Ứng dụng phương pháp TCM để định giá giá trị cảnh quan tại Thung lũng tình yêu
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG CHUYÊN ĐỀ 5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG CHUYÊN ĐỀ 6
1.1 Hàng hóa chất lượng môi trường 14
1.1.1.Khái niệm 15
1.1.2.Giá trị kinh tế của hàng hóa chất lượng môi trường: Tổng giá trị kinh tế (TEV)
1.2 Đánh giá chất lượng môi trường 18
1.2.1.Sự cần thiết phải đánh giá chất lượng môi trường 18
1.2.2.Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường 18
1.3 Phương pháp chi phí du lịch TCM sử dụng cho đánh giá chất lượng môi trường 20
Trang 21.3.3.Các bước thực hiện 24
1.3.4.Ưu điểm 27
1.3.5.Hạn chế 28
1.4 Tiểu kết chương I 29
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNH YÊU Ở LÂM ĐỒNG 30
2.3 Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường 40
2.3.1 Nghiên cứu khoa học 40
2.3.2 Công tác quản lý và bảo vệ rừng 40
2.3.3 Công tác tôn tạo cảnh quan 42
2.3.4 Công tác phát triển kinh tế vùng đệm 42
2.4 Tiểu kết chương II 43
CHƯƠNG III ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TCM ĐỂ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI THUNG LŨNG TÌNH YÊU 44
3.1 Sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho khu du lịch Thunglũng tình yêu 44
3.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 45
3.2.1 Đối với thông tin sơ cấp 45
3.2.1.1 Thiết kế bảng hỏi 45
Trang 33.2.1.2 Tiến hành điều tra lấy mẫu 46
3.2.2 Đối với thông tin thứ cấp 47
3.3 Tổng quan về đặc điểm mẫu nghiên cứu 48
3.3.1 Đặc điểm của du khách tham gia phỏng vấn 48
3.3.2 Các hoạt động tại Thung lũng tình yêu của du khách tham gia phỏng vấn. 54
3.3.3 Số ngày lưu trú và các chi phí du lịch của khách du lịch 57
3.4 Xác định mô hình hàm cầu du lịch cho Thung lũng tình yêu 57
3.4.1 Phân vùng khách du lịch 57
3.4.2 Xác định chi phí cho một chuyến đến Thung lũng tình yêu 59
3.4.2.1 Chi phí đi lại của du khách 59
3.4.2.2 Chi phí thời gian 61
3.4.2.3 Chi phí sinh hoạt: bao gồm chi phí ăn ở, vé vào cửa, mua sắm đô lưuniệm… 63
3.4.2.4 Tổng hợp chi phí 64
3.5 Xây dựng đường cầu giải trí 65
3.51 Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát 65
3.5.2 Xác định hàm cầu và đường cầu giải trí 66
3.5.3 Xác định thặng dư và giá trị giải trí 69
Trang 4GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
cá nhân
ITCM Individual Travel Cost Method Phương pháp chi phí du lịchcá nhân
Phương pháp chi phí du lịchtheo vùng
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG CHUYÊN ĐỀ
2.1 Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình trong các năm 35
Trang 53.2 Tổng hợp một số đặc điểm về kinh tế-xã hội của du khách quốc tế 49
3.15 Lượng khách mỗi vùng khi chi phí tăng thêm 100.000 đồng 683.16 Lượng khách mỗi vùng khi chi phí tăng thêm 200.000 đồng và
300.000 đồng.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG CHUYÊN ĐỀ
1.2 Nhu cầu giải trí theo phương pháp chi phí du lịch 272.1 Lượng khách du lịch đến Thung lũng tình yêu qua các năm 32
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài.
Như chúng ta đều biết : môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếutố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnhhưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiênnhiên Đối với cá thể con người cũng như đối với cả xã hội loài người môitrường có ba chức năng cơ bản như sau:
Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống vàhoạt động sản xuất của con người, bao gồm tài nguyên tái sinh, tài nguyênkhông tái sinh và các dạng thông tin mà con người khai thác sử dụng.
Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộcsống và sản xuất của mình.
Trang 7Môi trường là không gian sống, cung cấp các dịch vụ cảnh quan thiênnhiên Môi trường là nơi duy nhất cho con người được hưởng các cảnh đẹpthiên nhiên, thư thái về tinh thần, thư thái về các nhu cầu tâm lý.
Chính vì vậy môi trường có mối quan hệ gắn bó mật thiết với các hoạtđộng kinh tế Môi trường và kinh tế tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung chonhau cùng phát triển: môi trường cung cấp các điều kiện cần thiết như tàinguyên… làm đầu vào cho các hoạt động kinh tế giúp kinh tế ngày càng mởrộng, lớn mạnh, còn kinh tế quay lại cung cấp nguồn tài chính cho hoạt độngbảo vệ môi trường, cho các quỹ hoạt động vì môi trường… giúp môi trườngđược cải thiện vì vậy chúng ta phải coi trọng và phát triển cả kinh tế lẫn môitrường nhưng cho đến nay ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là cácnước đang phát triển người ta vẫn chú trọng phát triển kinh tế mà bỏ qua cácvấn đề về môi trường, người ta lạm dụng môi trường, khai thác cạn kiệtnguồn tài nguyên, không quan tâm đến các vấn đề xử lý chất thải, nước thải…Dân Việt Nam có câu:” rừng vàng biển bạc” vì thế người ta chỉ tập trungkhai thác không quan tâm đến vấn đề khai thác hay bảo tồn dẫn đến tàinguyên cạn kiệt Chúng ta đã phải nhập khẩu cả những mặt hàng được coi làthế mạnh như than…, diện tích rừng che phủ bị suy giảm trầm trọng ( trướckia khoảng hơn 50%, hầu hết là rừng nguyên sinh nhưng hiện nay chỉ cònkhoảng 28 – 32 % chủ yếu là rừng trồng) còn chất lượng môi trường bị suygiảm nghiêm trọng, ô nhiễm đất, nước, không khí…ngày càng diễn ra trênquy mô rộng hơn và chúng ta chưa có quy chế nghiêm để xử lý như vụVedan, Miwon…Nguyên nhân một phần do môi trường chưa được định giáđúng trên thị trường.
