Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Trang 11.1.3 Vì sao phải đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La 8
1.1.4 Ý nghĩa kinh tế và sinh thái của loài Sao La 8
1.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent ValuationMethod-CVM) 9
1.2.1 Khái niệm về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên 9
1.2.2 Cơ sở lý thuyết và cách thu thập WTP 11
1.2.3 Các bước tiến hành phương pháp CVM 13
1.2.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp CVM 16
1.2.5 Tình hình áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 19
1.2.6 Tiểu kết chương I 22
Chương II HIỆN TRẠNG VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN 23
Trang 22.2.6 Thức ăn và nhu cầu ăn uống 35
2.2.7 Sinh sản, sinh trưởng và phát triển 36
2.2.8 Các mối đe doạ đối với Sao La 36
2.3 Các áp lực và thách thức đối với Vườn Quốc Gia 37
2.4 Tiểu kết chương II 38
Chương III ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN LOÀI SAO LA Ở VƯỜN QUỐCGIA PÙ MÁT 39
Trang 33.1.2 Mục đích điều tra 39
3.1.3 Nội dung điều tra 40
3.1.4 Kết cấu bảng hỏi và các bước tiến hành điều tra 40
3.1.4.1 Kết cấu bảng hỏi 40
3.1.4.2 Các bước tiến hành điều tra 41
3.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội của đối tượng phỏng vấn 42
3.2.1 Giới tính, độ tuổi, dân tộc và trình độ học vấn 42
3.2.2 Nghề nghiệp và thu nhập 43
3.3 Hiểu biết của đối tượng tham gia phỏng vấn về loài Sao La 45
3.4 Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của đối tượng tham gia phỏngvấn về giá trị bảo tồn của loài Sao La 47
3.5 Kiến nghị, đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn loài Sao La 52
3.6 Tiểu kết chương III 54
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 1
Trang 4CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiênWTP Mức sẵn lòng chi trả
WTA Mức sẵn lòng chấp nhận
SFNC Dự án lâm nghiệp và xã hội tỉnh Nghệ anWWF Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giớiIUCN Liên minh bảo tồn thế giới
Trang 5Hình 1.1 Tổng giá trị kinh tế
Khung 1.1 Mức sẵn lòng chi trả (WTP)
Khung 1.2 Trình tự tiến hành phương pháp CVMKhung 1.3 Áp dụng CVM ở Hoa Kỳ
Hình 2.1 Vị trí địa lý của Vườn Quốc Gia Pù Mát
Bảng 2.1 Danh mục các loài động vật ở Vườn Quốc Gia Pù MátBảng 2.2 Nhóm các loài động vật quý hiếm ở Pù Mát
Bảng 2.3 Danh mục các thực vật có mạch ở Vườn Quốc Gia Pù Mát
Bảng 3.1 Thống kê mô tả các đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng đượcphỏng vấn
Bảng 3.2 Hiểu biết của người dân về tình trạng của Sao La
Hình 3.1 Biểu đồ tỉ lệ người đánh giá mức độ của việc bảo tồn Sao LaBảng 3.3 Thống kê mô tả giá trị WTP của đối tượng tham gia phỏng vấnBảng 3.4 Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nguồn gen động thực vật bị suy giảm một cách đáng lo ngạitrên phạm vi toàn cầu Lý do chủ yếu là hoạt động chặt phá rừng, săn bắt cácloại động vật hoang dã phục vụ cho mục đích buôn bán Một số loài độngthực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Sao La là một loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vàosách đỏ thế giới Số lượng cá thể Sao La tồn tại còn rất ít, chủ yếu tập trung ởphía Bắc Tây Trường Sơn, đặc biệt là ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, nó là biểutượng cho hệ sinh thái sống động nơi đây Nhắc đến Sao La người ta biết nólà biểu tượng của Vườn Quốc Gia Pù Mát.
Để đánh giá đúng tầm quan trọng của việc duy trì, bảo vệ hệ động thựcvật thì cần nhất là chúng ta phải lượng giá được giá trị bảo tồn của loài độngthực vật đó để có những chính sách đầu tư bảo vệ hợp lý Sao La là một loàiđộng vật trong số đó Vì vậy đề tài mà em tiến hành nghiên cứu ở đây là:
“Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá
trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”.
2 Mục tiêu của chuyên đề
- Giới thiệu đặc điểm của loài Sao La và tầm quan trọng của nó.- Nêu lên thực trạng bảo tồn loài Sao La này
- Ước lượng giá trị bảo tồn bằng tiền của Sao La từ đó đưa ra các kiếnnghị, giải pháp để bảo tồn loài Sao La một cách có hiệu quả.
3 Phạm vi áp dụng nghiên cứu
Nghiên cứu chọn mẫu điều tra là 3 thôn/bản Làng Xiềng, Thái Sơn vàCò Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
Trang 74 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp-Phương pháp thực địa
5 Tóm tắt nội dung chuyên đề
Nội dung chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I Tổng quan về phương pháp đánh giá hàng hoá và dịch vụ phithị trường áp dụng cho loài Sao La
Chương II Hiện trạng Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Mô tả một số đặc điểm của Vườn Quốc Gia Pù Mát như vị trí địa lý;điều kiện khí hậu, sông ngòi, động thực vật và đặc điểm của loài Sao La.
Chương III Đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia PùMát
Trong chương này, chúng ta sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiênđể ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với công tác bảo tồn SaoLa bằng hình thức hỏi trực tiếp người được phỏng vấn Sau đó nêu ra một sốkiến nghị và giải pháp để thực hiện tốt công tác bảo tồn.
Trang 8Chương I TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁHÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ PHI THỊ TRƯỜNG ÁP DỤNG
CHO LOÀI SAO LA
1.1 Khái quát về tổng giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn của loài Sao La
Hiện nay, Kinh tế thị trường đã phải thừa nhận chất lượng môi trườnglà một loại hàng hoá, gọi là hàng hoá môi trường Tức là nó có sự trao đổimua bán trên thị trường, tuy nhiên nó có một tính chất đặc thù như:
- Nó có thể là hàng hoá mang tính cá nhân ( Tài nguyên tự nhiên)- Nó có thể là hàng hoá công cộng ( không thể trao đổi mua bán nhưhàng hoá tự nhiên) Ví dụ như: nguồn nước, không khí, cảnh quan môitrường, đa dạng sinh học,…Chính vì vậy, kinh tế học môi trường cho rằngcần phải có một cách lượng giá (đánh giá) loại hàng hoá này phù hợp với giátrị của nó.
1.1.1 Tổng giá trị kinh tế
Để đánh giá một hệ sinh thái hay một hàng hoá môi trường thì các nhàkinh tế học cho rằng, trước hết phải có quan điểm nhìn nhận có tính tổng hợpbởi lẽ thực chất của một hệ sinh thái hay một hàng hoá môi trường thì bảnthân nó đã có tính tổng hợp Cụ thể đó là tổng giá trị kinh tế ( TEV:TotalEconomic Valuation).
