1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam

87 1,5K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Luận văn : Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam

Trang 1

1.1.1 Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao 2

1.1.2 Khía cạnh về thuế và tác động của nhóm khách hàng 2

1.1.2.1 Tác động của nhóm khách hàng 2

1.1.2.2 Tác động của thuế 3

1.1.3 Lý thuyết chính sách cổ tức không tương thích 4

1.1.3.1 Các giả định của MM 4

1.1.3.2 Nội dung lý thuyết của MM 4

1.1.3.3 Trường hợp các cổ đông cũ bán đi một số cổ phiếu 7

1.2 Chính sách cổ tức trong thực tế 7

1.3 Một số bài nghiên cứu ở các nước trên thế giới liên quan mật thiết đến đề tài 8

Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua 11

2.1 Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt nam 11

2.1.1 Các đặc điểm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam 11

2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm yết 11

2.1.3 Đặc điểm của các nhà đầu tư 12

2.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM (HoSE) qua ba năm 2005-2007 12

2.2.1 Đánh giá tổng quan về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Tp.HCM trong thời gian qua 12

2.2.1.1 Vài nét chung 12

2.2.1.2 Một vài số liệu tổng hợp 14

2.2.2 chính sách chi trả của các doanh nghiệp 15

2.2.2.1 Về hình thức chi trả 15

Trang 2

2.2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức (DIV) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 21

2.2.2.3 Tỷ trọng chi trả cổ tức trong thu nhập của doanh nghiệp (DIV/EPS) 22

2.3 Phân tích chính sách cổ tức theo ngành 26

2.3.1 Tổng quan 26

2.3.2 Xét về hình thức chi trả cổ tức 29

2.3.3 Xét về tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DIV/EPS) 29

2.3.4 Phân tích chính sách cổ tức của một số ngành tiêu biểu: 32

Trang 3

Hình Nội dung Trang

2.1 EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007 13

2.5 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007 18 2.6 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2006 18 2.7 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005 19 2.8 EPS trung bình năm 2007 theo nhóm công ty có hình thức chi trả

2.16 Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính theo doanh thu thuần năm 2007

Trang 4

Bảng Nội dung Trang

2.1 Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007

14

2.4 Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007

17

2.6 Tỷ lệ chi trả cổ tức, EPS trung bình ngành và thị trường trong năm 2006 và 2007

Trang 6

Chính sách cổ tức là một phần quan trọng trong chính sách tài chính của doanh nghiệp vì nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng, nhưng nó đã để lộ ra nhiều vấn đề, bất cập còn tồn tại Qua đề tài nghiên cứu này, hy vọng sẽ vẽ lên được bức tranh thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong ba năm vừa qua và qua đó chỉ rõ ra được vấn đề đang tồn tài cũng như có những đề xuất hợp lý cho thị trường

2 Phương pháp luận nghiên cứu:

Dựa trên phương pháp quan sát, phân tích và tổng hợp là chính Trên cơ sở hiểu biết lý thuyết về chính sách cổ tức và phân tích, đánh giá từ các số liệu tài chính và thông tin trên thị trường chứng khoán Tp.HCM

3 Kết cấu của đề tài:

Lời mở đầu: Giới thiệu ý nghĩa, mục đích, phương pháp nghiên cứu và

Chương 1: Các lý thuyết về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp hiện nay trên thế

Trang 7

1.1 Các lý thuyết về chính sách cổ tức

1.1.1 Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao (bird-in-the-hand)

Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cho rằng nhà đầu tư thích tỷ lệ chi trả tiền mặt cao và thường đầu tư vào những cổ phần có cổ tức cao vì hai lý do sau:

 Cổ tức tiền mặt ít rủi ro hơn lãi vốn vốn chỉ là khả năng có thể xảy ra trong tương lai  Nhà đầu tư đánh giá cao giá trị của cổ phiếu công ty có chính sách cổ tức tiền mặt cao, có nghĩa là một tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao có thể dẫn đến P0 cao Cổ tức tiền mặt cao có thể mang một tín hiệu nào đó đối với nhà đầu tư

Những công ty có chính sách chi trả cổ tức cao trong quá khứ thường được nhà đầu tư dạng này ưa thích Những nhà đầu tư dạng này không sẵn lòng bán các cổ phiếu có cổ tức cao mà họ đang nắm giữ Thậm chí khi thị trường sụt giảm thì họ cũng sẵn lòng mua các chứng khoán này đơn giản là vì dòng thu nhập từ cổ tức khá ổn định trong khi giá chứng khoán lại đang sụt giảm

Xét ở cấp độ doanh nghiệp thì việc chi trả cổ tức có thể là một biện pháp đánh tín hiệu rất dễ nhận biết Thông thường ban quản trị doanh nghiệp sẽ không quyết định thực hiện chi trả cổ tức cao nếu họ không có cơ sở để lạc quan, tin tưởng chắc chắn rằng thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng trong những năm sắp đến Vì vậy, thông báo chi trả cổ tức có thể sẽ tạo một tín hiệu nhất định

1.1.2 Khía cạnh về thuế và tác động của nhóm khách hàng 1.1.2.1 Tác động của nhóm khách hàng

Doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của cổ đông khi quyết định chính sách chi trả cổ tức rằng cổ đông thích lợi tức từ lãi vốn hay thu nhập từ cổ tức Năm 1974, Black và Scholes viện dẫn một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến chính sách cổ tức là tác động ngược do thay đổi của thuế, còn có tên gọi là “ tác động của nhóm khách hàng”

Thuế suất liên quan đến tác động của nhóm cổ đông chịu thuế đến mong muốn của họ đối với chính sách cổ tức Các nhà đầu tư nằm trong nhóm chịu thuế cao thường thích doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tránh những khoản thuế nặng nề, trong khi đó thì các nhà đầu tư nằm trong nhóm chịu thuế thấp lại thích được nhận nhiều cổ tức Vào tháng 5 năm 2003 luật thuế của Mỹ thay đổi kéo theo sự thay đổi trong mức thuế suất đối với cổ tức Thuế suất trước năm 2008 là 15% và tương đương với thuế trên lãi vốn, các nhóm chịu thuế hầu như thích cổ tức hơn lãi vốn dù họ được lợi thuế từ việc hoãn thuế từ khoản lãi vốn 1 năm

Trang 8

sau Thay đổi trong chính sách thuế này khiến cho giá của các chứng khoán chi trả cổ tức tiền mặt gia tăng vì các nhà đầu tư lúc này không còn tìm kiếm khoản lợi ích từ thuế cho thu nhập từ lãi vốn (vì thu nhập từ lãi vốn cũng như thu nhập từ cổ tức đều chịu cùng một mức thuế là 15%) Nhà đầu tư có thể nhận được “ suất sinh lợi cao hơn mà rủi ro cũng thấp hơn” bằng cách đầu tư vào các chứng khoán trả cổ tức tiền mặt

1.1.2.2 Tác động của thuế

Tất cả các nhà nghiên cứu từ trước đến nay thực hiện các điều tra và kiểm định theo cách này hay cách khác thì đều thừa nhận có tác động của thuế đến thu nhập của các cổ đông Graham và Kumar (2005) nhận thấy các nhà đầu tư riêng lẻ có thu nhập cao (tương xứng với khoản thuế thu nhập trên chứng khoán cao) thích tỷ lệ chi trả cổ tức thấp Perez Gonzales (2003) nhận thấy doanh nghiệp có nhiều cổ đông lớn, thay đổi trong mức thuế suất tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp Ông cũng thừa nhận các cổ đông lớn đều thuộc nhóm người chịu thuế thu nhập cao (higher income tax brackets) Một nghiên cứu khác của Baclay, Holderness, và Sheehan (2003) xem xét các giao dịch thỏa thuận (block trades) giữa cá nhân và doanh nghiệp đã không nhận thấy dấu hiệu cho thấy có tác động của thuế đối với việc chi trả cổ tức Họ đưa ra kết luận rằng doanh nghiệp thường nằm trong nhóm chịu thuế thấp hơn cá nhân Thêm vào đó nếu doanh nghiệp tin rằng chính sách cắt giảm cổ tức chỉ mang tính tạm thời thì họ sẽ mong muốn thực hiện chi trả cổ tức trong khi thuế thu nhập từ cổ tức hãy còn thấp Việc cắt giảm thuế suất đánh trên cổ tức, hay ngay cả trên các thu nhập khác cũng có thể làm tăng giá cổ phần, giảm chi phí sử dụng vốn và gia tăng đầu tư vào doanh nghiệp

Ở Bắc Mỹ, cổ tức bị đánh thuế hai lần (double taxation), có nghĩa là các doanh nghiệp thực hiện việc chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và sau đó các cổ đông lại một lần nữa phải nộp thuế trên thu nhập họ nhận được từ cổ tức Chính vì chính sách thuế như vậy, nhiều công ty lớn chọn việc không chi trả cổ tức tiền mặt Microsoft là một ví dụ điển hình: dù thừa khả năng chi trả cổ tức tiền mặt, họ đã chọn việc mua lại cổ phần và tái đầu tư Có những khoảng thời gian rất dài Microsoft không hề thực hiện việc phân phối cổ tức Mấy năm trở lại đây Microsoft có thực hiện chi trả cổ tức nhưng không nhiều

