Ứng dụng phương pháp định giá giá trị cảnh quan tại Thung lũng tình yêu

MỤC LỤC

Đánh giá chất lượng môi trường

Để đánh giá giá trị hàng hóa môi trường, hiện nay các nhà kinh tế môi trường dựa trên cơ sở nền tảng lý thuyết của kinh tế học và những vấn đề môi trường đưa ra những kỹ thuật đánh giá có cơ sở khoa học thực tiễn được áp dụng và phổ biến khỏ rộng rói trờn thế giới trong đú vấn đề cốt lừi cuối cựng là phải xác định cho được giá của môi trường trong bối cảnh của TEV mà môi trường mang lại. (Phân chia khu vực xung quanh địa điểm du lịch được nghiên cứu thành các vùng xuất phát khác nhau theo khoảng cách địa lý. Các vùng này có thể được phân chia theo các đường tròn đồng tâm kể từ điểm du lịch nhưng cũng có thể phân chia theo khu vực hành chính có cùng khoảng cách đến địa điểm giải trí. Thông thường, số liệu về dân số thu thập theo địa giới hành chính dễ dàng hơn thu thập theo các đường tròn đồng tâm nên cách phân chia theo. khu vực hành chính được sử dụng nhiều hơn. Số lượng các vùng có thể tương đối lớn tùy theo tính chất của địa điểm nghiên cứu).

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TCM ĐỂ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI THUNG LŨNG TÌNH YÊU

Sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho khu du lịch Thung lũng tình yêu

Như trong chương I đã phân tích thì cả hai cách tiếp cận ITCM va ZTCM đều có những hạn chế riêng nhưng ZTCM vẫn được coi là khả thi hơn trong việc định giá giá trị cảnh quan tại thung lũng tình yêu. Thung lũng tình yêu chỉ cách thành phố Đà Lạt 6 km, tuy nhiên đường đi tới đây khá khó khăn do địa hình đồi núi, muốn đến được nơi phải đi bằng ô tô, thậm chí cả đi bộ. Hơn nữa mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam còn thấp ( hiện nay là hơn 1000$/ người/năm) mà nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay nên họ không có điều kiện và thói quen đi du lịch thường xuyên.

Thông thường, người dân nước ta chỉ đi nghỉ 1 hoặc 2 lần trong năm, thậm chí ở nhiều vùng nông thôn nhiều người cả đời chưa từng một lần đi du lịch. - ZTCM là phương pháp được áp dụng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới trong việc định giá giá trị cảnh quan bởi phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém. Do vậy, trong đề tài này tôi đã sử dụng cách tiếp cận ZTCM để xác định giá trị cảnh quan của thung lũng tình yêu.

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Song để có thông tin xác thực về chi phí của du khách thời điểm hiện tại nên TCM sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về chi phí du lịch của khách du lịch và có thể thu thập được lượng mà du khách sẵn lòng chi trả ( WTP) cho việc bảo tồn. - Thông tin về điều kiện kinh tế xã hội của du khách: Trong bảng hỏi cần phải có những thông tin cá nhân của khách du lịch như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn. - Các thông tin về chi phí du lịch bao gồm chi phí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí mua vé tham quan….để thu thập được các số liệu này, đầu tiên phải xác định phương tiện di chuyển tới khu du lịch của du khách, thời gian lưu trú của du khách và những địa điểm du khách đã và sẽ đến trong chuyến đi.

Ngoài ra, mô hình hàm cầu được xây dựng ở Thung lũng tình yêu sẽ không bao gồm khách nước ngoài bởi việc đưa khách nước ngoài vào mô hình là khá phức tạp trong việc tính tỷ lệ du khách đến trên 1000 dân. Hơn nữa, khách nước ngoài thường đi du lịch tại nhiều địa điểm, không phải họ chỉ đến Việt Nam để thăm Thung lũng tình yêu, bởi vậy việc phân bổ chi phí du lịch của họ là khá khó khăn. Chú ý: Số liệu dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài: Định giá rừng trình diễn tại Lâm Đồng do Trung tâm nghiên cứu môi trường và sinh thái thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện.

Xác định mô hình hàm cầu du lịch cho Thung lũng tình yêu

Do du khách xuất phát từ nhiều địa điểm khác nhau trong nước nên nhóm nghiên cứu chỉ chọn lựa các địa danh nào có nhiều du khách đến Thung lũng Tình yêu nhất, một số địa phương có số lượng du khách quá ít thì không được tính trong nghiên cứu này. Việc phân vùng du khách có thể có sự chênh lệch nhất định về khoảng cách giữa các địa phương trong cùng một vùng nhưng trên thực tế phỏng vấn cho thấy chi phí đi lại cũng không thay đổi lớn với khoảng cách chênh lệch từ 0 - 50km. Việc xác định trực tiếp các khoản chi phí du khách đã bỏ ra để đến thắng cảnh Thung lũng tình yêu không dễ vì du khách chỉ tính được tổng chi phí cho chuyến đi, rất khó tách các khoản chi phí cho từng địa điểm.

