Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của đối tượng tham gia phỏng

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 53 - 58)

giá trị bảo tồn của loài Sao La

Để ước lượng giá trị của việc bảo tồn loài Sao La nghiên cứu đã xây dựng thị trường giả định cho mức sẵn lòng chấp nhận (WTP – Willingness To Pay) về việc duy trì, bảo tồn loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt

chủng này. Kịch bản giả định mà nghiên cứu đưa ra là “ Hiện nay, Nhà nước

đang đưa ra chủ trương bảo vệ loài Sao La. Vậy nếu được yêu cầu đóng góp thì gia đình ông/bà sẽ sẵn sàng đóng góp bao nhiêu để tham gia bảo vệ loài động vật này?”.

Tuy đời sống của người dân đa số còn khó khăn nhưng họ đã có nhận thức tương đối đối với việc bảo vệ loài động vật này. Dự án Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên Nghệ An ( SFNC) đã có tác động tích cực đến nhận thức của người dân về việc bảo vệ rừng, cũng như hỗ trợ người dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Đồng thời, Chính phủ cũng đã có những chính sách như theo Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tưóng

chính phủ phê duyệt đề án “ Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010” di dân định cư, ổn định đời sống của người dân, hỗ trợ những điều kiện kinh tế và kĩ thuật để người dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng.

Nghiên cứu đã thu thập mức sẵn lòng chi trả của 150 đối tượng tham gia phỏng vấn. Mức sẵn lòng chi trả của họ rất khác nhau do nhận thức của mỗi người khác nhau và sở thích chi trả về việc bảo tồn loài động vật này.

Nghiên cứu cũng đã tổng hợp mức sẵn lòng chi trả của tất cả người dân tham gia phỏng vấn thông qua công cụ Descriptive Statistic trong Excel để mô tả mức WTP

Bảng 3.3 Thống kê mô tả giá trị WTP của đối tượng tham gia phỏng vấn

Giá trị WTP Giá trị trung bình 799.367 Sai số tiêu chuẩn 205.874 Giá trị trung vị 90.000 Mốt 100.000 Độ lệch chuẩn 2.521.435 Giá trị thấp nhất 5.000 Giá trị cao nhất 15.000.000 Số quan sát 150

Nguồn: Tác giả thu thập và tính toán (Đơn vị: đồng Việt Nam)

Trong số 150 người tham gia phỏng vấn thì có 16 người ( chiếm 10.67%) tham gia phỏng vấn đồng ý mức chi trả trên 799.367 đồng /con Sao La, 134 người ( chiếm 89.33%) đồng ý với mức đóng góp dưới 799.367 đồng/ con. Mức sẵn lòng đóng góp cao nhất để bảo vệ loài Sao la là 15.000.000 đồng/con, mức sẵn lòng đóng góp thấp nhất là 5.000 đồng/ con. Thường những người có mức đóng góp thấp là những người có thu nhập thấp, còn những người có mức đóng góp cao là những người có thu nhập khá, cán bộ kiểm lâm, và một số người đã từng tham gia dự án SFNC. Mức đóng góp nhiều nhất mà nghiên cứu thu thập được là mức 100.000 đồng thông qua giá

trị Mốt = 100.000 trong bảng 3.3 trên.

Trong nghiên cứu này, nhiệm vụ chủ yếu là xác định được giá trị kinh tế của việc bảo tồn loài Sao La. Giá trị đóng góp cho công tác bảo tồn là loại giá trị phi sử dụng không thể định giá được bằng các phương pháp liên quan đến thị trường. Để tìm được giá trị này thì phương pháp đánh giá ngẫu nhiên thực hiện bằng cách sử dụng giá trị WTP trung bình của mẫu nghiên cứu.

MTB = 799.367 đồng/con

Theo ghi nhận của các nhà khoa học nghiên cứu loài động vật này, họ ước lượng số lượng Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát không quá 100 cá thể. Vì vậy, giá trị bảo tồn của Sao La trong Vườn Quốc Gia Pù Mát được tính:

WTP của toàn bộ Sao La = WTP trung bình * Số lượng Sao La WTP của toàn bộ Sao La = 799.367 * 100 = 79.936.700 (đồng)

Như vậy, giá trị bảo tồn của toàn bộ Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát là 79.936.700 đồng. Giá trị này chỉ là giá trị đánh giá mang tính ngẫu nhiên.Giá trị này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như mẫu chọn nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; thời gian địa điểm nghiên cứu mà kết quả đưa ra có sự khác biệt.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này lên mức sẵn lòng chi trả, chúng ta giả định mức sẵn lòng chi trả WTP là biến phụ thuộc vào các biến độc lập như độ tuổi, mức thu nhập, giới tính, trình độ học vấn, sự hiểu biết của người dân về loài Sao La.