Ở Việt Nam, dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân đánh trên thu nhập từ chứng khoán vẫn là đề tài tốn không ít giấy mực của báo chí và sự quan tâm của dư luận Đến ngày luật đi vào hoạt động, rất có thể nhiều công ty để bảo vệ lợi ích cho các cổ đông và tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư sẽ hạn chế chi trả cổ tức tiền mặt, chuyển hình thức phân phối thu nhập cho cổ đông dưới hình thức khác

Trang 9

1.1.3 Lý thuyết chính sách cổ tức không tương thích (dividend irrelevance) 1.1.3.1 Các giả định của Modigliani và Miller (MM)

Các lập luận về chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp dựa trên một số các giả định như sau:

- Không có thuế: theo giả định này, các nhà đầu tư không quan tâm đến việc họ sẽ nhận được thu nhập cổ tức hay lãi vốn

- Không có chi phí phát hành: khi doanh nghiệp phát hành cổ phần chứng khoán mới,

doanh nghiệp sẽ thụ đắc được vốn cổ phần cần thiết với cùng chi phí

- Không có chi phí giao dịch: các nhà đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp

chi trả ít hoặc không chi trả cổ tức có thể bán lại bất cứ số cổ phần nào mà họ muốn

- Chính sách đầu tư cố định và không thay đổi

Thị trường vốn hoàn hảo đối với các nhà đầu tư Thông tin có đầy đủ và tất cả đều được miễn phí Không có chi phí giao dịch, hoa hồng Chứng khoán được phân chia là vô hạn Không có một nhà đầu tư nào có đủ khả năng gây ảnh hưởng đến giá thị trường của chứng khoán

1.1.3.2 Nội dung lý thuyết của MM:

Về vấn đề chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hay không đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau Trường phái hữu khuynh bảo thủ tin rằng một gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp, trường phái tả khuynh cho rằng một gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp và cuối cùng là trường phái trung dung – cho rằng chính sách cổ tức không gây ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp MM là một hiện thân của trường phái trung dung khi công bố trong 1 công trình nghiên cứu rằng trong một thế giới không có thuế, không có chi phí giao dịch và không có các bất hoàn hảo của thị trường, chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến tổng thu nhập của cổ đông, hay nói cách khác, mọi chính sách cổ tức đều như nhau

Trong mô hình của MM, các công ty, doanh nghiệp đều đã xây dựng một kế hoạch đầu tư của mình và kế hoạch này không thay đổi trong tương lai Kế hoạch này cũng xác định rằng nhu cầu đầu tư này sẽ cần bao nhiêu vốn vay và cần bao nhiêu vốn có từ lợi nhuận giữ lại, sự thặng dự trong lợi nhuận sẽ được chi trả dưới dạng cổ tức

Nếu trong một trường hợp công ty muốn gia tăng mức chi trả cổ tức của mình mà không làm thay đổi chính sách đầu tư và cơ cấu nguồn vốn Dòng tiền tăng thêm sẽ phải đến từ

Trang 10

đâu đó Nếu doanh nghiệp cố định mức vay nợ, lúc này sự tài trợ cho cổ tức tăng thêm này chỉ còn đến từ việc phát hành cổ phần mới và bán chúng đi Các cổ đông mới chỉ sẵn sàng trở thành thành viên của công ty khi mà bạn chào bán cổ phần của mình tương đương với cái mà họ mất và có lợi Việc này sẽ làm như thế nào khi mà tài sản, thu nhập, các cơ hội đầu tư của công ty và giá thị trường của công ty không thay đổi Điều này được giải quyết bằng một sự chuyển dịch một phần giá trị của các cổ đông cũ sang cổ đông mới Các cổ đông mới nhận được tờ giấy chứng thực cổ phần có giá trị thấp hơn so với trước khi có thong báo thay đổi cổ tức, các cổ đông cũ sẽ chịu một khoản lỗ tương ứng bằng cổ tức tiền mặt mà họ nhận được

Ví dụ: Để dễ phân tích ta giả sử công ty 100% vốn cổ phần (gồm 1.000.000CP có giá

100.000 đ/CP), không có vay nợ Tổng tài sản là 900 tỷ, tiền mặt là 10 tỷ Ta xét hai trường hợp: công ty dùng tiền mặt chi trả cổ tức và trường hợp thứ hai là công ty dùng tiền mặt để mua lại cổ phần theo sơ đồ sau :

Trang 11

Đối với các cổ đông cũ, có 2 cách để huy động tiền mặt Trong mỗi trường hợp lượng tiền mặt mà cổ đông nhận được sẽ được bù trừ bởi 1 sự sụt giảm trong giá trị trái quyền của cổ đông cũ

1.1.3.3 Trường hợp các cổ đông cũ bán đi một số cổ phiếu:

Trang 12

Trong hình trên, chúng ta thấy, các cổ đông cũ nhận được một lượng cổ tức bằng chính những khoản tiền mặt mà công ty bán cổ phần mới thu được Quá trình “chuyển giao giá trị của cổ đông biểu hiện bằng một sự sụp giảm trong giá trị mỗi cổ phần mà họ đang nắm giữ nhưng bù lại họ được hưởng một khoản cổ tức tiền mặt

1.2 Chính sách cổ tức trong thực tế

Lý thuyết này cho rằng trong trường hợp ty suất sinh lợi từ dự án của doanh nghiệp tạo ra lớn hơn ROE thì doanh nghiệp nên sử dụng lợi nhuận giữ lại vì nó sẽ tận dụng cơ hội đầu tư tốt hơn và mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho nhà đầu tư Điều này ám chỉ rằng tỷ suất sinh lợi nhà đầu tư nhận được khi công ty thực hiện tái đầu tư nguồn thu nhập sẽ lớn hơn thu nhập từ hoạt động tái đầu tư cổ tức của cổ đông riêng lẽ Chẳng hạn, một công ty sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư và có thể đạt được mức sinh lợi từ dự án là 25%, trong khi đó, nếu chia cổ tức cho cổ đông và chính họ sự dụng số cổ tức này để đem đi đầu tư thì mức sinh lợi cao nhất có thể đạt được chỉ có thể là 15%, cùng một mức rủi ro như nhau lẽ dĩ nhiên là nhà đầu tư nào cũng thích nhận được một suất sinh lợi cao hơn

Xét từ góc độ của công ty, nếu công ty có nhiều cơ hội đầu tư có lãi và không muốn phải huy động vốn từ việc phát hành cổ phần mới hay trái phiếu có chi phí cao, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư Phần còn lại mới được dùng để chi trả cổ tức Hơn thế nữa, lợi nhuận giữ lại là nguồn tài chính nội bộ nên việc tận dụng nguồn vốn này tận dụng được lợi thế sẵn có, không phải tốn chi phí phát hành và không phải chịu áp lực của lãi vay Nếu xét từ góc độ của nhà đầu tư, họ thường ưa thích công ty giữa lại

Doanh nghiệp

Cổ đông mới

Doanh nghiệp

Cổ đông cũ

Cổ tức tài trợ bằng cách phát hành cổ phần

Cổ phần

Tiền mặt

Tiền mặt

Trang 13

lợi nhuận để đầu tư hơn là chi trả cổ tức nếu như mức doanh lợi mà công ty đạt được cao hơn mức doanh lợi mà các nhà đầu tư có thể thu được nếu đầu tư ở nơi khác

Công ty dựa trên những cơ hội đầu tư có được ưu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào các dự án có ROE cao Nghĩa là, công ty chỉ tiến hành chi trả cổ tức sau khi đã đáp ứng các nhu cầu về đầu tư và duy trì tỷ lệ cơ cấu vốn mục tiêu của công ty Lý thuyết này lý giải hợp lý cho trường hợp các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng vốn có rất nhiều cơ hội tăng trưởng tiềm năng và “khan hiếm” về vốn để đầu tư và đúng cho cả những doanh nghiệp đã “trưởng thành” có kế hoạch mở rộng sản xuất và tài trợ cho những dự án tốt, các doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Những doanh nghiệp này thường ưu tiên cho đầu tư nên chi trả cổ tức rất ít và có khi cổ tức bằng 0 Sự tiến triển của Microsoft trong suốt chu kỳ hoạt động đã chứng minh mối liên hệ giữa cổ tức và sự tăng trưởng Khi có triển vọng tăng trưởng, công ty đã không trả cổ tức và tái đầu tư tất cả thu nhập để kích thích tăng trưởng hơn

Tuy nhiên, nhược điểm của lý thuyết thặng dư cổ tức là ở chỗ nếu các công ty áp dụng một cách cứng nhắc lý thuyết này thì sẽ dẫn đến sự bất ổn cao đối với tỷ lệ chi trả cổ tức Chẳng hạn, nếu các cơ hội đầu tư trong một chu kỳ kinh doanh là nhiều công ty sẽ trả cổ tức ở mức rất thấp hoặc không trả Ngược lại, nếu trong thời gian tiếp theo công ty không có cơ hội đầu tư có lãi, tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ ở mức rất cao Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu của công ty cũng như hình ảnh của công ty trong mắt các cổ đông Một điểm cần lưu ý nữa là mặt tốt nhất của cổ tức (tức cổ tức tiền mặt) đó chính là tính thanh khoản rất cao, là lợi nhuận có thể nhận thấy được, chứ không phải là lợi nhuận trên giấy Tiền mặt trong tay luôn luôn có sự chắc chắn Ai dám đảm bảo rằng khi toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được tái đầu tư mà không rơi vào túi của các nhà quản trị? Vấn đề chi phí đại diện có thể là một điểm cổ vũ cho nhà đầu tư ưa thích cổ phần được chia cổ tức hơn