Chưa bao giờ vấn đề môi trường lại cấp bách như hiện nay, các côngước về bảo vệ môi trường lần lượt ra đời, các quỹ, các tổ chức hoạt động vìmôi trường ngày càng phát triển mạnh Người ta quan tâm đến phát triển sạch,
Trang 8thích đi du lịch ở những nơi có chất lượng môi trường tốt đặc biệt là nhữngnơi có cảnh quan tự nhiên…chính vì vậy hoạt động du lịch sinh thái rất pháttriển , du lịch sinh thái phát triển mạnh ở những khu vực có rừng tự nhiên.
Một trong những giá trị cơ bản của rừng là tạo cảnh quan môi trường đẹpđẽ để con người có thể đến thưởng ngoạn Khi chúng ta đến một khu rừng đểgiải trí là chúng ta mong muốn nhận được sự thoải mái, giảm bớt sự căngthẳng, lo âu… và điều đó có nghĩa là rừng đã mang lại cho chúng ta giá trịgiải trí Tuy nhiên giá trị này không được thể hiện trên thị trường và để đánhgiá chúng ta có thể sử dụng thị trường thay thế thông qua quan sát sự sẵn lòngchi trả cho tiêu dùng dịch vụ môi trường Một trong những phương pháptruyền thống dựa trên thị trường thay thế là phương pháp chi phí du lịch(TCM - Travel Cost Method)
Việc nghiên cứu giá trị cảnh quan của khu du lịch sinh thái Thung lũngtình yêu có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan của khuvực Nó cũng giúp các nhà quản lý và chủ đầu tư hiểu và có biện pháp đầu tưtôn tạo cảnh quan ngày càng đáp ứng nhu cầu cao của du khách
3 Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian lãnh thổ : Địa bàn nghiên cứu là thung lũng tình yêu thuộcthành phố đà lạt tỉnh lâm đồng.
Trang 9- Về thời gian nghiên cứu : Điều tra phỏng vấn khách du lịch vào tháng 1 năm2009, sử dụng số liệu thống kê lượng khách du lịch đến thung lũng tình yêu từnăm 2006 đến 2008.
- Về giới hạn khoa học : Giá trị chất lượng môi trường tại thung lũng tình yêubao gồm cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiêncứu và tính toán giá trị cảnh quan tại đây ( một phần của giá trị phi sử dụng ).
4 Các phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu trong đề tài được kế thừa từ các phiếu điềutra đã có do Trung tâm nghiên cứu môi trường và sinh thái thuộc viện Khoahọc lâm nghiệp Việt Nam thực hiện trong đề tài: Định giá rừng trình diễn tạiLâm Đồng Dưới đây là ý nghĩa một số phương pháp đã đước áp dụng.
- Phương pháp thu thập thông tin : Tổng hợp số liệu thứ cấp và phỏng vấntrực tiếp khách du lịch.
- Phương pháp thực địa : Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiêncứu đánh giá môi trường, đặc biệt là khi sử dụng phương pháp TCM Kết hợpvới việc nghiên cứu qua bản đồ, các tài liệu liên quan, phương pháp này luônđược coi là phương pháp chủ đạo của đề tài luận văn vì lãnh thổ nghiên cứunhỏ, đòi hỏi khảo sát thực địa tương đối cụ thể để nắm được đặc trưng lãnhthổ một cách thực tế Phương pháp này được kết hợp với phương pháp điềutra xã hội học các đối tượng khách du lịch Vì vậy các thông tin thực tế quaquan sát, nghe ngóng, trao đổi thu thập thông tin càng được phong phú hơn.- Phương pháp điều tra xã hội học : Phương pháp này được coi là phươngpháp quan trọng trong nghiên cứu và tính toán định lượng giá trị cảnh quancủa địa điểm nghiên cứu Các thông tin thu thập được qua điều tra giúp nhànghiên cứu tổng hợp được các ý kiến và số liệu cần thiết cho tính toán Cùngvới phương pháp thực địa, phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việctính toán các hiện tượng thực tế.
Trang 10- Phương pháp chuyên gia : Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về kinh tếmôi trường trong việc xây dựng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn khách dulịch cũng như việc xây dựng các mô hình tính toán trong đề tài.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng các phần mềm Excel : Các số liệu điều trasẽ được tổng hợp và tính toán bằng các hàm cơ bản trên Excel ( ví dụ : hàmMax, Min, Average…) Hàm cầu du lịch được hồi quy bằng công cụRegression Analysis của Excel.
- Phương pháp lượng giá giá trị cảnh quan : Để lượng giá giá trị cảnh quancủa thung lũng tình yêu, đề tài sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùngZTCM ( Zonal Travel Cost Method).
Chương II Tổng quan về Thung lũng tình yêu
Chương III Ứng dụng phương pháp TCM để định giá giá trị cảnh quantại Thung lũng tình yêu.
NỘI DUNG
PHẦN CHƯƠNG I: TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCHĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG.1.1 Hàng hóa chất lượng môi trường.
1.1.1 Khái niệm.
Trang 11Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nàođó của con người và nó được sản xuất ra để bán.
Hàng hóa chất lượng môi trường là một khái niệm mới được đưa vàotrong kinh tế học, đây là loại hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng Nó:
+ Đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người ( sống)+ Là điều kiện cần cho lao động sản xuất.
+ Là một yếu tố khách quan của cuộc sống vì nó cũng cần phải tái sản xuất.Cho đến nay kinh tế học môi trường cho rằng muốn nghiên cứu hàng hóamôi trường thì phải nhìn nhận trên góc độ tổng giá trị kinh tế.
1.1.2 Giá trị kinh tế của hàng hóa chất lượng môi trường: Tổng giá trị kinhtế (TEV)
Khái niệm TEV ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX, là khái niệmđược xây dựng trên cơ sở nhìn nhận một cách toàn diện về giá trị hàng hóamôi trường mà sự nhìn nhận đó không chỉ gồm những giá trị trực tiếp có thểlượng hóa được mà còn có cả những giá trị gián tiếp – những giá trị ẩn khónhìn thấy nhưng lại rất có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội.
Các nhà kinh tế học môi trường đã làm được rất nhiều khi phân loại giátrị kinh tế trong mối quan hệ của chúng với môi trường thiên nhiên Vấn đềthuật ngữ vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn, nhưng phương pháp của họđặt cơ sở trên cách giải thích truyền thống về sự hình thành của giá trị ( tức làdựa trên cơ sở sự tương tác giữa chủ thể con người, người định ra giá trị vàkhách thể - vật được đánh giá ) Các cá nhân có một số giá trị đã hình thành,điều này sẽ dẫn đến các khách thể sẽ bị gán cho một số giá trị khác nhau Trênnguyên tắc, để đo lường tổng giá trị kinh tế, các nhà kinh tế học bắt đàu bằngviệc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng.
