Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy Tạ
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN THỨ NHẤT: Vai trò của công tác đào tạo trong doanh nghiệp 6
I Khái niệm đào tạo và phát triển 6
1 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 6
2 Ý nghĩa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 7
II Nội dung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 9
1 Xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .9
1.1 Xác định nhu cầu đào tạo: 9
1.2 Xác định mục tiêu đào tạo 11
1.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo 11
1.4 Xây dựng chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo 11
1.5 Dự tính chi phí đào tạo 12
1.6 Lựa chọn giáo viên 12
1.7 Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo 13
2 Các phương pháp đào tạo trong doanh nghiệp 13
III Các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 18
1 Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp 18
2 Sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp 18
3 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 19
4 Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp 19
5 Khả năng tài chính của doanh nghiệp 19
6 Chính sách của Nhà nước, quy định của Nhà nước và sự phát triển của môi trường đào tạo 19
7 Các yếu tố thị trường 20
IV Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực 21
Trang 21 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các
doanh nghiệp 21
2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ 22
PHẦN THỨ HAI: Phần tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ 23
I Những đặc điểm của công ty cổ phần Thủy Tạ ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 23
1.1 Quá trình hình thành của công ty cổ phần Thủy Tạ 23
1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Thủy Tạ 23
2 Đặc điếm sản phẩm và thị trường của công ty cổ phần Thủy Tạ 24
2.1 Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ 24
2.2 Đặc điểm thị trường 25
3 Đặc điểm cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty cổ phần Thủy Tạ 25
4 Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thủy Tạ 26
5 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy Tạ 28
5.1 Số lượng lao động trong công ty 28
5.2 Cơ cấu tuổi của lao động trong công ty cổ phần Thủy Tạ 29
5.3 Cơ cấu giới tính tại công ty cổ phần Thủy Tạ 31
5.4 Cơ cấu trình độ đào tạo của lao động trong công ty cổ phần Thủy Tạ 33
5.5 Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác 35
6 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thủy Tạ 36
II Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy Tạ 38
1.Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ 38
1.1 Tình hình thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy Tạ trong thời gian qua 38
Trang 31.2 Phân tích thực trạng tổ chức đào tạo và phát triển của công ty cổ phần Thủy Tạ 40
1.2.1 Việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổphần Thủy Tạ 401.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo của công ty cổ phần Thủy Tạ 431.2.3 Phân tích việc xác định đối tượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực củacông ty cổ phần Thủy Tạ 441.2.4 Phân tích nội dung chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo của công ty
cổ phần Thủy Tạ 451.2.5 Phân tích đội ngũ giáo viên giảng dạy của công ty cổ phần Thủy Tạ 511.2.6 Phân tích nguồn kinh phí dành cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực củacông ty cổ phần Thủy Tạ 53
2 Những nhân tố tác động tới công tác đào tạo và phát triển nguốn nhân lực tạicông ty cổ phần Thủy Tạ 63
3 Đánh giá chung về thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổphần Thủy Tạ 66PHẦN THỨ BA: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy Tạ 74
I Phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy Tạđến năm 2008 74
1 Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty tới năm 2008 74
2 Phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực là vốn quý nhất của bất cứ một xã hỗi hay một tổ chức nào Chỉ khinào nguồn nhân lực được sử dụng một cách có hiệu quả thì tổ chức ấy mới có thểhọat động một cách trơn tru và đạt được những thành công như mong đợi Hoạtđộng của mỗi tổ chức đểu chịu ảnh hưởng và chịu sự chi phối bởi các nhân tố vàmức độ ảnh hưởng khác nhau qua các thời kỳ, nhưng nguồn nhân lực vẫn luôn giữđược vai trò quyết định trong hoạt động của bất cứ tổ chức nào Tuy nhiên, với vaitrò quan trọng của mình thì nguồn nhân lực trong các tổ chức cũng phải ngày càng
tự hoàn thiện để có thể đáp ứng được những nhu cầu đặt ra Trong các doanh nghiệp
để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt cùng với sự pháttriển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì các doanh nghiệp phải tìmmọi cách để trang bị cho mình đội ngũ lao động đầy đủ cả về số lượng và chấtlượng Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng thời nhiều côngviệc và một trong số đó là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng độingũ lao động trong công ty, đồng thời cũng tạo điều kiện để có thể thu hút được laođộng tới công ty làm việc và cống hiến Đào tạo và phát triển là đào tạo những kỹnăng và kiến thức để người lao động có thể vận dụng chúng một cách linh hoạt vàoquá trình thực hiện công việc thường ngày và chuẩn bị để thực hiện những côngviệc trong tuơng lai
Công ty cổ phần Thủy Tạ là công ty mới chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phầntrong thời gian chưa lâu, do đo đội ngũ lao động của công ty vẫn có những sự xáotrộn và trình độ kiến thức của người lao động vẫn còn chậm thay đổi để có thể đápứng được nhu cầu đặt ra của công ty Vì vậy, thực trạng của công ty luôn đặt ranhững đòi hỏi với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty để làm
Trang 5sao có thể đào tạo nguồn lao động thực sự phù hợp với những mục tiều mà công ty
đã đề ra trước mắt và cả trong lâu dài
Trang 62 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tại này là nhằm:
- Hiểu rõ những lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanhnghiệp
- Vận dụng những lý thuyết nghiên cứu được để tìm hiểu thực trạng công tác đàotạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ
- Rút ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhânlực tại công ty cổ phần Thủy Tạ
- Đề ra các giải pháp nhằm để cải thiện các hạn chế còn tồn tại và hoàn thiện côngtác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạicông ty cổ phần Thủy Tạ
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tại này được nghiên cứu dựa trên các phương pháp :
Phân tích thống kế, phương pháp so sánh, sưu tầm và thu thập thông tin từ thực tế,lấy các sự kiện thực tế làm cơ sở và căn cứ khoa học để phân tích…
5 Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ” bao gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trongdoanh nghiệp
Phần thứ hai: Phần tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty
cổ phần Thủy Tạ
Phần thứ ba: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy Tạ
Trang 7PHẦN THỨ NHẤT: Vai trò của công tác đào tạo trong doanh nghiệp
I Khái niệm đào tạo và phát triển
1 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Ngày nay mỗi xã hội, mỗi tổ chức muốn tồn tại và phát triển đều cần đến các nguồnlực khác nhau Các nguồn lực như nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ, nguồnlực con người… đều cần được huy động và sử dụng có hiệu quả nếu như muốn thúcđẩy xã hội hay tổ chức đó phát triển Trong các nguồn lực đó, nguồn lực con ngườihay nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng hàng đầu, đầy là nguồn lực đóng vai tròquyết định trong việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực còn lại Đặc biệt là trongthời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì nguồnnhân lực đóng vai trò không thể thiếu trong tất cả các họat động của xã hội Khôngnằm ngoài quy luật đó, trong các doanh nghiệp thì nguồn lực con người cũng ngàycàng đóng vai trò to lớn Với các doanh nghiệp, thế mạnh về nguồn nhân lực chính
là thế mạnh rất lớn trong cạnh tranh, vì con người sẽ quyết định tới việc doanhnghiệp đó có sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính hay máy móc công nghệ không.Đặc biệt là nguồn lực con người ảnh hưởng rất lớn tới những sản phẩm và dịch vụcủa doanh nghiệp đó Tuy nhiên, nguồn nhân lực để đáp ứng các nhu cầu đó củadoanh nghiệp không thể tự nhiên xuất hiện mà phải qua quá trình dài học tập laođộng mới có thể đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp Quá trình học tập củanhững người lao động phải trải qua nhiều quá trình, một trong những quá trình đàotạo của người lao động chính là quá trình đào tạo trong doanh nghiệp Doanh nghiệpcần phải đào tạo người lao động vì rất nhiều lý do: Người lao động mới cần có sựđào tạo để có thể quen với công việc trong một môi trường lao động hòan toàn mới,qua đó họ mới có thể hòa nhập nhanh chóng và có hiệu quả trong công việc Cònvới những lao động đang làm việc trong doanh nghiệp thì việc học tập của họ nhằmnâng cao khả năng cần thiết để hoàn thành ngày càng tốt công việc mà họ đang đảmnhiệm hoặc công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn trong tương lai
Trang 8“Đào tạo là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện
có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình Đó chính là quá trình học tập làmcho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động họctập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thưc hiện nhiệm vụ laođộng có hiệu quả hơn
Phát triển là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt củangười lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở nhữngđịnh hướng tương lai của tổ chức”1
Như vậy, đào tạo và phát triển có sự khác nhau Có thể hiểu đào tạo là quá trình màngười lao động nâng cao khả năng thực hiện công việc hiện tại của mình, quá trìnhnày được thực hiện thông qua việc học tập của người lao động Còn phát triển làviệc người lao động thông qua các hoạt động học tập trang bị cho mình những kiếnthức và kỹ năng đảm bảo thực hiện những công việc không những tại thời điểm hiệntại, mà còn đảm bảo thực hiện những công việc trong tương lai theo đòi hỏi của tổchức Như vậy, đào tạo mang tính chất ngắn hạn còn phát triển mang tính chất dàihạn trong quá trình học tập của người lao động
2 Ý nghĩa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗidoanh nghiệp, nó góp phần đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của cả doanhnghiệp và những người lao động trong doanh nghiệp đó
- Đào tạo và phát triển đáp ứng được yêu cầu công việc hay chính là đáp ứng nhucầu tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Xã hội ngày nay đang biến đổi mộtcách nhanh chóng, nhất là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ Do vậy,những nhu cầu đặt ra với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ngày càng cao.Đặc biệt là khi ngày nay các doanh nghiệp đang áp dụng một cách rộng rãi và triệt
để các ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh
1 Ths Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình quản trị nhânlực, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2004.trang 161
Trang 9Chính điều đó làm cho vai trò của đào tạo và phát triển là không thể thiếu trong việcgiúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đó.