1.3 Một số bài nghiên cứu ở các nước trên thế giới liên quan mật thiết đến chính sách cổ tức

Một nhóm các nhà nghiên cứu người Thụy Sĩ thực hiện kiểm định cả lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức của doanh nghiệp và thuế suất đánh trên thu nhập của cổ đông Nhóm các nhà nghiên cứu đã thu thập số liệu thực tế (giai đoạn 1988-1992) về mức thuế suất tác động đến các cổ đông và những dữ liệu này đã giúp nhóm thực hiện thành công kiểm định Kết quả kiểm định cho thấy ban quản trị của công

Trang 14

ty (insiders) là những người có đủ khả năng và thẩm quyền đã quyết định cổ tức của doanh nghiệp dựa trên mục đích làm giảm gánh nặng thuế của bản thân họ

Bốn nhà nghiên cứu người Trung Quốc là Li Li, Qi Yin-feng, Liu Song, và Wang shu (Khoa Quản trị Tài Chính trường Đại học NanKai, Trung Quốc) đã tiến hành một cuộc điều tra dùng bảng câu hỏi phỏng vấn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh niêm yết trên thị trường chứng khoán Họ đã phân tích các chính sách cổ tức và các nhân tố trong quá trình chọn lọc chính sách cổ tức tại các công ty này Cuộc điều tra đã thu được các kết quả chính sau: (1) chính sách cổ tức tại những công ty này có thể thấy tồn tại vấn đề “chi phí đại diện” và họ cũng nhận thấy rằng so với người quản lý thì người chủ sở hữu là nhân tố quan trọng mang tính ảnh hưởng lớn đối với chính sách cổ tức của doanh nghiệp (2) cơ hội đầu tư, khả năng tài trợ, giá cổ phần và khả năng thanh toán là bốn nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chính sách cổ tức tại các công ty này Trong số đó thì khả năng tài trợ mang tính quyết định cơ bản nhất và thu nhập chỉ là yếu tố thứ yếu

Man-Vào những năm 1950, Litner đã thực hiện hàng loạt cuộc phỏng vấn với các nhà quản trị doanh nghiệp về chính sách cổ tức của công ty họ Sau đó Litner đã tạo ra một mô hình dựa trên 4 kết luận sau:

- Công ty có tỷ lệ chi trả mục tiêu trong dài hạn

- Nhà quản trị lưu ý nhiều đến những thay đổi trong cổ tức hơn là thay đổi trong giá trị tuyệt đối

- Những thay đổi trong cổ tức phụ thuộc vào thu nhập dài hạn và bền vững Xu hướng này ám chỉ rằng các nhà quản trị thường thích sách cổ tức “ dễ chịu” nhằm tạo cảm giác rằng những thay đổi nhất thời trong thu nhập sẽ không tác động đến việc chi trả cổ tức trong ngắn hạn

- Các nhà quản lý miễn cưỡng khi phải thay đổi chính sách cổ tức Họ thường quan tâm tới việc phải hủy bỏ một chính sách cổ tức cao

Cổ tức mang một tín hiệu hàm ý đến giá cổ phần doanh nghiệp

Theo Litner (1956), nhà quản trị miễn cưỡng khi phải cắt giảm cổ tức Một chính sách cổ tức tiền mặt cao hàm ý niềm tin của nhà quản trị vào tăng trưởng thu nhập ổn định trong tương lai trong khi một chính sách cổ tức thấp lại thể hiện điều ngược lại

Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng ban quản trị là những người nắm rõ thông tin hơn nhà đầu tư bên ngoài Như vậy, do bất cân xứng thông tin nên ban quản trị có những thông tin mà nhà đầu tư không có, kết quả là bất cứ hành động nào của doanh nghiệp bao gồm cả

Trang 15

cách thức huy động vốn hay phân chia lợi nhuận đều có thể mang một hàm ý nào đó với nhà đầu tư bên ngoài Thêm vào đó thì nhà đầu tư thích một sự gia tăng trong cổ tức, đó là tin tốt, nếu doanh nghiệp cắt giảm cổ tức thì có thể khiến nhà đầu tư lo lắng về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể nghĩ rằng doanh nghiệp đang đối mặt với những rắc rối về tài chính Trong khi đó, nhà quản trị có xu hướng muốn duy trì một chính sách cổ tức ổn định dù là trong lúc kết quả hoạt động tăng hay giảm Theo cách hiểu này thì cổ đông cho rằng nếu cổ tức gia tăng thì đồng nghĩa với 2 cam kết của nhà quản trị như sau: thứ nhất là cổ tức cao sẽ được duy trì trong dài hạn Hai là, chính sách cổ tức cao cũng gây áp lực lên ban quản trị doanh nghiệp làm thế nào để hoạt động hiệu quả hơn nhằm duy trì chính sách cổ tức ổn định của mình Do đó nhà đầu tư sẽ đánh đồng việc cổ tức tăng với việc thu nhập trong tương lai của công ty gia tăng như một điều chắc chắn, kết quả là sự gia tăng trong giá cổ phần của doanh nghiệp Trong trường hợp ngược lại, khi có thông báo về việc cắt giảm cổ tức thì nhà đầu tư cũng ngầm hiểu rằng thu nhập của họ không được đảm bảo và rằng họ không nên nắm giữ cổ phiếu này

Tương tự như vậy thì nhà đầu tư cũng phản ứng đối với trường hợp công ty mua lại cổ phần Việc công ty mua lại cổ phần có thể hàm ý rằng hiện cổ phần đang được định thấp hơn giá trị của nó, ngược lại việc phát hành cổ phần có thể được hiểu là giá cổ phần này đang được định giá cao

Kết luận từ những kết quả hàm ý của chính sách cổ tức hay quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp đều xuất phát từ việc bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị và nhà đầu tư Nhà đầu tư có thể diễn giải theo cách của riêng họ, nhưng chính điều này lại tác động lên giá cổ phần của doanh nghiệp

Trang 16

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HCM TRONG

THỜI GIAN QUA

2.1 Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1 Các đặc điểm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán ra đời vào năm 2000, sau 7 năm hình thành và phát triển thị trường đã thực sự là kênh huy động, chu chuyển và lưu thông tiền tệ cuả cả nước; nhưng tỷ trọng giá trị thị trường chứng khoán so với GDP của chúng ta vẫn còn thấp so với một số “nền kinh tế mới nổi” phát triển trước Việt Nam trong khu vực; vốn hóa thị trường của chúng ta chỉ mới khoảng 500 ngàn tỉ đồng, 43% GDP năm 2007 Theo báo cáo tổng hợp của Indochina Capital vào năm 2006 thì thị trường vốn Thái Lan chiếm khoảng 80% GPD, Philippines đạt vào khoảng 120%GDP, và Indonesia cũng chiếm khoảng 44% GDP trong khi đó năm 2006 Việt Nam chỉ đạt khoảng 23% GDP Xét về nhiều mặt thị trường chứng khoán Việt Nam mang đặc trưng của các thị trường vốn mới nổi mà những đặc điểm này có thể gây ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp: bất cân xứng thông tin, tồn tại chi phí đại diện, tâm lý hành vi của nhà đầu tư nhỏ lẻ (đầu tư theo nhà đầu tư nước ngoài, tâm lý bầy đàn, thích lãi vốn hơn cổ tức v.v…); ngoài ra ở các thị trường mới nổi khi mà các quy định về pháp luật chưa hoàn thiện thì rủi ro do thay đổi các chính sách, cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức, ví dụ như thay đổi trong quy định về thuế suất có thể làm thay đổi quyết định chi trả của doanh nghiệp

2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm yết

Tính đến tháng 4 năm 2008, đã có 150 công ty và 3 quỹ đầu tư niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE), trong đó Vinamilk là công ty có giá trị vốn hóa theo thị trường lớn nhất (21.208 tỷ đồng) còn đa phần các công ty niêm yết có giá trị vốn hóa theo thị trường dưới 1000 tỷ Nhìn chung, từ khi cổ phần hóa và lên sàn, các công ty đều có những bước phát triển tốt thể hiện qua các báo tài chính như tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận hay vốn, tài sản …, chứng tỏ những lợi ích của việc cổ phần hóa và niêm yết trên sàn tập trung đã có những tác động tích cực Về chính sách cổ tức, rất nhiều công ty vẫn giữ thói quen công bố mức trả cổ tức bằng con số % trên mệnh giá, ví dụ 30% chỉ tương đương 3000 đ/cp Thực tế, con số đó chỉ mang tính chất “làm đẹp báo cáo”, và quan trọng

Trang 17

hơn là nó khiến nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn, nhất là người “mới chơi”, vì tỷ lệ % đó sẽ nhỏ đi rất nhiều nếu tính trên giá thị trường

2.1.3 Đặc điểm của các nhà đầu tư

Từ 2000-2005 thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn thành lập, hoạt động mua bán giao dịch rất ít, kém sôi động Chỉ có khoảng 20000 tài khoản đăng ký vào giai đoạn này Nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu là nhân viên trong giới tài chính, các nhà đầu tư nước ngoài và một bộ phận cán bộ công nhân viên của một số công ty đã niêm yết Họ là những người có kiến thức cơ bản và cả chuyên sâu về tài chính Tuy nhiên, đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu là do kinh nghiệm, kiến thức, và cả quan hệ

