0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Hệ thống sông ngòi, thác nước

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN (CVM) ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN LOÀI SAO LA Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN (Trang 30 -31 )

Thơi, Khe Bu, Khe Choang, và Khe Khang. Cả 4 con sông này đều đổ vào sông Cả chảy từ hướng Tây sang Đông qua một vùng thung lũng rộng ở phía Bắc Vườn Quốc Gia.

Hiện hệ thống sông ngòi ở đây hầu như vẫn giữ được tính nguyên sơ của nó, ít bị tác động của con người. Nhưng sông Giăng vẫn là con sông chính được nhắc đến khi tới Vườn Quốc Gia Pù Mát. Hàng năm, con sông này vẫn cung cấp nước, thực phẩm cho người dân nơi đây, đặc biệt là món cá Mát sông Giăng.

Ngoài ra, Vườn Quốc Gia Pù Mát còn có nhiều thác nước đẹp đến hùng vĩ tiêu biểu như thác Khe Kèm cách thị trấn Con Cuông khoảng hơn 15km, hay như suối Nậm Mọc, đập Phà Lài, và nhiều thác nước đẹp khác nữa.

Tất cả đã tạo nên một hệ sinh thái đặc biệt hiếm có bậc nhất ở Việt Nam.

2.1.1.4. Khí hậu

Vườn Quốc Gia Pù Mát là nơi mà hiếm nơi nào giữ được vẻ gần như nguyên sơ của nó. Hầu như bốn mùa: Xuân, hè, thu, đông nhiệt độ ở đây ổn

định ở mức khoảng từ 20-22oC.

Kiểu khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại động thực vật, và là nơi trú ẩn của nhiều loại động vật mà chúng vẫn là con số bí ẩn.

2.1.1.5. Phân khu bảo tồn nghiêm ngặt

Tổng diện tích của Vườn Quốc Gia Pù Mát là 91.113ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 89.517ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1.596ha. Vùng đệm của Vườn Quốc Gia Pù Mát có diện tích 86.000ha.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN (CVM) ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN LOÀI SAO LA Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN (Trang 30 -31 )

×