Xét về tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DIV/EPS)

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

2. 1.3 Đặc điểm của các nhà đầu tư

2.3.3 Xét về tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DIV/EPS)

Trung bình các công ty đều dùng trên 50% thu nhập tính trên mỗi cổ phần dùng để chi trả

cổ tức. Trong năm 2006, những ngành có DIV/EPS cao là những ngành có tỷ lệ chi trả cổ

tức cổ phần lớn hơn so với cổ tức tiền mặt như ngành thương mại có DIV/EPS bằng

75,20% thì CTCP là 12,33% trong khi CTTM là 10,3% ; ngành dệt may và đồ da dụng

DIV/EPS: 82,33% có CTCP 17,44%, CTTM 6,67%; ngành công nghiệp nặng, khai

khoáng và chế tạo DIV/EPS: 80,33% có CTCP 25%, CTTM 11,77%; ngành hóa chất

DIV/EPS: 84,41%có CTCP 32,75%, CTTM 23,75%; ngành tài chính DIV/EPS 89,43%, có CTCP: 22%. Hoặc những ngành có DIV/EPS cao là do ngành này có EPS thấp như ngành thương mại có EPS 2793; ngành năng lượng và dầu khí 2,966; ngành tài chính 2,460 trong khi trung bình toàn thị trường là 3588. Trong năm 2007, tỷ lệ chi trả CTCP ở

hầu hết các ngành trừ ngành tài chính đều thấp hơn tỷ lệ chi trả CTTM nên những ngành

Lấy trung bình toàn thị trường bằng 100% ta so sánh giữa các ngành với trung bình toàn thị trường.

Bảng 2.7: Tỷ lệ EPS, cổ tức của các ngành năm 2007 và năm 2006

NĂM 2007 NĂM 2006

STT Ngành EPS DIV TM CTCP DIV/EPS EPS DIV TM CTCP DIV/EPS

1 Thủy hải sản 95% 98% 134% 0% 93% 127% 94% 86% 103% 84% 2 Thực phẩm và Đồ uống 104% 105% 121% 59% 113% 89% 86% 135% 33% 87% 3 Thương mại 85% 107% 89% 159% 119% 78% 104% 91% 117% 123% 4 Dệt may và Đồ gia dụng 82% 72% 89% 26% 82% 90% 112% 60% 165% 135% 5 Bao bì 66% 81% 74% 102% 115% 70% 56% 108% 0% 89% 6 Vận tải 87% 103% 85% 153% 112% 101% 72% 102% 41% 98% 7 Xây dưng và Vật liệu 79% 90% 91% 85% 108% 84% 69% 76% 61% 86% 8 Bất động sản 159% 111% 98% 265% 60% 115% 111% 74% 148% 91% 9 Công nghệ, Viễn thông 116% 130% 113% 176% 113% 112% 125% 116% 133% 104% 10 Công nghiệp nặng, khai khoáng, chế tạo 122% 104% 79% 172% 101% 110% 171% 106% 237% 132% 11 Hóa chất 123% 99% 135% 0% 71% 166% 263% 215% 310% 139% 12 Năng lượng và Dầu khí 82% 103% 115% 71% 112% 83% 82% 87% 75% 108% 13 Du lịch và Giải trí 87% 68% 93% 0% 94% 111% 46% 90% 0% 71% 14 Tài chính 150% 127% 38% 371% 79% 69% 102% 0% 209% 147% 15 Dược 158% 119% 162% 0% 65% 189% 46% 30% 63% 28% Thị trường 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.

Lấy trung bình thị trường làm chuẩn, ta phân chia các nhóm chiếm dưới 80% cùng một chỉ

tiêu so với thị trường là nhóm ngành có chỉ tiêu đó thấp, ví dụ EPS năm 2007 ngành xây dựng và vật liệu đạt chỉ 79% so với trung bình toàn thị trường nên được xếp vào nhóm ngành có EPS thấp. Tương tự, trong khoảng từ 80%-120% là nhóm trung bình, và trên 120% là nhóm cao.

 Ngành thủy hải sản: thu nhập trên mỗi cổ phần của ngành thủy sản đạt khoảng 95% (năm 2007); 127% (năm 2006) so với trung bình toàn thị trường. Như vậy

trường. Ngoài ra EPS năm 2006 nằm trong nhóm có EPS cao, CTCP năm 2007

(0%) nằm trong nhóm có CTCP thấp.