Giai đoạn từ 2005 đến nay, thị trường giao dịch sôi động hơn nhiều với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng tài khoản đăng ký của nhà đầu tư cá nhân, số lượng công ty chứng khoán và quỹ đầu tư Cung hàng hóa cho thị trường cũng tăng lên nhanh chóng khoảng 300000 tài khoản Số lượng công ty niêm yết gia tăng cả về số lượng, quy mô và ngành nghề Gia tăng nhanh chóng số lượng nhà đầu tư nhưng chủ yếu là tài khoản của nhà đầu tư nhỏ lẻ, thành phần của đối tượng này cũng khá đa Tuy nhiên, nhà đầu tư trong giai đoạn này lại đầu tư theo “ cảm tính”, theo “xu hướng” của nhà đầu tư nước ngoài Họ dễ bị ảnh hưởng của các đối tượng bên ngoài như các báo cáo của các tổ chức, các tin đồn và mức độ mạo hiểm của nhà đầu tư ngày càng cao khi càng có nhiều người tham gia “ lướt sóng”, chủ yếu là mua bán ngắn hạn

2.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM (HoSE) qua ba năm 2005-2007

2.2.1 Đánh giá tổng quan về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua

2.2.1.1 Vài nét chung

Nhìn chung các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM dùng hơn 50% lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV/EPS) có khuynh hướng giảm dần qua từng năm (năm 2007 trung bình cổ tức mỗi cổ phiếu chiếm 53,84% EPS, năm 2006 là 60,91%, năm 2005 là 62,61%), hay tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá cũng giảm dần (năm 2007: 17,72%, năm 2006: 18,49%, năm 2005: 20,06%) trong khi đó EPS trung bình lại tăng nhẹ (năm 2005: 3.220, năm 2006: 3.588, năm 2007: 3.770 - xem bảng 2.1) Số lượng cổ phần gia tăng qua các năm nhưng vẫn tăng chậm hơn so với tốc độ gia tăng trong thu nhập của doanh nghiệp

Trang 18

Hình 2.1: EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Hình 2.2: EPS; DIV/FV qua ba năm 2005,2006, và 2007

Tỷ lệ cổ tức trênmệnh giá

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Trang 19

Tổng hợp số liệu chi trả cổ tức trong hai năm 2006 và 2007, ta nhận thấy về chính sách chi trả cổ tức nhìn chung có ba hình thức chi trả: Tiền mặt, cổ phần, kết hợp vừa chi trả bằng cổ tức tiền mặt vừa bằng cổ tức cổ phần Còn lại khả năng doanh nghiệp thực hiện chính sách cổ tức bằng 0 thì rất hiếm, ngoại trừ một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không chi trả cổ tức

Hầu hết trong các hình thức chi trả qua hai năm ta thấy hầu hết các doanh nghiệp đều có phát hành thêm cổ phần để huy động vốn Câu hỏi đặt ra là nếu doanh nghiệp thực sự cần vốn để phục vụ nhu cầu tái đầu tư thì tại sao doanh nghiệp không dùng lợi nhuận giữ lại mà lại chi trả cổ tức rồi lại phát hành thêm? Doanh nghiệp có thật sự quan tâm đến cổ đông hay chỉ chạy theo lợi ích trước mắt trong ngắn hạn, phát hành trong thời điểm giá cổ phần đang cao nhằm hưởng chênh lệch vốn? Các doanh nghiệp chi trả bằng tiền mặt có thể lý giải là do họ theo đuổi một chính sách cổ tức tiền mặt ổn định, sau khi chi trả cổ tức thấy cần vốn thì phát hành thêm còn có lý, thế còn các doanh nghiệp vốn đã chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sao lại cần phải phát hành thêm, doanh nghiệp có quan tâm đến vấn đề loãng giá hay chưa?

Đứng từ góc độ đầu tư, khi giá cổ phiếu đang tăng thì cổ đông ưa thích lãi vốn rất dễ dàng chấp nhận việc tăng vốn của doanh nghiệp mà không quan tâm mấy đến hiệu quả sử dụng vốn tăng thêm đó, cũng có thể vì họ chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt mà không nhận thấy những rủi ro sau này Đứng từ góc độ chủ doanh nghiệp, đây là cơ hội quá lớn để thu hút thêm tiền vốn mà không phải trả lãi vay

Trang 20

Trong các hình thức chi trả trên thì chỉ có hình thức vừa chi trả cổ tức cổ phần vừa cổ tức tiền mặt là chiếm khá nhiều trong thu nhập tính trên mỗi cổ phần (DIV/EPS>70%); các hình thức còn lại trung bình chỉ chiếm từ 50-60% EPS, nghĩa là doanh nghiệp không dùng toàn bộ thu nhập để chi trả cổ tức

Tỷ lệ D/A trung bình của các nhóm này đều nhỏ hơn 50%, ngoại trừ nhóm 19 công ty chỉ chi trả bằng cổ tức trong năm 2006 Tỷ lệ vốn cổ phần vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp này

2.2.2 Chính sách chi trả của các doanh nghiệp 2.2.2.1 Về hình thức chi trả

Theo từng năm

Năm 2007: Trong số 29 công ty có chi trả cổ tức bằng cổ phần, có đến 19 công ty phát

hành cổ phần mới ra thị trường (nhóm 1), chỉ có 10 công ty là không phát hành mới ra thị trường (nhóm 2) Nhưng nhóm 2 lại có EPS và tỷ lệ chi trả cổ tức trên mệnh giá cũng như tỷ lệ DIV/EPS cao hơn nhóm 1 và trung bình toàn thị trường rất nhiều (xem bảng 2)

Bảng 2.2 : EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2007

EPS

Tỷ lệ cổ tức

trên mệnh giá Tiền mặt

Cổ tức cổ phần

DIV/EPS (CTCP, CTTM)

DIV/EPS (chỉ CTTM) Nhóm I 4429 24.03% 6.18% 17.84% 59.21% 16.28% Thị trường 3770 17.72% 12.99% 4.72% 53.84% 43.12% Nhóm II 5621 35.40% 9.80% 25.60% 77.75% 24.25% Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Trang 21

Hình 2.3: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2007 1

Nhóm IThị trườngNhóm II

EPSTỷ lệ cổ tức

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Năm 2006: Trong số 45 công ty có chi trả cổ tức bằng cổ phần thì chỉ có 5 công ty có phát

hành mới cổ phiếu ra thị trường không dùng để chi trả cổ tức

Bảng 2.3: EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2006

EPS

Tỷ lệ cổ

tức Tiền mặt

Cổ tức cổ phần

DIV/EPS (CTCP, CTTM)

DIV/EPS (chỉ có CTTMt) Nhóm I 4184 27.20% 9.60% 17.60% 72.19% 26.42% Thị trường 3588 21.52% 11.07% 10.55% 60.91% 34.56% Nhóm II 4098 34.76% 8.74% 26.02% 82.02% 17.25% Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Nhóm 1: Nhóm các công ty vừa chi trả cổ tức cổ phần vừa phát hành mới cổ phiếu trong năm Nhóm 2: Nhóm các công ty có chi trả cổ tức cổ phần nhưng không có phát hành mới cổ phiếu

Trang 22

Hình 2.4: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2006

Nhóm IThị trườngNhóm II

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Năm 2005: có 35 công ty niêm yết trên sàn, trong đó 24 công ty chi trả cổ tức duy nhất

bằng tiền mặt, 1 công ty chi trả cổ tức duy nhất bằng cổ phiếu, 8 công ty sử dụng cả hai hình thức chi trả và 2 công ty quyết định không chi trả

So sánh hình thức chi trả cổ tức và quy mô thực hiện giữa năm 2006 và 2007

Bảng 2.4: Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007

Hình thức Tiền mặt Tiền mặt kết hợp cổ phiếu

Cổ phiếu

Tỷ lệ phần trăm trên tổng các hình thức chi trả cổ tức

56,48% 76,19% 24,07% 7,94% 17,59% 15,08%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Trang 23

Hình 2.5: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007

Hình thức chi trả và số lượng công ty thực hiện

Tiền mặt, 96, 76.19%Cổ phiếu,

10, 7.94%

Không chi trả, 1, 0.79%Vừa tiền mặt

vừa cổ phiếu, 19,

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Hình 2.6: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2006

Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006

Tiền mặt, 61, 56.48%Cổ phiếu, 19,

17.59%Vừa tiền mặt vừa cổ phiếu, 26, 24.07%

Không chi trả, 2, 1.85%

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Trang 24

Hình 2.7: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005

Hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2005

Cổ phiếu, 1,

3%Vừa tiền

mặt vừa cổ phiếu,

8, 23%

Tiền mặt, 24, 68%Không

chi trả, 2, 6%

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Nhận xét: Về cơ bản thì hình thức chi trả gồm 2 hình thức tiền mặt và cổ tức cố phần

Trong thực tế thì có công ty kết hợp vừa chi trả cổ tức tiền mặt, vừa chi trả cổ tức cổ phần và một lượng rất nhỏ các công ty không chi trả cổ tức(2 công ty năm 2006 và trong năm 2007 là 1 công ty) Nhìn chung, tiền mặt vẫn là hình thức chi trả chiếm số lượng lớn các doanh nghiệp qua 3 năm (2005 là 68%; 2006: 76,19%, và năm 2007 tính đến tháng 4 năm 2008 là 56,48%); còn hình thức cổ tức cổ phần có số lượng công ty sử dụng tăng đột biến cho năm cổ tức 2006 (45 công ty chiếm 41,66%, trong đó có 26 công ty vừa chi trả bằng tiền mặt vừa chi trả bằng cổ tức cổ phần) thì sang năm 2007 đã giảm hẳn (29 công ty chiếm 23,02%; trong đó có 10 công ty vừa chi trả tiền mặt vừa chi trả bằng cổ phần.) (Không tính các công ty không có số liệu hay chưa niêm yết trong năm)

Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì việc gia tăng phát hành cổ phần dưới nhiều hình thức là do “khan hiếm hàng hóa” trên thị trường Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất từ cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO (ngày 07/11/2006) Với sự tham gia mạnh mẽ mang tính xúc tác của khối ĐTNN (với quyết định gia tăng “room” cho nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49%), giá của tất cả cổ phiếu niêm yết tăng nhanh chóng, VN INDEX lên điểm mạnh mẽ, từ khoảng 500 điểm lên đến đỉnh 1.179,32 điểm ngày 12/03/2007 Thị trường chứng khoán có sức hút mạnh mẽ

Trang 25

đối với nhà đầu tư khi mà giá chứng khoán gia tăng liên tục, nhiều chứng khoán đã vượt xa giá trị thực của nó Yếu tố kỳ vọng của nhà đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn này Hơn thế nữa, hầu như lúc này thị trường còn khan hiếm “ hàng hóa”, chỉ khoảng độ 40 mã chứng khoán vào cuối năm 2005 (trong năm 2006 số lượng mã chứng khoán đã gia tăng gấp 2.5 lần, và gia tăng thêm khoảng 50 mã chứng khoán từ đầu năm 2007 đến nay) Tranh thủ cơ hội trên, việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cũng được nhiều công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty đại chúng khác tận dụng tối đa Nhiều công ty trong vòng 1 năm phát hành thêm cổ phiếu 2 lần Việc tăng vốn nói chung, dù được thực hiện để làm gì (tài trợ cho các dự hay chỉ cần lý do là tăng vốn điều lệ) hay dưới hình thức nào đi chăng nữa (phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu hay phát hành quyền mua cổ phiếu mới) đều được cổ đông ủng hộ nhiệt liệt, đơn giản là cổ phiếu cho dù được điều chỉnh thì sau đó vẫn tiếp tục tăng giá Mức cổ tức bằng tiền mặt không thể nào bằng mức lãi do chênh lệch giá Có giai đoạn thị trường tăng giá kịch trần trong nhiều phiên liên tiếp càng củng cố thêm niềm tin cho cổ đông vào quyết đinh gia tăng lượng cổ phiếu nắm giữ Cứ như thế, thị trường phát triển ngày càng “nóng”

Một lý do nữa có thể thấy là do đòi hỏi quy mô vốn điều lệ tối thiểu trên 80 tỷ đồng của HoSE, cũng như quy định mức vốn tối thiểu 3000 tỷ của Ngân Hàng Nhà Nước đối với các ngân hàng thương mại đã khiến áp lực tăng vốn lên doanh nghiệp; doanh nghiệp có thể chọn nhiều cách thức khác nhau để tăng vốn, tuy nhiên phát hành cổ phần vào giai đoạn giá đang tăng cao (cuối năm 2006 đầu năm 2007) có vẻ như là phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Việc chi trả cổ tức cho năm 2007 cho đến nay vẫn chưa kết thúc Tuy nhiên một xu hướng chung có thể thấy là nhà đầu tư không còn ưa thích cổ tức bằng cổ phần do thị trường sụt giảm nhiều (một trong những nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm là do việc IPO liên tiếp và hàng loạt các doanh nghiệp lớn khiến thị trường chưa kịp tiêu hóa, và quan trọng hơn cả là do niềm tin của nhà đầu tư đã sụt giảm nghiêm trọng) Vào mùa Đại hội Cổ đông thường niên giai đoạn gần đây của một số công ty (như trường hợp REE định chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 40%) đã chứng kiến hiện tượng các cổ đông phản đối quyết liệt chia cổ tức bằng cổ phiếu Thay vào đó, họ yêu cầu được trả cổ tức, và trả hết, bằng tiền mặt

Cuối cùng thì thuế có thể là lý do khiến nhà đầu tư vốn ưa thích lãi vốn cũng có mong muốn nhận được cổ tức tiền mặt nhằm tận dụng lợi thế này trước thời điểm luật thuế thu nhập cá nhân chính thức đi vào hoạt động (ngày 1.1.2009)

Trang 26

2.2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức (DIV) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Đi sâu vào phân loại các nhóm công ty theo hình thức chi trả, ta thấy nhóm chi trả duy nhất bằng tiền mặt luôn có EPS và tỷ lệ cổ tức so với EPS thấp nhất so với chi trả duy nhất bằng cổ phiếu hay kết hợp cả hai Nhóm các công ty chỉ chi trả cổ tức bằng cổ phần lại có EPS cao nhất (5493) vào năm 2007, và trong năm 2006 thì EPS cao nhất đối với nhóm các công ty vừa chi trả cổ tức cổ phần và tiền mặt (5060)

Hình 2.8: EPS trung bình năm 2007 theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống nhau

Tiền mặtCổ phiếuVừa tiềnmặt vừa cổ

Không chitrả

Chưaquyết định

Số lượng công tyEPS trung bình

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Trang 27

Hình 2.9: EPS trung bình năm 2006 phân theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống

Tiền mặtCổ phiếuVừa tiền mặtvừa cổ phiếu

Không chi trả-10000100020003000400050006000

Số lượng công tyEPS trung bình

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Hình thức chi trả cổ tức của từng công ty sẽ phản ánh đối tượng nhà đầu tư tiềm năng mà công ty hướng tới Đối với các công ty có chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ổn định thì đối tượng nhà đầu tư hướng tới mục tiêu đầu tư dài hạn và thu nhập chính của họ là cổ tức tiền mặt Ngược lại, các công ty dung tất cả thu nhập để tái đầu tư và những công ty chi trả cổ tức cổ phần thì nhà đầu tư tiềm năng lại là những nhà đầu tư ưa thích lãi vốn; mục tiêu đầu tư của họ chỉ trong ngắn hạn và phần nhiều trong số đó đầu tư dưới dạng đầu cơ hoặc chỉ là “ lướt sóng”

2.2.2.3 Tỷ trọng chi trả cổ tức trong thu nhập của doanh nghiệp (DIV/EPS)

Ta xét mối quan hệ giữa DIVvà EPS thông qua tỷ số DIV/EPS để xem doanh nghiệp dùng bao nhiêu % trong thu nhập của mình chi trả cổ tức Chia các công ty trên thị trường thành ba nhóm sau: nhóm thứ nhất có DIV/EPS nằm trong khoảng chênh lệch 10% so với giá trị DIV/EPS tính cho trung bình toàn thị trường Thêm vào đó ta phân DIV thành hai loại, loại thứ nhất DIV là tỷ lệ chi trả tổng hợp gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần, loại thứ hai là ta chỉ tính DIV theo tỷ lệ chi trả tiền mặt Ta có bảng tổng hợp dưới đây

Trang 28

Bảng 2.5: DIV/EPS phân theo nhóm qua năm 2007 và 2006

Năm

2007 2006 DIV/EPS (tính luôn cả CTTM và CTCP)

Trung bình toàn thị

Số lượng

DIV/EPS trung bình nhóm

Số lượng

DIV/EPS trung bình nhóm

DIV/EPS trung bình nhóm

Số lượng

DIV/EPS trung bình nhóm

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Xét trong năm 2006 thì nếu chỉ tính riêng cổ tức tiền mặt thì hầu hết tất cả các công ty đều chi trả cổ tức với tỷ lệ DIV/EPS nhỏ hơn 50%, trong số 38 công ty có DIV/EPS>44,56% thì có khoảng 10 công ty dưới 50%, trung bình DIV/EPS của nhóm này đạt 62,84% Nếu tính bao gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần thì chỉ có khoảng 46 công ty có tỷ lệ DIV/EPS dưới 50% trung bình nhóm này đạt DIV/EPS khoảng 33,49% Nhóm 33 công ty có DIV/EPS>70% thì tỷ lệ trung bình nhóm này lên tới 102,80%; nghĩa là chi trả nhiều hơn cả thu nhập có được Tương tự đối với năm 2007 thì tỷ lệ DIV/EPS có giảm đối với những DIV tính gộp cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần nhưng lại tăng lên trong DIV chỉ tính bằng cổ tức tiền mặt so với năm 2006

Số lượng công ty trong từng nhóm được phân chia theo biểu đồ tròn sau: A là nhóm các công ty có tỷ lệ DIV/EPS lớn hơn so với tổng trung bình thị trường cộng 10%, B là nhóm các công ty có DIV/EPS chênh lệch 10% so với trung bình thị trường và C là nhóm có DIV/EPS nhỏ hơn DIV/EPS trung bình thị trường trừ đi 10%

Trang 29

Hình 2.10: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007

tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt).

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Hình 2.11: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007

tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS.

