1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy

112 788 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 5

1.1 Nước biển dâng và biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển 5

1.1.1 Những yếu tố làm thay đổi mực nước biển 5

1.1.2 Xu hướng mực nước biển gần đây 6

1.1.3 Kịch bản nước biển dâng trong tương lai 6

1.1.3 Tác động của nước biển dâng 8

1.1.4 Những biến đổi khí hậu khác 23

1.2 Một vài vấn đề nước biển dâng tại Việt Nam 24

1.2.1 Các kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam và tính dễ bị tổn thương 24

1.2.2 Tác động của nước biển dâng đến Việt Nam 28

1.3 Khung phân tích tác động nước biển dâng 31

1.3.1 Bước 1:Xác định vấn đề 35

1.3.2 Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 35

1.3.3 Bước 3: Kiểm tra phương pháp 35

1.3.4 Bước 4:Lựa chọn kịch bản 35

1.3.5 Bước 5: Đánh giá tác động 35

1.3.6 Bước 6:Đánh giá sự thích nghi tự động 38

1.3.7 Bước 7: Đánh giá các chiến lược thích nghi 38

1.4 Tiểu kết Chương I 39

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 40

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 40

2.1.1 Vị trí địa lý 40

2.1.2 Địa hình 41

2.1.3 Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn 43

2.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng 44

Trang 2

2.2.2 Cơ sở hạ tầng, dân số và giáo dục 59

2.2.3 Hoạt động kinh tế và thu nhập 61

2.3 Sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn/bãi bồi 63

2.3.1 Dịch vụ cung cấp 63

2.3.2.Dịch vụ môi trường 64

2.3.3.Dịch vụ văn hóa: 64

2.3.4 Dịch vụ hỗ trợ 65

2.4 Tiểu kết Chương II 68

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNGĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 69

3.1 Lựa chọn kịch bản nước biển dâng 69

3.2 Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia XuânThủy 73

3.2.1 Đánh giá định tính 73

3.2.2 Đánh giá định lượng 78

3.3 Những yếu tố không chắc chắn 89

3.4 Tiểu kết Chương III 90

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂNDÂNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 91

4.1 Các biện pháp giảm nhẹ liên quan đến quốc gia và toàn cầu 91

Trang 4

Tiếng AnhTiếng Việt

AAPF Average annual people flooded Số người chịu lụt trung bình hàng nămCDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địaGEF Global Environmental Fund Quỹ Môi trường Toàn cầuGIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lýIPCC The International Panel on Climate

Uỷ ban liên chính phủ về

biến đổi khí hậu của Liên Hiệp quốc

Phát triển cộng đồng

hệ sinh thái rừng ngập mặnOECD Organisation for Economic

Co-operation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tếPHZ People in the Hazard Zone Số người sống trong vùng nguy hiểm

UNDP United Nations Development Program

Chương trình phát triểncủa Liên Hiệp QuốcUNESC

United Nations Educational,

Scientific and Cultural Organization

Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên Hiệp QuốcWAIS West Antartic Ice Sheet Dải băng ở phía Tây Antartic

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang 5

Hình 1.4: Hình ảnh Việt Nam khi nước biển dâng lên 1 m vào năm 2100 27

Hình 1.5: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động ven biển donước biển dâng 33

Hình 1.6: Bảy bước của một bản đánh giá tác động 34

Hình 2.1: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nhìn từ vũ trụ 41

Hình 2.2: Các dạng sống của thực vật tại huyện Giao Thủy 48

Hình 3.1.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển không dâng 70

Hình 3.2.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển dâng lên 1m vào năm 2100 71

Hình 3.3 Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi mực nước biển dâng lên 2m 72

Hình 3.4.Sự thay đổi đường bờ biển tại tỉnh Nam Định giai đoạn 1905-1992 77

Hình 3.5.Tổng chi phí nước biển dâng 79

Hình 3.6: Biến thiến của thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn theo tỷ lệ chiết khấu87Hình 3.7 Biến thiên của thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn 89

Bảng 1.1: Những tác động chính của nước biển dâng khu vực 9

Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu các nước 12

Bảng 1.3: Chi phí tiềm năng do nước biển dâng dọc bờ biển của Mỹ 15

Bảng 1.4: Số người sống trong những vùng đồng bằng 1000 năm có nguy cơ lụt 16

Bảng 1.5: Số người trung bình hàng năm chịu lụt do sóng bão tại vùng ven biển 19

Bảng 1.6: Số người bị lụt trung bình hàng năm do sóng bão ven biển 20

tại ba vùng đảo 20

Bảng 1.7 Các kịch bản nước biển dâng của Việt Nam 25

Bảng 1.8: Những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nướctrong khu vực châu Á 28

Trang 6

Thủy 60

Bảng 2.4 Ước tính giá trị kinh tế rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy 66

Bảng 3.1.Kịch bản nước biển dâng theo các mốc thời gian của thế kỷ 21 70

Bảng 3.2.Mực nước biển dâng qua các năm so với 2009 73

Bảng 3.3.Ma trận tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ 74

Bảng 3.6 Giá trị thiệt hại (VND/ha) đối với từng lớp giá trị kinh tế 83

Bảng 3.7: Thiệt hại kinh tế tiềm năng do tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc giaXuân Thuỷ giai đoạn 2010-2015: 85

Bảng 3.8 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu 86

Bảng 3.9 Phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi tỷ lệ lạm phát 88

theo tỷ lệ lạm phát 89

Bảng 4.1 Công nghệ thích nghi của vùng ven biển 94

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài, tên đề tài

Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đang phải đối mặt với “tình huống hết sức khẩncấp” của một cuộc khủng hoảng liên quan đến hôm nay và ngày mai Đó là cuộc khủnghoảng biến đổi khí hậu Một trong những tác động chắc chắn của biến đổi khí hậu làlàm mực nước biển trung bình toàn cầu dâng lên, điều khiến nguy cơ lũ lụt và ngậpnước cao hơn, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nước ngầm và thay đổi hình thái học,chẳng hạn như xói mòn hay mất những vùng đất ngập nước