TEV = UV + NUVUV = DUV + IDUVNUV = OV + BV + EXV
Trong ba giá trị đó thì giá trị OV không rõ ràng giữa UV và NUV, cóthể nó có cả hai tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể
Trang 9Hình 1.1 Tổng giá trị kinh tế
Nguồn: Katherine Bolt, Giovanni Ruta, Maria Sarraf, lượng giá chiphí của suy thoái môi trường (ESTIMATING THE COST OFENVIRNMENTAL DEGRATION, September 2005)
Giá trị sử dụng trực tiếp ( DUV ) của một loại hàng hoá môi trường làloại hàng hoá mà đã có giá trao đổi trên thị trường
Giá trị sử dụng gián tiếp ( IDUV ) là những hàng hoá môi trường màgiá trị của nó không thể tính được trực tiếp bằng tiền mà phải thông qua giágián tiếp.
Tổng giá trị kinh tế
Giá trị sử dụng trực tiếp
Giá trị lựa chọn
Giá trị lưu
truyền Giá trị tồn tạiGiá trị
sử dụng gián tiếplợi ích có thể sử dụng trực tiếp
Lợi ích từ chức năng của môi trường
Lợi ích trực tiếp và gián tiếp của thế hệ tương lai
gỗ, củi, du lịch, giải trí sức khoẻ…
Bảo vệ đất, chắn sóng, chắn cát, hấp thụ C…
Bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường
lợi ích từ mong muốn bảo tồn cho thế hệ mai sau
lợi ích từ các giá trị vẫn tồn tại
Tính khó lượng hoá dần
Trang 10Giá trị tuỳ chọn (OV) phụ thuộc vào từng loại môi trường, tính chấtmôi trường khác nhau thì giá trị OV cũng khác nhau Mỗi cá nhân có thể tựđánh giá cách lựa chọn để sử dụng môi trường hay tài nguyên môi trườngtrong tương lai Giá trị tuỳ chọn là giá trị của môi trường như là lợi ích tiềmtàng trong tương lai khi nó trở thành giá trị thực sử dụng trong hiện tại Mỗicá nhân có thể biểu lộ sự sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường đểchống lại khả năng sử dụng của một người nào đó trong tương lai.
Giá trị tuỳ chọn còn có thể bao gồm giá trị sử dụng của những ngườikhác ( nghĩa là lợi ích gián tiếp mà bạn thu được từ giá trị sử dụng của ngườikhác Bạn cảm thấy hài lòng khi thấy người khác cũng thu được lợi ích nênbạn sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho ngườikhác)
Giá trị tuỳ thuộc ( BV ) là giá trị gần giống với giá trị OV nhưng khácở chỗ là nó phụ thuộc vào từng hệ sinh thái Chẳng hạn, đối với rừng ngậpmặn ở Giao Thuỷ thì nó cơ bản phụ thuộc vào cửa sông Ba Lạt ( Cửa sôngHồng đổ ra biển) Do đó, mức độ tăng trưởng của hệ sinh thái này phụ thuộcvào lượng phù sa đưa ra biển được bồi lắng Mặt khác, hệ sinh thái này phụthuộc vào khí hậu mùa đông lạnh phía Bắc nên tốc độ tăng trưởng của câykhông cao Trong khi đó, ở Cần Giờ ( phía Nam ) không bị ảnh hưởng bởimùa đông lạnh, nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời hơn nên tốc độtăng trưởng sinh học của cây cao hơn.
Giá trị tồn tại ( EXV ) liên quan đến các thế hệ mà duy trì giá trị của hệsinh thái đó có ý nghĩa đến thế hệ mai sau Chẳng hạn, giá trị tồn tại của rừngngập mặn là sự đánh giá tính hữu ích của giá trị khu rừng mai sau hoặc việcthu lại giá trị của thế hệ hiện nay là do công duy trì của thế hệ trước đây.Chính vì vậy loại giá trị này nhận thức thì không khó nhưng lượng giá bằngtiền thì rất khó khăn.
Trang 11Theo Mitchell and Carson (1989), tổng giá trị kinh tế (TEV) là tổngcủa giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng Như vậy, tổng giá trị kinh tế cuốicùng sẽ được đo bằng công thức sau:
TEV= ( DUV + IDUV ) + ( OV + BV + EXV )
1.1.2 Giá sẵn lòng chi trả (WTP)
Nhằm mục đích theo đuổi ý tưởng tổng hợp các ý thích cá nhân, trướchết ta nên đặt câu hỏi là làm thế nào đo lường những phần lợi thêm và thiệtmất về sự thoả mãn Một cách để làm việc này có thể là dựa vào sự lựa chọncủa dân chúng trong một cuộc trưng cầu dân ý, nhưng điều này cũng khôngcho chúng ta biết về cường độ ưa thích hoặc không thích về một việc nào đó.Mức đo lường ý thích của một cá nhân về một hàng hoá trên thị trường đượcbộc lộ bằng mức sẵn lòng chi trả (WTP) của họ đối với mặt hàng đó
Bằng cách xem xét mức mà người ta sẵn lòng trả cho một mối lợi, hoặcsẵn sàng nhận để chịu một tổn hại, chúng ta tìm được cách đo lường cường độý thích của con người Khung 1.1 nghiên cứu chi tiết hơn về khái niệm củamức giá sẵn lòng chi trả (WTP) Khái niệm WTP là điều chúng ta cần để giảiquyết vấn đề tổng hợp giữa các cá nhân khi có một số người thích tình trạngA như đã nêu ở trên và một số người khác không thích Vì vậy mức sẵn lòngchi trả của mỗi người sẽ khác nhau.
Chẳng hạn một hoàn cảnh cụ thể như sau:
Người thứ nhất: WTP để chuyển sang tình trạng A = 20 đồngNgười thứ hai: WTP để chuyển sang tình trạng A = 10 đồngNgười thứ ba: WTP để chuyển sang tình trạng A = 5 đồng
Khung 1.1 - Mức giá sẵn lòng chi trả (WTP)
Số lượngGiá
Trang 12Hình (a) cho thấy đường cầu của một sản phẩm Đây có thể làmột sản phẩm bán ở thị trường ( một mặt hàng có giá thị trường) hoặc mộtmặt hàng không có thị trường (một mặt hàng phi thị trường)
Giả sử rằng giá đang ở mức OA Đường cầu sẽ là OD Chúng ta có thểxem đường cầu là “đường sẵn lòng chi trả”: nó cho thấy mức sẵn lòng chi trảcho một sản phẩm thêm vào và đó là đường mức sẵn lòng chi trả biên Sốtiền mà các cá nhân chi trả thực sự ở ngoài thị trường ( hoặc số tiền mà họsẽ trả nếu có thị trường) cho bởi tổng chi OACD Nhưng có giá WTP caohơn cho các đơn vị đầu tiên, như WTP là OB cho đơn vị đầu tiên, và giảmxuống DC ứng với đơn vị cuối cùng Do đó, WTP cao hơn mức chi trả thậtsự Nếu chúng ta cộng phần dôi ra của WTP ở phía trên OA (giá thật sự trả)của mỗi đơn vị sản phẩm, chúng ta sẽ có hình tam giác ABC Phần này đượcgọi là phần thặng dư của người tiêu thụ: đó là lợi ích có được trên số tiền màhọ phải trả thật sự WTP là tổng của OACD+ABC=OBCD được tạo bởiphần thặng dư và phần thật sự phải trả của người tiêu thụ.