TEV = UV + NUV trong đó:
Trang 12UV = DUV + IDUV NUV = OV + BV + EXV ( UV : giá trị sử dụng
NUV : giá trị phi sử dụng DUV : giá trị sử dụng trực tiếp IDUV : giá trị sử dụng gián tiếp OV : giá trị tùy chọn
BV : giá trị tùy thuộc EXV : giá trị tồn tại.
Vì OV không rõ ràng giữa UV và NUV ta có sơ đồ mô tả sau :
Hình 1.1: Sơ đồ tổng giá trị kinh tế
Nguồn: Giáo trình bài giảng Kinh tế môi trường, NXB Đại học Kinh tế quốcdân, Hà Nội, 1998.
Giá trị sử dụng : Các nhà kinh tế phải tính giá trị sử dụng, là loại giá trị hìnhthành từ việc thực sự sử dụng môi trường Người câu cá, thợ săn, người đidạo… tất cả đều sử dụng môi trường và thu được lợi ích mà không phải trảtiền trực tiếp Nó bao gồm:
Giá trị sử dụng trực tiếp: Là những giá trị mà trong thực tế nó liên quanđến sản lượng đầu ra của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ môi trường xác lập trên
NUVNUVUVUVUV
Trang 13thị trường mà người ta có thể tính được giá của nó Một cá nhân có thể trựctiếp thưởng thức nguồn tài nguyên bằng cách tiêu dùng nó ( thu nhặt gỗ củi đểđốt, câu cá để ăn, bán…) hoặc bằng cách tăng lợi ích từ bản thân thị trườngtài nguyên ( Ví dụ: Cảnh quan của một công viên hay Vườn quốc gia…).
Giá trị sử dụng gián tiếp: Là những giá trị dựa chủ yếu trên chức năngcủa hệ sinh thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trường, có chức năng giántiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế, hoạt động sống của con người đảm bảo lợiích của con người và đảm bảo những thảm họa có thể không xảy ra Ví dụ:Một khu rừng giúp chống hiện tượng xói mòn đất hay cản bão làm giảm thiệthại đối với tài sản
Tuy nhiên phân biệt giữa giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp không phảilúc nào cũng rõ ràng.
Giá trị tùy chọn: Là lượng mà mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồnnguồn lực hoặc một phần sử dụng nguồn lực đó để sử dụng cho tương lai.Đây là giá trị do nhận thức, lựa chọn của con người đặt ra trong hệ sinh thái.Giá trị này không có tính thống nhất chung và cũng phải được tính về mặt tiềntệ theo tính chất lựa chọn của nó.
- Giá trị phi sử dụng : Thể hiện các giá trị phi phương tiện nằm trong bản chấtthật sự của sự vật, nhưng nó không liên quan đến việc sử dụng thực tế , hoặcthậm chí việc chọn lựa sử dụng sản phẩm này Thay vào đó các giá trị nàyđược coi như những yếu tố phản ánh sự lựa chọn của con người, những sự lựachọn này có kể đến cả sự quan tâm đồng cảm và trân trọng đối với quyền lợihoặc phúc lợi của các sinh vật không phải là con người.các giá trị này vẫn còntập trung chú trọng nhiều đến con người nhưng nó có thể bao hàm cả nhậnthức về các giá trị tồn tại của các giống loài khác nữa hoặc cả quần thể hệ sinhthái.
Trang 14- BV : Phụ thuộc vào tính đặc trưng sinh thái của khu vực nghiên cứu màquan điểm của người đánh giá đưa ra trong đó nó liên quan chặt chẽ tới tínhđặc thù, đặc trưng của từng hệ sinh thái mà các nhà kinh tế sinh thái cần thiếtphải đưa ra đánh giá tính phụ thuộc của nó Việc lượng hóa giá trị này hết sứckhó khăn và nó tùy thuộc vào cách tiếp cận của từng chuyên gia.
- EXV : Các tài nguyên môi trường đều có giá trị thực nội tại của chính bảnthân chúng Giá trị này không liên quan tới việc sử dụng, nó liên quan đến cácthế hệ mà duy trì giá trị của hệ sinh thái đó có ý nghĩa với thế hệ mai sau ( vềkinh tế, chính trị, sinh thái ) Loại giá trị này nhận thức thì không khó nhưnglượng giá bằng tiền rất khó khăn.
Ví dụ về tổng giá trị kinh tế của khu rừng:
- Giá trị sử dụng trực tiếp như : lợi tức từ gỗ, động vật, giá trị phi gỗ…
- Giá trị sử dụng gián tiếp như: duy trì nguồn nước ngầm, chống lũ quét,chống xói mòn đất…
- Giá trị tùy chọn thì có sự khác nhau giữa các khu rừng Ví dụ: rừng miền núiở phía Bắc, giá trị tùy chọn có thể là giá trị của các loại gỗ lim, sến, táu… cònrừng miền núi ở Tây Nguyên thì giá trị tùy chọn lại là giá trị của gỗ cẩm lai…- Giá trị tùy thuộc như là thắng cảnh cho các thế hệ tương lai hoặc ý muốnbảo tồn thiên nhiên Giá trị tùy thuộc cũng có sự khác nhau giữa các khurừng Ví dụ đối với hệ sinh thái Ba Bể, rừng Nà Hang thì việc duy trì khurừng này là chỗ dựa của loài voọc mũi hếch, còn ở Vườn quốc gia Cát Tiên làloài tê giác…
- Giá trị tồn tại của một khu rừng như là bảo tồn tính đa dạng sinh học Ví dụrừng Cúc Phương là bảo tồn cây chò chỉ…
Như vậy việc tính toán giá trị kinh tế của hệ sinh thái dựa trên quan điểmtổng hợp người ta đã đưa ra giá trị TEV, đây là cơ sở cho các nhà kinh tế họcmôi trường đưa ra các phương pháp đánh giá nhằm lượng hóa các giá trị của
Trang 15môi trường phục vụ cho việc hoạch định chính sách duy trì, bảo tồn, đầu tưphát triển, đảm bảo phát triển bền vững.
1.2 Đánh giá chất lượng môi trường.