- Đào tạo và phát triển là một trong những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Đây là điều tất yếunếu như một doanh nghiệp muốn nâng cao khă năng cạnh tranh và vị thế của mìnhtrên thị trường
- Đào tạo và phảt triển là một trong những điều kiện quan trọng để có thể áp dụngtiến bộ của khoa học công nghệ vào trong doanh nghiệp Việc áp dụng khoa họccông nghệ vào trong sản xuất kinh doanh là đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệpngày nay, và việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh chỉ có thểđược thực hiện khi có đội ngũ nhân lực đủ trình độ thực hiện Đội ngũ lao động đóchỉ có thể có được thông qua quá trình đào tạo và phát triển, không chỉ trong trườnglớp mà còn cả ở trong doanh nghiệp thì những người lao động đó mới có thể đápứng nhu cầu được đặt ra
- Đào tạo và phát triển giúp nâng cao năng suất lao động, nâng cao khả năng thựchiện công việc Người lao động được học tập đào tạo sẽ tạo điều kiện cho họ có thểthực hiện công việc nhanh chóng với nhiều sáng kiến hơn, như vậy là đồng nghĩavới việc năng suất lao động tăng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpngày càng được nâng cao
- Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc sẽ góp phần làm giảm bớt sự giám sát củadoanh nghiệp, như vậy cũng làm giảm bớt áp lực với người lao động Cả người laođộng và doanh nghiệp đều có lợi, người lao động được tự chủ hơn trong công việccòn doanh nghiệp có điều kiện để giảm bớt nhân lực ở bộ máy giám sát và đưa vàothực hiện những công việc đang đòi hỏi nhiều nhân lực hơn
- Đào tạo và phát triển giúp cho doanh nghiệp có cơ hội nâng cao tính ổn định và sựnăng động của mình Sự ổn định của doanh nghiệp được quyết định bởi nhiều nhân
tố, trong đó nguồn nhân lực là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới sự ổn định của toàn
bộ doanh nghiệp Vì nguồn nhân lực chính là nhân tố giúp các nhân tố khác có thểhoạt động một cách nhịp nhàng, thông suốt qua đó làm cho hoạt động của doanh
Trang 10nghiệp không gặp cản trở đồng thời tạo nên tình ổn định trong hoạt động của doanhnghiệp.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không những nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu của người lao động đó là nhu cầu đượchọc tập và nâng cao trình độ bản thân Đây là nhu cầu tất yếu của người lao độngnhằm nâng cao giá trị cũng như vị thế của họ trong doanh nghiệp cũng như trong xãhội Qua đó cải thiện được đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trongdoanh nghiệp
Vậy có thể thấy rằng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp lànhu cầu tất yếu khách quan của cả doanh nghiệp và người lao động, do vậy đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần phải được chú trọng đầu tưmột cách thích đáng về mọi mặt
II Nội dung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1 Xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Đề có thể thực hiện tốt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chứcthì các doanh nghiệp không thể tiến hành một cách thiếu khoa học và thiếu nhữngtrình tự hợp lý Nếu thực hiện không theo những trình tự hợp lý và có khoa học thìcông tác đào tạo nguồn nhân lức không những không đạt hiệu quả mong muốn màcòn gây ra những lãng phí do quá trình đào tạo đó, từ đó làm giảm hiệu quả hoạtđộng chung của doanh nghiệp Do đó, để thực hiện tốt công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân thì doanh nghiệp nên thực hiện theo những bước sau đây:
1.1 Xác định nhu cầu đào tạo:
Để thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp một cách hiệuquả thì việc xác định nhu cầu đào tạo là việc đầu tiên mà người làm công tác đàotạo trong doanh nghiệp cần phải quan tâm Đây là khâu trọng yếu trong toàn bộ quátrình đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo đúng thì mới có thể tạo hiệu quả cao trongviệc thực hiện các bước tiếp theo của quá trình đào tạo Doanh nghiệp cần phải biết
Trang 11nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tổ chức mình là ở đâu, ở bộ phận nào, tại thờiđiểm nào trong năm Những kỹ năng và loại lao động nào được đào tạo Do vậy,doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc phân tích cụ thể để xác định đúngnhu cầu đào tạo của mình Các công việc bao gồm: phân tích nhu cầu tổ chức, kiếnthức, kỹ năng của công việc đòi hỏi và phân tích nhu cầu tổ chức, kiến thức, kỹnăng hiện có của người lao động.
Việc xác định nhu cầu đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hiệu quả sản xuấtkinh doanh, các vấn đề liện quan đến ý thức lao động, năng suất lao động… Do đó,
để xác định được nhu cầu đào tạo thì người làm công tác đào tạo phải dựa trên các
cơ sở sau:
- Phân tích mục tiêu tổ chức: Bao gồm các vấn đề như phân tích các mục tiêu nhưdoanh thu, lợi nhuận, chi phí, quy mô lao động… Để từ đó đưa ra các mục tiêu chonguồn nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu chung đã đề ra của doanh nghiệp Ngoài raviệc phân tích này còn để phân tích nội bộ cơ cấu tổ chức của toàn doanh nghiệpqua đó thấy được điểm mạnh và yếu và từ đây xác định được kế hoạch cho đội ngũlao động
- Phân tích công việc: là sự phân tích những yêu cầu để thực hiện công việc trong tổchức, phân tích công việc phải chú trọng đến những công việc có tính chất quantrọng và trọng tâm Công việc được phân tích phải chỉ ra được những kỹ năng vàkiến thức gì mà người lao động chưa làm được từ đó xác định được những gì cầnphải đào tạo
- Phân tích người lao động: đây là quá trình gắn liền với việc phân tích cộng việc,sau khi phân tích công việc thì phải phân tích người lao động đang làm hoặc sẽ cóthể làm công việc đó trong tương lai hiện đang có trình độ như thế nào Từ đây mới
có thể xác định được cần phải đào tạo gì, và cần chú trọng đào tạo chọ người laođộng hơn vào những kỹ năng và kiến thức nào trong quá trình thực hiện công việc
Để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển có thể sử dụng nhiều phương pháp khácnhau như:
Trang 12+ Phương pháp tính toán căn cứ vào tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật cầnthiết cho từng loại sản phẩm và quỹ thời gian lao động của loại cán bộ công nhânviên tương ứng.