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Trang 30

Lấy EPS bằng 100% ta so giữa DIV (bao gồm chi trả CTCP và CTTM) và EPS theo biểu đồ cột dưới đây

Hình 2.12: DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2007

Tiền mặtCổ phiếuVừa tiền mặtvừa cổ phiếu

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Hình 2.13: DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2006

Tiền mặtCổ phiếuVừa tiền mặtvừa cổ phiếu

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Trang 31

Nhận xét: Lấy EPS bằng 100% ta so giữa DIV (bao gồm chi trả CTCP và CTTM) và EPS

thì thấy rằng nhìn chung các công ty Việt Nam đều dùng trên 50% thu nhập của mình để chi trả cổ tức cho các hình thức chi trả Trong năm 2006, các công ty đặc biệt là các công ty có chi trả bằng cổ tức cổ phần thì gần như dùng toàn bộ thu nhập để chi trả cổ tức (chi trả bằng cổ phần dùng 72,61%EPS, trong khi đó chi trả cổ tức vừa tiền mặt vừa cổ phần lại dùng đến 87,01%)

2.3 Phân tích chính sách cổ tức theo ngành 2.3.1 Tổng quan :

Chia 153 mã chứng khoán thành 15 nhóm ngành chính bao gồm: ngành thủy hải sản; ngành thực phẩm và đồ uống; ngành thương mại; ngành dệt may và đồ gia dụng; ngành bao bì; ngành vận tải; ngành vật liệu và xây dựng; ngành bất động sản; ngành công nghệ; ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, chế tạo; ngành hóa chất, ngành năng lượng và dầu khí; ngành du lịch và giải trí, ngành tài chính, ngành y tế Trong phần phân tích chính sách cổ tức theo ngành, chúng tôi tập trung phân tích các ngành tiêu biểu như: ngành thực phẩm và đồ uống; ngành bất động sản, ngành hóa chất; ngành dược

Bảng 2.6: Tỷ lệ chi trả cổ tức, EPS trung bình ngành và thị trường trong năm 2006 và

2007

NĂM 2007 NĂM 2006

STT Ngành EPS TỔNG TM CTCP DIV/EPS EPS TỔNG TM CTCP DIV/EPS

1 Thủy hải sản 3587 17.40% 17.40% 0.00% 50.14% 4544 20.32% 9.48% 10.83% 51.28% 2

Thực phẩm

và Đồ uống 3926 18.56% 15.78% 2.78% 60.80% 3179 18.49% 14.99% 3.50% 53.15% 3 Thương mại 3200 19.00% 11.50% 7.50% 64.30% 2793 22.36% 10.03% 12.33% 75.20% 4

Dệt may và

Đồ gia dụng 3101 12.75% 11.50% 1.25% 44.30% 3217 24.11% 6.67% 17.44% 82.33% 5 Bao bì 2487 14.40% 9.60% 4.80% 61.99% 2525 12.00% 12.00% 0.00% 53.99% 6 Vận tải 3286 18.31% 11.08% 7.23% 60.04% 3609 15.58% 11.25% 4.33% 59.57% 7

Xây dưng và

Vật liệu 2971 15.87% 11.87% 4.00% 58.17% 3004 14.79% 8.39% 6.40% 52.25% 8 Bất động sản 5976 19.67% 12.67% 12.50% 32.41% 4142 23.87% 8.20% 15.67% 55.33% 9

Công nghệ,

Viễn thong 4361 23.00% 14.67% 8.33% 60.71% 4014 26.80% 12.80% 14.00% 63.08%

10

Công nghiệp nặng, khai khoáng, chế

tạo 4602 18.40% 10.27% 8.13% 54.38% 3964 36.77% 11.77% 25.00% 80.33% 11 Hóa chất 4628 17.50% 17.50% 0.00% 38.41% 5955 56.50% 23.75% 32.75% 84.41%

Trang 32

12

Năng lượng

và Dầu khí 3080 18.25% 14.92% 3.33% 60.53% 2966 17.58% 9.63% 7.95% 65.60% 13

Du lịch và

Giải trí 3286 12.04% 12.04% 0.00% 50.60% 3985 10.00% 10.00% 0.00% 43.12% 14 Tài chính 5655 22.50% 5.00% 17.50% 42.63% 2460 22.00% 0.00% 22.00% 89.43% 15 Dược 5953 21.00% 21.00% 0.00% 35.22% 6777 10.00% 3.33% 6.67% 17.18%

Thị trường 3770 17.72% 12,99% 4.72% 53.84% 3588 21.52% 11.07% 10.55% 60.91%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Hình 2.14: EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2006

Năm 2006

Bao bì

Tài chính

0.00%10.00%20.00%30.00%40.00%50.00%60.00%70.00%80.00%90.00%100.00%eps điều chỉnh

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Trang 33

Hình 2.15: EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2007

Năm 2007

3200 31012,487

4361 4602 4628

3080 32865655

Bao bì

Tài chính

0.00%10.00%20.00%30.00%40.00%50.00%60.00%70.00%eps điều chỉnh

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Nhận xét: Xét về thu nhập (EPS) thì ngành dược, hóa chất, bất động sản là những ngành

có EPS ổn định và cao hơn nhiều so với trung bình toàn thị trường trong cả hai năm 2006,2007 Trong ba ngành này thì chỉ có bất động sản là có EPS tăng trong khi hai ngành còn lại thì có sự sụt giảm Điều này có thể xuất phát từ yếu tố thị trường, trong khi năm 2007 khi mà thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn thì thị trường bất động sản tăng trưởng hết sức “nóng”, thu nhập của công ty trong ngành này cũng vì thế gia tăng nhanh chóng Trong khi đó, ngành hóa chất lại chi trả cổ tức cổ phần khá nhiều vào năm 2006 nên tất yếu làm gia tăng số lượng cổ phân và góp phần chi nhỏ cái bánh thu nhập Riêng ngành dược thì năm 2006 không thực hiện chi trả nhiều nhưng đặc điểm của ngành này là ngân sách dành cho đầu tư nghiên cứu phát triển nhiều và thường là đầu tư trong dài hạn Ngành tài chính năm 2007 đón thêm sự gia nhập của mã chứng khoán SSI (có EPS trung bình 8240), một trong những nhân tố cơ bản khiến cho EPS trung bình của ngành này tăng

mạnh

Trang 34

2.3.2 Xét về hình thức chi trả cổ tức

Hình thức Cổ tức tiền mặt (CTTM): các ngành thực phẩm và đồ uống; viễn thông và

công nghệ, ngành hóa chất; là những ngành có mức chi trả cổ tức tiền mặt cao hơn trung bình thị trường trong cả hai năm 2006, 2007 Riêng ngành thủy hải sản, ngành năng lượng và dầu khí, ngành dược là có cổ tức tiền mặt cao hơn trung bình ngành trong năm 2007 và có sự gia tăng đáng kể so với năm 2006

Hình thức Cổ tức cổ phần (CTCP): trung bình toàn thị trường năm 2007 giảm khoảng

một nửa so với năm 2006; cũng trong năm 2007 có 4 ngành là ngành thủy hải sản, ngành hóa chất, ngành du lịch và giải trí, và ngành dược là không chi trả cổ tức cổ phần Chi trả cổ tức bằng tiền mặt vẫn là hình thức chính và chiếm phần lớn trong EPS của doanh nghiệp Các ngành bất động sản, ngành công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo, ngành công nghệ viễn thông và ngành tài chính là các ngành có mức chi trả cổ tức cổ phần cao hơn trung bình ngành trong hai năm 2006 và 2007 Tuy nhiên, có sự sụt giảm trong tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần ở 4 ngành này nói riêng và cả thị trường nói chung Nguyên nhân của vấn đề này đã được đề cập đến trong phần phân tích tổng quan thị trường Có thể tóm tắt các nguyên nhân cơ bản bao gồm sở thích của nhà đầu tư thay đổi, họ ưa thích nhận cổ tức tiền mặt hơn cổ tức cổ phần; thị trường “ sa sút”; nhu cầu tăng vốn của bản thân doanh nghiệp; và thuế cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp

2.3.3 Xét về tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DIV/EPS)

Trung bình các công ty đều dùng trên 50% thu nhập tính trên mỗi cổ phần dùng để chi trả cổ tức Trong năm 2006, những ngành có DIV/EPS cao là những ngành có tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần lớn hơn so với cổ tức tiền mặt như ngành thương mại có DIV/EPS bằng 75,20% thì CTCP là 12,33% trong khi CTTM là 10,3% ; ngành dệt may và đồ da dụng DIV/EPS: 82,33% có CTCP 17,44%, CTTM 6,67%; ngành công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo DIV/EPS: 80,33% có CTCP 25%, CTTM 11,77%; ngành hóa chất DIV/EPS: 84,41%có CTCP 32,75%, CTTM 23,75%; ngành tài chính DIV/EPS 89,43%, có CTCP: 22% Hoặc những ngành có DIV/EPS cao là do ngành này có EPS thấp như ngành thương mại có EPS 2793; ngành năng lượng và dầu khí 2,966; ngành tài chính 2,460 trong khi trung bình toàn thị trường là 3588 Trong năm 2007, tỷ lệ chi trả CTCP ở hầu hết các ngành trừ ngành tài chính đều thấp hơn tỷ lệ chi trả CTTM nên những ngành có DIV/EPS cao thường là những ngành có EPS thấp

Trang 35

Lấy trung bình toàn thị trường bằng 100% ta so sánh giữa các ngành với trung bình toàn thị trường

Bảng 2.7: Tỷ lệ EPS, cổ tức của các ngành năm 2007 và năm 2006

STT Ngành EPS DIV TM CTCP DIV/EPS EPS DIV TM CTCP DIV/EPS

1 Thủy hải sản 95% 98% 134% 0% 93% 127% 94% 86% 103% 84% 2

Thực phẩm và

Đồ uống 104% 105% 121% 59% 113% 89% 86% 135% 33% 87% 3 Thương mại 85% 107% 89% 159% 119% 78% 104% 91% 117% 123% 4

