- Xác định thặng dư và giá trị giải trí
3.6. Những hạn chế trong quá trình thực hiện ZTCM tại Thung lũng tình yêu.
Trong quá trình điều tra khách du lịch do thiếu kinh nghiệm cũng như khoảng thời gian điều tra ngắn nên không thu thập được thông tin cần thiết. Số lượng thông tin thu thập được cũng như số khách phỏng vấn còn chưa nhiều và chưa bao quát được hết số khách đến từ các tỉnh thành phố khác trên đất nước.
Do vậy kết quả có thể vẫn chưa hoàn toàn được phản ánh một cách khách quan. Ví dụ: Trong bước phân vùng xuất phát, thực chất phải chia thành các vùng cách Thung lũng tình yêu một khoảng cách nhất định và mỗi vùng phải gồm những địa phương có khoảng cách tương tự nhau. Tuy nhiên vùng xuất phát ở đây được chia khá lớn nên thông tin chưa hoàn toàn đúng, độ chính xác của các giá trị tính ra bị giảm đi nhiều.
Mô hình chi phí du lịch ở đây là mô hình đơn giản và chưa phản ánh được ảnh hưởng của chất lượng môi trường hay thu nhập tới hàm cầu ( mặc dù ta đã đưa thêm một số biến như độ tuổi, giới tính…vào trong mô hình). Hơn nữa chưa đưa được mẫu khách quốc tế vào trong mô hình do có nhiều thông tin khó xác định và quan trọng là do khách quốc tế thường đi kết hợp du lịch nhiều địa điểm trong đó Thung lũng tình yêu là một điểm đến nên việc phân bổ chi phí cho Thung lũng tình yêu rất khó xác định. Nếu có thể đưa khách quốc tế vào mô hình thì chắc chắn tổng lợi ích thu được sẽ lớn hơn nhiều. Tuy nhiên kết quả thu được là định hướng cho việc phát triển đề tài sau này.
Để khắc phục những khó khăn trên tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Mở rộng thời gian điều tra, phỏng vấn khách du lịch tại nhiều điểm trong năm. Từ đó sẽ có những số liệu tương đối chính xác về lượng khách đến Thung lũng tình yêu hàng năm, tăng độ tin cậy của kết quả tính ra.
- Phân thành nhiều vùng xuất phát hơn, mỗi vùng gồm một số tỉnh thành gần nhau. Từ đó tính được giá trị cảnh quan của Thung lũng tình yêu lớn hơn. - Bóc tách chi phí của khách quốc tế dành cho Thung lũng tình yêu để nhằm đưa mẫu khách quốc tế vào mô hình.