+ Phương pháp tính toán căn cứ vào số máy móc, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho quátrình sản xuất, mức đảm nhiệm của một cán bộ công nhân viên kỹ thuật và hệ số calàm việc của máy móc thiết bị
+ Phương pháp chỉ số: dựa vào số tăng sản phẩm, số tăng công nhân viên, chỉ sốtăng năng suất của kỳ kế hoạch
1.2 Xác định mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo là kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo Mục tiêu đào tạođược xác định thông qua nhu cầu đào tạo, trước khi đào tạo một loại lao động nào
đó thì cần biết được quá trình đào tạo sẽ trang bị được những gì cho người lao động
và doanh nghiệp thu được gì qua quá trình đào tạo đó như: kỹ năng cần đạt được là
gì, số lượng đào tạo là bao nhiêu, thời gian đào tạo trong bao lâu…
1.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo cũng là một bước rất quan trọng Bước này có sự liênquan chặt chẽ đến việc xác định nhu cầu đào tạo Thông qua nghiên cứu động cơ vànhu cầu, khả năng của người được đào tạo mà doanh nghiệp có thể biết được quátrình đào tạo có thể có tác dụng như thế nào đối với người lao động Qua đó doanhnghiệp có thể lựa chọn những lao động phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp vàbản thân người lao động
1.4 Xây dựng chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo
Đây là khâu mang tính trọng yếu của quá trình đào tạo, nó có vai trò rất lớn trongviệc quyết định tới sự hiệu quả của quá trình đào tạo Chương trình đào tạo bao gồmmột hệ thống các môn học,bài học và trình tự giảng dạy cũng như thời lượng giảngdạy cho người được đào tạo Chương trình đào tạo sẽ thể hiện những mục tiêu đàotạo của tổ chức như kỹ năng, kiến thức nào cần được dạy trong quá trình đào tạongười lao động Sau khi xây dựng được chương trình đào tạo thì cần phải xác địnhđược phương pháp đào tạo nào được áp dụng vào giảng dạy nhằm thu được hiệu
Trang 13quả Các phương pháp đào tạo lao động trong doanh nghiệp có rất nhiều phươngpháp khác nhau, mỗi phương pháp có những đặc điểm riêng đòi hỏi doanh nghiệpphải áp dụng linh hoạt vào trong công tác đào tạo của tổ chức mình nhằm thu đuợchiệu quả đào tạo cao nhất Tùy thưo yêu cầu của doanh nghiệp để lựa chọn cácphương pháp đào tạo, doanh nghiêp có thể lựa chọn hai nhóm phương pháp đào tạo
để thực hiện việc đào tạo trong doanh nghiệp của mình Đó là nhóm phương phápđào tạo trong doanh nghiệp và nhóm phương pháp đào tạo ngoài doanh nghiệp
1.5 Dự tính chi phí đào tạo
Từ việc xác định nhu cầu đào tạo đến việc xây dựng chương trình đào tạo vàphương pháp để đào tạo thì doanh nghiệp phải dựa vào yếu tố quan trọng là chi phí
mà doanh nghiệp dành cho công tác đào tạo và phát triển Kinh phí dành cho đàotạo của doanh nghiệp được dự trù từ việc lập kế hoạch đào tạo năm Những chi phíđào tạo dành cho quá trình đào tạo bao gồm các loại chi phí sau:
- Chí phí dành cho những người tham gia đào tạo
- Chi phí tiền lương cho những người tham gia giảng dạy
- Chi phí cho trang thiết bị giảng dạy
- Chi phí cho việc thuê địa điểm giảng dạy nếu phải có địa điểm giảng dạy ngoàicông ty
- Chi phí ngừng việc trong quá trình học của người lao động…
1.6 Lựa chọn giáo viên
Với bất cứ chương trình đào tạo nào thì giáo viên giảng dạy là yếu tố rất quan trọng
Do vậy, doanh nghiệp khi tổ chức đào tạo cần phải hết sức quan tâm tới điều này.Việc lựa chọn giáo viên phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy mà doanhnghiệp lựa chọn Với nhóm phương pháp đào tạo trong doanh nghiệp thì giáo viêcchính là những người quản lý, những người lao động lâu năm và thành thạo trongcông việc Còn với nhóm phương pháp đào tạo ngoài doanh nghiệp thì giáo viênthường được thuê từ bên ngoài Với mỗi nhóm phương pháp đào tạo là có nhữnghình thức giáo viên phù hợp riêng Với giáo viên trong doanh nghiệp thì có lợi thế
là họ có kinh nghiệm trong nghề, hiểu biết về doanh nghiệp và những công việc mà
Trang 14doanh nghiệp đang cần đào tạo Tuy nhiên giáo viên từ trong doanh nghiệp lạikhông được trang bị kiến thức giảng dạy một cách vững vàng và có hệ thống do vậy
sẽ hạn chế khả năng truyền đạt kiến thức và tiếp thu của người học Còn với giáoviên từ bên ngoài thì một mặt họ có hệ thống kiến thức và khả năng sư phạm tốt, do
đó có thể làm người học tiếp nhận tốt và hiểu sâu về vấn đề được giảng dạy Nhưnggiáo viên bên ngoài có thể không hiểu rõ về doanh nghiệp nên có thể dẫn tới tìnhtrạng bài giảng không gắn với thực tế nếu không có chương trình giảng dạy chặt chẽ
1.7 Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo
Việc đánh giá chương trình đào tạo là cần thiết sau mỗi quá trình đào tạo Điều nàygiúp doanh nghiệp có thể thấy thu được điều gì và những gì chưa được qua quátrình đào tạo, từ đó rút ra kinh nghiệm cho những lần đào tạo tiếp theo Để đánh giákết quả đào tạo thì doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều chỉ tiêu như: chỉ tiều về hiệuqua kinh tế đạt được sau quá trình đào tạo, chỉ tiều về chi phí đào tạo so với lộinhuận thu được từ đào tạo, hay đánh giá thông qua ý thức của người lao động…Đánh giá hiệu quả đào tạo phải được thực hiện theo những chu kỳ phù hợp để đemlại kết quả chính xác nhất, đó có thể là giữa hoặc cuối kỳ đào tạo hay theo chu kỳ dodoanh nghiệp lựa chọn
2 Các phương pháp đào tạo trong doanh nghiệp
Phương pháp đào tạo trong doanh nghiệp được chia thành hai nhóm phương pháplớn
Thứ nhất là nhóm phương pháp đào tạo trong công việc bao gồm các phương pháp
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc:
Đây là phương pháp đào tạo đơn giản và phù hợp với nhiều loại lao động khácnhau, phương pháp này có thể áp dụng với lao động trực tiếp sản xuất và cả với một
số công việc quản lý Với phương pháp này quá trình đào tạo được thực hiện bằngcách người dạy hướng dẫn học viên về công việc băng cách chỉ bảo, quan sát ngườihọc việc sau đó cho làm thử công viêc cho tới khi thành thạo Phương pháp này cómặt mạnh là làm giảm thời gian cho người học việc, gắn kết người lao động với
Trang 15nhau đồng thời đưa lại cho người dạy thêm một khoản thu nhập Tuy nhiên, phươngpháp này cũng có những hạn chế Đó là người học việc không được học lý thuyết có
hệ thống, có thể học cả thao tác đúng và thao tác không cần thiết của người dạy họ,người dạy không có kỹ năng sư phạm Đồng thời phương pháp này không giảng dạyđược cho số lượng học sinh lớn
- Đào tạo theo kiểu học nghề
Với phương pháp này học viên đã được họ lý thuyết trên lớp, sau đó người học sẽđược đưa xuống cơ sở để làm việc trong một thời gian dưới sự hướng dẫn của ngườilao động lành nghề hơn cho đến khi người lao động thành thạo công việc Thời gian
để thực hiện phương phápgiảng dạy này thường là thời gian dài Phương pháp này
có ưu điểm là cung cấp cho người học một nghề hoàn chỉnh cả lý thuyết và thựchành, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có một thời gian dài nên tốn kinh phí
để đào tạo
- Phương pháp kèm cặp và chỉ bảo
Đây là phương pháp giúp cho người lao động học được những kiến thức kỹ năngcần thiết cho công việc thông qua sự chỉ bảo của những người lao động giỏi hơn.Phương pháp này thường được áp dụng để đào tạo cho cán bộ quản lý Có ba cáchthường dùng để thực hiện:
+ Kèm cặp bởi người lãnh đao trực tiếp
+ Kèm cặp bởi người cố vấn
+ Kèm cặp bởi người có kinh nghiệm hơn
Phương pháp kèm cặp được thực hiện rất nhanh ít tốn thời gian, tiết kiệm được chiphí đào tạo Thông qua đó có thể học tập được những kinh nghiệm của người hướngdẫn Đồng thời phương pháp này có nhược điểm là không chú trọng vào lý thuyết
mà tập trung vào kinh nghiệm làm việc, do đó có thể làm cho người được đào tạokhông được trang bị lý thuyết chắc chắn Đồng thời người lao động dễ bị ảnh hưởngbởi tư tưởng tiêu cực của người hướng dẫn
- Phương pháp luân chuyển và thuyên chuyển công việc
Trang 16Với phương pháp đào tạo này người được đào tạo sẽ chuyển lần lượt làm các côngviệc khác nhau trong cùng một lĩnh vực hay các lĩnh vực khác nhau Với phươngpháp này người được đào tạo sẽ có thể tích lũy những kiến thức và kinh nghiệmkhác nhau trong các lĩnh vực, do đó họ có thể thực hiện các công việc sau quá trìnhđào tạo với khả năng cao hơn Có ba cách đào tạo là:
+ Chuyển đổi người lao động sang một bộ phận khác trong tổ chức nhưng vẫn giữchức năng và quyền hạn cũ
+ Người lao động được chuyển đến làm công việc ở bộ phận, lĩnh vực mới ngoàichuyên môn của họ
+ Người lao động được luân chuyển trong phạm vi nội bộ công việc chuyên môncủa mình
Phương pháp luân chuyển và thuyên chuyển công việc giúp cho người lao độnghiểu và biết được nhiều nghề khác nhau, đồng thời kinh nghiệm và khả năng củangười lao động được tăng lên đáng kể khi người lao đông được tiếp xúc ngay vớicông việc và họ chịu áp lực khá lớn nên phải cố gắng rât nhiều Tuy nhiên phươngpháp này cũng có những hạn chế đó là người lao động nếu không có khả năng thìrất khó thực hiện được phuơng pháp này vì áp lực và đòi hỏi là khá cao, đồng thờingười được đào tạo không được học tập một cách có hệ thống
Thứ hai là nhóm phương pháp đào tạo ngoài công việc:
Với nhóm phương pháp này thì người lao động được tách khỏi công việc thực tếtrong khi được đào tạo Nhóm phương pháp này bao gồm:
- Phương pháp tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp:
Phương pháp này nhằm đào tạo cho những công việc và những nghề khá phức tạp,mang tính chất đặc thù Để thực hiện phương pháp này thì doanh nghiệp cần phảitrang bị đầy đủ cở sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy Với phương pháp giảngdạy này thì khóa học đuợc chia làm hai phần, phần thứ nhất người học sẽ đượctrang bị khung lý thuyết do những giáo viên là người lao động ngay tại doanhnghiệp hoặc giáo viên đuợc thuê từ bên ngoài Sau khi học xong lý thuyết thì ngườilao động được thực hiện trực tiếp tại các xưởng thực tập
Trang 17Với phương pháp này rõ ràng nguời học được trang bị kiến thức một cách có hệthống hơn, người lao động có nhiều cơ hội để tham gia vào khóa học Hạn chế củaphương pháp này là kinh phí ban đầu để mở các lớp học này là rất tốn kém, việc xâydựng được chương trình học cho khóa học là rất phức tạp.