Dệt may và Đồ

gia dụng 82% 72% 89% 26% 82% 90% 112% 60% 165% 135% 5 Bao bì 66% 81% 74% 102% 115% 70% 56% 108% 0% 89% 6 Vận tải 87% 103% 85% 153% 112% 101% 72% 102% 41% 98% 7

Xây dưng và

Vật liệu 79% 90% 91% 85% 108% 84% 69% 76% 61% 86% 8 Bất động sản 159% 111% 98% 265% 60% 115% 111% 74% 148% 91% 9

Công nghệ,

Viễn thông 116% 130% 113% 176% 113% 112% 125% 116% 133% 104%

10

Công nghiệp nặng, khai khoáng, chế

tạo 122% 104% 79% 172% 101% 110% 171% 106% 237% 132% 11 Hóa chất 123% 99% 135% 0% 71% 166% 263% 215% 310% 139% 12

Năng lượng và

Dầu khí 82% 103% 115% 71% 112% 83% 82% 87% 75% 108% 13

Du lịch và Giải

14 Tài chính 150% 127% 38% 371% 79% 69% 102% 0% 209% 147% 15 Dược 158% 119% 162% 0% 65% 189% 46% 30% 63% 28% Thị trường 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Lấy trung bình thị trường làm chuẩn, ta phân chia các nhóm chiếm dưới 80% cùng một chỉ tiêu so với thị trường là nhóm ngành có chỉ tiêu đó thấp, ví dụ EPS năm 2007 ngành xây dựng và vật liệu đạt chỉ 79% so với trung bình toàn thị trường nên được xếp vào nhóm ngành có EPS thấp Tương tự, trong khoảng từ 80%-120% là nhóm trung bình, và trên 120% là nhóm cao

 Ngành thủy hải sản: thu nhập trên mỗi cổ phần của ngành thủy sản đạt khoảng 95% (năm 2007); 127% (năm 2006) so với trung bình toàn thị trường Như vậy ngành thủy sản có EPS, DIV, DIV/EPS nằm trong mức trung bình so với thị

Trang 36

trường Ngoài ra EPS năm 2006 nằm trong nhóm có EPS cao, CTCP năm 2007 (0%) nằm trong nhóm có CTCP thấp

 Ngành thực phẩm và đồ uống: có tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao và tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần thấp Các chỉ tiêu còn lại gồm DIV, EPS, DIV/EPS đều nằm trong nhóm ngành trung bình so với thị trường

 Ngành thương mại: năm 2007 có tỷ lệ chi trả CTCP cao (159%), EPS năm 2006 (78%) nằm trong nhóm có EPS thấp

 Ngành dệt may và đồ gia dụng: ngành này có EPS nằm trong nhóm trung bình; có tỷ lệ chi trả CTCP thấp trong năm 2007 (26%) và cao trong năm 2006 (165%), tỷ lệ chi trả CTCP cao trong năm 2006 khiến cho DIV/EPS (135%) của năm 2006 cũng nằm trong nhóm cao

 Ngành bao bì: ngành này có EPS nằm trong nhóm thấp nhưng ngược lại với ngành dệt may và đồ gia dụng ngành này có tỷ lệ chi trả CTCP (102%) trung bình trong năm 2007 và bằng 0 trong năm 2006

 Ngành vận tải: có EPS trung bình, tương tự như ngành dệt may và đồ gia dụng thì ngành này có CTCP cao vào năm 2007(153%) và thấp vào năm 2006 (41%)  Ngành xây dựng và vật liệu: trong năm 2006 thì ngành này có tỷ lệ CTTM (71%)

và CTCP(61%) đều nằm trong nhóm thấp nên tỷ lệ chi trả cổ tức (69%) cũng nằm trong nhóm thấp Trong năm 2007 các chỉ tiêu của ngành này đều nằm trong nhóm trung bình

 Ngành bất động sản: năm 2006 các chỉ tiêu EPS, DIV, DIV/ EPS đều nằm trong nhóm trung bình Trong năm 2007 EPS của ngành này nằm trong nhóm cao (159%); DIV nằm trong nhóm trung bình(111%) nên DIV/EPS chỉ đạt 60% nằm trong nhóm có DIV/EPS thấp

 Ngành công nghệ, viễn thông: ngành này trong cả hai năm 2006(133%), 2007(176%) đều có tỷ lệ chi trả CTCP cao dẫn đến tỷ lệ chi trả cổ tức DIV cao năm 2006(125%); 2007(130%)

 Ngành công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo: ngành này có EPS trung bình năm 2006 (110%), 2007(122%); ngành này có tỷ lệ chi trả CTCP cao năm 2006 (237%) và năm 2007 (172%), nhưng tỷ lệ chi trả tiền mặt chỉ ở mức trung bình

Trang 37

năm 2006 (106%); năm 2007 (79%) nên tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2006 (171%) nằm trong nhóm cao và 2007 (104%) chỉ nằm trong nhóm trung bình

 Ngành công nghiệp hóa chất: ngành này có EPS nằm trong nhóm cao năm 2006 (166%), năm 2007 (123%); tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt luôn nằm ở nhóm cao năm 2006 (215%), năm 2007 (135%); tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần trong năm 2006 nằm ở mức khá cao so với thị trường 310% trong khi năm 2007 ngành này không thực hiện chi trả cổ tức cổ phần Điều này khiến cho DIV/EPS năm 2007 ở mức thấp (71%) trong khi năm 2006 lại ở mức cao 139%

 Ngành năng lượng và dầu khí: ngành này có EPS, DIV, DIV/EPS đều nằm ở mức trung bình cho cả hai năm

 Ngành du lịch và giải trí: ngành này có EPS nằm trong nhóm trung bình năm 2006 (111%) và năm 2007 (87%); trong khi đó tỷ lệ chi trả cổ tức nằm trong nhóm thấp năm 2006 (46%); năm 2007 (68%) vì ngành này không thực hiện chi trả cổ tức cổ phần

 Ngành dược: ngành này có EPS khá cao năm 2006 (189%), 2007 (158%); tuy nhiên ngành này cho trả cổ tức cổ phần rất thấp năm 2006(63%), năm 2007 (0%), nên DIV/EPS của ngành này cũng nằm trong nhóm thấp năm 2006 (28%), năm 2007 (65%)

2.3.4 Phân tích chính sách cổ tức của một số ngành tiêu biểu:

Ngành thực phẩm và đồ uống trong năm 2006 có mã chứng khoán LAF dù thua lỗ nhưng vẫn tiến hành chi trả cổ tức; ngành bất động sản có CTCP cao, ngành hóa chất có chính sách cổ tức thay đổi khá nhanh, năm 2006 chi trả CTCP bằng 310% so với cả thị trường, năm 2007 không thực hiện chi trả CTCP; ngành du lịch CTCP bằng 0; ngành dược luôn có EPS cao nhất và tỷ lệ chi trả tiền mặt cũng cao nhất

2.3.4.1 Ngành thực phẩm và đồ uống

Đặc điểm của ngành: doanh thu của ngành mang tính thời vụ ví dụ mã chứng khoán NKD lợi nhuận sau thuế quý 3/2007 đạt tăng 304% so với lợi nhuận sau thuế quý 2/2007 Lý do là mùa Trung Thu rơi vào quý 3 nên doanh thu thuần quý 3/2007 tăng 52,7% so với quý 2/2007 Ngành này có nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc xây dựng thương hiệu, nắm giữ thị phần, luôn tự làm mới sản phẩm, nắm bắt thị hiếu của khách hàng và hệ thống cửa hàng bán lẻ, kênh phân phối là những yếu tố sống còn Do đó chi phí nghiên cứu thị

Trang 38

trường, tiếp thị, quảng bá hình ảnh và chi phí đầu tư nghiên cứu sản phẩm chiếm phần khá lớn trong chi phí của các ngành này

Có thể nhận thấy là các doanh nghiệp doanh nghiệp trong ngành này tất cả đều có chi trả cổ tức tiền mặt, chỉ có một số mã chứng khoán là có phát hành cổ tức cổ phần như KDC, NKD, BBC, BHS (năm 2006) và BBC, BHS, NKD, SGC (năm 2007) Vì doanh thu mang tính thời vụ nên cổ tức của ngành này chủ yếu được chia theo thời vụ của doanh thu, trung bình một năm chi cổ tức tiền mặt hai lần, các công ty có số kỳ chi trả bằng 3 là do có phát hành cổ tức cổ phần Chi trả cổ tức tiền mặt trung bình của ngành là 15% (cao hơn lãi suất trung bình của thị trường 12%) Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả của các công ty trong ngành này có sự chênh lệch khá lớn Tỷ lệ chi trả DIV/EPS thấp nhất là NSC (20.79% năm 2006) và TAC (22,66% năm 2007), cao nhất là KDC (80,17% năm 2006) và LAF (192,31% năm 2007) Điểm đáng lưu ý trong ngành này là mã chứng khoán LAF dù năm 2006 công ty làm ăn thua lỗ nhưng vẫn quyết định chi trả cổ tức tiền mặt đến 10%, năm 2007 công ty dù đã có thu nhập ở mức thấp EPS = 364 nhưng vẫn tiếp tục chi trả 7% cổ tức tiền mặt trên mỗi cổ phần Do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông, một số doanh nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ đông nhằm xoa dịu cổ đông và để giữ vị trí quản lý của những người lãnh đạo Hành động chia cổ tức như trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông, trái Luật Doanh nghiệp Tỷ lệ DIV/EPS cao hay thấp không phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tốt hay xấu mà thể hiện công ty đã dùng bao nhiêu thu nhập để chi trả cổ tức Chi trả cổ tức ngay trong thời điểm công ty làm ăn thua lỗ có thể làm “xoa dịu” cổ đông nhưng cần lưu ý là nguồn tiền tài trợ cho khoản chi trả này từ đâu, từ lợi nhuận giữ lại các năm trước hay từ nguồn vay nợ, tỷ lệ D/E của LAF 80,34% trong năm 2007 so với trung bình ngành là 83,39%

