Tình hình chính sách cổ tức hiện nay và định hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trường hợp các cổ đông cũ bán đi một số cổ phiếu

Trong hình trên, chúng ta thấy, các cổ đông cũ nhận được một lượng cổ tức bằng chính những khoản tiền mặt mà công ty bán cổ phần mới thu được. Quá trình “chuyển giao giá trị của cổ đông biểu hiện bằng một sự sụp giảm trong giá trị mỗi cổ phần mà họ đang nắm giữ nhưng bù lại họ được hưởng một khoản cổ tức tiền mặt.

Chính sách cổ tức trong thực tế

Lý thuyết này lý giải hợp lý cho trường hợp các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng vốn có rất nhiều cơ hội tăng trưởng tiềm năng và “khan hiếm” về vốn để đầu tư và đúng cho cả những doanh nghiệp đã “trưởng thành” có kế hoạch mở rộng sản xuất và tài trợ cho những dự án tốt, các doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nhược điểm của lý thuyết thặng dư cổ tức là ở chỗ nếu các công ty áp dụng một cách cứng nhắc lý thuyết này thì sẽ dẫn đến sự bất ổn cao đối với tỷ lệ chi trả cổ tức. Một điểm cần lưu ý nữa là mặt tốt nhất của cổ tức (tức cổ tức tiền mặt) đó chính là tính thanh khoản rất cao, là lợi nhuận có thể nhận thấy được, chứ không phải là lợi nhuận trên giấy.

Một số bài nghiên cứu ở các nước trên thế giới liên quan mật thiết đến chính sách cổ tức

Bốn nhà nghiên cứu người Trung Quốc là Li Li, Qi Yin-feng, Liu Song, và Wang Man- shu (Khoa Quản trị Tài Chính trường Đại học NanKai, Trung Quốc) đã tiến hành một cuộc điều tra dùng bảng câu hỏi phỏng vấn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cuộc điều tra đã thu được các kết quả chính sau: (1) chính sách cổ tức tại những công ty này có thể thấy tồn tại vấn đề “chi phí đại diện” và họ cũng nhận thấy rằng so với người quản lý thì người chủ sở hữu là nhân tố quan trọng mang tính ảnh hưởng lớn đối với chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Thêm vào đó thì nhà đầu tư thích một sự gia tăng trong cổ tức, đó là tin tốt, nếu doanh nghiệp cắt giảm cổ tức thì có thể khiến nhà đầu tư lo lắng về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể nghĩ rằng doanh nghiệp đang đối mặt với những rắc rối về tài chính.

THỜI GIAN QUA

Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt Nam 1. Các đặc điểm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam

    Nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu là nhân viên trong giới tài chính, các nhà đầu tư nước ngoài và một bộ phận cán bộ công nhân viên của một số công ty đã niêm yết. Giai đoạn từ 2005 đến nay, thị trường giao dịch sôi động hơn nhiều với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng tài khoản đăng ký của nhà đầu tư cá nhân, số lượng công ty chứng khoán và quỹ đầu tư. Gia tăng nhanh chóng số lượng nhà đầu tư nhưng chủ yếu là tài khoản của nhà đầu tư nhỏ lẻ, thành phần của đối tượng này cũng khá đa.

    Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM (HoSE) qua ba năm 2005-2007

    • Đánh giá tổng quan về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua
      • Chính sách chi trả của các doanh nghiệp

        Việc tăng vốn nói chung, dù được thực hiện để làm gì (tài trợ cho các dự hay chỉ cần lý do là tăng vốn điều lệ) hay dưới hình thức nào đi chăng nữa (phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu hay phát hành quyền mua cổ phiếu mới) đều được cổ đông ủng hộ nhiệt liệt, đơn giản là cổ phiếu cho dù được điều chỉnh thì sau đó vẫn tiếp tục tăng giá. Một lý do nữa có thể thấy là do đòi hỏi quy mô vốn điều lệ tối thiểu trên 80 tỷ đồng của HoSE, cũng như quy định mức vốn tối thiểu 3000 tỷ của Ngân Hàng Nhà Nước đối với các ngân hàng thương mại đã khiến áp lực tăng vốn lên doanh nghiệp; doanh nghiệp có thể chọn nhiều cách thức khác nhau để tăng vốn, tuy nhiên phát hành cổ phần vào giai đoạn giá đang tăng cao (cuối năm 2006 đầu năm 2007) có vẻ như là phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên một xu hướng chung có thể thấy là nhà đầu tư không còn ưa thích cổ tức bằng cổ phần do thị trường sụt giảm nhiều (một trong những nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm là do việc IPO liên tiếp và hàng loạt các doanh nghiệp lớn khiến thị trường chưa kịp tiêu hóa, và quan trọng hơn cả là do niềm tin của nhà đầu tư đã sụt giảm nghiêm trọng).

        Hình 2.1: EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007.
        Hình 2.1: EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007.

        MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

        Tổng hợp nhận xét đánh giá chung về những tồn tại của chính sách cổ tức trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua

        Tuy nhiên, khi thị trường đảo chiều thì nhà đầu tư càng nắm nhiều cổ phiếu thì càng lỗ. Cắt lỗ là mục tiêu hàng đầu, nhưng đôi khi trong các đợt phát hành, nhà đầu tư nếu còn nắm cổ phiếu (thực tế có mấy ai hoàn toàn cắt được lỗ?) trước ngày chốt sổ cổ đông thì buộc phải nhận (hoặc mua) cổ phiếu mới, nếu không phải chịu thêm khoản lỗ do điều chỉnh giá tham chiếu. Ngoài ra, các cổ phiếu mới phải mất 1-2 tháng mới về tài khoản, do đó lỗ càng thêm nặng.