1.2.1 Sự cần thiết phải đánh giá chất lượng môi trường.
Hiện nay người ta đã phải thừa nhận chất lượng môi trường là một loạihàng hóa và nó có sự trao đổi mua bán trên thị trường Tuy nhiên loại hànghóa này có tính chất đặc thù : Có thể nó là hàng hóa mang tính cá nhân nhưtài nguyên thiên nhiên nhưng cũng có thể là hàng hóa công cộng, không thểtrao đổi mua bán như hàng hóa cá nhân như : nguồn nước, không khí, cảnhquan môi trường…
Chính vì vậy kinh tế học môi trường cho rằng cần phải đánh giá nhữngloại hàng hóa này phù hợp với giá trị của nó và nguyên lý tiếp cận trong kinhtế học cũng như môi trường.
1.2.2 Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường.
Để đánh giá giá trị hàng hóa môi trường, hiện nay các nhà kinh tế môitrường dựa trên cơ sở nền tảng lý thuyết của kinh tế học và những vấn đề môitrường đưa ra những kỹ thuật đánh giá có cơ sở khoa học thực tiễn được ápdụng và phổ biến khá rộng rãi trên thế giới trong đó vấn đề cốt lõi cuối cùnglà phải xác định cho được giá của môi trường trong bối cảnh của TEV mà môitrường mang lại.
Các phương pháp được sử dụng phổ biến: + Các phương pháp không sử dụng đường cầu:
Là các phương pháp trực tiếp hay gián tiếp khi đánh giá chất lượng môitrường người ta xác định dựa trên cơ sở các kỹ thuật đánh giá mà không lậphàm cầu ( hàm lợi ích) Đây là những phương pháp không thể lập được hàm
Trang 16cầu, do đó không đo lường được phúc lợi thực tế nhưng thông tin lại rất hữuích cho các nhà hoạch định chính sách Nó bao gồm các phương pháp sau:- Phương pháp liều lượng đáp ứng.
- Phương pháp chi phí thay thế- Phương pháp chi phí cơ hội- Phương pháp mô hình lựa chọn- Phương pháp dựa vào hàm sản xuất+ Các phương pháp sử dụng đường cầu :
Là các phương pháp được sử dụng trên cơ sở xây dựng đường cầu đểđánh giá giá trị chất lượng môi trường Khi đánh giá giá trị chất lượng môitrường ở một khu vực nào đó người ta phải xác lập cho được hàm cầu mà dựatrên nguyên lý kinh tế trong mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và giácả Đây là những phương pháp để đo lường phúc lợi Nó bao gồm nhữngphương pháp sau:
1.3 Phương pháp chi phí du lịch TCM sử dụng cho đánh giá chất lượng
môi trường.
1.3.1 Khái niệm:
Trang 17Là phương pháp dựa trên cơ sở những điểm du lịch có sức hấp dẫn đốivới khách, thường là những nơi có chất lượng môi trường tốt và để đánh giáchất lượng môi trường đó người ta dựa vào khách du lịch để đánh giá.
Nguyên tắc : nhu cầu về giải trí = nhu cầu về chất lượng môi trường tạikhu vực cần đánh giá.
TCM là một trong các kỹ thuật lượng giá những giá trị phi thị trường đãđược sử dụng từ năm 1974 do Hotelling đề xuất nhằm đánh giá giá trị của cácVườn quốc gia của Mỹ Sau đó, phương pháp này được áp dụng rất phổ biếntrong các nghiên cứu lượng giá giá trị của các loại hình giải trí ngoài trời nhưcâu cá, săn bắn, du thuyền và ngắm cảnh….hoặc đánh giá những thiệt hại ônhiễm bằng việc quan sát sự thay đổi số lượng du khách đến một địa điểmgiải trí nào đó Hiện nay, phương pháp chi phí du lịch có thể sử dụng để đánhgiá giá trị của các nguồn lực tự nhiên (rừng, Vườn quốc gia, bãi biển, côngviên…) sử dụng cho mục đích giải trí, hoặc đánh giá thiệt hại ô nhiễm môitrường thông qua việc quan sát sự thay đổi lượng khách du lịch đến với địađiểm giải trí.
Để thực hiện, chúng ta sẽ phỏng vấn khách tham quan xem họ từ đâuđến, họ phải bỏ bao nhiêu chi phí cho chuyến đi và số lần đến địa điểm giải trítrong năm Qua đó, chúng ta có thể tìm được mối quan hệ hàm số giữa giámột lần tham quan (chi phí du hành) và số lần tham quan được thực hiện Mặtkhác, từ sự bằng lòng chi trả của du khách cho chuyến đi và số lượt thamquan của du khách có thể xây dựng đường cầu du lịch thể hiện quan hệ giữasố lượt tham quan và chi phí tham quan Giá trị cảnh quan của địa điểmnghiên cứu được đánh giá như là tổng lợi ích của du khách và được đo bằngphần diện tích dưới đường cầu.
Một cách tổng quát, chi phí du lịch của du khách i tới địa điểm giải trí j(TCij) được xác định như sau:
Trang 18TCij = TC(DCij , Tij , Fi)(1)i = 1…n, j = 1… m
Fi là phí vào cửa của địa điểm j
Giả sử Vi là số lượt tham quan của du khách i tới địa điểm j, khi đó Vi làbiến phụ thuộc vào chi phí của chuyến đi (TCij) và một số biến thể hiện đặcđiểm xã hội của du khách Hàm biểu thị số lượt tham quan của du khách nhưsau:
Vi = a + b.TCij + c INCi + d EDUi + e AGEi + f SEXi.Trong đó:
Vi là số lượt viếng thăm địa điểm j của du khách iTCij: Chi phí của một lần viếng thăm địa điểm jINCi: Thu nhập của du khách i
EDUi: Trình độ học vấn của cá nhân iAGEi: Độ tuổi của du khách i
SEXi: Giới tính của du khách i
Hệ số a, b, c, d, e, f lần lượt là các hệ số cần được ước lượng.
Trang 19Sau khi ước lượng được các hệ số tiếp tục xây dựng đường cầu mô tảmối quan hệ giữa số lượt tham quan và chi phí tham quan Phần diện tích nằmdưới đường cầu sẽ thể hiện giá trị cảnh quan của địa điểm giải trí.