- Cử đi học tại các trường chính qui
Doanh nghiệp cử những người được đào tạo đi học tại những trường chính quy nhưcác trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học… Như vậy, rõ ràng với phương phápnày người lao động được đào tạo bại bản hơn, có sự kết hợp giữa lý thuyểt và cảthực hành Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này chính là kinh phí đào tạo cao,
có thể mất nhiều thời gian, ngoài ra phương pháp này đòi hỏi người được cử đi họcphải là người có đủ năng lực để có thể tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập Do
đó, phương pháp này thường đươc áp dụng để đào tạo những người lao động trẻ, cótrình độ
- Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo
Doanh nghiệp tổ chức các buổi hội thảo để người học có thể thảo luận về những chủ
đề mà doanh nghiệp mong muốn dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiêm và
có chuyên môn Những buổi hội thảo này có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc
ở ngòai doanh nghiệp, do đó có tính cơ động và tức thời Đồng thời các buổi hộithảo này có thể được ghép với các chương trình khác, do đó có thể cung cấp chongười học những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện công việc Có thểthấy là với phương pháp đào tạo này thì kiến thức và kỹ năng của người lao độngđược cập nhật một cách nhanh chóng và thức thời, tuy nhiên phương pháp này tồntại nhược điểm là khó có thể xắp xếp những buổi thảo luận đầy đủ các thành phầntham gia cũng như phương pháp này là tốn kém chi phí
- Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính
Với sự phát triển của máy tính hiện này thì người lao động có thể học tập, trang bịthêm kiến thức cho mình thông qua hệ thống bài giảng được chương trình hóa trênmáy tính Người học cần thực hiện theo những bài giảng đã được viết sẵn trên máytính Phương pháp này có thể đào tạo được nhiều người, đồng thời có thể giúp
Trang 18doanh nghiệp giảm bớt chi phí đào tạo Tuy nhiên, với việc đào tạo qua sự trợ giúpcủa máy tình thì người được đào tạo phải có trình độ hiểu biết nhất định về máytính Ngoài ra người được đào tạo cũng có thể không hiểu sâu được vấn đề dokhông có giáo viện hướng dẫn
- Phương pháp đào tại từ xa
Đây là phương pháp đào tạo dưới sự trợ giúp của các phương tiện trung gian nhưcác tài liệu học tập, các loại băng hình, đĩa CD, VCD, và đặc biệt là sự trợ giúp củainternet Thông qua sự trợ giúp này mà người được đào tạo có thể tiếp xúc vớingười giảng dạy từ khoảng cách xa mà không cần gặp nhau trực tiếp Phương phápđào tạo này giúp người học chủ động trong việc lựa chọn địa điểm và thời gian học,không cần tập trung nhiều người mới có thể thực hiện được công việc giảng dạy Rõràng cùng với sự phát triển ngày nay của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự pháttriển của mạng internet thì phương pháp này nên được áp dụng phổ biến vì tínhthuận tiện của nó Tuy nhiên để có thể thực hiện phương pháp này thì cần cóphương tiện học tập, cần có sự chuẩn bị mang tính chuyên nghiệp cao Đồng thờiphương pháp này đòi hỏi người học phải có tính tự giác cao
- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm
Để người học có khả năng xử lí các tình huống trên thực tế thì doanh nghiệp có thể
sử dụng những buổi hội thảo có sử dụng những trò chơi, vở kịch, bài tập mô phỏng
để giải quyết vấn đề Qua đây người học có thể thực hành những tình huống giảđịnh nhằm có thể xử lý những tình huống tương tự xảy ra trong khi làm việc
- Mô hình hóa hành vi
Phương pháp này cũng dùng các vở kịch nhằm giả định các tình huống thực tế, tuynhiên những vở kịch này đã được dàn dựng sẵn để mô hình lại các tình huống đó
- Đào tạo kỹ năng xử lí công văn giấy tờ
Người học sẽ được giao các loại giấy tờ và ghi nhớ những báo cáo, lời dặn dò củangười lãnh đạo cùng các thông tin khác nhau để từ đó rèn luyện khả năng ra nhữngquyết định đúng đắn và nhanh chóng
Trang 19III Các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Bất cứ hoạt đông nào của doanh nghiệp cũng đều chịu nhiều tác động của các nhân
tố khác nhau, hoạt động đào tạo và phát triền nguồn nhân lực cũng vậy Hoạt độngđào tạo và phát triển của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của cả những nhân tố bêntrong và bền ngoài doanh nghiệp, các nhân tố này ảnh hưởng theo nhiều chiềuhướng khác nhau tới công tác đào tạo và phát triển của doanh nghiệp và mức độ ảnhhưởng của các nhân tố này là khác nhau trong từng thời kỳ Doanh nghiệp cần phảinhận biết được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố để có thể thực hiện công tác đàotạo và phát triển có hiệu quả nhất Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo vàphát triển của doanh nghiệp bao gồm:
1 Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Chiến lược đào tạo và phảt triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp phụ thuộc khánhiều vào mục tiêu hay chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chiếnlược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính là sự cụ thể hóa của chiến lược sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi giai đoạn nhất định doanh nghiệp đều cóchiến lược đào tạo phù hợp với chiến lược chung của toàn doanh nghiệp Do đóchiến lược đào tạo có ảnh hưởng tới toàn bộ công tác đào tạo của doanh nghiệp, nó
có thể thay đổi công tác đào tạo hiện thời sang hướng khác không như ban đầu
2 Sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp
Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhânlực của doanh nghiệp Vì các doanh nghiệp khác nhau đều có những đặc điểm vềsản phẩm và thị trường kinh doanh khác nhau, chính đặc điểm này làm công tác đàotạo phải đuợc thiết lập nhằm mục đích phục vụ cho quá trình kinh doanh sản xuấtsản phẩm của doanh nghiệp.Cùng với sản phẩm và thị trường khác nhau thì cũnglàm cho cơ sở vật chất trang thiết bị khác nhau, do đó nhu cầu đào tạo cũng khácnhau
Trang 203 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Công tác đào tạo và phảt triển nguồn nhân lực chính là tập trung vào con người.Đồng thời con người cũng có tác động trở lại đối với công tác đào tạo và phát triển
đó, có thể thấy nếu trong một doanh nghiếp có nguồn nhân lực không dồi dào hoặctrình độ nguồn nhân lực còn thấp thì làm cho công tác đào tạo của doanh nghiệp đótập trung vào việc đào tạo nâng cao cho người lao động để họ có thể thực hiện tốtcông việc hiện thời Ngược lại, nếu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đã có trình
độ cao thì việc đào tạo cho họ lại là để phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch pháttriển trong tương lai ở mức độ cao hơn Như vậy, công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực dựa rất nhiều vào chính nguồn nhân lực của doanh nghiệp đó
4 Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp
Để thực hiện được công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanhnghiệp thì cần phải có một bộ máy tổ chức, quản lý ổn định và có khả năng quản lýtốt các công việc Chỉ khi bộ máy tổ chức họat động đúng chức năng và nhiệm vụthì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức mới có khả năngđược thực hiện có hiệu quả
5 Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chỉ có thể thưc hiện được khi cókhoản kinh phí nhất định Khoản kinh phí này sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xem xétcho việc có thực hiện công tác đào tạo hay không, với doanh nghiệp có khoản kinhphí lớn thì khả năng tập trung cho đào tạo sẽ thuận lợi, còn với những doanh nghiệp
ít kinh phí thì cần phải cấn nhắc xem, nên tiến hành đào tạo như thế nào cho có hiệuquả Thậm chí là so sánh giữa đào tạo và hiệu quả sản xuất kinh doanh với số tiền
ấy được đầu tư thì như thế nào là lợi hơn
6 Chính sách của Nhà nước, quy định của Nhà nước và sự phát triển của môi trường đào tạo
Các chính sách của Nhà nước luôn có những ảnh hưởng nhất định tới công tác đàotạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp Chính sách của Nhà nước là
Trang 21khích lệ việc đào tạo nguồn nhân lực Do vậy, môi trường đào tạo cũng chịu nhiềuảnh hưởng của các chính sách Nhà nước Nhà nước luôn khuyến khích tập trungđào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, do vậy hiện nay môi trường đào tạo của nước
ta khá thoải mái Điều này làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển củadoanh nghiệp rất lớn, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tới công tác đào tạo thông quanội dung, đối tượng, phương pháp đào tạo Doanh nghiệp phải thực hiện được chiếnlược đào tạo mang tính cạnh tranh và phù hợp với những chương trình đào tạo đangthịnh hành
7 Các yếu tố thị trường
7.1 Mặt hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có những mặt hàng kinh doanh của mình Với những mặthàng khác nhau thì công nghệ sản xuất và dây chuyền sản xuất là có sự khác nhaurất nhiều, qua đó đòi hỏi người lao động cũng phải có những kỹ năng khác nhau phùhợp với quá trình sản xuất của doanh nghiệp Do vậy, doanh nghiệp cần phải cócông tác đào tạo để người lao động có thể quen với quá trình sản xuất của doanhnghiệp mình
7.2 Thị trường lao động
Thị trường lao động có tác động rất lớn tới công tác đào tạo và phát triển nguồnnhân lực của các doanh nghiệp Với thị trường lao động dồi dào về số lượng và chấtlượng thì doanh nghiệp sẽ ít phải đầu tư vào công tác đào tạo hơn vì người lao động
đã có khả năng đáp ứng cao với yêu cầu của doanh nghiệp Còn với thì trường laođộng yếu thì khả năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của người lao động kém thìtất nhiên doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức để đào tạo người lao động cho phùhợp với yêu cầu của mình
7.3 Sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường luôn rất căng thẳng Do vậy,mỗi doanh nghiệp để có thể nổi trội và nâng cao ưu thế của mình ngoài việc đầu tưvào các nguồn lực khác thì việc rất quan trọng là phải đầu tư vào nguồn lực con
Trang 22người Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là để đáp ứng yêu cầu đó, việcđào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sẽ mang lại lợi thế rất lớncho doanh nghiệp Việc đào tạo sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cả trước mắt
và lâu dài trong tương lai
7.4 Nhân tố thuộc về khách hàng
Thị hiếu, mức sống… của khách hàng ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Trong những thời kỳ khác nhau thì khách hàng luôn có sựthay đổi sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Do đó doanh nghiệpluôn phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, điều này đòihỏi những người lao động trong doanh nghiệp phải có sự thích nghi về trình độ đểđáp ứng đòi hỏi đó Vì vậy, công tác đào tạo người lao động trong doanh nghiệpcũng phải luôn thay đổi cho phù hợp với yêu cầu này
IV Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp.