 Ngành thực phẩm và đồ uống: có tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao và tỷ lệ chi trả cổ

tức cổ phần thấp. Các chỉ tiêu còn lại gồm DIV, EPS, DIV/EPS đều nằm trong

nhóm ngành trung bình so với thị trường.

 Ngành thương mại: năm 2007 có tỷ lệ chi trả CTCP cao (159%), EPS năm 2006

(78%) nằm trong nhóm có EPS thấp.

 Ngành dệt may và đồ gia dụng: ngành này có EPS nằm trong nhóm trung bình; có

tỷ lệ chi trả CTCP thấp trong năm 2007 (26%) và cao trong năm 2006 (165%), tỷ

lệ chi trả CTCP cao trong năm 2006 khiến cho DIV/EPS (135%) của năm 2006

cũng nằm trong nhóm cao.

 Ngành bao bì: ngành này có EPS nằm trong nhóm thấp nhưng ngược lại với ngành

dệt may và đồ gia dụng ngành này có tỷ lệ chi trả CTCP (102%) trung bình trong

năm 2007 và bằng 0 trong năm 2006.

 Ngành vận tải: có EPS trung bình, tương tự như ngành dệt may và đồ gia dụng thì

ngành này có CTCP cao vào năm 2007(153%) và thấp vào năm 2006 (41%).

 Ngành xây dựng và vật liệu: trong năm 2006 thì ngành này có tỷ lệ CTTM (71%) và CTCP(61%) đều nằm trong nhóm thấp nên tỷ lệ chi trả cổ tức (69%) cũng nằm

trong nhóm thấp. Trong năm 2007 các chỉ tiêu của ngành này đều nằm trong nhóm

trung bình.

 Ngành bất động sản: năm 2006 các chỉ tiêu EPS, DIV, DIV/ EPS đều nằm trong

nhóm trung bình. Trong năm 2007 EPS của ngành này nằm trong nhóm cao

(159%); DIV nằm trong nhóm trung bình(111%) nên DIV/EPS chỉ đạt 60% nằm

trong nhóm có DIV/EPS thấp.

 Ngành công nghệ, viễn thông: ngành này trong cả hai năm 2006(133%),

2007(176%) đều có tỷ lệ chi trả CTCP cao dẫn đến tỷ lệ chi trả cổ tức DIV cao năm 2006(125%); 2007(130%).

 Ngành công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo: ngành này có EPS trung bình

năm 2006 (110%), 2007(122%); ngành này có tỷ lệ chi trả CTCP cao năm 2006 (237%) và năm 2007 (172%), nhưng tỷ lệ chi trả tiền mặt chỉ ở mức trung bình

năm 2006 (106%); năm 2007 (79%) nên tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2006 (171%) nằm

trong nhóm cao và 2007 (104%) chỉ nằm trong nhóm trung bình.

 Ngành công nghiệp hóa chất: ngành này có EPS nằm trong nhóm cao năm 2006 (166%), năm 2007 (123%); tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt luôn nằm ở nhóm cao năm 2006 (215%), năm 2007 (135%); tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần trong năm 2006 nằm ở mức khá cao so với thị trường 310% trong khi năm 2007 ngành này không thực

hiện chi trả cổ tức cổ phần. Điều này khiến cho DIV/EPS năm 2007 ở mức thấp (71%) trong khi năm 2006 lại ở mức cao 139%.

 Ngành năng lượng và dầu khí: ngành này có EPS, DIV, DIV/EPS đều nằm ở mức

trung bình cho cả hai năm.

 Ngành du lịch và giải trí: ngành này có EPS nằm trong nhóm trung bình năm 2006 (111%) và năm 2007 (87%); trong khi đó tỷ lệ chi trả cổ tức nằm trong nhóm thấp năm 2006 (46%); năm 2007 (68%) vì ngành này không thực hiện chi trả cổ tức cổ

phần.

 Ngành dược: ngành này có EPS khá cao năm 2006 (189%), 2007 (158%); tuy

nhiên ngành này cho trả cổ tức cổ phần rất thấp năm 2006(63%), năm 2007 (0%),

nên DIV/EPS của ngành này cũng nằm trong nhóm thấp năm 2006 (28%), năm

2007 (65%)

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)