Sau nhiều năm tranh cãi nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do tự nhiên hay docon người, các nhà khoa học đã rút ra kết luận rằng đó là do các chất khí gây hiệu ứngnhà kính được thải ra chủ yếu từ những nước phát triển Tuy nhiên, những nước phảichịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất lại là những nước đang phát triển, một phần donhững nước này không có đủ khả năng tài chính để khắc phục và thích ứng với biếnđổi khí hậu

Theo đánh giá của Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), ViệtNam là một trong năm nước trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khíhậu và nước biển dâng, chỉ đứng sau Bangladesh Hiện nay, Viện khí tượng và Thủyvăn đã xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu đối với Việt Nam bao gồm thay đổi trongmực nước biển, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa…và đã công bố vào tháng 4/2009 TạiViệt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá tác động tiềm năng donước biển dâng gây ra dựa trên những kịch bản nước biển dâng khác nhau ví dụ nhưcông trình “Tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Cà Mau”của thạc sĩ Nguyễn Xuân Hiền, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam Tuy nhiên, tại

Trang 8

một số khu vực, những tác động của nước biển dâng không còn là dự báo trên lý thuyếtmà đã thực sự xảy ra và gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể

Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Giao Thuỷ - tỉnh Nam Định, kể từcơ bão số 5 năm 2005, tại khu vực bờ biển Bạch Long – Giao Thuỷ và khu du lịch thịtrấn Quất Lâm mực nước biển đã dâng lên 20 cm Nam Định là tỉnh có Vườn Quốc giaXuân Thủy - Vườn Quốc gia duy nhất tại Việt Nam tham gia vào Công ước RAMSAR- với hệ sinh thái đất ngập nước phong phú, đa dạng và là ga chim của rất nhiều loàichim quý hiếm trong sách đỏ trên thế giới Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bêncạnh chịu các tác động tiêu cực từ hoạt động của con người, Vườn Quốc gia XuânThủy còn phải gánh thêm một số tác động có hại do nước biển dâng Nhằm đánh giánhững tác động tiềm năng do nước biển dâng gây ra tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tôi

đã thực hiện chuyên đề “Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn

Quốc gia Xuân Thủy”.

II Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, tôi thực hiện chuyên đề này nhằm đánh giá định tính và định lượngnhững tác động tiềm năng do nước biển dâng gây ra tại Vườn quốc gia Xuân Thủy dựatrên kịch bản nước biển dâng

Thứ hai, có thể xác định, đề xuất hay đánh giá một loạt các lựa chọn thích nghivà nếu có thể sẽ tận dụng những ảnh hưởng tích cực của nước biển dâng.

Thứ ba, giúp đánh giá chi phí của tác động của nước biển dâng nên có thể sosánh chi phí này với chi phí của các biện pháp thích nghi và giảm nhẹ từ đó có thể đưara những phản ứng chính sách phù hợp.

Cuối cùng, bản đánh giá này sẽ làm tăng nhận thức cộng đồng đối với vấn đềcần sự quan tâm chung này (ví dụ, giáo dục moi người về sự cần thiết phải bảo vệ các

Trang 9

khu rừng ngập mặn, cụ thể là Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ) và tạo ra cơ sở cho các quyếtđịnh chính sách.

III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian là khoảng thời gian của kịch bản nước biển dâng – giai đoạn2010 – 2015

- Phạm vi không gian của đề tài là Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và năm xã vùngđệm là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.

IV.Phương pháp nghiên cứu1 Phương pháp kế thừa

 Tổng hợp các số liệu của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã được phê duyệt trong cácquyết định của Chính Phủ, UBND tỉnh, huyện.

 Kế thừa có chọn lọc các tài liệu khoa học do các tác giả trong và ngoài nước đãcông bố về lượng giá kinh tế của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

2 Phương pháp thực địa

Thực hiện các chuyến đi thực địa xuống Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ nhằm khảosát khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, phỏng vấn một số cán bộ làmviệc tại Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ cũng như đối chiếu những số liệu sẵncó với thực tế khu vực nghiên cứu.

3 Phương pháp mô hình hoá

Sử dụng dữ liệu đầu vào là bản đồ độ cao của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ và cácbản đồ mức độ (hệ số) nhạy cảm thiệt hại của các lớp giá trị kinh tế đối với mức độngập lụt , tác giả thực hiện mô phỏng các kịch bản nước biển dâng tại Vườn Quốc giaXuân Thuỷ bằng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) nhằm xác định diện tích ngập lụt theotừng kịch bản nước biển dâng cũng như mức độ thiệt hại (%) của từng giá trị kinh tế.

Trang 10

V.Cấu trúc chuyên đề:

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm 4 phần:Chương I: Tiếp cận phương pháp đánh giá

Chương II: Tổng quan về Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ

Chương III: Đánh tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia XuânThuỷ

Chương IV: Đề xuất các biện pháp ứng phó với nước biển dâng tại Vườn Quốc giaXuân Thủy

Trang 11

CHƯƠNG I: TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

1.1 Nước biển dâng và biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển1.1.1 Những yếu tố làm thay đổi mực nước biển

Sự thay đổi cấp độ địa phương của mực nước biển tại bất kỳ địa điểm ven biểnnào phụ thuộc vào các yếu tố địa phương, khu vực và toàn cầu (Nicholls vàLeatherman,1996; Nicholl, 2002a) Vì thế, mực nước biển trung bình của toàn cầu tănglên không có nghĩa là nước biển tại bất cứ khu vực nào cũng tăng lên như vậy Mựcnước biển địa phương so với đất liền có thể thay đổi vì một số lý do và qua nhữngkhoảng thời gian ước tính 100 đến 1000 năm, mực nước biển khu vực sẽ là tổng củanhững yếu tố sau:

 Mực nước biển dâng lên toàn cầu: là sự tăng lên của thể tích đại dương toàn cầu.Vào thế kỷ 20 và 21, sự tăng lên này là do sự nở nhiệt của tầng đại dương bên trên donóng lên và sự tan băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra bởi con người (Churchvà cộng sự, 2001) Sự góp phần của Greenland thì ít chắc chắn hơn, và người ta hyvọng rằng diện tích Antarctica tăng lên sẽ làm giảm mực nước biển, bù lại bất cứ sựđóng góp thêm nào của Greenland đối với nước biển dâng Ảnh hưởng trực tiếp củacon người cũng có thể do những giảm nhẹ đối với chu trình thuỷ học (ví dụ: tăng lượngdự trữ nước ở trên mặt đất (khiến mực nước biển giảm xuống), hạn chế sử dụng lượngnước ngầm (khiến mực nước biển tăng lên) mặc dù sự cân bằng này là hầu như khôngchắc chắn.