Ngày nay trong các doanh nghiệp thì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhucầu tất yếu, đòi hỏi này xuất phát từ lí do cả khách quan và chủ quan của doanhnghiệp Lý do khách quan là doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực cạnh tranh và cácnhu cầu của thị trường Một khi một doanh nghiệp tiến hành đào tạo để nâng caokhả năng cạnh tranh của họ thì doanh nghiệp khác không thể đứng ngoài cuộc màhọc cũng phải tiến hành việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để có thể tạo nên
ưu thế trên thị trường Còn lý do chủ quan là các doanh nghiệp luôn cần đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của chính doanh nghiệp mình Đó làđào tạo người mới vào cho quen với thực tế sản xuất kinh doanh, những người đãlàm việc lâu thì cần đào tạo thêm để nâng kiến thức Nói chung mục đích của doanhnghiệp là cần đào tạo để nâng cao năng suất của người lao động, nhằm giảm giáthành nâng cao khả năng cạnh tranh và làm cho doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận
Trang 232 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ
Mới chuyển đổi sang công ty cổ phần trong những năm gần đây, công ty cổ phầnThủy Tạ bước vào quá trình sản xuất kinh doanh và phải tự hạch toán chi phí Cũngnhư những doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, công ty phải tìm cách đểnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Đặc biệt là công ty cổ phần Thủy
Tạ là doanh nghiệp có cả khâu sản xuất, kinh doanh thương mại, và dịch vụ Nhưvây, lĩnh vực hoạt động của công ty là khá rộng trên thị trường nên đòi hỏi của công
ty về đội ngũ nhân lực có thể thực hiện công việc là rất cao cùng với đó sự cạnhtranh trên thị trường ngày càng cao, cũng như sản phẩm của công ty mang tính thời
vụ nên càng đặt ra yêu cầu đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lựccủa công ty sao cho phù hợp với những đặc điểm kinh doanh vốn có mà có thểmang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh
Trang 24PHẦN THỨ HAI: Phần tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ
I Những đặc điểm của công ty cổ phần Thủy Tạ ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.1 Quá trình hình thành của công ty cổ phần Thủy Tạ
Công ty Thủy Tạ là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1958, tên gọiban đầu của công ty là Cửa hàng Thủy Tạ địa điểm duy nhất tại số 1 Lê Thái Tổ,quận Hoàn Kiếm Hà Nội với chỉ một chức năng đơn thuần là: Kinh doanh giảikhát
Qua thời gian từ 1958 – 1993 Cửa hàng Thủy Tạ được sát nhập tách ra đổi tên thànhNhà hàng Thủy Tạ Đến năm 1993 Nhà hàng Thủy Tạ được thành lập theo quyếtđịnh số 388-HĐBT, ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng và được đổi tên thànhCông ty Thủy Tạ trực thuộc Sở thương mại Hà Nội Từ tháng 10/2004 công ty làthành viên thuộc Sở thương mại Hà Nội Trong quá trình hoạt động công ty đã cónhiều thành tích và được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý
1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Thủy Tạ
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần Thủy Tạ
- Gia công các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
- Sản xuất, thu mua, chế biến, kinh doanh, và xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, hảisản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ và hàng công nghiệp
- Sản xuất , kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được chế biến từ động vật, thựcvật, hàng thủy sản đông lạnh
- Sản xuất, kinh doanh rượu bia thuốc lá nước uống tinh khiết, các loại nước giảikhát
- Sản xuất các loại chè uống
- Sản xuất kinh doanh bao bì
- Kinh doanh các mặt hàng hóa chất
Trang 25- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất và tiêudùng bao gồm cả các ngành sản xuất nước giải khát
- Nhập khẩu dây chuyền, thiết bị đồng bộ
- Đại lý bán buôn bán lẻ hàng hóa, tư liệu về ngành ảnh, dịch vụ tráng rọi ảnh màu
- Kinh doanh cho thuê văn phòng
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng
- Kinh doanh lữ hành nội địa và các dịch vụ du lịch khác
- Kinh doanh đồ chơi, trang thiết bị dụng cụ thể thao
- Dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước…
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Thủy Tạ
Bộ máy của công ty bao gồm Giám đốc, các phó giám đốc, các phòng nghiệp vụ,các nhà máy , đội bảo vệ, các nhà hàng ăn uống, các cửa hàng kinh doanh thươngmại
Bộ máy lãnh đạo của công ty bao gồm: Ban giám đốc công ty ( gồm giám đốc, haiphó giám đốc), phòng Kế toán tài vụ, phòng Kế hoạch nghiệp vụ, phòng Tổ chứchành chính, phòng Thị trường
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Thủy Tạ
2 Đặc điếm sản phẩm và thị trường của công ty cổ phần Thủy Tạ
2.1 Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ
Với chức năng kinh doanh dịch vụ nhà hàng, sản xuất chế biến thực phẩm côngnghệp – kinh doanh thương mại của mình, công ty cổ phần Thủy Tạ có hệ thống sảnphẩm, dịch vụ rất đa dạng, từ chuỗi nhà hàng kinh doanh dọc bờ Hồ cho đến hệthống nhà máy sản xuất kem ,đá lạnh, nước uống tinh khiết, bánh … Hệ thống nàycủa công ty cô phần Thủy Tạ hoạt động theo một chuỗi liên tục
Quá trình thực hiện hoạt động của hệ thống sản xuất kinh doanh bắt đầu khi có nhucầu về các mặt hàng kem, đá lạnh, bánh…Công ty khảo sát xác định nhu cầu, sau
đó lên kế hoạch sản xuất, sau đó trình lên giám đốc công ty Giám đốc đánh giá vàcho phép hệ thống dây chuyền sản xuất đi vào hoạt động để sản xuất, sau đó thông
Trang 26qua hệ thống của hàng dịch vụ và kinh doanh thương mại sẽ tiêu thụ sản phẩm kem,
đá lạnh, bánh được sản xuất Với đặc điểm các mặt hàng mang tính thời vụ rất lớnnên sản phẩm của công ty chủ yếu tập trung vào mùa nóng, là từ tháng 5 đến tháng
11 hàng năm, những tháng còn lại với việc sản xuất theo nhu cầu thì công ty tậptrung vào các nhà hàng dịch vụ ăn uống
Có thể thấy sản phẩm, dịch vụ của công ty rất đa dạng và có đặc trưng riêng là tínhchất mùa vụ, do đó với công ty cổ phần Thủy Tạ thì công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực được đặt ra yêu cầu rất lớn là làm sao vẫn đào tạo mà không ảnhhưởng tới công việc nhất là trong những lúc vào mùa vụ
2.2 Đặc điểm thị trường
Công ty cổ phần Thủy Tạ có lợi thế rất lớn là có mạng lưới kinh doanh dịch vụ nằmtại trung tâm Thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều ưu thế về kinh doanh thương mại nóichung và lợi thế về kinh doanh nhà hàng ăn uống nói chung Đặc biệt là công ty có