WTP = f ( tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, hiểu biết)

Vì các biến có độ chênh lệch lớn nên để giảm sai số trong tính toán, nghiên cứu đã tiến hành logarit hoá một số biến. Tiến hành hồi quy mô hình sau:

WTP= C + β1 logX1 + β2 X2 + β3 logX3 + β4 logX4 +β5 X5

Trong đó:

X1: Độ tuổi của đối tượng được phỏng vấn

nam, bằng 0 nếu là nữ).

X3: Trình độ học vấn ( tính bằng số năm đi học)

X4: Thu nhập hộ gia đình/ năm của đối tượng phỏng vấn

X5: Hiểu biết của đối tượng phỏng vấn về nguy cơ tuyệt chủng của Sao La ( bằng 0 nếu không biết, bằng 1 nếu có biết)

C : Hệ số chặn của mô hình hồi quy

β1, β2, β3, β4, β5: Các hệ số tương ứng của các biến

Tiến hành hồi quy bằng công cụ Regression trong phần mềm Excel. Kết quả hồi quy cho trong bảng dưới:

Bảng 3.4 Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP

Hệ số tương quan Sai số tiêu chuẩn T - Stat P- value

C -1.632.834 496.195 -3,29 0,001 logX1 -9.373 7.888 -1,19 0,237 X2 -377.989 167.625 -2,25 0,026 logX3 61.961 38.768 1,59 0,11 logX4 0,236 0,01 22,83 1,08E-49 X5 7.273 168.361 0,043 0,97

Bội số R 0,925 Sai số tiêu chuẩn 976.764

R2 0,855 Độ tin cậy 95%

R2 điều chỉnh 0,850 Số quan sát 150

Nguồn: Tác giả tính toán ( Cụ thể xem phần phụ lục)

Vậy mô hình được mô tả dưới dạng sau:

WTP = -1.632.834 – 9.373 logX1 – 377.989 X2 + 61.961 logX3

+ 0,236 logX4 + 7.237 X5

Trong mô hình trên, ta thấy có 2 biến tỷ lệ nghịch với biến WTP là biến tuổi và biến giới tính, còn 3 biến tỷ lệ thuận với WTP là biến trình độ học vấn, biến thu nhập và biến hiểu biết. Với mức ý nghĩa 0,05 chúng ta đánh giá mối quan hệ giữa biến WTP và các biến độc lập như sau:

P-Value ( tuổi) = 0,237 > 0,05 chứng tỏ biến tuổi không có quan hệ chặt chẽ với WTP, đối tượng hỏi bất kể người nhỏ tuổi hay người lớn tuổi đều có thể tham gia trả lời và kết quả WTP không liên quan nhiều đến độ tuổi.

P-Value (giới tính) = 0,026 < 0,05 chứng tỏ biến giới tính có quan hệ chặt chẽ với biến WTP. Điều này có thể lý giải được, do đa số người tham gia phỏng vấn là nam giới, họ là chủ của gia đình nên quyết định lựa chọn của họ có phần chính xác hơn.

P-Value ( trình độ học vấn) = 0,11 > 0,05 chứng tỏ biến trình độ học vấn có quan hệ không chặt chẽ với biến WTP. Không phải những người có trình độ học vấn thấp thì nhận thức của họ không cao. Được sự hỗ trợ của dự án SFNC, các cán bộ, người dân địa phương đã được tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động sản xuất, canh tác cũng như việc bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của họ. Cho nên, những người dân ở đây tuy còn nghèo nhưng đã có nhận thức cao về việc bảo vệ rừng cũng như bảo vệ các loài động vật hoang dã.

P-Value ( thu nhập) = 1,08E-49 < 0,05 chứng tỏ biến thu nhập có quan hệ rất chặt chẽ với biến WTP. Những người có thu nhập cao thường có mức đóng góp cao hơn. Điều này lý giải cho sở thích chi tiêu của cá nhân.

P-Value ( hiểu biết) = 0,97 > 0,05, hiểu biết có quan hệ tỉ lệ thuận với WTP nhưng nó lại có quan hệ không chặt chẽ. Điều này chúng ta đã lý giải ở phần trên là do đa số người dân không biết nhiều về thông tin của loài Sao La. Mức sẵn lòng chi trả của đa số người dân là sau khi nghiên cứu cung cấp thông tin về loài động vật này, một số ít người biết được thông tin của loài này do đã từng tham gia dự án SFNC hoặc một số đối tượng tham gia bảo vệ rừng. Theo ghi nhận của nghiên cứu thì đa số những người có mức sẵn lòng chi trả cao trên 1.000.000 đồng là những người đã từng tham gia dự án SFNC và đối tượng tham gia chương trình bảo vệ loài động vật này.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w