Tổng hợp nhận xét đánh giá chung về những tồn tại của chính sách cổ tức trên

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam (Trang 49 - 50)

chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua

Mức cổ tức tiền mặt chi trả trung bình cho toàn thị trường là 11.07% trong năm 2006; năm 2007 con

số này là 12,99%. Đó là chỉ tính riêng hình thức cổ tức tiền mặt cũng tương đối cao so với lãi suất

tiền gửi ngân hàng. Nếu gộp luôn cổ tức cổ phần thì tỷ lệ chi trả của các công ty đại chúng này còn

cao hơn; năm 2006 21,52% và trung bình 2007 là 17,72%. Việc trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao

có mặt tích cực là tạo sức ép cho Ban quản lý doanh nghiệp phải hoạt động năng động, sáng tạo, hiệu

quả hơn đồng thời có điều kiện đào thải những nhà quản trị kém. Thực tế, các công ty chi trả cổ tức thường sử dụng vốn hiệu quả hơn những công ty tương tự mà không chi trả cổ tức. Tuy nhiên việc

trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao sẽ hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp để tái đầu tư

mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ trọng vốn vay ngân hàng tăng lên và có khả năng mất cân đối các

nguồn trả nợ nếu doanh nghiệp không thận trọng trong việc vay vốn hoặc việc đầu tư sẽ không được

mạnh dạn, có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt. Về phía doanh nghiệp, tỷ lệ chi trả trung bình

DIV/EPS năm 2006 là 60,91% năm 2007 là 53,84% việc chi trả cổ tức cao như thế phải chăng là do

các công ty làm ăn hiệu quả? Phải chăng các doanh nghiệp này không cần tái đầu tư? Thế thì các doanh nghiệp này vay nợ làm gì? Tỷ lệ D/E năm 2006 trung bình toàn thị trường là 153%, trong năm

2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 106,78%. Vậy phải chăng cá nhân nhà đầu tư ưa thích cổ tức tiền mặt cao? Điều này có thể đúng cũng có thể sai vì vao thời điểm chi trả cổ tức cho năm 2006 (khoảng giữa năm 2007) chẳng phải cổ đông đã rất ủng hộ kế hoạch phát hành cổ phần để chi trả cổ tức đó sao. Cho đến đầu năm 2008 thì tình hình lại chuyển biến theo chiều ngược lại, cổ đông chỉ yêu cầu cổ tức

tiền mặt. Trong một số đại hội đã diễn ra cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua, các vấn đề được cổ đông quan tâm và tham gia góp ý nhiều nhất lại không phải là báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007

(vốn cổ đông đã biết) hay kế hoạch kinh doanh 2008, mà tập trung ở các vấn đề chia cổ tức và phát

hành cổ phiếu mới trong năm 2008. Việc phát hành thêm hay chia cổ tức bằng cổ phiếu nói chung bị

rất nhiều cổ đông phản đối. Thay vào đó, họ yêu cầu được trả cổ tức, và trả hết, bằng tiền mặt. Sau

một giai đoạn cổ phiếu tăng giá chóng mặt suốt từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, vì thế các cổ đông đều ưa thích việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tranh thủ cơ hội trên, việc phát hành thêm cổ

phiếu để tăng vốn cũng được nhiều công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty đại chúng

nói chung, dù được thực hiện để làm gì (tài trợ cho các dự án, xây nhà máy mới, mua tàu biển mới…

hay chỉ cần lý do là tăng vốn điều lệ) hay dưới hình thức nào đi chăng nữa (phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu) đều được cổ đông ủng hộ nhiệt liệt, đơn giản là cổ phiếu cho dù

được điều chỉnh giảm theo tỷ lệ phân phối thì cũng vẫn tiếp tục tăng giá. Mức cổ tức bằng tiền mặt

không thể nào bằng mức lãi do chênh lệch giá.

Tuy nhiên, khi thị trường đảo chiều thì nhà đầu tư càng nắm nhiều cổ phiếu thì càng lỗ. Cắt lỗ là mục tiêu hàng đầu, nhưng đôi khi trong các đợt phát hành, nhà đầu tư nếu còn nắm cổ phiếu (thực tế có

mấy ai hoàn toàn cắt được lỗ?) trước ngày chốt sổ cổ đông thì buộc phải nhận (hoặc mua) cổ phiếu

mới, nếu không phải chịu thêm khoản lỗ do điều chỉnh giá tham chiếu. Ngoài ra, các cổ phiếu mới

phải mất 1-2 tháng mới về tài khoản, do đó lỗ càng thêm nặng. Cổ tức bằng tiền mặt, tuy ít những

cũng trở thành một khoản thu nhập thật sự. Do đó nhiều người từ chối việc phát hành thêm cổ phiếu,

và họ thấy rằng cùng nhau phản đối tại các cuộc họp Đại hội cổ đông mới có hy vọng khiến cho đợt phát hành không được thực hiện.

Chi trả cổ tức cổ phần là một phương thức tiên tiến và thông dụng quốc tế nhằm gia tăng khả năng đầu tư cho doanh nghiệp cổ phần, tăng giá trị doanh nghiệp, song tại thị trường chứng khoán Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam thì các doanh nghiệp áp dụng hình thức này chủ yếu là nhằm tận dụng khoản thặng dư vốn khi

giá cổ phiếu đang tăng cao chứ không phải chỉ vì nhu cầu vốn cho đầu tư. Việc huy động vốn một

cách thiếu cân nhắc như thế vừa tốn kém chi phí phát hành vừa không tận dụng được tối đa hiệu quả

nguồn vốn, từ đó gây ra lãng phí và hiệu suất sử dụng vốn kém. Hơn thế nữa, phát hành cổ phần

nhiều lại góp phần gia tăng áp lực chi trả cổ tức cho những năm sau. Điều này thì doanh nghiệp là

người hiểu rõ hơn bất cứ ai khác. Vậy cần phải xem lại vai trò của ban quản trị khi mà họ là người đại diện cho cổ đông nhưng dường như giữa họ và cổ đông không có sự thông hiểu lẫn nhau. Lỗi là do cổ đông thiếu hiểu biết hay tại ban quản trị thiếu năng lực quản lý ?

Một số doanh nghiệp tuy làm ăn thua lỗ (xem ví dụ về LAF trong phần phân tích ngành thực phẩm và đồ uống), kinh doanh kém hiệu quả nhưng vẫn tiến hành chi trả cổ tức, (LAF chi trả 10% - năm

2006). Cần phải xem xét nguồn tiền để tài trợ cho hoạt động chi trả này vì nếu công ty lấy từ nguồn

vốn điều lệ để chia thì không đúng quy định của luật Doanh Nghiệp, cần phải có chế tài xử phạt

nghiêm những công ty này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam (Trang 49 - 50)