hệ thống nhà hàng ăn uống và kinh doanh thương mại nằm ở khu vực phố cổ do đóthu hút rất nhiều du khách các nơi Đồng thời thương hiệu Thủy Tạ là thương hiệulâu năm và có uy tín được nhiều người biết đến, do vậy lợi thế của công ty cổ phầnThủy Tạ trên thị trường là khá cao Tuy nhiên chính những lợi thế này lại đặt ra yêucầu cho công ty là phải ngày càng nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnhtranh trên thị trường Điều này làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lựccủa công ty thật sự mang ý nghĩa quan trọng vì nhân lực của công ty chính là chìakhóa để nâng cao hiệu quả của công ty Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhânlực của công ty ngày càng quan trọng nhất là trong bối cảnh tình hình cạnh tranhgay gắt hiện nay khi có ngày càng nhiều tập đoàn lớn tầm cỡ quốc tế đầu tư vào lĩnhvực kinh doanh dịch vụ
3 Đặc điểm cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty cổ phần Thủy Tạ
Hiện nay công ty cổ phần Thủy Tạ đang sử dụng hệ thống các nhà hàng, cửa hàng,nhà máy vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình Công ty được trang bị hệ
Trang 27thống dây chuyền thiết bị hiện đại và được xây dựng đồng bộ bao gồm: hệ thốngcác nhà máy kem Thủy Tạ được đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại của Ývới công suất 1 triệu lít/ năm Nhà máy CBTP & NGK giai đoạn một được đầu tưdây chuyển sản xuất nước đá tinh khiết Hai dây chuyền trên được đánh giá là hiệnđại nhất miền Bắc hiện nay Ngoài ra hệ thống các nhà hàng, cửa hàng của công tyđược đầu tư nội thất thiết bị bếp và pha chế hiện đại để phục vụ khách hàng có nhucầu tiêu dùng cao Có thể thấy rằng quy trình công nghệ của công ty cổ phần Thủy
Tạ khá hiện và mức độ hiện đại hóa khá nhanh do vậy đòi hỏi nguời lao động trongcông ty phải được đào tạo những kiến thức và kỹ năng phù hợp với đòi hỏi trongviệc vận hành máy móc hiện đại và thay đổi nhanh chóng hiện nay của doanhnghiệp
4 Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thủy Tạ
Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thủy Tạ bao gồm: Hội đồng quản trị, Bankiểm soát, giám đốc công ty, các phó giám đốc, các phòng ban Mối liên hệ giữa các
bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thủy Tạ là theo mối quan hệtrực tuyến được thể hiện theo sơ đồ trên
Trong đó chức năng nhiệm vụ của các bộ phận là:
- Hội đồng quản trị: Là bộ phận quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty đểquyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty Hội đồngquản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bảnhoặc hình thức khác do điều lệ công ty quy định
- Ban kiểm soát: Nhiệm vụ là kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản
lý, điều hanh hoạt động kinh doanh, tính trung thực trong báo cáo tài chính, ghichép sổ sách kế toán, thẩm định các báo cáo tài chính của công ty
- Giám đốc công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành bao quátmọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
Trang 28- Phó giám đốc: Là người trợ giúp giám đốc và phụ trách, kiểm soát những nghiệp
vụ chuyên môn cụ thể Trong đó:
+ Phó giám đốc 1: Chịu trách nhiệm về các hoạt động của hai phòng Tổ chức hànhchính và phòng Kế toán
+ Phó giám đốc 2: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc mà phòngthị trường thực hiện
+ Phó giám đốc 3: Phụ trách phòng kế hoạch và nhiệm vụ Chỉ đạo các nhân viênthuộc phòng này làm nhiệm vụ giúp ban giám đốc hoàn thành kế hoạch đặt ra
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức cán bộ công nhân viên,
tổ chức sắp xếp lao động Hàng tháng, sau mỗi kỳ kinh doanh tính trả lương cho cán
bộ công nhân viên và các công việc liên quan đến việc thanh toán các khoản bảohiểm và các chế độ khác cho người lao động
Phòng kế toán: Do kế toán trưởng làm trưởng phòng Phòng này có nhiệm vụ quản
lý vốn,, thanh tra về tài chính, lập báo cáo quyết toán theo dõi thu chi hạch toán kếtquả hoạt động kinh doanh của công ty Quản lý trực tiếp, theo dõi nguyên vật liệuđầu vào đến thành phẩm đầu ra Hạch toán đơn giá các đơn vị sản xuất kinh doanhtrực thuộc
- Phòng thị trường: Có nhiệm vụ mở rộng, giám sát theo dõi thị trường, phát triểnthị trường, thực hiện các công việc quảng cáo, khuyến mãi theo kế hoạch của côngty
Phòng kế hoạch nghiệp vụ: Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch, giao kế hoạch, tổ chứcthực hiện nguồn hàng, tổ chức bán hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế Phòng nàygiúp cho ban Giám đốc thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, chỉ đạo kỹ thuật các mặthàng sản xuất
Với việc phân rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, một mặt tạo điềukiện thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển con người vì công tác này đượcphòng tổ chức hanh chính đứng ra thực hiện các bộ phận khác có trách nhiệm giúp
đỡ và tạo điều kiện thực hiện Tuy nhiên, chính sự chuyên môn hóa khá sâu mà đòihỏi trình độ chuyên môn của người lao động quản lý phải đảm bảo để có thể thực
Trang 29hiện được tốt công việc đây chính là yêu cầu đặt ra với công tác đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy Tạ.
5 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy Tạ
5.1 Số lượng lao động trong công ty
Bảng 1: Quy mô lao động của công ty cổ phần Thủy Tạ
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty cổ phân Thủy Tạ
Qua bảng 1 ta có thê thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trong công ty
cổ phần Thủy Tạ, năm 2006 lượng lao động này chiếm tới 87.58% lao động củatoàn công ty, còn lao động gián tiếp chỉ chiếm 12.42% Điều này là hợp lý vì công
ty cổ phần Thủy Tạ là công ty kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng dich vụ và sảnxuất thực phẩm công nghiệp Cùng với việc công ty ngày càng mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh thì lực lượng lao động trực tiếp trong công ty cũng đang ngày mộttăng lên để đáp ứng đòi hỏi của họat động sản xuất kinh doanh điều này thể hiện rõ
ở tỷ trọng lao động trong công ty qua các năm
Như vậy với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình thì số lượng lao động trongcác ngành sản xuất kinh doanh của công ty là hợp lý.lực lượng lao động được phân
bố như trên là thuận lợi để công ty có thể phát triển mở rộng thị trường, tuy nhiênkéo theo những thuận lợi ấy là những thách thức cho công ty khi thực hiện công tácđào tạo nguồn nhân lực của mình Đội ngũ lao động của công ty có các đặc tínhkhác nhau khá nhiều như về tuổi tác, trình độ, giới tính, thâm niên trong nghề dovậy nên có sự đòi hỏi với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công
ty là phải có kế hoạch và chương trình đào tạo hợp lý, cũng như phải thực hiệnđược việc đánh giá và xác định nhu cầu đào tạo phải chính xác đầy đủ Như vậy
Trang 30mới đem lại hiệu quả cao đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lựctrong công ty.