Trang 39

Hình 2.16: Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính theo doanh

thu thuần năm 2007

Doanh thu thuần2007

Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE

Tính theo doanh thu thuần thì VNM là mã chứng khoán chiếm thị phần lớn nhất với 36%; tiếp theo là TAC 14%; TSC 8%; KDC 7%; LSS, SBT, IFS 4%; bốn mã chứng khoán chiếm thị phần 3% là BHS, LAF, NKD và TNA Bốn mã chứng khóan chiếm 2% là BBC, CAN, SAF và TRI Các mã chứng khoán còn lại chiếm khoảng 1% thị phần tương ứng với mỗi công ty Vị trí xếp hạng về thị phần có thể sẽ thay đổi nếu ta tính đến vụ thâu tóm TRI gần đây của KDC và câu chuyện sẽ còn đi xa hơn nếu KDC sáp nhập với NKD

Trang 40

NGÀNH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu cổ tức và tài chính của các công ty ngành thực phẩm và đồ uống năm 2007 va 2006

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Mã CK EPS TM CTCP

số kỳ chi trả

Số kỳ Chi trả

LNST/VCSH BBC 2330 8% 6% 2 60.09% 2670 5% 12% 2 63.67% 206,995,944,324 24,443,000,000 83.18% 12%

BHS 3180 8% 10% 2 56.60% 4140 16% 4% 3 48.31% 380,383,404,815 53,633,000,000 75.99% 14%

CAN 2050 12% 0% 2 58.54% 2100 13% 0% 2 61.90% 79,797,481,517 10,051,000,000 53.72% 13%

IFS 2490 16% 0% 2 64.26% 2710 9% 0% 1 34.43% 405,020,000,000 72,628,000,000 114.86% 18%

KDC 6690 18% 0% 2 26.91% 4740 18% 20% 3 80.17% 2,457,284,329,619

Ngày đăng: 07/12/2012, 17:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Nội dung Trang - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
ng Nội dung Trang (Trang 4)
Bảng  Nội dung  Trang - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
ng Nội dung Trang (Trang 4)
Hình 2.1: EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.1 EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007 (Trang 18)
Hình 2.2: EPS; DIV/FV qua ba năm 2005,2006, và 2007. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.2 EPS; DIV/FV qua ba năm 2005,2006, và 2007 (Trang 18)
Hình 2.1: EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.1 EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007 (Trang 18)
Hình 2.2: EPS; DIV/FV qua ba năm 2005,2006, và 2007. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.2 EPS; DIV/FV qua ba năm 2005,2006, và 2007 (Trang 18)
Bảng 2.1: Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.1 Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007 (Trang 19)
Bảng 2.1: Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.1 Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007 (Trang 19)
Trong các hình thức chi trả trên thì chỉ có hình thức vừa chi trả cổ tức cổ phần vừa cổ tức - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
rong các hình thức chi trả trên thì chỉ có hình thức vừa chi trả cổ tức cổ phần vừa cổ tức (Trang 20)
Bảng 2.3: EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2006. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.3 EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2006 (Trang 21)
Hình 2.3: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2007 .1 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.3 EPS và DIV phân theo nhóm năm 2007 .1 (Trang 21)
Hình 2.3: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2007.  1 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.3 EPS và DIV phân theo nhóm năm 2007. 1 (Trang 21)
Bảng 2.3: EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2006. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.3 EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2006 (Trang 21)
Hình 2.4: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2006. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.4 EPS và DIV phân theo nhóm năm 2006 (Trang 22)
Hình 2.4: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2006. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.4 EPS và DIV phân theo nhóm năm 2006 (Trang 22)
Hình thức chi trả và số lượng công ty thực hiện - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình th ức chi trả và số lượng công ty thực hiện (Trang 23)
Hình 2.5: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.5 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007 (Trang 23)
Hình 2.5:  Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.5 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007 (Trang 23)
Hình thức chi trả và số lượng công ty thực  hiện - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình th ức chi trả và số lượng công ty thực hiện (Trang 23)
Hình 2.7: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.7 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005 (Trang 24)
Hình 2.7: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.7 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005 (Trang 24)
Hình 2.8: EPS trung bình năm 2007 theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống nhau. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.8 EPS trung bình năm 2007 theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống nhau (Trang 26)
Hình 2.9: EPS trung bình năm 2006 phân theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.9 EPS trung bình năm 2006 phân theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống (Trang 27)
Hình 2.9: EPS trung bình năm 2006 phân theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.9 EPS trung bình năm 2006 phân theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống (Trang 27)
Bảng 2.5: DIV/EPS phân theo nhóm qua năm 2007 và 2006. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.5 DIV/EPS phân theo nhóm qua năm 2007 và 2006 (Trang 28)
Bảng 2.5: DIV/EPS phân theo nhóm qua năm 2007 và 2006. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.5 DIV/EPS phân theo nhóm qua năm 2007 và 2006 (Trang 28)
Hình 2.10: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.10 Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 (Trang 29)
Hình 2.11: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.11 Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 (Trang 29)
Hình 2.10: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.10 Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 (Trang 29)
Hình 2.11: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.11 Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 (Trang 29)
Hình 2.12: DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2007. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.12 DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2007 (Trang 30)
Hình 2.12: DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2007. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.12 DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2007 (Trang 30)
Hình 2.13: DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2006. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.13 DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2006 (Trang 30)
Hình 2.14: EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2006. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.14 EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2006 (Trang 32)
Hình 2.15: EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.15 EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2007 (Trang 33)
Hình 2.15:  EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.15 EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2007 (Trang 33)
Hình 2.16: Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính theo doanh thu thuần năm 2007. - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.16 Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính theo doanh thu thuần năm 2007 (Trang 39)
Hình 2.16: Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính theo doanh - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.16 Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính theo doanh (Trang 39)
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu cổ tức và tài chính của các công ty ngành thực phẩm và đồ uống năm 2007 va 2006 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu cổ tức và tài chính của các công ty ngành thực phẩm và đồ uống năm 2007 va 2006 (Trang 40)
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu cổ tức và tài chính của các công ty ngành thực phẩm và đồ uống năm 2007 va 2006 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu cổ tức và tài chính của các công ty ngành thực phẩm và đồ uống năm 2007 va 2006 (Trang 40)
Hình 2.17: Thị phần tính theo doanh thu thuần năm 2007 của nhóm các công ty trong - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.17 Thị phần tính theo doanh thu thuần năm 2007 của nhóm các công ty trong (Trang 41)
Hình 2.17: Thị phần tính theo doanh thu thuần năm 2007 của nhóm các công ty trong - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.17 Thị phần tính theo doanh thu thuần năm 2007 của nhóm các công ty trong (Trang 41)
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành bất động sản năm 2007 và 2006 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành bất động sản năm 2007 và 2006 (Trang 43)
Bảng 2.9:  Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành bất động sản năm 2007 và 2006 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành bất động sản năm 2007 và 2006 (Trang 43)
Hình 2.18: Thị phần theo doanh thu thuần năm 2007 của ngành Dược - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.18 Thị phần theo doanh thu thuần năm 2007 của ngành Dược (Trang 44)
Hình 2.19: Thị phần doanh thu các công ty ngành hóa chất năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.19 Thị phần doanh thu các công ty ngành hóa chất năm 2007 (Trang 47)
Hình 2.19: Thị phần doanh thu các công ty ngành hóa chất năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Hình 2.19 Thị phần doanh thu các công ty ngành hóa chất năm 2007 (Trang 47)
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành hóa chất năm 2007 và 2006 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.11 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành hóa chất năm 2007 và 2006 (Trang 48)
Bảng 2.11:  Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành hóa chất năm 2007 và 2006 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2.11 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành hóa chất năm 2007 và 2006 (Trang 48)
Bảng 1. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 1. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2007 (Trang 67)
Bảng 1. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 1. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2007 (Trang 67)
Bảng 2. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2006 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2006 (Trang 70)
Bảng 2. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2006 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2006 (Trang 70)
Bảng 2. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2006 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 2. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2006 (Trang 70)
Bảng 3. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2005 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 3. Số liệu cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2005 (Trang 73)
Bảng 4. Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2007 S T T Mã CK Lợi nhuận sau thuếKhen thưởng, phúc lợiNợ - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 4. Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2007 S T T Mã CK Lợi nhuận sau thuếKhen thưởng, phúc lợiNợ (Trang 77)
Bảng 4. Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE  năm 2007 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 4. Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2007 (Trang 77)
Bảng 5. Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2006 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 5. Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2006 (Trang 83)
Bảng 5. Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE  năm 2006 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam
Bảng 5. Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2006 (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w