX Sport, The Woolmark Company, Sabeco, Mobifone, Vietnam Airlines, Tập Đoàn Hoa Sen Đến nay Newday Media đã trở thành một trong những công ty Truyền thông

- Tổ chức sự kiện sáng tạo hàng đầu tại Việt Nam, là nhà tư vấn giải pháp - Đối tác chiến lược về Truyền thông & sự kiện cho các khách hàng trong nước và quốc tế tại khu vực Đông Nam Á Newday Media cũng vinh dự là công ty truyền thông đầu tiên tại Việt

Nam nhận được 2 Cúp Vàng danh giá của giải thưởng Quốc tế Stevie Awards tại Mỹ (NewYork, USA) cho những Chiến dịch truyền thông xuất sắc năm 2018 và năm 2020 và Giải Bạc Global Eventex Awards cho hạng mục Sự kiện – văn hóa năm 2019.

Với kinh nghiệm và sức trẻ doanh nghiệp, Newday Media đã triển khai những hoạt động truyền thông hiệu quả, đem lại tiếng vang cho “Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò 2019”.

2.4 Phân tích bối cảnh và điều kiện hoạt động truyền thông tại sự kiện lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò 2019

Kinh tế phát triển, thu nhập bình quân của người dân tăng giúp họ có điều kiện chi trả cho nhu cầu thưởng thức hoạt động du lịch, trải nghiệm văn hóa Bên cạnh đó, kinh tế cũng là yếu tố thúc đẩy sự mở rộng quy mô sự kiện, tăng cường ngân sách cho hoạt động truyền thông, marketing.

2.4.2 B ố i c ả nh chính tr ị , pháp lu ậ t

Ngày đăng: 29/11/2022, 23:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.3. Nội dung truyền thông của sự kiện - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG s n ự KIỆ l l ễ KHAI mạc  ễ hội văn hóa, DU LỊCH MƯỜNG lò 2019
2.3. Nội dung truyền thông của sự kiện (Trang 24)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w