1.3.2 Các cách tiếp cận.
Có hai cách tiếp cận phương pháp TCM:
1.3.2.1 Phương pháp chi phí du lịch cá nhân (ITCM : Individual TravelCost Method)
Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa số lần đến điểm du lịchhàng năm của một cá nhân với chi phí du lịch mà cá nhân đó phải bỏ ra
Vi = f( TCi, Si ) Trong đó:
Vi : số lần đến điểm du lịch của cá nhân I trong một năm TCi : chi phí du lịch của cá nhân i
Si : các nhân tố khác có ảnh hưởng đến cầu du lịch của cá nhân, ví dụ : thunhập, chi phí thay thế, độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ họcvấn…
Đơn vị quan sát của ITCM là các cá nhân đến thăm điểm du lịch, giá trịgiải trí của mỗi cá nhân là diện tích phía dưới đường cầu của họ Vì vậy, tổnggiá trị kinh tế của khách du lịch sẽ được tính bằng cách tổng hợp các đườngcầu cá nhân.
Vì ITCM yêu cầu cần phải có sự giao động trong số lần đến địa điểm dulịch của một cá nhân hàng năm để ước lượng ra hàm cầu Vì vậy cách tiếp cậnnày sẽ gặp phải khó khăn khi sự giao động là quá nhỏ hoặc khi cá nhân khôngđến địa điểm du lịch một lần trong năm thì khó có thể chạy hàm hồi quy.
Cách tiếp cận này chỉ phù hợp với khu du lịch mà khách du lịch đếnnhiều lần trong một năm như vườn bách thảo, công viên, vườn thú…
Trang 201.3.2.2 Phương pháp chi phí du lịch vùng (ZTCM : Zonal Travel CostMethod)
Phương pháp này xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tham quan của vùngxuất phát tới vị trí cần nghiên cứu với tổng chi phí của vùng xuất phát.
Vi = V ( TCi, POPi, Si ) Trong đó
Vi : Số lần tới thăm từ vùng i tới điểm du lịch POPi : Dân số của vùng i
Si : Là các biến kinh tế xã hội như thu nhập bình quân đầu người của mỗivùng trong tháng hoặc trong năm.
Thông thường các biến phụ thuộc được biểu diễn dưới dạng ( Vi/POPi )hay tỷ lệ số lần thăm quan / 1000 dân – VR
Áp dụng ZTCM thì diện tích xung quanh điểm du lịch sẽ được chiathành các vùng với khoảng cách khác nhau tới điểm du lịch Vì vậy đơn vịquan sát của nó là các vùng Những hạn chế của ITCM sẽ được khắc phụctrong ZTCM Phương pháp này sử dụng tỷ lệ số lần viếng thăm của mỗi vùngtới điểm du lịch ( VR ) là hàm của chi phí du lịch, do đó số lần một cá nhânđến điểm du lịch không ảnh hưởng đến hàm.
Tuy nhiên ZTCM cũng có những hạn chế riêng của nó Ví dụ: Nó tổnghợp khách du lịch từ số lượng lớn các cá nhân thành một vài vùng quan sátnên thống kê không hiệu quả và nó coi tất cả các cá nhân đến từ một vùng cóchi phí du lịch như nhau trong khi điều này không thể xảy ra trên thực tế.
Tuy nhiên phương pháp ZTCM vẫn được áp dụng rộng rãi ở Việt Namvà cũng được áp dụng để tính giá trị cảnh quan của khu du lịch sinh tháiThung lũng tình yêu ở Đà Lạt.
1.3.3 Các bước thực hiện
Gồm 5 bước cơ bản như sau:
Trang 21- Quãng đường mà khách tới vị trí cần đánh giá là bao xa? (Phân chia khuvực xung quanh địa điểm du lịch được nghiên cứu thành các vùng xuấtphát khác nhau theo khoảng cách địa lý Các vùng này có thể được phânchia theo các đường tròn đồng tâm kể từ điểm du lịch nhưng cũng có thểphân chia theo khu vực hành chính có cùng khoảng cách đến địa điểm giảitrí Thông thường, số liệu về dân số thu thập theo địa giới hành chính dễdàng hơn thu thập theo các đường tròn đồng tâm nên cách phân chia theokhu vực hành chính được sử dụng nhiều hơn Số lượng các vùng có thểtương đối lớn tùy theo tính chất của địa điểm nghiên cứu).
- Hàng năm khách du lịch thường lui tới vị trí đánh giá bao nhiêu lần?
Trong đó số lần tham quan thứ i ( hay của người thứ i ) được xác địnhthông qua : Vi = f ( ci,x1,x2,…,xn ).
Mà ci là chi phí của lần tham quan thứ i ( hay của người thứ i ).
xi ( i = 1,n ) là các biến liên quan khác: thu nhập, độ tuổi, giới tính, trìnhđộ học vấn…
Như vậy trong bảng hỏi thể hiện khá đầy đủ các yếu tố ràng buộc liênquan Đây là cơ sở để chúng ta đưa vào kiểm định sau này trong thống kênhằm xác định kết quả có ý nghĩa hay không.
Trang 22Trong thực tế chi phí một lần tham quan thường là chi phí đi lại, nó thayđổi theo ti nào đó còn giá pi vào cửa được xác lập thông qua giá ở vị trí điềutra Đương nhiên khi xử lý trong thống kê nếu chúng ta xác định được hàm
- Tỷ lệ du khách đến thăm điểm du lịch được xác định bằng cách lấy tổng số dukhách đến điểm giải trí trong năm của mỗi vùng chia cho tổng dân số của vùngđó tính theo đơn vị nghìn người
Lượng khách vùng iVRi =
Trang 23Sau đó xây dựng đường cầu du lịch cho địa điểm nghiên cứu trên cơ sở kếtquả của phân tích hồi quy Mức chi phí du lịch sẽ tăng lên cho đến khi số lầnviếng thăm của khách giảm xuống bằng 0, tức là có ít hơn một khách sẵn sàngbỏ ra mức phí đó để được vào thăm khu du lịch Điểm đầu của đường cầu là sốlượng du khách đến với điểm giải trí trong trường hợp chi phí du lịch bằng 0Trên cơ sở xác định số lượt du khách ứng với từng mức phí vào cửa khác nhausẽ xây dựng đường cầu giải trí.
Cuối cùng ước lượng giá trị cảnh quan của điểm nghiên cứu thông quatính thặng dư tiêu dùng của du khách hoặc xác định phần diện tích nằm phíadưới đường cầu.
Ta có biểu đồ về nhu cầu giải trí theo phương pháp chi phí du lịch như sau
Hình 1.2: Nhu cầu giải trí theo phương pháp chi phí du lịch.