 Những yếu tố khí tượng-hải dương khu vực: như là sự thay đổi về mặt không giando tác động của nở nhiệt, sự thay đổi đối với những luồng gió trong dài hạn và áp suấtkhí quyển và sự thay đổi trong sự lưu thông đại dương như là dòng Gulf Những tácđộng này có thể là đáng kể đối với những ảnh hưởng khu vực tương đương với tầm

Trang 12

quan trọng của hiện tượng nở nhiệt trung bình toàn cầu Những mô hình đánh giá tácđộng hiện tượng nóng lên toàn cầu ít công nhận yếu tố này và nó thường bị bỏ quatrong các đánh giá tác động cho đến ngày nay.

 Sự biến động theo chiều thẳng đứng của đất liền (lún xuống hay nâng lên) donhiều quá trình địa chất như kiến tạo học, tân kiến tạo học, sự thay đổi đằng tĩnh thờikỳ sông băng (GIA) và sự hợp nhất (Emery và Aubrey, 1991) Bên cạnh những thayđổi tự nhiên, việc hút nước ngầm cũng làm tăng quá trình sụt lún (và phá huỷ than bùndo oxyhoá và xói mòn) tại nhiều vùng đất thấp ven biển, khiến nhiều vùng đất dễ bị tổnthương sụt xuống vài mét trong suốt thế ký 20, bao gồm trong đó một số thành phố venbiển chính như Tokyo và Thượng Hải (ví dụ Nicholls, 1995a).

1.1.2 Xu hướng mực nước biển gần đây

Mực nước biển tăng trong suốt thế kỷ 20 nhanh hơn so với thế kỷ 18 và 19(Woodworth, 1999; Church và cộng sự, 2001) Khoảng thời gian mực nước biển tănglên ít thể hiện sự liên quan đến kỳ cuối của thời kỳ “Tiểu băng hà” và rằng thời kỳ đókhông liên quan gì đến những thay đổi do tác động của con người Mực nước biển toàncầu được ước tính đã tăng 10 đến 20 cm trong suốt thế kỷ 20, nhưng không có bất kỳchứng cứ nào của sự tăng lên này Người ta đưa ra ý kiến rằng ước tính tăng 20 cmtrong suốt thế kỷ 20 là phù hợp nhất đối với những dữ liệu sẵn có (Douglas và Peltier,2002) Như vậy, chúng ta đã trải qua mực nước biển tăng đáng kể trong suốt thế kỷ 20,điều mà người ta có thể cho rằng là một nhân tố chính tạo ra nhiều vấn đề ven biểnđang tồn tại.

1.1.3 Kịch bản nước biển dâng trong tương lai

Khi sử dụng những kịch bản phát thải khí nhà kính từ Báo cáo đặc biệt về kịchbản phát thải (SRES), người ta ước tính rằng mực nước biển dâng toàn cầu từ năm1900 đến 2100 sẽ nằm trong khoảng 9 đến 88 cm, với ước tính trung bình là 48 cm(Church và cộng sự, 2001)

Trang 13

Hình 1.1: Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 1900 – 2100

Nguồn: Trần Mai Kiên, Những tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu tại ViệtNam, Viện Khí tượng và thuỷ văn

Con số này thấp hơn một chút so với ước tính của Bản đánh giá thứ hai củaIPCC nhưng vẫn còn rất nhiều yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến mực nước biểndâng lên trên toàn cầu Những yếu tố không chắc chắn có thể là hai lý do sau:

 Sự không chắc chắn về sự tập trung khí nhà kính trong tương lai; và

 Sự không chắc chắn về phản ứng của khí hậu đối với bức xạ nhà kính (sự nhạy cảmcủa mực nước biển dâng và khí hậu).

Những kịch bản nước biển dâng chi tiết cho sau năm 2100 vẫn còn ít, nhưngngười ta cho rằng mực nước biển sẽ tăng lên đáng kể phụ thuộc vào độ lớn của hiệntượng nóng lên toàn cầu.

Trang 14

Giảm lượng phát thải hay tăng bể hấp thụ khí nhà kính sẽ làm giảm sự ấm lêntoàn cầu và nước biển dâng Những phân tích gần đây cho rằng mực nước biển trungbình toàn cầu gần như độc lập với lượng phát thải tương lai cho đến năm 2050, vàlượng phát thải tương lai sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất tác động đến mực nướcbiển dâng sau năm 2100 (Church và cộng sự, 2001) Điều này có nghĩa rằng trong suốtthế kỷ 21, yếu tố không chắc chắn chủ yếu liên quan đến mực nước biển dâng trungbình toàn cầu là sự nhạy cảm của khí hậu và nước biển dâng với bức xạ nhà kính Ngaycả khi lượng tập trung khí nhà kính trong khí quyển ổn định do nỗ lực giảm nhẹ, thínghiệm của Mitchell và cộng sự (2000) cho rằng sự tăng lên của mực nước biển toàncầu chỉ bị chậm lại tối đa là khoảng một vài thập kỷ trong thế kỷ 21 Kết quả này là dosự “cam đoan nước biển sẽ dâng lên”, phản ánh sự thâm nhập từ từ của khí nóng đếnnhững tầng đại dương sâu hơn Có thể phải mất hàng nghìn năm để nhiệt độ đại dươngđạt tới mức cân bằng mới với một khí hậu ổn định mới (Wigley và Raper, 1993;Church và cộng sự, 2001) Vì thế, trong trường hợp mực nước biển dâng, biện phápgiảm nhẹ là ít ảnh hưởng nhất đến sự thay đổi trong tương lai khi so sánh với nhữngnhân tố thay đổi khí hậu khác (ví dụ như lượng mưa, nhiệt độ không khí…) Tuy nhiên,mực nước biển tăng và tốc độ tăng tối đa có thể giảm đáng kể Vì vậy, sự dâng lên củamực nước biển trung bình toàn cầu dường như là không thể tránh được trong suốt thếkỷ 21 và sau đó cho dù con người nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, nhưng chúng ta cóthể tác động đến lượng và tốc độ dâng của nước biển bằng các biện pháp giảm nhẹ.Tuy nhiên, những kịch bản này chưa bao gồm khả năng của những thay đổi lớn, cụ thểlà sự sụp xuống của những dải băng ở phía Tây Antartic (WAIS), điều mà có thể làmcho mực nước biển dâng lên 6m