Vì vậy, chi phí về thời gian là chi phí cơ hội (sử dụng thời gian cho mục đích du lịch du khách đã mất cơ hội sử dụng thời gian để làm việc, tạo thu nhập) và cần phải xác định chi phí thời gian trong chi phí của du khách. Deaton và Muellbauer (1980) sau này cả Hanley và Spash (1993) cho rằng khi một cá nhân từ bỏ công việc để đến địa điểm giải trí thì mức lương chính là chi phí cơ hội của thời gian, nên sử dụng mức lương như “giá bóng”. Song theo một nghiên cứu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 1994) các cá nhân có thể thấy hài lòng hoặc không cảm thấy hài lòng khi đến địa điểm giải trí; họ cũng có thể sử dụng những ngày nghỉ cuối tuần cho mục đích du lịch và do đó nên sử dụng chi phí thời gian điều chỉnh để xác định chi phí thời gian cho chuyến đi.

Bảng 3.9:  Chi phí đi lại của du khách
Bảng 3.9: Chi phí đi lại của du khách

Xây dựng đường cầu giải trí

Kết quả phỏng vấn du khách về mức chi phí đã bỏ ra cho chuyến tham quan, có thể xác định chi phí ăn ở, mua vé tham quan tại các địa điểm như trên. Các chi phí này được du khách ước tính vì trên thực tế thời điểm phỏng vấn du khách chưa kết thúc chuyến đi. Mặt khác, đây chỉ là các chi phí có thể tính toán được, còn một số chi phí khác như mua sắm đồ lưu niệm du khách rất khó ước tính.

Điều này chứng tỏ du lịch là một hàng hóa xa xỉ và thường những người có thu nhập cao mới có khả năng chi trả cho tiêu dùng hàng hóa này. Mặt khác, qua phỏng vấn cho thấy nhiều người ở thành phố Hồ chí Minh thực sự muốn có được không khí mát mẻ thanh bình của Đà lạt nên họ muốn đến nơi này. Giả định mối quan hệ giữa tỷ lệ du khách mỗi vùng và chi phí du hành của mỗi vùng có quan hệ tuyến tính; tỷ lệ du khách mỗi vùng (Visitation Rate – VR) là biến phụ thuộc, chi phí du lịch của mỗi vùng (Travel cost – TC) là biến độc lập.

Bảng 3.14: Kết quả hồi quy hàm cầu giải trí
Bảng 3.14: Kết quả hồi quy hàm cầu giải trí

CS = ∫ f(TC)dTC

    Điều này được giải thích là doanh thu từ hoạt động giải trí chỉ bao gồm tiền vé vào cổng và một số khoản thu khác trong khi đó giá trị giải trí là phần chênh lệch giữa chi phí của du khách bỏ ra cho chuyến đi và lợi ích mà du khách nhận được từ địa điểm giải trí. - So sánh với doanh thu từ hoạt động du lịch mà Khu du lịch thu được hàng năm là 3,2 tỷ đồng thì lợi ích khu du lịch mang lại cho du khách lớn hơn nhiều và điều đó cũng chứng tỏ giá trị cảnh quan của Thung lũng tình yêu là rất lớn. Hơn nữa chưa đưa được mẫu khách quốc tế vào trong mô hình do có nhiều thông tin khó xác định và quan trọng là do khách quốc tế thường đi kết hợp du lịch nhiều địa điểm trong đó Thung lũng tình yêu là một điểm đến nên việc phân bổ chi phí cho Thung lũng tình yêu rất khó xác định.

    Như vậy với những đề xuất trên cần có sự phối hợp đồng bộ giữa ban quản lý Thung lũng tình yêu mà trực tiếp là cơ quan chủ quản – công ty du lịch thanh niên Đà Lạt với các ban ngành, cơ quan chức năng và sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương để sử dụng và khai thác có hiệu quả các tài nguyên của Thung lũng tình yêu. Như vậy trong chương III đã trình bày về việc sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho Thung lũng tình yêu, các phương pháp thu thập xử lý thông tin, tổng quan về đặc điểm mẫu nghiên cứu, cách thức xác định mô. Đề tài: Đánh giá giá trị chất lượng môi trường tại Thung lũng tình yêu tại Đà Lạt nhằm mục đích tìm hiểu tầm quan trọng của việc định giá chính xác môi trường, đồng thời xây dựng mô hình hợp lý về nhu cầu cho Thung lũng tình yêu theo phương pháp chi phí du lịch theo vùng để ước tính giá trị kinh tế về mặt cảnh quan, giúp cho việc bảo tồn, khai thác hợp lý giá trị cảnh quan phục vụ cho du lịch.