Trang 24Nguồn: Giáo trình bài giảng Kinh tế môi trường, NXB Đại học Kinh tế quốcdân, Hà Nội, 1998.
- Đây là phương pháp dễ được chấp nhận về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn.về mặt lý luận, dựa trên mô hình kinh tế truyền thống đã có để xây dựng dùnó chưa hoàn hảo nhưng cũng đảm bảo được sự đồng thuận của các nhà kinhtế Về thực tiễn, nó hoàn toàn phù hợp ở chỗ mối quan hệ giữa chất lượnghàng hóa môi trường với chấp nhận chi phí để hưởng thụ giá trị hàng hóa củakhách du lịch.
- Xem xét trên góc độ kinh tế phương pháp này cho ta một cách nhìn nhậntương đối dễ hiểu, dễ tiếp cận.
Số lần đếnĐường cầu về giải trí
Vùng dưới đường cầu = lợi ích của giải trí = lợi ích của khu vực tự nhiên ( theo giả định)
0Chi phí
Trang 25- Nếu công việc điều tra, phỏng vấn khách quan và đúng quy trình thì kết quảmang lại phục vụ tốt cho công tác chính sách.
1.3.5 Hạn chế
- Chi phí về thời gian rất khó xác định, ví dụ thời gian khách đi du lịch ( họkhông làm việc ) nhưng thực tế ngày làm viẹc của họ có được tính trong giátrị không?
- Một hành trình có nhiều chuyến tham quan: thông thường đi du lịch tới cácvị trí thưởng ngoạn người ta đi theo tour nhưng khi đánh giá lại là một điểm,một vùng, nên vấn đề là việc bóc tách chi phí như thế nào trong tổng chi phíngười ta thực hiện tại điểm đánh giá là vấn đề mà người làm đánh giá phải cócách xử lý phù hợp Nếu không kết quả trong phần tính chi phí sẽ phản ánhsai dẫn tới việc giá trị chất lượng môi trường không đúng.
- Cảnh quan thay thế : Trong nhiều trường hợp việc chúng ta xác định điểmđánh giá trong đó giá trị chất lượng môi trường có thể được thay thế bằngcảnh quan khác thay vì cảnh quan mà chúng ta cần đánh giá đối với lựa chọncủa khách du lịch.
Ví dụ : Theo truyền thống đi du lịch Cúc Phương là du lịch sinh thái,hiện nay Ba Vì mở sau nên khách du lịch truyền thống ở Cúc Phương chuyểnsang Ba Vì nhưng giá trị chất lượng môi trường cảnh quan ở Cúc Phươngkhông thay đổi Trong trường hợp đó cách xử lý của người đánh giá như thếnào để đảm bảo nguyên giá trị nếu không khách du lịch sẽ hạ thấp giá củaCúc Phương.
- ( David Tuner – quyết định mua nhà ): Trong thực tế có nhiều trường hợpthay vì phải thường xuyên đi lại để thưởng ngoạn về môi trường người taquyết định phương án không đi thường xuyên mà mua hẳn nhà ở đó Do vậysử dụng TCM trong trường hợp này không hợp lý.
Trang 26- Trường hợp không chi phí: Phương pháp TCM rất khó xác định khi phỏngvấn vì những người ở gần có thể đi bộ đến địa điểm cần đánh giá và họ có thểđánh giá rất cao giá trị môi trường ở đó.
Tóm lại, phương pháp chi phí du lịch chỉ đại diện cho giá sẵn lòng chi trảcho một mức chất lượng môi trường Do đó phương pháp chi phí du lịch đượcsử dụng hạn chế trong phân tích chi phí lợi ích Tuy nhiên nó lại rất hữu dụngtrong việc tính giá trị kinh tế của một khu rừng, vườn quốc gia hay hệ sinh thái.
1.4 Tiểu kết chương I.
Tóm lại trong chương I của chuyên đề đã trình bày các khái niệm về hànghóa, hàng hóa chất lượng môi trường, khái niệm TEV, sự cần thiết và phươngpháp đánh giá môi trường và đặc biệt đã trình bày phương pháp chi phí dulịch sử dụng cho đánh giá chất lượng môi trường Qua đó giúp ta hiểu sâu hơnvề việc phải coi môi trường là hàng hóa và cần có các biện pháp đánh giá tổnggiá trị của nó, điều đó sẽ giúp ích cho công tác nghiên cứu và bảo tồn.Chương này chủ yếu tập trung vào phương pháp chi phí du lịch – một phươngpháp phổ biến được dùng để đánh giá giá trị chất lượng môi trường, bao gồm:khái niệm, các cách tiếp cận, các bước thực hiện, ưu điểm và hạn chế của nó.Đây là cơ sở giúp ta so sánh với các phương pháp đánh giá môi trường khácnhư phương pháp so sánh… để đưa ra những kết quả chính xác hơn, do đó sẽthuận tiện cho quá trình ra chính sách.
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNHYÊU Ở LÂM ĐỒNG.
2.1 Đặc điểm chung
Trang 272.1.1 Đặc điểm tự nhiên:
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh LâmĐồng Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông vàĐông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với haihuyện Lâm Hà và Đức Trọng.
Khu du lịch sinh thái Thung lũng tình yêu nằm trên địa bàn phường 8thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 6km về hướng Đông Bắc.Tổng diện tích tự nhiên là 299 ha trong đó diện tích khu du lịch là 133 ha.
Thung lũng Tình yêu là thắng cảnh thơ mộng và trữ tình nhất của Đà Lạt.Ban đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée D’amour sau nó được đổi tênthành Thung lũng Hòa Bình và năm 1953 trở lại là Thung lũng tình yêu.
Thung lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút bởi thung lũng sâu và đồi thông.Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang qua thung lũng tạothành hồ Đa Thiện, làm tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan chung, đồngthời xuất hiện thêm hai tên gọi khác bên cạnh Thung lũng Tình Yêu là đập 3và hồ Đa Thiện
Lịch sử tên gọi Thung lũng Tình yêu được giải thích theo hai cách:
- Trong nửa đầu thế kỷ XX, thung lũng gần Biệt điện Bảo Ðại (Dinh III) đượcgọi là Vallée D' Amour (Thung lũng Tình yêu) Sinh viên Viện Ðại học ÐàLạt nhận thấy thung lũng ở đập III Ða Thiện là nơi hẹn hò lý tưởng của thanhniên nên cũng đặt tên là Thung lũng Tình yêu.