1.1.3 Vì sao phải đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La
Việc đánh giá giá trị bảo tồn của loài Sao La có ý nghĩa hết sức quantrọng.
Thứ nhất, qua việc điều tra đánh giá tổng hợp các giá trị của loài SaoLa sẽ giúp người dân địa phương có nhận thức về tầm quan trọng của Sao Latừ đó phần nào có thể thay đổi hành động của mình hay góp phần bảo vệ loàiđộng vật quý hiếm này.
Thứ hai, việc xác định giá trị kinh tế của loài Sao La sẽ xác định đượcgiá trị thực bằng tiền của loài động vật này, từ đó có thể góp phần xác địnhcác mức phạt hay đền bù khi cá nhân hay tổ chức có vi phạm đến sự sống củaloài Sao La.
Trang 13Thứ ba, xác định giá trị kinh tế của việc bảo tồn Sao La và biết đượcmức độ quan trọng của nó sẽ giúp cho các nhà chính sách có các biện pháp vàchính sách đầu tư thích hợp để bảo tồn loại động vật này, cũng như đầu tư chokhu vực có loài động vật này sinh sống.
1.1.4 Ý nghĩa kinh tế và sinh thái của loài Sao La
Sao La là loài động vật có kích thước khá lớn nặng gần 100kg và caokhoảng 90cm nhưng việc nhìn thấy nó trong tự nhiên là rất hiếm.
Về mặt kinh tế Sao La không có giá trị cao về mặt dược phẩm hay thựcphẩm so với các loại động vật khác như tê giác hay bò tót…Nhưng nếu chúngbị các thợ săn bắt gặp thì vẫn bị bắn hạ và đem về dùng như các thực phẩmcủa các loại động vật bình thường khác Ngoài ra, các vật phẩm khác từ SaoLa như sừng chẳng hạn thì vẫn thu hút được sự tò mò của nhiều người thànhthị Việt Nam và chúng được bán với giá khoảng 25-65$ cho mỗi vật phẩm.
Về mặt sinh thái, Sao La là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ hệsinh thái Nếu một cá thể Sao La mất đi sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quần thểSao La, và vì số lượng trong quần thể Sao La còn lại rất ít và lại không thểquan sát thấy nên tính đặc biệt quan trọng và quý hiếm của nó lại càng cao.
Sao La có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát hiện cácnguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ bị mất đi vĩnh viễn trên toàn thế giới.
1.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method-CVM)
1.2.1 Khái niệm về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Phương pháp CVM thường được sử dụng để ước lượng giá trị kinh tếcho tất cả các loại hệ sinh thái và dịch vụ môi trường Nó sử dụng để ướclượng cho cả giá trị sử dụng và phi sử dụng, nhưng hầu hết nó áp dụng choviệc ước lượng giá trị phi sử dụng của một loại hàng hoá môi trường.
Phương pháp CVM thực chất bỏ qua những đánh giá có tính xác địnhtrước, lượng giá giá trị hàng hoá môi trường người ta phỏng vấn trực tiếp
Trang 14người dân một cách ngẫu nhiên về đánh giá của họ đối với hàng hoá môitrường ở vị trí cần đánh giá hay xem xét Trên cơ sở đó bằng thống kê xã hộihọc và kết quả thu được từ các phiếu đánh giá người ta sẽ xác định hàng hoámôi trường đó.
Theo Katherine Balt- Ước lượng chi phí của suy thoái môi trường :”
Phương pháp CVM là phương pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hoávà dịch vụ không mua bán trên thị trường Phương pháp này sử dụng bảnghỏi phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hoá dịch vụ không trao đổi và dođó không có giá trên thị trường”.
Phương pháp CVM là một trong những kỹ thuật đánh giá thực hiệndưới sự sắp xếp trực tiếp các giả định ( Mitchell and Carson 1989)
Khi có một thay đổi trong chính sách môi trường sẽ gây một vài ảnhhưởng đến môi trường, những phần lợi ích nhận được hay phần lợi ích bị mấtđi được đưa vào bảng câu hỏi thông qua việc điều tra mức sẵn lòng chi trảthật sự của họ khi có những thay đổi chính sách liên quan đến vấn đề môitrường đó Mức giá này được khảo sát cả đối với những người liên quan trựctiếp đến một tài sản môi trường và cả những đối tượng không liên quan trựctiếp đến tài sản môi trường nhưng họ có nhận thức về việc bảo vệ tài sản môitrường đó.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là một phương pháp trựctiếp để ước lượng mức sẵn lòng chi trả CVM dựa trên ý tưởng đơn giản lànếu bạn muốn biết giá sẵn lòng chi trả của một người cho tính chất nào đó củamôi trường, bạn hãy đơn giản hỏi họ Nói “đơn giản” nhưng cuối cùng sẽ thấynó trở nên chẳng đơn giản chút nào mặc dù ý tưởng ban đầu dường như rất rõràng Phương pháp gọi là “đánh giá ngẫu nhiên” bởi vì nó cố làm người đượchỏi nói họ hành động thế nào nếu họ được đặt trong một tình huống giả định.Nếu hàng hoá chúng ta đang xem xét là hàng hoá thị trường chúng ta chỉ cần
Trang 15quan sát hành vi của con người trên thị trường Nhưng khi hàng hoá không cóthị trường, chẳng hạn đặc tính chất lượng môi trường, chúng ta chỉ có cách làhỏi họ chọn như thế nào nếu được đặt trong một tình huống nhất định, nghĩalà nếu họ được giả định phải quyết định trong thị trường các đặc tính chấtlượng môi trường đó.
Ngày nay, nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên được thực hiện cho rấtnhiều yếu tố môi trường: chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giảitrí của bãi biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và sănbắn, phát thải chất độc hại, bảo tồn các con sông, sẵn lòng tránh bệnh tật do ônhiễm và nhiều loại khác.
Để hiểu được bản chất của CVM thì tốt nhất là chúng ta phải xem xétkỹ nội dung trong bảng phóng vấn Bảng phỏng vấn CVM được thiết kế đểlàm người được phỏng vấn nghĩ về các đặc điểm môi trường và phát biểu giásẵn lòng trả tối đa cho các đặc điểm môi trường đó Bảng phỏng vấn có 3thành phần quan trọng:
Mô tả chính xác đặc điểm môi trường là gì để từ đó có thể hỏi ngườiđược phỏng vấn.
Các câu hỏi về người được phỏng vấn được đưa ra một cách ngắngọn và thích hợp ví dụ thu nhập, nơi sinh sống, việc sử dụng các hàng hoáliên quan.
Một câu hỏi hay một bộ câu hỏi được thiết kế để rút ra phản hồi vềgiá sẵn lòng trả của người được phỏng vấn.