Trong công ty thì tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và gián tiếp có xu hướng giảm lêntrong những năm vừa qua tỷ lệ lao động gián tiếp năm 2004 là 10,12 tới năm 2006
là 7,05 Tuy nhiên điều này là khá hợp lý vì việc số lượng lao động quản lý tăng lên
là để có khả năng điều hành lực lượng lao động khối trực tiếp đang ngày càng tănglên cả về số lượng và chất lượng Qua bảng dưới đây cho thấy sự phát triển của độingũ lao động khối trực tiếp trong công ty
5.2 Cơ cấu tuổi của lao động trong công ty cổ phần Thủy Tạ
Bảng 2: Cơ cấu tuổi và giới của lao động tại công ty cổ phần Thủy Tạ
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty cổ phânThủy Tạ
Một đặc điểm dễ thấy trong công ty là lực lượng lao động trong công ty còn khá trẻ
và được duy trì trong những năm qua Qua bảng 2 thấy rằng năm 2006 lao độngtrong độ tuổi từ 18 đến 30 của công ty có tỷ lệ cao nhất chiếm 65,92% , sau đó làlao động trong độ tuổi 31đến 45 chiếm 24,20%, cuối cùng là lao động trong độ tuổi46-60 chiếm tỷ trọng thấp nhất là 9,88% Lực lượng lao động trẻ trong công ty lạichủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp và kinh doanh nhà hàng dịch
vụ, đây là lợi thế đối với công ty nhưng lại đặt ra thách thức đối với công tác đàotạo của công ty Hệ thống nhà máy của công ty cổ phần Thủy Tạ được trang bị máymóc thiết bị khá hiện đại do vậy yêu cầu về trình độ với người lao động là khá cao,tương tự như vậy hệ thống nhà hàng dịch vụ ăn uống của công ty là nơi được trang
bị hiện đại đồng thời là nơi phục vụ những khách hàng có thu nhập cao nên yêu cầu
về tiêu chuẩn phục vụ của nhân viện là rất cao Lực lượng lao động trẻ trong các bộ
Trang 31phận này là một lợi thế khi họ phát huy được các khả năng của mình như là năng
nổ, nhanh nhẹn cùng với khả năng tiếp thu nhanh kiến thức khoa học công nghệhiện đại tuy nhiên lao động trẻ lại thiếu kinh nghiệm và khả năng xử lý tình huống
Do vậy vấn đề đặt ra với công tác đào tạo của công ty chính là làm sao cung cấp cho
họ những kiến thức kinh nghiệm còn thiếu để hoàn thành tốt các công việc mà yêucầu để thực hiện chúng ngày càng đòi hỏi cao hơn Còn với lực lượng lao động có
độ tuổi từ 31- 45 và 46-60 của công ty tuy không có tỷ trọng cao nhưng lại là nhữngngười có kinh nghiệm và kiến thức do vậy công tác đào tạo cần phải thu hút đượclực lượng lao động này vào công tác đào tạo để phục vụ cho giảng dạy giúp đỡnhững người lao động trẻ hơn
Trong quá trình thực hiện công tác đào tạo thì công ty cổ phần Thủy Tạ cũng đãnhận thức được điều này và đã thực hiện việc đào tạo bằng nhiều hình thức để pháthuy khả năng của các nguồn lực này, đó là việc công ty thực hiện các khóa đào tạobồi dưỡng kiến thức cho nhân viên phục vụ, thực hiện phương pháp đào tạo tại chỗthông qua sự hướng dẫn của lao động có kinh nghiệm…
Bảng 3: Cơ cấu tuổi của lao động được đào tạo tại công ty cổ phần Thủy Tạ năm
Cử đi học ngắn
Nguồn : Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Thủy Tạ
Có thể thấy kết quả của công tác đào tạo và phát triển của công ty khi thực hiệntheo hướng như trên được thể thiện thông qua bảng 3 Qua quá trình đào tạo thìlượng lao động được đào tạo năm 2006 chủ yếu là từ 18-30 chiếm 47,19% tiếp đó là
độ tuổi từ 31-45 chiếm28,06% và cuối cùng là độ tuổi 46-60 chiếm 24,75% Quabảng trên cũng có thể thấy rằng với mỗi độ tuổi khác nhau thì công ty tập trung vào
Trang 32đào tạo theo những kỹ năng khác nhau Với độ tuổi từ 18-30 thì công ty tập trungđào tạo lại và đào tạo tại chỗ thông qua các hình thức như mở lớp cạnh doanhnghiệp, đào tạo về kỹ năng lao động và các vấn đề về an toàn Còn với những người
ở độ tuổi từ 31-60 nhất là ở độ tuổi 31-45 đang sung sức và đã chín chắn trong nghềnghiệp thì công ty tập trung đào tạo nâng cao thông qua các lớp học ngắn ngày ví dụnhư các lớp đào tạo về quản lý … Như vậy có thể thấy công ty đã có sự lựa chọnđối tượng đào tạo khá kỹ càng và hợp lý…
5.3 Cơ cấu giới tính tại công ty cổ phần Thủy Tạ
Qua bảng 3 ở trên có thể thấy rằng cơ cấu giới tính ở công ty Thủy Tạ có sự tănglên của nam giới năm 2004 là 53,24% đến năm 2006 là 53,50 sự tăng lên ở tỷ trọngcủa nam giới là do trong quá trình cổ phần hóa công ty tuyển thêm khá nhiều nam
để thực hiện công việc ở các nhà máy mới được đưa vào hoạt động
Bảng 4: Cơ cấu giới tính chia theo lao động gián tiếp và lao động trực tiếp năm
2006 của công ty cổ phần Thủy Tạ
Nguồn : Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Thủy Tạ
Hiện nay trong công ty cổ phần Thủy Tạ có sự chênh lệch giữa giới nam và nữ,nhưng sự chênh lệch này không đồng đều trong cả công ty Tại khối lao động trựctiếp thì tỷ trọng giới nam cao hơn so với giới nữ và ngược lại ở khối lao động giántiếp tuy nhiên trong cùng khối lao động trực tiếp thì lại có sự phân chia về tỷ trọnggiới Giới nữ chiếm tỷ trọng cao hơn ở trong các bộ phận kinh doanh nhà hàng vàdich vụ ăn uống, còn giới nam lại tập trung nhiều tại các nhà máy sản xuất thực
Trang 33phẩm công nghiệp Điều này được quyết định do đặc thù đào tạo và sản xuất kinhdoanh của công ty là bộ phận nhà hàng thường sử dụng nhân viên nữ trong côngviệc phục vụ, còn ở các nhà máy sản xuất thường tập trung công nhân sản xuất lànam giới do tính chất công việc nặng nhọc Mỗi giới đều có những đặc điểm khácnhau làm ảnh hưởng tới khả năng lao động, nữ giới thì thường là phù hợp hơn vớinhững công việc đòi hỏi tính cần cù tỉ mẩn đồng thời nữ giới cũng phù hợp hơn vớinhững công việc cần sự tinh tế và điềm đạm Trong khi đó thì nam giới lại thích hợpvới những công việc có tính năng động sáng tạo, hấp dẫn với khả năng thăng tiếncao.
Do đó để đem lại hiệu quả trong thực hiện công việc thì công tác đào tạo của công
ty cần phải được thực hiện rất kỹ càng đặc biệt là công tác đánh giá và xác định nhucầu đào tạo của người lao động để tránh tình trạng xuất hiện mâu thuẫn giữa nhữngngười được đào tạo và người không được đào tạo trong công ty Điều này đòi hỏivới người làm công tác đào tạo của công ty phải có sự xác định, bố trí và sắp xếp kếhoạch đào tạo một cách hợp lý Công đã chú ý tới điều này và đã thực hiện việc đàotạo có tính tới sự ảnh hương bởi cơ cấu giới
Bảng 5: Cơ cấu giới của lao lao động được đào tạo trong công ty cổ phần Thủy Tạ
Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính công ty cổ phần Thủy Tạ
Qua bảng trên có thể thấy công ty cổ phần Thủy Tạ có quan tâm sự khác biệt vềgiới trong công tác đào tạo và phát triển lao động của mình, lao động nữ được đàotạo nhiều nhất là theo hình thức đào tạo tại chỗ chiếm trên 70% tỷ lệ được đào tạo ởhình thức này, đây là hình thức đào tạo mà người lao động được công ty đào tạo
Trang 34ngay tại nơi làm việc, lao động được đào tạo tại chỗ với nũ chủ yếu là tại các nhàhàng dịch vụ, nên thuận tiện cho việc di chuyển của người lao động và khá phù hợpvới lao động nữ do không phải di chuyển xa.Ngoài ra hình thức cử đi học các lớpngắn hạn nữ giới chiếm đa số vì hình thức này thường được áp dụng cho cán bộquản lý mà trong công ty ở bộ phận lao động gián tiếp nữ giới có tỷ lệ cao hơn namgiới Như vậy có thể thấy công ty cổ phần Thủy Tạ đào tạo khá hợp lý theo cơ cấugiới của công ty.