- Hướng đạo sinh thường cắm trại ở thung lũng Ða Thiện và đặt tên Thunglũng Tình yêu với ý nghĩa tình yêu thiên nhiên, đất nước.
Từ trên đồi cao nhìn xuống, Thung lũng Tình yêu và hồ Ða Thiện tựanhư một bức tranh thủy mặc Xa xa là đỉnh Lang Biang ẩn hiện trong sươngmù Mặt hồ phẳng lặng, thấp thoáng những chiếc buồm nhỏ xinh với nhiều
Trang 28màu sắc rực rỡ Hồ nước uốn lượn qua những quả đồi nối tiếp nhau, rợp bóngthông mát rượi Những thung lũng với cỏ xanh mềm cùng con đường đất đỏuốn lượn ôm gọn lấy lòng hồ và len giữa ngàn thông cây lá.
Sau năm 1975, Thung lũng tình yêu được giao cho Ðoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh thành phố Ðà Lạt khai thác và kinh doanh du lịch Từmột thắng cảnh hoang sơ ban đầu, thời gian qua, những cán bộ trẻ ở đây đã cónhiều cố gắng để tôn tạo cho thiên đường tình ái này thêm sinh động Vườnhoa, cây cảnh, đội canô đưa du khách đi dạo trên hồ, đồng thời xây tượng đôiuyên ương, nhà giải khát, các kiosque bán quà lưu niệm Mặc dù tất cả hãycòn đơn giản, song với vẻ quyến rũ của hồ Ða Thiện - Thung lũng tình yêuvào những ngày đẹp trời hay các dịp lễ tết, khách du lịch thập phương vẫnnườm nượp kéo về nơi đây nhằm tận hưởng những giây phút sảng khoái khicon người hòa nhập với thiên nhiên Nếu như năm 1991 chỉ có 132.044 lượtdu khách đến tham quan Thung lũng tình yêu thì trong năm 1997, đã tăng lên219.831 lượt người, năm 2008 là 467.585 lượt khách Doanh thu của khu dulịch cũng đã tăng từ 2,92 tỷ (năm 2006) lên 3,2 tỷ đồng (năm 2008).
Năm 1998, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã ký quyết định côngnhận hồ Ða Thiện - Thung lũng tình yêu là thắng cảnh cấp quốc gia Cũngtrong thời gian này dự án tôn tạo và phát triển khu vực thắng cảnh này đãđược thiết lập.
Hình 2.1: Bản đồ vị trí khu du lịch Thung lũng tình yêu.
Trang 29
Nguồn : http:// google.com.vn.
2.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng.
Thung lũngtình yêu
Trang 30Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m Nơi cao nhất trong trung tâmthành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng NguyễnTri Phương (1.398,2 m).
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
+ Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồmcác dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóngnhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m
+ Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm Phía Đông Bắc có hainúi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m).Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùngvĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổvào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng) Phía Đông án ngữ bởi dãy núiđỉnh Gió Hú (1.644 m) Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nunggiữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và YouLou Rouet (1.632 m)
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuốngcác cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.
Thung lũng tình yêu thuộc loại bậc địa hình thấp, độ dốc bình quân từ15-30 độ, hướng nghiêng của địa hình là hướng đông và đông nam Đất ở đâylà đất feralit vàng đỏ phát triển trên nền đá kết tinh chua, đất thịt nhẹ đếntrung bình, tầng đất dày trung bình từ 30- 80 cm, tỷ lệ đá lẫn dưới 20%, có kếtcấu hơi chặt ( được xếp vào cấp đất II theo tiêu chuẩn phân hạng ) Thung
Trang 31lũng tình yêu có dạng như một lòng chảo, nó được bao bọc bởi đồi thông ngútngàn Vì vậy để xuống được tận thung lũng không phải là chuyện dễ dàng
2.1.1.3 Khí hậu, thủy văn.
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt nói chung vàthung lũng tình yêu nói riêng mang nhiều đặc tính của miền ôn đới Nhiệt độtrung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhấtkhông dưới 5°C.
Ở đây có hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từtháng 11 đến tháng 4 Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá.
Lượng mưa trung bình năm là 1662 mm và độ ẩm 87%.
Đặc biệt nơi này không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bãotừ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.
Khí hậu Đà Lạt nói chung và khu du lịch Thung lũng tình yêu nói riêngquanh năm mát mẻ rất thuận lợi cho việc đi du lịch và nghỉ dưỡng Nhiệt độvà độ ẩm trung bình tương đối thấp so với các tỉnh phía Nam và có kiểu khíhậu khá giống các tỉnh phía Bắc vào mùa đông.Ở đây thời tiết lạnh nhưngtương đối ít mưa, thường là mưa nhỏ, lượng mưa trung bình thấp hơn mứctrung bình của cả nước Chính vì vậy đây là điều kiện thuận lợi cho các hoạtđộng du lịch vào tất cả các tháng trong năm.
Trang 32Bảng 2.1: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình trong năm.
Khu du lịch Thung lũng tình yêu nằm trong Vườn quốc gia Bi Đúp – Núi
Bà Ở đây có tài nguyên động thực vật phong phú.
- Thực vật gồm 1.468 loài thực vật có mạch thuộc: 161 họ, 673 chi, với 91loài đặc hữu, 62 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam, 28 loài đặc hữu đượcLatinh hóa.
Đất có rừng chiếm hơn 91%, gòm nhiều hệ sinh thái rừng khác nhaunhư: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng –lá kim, rừng lùn đỉnh núi, rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp, kiểu phụrừng rêu, trảng cỏ, rừng hỗn giao lá rộng và tre nứa.
Trữ lượng rừng: chiều cao vút ngọn bình quân là 18,8 m; đường kínhngang ngực bình quân là 21,95 cm; mật độ bình quân trong lâm phần là 1.268cây/ ha; trữ lượng bình quân là 377m3/ha.
- Động vật gồm 4 lớp là lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp ếch nhái thuộc:27 bộ, 95 họ, 382 loài Trong đó có:36 loài trong sách đỏ Việt Nam, 26 loàitrong sách đỏ IUCN.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.