Mục tiêu trung tâm của bảng phỏng vấn là để biết người được phỏngvấn đánh giá đặc điểm môi trường có giá trị như thế nào đối với họ Thuậtngữ kinh tế gọi là làm cho người được phỏng vấn bộc lộ giá sẵn lòng chi trảtối đa so với trường hợp không có sử dụng hàng hoá môi trường Nếu họ trảlời trung thực, con số họ bộc lộ chính là giá trị lợi ích ròng của hàng hoá môi
Trang 16trường mà họ đánh giá Người ta đã phát triển một số kỹ thuật để thu thậpđược những thông tin phản hồi này.
1.2.2 Cơ sở lý thuyết và cách thu thập WTP
WTP là mức sẵn lòng chi trả của cá nhân để hưởng thụ một giá trị nàođó, ví dụ như việc cải thiện chất lượng môi trường, có được một ngày nghỉ đểđi câu cá, hay một chuyến đi thăm miệt vườn Cá nhân lựa chọn mức WTPphục thuộc vào sở thích của mình
Như phần trên chúng ta đã biết thì hàng hoá môi trường có những hànghoá có giá thị trường nhưng cũng có những hàng hoá không định giá đượcbằng giá thị trường ( còn gọi là giá trị phi thị trường) Những hàng hoá nàyđể định giá được giá trị của chúng thì cách tốt nhất đang được áp dụng phổbiến là sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Tức là chúng ta tiến hànhthực hiện một cuộc khảo sát và hỏi cư dân mức sẵn lòng chi trả của họ chomột loại hàng hoá môi trường được nhắc đến Phương pháp này được ứngdụng phổ biến chủ yếu bởi nó khá linh động và nó có thể đánh giá giá trị củabất cứ loại hàng hoá môi trường nào nếu hàng hoá môi trường đó có thể đượcmô tả chính xác.
Rõ ràng nhất là hỏi người được phỏng vấn cung cấp con số này màphỏng vấn viên không được gợi ý hoặc thăm dò
Có thể dùng kỹ thuật để ước lượng mức WTP của người được hỏi nhưsử dụng trò chơi đấu giá ( Randall, Ives and Eastman 1974): phỏng vấn viênsẽ bắt đầu hỏi bằng cách nêu ra mức sẵn lòng chi trả ngày càng cao cho ngườiđược hỏi đối với loại hàng hoá được nêu đến khi đưa ra một mức nào đấy màngười được hỏi trả lời là “Không” Hoặc người phỏng vấn đưa ra mức sẵnlòng chi trả từ cao đến thấp cho đến khi người được hỏi trả lời “ Có” thì kếtthúc việc hỏi và chấp nhận mức sẵn lòng chi trả đã nêu.
Phương pháp tiếp cận theo hình thức câu hỏi mở, người được hỏi chỉ
Trang 17việc trả lời “Yes” hoặc “No” vào một yêu cầu trong bảng hỏi là họ có sẵnlòng chi trả cho loại hàng hoá môi trường được nêu trong đó Trong trườnghợp các loại hàng hoá công cộng thì câu hỏi mở là kĩ thuật thích hợp đượckhuyến khích dùng.
Một kỹ thuật nữa là đưa cho người được phỏng vấn một thẻ in sẵn cácmức giá trị và đề nghị họ đánh dấu vào con số tương ứng với giá sẵn lòng chitrả cao nhất của họ.
Mức WTP thu thập được là khác nhau đối với các đối tượng khác nhaubởi họ sẵn lòng chi trả khi họ có đủ khả năng chi trả, điều đó phụ thuộc vàothu nhập của họ Kinh nghiệm của các nước phát triển áp dụng phương phápđiều tra thu thập mức sẵn lòng chi trả cho một loại hàng hoá môi trường nàođó cho thấy WTP phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, trình độ học vấn,lứa tuổi Vì vậy hàm WTP có dạng như sau:
WTP = f (wi, ai, ei, qi)
q: Biến đo lường “ số lượng” của chất lượng môi trường
1.2.3 Các bước tiến hành phương pháp CVM
Để tiến hành một nghiên cứu thành công, đạt kết quả cao thì việc tiếnhành tuần tự các bước CVM rất quan trọng:
Bước1:
Trang 18Xây dựng các công cụ cho điều tra gồm các phương tiện mà dựa trênnguyên lý để tìm ra WTP/WTA (bằng lòng chi trả/ bằng lòng chấp nhận) củacác cá nhân và để thực hiện các việc đó có thể phân thành 3 nhóm khác nhaunhưng có liên quan đến nhau.
Nhóm 1: Thiết kế một kịch bản giả thiết
Nhóm 2: Nên hỏi câu hỏi WTP hay WTA bởi vì trong mỗi hoàn cảnhkhác nhau thì phương cách trả lời khác nhau.
Nhóm 3: Chúng ta phải tạo ra một kịch bản để người phỏng vấn sẽthuận tiện nhất trong việc trả lời WTP hay WTA Ví dụ: Những người cónhận thức cao, những người có hiểu biết cao thì cách thức tiếp cận của chúngta là hỏi trực tiếp trả lời thẳng bằng tiền Nhưng những người nghèo, thu nhậpthấp có trình độ thấp nhưng vẫn hiểu được giá trị của hàng hoá môi trường,chúng ta hỏi có sẵn sàng đóng góp ngày công không, thì họ sẽ đồng ý, từđóng góp đó quy được ra tiền.
Bước 2: Sử dụng công cụ điều tra của một mẫu tổng thể
Bước này là bước quyết định ban đầu của bản thân mỗi cuộc điều tra,bao gồm cách tiến hành điều tra bằng gửi thư điện tử, gọi điện hay điều tratrực tiếp người dân; kích thước mẫu tiến hành điều tra bao nhiêu, đối tượngđiều tra là ai và các thông tin liên quan khác trong bảng hỏi Câu trả lời chonhững vấn đề này là dựa vào những thông tin khác nhau như tầm quan trọngcủa vấn đề định giá, tổng hợp các câu hỏi được hỏi, và chi phí tiến hành điềutra.
Bản thân cuộc phỏng vấn nhìn chung ảnh hưởng bởi tổng hợp các câuhỏi vì nó thường dễ dàng hơn để giải thích xung quanh thông tin được yêucầu trả lời Người phỏng vấn thường phải tiến hành điều tra trong thời giandài do người được hỏi thiếu thông tin về vấn đề nghiên cứu Trong một sốtrường hợp, những sự giúp đỡ cần thiết là cung cấp video hay tranh ảnh màu
Trang 19cho đối tượng hỏi để họ hiểu được điều kiện giả định mà họ sẽ định giá.Trong quá trình điều tra thì phỏng vấn là quan trọng nhất Tuy nhiên,quá trình điều tra bằng gửi thư điện tử với mục đích tỉ lệ trả lời cao có thểcũng khá đắt Điều tra bằng cách gọi điện hoặc gửi thư điện tử rất ngắn gọn.Điều tra bằng cách gọi điện thoại có thể chi phí thấp hơn nhưng thông thườngrất khó để hỏi những câu hỏi đánh giá ngẫu nhiên đối với đối tượng hỏi bởi vìgiới hạn số lượng xung quanh thông tin yêu cầu.