1.1.3 Tác động của nước biển dâng

Tác động sinh địa lý đáng kể nhất của nước biển dâng được tổng kết trongBảng 1, bao gồm những yếu tố tương tác liên quan Hầu hết những tác động này nói

Trang 15

chung đều là hàm tuyến tính của nước biển dâng, mặc dầu một vài quá trình tổn thấtvùng đất ngập nước thể hiện phản ứng ngưỡng và liên quan nhiều hơn tới tốc độ dângcủa nước biển nhiều hơn là sự thay đổi hoàn toàn Phần lớn những nghiên cứu đã cótập trung vào một vài trong ba nhân tố sau: (1) thiệt hại do ngập lụt và bão, (2) xói mònvà (3) mất các vùng đất ngập nước (Nicholls, 1995b) Các nghiên cứu này thường dựatrên những giả định rất đơn giản và bỏ qua hầu hết những tác động của động lực học:những vùng đất ngập nước được coi như là yếu tố bị động của cảnh quan và chỉ bị ngậpdo mực nước biển dâng Bên cạnh đó, những nhân tố tương tác cũng thường bị bỏ qua.Nguyên nhân chính khiến nhiễm mặn chưa được cân nhắc là vì rất khó để phân tích vềmặt phương pháp luận Chính vì thế, phần nhiều các đánh giá những tác động sinh địalý của nước biển dâng vẫn chưa hoàn chỉnh trên một vài phương diện nào đó.

Bảng 1.1: Những tác động chính của nước biển dâng khu vực

Tác động lý sinhCác nhân tố liên quan khác

Thiệt hại do ngập lụt

và bão

Sóng cồn

Sóng và bão, những thay đổi về mặt

hình thái học,nguồn cung cấp trầm tích

Nguồn cung cấp trầm tích,quản lý sự úng lụt, những thay đổi về hình

thái học, bồi thường đấtNước

nghịch lưu(ở các con

Dòng chảy mặt Quản lý sự dẫn nước và sử dụng đấtMất các vùng đất ngập nước

(và thay đổi) Tích tụ CO2

Nguồn cung cấp trầm tích

Nguồn cung cấp trầm tích, khu vực di dân, những tàn

phá trực tiếpXói mòn

Nguồn cung cấp trầmtích,

sóng và bão Nguồn cung cấp trầm tích

Trang 16

Xâm nhập mặn

Nước bề

mặt Dòng chảy mặt Quản lý sự dẫn nước và sử dụng đất

 Gia tăng mất mát tài sản và môi trường sống ven biển; Gia tăng rủi ro lũ lụt và nguy cơ mất tính mạng;

 Phá hoại những công trình bảo vệ ven biển và những cơ sở hạ tầng khác; Mất tài nguyên có thể tái sinh và tài nguyên phục vụ cho sinh kế;

 Mất chức năng vận chuyển, giải trí và du lịch; Mất những giá trị văn hóa phi tiền tệ;

 Tác động lên nông nghiệp và nghành nuôi trồng thủy sản do suy giảm chất lượng đấtvà nước.

Những tác động gián tiếp của nước biển dâng thì khó phân tích hơn nhưngchúng cũng có tiềm năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực như là nghề cá Vùng đấtngập nước ven biển đóng vai trò quan trọng đối với vòng đời của nhiều loài cá quantrọng Vì thế, nếu nước biển dâng làm suy giảm vùng đất ngập nước thì điều này sẽ tácđộng đến ngư nghiệp (McLean và cộng sự, 2001, Kennedy và cộng sự, 2002) Nhữngtác động phi tuyến tính rõ ràng có thể được thể hiện bởi sự giảm sút nhanh chóng tạinhững vùng ngập nước đồng bằng Mississippi, Mỹ Rõ ràng, quá trình này không thể

Trang 17

tiếp tục vô hạn và người ta đoán rằng trong vòng thế kỷ 21 ngư nghiệp sẽ sụt giảmmạnh trừ phi có nhiều vùng đất ngập nước mới được hình thành Sức khỏe con ngườilà một vấn đề khác mà ảnh hưởng gián tiếp của nước biển dâng có thể là đáng kể Dođó, nước biển dâng có thể tạo ra các tầng tác động thông qua hệ thống ven biển, mặc dùđến ngày nay những phân tích mới chỉ tập trung chủ yếu vào những tác động trực tiếp.

a Những đánh giá quy mô quốc gia

Những đánh giá quy mô quốc gia nói chung đã bao gồm các tác động tiềm năngkhi nước biển dâng lên 1m trong trường hợp các biện pháp thích nghi là hạn chế Vềmặt này, họ khẳng định lại những gì đã được tuyên bố về tầm quan trọng của nhữngkhu vực ven biển Bảng sau thể hiện rằng gần 180 triệu người sẽ bị ảnh hưởng khinước biển dâng lên 1m và giả định không có biện pháp ứng phó, thích nghi nào Như aiđó đã cho rằng những vùng đất ven biển thấp là nhạy cảm nhất đối với nước biển dâng,cụ thể là các hòn đảo nhỏ và đồng bằng Những vùng đất ngập nước ven biển bị đe dọakhá lớn dù điều này có lẽ chỉ phản ánh các giả định tác động đơn giản được thiết lậptrong các nghiên cứu hơn là tình trạng tổn thương thật sự, điều mà có thể ít hơn rấtnhiều nếu những vùng đất ngập nước này có thể ứng phó được với nước biển dâng.

