Nghề nghiệp và thu nhập

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 49 - 51)

Nghiên cứu đã thu thập được đa số người dân ở xã Môn Sơn ( cụ thể 3 thôn/bản Làng Xiềng, Thái Sơn, Cò Phạt) có nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp và lâm nghiệp, ngoài ra còn có các khoản lương trợ khác. Về nông nghiệp, người dân tham gia trồng trọt ( lúa nước, sắn, lạc, đỗ…), chăn nuôi ( trâu, bò, các loại gia cầm). Do người dân sống gần Vườn Quốc Gia nên nguồn thu nhập từ lâm nghiệp cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của từng hộ gia đình. Một số hộ gia đình có nguồn thu nhập khác như tham gia một hoạt động nào đó trong thôn bản, làm thuê hoặc tham gia công tác bảo vệ rừng. Ngoài ra, trong thôn/ bản còn nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm của người Thái, đây cũng là một nguồn thu nhập của người dân nhưng chưa trở thành nguồn thu nhập chính khi làng nghề phục vụ cho du lịch sinh thái còn chưa phát triển đúng mức.

Để mô tả về đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng tham gia phỏng vấn thì người nghiên cứu đã sử dụng công cụ Descriptive Statistics trong phần

mềm Excel để miêu tả, kết quả trình bày ở bảng dưới:

Bảng 3.1 Thống kê mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng được phỏng vấn

Tuổi Giới tính Trình độ

học vấn

Thu nhập

Giá trị trung bình 40,17 0,593 8,05 10.733.333

Sai số tiêu chuẩn 0,94 0,040 0,22 775.443

Giá trị trung vị 39 1 7 9.000.000 Mốt 39 1 7 10.000.000 Độ lệch chuẩn 11,47 0,49 2,72 9.497.203 Giá trị thấp nhất 16 0 0 3.000.000 Giá trị cao nhất 65 1 15 60.000.000 Số quan sát 150 150 150 150

Nguồn: Tác giả thu thập và tính toán

(Để biết thêm chi tiết xem phần phụ lục)

Ghi chú:

 Giới tính của đối tượng tham gia phỏng vấn nhận giá trị 1 nếu là

nam, nhận giá trị 0 nếu là nữ.

 Trình độ học vấn của đối tượng tham gia phỏng vấn được tính theo

số năm đi học.

 Thu nhập của đối tượng tham gia phỏng vấn được tính theo đơn vị

đồng Việt Nam/ năm.

Về độ tuổi của đối tượng tham gia phỏng vấn thì hầu hết đều nằm trong tuổi trung niên ( tuổi trung bình là 41) nhóm tuổi tập trung phỏng vấn nhiều nhất là từ 35-45 tuổi, và hầu hết họ đều là chủ gia đình.

Về giới tính, số lượng nam giới trả lời nhiều hơn nữ giới, giá trị Mốt = 1 cho thấy điều đó.

Về trình độ học vấn, giá trị trung bình là 8,05, Mốt = 7 chứng tỏ đa số đối tượng tham gia phỏng vấn mới có trình độ học vấn hết cấp 2 hoặc thấp

hơn. Lý giải cho điều này là do điều kiện đi lại học tập khó khăn cộng thêm điều kiện chi phí học tập không cho phép và đa số đối tượng tham gia phỏng vấn nằm trong độ tuổi 35-45, điều kiện giáo dục bấy giờ chưa được quan tâm đúng mức.

Về thu nhập của hộ gia đình, mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình tham gia phỏng vấn là 10.733.333 đồng/năm, trong đó nhiều nhất là các hộ gia đình có thu nhập 9.000.000 đồng/năm. Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình vẫn chủ yếu là từ nông nghiệp và lâm nghiệp, ngoài ra còn có một số ngành nghề phụ khác như dệt thổ cẩm, kinh doanh buôn bán lẻ hoặc đối tượng được hưởng lương.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 49 - 51)