Trong trường hợp giả định tiến hành bằng gửi thư điện tử thì ngườiđiều tra muốn khảo sát một mẫu rộng, trên nhiều vùng địa lý và hỏi nhữngcâu hỏi về vị trí cụ thể và lợi ích của nó; cái mà dễ dàng được miêu tả trongbài viết.
Bước 3 : Thiết kế mẫu điều tra thực tế
Đây là một phần quan trọng và khó nhất trong quy trình và có thể phảitiến hành từ 6 tháng hoặc lâu hơn mới hoàn thành Nó đòi hỏi kỹ năng nóichung trong các bước Quy trình thiết kế điều tra thường bắt đầu với cuộcphỏng vấn đầu tiên với nhóm trung tâm trong mẫu chọn Trong nhóm trungtâm đầu tiên, người nghiên cứu sẽ hỏi những câu hỏi chung chung, bao gồmnhững câu hỏi về hiểu biết của người đó về mối liên quan với nơi được hỏi vàsự gắn bó của họ với địa điểm và động vật hoang dã nơi đó và cách họ đánhgiá về nơi đó và cho những dịch vụ môi trường sống mà nó cung cấp.
Trong nhóm trọng tâm tiếp theo, những câu hỏi đưa ra chi tiết hơn vàcụ thể hơn để quyết định thông tin liên quan cần là gì và bằng cách nào để cónhững thông tin đó Ví dụ, người đó có thể cần thông tin về địa điểm khảo sát,đặc điểm nổi bật của các loài động vật và môi trường sống Người điều tramuốn tìm hiểu những hiểu biết của người được phỏng vấn về việc khai thácvà tác động của việc khai thác đó cũng như tình hình áp dụng các kiểm soátcủa địa phương.
Trang 20Nếu người đó phản đối việc khai thác, họ có thể trả lời câu hỏi định giátheo nhận thức.
Bước này cách tiếp cận để kiểm tra rất khó khăn đối với những câu hỏiđịnh giá và kĩ thuật thanh toán khác nhau sẽ được thử kiểm tra.
Những câu hỏi mà có thể xác định bất cứ “ khoản” đặt giá (sự chi trả)nào hoặc những người trả lời khác không đánh giá giá trị thực sự của họ chodịch vụ ưa thích cũng được thực hiện và kiểm tra ở bước này.
Sau một số nhóm trọng tâm được tiến hành và người nghiên cứu đạtđược một điểm, nơi mà họ có một ý tưởng bằng cách nào để cung cấp thôngtin cần thiết, mô tả kịch bản giả thiết, và hỏi câu hỏi định giá, họ sẽ bắt đầukiểm tra thử bởi vì cuộc điều tra này sẽ được tiến hành bằng kĩ thuật gửi thưđiện tử Nó sẽ được tiến hành trước với một số tiếp xúc có thể với người điềutra Người được hỏi giả giả định họ nhận được một cuộc điều tra trên mail vàđiền vào đó Sau đó người điều tra sẽ hỏi những câu về cách họ điền vào.Người điều tra tiếp tục quá trình này cho đến khi họ hoàn thiện được mẫukhảo sát mà người đó dường như hiểu được và trả lời theo nhận thức và mứcgiá thực sự mà họ chi trả (WTP) cho những dịch vụ của nơi điều tra.
Bước 4 : Xử lý số liệu
Bước này là bước tiến hành tổng hợp những thông tin thu được và xử lýsố liệu Những phiếu điều tra không hợp lệ sẽ bị loại bỏ, những thông tin thuthập hợp lệ sẽ được tổng hợp trên cơ sở đó xây dựng các biến để phân tích.
Bước 5 : Ước lượng mức WTP
Bước này là bước hoàn thành phân tích và báo cáo kết quả Dữ liệuđược phân tích bằng các phần mềm thống kê để xác định các thông số cầnthiết cho báo cáo như trung bình của mẫu, WTP trung bình,…
Sau khi đã tính toán xong thì chúng ta cũng cần phải phân tích độ nhạytức là xem xét sự thay đổi của giá trị đã tính toán trước sự biến động của thị
Trang 21trường Cụ thể, xem xét liên quan đến tỷ số chiết khấu và biến động về giá trịròng trong thực hiện đưa vào phân tích chi phí-lợi ích môi trường và đó là kếtquả chúng ta đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách và sử dụng.
1.2.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp CVM
Giữa việc sử dụng WTP/WTA thì kết quả cũng khác nhau mặcdù cùng một đối tượng được phỏng vấn.
Trên lý thuyết câu hỏi về việc trả tiền có thể được đặt ra hoặc nhưthường lệ: “ Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu (WTP) để có được tài sản môi trườngnày?” hoặc là dưới dạng ít gặp hơn “ Bạn sẵn lòng chấp nhận bao nhiêu(WTA) để bồi thường cho việc từ bỏ tài sảng môi trường này?” Khi đem sosánh hai dạng câu hỏi trên các nhà phân tích để ý rằng WTA cao hơn WTP rấtnhiều, một kết quả mà các nhà phê bình cho là làm mất hiệu lực của phươngpháp CVM Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng có nhữngnguyên do về tâm lý và kinh tế chỉ ra rằng các cá nhân cảm nhận mạnh mẽ“chi phí của việc mất mát” (dưới dạng bồi thường WTA) hơn là “ lợi ích của
Trang 22việc đạt được” (dạng WTP) Nếu đúng như vậy, thì sự khác biệt mà người tatìm thấy giữa WTA/WTP thực sự hỗ trợ cho tính hiệu lực của CVM.
Thiên lệch một phần-toàn phần
Các nhà phê bình phương pháp CVM đã lưu ý rằng nếu người ta lầnđầu tiên được hỏi về WTP của họ cho một phần tài sản môi trường (như mộtcon sông trong hệ thống các con sông) và sau đó được hỏi đánh giá cho toànbộ tài sản ( nghĩa là toàn bộ hệ thống các con sông ) thì số tiền được phátbiểu là như nhau Tại sao như vậy? Câu trả lời dường như nằm trong cáchphân bố thông thường việc chi tiêu của họ; đầu tiên chia thu nhập khả dụngcủa họ thành nhiều khoản ngân sách ( như nhà ở, thực phẩm, xe hơi, giải trí)sau đó chia tiếp vào khoản mục thực sự phải mua Vì thế đối với việc giải trí,bước đầu là xác định tổng ngân sách mà mỗi cá nhân dành cho giải trí và sauđó chia tiếp thành số tiền họ sẵn lòng chi tiêu cho mỗi nơi họ muốn viếng.Một phương pháp giải quyết vấn đề này là đầu tiên hỏi họ để biết tổng ngânsách dành cho giải trí và kế đó là WTP của họ đối với tài sản môi trường đangxem xét, nhắc nhở họ về ngân sách giải trí có hạn và rằng số tiền mà họ dànhcho tài sản này không thể chi tiêu cho việc khác Một phương pháp thứ hai làgiới hạn việc sử dụng CVM trong việc đánh giá một nhóm lớn của hàng hoámôi trường ( toàn bộ hơn là từng phần), nếu cần nên nhắc nhở họ lần nữa vềngân sách giải trí có hạn của họ Việc giới hạn này, nếu cần, sẽ làm hạn chếđáng kể việc áp dụng CVM ở quy mô rộng lớn và chính nó có thể tạo ranhững trở ngại nhiều hơn đối với khả năng của người trả lời để hiểu nhóm lớnhàng hoá như vậy.
