Các kiểu tiến hành hấp phụ

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI (Trang 36 - 39)

Trong thực tế tiến hành hấp phụ, người ta có thể tiến hành theo hai phương pháp: phương pháp hấp phụ tĩnh và phương pháp hấp phụđộng.

*Hấp phụ tĩnh

Khả năng hấp phụ của một chất hay dung lượng hấp phụ của một chất phụ thuộc vào tính chất, trạng thái hoá học của bề mặt, cấu trúc lỗ xốp của chất hấp phụ cũng như

phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất của quá trình hấp phụ. Tuỳ thuộc vào đặc trưng tương tác của chất bị hấp phụ với bề mặt chất hấp phụ ta có hấp phụ vật lý hoặc hấp phụ hoá học.

Trong trường hợp chung, ta có phương trình cho lượng chất bị hấp phụ như sau:

trong đó:

a: là lượng chất bị hấp phụ trên một đơn vị khối lượng chất hấp phụ (mol/gam). am: là lượng chất bị hấp phụứng với sự lấp đầy lớp đơn phân tử (mol/gam). h = P/Ps với P là áp suất riêng phần của khí bị hấp phụ, Ps là áp suất hơi bão hoà của nó.

k: là hệ số biểu hiện sự tương tác của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ.

Đối với một chất hấp phụ thông thường có bề mặt phẳng, sự ngưng tụ một chất chỉ xảy ra khi h > 1.

Tuy nhiên, trong các chất hấp phụ xốp (đường kính lỗ xốp khoảng 10-15 Ao) thì xuất hiện sự ngưng tụ mao quản. Ở trong các vùng mao quản của chất hấp phụ có thể

xảy ra quá trình hấp phụ nghĩa là các chất khí hoặc hơi bị giữ lại (“được ngưng tụ”) mặc dù áp suất hơi riêng phần nhỏ hơn áp suất hơi bão hoà (khi đó tỷ lệ P/Ps nhỏ hơn 1). Hiện tượng này xảy ra là do tại đây tồn tại một trường lực hấp dẫn đặc biệt có thể

ngưng tụ chất bị hấp phụ ngay cả khi nồng độ (áp suất riêng phần) của chúng rất bé, tạo điều kiện thu giữ rất tốt các chất, nhất là các chất hữu cơ, tạo nên cột chất lỏng trong các lỗ xốp của chất hấp phụ.

*Hấp phụđộng

Thực tế của quá trình làm sạch khí thải bằng phương pháp hấp phụ là một quá trình động. Quá trình hấp phụ thông thường được tiến hành trong các buồng hấp phụ

có chứa các chất có khả năng hấp phụ. Khí thải chứa các chất cần hấp phụ được dẫn qua lớp chất hấp phụ. Các chất cần hấp phụ sẽ được giữ lại còn khí sạch sẽ được thải ra ngoài.

Nếu chất hấp phụ có hoạt độ cân bằng là a, chiều dầy của lớp hấp phụ là L, diện tích thiết diện ngang của thiết bị hấp phụ là S, khí thải có nồng độ chất cần hấp phụ là

Co và tốc độ dòng trong thiết bị hấp phụ là w thì lượng chất được hấp phụ sẽđược tính theo biểu thức:

M = a. S. L

hay mt = w. S. Co.τ (a ≈ C)

trong đó: τ là thời gian dòng khí tiếp xúc với lớp chất hấp phụ để có lượng chất được hấp phụ là mt tại thời điểm t.

Ta giả thiết: tốc độ hấp phụ là vô cùng lớn và chất nhiễm bẩn ngay lập tức đạt tới cân bằng khi tiếp xúc với chất hấp phụ.

Từđó ta rút ra:

Điều đó có nghĩa là ứng với một loại chất hấp phụ (thiết bị hấp phụ tương ứng) nào đó có chiều dày lớp chất hấp phụ L, nồng độ dòng khí đưa vào thiết bị Co với tốc

độ w thì sau thời gian T bắt đầu xuất hiện sự lọt chất bẩn ra khỏi thiết bị hấp phụ. Điều

đó cũng có nghĩa là việc sử dụng chất hấp phụ cần được tái sinh định kỳ.

Đường biểu diễn quá trình hấp phụ trong tháp sẽ có dạng như trong hình 4.6.

Hình 4.6. Đường cong hấp phụ trên tháp

Phương pháp hấp phụ động có hiệu suất cao hơn và phù hợp hơn đối với thực tiễn sản xuất nên thường được sử dụng trong xử lý khí thải công nghiệp. Một số loại thiết bị hấp phụđược mô tả trong hình 4.7.

Hình 4.7a. Thiết bị hấp phụ dạng quay

Hình 4. 7b. Thiết bị hấp phụ dạng khay hỗn hợp

Một hệ thống thiết bị xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ thường có dạng như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.8: Sơđồ hệ thống thiết bị xử lý khí thải bằng than hoạt tính

4.3. Các chất hấp phụ sử dụng trong công nghệ xử lý khí thải

Như vậy, tùy thuộc vào bản chất của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ; tuỳ thuộc vào năng lượng tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ mà ta có thể lựa chọn

được chất hấp phụ có dung lượng lớn và khả năng hấp phụ chọn lọc đối với một chất bẩn nào đó. Mặt khác chất hấp phụ cần phải là những hệ có bề mặt riêng rất phát triển

để tạo ra một tương tác lớn với chất bị hấp phụ. Điều đó cho phép trong từng trường hợp cụ thể có thể chọn lựa được chất hấp phụ có độ chọn lọc cao, đảm bảo lọc sạch khí với sự tiêu tốn ít.

Trong công nghệ xử lý môi trường, để làm sạch các hơi và khí thải người ta thường sử dụng các chất hấp phụ xốp như than hoạt tính, sihcagen, zeolit có hoạt độ

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI (Trang 36 - 39)