        Do đó nhiều người từ chối việc phát hành thêm cổ phiếu, và họ thấy rằng cùng nhau phản đối tại các cuộc họp Đại hội cổ đông mới có hy vọng khiến cho đợt phát hành không được thực hiện. Chi trả cổ tức cổ phần là một phương thức tiên tiến và thông dụng quốc tế nhằm gia tăng khả năng đầu tư cho doanh nghiệp cổ phần, tăng giá trị doanh nghiệp, song tại thị trường chứng khoán Việt Nam thì các doanh nghiệp áp dụng hình thức này chủ yếu là nhằm tận dụng khoản thặng dư vốn khi giá cổ phiếu đang tăng cao chứ không phải chỉ vì nhu cầu vốn cho đầu tư. Việc huy động vốn một cách thiếu cân nhắc như thế vừa tốn kém chi phí phát hành vừa không tận dụng được tối đa hiệu quả nguồn vốn, từ đó gây ra lãng phí và hiệu suất sử dụng vốn kém.

        Hơn thế nữa, phát hành cổ phần nhiều lại góp phần gia tăng áp lực chi trả cổ tức cho những năm sau. Vậy cần phải xem lại vai trũ của ban quản trị khi mà họ là người đại diện cho cổ đông nhưng dường như giữa họ và cổ đông không có sự thông hiểu lẫn nhau. Một số doanh nghiệp tuy làm ăn thua lỗ (xem ví dụ về LAF trong phần phân tích ngành thực phẩm và đồ uống), kinh doanh kém hiệu quả nhưng vẫn tiến hành chi trả cổ tức, (LAF chi trả 10% - năm 2006).

        Cần phải xem xét nguồn tiền để tài trợ cho hoạt động chi trả này vì nếu công ty lấy từ nguồn vốn điều lệ để chia thì không đúng quy định của luật Doanh Nghiệp, cần phải có chế tài xử phạt nghiêm những công ty này.

        Các kiến nghị và giải pháp đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam

        Chắc chắn doanh nghiệp sẽ thuyết phục được cổ đông tham gia đầu tư bằng cách chứng tỏ cho cổ đông thấy tiềm năng trong các dự án đầu tư của mình, sức khỏe tài chính cũng như là cơ hội phát triển, tăng trưởng của mình. Doanh nghiệp cần lưu ý không nên để cổ tức trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp (chi trả nhiều dẫn đến không có vốn cho tái đầu tư hoặc số kỳ chi trả ít nhưng tập trung có thể khiến gây ra tình trạng thiếu vốn tạm thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp). Về phía Nhà nước cần có nhiều giải pháp mạnh để tập trung phát triển thị trường chứng khoán, tăng nhanh tính thanh khoản của cổ phiếu, đây là tiền đề quan trọng để thực hiện các hình thức trả cổ tức không phải bằng tiền mặt.

        Điều chỉnh phương thức đánh thuế với hoạt động đầu tư chứng khoán (phương thức này chỉ được áp dụng khi thị trường chứng khoán đã phát triển) theo hướng: thu thuế cổ tức theo mức độ tăng dần song ở mức độ hợp lý để khuyến khích mọi đối tượng đầu tư vào thị trường vốn. Phương thức này sẽ hướng doanh nghiệp giảm mức trả cổ tức bằng tiền mặt, tăng cường áp dụng các hình thức trả cổ tức phi vật chất cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp (Luật thuế Thu nhập hiện hành chưa tính đến việc đánh thuế cổ tức cho mọi đối tượng đầu tư). Đi đôi với việc áp dụng thuế cổ tức, cần phải giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở phương diện công ty cổ phần và nhà đầu tư để hướng nguồn vốn vào thị trường chứng khoán, tạo tích luỹ cho doanh nghiệp tái đầu tư.

        Đối với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phương thức này cần trở thành phổ biến cho các doanh nghiệp cổ phần niêm yết và chưa niêm yết nhằm tăng khả năng tài chính cho doanh nghiệp để nhanh chóng mở rộng sản xuất và cũng là hình thức huy động thêm vốn từ các cổ đông hiện hữu. Để có thể tiến tới việc trả cổ tức bằng cổ phiếu một cách hiệu quả bước đầu Nhà nước nên có chính sách khuyến khích một phần về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần cổ tức được tái đầu tư (không chia cho cổ đông) nếu doanh nghiệp thực hiện việc trả cổ tức bằng cổ phiếu trong một giai đoạn tối thiểu quy định. Cần phải có sự tham gia đóng góp của các chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu, chuyên viên của các công ty chứng khoán, của các quỹ đầu tư và đặc biệt cần phải hiểu bản thân nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân.

        Như vậy vai trò của nhà làm luật cũng góp phần làm cho thị trường trở nên minh bạch và thông tin cân xứng hơn, và trong trường hợp ngược lại nếu nhà làm luật không bao quát thì phản ứng của thị trường có khi lại còn đi ngược lại những gì mong đợi.