Thiên lệch theo phương tiện
Khi hỏi một câu hỏi về WTP các nhà phân tích phải xác định việc đónggóp theo con đường nào (phương tiện đóng góp) Những người được hỏi cóthể thay đổi WTP của họ tuỳ theo phương tiện đóng góp được chọn Ví dụ
Trang 23như, trong một thí nghiệm gần đây đối với WTP cho việc giải trí ở NorforkBroads, WTP thông qua tổ chức từ thiện thì thấp hơn đáng kể so với WTPthông qua thuế Trong trường hợp này, những người được hỏi nghi ngờ khảnăng của các quỹ từ thiện để bảo vệ môi trường và mặc dù họ không thíchđóng thuế, họ vẫn thấy rằng cách này đảm bảo hơn cho việc bảo vệ môitrường Nó còn bắt buộc nhiều người đóng góp hơn là nếu việc đóng gópthông quy việc quyên góp từ thiện Những kết quả như vậy rõ ràng cho chúngta biết cản trở cả về mặt phương tiện đóng góp cũng như về giá trị tài sảnđang xem xét Một giải pháp cho vác trở ngại như thế là sử dụng phương tiệnđóng góp nào thường được sử dụng nhất trong thực tế.
Thiên lệch điểm khởi đầu:
Những nghiên cứu ban đầu đã thử gợi ý cho những người trả lời bằngcách đề nghị một số tiền khởi đầu sau đó tăng lên hay giảm đi số tiền dựa theongười trả lời đồng ý hay từ chối trả số tiền đó Tuy nhiên, người ta thấy rằngsự lựa chọn mức tiền ban đầu ảnh hưởng đến số tiền WTP sau cùng của ngườitrả lời.
Khung 1.2 Trình tự tiến hành phương pháp CVM
(1)
Xác định cácmục tiêu cụ thể
1a Xác định đối tượng cần đánh giá
1b Thiết lập giá trị dùng để ước lượng và đơn vị đo1c Xác định khoảng thời gian tiến hành điều tra1d Xác định đối tượng phỏng vấn
(2)
Thiết kế câuhỏi
2a Giới thiệu
2b Thông tin kinh tế - xã hội2c Đưa ra viễn cảnh
2d Kĩ thuật để tìm hiểu WTP2e Cơ chế chi trả
(3)
Chọn mẫu tiến
3a Quyết định kích thước mẫu
3b Quyết định tiến hành điều tra như thế nào, khi nào, ở đâu
Trang 24hành khảo sát 3c Điều tra thử
3d Tiến hành điều tra (4)
Xử lý và phântích số liệu
4a Thu thập và kiểm tra số liệu4b Xử lý số liệu
4c Loại bỏ những phiếu điều tra không phù hợp4d.Xây dựng các biến
4e.Phân tích số liệu (5)
Ước lượngmức WTP
5a Lựa chọn mô hình WTP
5b Ước lượng mức WTP trung bình hàng năm của mỗi cánhân
5c Lợi nhuận ròng hàng năm
5d Tổng giá trị của hàng hoá và dịch vụ môi trường
Nguồn: Markandya và cộng sự 2002: 429
1.2.5 Tình hình áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Trong khu vực liên quan đến các quy tắc môi trường, phân tích chi phí-lợi ích của USEPA liên quan đến hoạt động làm sạch không khí, 1970-1990(USEPA 1997) sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để địnhgiá của sự giảm đi trong các bệnh nghiêm trọng, kinh niên và sự giảm đi tìnhtrạng chết yểu liên quan tới việc cải thiện chất lượng môi trường không khí.Cụ thể, các nghiên cứu CV cung cấp ước lượng về mức sẵn lòng chi trả(WTP) để tránh thời kì triệu chứng ( Lochman et al 1979; Tolley et al.1986),cũng như mức WTP để giảm những rủi ro về triệu chứng của việc nhiễm bệnhviêm phế quản kinh niên ( Krupnick and Corpper 1992) Nghiên cứu CV chomức WTP cho việc giảm rủi ro tình trạng chết yểu được sử dụng liên quan tớinghiên cứu bồi thường tiền công để định giá một trường hợp chết yểu ( Jones–Lee et al.1985).
Nghiên cứu CV sử dụng để tính toán chi phí - lợi ích của việc đầu tư cơsở hạ tầng World Bank sử dụng các nghiên cứu CV để ước lượng WTP của
Trang 25các dịch vụ liên quan hệ thống ống dẫn nước và hệ thống cống rãnh ở cácnước đang phát triển ( Griffin et al 1995) và trên những kết quả này để đưara kết luận đầu tư Việc so sánh mức WTP thực tế và lý thuyết liên quan đếnhệ thống ống dẫn nước ở Kerala, Ấn độ cho thấy rằng nghiên cứu CV dự đoánmột cách chính xác tới 91% quyết định thực tế liên quan tới hệ thống ống dẫnnước
Trong ước lượng mức lãi từ việc phát điện ở Mỹ, nghiên cứu CV đượcsử dụng để tính toán chi phí xã hội của hệ thống phát điện để đưa ra nhữngquyết định đầu tư nhà máy điện.
Hay như, nghiên cứu chi phí xã hội ( Krupnick and Burtraw 1997) đãdựa trên phương pháp CV để định giá những hư hại có thể xảy ra ( Chestnutand Rowe 1990) cũng như những thiệt hại về sức khoẻ.
Quyết định của kế hoạch thành lập các nguồn tài nguyên của Mỹ.Forest Service cũng dùng CV để ước lượng giá trị cho những hoạt động táitạo khác nhau (Walsh, Johnson and Mckean 1992) Những kết quả WTPtrong nghiên cứu CV về những câu trả lời mức họ chi trả cho việc sử dụng 1ngày để được câu cá, 1 cuộc đi săn,…
Một ví dụ cụ thể hơn cho việc áp dụng phương pháp đánh giá ngẫunhiên để đánh giá việc cải thiện chất lượng nước sông
Khung 1.3 Áp dụng CVM ở Hoa Kỳ
Sông Monongahela là con sông chính chảy qua Pennsylvania, Hoa Kỳ.Các phân tích đã hỏi một số hộ tiêu biểu ở khu vực này là họ sẵn lòng trảthêm bao nhiêu thuế để duy trì hoặc nâng cao chất lượng nước các con sông.Các nhà phân tích đã thực hiện nhiều biến thể cho khảo sát CVM Trong mộtbiến thể các hộ được đưa ra ba tình huống chất lượng nước sông và được hỏiđơn giản là họ sẵn lòng trả bao nhiêu cho mỗi trường hợp.
Trang 26Tình huống 1: Giữ nguyên chất lượng nước sông (đủ thích hợp choviệc bơi thuyền)
Tình huống 2: Nâng cao chất lượng nước sông từ mức có thể bơithuyền được tới mức có thể câu cá được
Tình huống 3: Nâng cao chất lượng nước sông hơn nữa từ mức có thểbơi thuyền tới mức có thể tắm được.