5.4 Cơ cấu trình độ đào tạo của lao động trong công ty cổ phần Thủy Tạ
Bảng 6: Cơ cấu đào tạo của lao động trong công ty cổ phần Thủy Tạ
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty cổ phânThủy Tạ
Qua bảng trên thấy rằng lao động trong công ty cổ phần Thủy Tạ phần lớn có trình
độ đào tạo là Trung cấp, công nhân kỹ thuật và trình độ phổ thông Có thể thấy, laođộng trong công ty cổ phần Thủy Tạ trình độ cao đẳng và trung cấp là chiếm nhiềunhất( chiếm 37.90% năm 2006) và tăng qua các năm, tuy nhiên số công nhân kỹthuật có xu hướng giảm Điều này cho thấy công ty đang thực hiện việc nâng caotrình độ của lực lượng lao động, số lao động kỹ thuật, và có trình độ phổ thông vẫngiữ ở mức cao trong cơ cấu lao động nhưng chuyển dịch dần từ công nhân kỹ thuậtsang lao động có trình độ đào tạo cao hơn là cao đẳng, trung cấp và đại học
Lao động có trình độ đại học và cao đẳng không nhiều nhưng tập trung chủ yếuvào lao động quản lý Điều nay phù hợp với điều kiện công ty cổ phần Thủy Tạ làdoanh nghiệp họat động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn
Trang 35uống nên sử dụng nhiều công nhân sản xuất và nhân viện phục vụ, với yêu cầu vềtrình độ chủ yếu là phổ thông và công trung học chuyên nghiệp Với trình độ đàotạo khá phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc nên điều này tạo thuận lợi công tácđào tạo của công ty, với nội dung chương trình đào tạo đúng với công việc đang làmthì người lao động có thể tiếp thu và vận dụng có hiệu quả vào trong thực tiễn sảnxuất Điều này được thể hiện trong phần đánh giá kết quả đào tạo :
Biểu 1: Ứng dụng kiến thức được học vào thực tiễn của lao động được đào tạo tạicông ty cổ phần Thủy Tạ ( đơn vị %)
82
2 0
Ứng dụng được hòan tòan
Chỉ ứng dụng được một phần
Không ứng dụng được
Tuy nhiên khi lao động trực tiếp có trình độ ngày càng tăng lên thì lao động giántiếp có trình độ cao trong công ty lại ít thay đổi cả về chất và lượng, trong ba nămvừa qua công ty không có lao động gián tiếp nào có trình độ đào tạo trên đại học vàcũng ít có sự thay đổi số lượng người có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp.Trong khi đó lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lại ngày càng đòihỏi người lao động nhất là lao động gián tiếp của công ty phải có sự phát triển về sốlượng và chất lượng Điều này được thể hiện ở bảng sau đây
Trang 36Bảng 7: Cơ cấu trình độ đào tạo của lao động công ty cổ phần Thủy Tạ phân theo
-Nguồn : Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Thủy Tạ
Qua đây có thể thấy rằng công tác đào tạo và phát triển của công ty thực hiện vớilao động gián tiếp trong thời gian vừa qua vẫn chưa tập trung vào công tác đào tạokiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho lao động gián tiếp trong công ty, mà chỉ tậptrung đào tạo kỹ năng quản lý với bộ phận lao động này Do vậy để có thể xây dựngđược đội ngũ lao động thực sự giỏi về kiến thức chuyên môn và khả năng thực hiệncông việc để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời gian tới thì đòi hỏi kếhoạch đào tạo và phát triển của công ty tập trung hơn nữa vào đội ngũ lao động giántiếp
5.5 Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác
Bảng 8: Thâm niên người lao động tại công ty cổ phần Thủy Tạ năm 2006
Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính
Trang 37Tương ứng với lực lượng lao động trẻ chiếm khá nhiều trong công ty thì thâm niênlao động của lao động trong công ty nói chung là không cao, phần lớn là nhữngngười lao động có thâm niên từ 2-3 năm, còn những người lao động có thâm niêntrên 10 năm rất ít, và đa phần là những người quản lý lâu năm và nhiều kinhnghiệm Tỷ lệ số lao động có thâm niên thấp cao là vì thời gian chuyển sang công ty
cổ phần thì công ty phải tăng cường lao động trẻ để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất
và kinh doanh, cùng với đó những công việc cần lao đông mới trong công ty thườngđòi hỏi những vị trí làm việc có kinh nghiệm không cần cao như là công nhân kholạnh, công nhân vận hành máy chỉ cần nửa năm làm việc ở vị trí tương tự là có thểlàm việc được Do đó lao động trong công ty có thâm niên lao động từ 2-5 nămchiếm khá nhiều
Do đa phần lao động trong công ty có thâm niên làm việc thấp do đó cũng đặt ramột số đòi hỏi với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đó là những người
có ít kinh nghiệm làm việc thường ít khả năng xử lí trước các tình huống bất ngờ,
do đó có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả lao động Đặc biệt là lực lượng lao độngphục vụ của công ty là những người rất cần những kinh nghiệm trong giao tiếp phục
vụ khách hàng Vậy với những bộ phận như trên thì đòi hỏi công ty cần phải đào tạo
để giúp họ học hỏi kinh nghiệm, đồng thời kết hợp với sự năng động tuổi trẻ sẽ cóthể giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
6 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thủy Tạ
Trang 38Bảng 9 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thủy Tạ
125,597 144,231 171,974
6 Thu nhập bình quân Triệu đồng/tháng 1,644 1,650 1,700
Nguồn: Phòng tổ chức công ty cổ phần Thủy Tạ
Công ty cổ phần Thủy Tạ là công ty làm ăn có hiệu quả, doanh thu hàng năm củacông ty đều tăng lên so với năm trước, cùng với đó là lợi nhuận cũng tăng lên.Trong đó doanh thu của lĩnh vực dịch vụ nhà hàng và sản xuất thưc phẩm côngnghiệp chiếm phần lớn doanh thu của toàn công ty, tổng tỷ trọng của hai ngànhhàng này chiếm 92,36% năm 2004 và tăng lên 93,33% năm 2006 Đây là hai hướngsản xuất kinh doanh chính của công ty và ngày càng nâng cao hiệu quả Qua số liệu
ta có thể thấy rằng lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng và sản xuất thực phẩmcông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần theo các năm Một mặt công tyđang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này và cũng như do tính chất cạnh tranh gay gắttrong thời buổi hiện này, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng nên luôn đặt ra yêucầu với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty là phải làm saođảm bảo duy trì và nâng cao trình độ người lao động một cách liên tục để đáp ứngnhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao của công ty
Thị trường ngày càng phát triển và nhu cầu khách hàng ngày càng cao, nên công ty
cổ phần Thủy Tạ luôn cố gắng nâng cao hiệu quả của mình bằng việc đầu tư đổi
Trang 39mới trang thiết bị hiện đại và nỗ lực nâng cao hiệu quả lao động nhờ đó mà năngsuất lao động của công ty hàng năm đều tăng lên năng suất lao động của công tytăng từ 125,597 triệu đồng/ lao động năm 2004 lên 171.974 triệu đồng/ lao độngnăm 2006, như vậy trung bình trong ba năm năng suất lao động của công ty tăng12,31%/năm Không những vậy, thị trường tiêu thụ sản phầm của công ty đang mởrộng, mặt hàng sản xuất ngày càng đa dạng, dịch vụ ngày càng chuyện nghiệp nênđược khách hàng tín nhiệm Do vậy, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập người laođộng của công ty đều tăng lên hàng năm, qua số liệu có thể thấy rằng cùng với việcdoanh thu của công ty hàng năm tăng lên là lợi nhuận và thu nhập người lao độngtăng theo tương ứng Thu nhập của người lao động tăng làm khuyến khích ngườilao động thực hiện công việc tốt hơn, thêm gắn bó và cố gắng vì công ty hơn Đồngthời thu nhập tăng làm người lao động có được an tâm và tạo động lực cho họ pháttriển bản thân.
Việc doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng qua các năm làm cho kinh phí danhcho đào tạo của công ty có khả năng được tăng cường, do vậy công tác đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực sẽ được đầy đủ và có đìêu kiện hơn Tuy nhiên áp lực củaviệc tăng doanh thu hàng năm với công ty sẽ dẫn đến yêu cầu với người lao độngtrong công ty là cao hơn để có thể đạt được mục tiêu đề ra, như vậy cũng lại đặt rayêu cầu với công tác đào tạo và phát triển nguôn nhân lực ở trong công ty là làm sao
để có thể đào tạo người lao động đáp ứng được những mục tiêu này của công ty
II Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy Tạ
1.Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty
cổ phần Thủy Tạ
1.1 Tình hình thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
cổ phần Thủy Tạ trong thời gian qua
Trang 40Bảng 10: Số lượt người được đào tạo qua các năm của công ty cổ phần Thủy Tạ
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Thủy Tạ
Trong đó hình thức đào tạo tại chỗ của công ty cổ phần Thủy Tạ bao gồm nhữnglớp cạnh doanh nghiệp được công ty tổ chức để đào tạo bổ sung và nâng cao trình
độ cho người lao động như các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên thị trường,nhân viên phục vụ…
Hình thức đào tạo bằng cách cử đi học lớp ngắn hạn được tổ chức để đào tạo cáccán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật bằng cách cử họ đi học ở những trường chínhqui để đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết trong công việc
Hình thức đào tạo lại chủ yếu được công ty sử dụng để nhắc lại cho người lao động
về những nội quy, quy chế, các quy định về an toàn trong lao động
Hình thức cử đi học nước ngoài là hình thức người lao động được công ty cho đinước ngoài để học hỏi kinh nghiệp và các công nghệ tiên tiến của các nước khác.Qua bảng trên có thể thấy năm 2004 và 2005 không có số lượt người lao động đượcđào tạo thay đổi đột biến trong đó đào tạo lại và đào tạo tại chỗ vẫn chiếm vai tròchủ yếu trong việc đào tạo người lao động trong công ty tỷ lệ tương ứng của haihình thức đào tạo trên qua các năm là 81,59%, 13,28% năm 2004 và 83,08%,12,40% Tuy nhiên đến năm 2006 thì lượt người được đào tạo của công ty cổ phầnThủy Tạ lại tăng đột biến số người lao động đào tạo tại hai hình thức là tại chỗ tăng141,89% so với năm 2005 cũng như tổng số lượt đào tạo của công ty tăng 116,42%
so với năm 2005, điều này là do năm 2005 công ty chuyển sang hình thức công ty
cổ phần nên công ty phải tập trung đào tạo lại trình độ người lao động cho thích hợp