Trang 18

Số người bị ảnh

hưởngThiệt hại kinh tếMất đất

Mấtđất ngậpnước

Chi phí bảo vệ/Thích nghi

Trang 20

Về vấn đề thích nghi, những nghiên cứu này thường đặt ra những giả định rấtđơn giản phù hợp với phương pháp luận giá trị, như tính chi phí bảo vệ cho tất cả cáckhu vực, trừ những nơi có dân số thấp (ngưỡng chung là nhỏ hơn 10 người/km2).Những kết quả này cho rằng chi phí thích nghi sẽ tạo ra gánh nặng đối với nền kinh tếquốc gia, cụ thể là đối với nhiều quốc đảo nhỏ Tuy nhiên, quá trình thích nghi và nănglực thích nghi của cộng đồng ven biển thường chưa được cân nhắc Nhiều người nhậnra rằng vấn đề này cực kỳ không thỏa đáng và những nghiên cứu tương lai được đềnghị xác định các biện pháp thích nghi làm vấn đề ưu tiên.

Một kết quả quan trọng là quy mô đánh giá Sterr (2003) đã điều tra tình trạngdễ bị tổn thương của Đức đối với nước biển dâng, tại quy mô quốc gia, trong đó baogồm bang Schlesweig-Holstein và một nghiên cứu khác chỉ tại quy mô bangSchlesweig-Holstein Khi quy mô nghiên cứu rộng ra thì diện tích những vùng chịunguy hiểm sẽ giảm do sử dụng số liệu có độ phân giải cao hơn Tuy nhiên, những tácđộng tiềm năng không thay đổi đáng kể vì giá trị con người vẫn tập trung tại nhữngvùng nhỏ hơn chịu nguy hiểm Turner và cộng sự (1995) nghiên cứu ứng phó tốt nhấtđối nước biển dâng tại East Anglia (Anh) bằng cách sử dụng phương pháp chi phí lợiích Tại quy mô quốc gia, cần thiết phải bảo vệ toàn bộ đường bờ biển Ngược lại, nếutheo quy mô khu vực lũ lụt, 20% khu vực lụt nên bỏ qua thậm chí là trong trường hợptốc độ nước biển dâng hiện nay Kết luận này là phù hợp với xu hướng hiện tại trongchính sách quản lý ven biển tại vùng này Điều này cho thấy rằng đánh giá lựa chọnthích nghi thực tế đòi hỏi sự phân tích chi tiết để nắm bắt được những thay đổi tiềmnăng trong cách ứng phó tại một vùng cụ thể, hơn là giả định một cách ứng phó khuônmẫu cho tất cả các khu vực.

Chi phí nước biển dâng tiềm năng tại Mỹ tiếp tục được phân tích như đã tóm tắtở bảng 3 đối với kịch bản nước biển toàn cầu dâng lên 1m Những nghiên cứu đầu tiênđã ước tính chi phí lớn hơn nhiều do các nhà khoa học đã bỏ qua các biện pháp thích

Trang 21

nghi, hoặc nhìn nhận chúng một cách giản đơn và cứng nhắc, áp đặt những chi phí phithực tế Những nghiên cứu này chỉ ra rằng hiểu biết của chúng ta về thích nghi còn rấthạn chế Nếu giả định thích nghi của chúng ta ảnh hưởng đến chi phí nước biển dâng,tăng cường hiểu biết về vấn đề này phải là ưu tiên chính.

Bảng 1.3: Chi phí tiềm năng do nước biển dâng dọc bờ biển của Mỹ

Tỷ Đôla theo giá trị năm 1990

Ướctính hàngnăm

Ướctính lũy tích

Ước tính hàng năm

tại năm2065

Yohe (1989) Tài sản chịu

Mức bảo vệ vàtừ bỏ mong

Lưu ý: Tính toán này là cho kịch bản nước biển dâng lên 1mNguồn: Dựa theo nghiên cứu của Neumann và cộng sự (2001)

b Những đánh giá quy mô khu vực và toàn cầu

Những đánh giá khu vực và toàn cầu đưa ra một cơ sở chắc chắn hơn để đánhgiá tác động của nước biển dâng Nhiều ước tính tác động đã sẵn có đối với ngập lụtven biển và mất vùng đất ngập nước được thực hiện trong những đánh giá sơ bộ (Parryvà Livermore, 1999; Arnell và cộng sự, 2002) Nói chung, những nghiên cứu này đãxem xét một loạt các tác động theo những kịch bản khí hậu và kinh tế xã hội chung.Phân tích vùng ven biển dựa trên Phân tích tính dễ bị tổn thương toàn cầu của

Trang 22

Hoozemans và cộng sự (1993) và những cập nhật mới nhất của nó (ví dụ: Nicholls,2002b; Nicholls và cộng sự, 1999)

Ngập lụt bờ biển

Năm 1990, trên toàn cầu, người ta ước tính rằng có khoảng 200 triệu ngườisống trên những đồng bằng ven biển, chiếm khoảng 4% dân số thế giới (Nicholls vàcác cộng sự, 1999) Dựa trên những tài liệu này, người ta ước lượng rằng năm 1990trung bình 10 triệu người/năm phải chịu nạn lũ lụt ven biển

Bảng 1.4: Số người sống trong những vùng đồng bằng 1000 năm có nguy cơ lụt

Triệu người

Nămnước biển dângKịch bản Số dân sốngtrong vùngnguy hiểm

Số ngườichịu lụttrung bình

hàng năm

Số người có giải pháp

Nguồn: Dựa theo nghiên cứu của Nicholls (2002b)

Chú ý: Số người hàng năm trung bình được ước tính bị lụt trên một năm(AAPF) và số người chịu lụt hàng năm hay thường xuyên hơn (PTR) là đối với kịchbản nước biển dâng IS92a Những kết quả này giả định nước biển dâng, thay đổi dân

Trang 23

sô ven biển và nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ, nhưng các biện pháp thích nghi đối vớinước biển dâng vẫn chưa được cân nhắc Kịch bản dân số giả định rằng những thay đổidân số tại đồng bằng ven biển ngập lụt là gấp đôi xu hướng của quốc gia.