Giá sẵn lòng chi trả (WTP) cho các tình huống chất lượng nước sôngChất lượng nước WTP trung bình
toàn thể mẫu($)
WTP trung bìnhcủa nhóm sửdụng ($)
WTP trung bìnhcủa nhóm khôngsử dụng ($)
Nguồn: Desvousges et al ( 1987)
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là một kỹ thuật quan trọng sử dụngđể định giá thiệt hại tài sản và nguồn tài nguyên Khi một sự cố tràn dầu xảyra làm tổn thương đến tài nguyên tự nhiên, như làm ô nhiễm nước ngầm, làmchết các loài động thực vật thuỷ sinh,…Sự bồi thường cho những thiệt hại nàythường dựa vào việc nghiên cứu CV, như trong trường hợp Nestucca andExxon Valdez oil spills ( Rowe, Shaw and Schulze 1992; Carson et al 1994)
1.2.6 Tiểu kết chương I
Suy thoái môi trường gây ra những thiệt hại như đối với hệ sinh thái,ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuấtkhác Để đánh giá những thiệt hại này thì chúng ta có nhiều cách nhưng nóitóm lại các phương pháp này chủ yếu dựa vào giá thị trường để ước lượngmức thiệt hại cho một tình trạng suy thoái môi trường xảy ra Nhưng cũng cónhững hàng hoá môi trường khác không thể định giá bằng giá thị trường ví dụ
Trang 27như việc cải thiện chất lượng môi trường, việc bảo tồn một loại động thực vậtnào đó Kinh nghiệm của nhiều nước phát triển đã nghiên cứu giá trị củanhững hàng hoá này bằng cách đánh giá ngẫu nhiên CVM là phương pháptiến hành hỏi trực tiếp đối tượng phỏng vấn mức sẵn lòng chi trả (WTP) hoặcmức sẵn lòng chấp nhận (WTA) của họ cho việc cải thiện tình trạng môitrường hay duy trì, bảo tồn một loài động thực vật Tuy CVM là phương phápcòn có nhiều hạn chế nhưng nó vẫn là phương pháp thuận tiện và được nhiềunước phát triển áp dụng để tính toán.
Trang 28Chương II HIỆN TRẠNG VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN
Vườn Quốc Gia Pù Mát được chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiênPù Mát theo quyết định 174/QĐ/TTg ngày 08/11/2001 của Thủ tướng chínhphủ Diện tích khu bảo vệ nghiêm ngặt được phê duyệt là 91.133ha Ở độ caotừ 200-1841m địa hình chia cắt mạnh, có đỉnh cao nhất là đỉnh Pù Mát VườnQuốc Gia Pù Mát nằm trong khu vực sinh thái Bắc Trường Sơn, nằm về phíaTây Nam tỉnh Nghệ An dọc theo biên giới Việt-Lào, đây là khu vực có tính đadạng cao nhất trên dãy Trường Sơn và là nơi đã xác định là nơi phân bố củanhiều loại động vật quý hiếm.
2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội ở Vườn Quốc Gia Pù Mát
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Phía Đông - Bắc giáp các xã : Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơnhuyện Con Cuông.
Phía Tây - Nam : giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân LàoPhía Đông - Nam giáp các xã : Phúc Sơn, Hội Sơn huyện Anh Sơn.Phía Tây - Nam giáp các xã : Tam Hợp, Tam Quang, Tam Đình huyệnTương Dương.
Trang 29Hình 2.1 Vị trí địa lý Vườn Quốc Gia Pù Mát
Vườn Quốc Gia có địa hình dốc núi đá vôi và có nhiều suối sâu, vựcthẳm giáp với biên giới Việt-Lào Địa hình hiểm trở này đã cản trở việc chặtphá rừng trên quy mô lớn và vận chuyển gỗ lậu qua các con sông (GrieserJohns, 2000).
2.1.1.3 Hệ thống sông ngòi, thác nước
Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trong lưu vực của 4 con sông chính là Khe
Trang 30Thơi, Khe Bu, Khe Choang, và Khe Khang Cả 4 con sông này đều đổ vàosông Cả chảy từ hướng Tây sang Đông qua một vùng thung lũng rộng ở phíaBắc Vườn Quốc Gia.
Hiện hệ thống sông ngòi ở đây hầu như vẫn giữ được tính nguyên sơcủa nó, ít bị tác động của con người Nhưng sông Giăng vẫn là con sôngchính được nhắc đến khi tới Vườn Quốc Gia Pù Mát Hàng năm, con sôngnày vẫn cung cấp nước, thực phẩm cho người dân nơi đây, đặc biệt là món cáMát sông Giăng.
Ngoài ra, Vườn Quốc Gia Pù Mát còn có nhiều thác nước đẹp đến hùngvĩ tiêu biểu như thác Khe Kèm cách thị trấn Con Cuông khoảng hơn 15km,hay như suối Nậm Mọc, đập Phà Lài, và nhiều thác nước đẹp khác nữa.
Tất cả đã tạo nên một hệ sinh thái đặc biệt hiếm có bậc nhất ở ViệtNam.
2.1.1.4 Khí hậu
Vườn Quốc Gia Pù Mát là nơi mà hiếm nơi nào giữ được vẻ gần nhưnguyên sơ của nó Hầu như bốn mùa: Xuân, hè, thu, đông nhiệt độ ở đây ổnđịnh ở mức khoảng từ 20-22oC.
Kiểu khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới thích hợp cho sựphát triển của nhiều loại động thực vật, và là nơi trú ẩn của nhiều loại độngvật mà chúng vẫn là con số bí ẩn.
2.1.1.5 Phân khu bảo tồn nghiêm ngặt
Tổng diện tích của Vườn Quốc Gia Pù Mát là 91.113ha, trong đó phânkhu bảo vệ nghiêm ngặt: 89.517ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1.596ha.Vùng đệm của Vườn Quốc Gia Pù Mát có diện tích 86.000ha.
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân cư
Toàn bộ huyện Con Cuông có 13 xã và thị trấn với hơn 68.000 nhân
Trang 31khẩu gồm 4 dân tộc chính là Thái, Đan Lai (Thổ), Kinh, Hoa cùng sinh sống.Mặc dù, tập quán sinh hoạt của các dân tộc khác nhau nhưng họ chung sốngrất đoàn kết Do vị trí địa lý, điều kiện sống của họ còn gặp nhiều khó khănnên đa số đang được hưởng trợ cấp từ chương trình 135 cho các vùng sâu,vùng xa Chiếm đa số dân cư sinh sống trong các cùng lõi của Vườn QuốcGia Pù Mát là người Thái với tập tục văn hoá, tín ngưỡng lâu đời; có những lễhội gắn liền với mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp.
Chiếm số ít trong thành phần dân tộc là người Kinh và người Đan Lai.Người Kinh chủ yếu tập trung ở thị trấn Con Cuông, hoặc những người từ nơikhác di cư đến Người Đan Lai chủ yếu tập trung ở 3 bản Cò Phạt, bản Cồn vàbản Búng thuộc xã Môn Sơn nằm ở phía Đông Nam của Vườn Quốc gia, họsống và canh tác ở những nơi đất dốc.
