Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp TCM để định giá giá trị cảnh quan tại Thung lũng tình yêu (Trang 34 - 38)

Thung lũng tình yêu là nơi lý tưởng cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Hàng năm sinh viên trường Đại học Đà Lạt và cả sinh viên một số trường ở Thành phố Hồ Chí Minh…cũng về đây tiến hành nghiên cứu về môi trường, rừng, định giá rừng…đặc biệt Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng đã tiến hành dự án thí điểm phương pháp quản lý rừng đa mục đích. Trong dự án này có định giá rừng trình diễn tại Lâm Đồng ( định giá về ba loại rừng : rừng bảo hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất). Và ở đây lại có định giá giá trị cảnh quan khu du lịch sinh thái Thung lũng tình yêu bằng phương pháp chi phí du lịch. Dự án này được sự tài trợ của Quỹ Ủy thác ngành Lâm nghiệp và các nhà tài trợ ( Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ). Dự án này đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các ngành chức năng và nhân dân trong tỉnh.

Ngoài ra cũng có nhiều đề tài nghiên cứu của cán bộ giáo viên, các nhà khoa học trong và ngoài nước, thậm chí là của sinh viên, chủ yếu là các đề tài về bảo tồn và khai thác rừng thông, cải tạo hồ Đa Thiện, sinh kế bền vững cho khai thác thiếc trái phép đã diễn ra rất sôi động tại khu du lịch thung lũng tình các hộ dân trong vùng,…

2.3.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Năm 2006 tình trạng yêu. Hàng trăm người tổ chức đào, đãi thiếc một cách công khai tại đây suốt 24/24 giờ bất chấp luật pháp, thậm chí chúng còn đe doạ cả chính quyền sở tại. Con đường vào cổng phụ thung lũng luôn tấp nập những kẻ mang quốc, xẻng...đi đào bới. Nhiều cây thông đã bị đốn hạ, thay vào đó là những ụn đất đỏ được đào lên từ các hầm ngầm trong lòng đất. Bọn khai thác thiếc trái phép còn chặt những cây thông to để làm cột chống hầm. Chính vì vậy một diện tích lớn rừng thông đã bị tàn phá. Thiếc đào xong lại được các đối tượng đưa xuống thượng nguồn hồ Đa Thiện để đãi, gây ô

nhiễm nguồn nước hồ nghiêm trọng, thắng cảnh quốc gia bị xẻ thịt. Đứng trước tình hình nguy kịch đó đơn vị chủ quản KDL Thung lũng Tình yêu – công ty du lịch thanh niên đã có nhiều biện pháp,họ cho biết: Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng đến nay vẫn lực bất tòng tâm. Cụ thể là công ty đã tiến hành san lấp các hố thiếc, trồng cây, lập chòi bảo vệ 24/24 nhưng vẫn không hiệu quả. Lực lượng đào thiếc rất đông, liều lĩnh và có trang bị vũ khí, gậy gộc để sẵn sàng chống lại nhân viên bảo vệ.

Một khó khăn nữa trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác thiếc trái phép là con đường vào KDL Thung lũng Tình yêu đồng thời cũng là đường dân sinh của hơn 50 hộ dân sống ở khu vực phía bên trong hàng ngày, các đối tượng khai thác thiếc trà trộn với người dân để ra vào, rất khó quản lý. Ngoài con đường này, chúng còn mở thêm nhiều đường mòn băng rừng để vận chuyển thiếc, đồng thời để chạy trốn khi bị truy đuổi.

Trước tình hình phức tạp đó, ngày 06-02-2006, Công ty Du lịch Thanh Niên đã có công văn gửi UBND thành phố Đà Lạt đề nghị can thiệp. Ngày 14-02-2006, UBND thành phố Đà Lạt đã ra công văn số 472/UBND đề nghị các cơ quan ban ngành liên quan xử lý tình trạng coi thường pháp luật này. Theo đó, các ngành công an, kiểm lâm, ban quản lý rừng của thành phố Đà Lạt sẽ vào cuộc tích cực hơn để trấn áp các đối tượng khai thác thiếc trái phép và coi thường pháp luật; điều tra và xử lý các đầu nậu thu mua quặng thiếc trái phép trên địa bàn. Về lâu dài, thành phố sẽ cho nổ mìn và san lấp các hầm thiếc…

2.3.3. Công tác tôn tạo cảnh quan.

Khu du lịch đã có nhiều công trình mới nhằm tôn tạo cảnh quan nơi đây. Vẫn giữ nền tảng là du lịch sinh thái nhưng dịp này Thung lũng Tình

yêu đã có những đột phá trong đầu tư cải tạo cảnh quan. Hệ thống đường đi nội bộ đã được bê tông hóa sạch đẹp. Nhiều nhà nghỉ chân, tiểu công viên hoa, cây cảnh, đá cảnh được tạo dựng. Đặc biệt, khu du lịch đã dành hơn 1,5ha để xây dựng điểm vui chơi dưới tán rừng, gồm: các công trình hoa cảnh, đá cảnh gắn với biểu tượng tình yêu; suối, thác nhân tạo và các trò chơi dưới tán rừng… Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ du lịch Thanh niên Đà Lạt (đơn vị chủ quản khu du lịch) cho biết thêm rằng cùng với việc đầu tư mới và tôn tạo cảnh quan khu du lịch, họ cũng đã sắp xếp, quy hoạch lại các hoạt động kinh doanh như: nhiếp ảnh, dịch vụ cưỡi ngựa và bán hàng lưu niệm. Phương châm của họ là nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp cảnh quan phải gắn với thái độ phục vụ văn minh, lịch sự….

2.3.4. Công tác phát triển kinh tế vùng đệm.

Phần lớn dân cư sống trong vùng đệm Thung lũng tình yêu có đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm thu được từ rừng và thói quen sử dụng các sản phẩm của rừng tự nhiên hiện vẫn còn là một vấn đề lớn, đặc biệt ở đây tình trạng khai thác thiếc trái phép vẫn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu du lịch. Nguyên nhân chính của tình trạng này là thiếu việc làm để tạo thu nhập do đó phải tìm nguồn thu từ rừng, phải khai thác thiếc để bán…

Nhiệm vụ của khu du lịch là phải tìm ra sự hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên hiện có đặc biệt là giá trị cảnh quan khu du lịch. Để làm được điều đó Thung lũng tình yêu đã có nhiều dự án phát triển kinh tế vùng đệm. Năm 2008 đã nhận được sự hỗ trợ của quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp và các nhà tài trợ Phần Lan, Hà Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, dự án nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng dân cư vùng đệm và

chính quyền địa phương nhằm tăng khả năng sử dụng và quản lý một cách thân thiện với nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp TCM để định giá giá trị cảnh quan tại Thung lũng tình yêu (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w