Phân tích động lực học xem xét những ảnh hưởng đối kháng nhau giữa mựcnước biển dâng khu vực (do sự sụt lún ở địa phương và những thay đổi toàn cầu), dânsố ven biển (giả định những thay đổi ở ven biển là gấp đôi sự thay đổi dân số quốc giađể phản ánh sự di cư đến vùng ven biển) và nâng cao tiêu thuẩn phòng hộ tỷ lệ thuậnvới sự gia tăng của GDP/người (Nicholls và các cộng sự, 1999; Nicholls, 2002b) Tácđộng của nước biển dâng đến mực nước (ví dụ sóng bão) là một phần trong phân tích.Người ta giả định đặc tính của sóng bão là không thay đổi theo thời gian và mực nướcbiển dâng chỉ đơn thuần thay đổi vị trí mực nước dâng cao lên Các phân tích này đượcthực hiện để tìm hiểu liệu rằng nước biển dâng trung bình toàn cầu có là một vấn đềnghiêm trọng Vì vậy, tiêu chuẩn bảo vệ tăng lên chỉ quan tâm đến biến đổi khí hậuđang tồn tại (ví dụ như sóng bão năm 1990) và phân tích xem xét đến một thế giới màhoàn toàn bỏ qua vấn đề nước biển dâng trung bỉnh toàn cầu (khu vực) Kết quả baogồm:

 Số người sống trong vùng nguy hiểm (PHZ) – số dân sống trong khu vực thấphơn đồng bằng ven biển 1000 tuổi bị ngập lụt;

 Số người chịu lụt trung bình hàng năm (AAPF)- số người trung bình chịu lũ lụthàng năm (việc đo lường rủi ro đã tính đến phòng chống lũ lụt);

 Số người ứng phó (PTR) – Số người chịu lụt hàng năm hoặc thường xuyên hơn(tức là đối với những người này, lũ lụt là một vấn đề nghiêm trọng vì thế có khả nănghọ sẽ sử dụng các biện pháp ứng phó).

Lưu ý rằng PHZ>AAPF>PTR

Trang 24

Bảng sau ước tính tác động khi không có mực nước biển dâng trung bình toàncầu và kịch bản mực nước biển dâng trung bình toàn cầu đến lũ lụt (mức dâng lêntrung bình toàn cầu nằm trong khoảng từ 19 – 80 cm từ 1990 đến những năm 2080)(Warrick và các cộng sự, 1996) Do đó, bảng 3 đã xem xét được toàn bộ những vấn đềkhông chắc chắn của kịch bản toàn cầu, bao gồm sự không chắc chắn của nhạy cảm khíhậu Kết quả thể hiện các vấn đề sau:

 Ngay cả khi không có nước biển dâng, số người chịu lụt mỗi năm vẫn tăng lênđáng kể do tăng dân số ven biển cho đến năm 2050, và sau đó giảm bớt cho đến năm2080 khi việc tăng tiêu chuẩn bảo vệ do tăng GDP/đầu người trở thành nhân tố quantrọng nhất;

 Những tác động đáng kể của nước biển dâng không rõ ràng cho tới tận nhữngnăm 2050;

 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố không chắc chắn trong những tác động khá nhỏtheo kịch bản nước biển dâng thấp vào năm 2080; AAPF tăng gấp 10 lần nếu theo kịchbản nước biển dâng trung bình và AAPF tăng gấp 27 lần đối với kịch bản nước biểndâng cao vào những năm 2080.

Vì vậy, mực nước biển dâng trung bình toàn cầu là vấn đề đáng được quantâm Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là một cách để giải quyết vấn đề Sử dụng kịch bảnnước biển dâng trong Hình 2 thể hiện không giảm nhẹ phát thải và sự ổn định nồng độCO2 tập trung trong không khí từ 750ppm đến 550 ppm (kịch bản S750 và S550),những thí nghiệm mô hình trên lần lượt được lặp lại.

Trang 25

Bảng 1.5: Số người trung bình hàng năm chịu lụt do sóng bão tại vùng ven biển

Tất cả các vùng có thể nhìn thấy sự gia tăng phạm vi lũ lụt khi so sánh vớiđường cơ sở, đi kèm là những tác động ngày càng lớn do nước biển dâng Trong mọitrường hợp, những vùng dễ bị tổn thương nhất là những vùng đảo nhỏ thuộc Caribe,Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (bảng 1.6) Sự gia tăng phạm vi lũ lụt lớn nhất làtại nam Địa Trung Hải, Tây Phi, Đông Phi, Nam Á và Đông Nam Á – năm vùng nàychiếm khoảng 90% số người bị lụt trong mọi trường hợp vào những năm 2080 Điềunày phản ánh rất nhiều người đang sống tại những vùng động bằng thấp tại nhiều khuvực thuộc châu Á và dự đoán tốc độ tăng dân số nhanh tại những vùng ven biển châu

Trang 26

Phi Trong khi đó, tại những nơi thuộc nước phát triển chịu tác động khá nhỏ, nướcbiển dâng vẫn khiến lượng người chịu lụt tăng lên đáng kể Những kết quả này chỉ rarằng nước biển dâng có thể tác động sâu sắc đến phạm vi lũ lụt – khi tất cả các yếu tốkhác là như nhau, nước biển dâng lên càng cao, nguy cơ chịu lũ lụt càng gia tăng Bấtkỳ sự gia tăng bão nào cũng làm tăng lũ lụt tại vùng ven biển Người ta cho rằng bắtđầu lên kế hoạch thích nghi với biến đổi khí hậu là một việc làm khôn ngoan Nhữngquốc gia đảo nhỏ cần phải đặc biển quan tâm vì họ có ít năng lực nhất trong nhữngthích nghi như vậy.

Bảng 1.6: Số người bị lụt trung bình hàng năm do sóng bão ven biểntại ba vùng đảo