Do được Nhà nước quan tâm nên hiện nay nhiều đối tượng được tiếpcận với điều kiện học tập tốt hơn giúp nâng cao trình độ, nhận thức của ngườidân dần xoá bỏ những tập tục sản xuất kém hiệu quả, ảnh hưởng đến sự bảotồn, phát triển rừng và đa dạng sinh học.
2.1.2.2 Nông nghiệp
Đa số người dân xung quanh vùng đệm làm nghề trồng lúa, các loạihoa màu khác như đỗ, ngô, lạc, khoai, sắn…Nhờ được sự quan tâm của Nhànước và nhiều ngành, hiện tại người dân địa phương nơi đây đã dần tiếp thuđược những kĩ thuật canh tác mới, sản xuất theo mùa vụ xoá bỏ những tập tụccanh tác cũ, kém hiệu quả Ngoài ra, người dân còn tham gia chăn nuôi cácloại gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà,….làm gia tăng kinh tế hộ gia đình.
Xã Môn Sơn là một xã vùng sâu biên giới gồm 12 thôn bản với hơn8.200 nhân khẩu, thuộc 3 dân tộc Thái, Đan Lai và Kinh Với chỉ thị 30 củaBộ chính trị năm 1998 về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ra đời, xã MônSơn nhờ thực hiện tốt cuộc vận động và tuyên truyền nên đã giúp bà con thay
Trang 32đổi tập tục canh tác cũ, áp dụng đầu tư kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi.Hiện nay, mỗi năm người dân thuộc xã đã tiến hành sản xuất 3 vụ/năm, năngsuất lúa hàng năm đạt 54-57,8 tạ/ha/vụ Tốc độ tăng trưởng kinh tế xã đạt trên13% năm.
Ngoài nghề chính của bà con là sản xuất nông nghiệp thì bà con còntham gia dệt thổ cẩm Đây là mặt hàng đang ngày càng có chỗ đứng trên thịtrường Thổ cẩm của người Thái đặc biệt nổi tiếng với kiểu dáng, màu sắc vàchất lượng rất tốt Hiện làng nghề dệt thổ cẩm ở 2 xã Môn Sơn và Lục Dạđang phát triển đóng góp vào kinh tế hộ gia đình của người dân nơi đây.
2.1.2.3 Lâm nghiệp
Do sống gần rừng nên lâm nghiệp cũng là một nguồn thu lớn của ngườidân thuộc vùng đệm Vườn Quốc Gia Pù Mát Người dân thường thu được cácnguồn lợi từ rừng như gỗ, củi, các loại cây ăn quả trong rừng hay các loạithuốc quý,…Hiện nay, nhờ chính sách giao khoán rừng tận tay người dân nêncông tác bảo vệ rừng cũng đỡ khó khăn, người dân lại có thể tham gia trồngrừng và khai thác các nguồn lợi thu được do bán các lâm sản Đây là nguồnthu tương đối lớn khi rừng trồng được tiến hành khai thác.
2.1.3 Hệ động thực vật
Vườn quốc gia Pù Mát nằm trong khu vực sinh thái Bắc Trường Sơn,thuộc khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An Đây là một khu bảo tồn đa dạngsinh học đại diện cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình lớnnhất khu vực Bắc Trường Sơn và là nơi đã xác định có sự phân bố của nhiềuloại động, thực vật quý hiếm, trong đó phải kể đến những loài mới được khoahọc phát hiện trong những năm 90 của thế kỷ XX.
Trong khuôn khổ của dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ có tên ”Lâmnghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An” (SFNC), hàng loạt điềutra cơ bản về đa dạng sinh học đã được tiến hành tại Vườn Quốc Gia Pù Mát
Trang 33trong các năm 1998 và 1999 (Grieser Johns, 2000) Các đợt điều tra này đượcxây dựng trên cơ sở các nghiên cứu trước đó của Viện Điều tra quy hoạchrừng (Anon 1993a) và Frontier - Việt Nam (Kemp et al 1995)
2.1.3.1 Động vật
Kết quả khảo sát các năm 1993,1994,1998,1999 của các nhà khoa họctrong và ngoài nước ở Vườn Quốc Gia Pù Mát đã thống kê được 939 loàiđộng vật thuộc các nhóm phân loại khác nhau ( thú, chim, bò sát, lưỡng cư,cá, bướm ngày và bướm đêm).
Nguồn: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4/2004.
Vườn Quốc Gia Pù Mát có tính đặc biệt quan trọng bởi hệ động thựcvật đa dạng có tính đặc hữu rất cao.Trong số đó có những loài đặc trưng nhưChào mào (Sus bocculenus), voọc đen ( Trachypithecus francoisi), Sao La( Pseudoryx nghetinhensis), mang lớn (Megamuntiacus Vuquangensis), mangTrường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Chà vá chân nâu (Pygatherixnemaeus), vượn má vàng (Hylobates leucogenys), thỏ vằn (Nesolagus sp), cầyvằn (chrotogale owstoni), trĩ sao (Rheinordia ocellate), khướu mỏ dài(Jaboulleia danjoui).
Bảng 2.2 Nhóm động vật quý hiếm ở Pù Mát
Trang 34Nguồn: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số4/2004
Thành phần và số lượng động vật quý hiếm ở Pù Mát khá cao, ít nhấthiện nay có 77 loại động vật đã ghi vào sách đỏ Việt Nam và 62 loài ở mứcđộ toàn cầu trong danh lục đỏ của IUCN 1996
Đặc biệt quan trọng là quần thể của một số loài chim, thú lớn thực sựcó nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và trên thế giới nhưng vẫn có khả năngbảo tồn và phát triển trong quá trình quản lý và bảo vệ Vườn Quốc Gia PùMát Đó là voi (Elephas maximus), Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), hổ(Panthera tigris), bò tót (Bos gaurus), khỉ đuôi lợn (Macana nemestrina), trĩsao (Rheinardia ocellata).
2.1.3.2 Thực vật
- Thành phần loài: Hệ thực vật ở Vườn Quốc Gia Pù Mát có số lượng loàikhá phong phú với 1.297 loài thuộc 607 chi và 160 họ của 6 ngành thực vật bậccao có mạch Các kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy khu hệ thực vật ở Pù Mát kháphong phú về thành phần loài, nhất là ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm92.91% Sự phong phú này ngoài yếu tố bản địa, vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nênsự du nhập dễ dàng của nhiều luồng thực vật từ các vùng khác nhau Đó là luồngthực vật Hymalaya-Vân Nam-Quý Châu di cư xuống với các loài đại diện trongnghành thông ( Pinophyta), và các loài lá rộng rụng lá Luồng thực vật Hymalaya-Indonesia từ phía Nam đi lên với các đại diện thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae).Luồng thực vật India-Myanmar từ phía Tây di cư sang với các đại diện thuộc họTử Vi (Lythraceae), Bàng ( Combretaceae).
Thảm thực vật phân bố rộng nhất ở Vườn Quốc Gia là rừng thường xanh đất