lũng tình yêu.
Như trong chương I đã phân tích thì cả hai cách tiếp cận ITCM va ZTCM đều có những hạn chế riêng nhưng ZTCM vẫn được coi là khả thi hơn trong việc định giá giá trị cảnh quan tại thung lũng tình yêu. Vì một số lí do sau đây:
- Theo bảng phỏng vấn khách du lịch thì phần lớn họ đến đây lần đầu tiên hoặc lần thứ hai. Thung lũng tình yêu chỉ cách thành phố Đà Lạt 6 km, tuy nhiên đường đi tới đây khá khó khăn do địa hình đồi núi, muốn đến được nơi phải đi bằng ô tô, thậm chí cả đi bộ. Vì vậy việc lui tới đây thường xuyên không phải là chuyện đơn giản, ngay cả đối với người dân ở Lâm Đồng. Hơn nữa mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam còn thấp ( hiện nay là hơn 1000$/ người/năm) mà nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay nên họ không có điều kiện và thói quen đi du lịch thường xuyên. Thông thường, người dân nước ta chỉ đi nghỉ 1 hoặc 2 lần trong năm, thậm chí ở nhiều vùng nông thôn nhiều người cả đời chưa từng một lần đi du lịch.
Do số lần đến thăm Thung lũng tình yêu của mỗi du khách là rất ít nên trường hợp này ta không thể áp dụng ITCM.
- ZTCM là phương pháp được áp dụng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới trong việc định giá giá trị cảnh quan bởi phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém.
Do vậy, trong đề tài này tôi đã sử dụng cách tiếp cận ZTCM để xác định giá trị cảnh quan của thung lũng tình yêu.