Nghìn người

Không có biến đổi khí

Trang 27

 Đất ngập nước ven biển

Những vùng đất ngập nước ven biển đã giảm với tốc độ 1%/năm, phần lớn làdo hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người và nước biển dâng chỉ chịu tráchnhiệm rất nhỏ đối với những mất mát này (Hoozemans và các cộng sự, 1993) Nhữngtổn thất tại vùng đất ngập nước sẽ nhiều hơn nữa do tốc độ dâng lên của nước biển, hơnlà mức dâng lên, vì chúng có khả năng thích nghi với ngập lụt (Cahoon và các cộng sự,1999) Giả sử nước biển dâng lên 1m, tổn thất vùng đất ngập nước có thể xấp xỉ 46%giá trị hiện tại (Nicholls và các cộng sự, 1999) Sử dụng kịch bản nước biển toàn cầudâng lên 38cm vào những năm 2080, từ 6% đến 22% đất ngập mặn toàn cầu có thể bịmất do nước biển dâng Khi tính thêm vào sự phá hủy do các hoạt động trực tiếp haygián tiếp của con người như hiện nay, tác động ròng có thể là mất đến 36% - 70%những vùng đất ngập nước ven biển quan trọng của thế giới, hay tổng diện tích mất cóthể lên tới 210000 km2 Chính vì vậy, nước biển dâng là một áp lực thêm vào đáng kể,điều mà làm xấu thêm tình trạng vốn đã nguy hiểm của những vùng đất ngập nước trêntoàn cầu Những tổn thất khu vực nghiêm trọng nhất là tại bờ biển Đại Tây Dương tạiBắc và Trung Mỹ, eo biển Caribbe, vùng biển Địa Trung Hải, biển Baltic và tất cảquần đảo nhỏ Cũng đáng để lưu ý rằng đất ngập nước tại nhiều quốc gia phát triểndường như cũng bị đe dọa bởi nước biển dâng.

Việc ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển có thể làm giảm đáng kểmất mát vùng đất ngập nước ven biển vì những vùng này nhạy cảm với tốc độ dâng củanước biển hơn là sự dâng lên Trong trường hợp này, đến những năm 2080, tổn thấtvùng đất ngập nước sẽ ổn định tại mức bằng hoặc thấp hơn so với những tổn thất khikhông thực hiện các biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu Vì vậy, giảm nhẹ biến đổikhí hậu sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc bảo tồn đất ngập nước ven biển toàncầu Tuy nhiên, để công việc bảo tồn được thành công, các nhân tố khác khiến đất ngậpnước suy giảm tại nhiều nơi trên thế giới cũng cần phải được xác định nhanh chóng

Trang 28

nhằm đảm bảo những vùng đất ngập nước sống sót có thể đem lại lợi ích cho các chínhsách khí hậu.

Hình 1.2: Tổn thất ròng của đất ngập nước so với năm 1990

Nguồn: Arnell và các cộng sự (2002)

Chú ý: Tổn thất nếu như không giảm phát thải (đường trên cùng), S750 (đường ở giữa)và S550 ( đường dưới cùng) Lưu ý rằng những tổn thất này chỉ là những tổn thất tăngthêm bên cạnh sự phá hoại trực tiếp hay gián tiếp của con người.

Chi phí toàn cầu của nước biển dâng

Các cuộc thảo luận trước đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xétcác biện pháp thích nghi, và kết quả của bất kỳ phân tích nào cũng phụ thuộc lớn vàobiện pháp thích nghi nào được cân nhắc Những phân tích “từ trên xuống” và tích hợpđã xác định những vấn đề này và chỉ ra một số điểm quan trọng Tol (2002a; 2002b) đãnghiên cứu một loạt các tác động của biến đổi khí hậu bao gồm nước biển dâng Nguồndữ liệu cơ bản đầu tiên là của Hoozemans và các cộng sự (1993) cùng với các nguồn

Tổn thất đất ngập nước ven biển

Trang 29

dữ liệu bổ sung khác Nó đánh giá ứng phó bảo vệ tốt nhất và sau đó ước tính chi phícủa lựa chọn này, bao gồm chi phí bảo vệ, những vùng đất ngập nước và đất liền bị mấtvà số người phải thay đổi chỗ ở Trong khi tác giả lưu ý rằng những kết quả này mớichỉ là sơ bộ, chi phí hàng năm chỉ là 13 tỷ Đôla nếu nước biển toàn cầu dâng lên 1m, íthơn nhiều so với kết quả của Fankhauser (1995b) là 47 tỷ Đôla Sự khác nhau chủ yếulà do những giả định khác nhau về vấn đề thích nghi – Tol giả định biện pháp ứng phótốt nhất đối với các dữ liệu có sẵn.

Những kết quả này đặt ra những câu hỏi quan trọng về thích nghi tiềm năng vàquy trình của chúng Cụ thể là cần phải xác định quy trình thích nghi thực tế một cáchkỹ càng hơn Cần phải phát triển các biện pháp đánh giá tác động và các số liệu cơ bảnnhư đang được nghiên cứu trong dự án DINAS-COAST (McFadden và các cộng sự,2003) (http://www.pik-potsdam.de/~richardk/dinas-coast/).

1.1.4 Những biến đổi khí hậu khác

Nhiều vấn đề khác của biến đổi khí hậu cũng liên quan tới vùng ven biển,tương tác với nước biển dâng, mặc dù chi tiết cụ thể sẽ khác nhau từ địa điểm này tớiđịa điểm khác (Nicholls, 2002a) Vấn đề quan tâm chính là sự thay đổi tần suất, độ lớnvà địa điểm đường đi của những cơn bão nhiệt đới và ngoại nhiệt đới (ví dụ Knutson vàcộng sự, 1998; Warrick và cộng sự, 2000) và vấn đề này thường thu hút nhiều sự quantâm hơn là nước biển dâng (ví dụ Henderson- Sellers và cộng sự, 1998) Đáng lưu ýrằng những phân tích trước đây về Tây Nam châu Âu và phía Đông của Bắc Mỹ đã tìmra bằng chứng sự thay đổi theo năm hoặc theo thập kỷ của bão, nhưng không có bằngchứng nào về xu hướng dài hạn trong suốt thế kỷ 20 (Nhóm nghiên cứu WASA, 1998;Zhang và các cộng sự, 2000) IPCC TAR không chắc chắn về độ lớn của các cơn bãotrong tương lai, mặc dù một vài kịch bản khu vực và quốc gia gần đây tại châu Âu chorằng số lượng các cơn bão đang tăng lên, điều sẽ tương tác với nước biển dâng theohướng không có lợi (Hulme và các cộng sự, 2000; 2002) Nếu như những thiệt hại tiềm

Trang 30

năng của bão ven biển là lớn, thật sự người ta cần phải ưu tiên nghiên cứu sâu hơn vàphát triển những kịch bản cụ thể hơn phục vụ cho đánh giá tác động.

1.2 Một vài vấn đề nước biển dâng tại Việt Nam

1.2.1 Các kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam và tính dễ bị tổn thương

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á.Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía Đông của bán đảo này Việt Nam có biêngiới đất liền với Trung Quốc (1281 km), Lào (2130km) và Campuchia (1228km) và bờbiển dài 3444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.