Trang 33Thung lũng tình yêu là nơi sinh sống của 50 hộ dân, chủ yếu là ngườiKinh ( chiếm 90%) còn lại là dân tộc Tày, Nùng, Mường…với số dân trên240 người phân bố không đồng đều Trước khi giải phóng người dân tộc sốngchủ yếu ở đây, nhưng sau này người Kinh vào làm ăn kinh tế dần đẩy lùingười dân tộc vào vùng sâu xa hơn.
Kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau Phần lớn diệntích trồng hoa chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt Tổngcộng diện tích canh tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 9.978 ha Sảnlượng rau hằng năm vào khoảng 170.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn đượcxuất khẩu sang các nước Đông Bắc châu Á và ASEAN Sản lượng hoa Đà Lạthằng năm vào khoảng 540 triệu cành, trong đó xuất khẩu vào khoảng 33,3triệu cành hoa.
Tuy nhiên ở Thung lũng tình yêu do đất lẫn đá nhiều, tỷ lệ đất màu mỡ ítlại phân bố không tập trung nên việc phát triển nghề trồng hoa và rau gặpnhiều khó khăn Đa số người Kinh tập trung xung quanh thung lũng kinhdoanh các hoạt động, dịch vụ phục vụ du lịch, còn lại người dân chủ yếu sốngdựa vào nghề rừng
2.2 Thực trạng về hoạt động du lịch.
2.2.1.Tiềm năng du lịch.
Thung lũng Tình yêu vốn đã đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu và đồi thông, lạicàng hấp dẫn hơn khi vào năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắtngang tạo thành hồ Đa Thiện, làm biến đổi hình thái và tăng thêm sức quyến rũcho cảnh quan nơi đây Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cảtrăm bậc cấp, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh.Từ đây Thung lũng Tình yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh, sinhđộng với những cánh buồm nhấp nhới trên hồ Những con đường đất đỏ uốnlượn vòng vèo có thể đưa khách lên đồi hoặc dẫn đền tận đỉnh núi Langbian
Trang 34thấp thoáng trong mây Du khách cũng có thể vượt qua chiếc cầu nhỏ để khámphá đồi Địa Đàn, một địa điểm lí tưởng nhờ được bao quanh bởi hồ nước (độcao 1565m so với mặt biển) Từ đây, Thung lũng Tình yêu hiện ra dưới mắt dukhách đẹp tựa như một bức tranh sinh động, lãng mạn với những con thiên ngavà những cánh buồm thấp thoáng trên mặt hồ Những cái balcon trắng toát soibóng mặt hồ là những vị trí thuận tiện để câu cá hay hàn huyên tâm sự Giữathiên nhiên gió lộng, du khách tưởng như đang lạc vào một cõi tiên nào đó vớimàu xanh bất tận và ánh sáng khúc xạ diệu kỳ tạo thành những mãng khônggian thực thực hư hư.
Không những thế thung lũng tình yêu còn thu hút khách du lịch đặc biệtlà các bạn trẻ do cái tên rất hấp dẫn.
2.2.2 Thực trạng du lịch.2.2.2.1 Lượng khách du lịch.
Thung lũng tình yêu là địa danh nổi tiếng được du khách trong và ngoàinước biết đến từ lâu nên phần lớn du khách đến Đà lạt đều lựa chọn là điểmđến trong tour du lịch Ước tính có khoảng 50% du khách đến Đà Lạt có ghéthăm thung lũng tình yêu Phần lớn du khách là khách nội địa (chiếm 90%),khách quốc tế chiếm 10% chủ yếu đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, HànQuốc, Đài Loan, Singapore.
Bảng 2.2: Lượng khách đến Thung lũng tình yêu qua các năm
Nguồn : Công ty du lịch thanh niên Đà Lạt
Hình 2.2 Lượng khách du lịch đến Thung lũng tình yêu qua các năm.
Trang 35Lượng khách du lịch đến Thung lũng tình yêu qua các năm.
Nguồn: Công ty du lịch thanh niên Đà Lạt
Trong năm 2005 số lượng khách giảm ( chỉ có 392.356 người) do Hồ ĐaThiện được sửa chữa, nạo vét nên có sự xáo trộn cảnh quan, nhiều đoàn kháchbiết thông tin và họ đã không lui tới Nói chung, số lượng du khách đều tăngqua các năm mặc dù trong những năm qua công tác xúc tiến thị trường thu hútdu khách của doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức Điều đó càngkhẳng định danh tiếng của khu di tích Chính thương hiệu Thung lũng tìnhyêu được xác lập từ lâu đã tạo ra lợi thế kinh doanh thu hút du khách đến vớikhu du lịch.
2.2.2.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch.
Doanh thu từ hoạt động du lịch ở đây chủ yếu là tiền bán vé vào cửa còncác loại khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ
Bảng 2.3: Doanh thu từ hoạt động du lịch của Thung lũng tình yêu
Hạng mụcĐơn vị Năm 2006Năm 2007Năm 2008Trung bình
Lượt khách
2006
Trang 36tínhTiền bán vévào cửa
2.353.482.102Thu khácĐồng/
732.516.697 731.886.337 766.218.000 743.540.344Tổng doanh
Nguồn: Công ty cổ phần du lịch thanh niên Đà Lạt.
Nếu so với số lượng khách du lịch tới Thung lũng tình yêu hàng năm thìdoanh thu của khu du lịch không xứng với tiềm năng của nó Vì thế ban quản lýkhu du lịch này nên tìm các biện pháp tăng doanh thu từ các dịch vụ khác nhưdịch vụ phục vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống
2.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
Về hệ thống lưu trú, hiện thành phố Đà Lạt có 725 nhà nghỉ, khách sạnvới tổng số hơn 10.000 phòng, trong đó 52 khách sạn từ 1 đến 5 sao Điềuquan trọng ở đây không phải là số lượng buồng, phòng tăng mà là chất lượngvà thái độ phục vụ Để giảm tình trạng nâng, ép giá vô tội vạ như vẫn xảy ratrong những mùa cao điểm trước đây, ngành chức năng của Đà Lạt đã thànhlập các đội kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh; đồng thời vậnđộng doanh nghiệp giữ chữ tín với khách Tuy nhiên khu vực thung lũng tìnhyêu thì lại không có cơ sở phục vụ lưu trú và không có khách lưu trú qua đêm,gây khó khăn cho du khách.
- Về phương tiện phục vụ cho việc đi lại của khách du lịch thì chỉ có cano đểdạo hồ và ngựa để ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên
2.3 Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường.
2.3.1 Nghiên cứu khoa học.