Việt Nam có diện tích đất liền là 331212 km2 bao gồm khoảng 327480 km2 đấtliền và hơn 4200km2 biển nội thuỷ, đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái (miềnBắc) đến Hà Tiên (miền Nam) Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ cao từ 100 đến3400m trong khi vùng đồng bằng bao gồm hai vùng đồng bằng châu thổ chính là đồngbằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Mê Kông ở miền Nam Những vùngđất thấp này cực kỳ màu mỡ và tập trung nhiều dân cư sinh sống và hầu hết ngànhnông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam đều tập trung ở đây

Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam phụ thuộc chủ yếuvào nguồn tài nguyên thiên nhiên vì vậy bất cứ thay đổi nào của điều kiện môi trườngcũng có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng Tại Việt Nam, có một sốnguyên nhân khiến nước biển dâng lên như gió mùa Đông Bắc, dòng chảy của các consông tăng lên, mưa to ở khu vực địa phương, bồi tụ đất phù sa, các hoạt động của conngười và hiệu ứng nhà kính Có một số nguyên nhân đã xảy ra trong hiện tại trong khimột số khác thì sẽ ảnh hưởng đến mực nước biển dâng trong tương lai nhiều hơn

Do có vị trí địa lý và đường bờ biển dài như vậy nên Việt Nam chịu ảnh hưởngrất lớn của nước biển dâng Một vài nghiên cứu đã báo cáo về mực nước biển dâng tạiViệt Nam Theo Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), mực nước biển

Trang 31

dâng tại Việt Nam đã tăng khoảng 5 cm từ trong giai đoạn 1960-1990 và Phòng khítượng thuỷ văn đã ước tính rằng mực nước biển đang dâng lên với tốc độ trung bình là2mm/năm Người ta dự báo rằng mực nước biển sẽ tăng 9cm vào năm 2010, 33cm vàonăm 2050, 45 cm vào năm 2070 và 1m vào năm 2100

Theo bản “Báo cáo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” của ViệnKhoa học khí tượng thủy văn và môi trường mới công bố tháng 4/2009, số liệu quantrắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm tronggiai đoạn 1993-2008, tương đương với tốc độ trung bình trên thế giới

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã sử dụng phần mềmMAGICC/SCENGEN 5.3 để tính toán xây dựng kịch bản nước biển dâng cho ViệtNam Đây là tổ hợp các mô hình về chu trình khí trong khí quyển, khí hậu và băngtuyết cho phép ước tính nhiệt độ trung bình toàn cầu và các hệ quả về mực nước biểndâng theo những phương án phát thải khác nhau của khí nhà kính và sol khí Các Kịchbản nước biển dâng được kiến nghị là: Kịch bản cao được tính toán theo kịch bản phátthải cao A1F1 và Kịch bản trung bình được tính toán theo kịch bản phát thải trung bìnhB2.

Bảng 1.7 Các kịch bản nước biển dâng của Việt Nam

Kịch bản nước biểndâng (cm)

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

Trang 32

Hình 1.3 : Hình ảnh Việt Nam khi mực nước biển chưa dâng

Nguồn: http://flood.firetree.net/

Trang 33

Hình 1.4: Hình ảnh Việt Nam khi nước biển dâng lên 1 m vào năm 2100

Nguồn: http://flood.firetree.net/

Trang 34

Bằng trực quan ta cũng có thể thấy rõ hai khu vực bị tác động nhiều nhất làđồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Mekông ở miền Nam.

1.2.2 Tác động của nước biển dâng đến Việt Nam

Theo Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong nămnước trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biền dâng.Bảng sau sẽ so sánh những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với mộtsố nước trong khu vực châu Á:

Bảng 1.8: Những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một sốnước trong khu vực châu Á

●Mất diện tích đất ngập nước cũng như những vùng đất thấp khác và thay đổichỗ ở cho người dân

Trang 35

Theo Tom và các cộng sự (1996), nếu mực nước biển dâng lên 1m thì 40.000km2 đất liền tại Việt Nam sẽ bị mất Trong số đó là 5000 km2 ruộng lúa tại đồng bằngsông Hồng và 15.000 – 20.000 km2 ruộng lúa ở đồng bằng sông Mekông

●Dễ bị tổn thương hơn trước lũ lụt và bão

Đặc điểm địa lý của Việt Nam với đường bờ biển dài và vùng đất liều hẹp đãlàm tạo ra tỷ lệ khá cao giữa đường bờ biển và vùng đất liền Có khoảng 100km2 đấtliền ứng với mỗi kilomet đường bờ biển Gần đây, lũ lụt tại khu vực ven biển đã tăngcả về cường độ và tần suất xảy ra Điều đó chủ yếu là do nhiều con sông đổ ra biển,mực nước biển tăng lên trong suốt cơn bão và đê yếu

●Tăng xói mòn tại khu vực bờ biển và các cửa sông

Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển uốn lượn với rất nhiều cửa sông.Dọc theo đường bờ biển, trung bình cứ 20km lại có một cửa sộng Vị trí địa lý quantrọng này đã tạo ra tính đa dạng của các nguồn tài nguyên nhưng cũng chính nó lại trởthành khu vực rất dễ bị tổn thương Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý Việt Nam(2004), xói mòn và bồi tụ đang xảy ra ở tất cả bờ biển và cửa sông Tại đồng bằng sôngHồng và sông Mê Kông, xói mòn đã xảy ra dọng theo một phần tư đường bờ biển tạimỗi đồng bằng Ngày nay, xói mòn là nguyên nhân chính làm tăng quy mô và mức độthiệt hại Tổng số 243 khu vực bờ biển với 469 km đường bờ biển đã bị xói mòn vớitốc độ 5-10m/năm 96 trong số những khu vực này đã bị mất thậm chí hơn 1km đườngbờ biển do xói mòn.

●Tăng độ mặn tại các cửa sông, xâm nhập mặn vào nguồn nước sạch, tầng đấtngậm nước và suy giảm chất lượng nước

Khi nước biển tiếp tục tăng, những hậu quả đi kèm với ngập tĩnh, xói mòn vàlũ lụt có khả năng là tăng độ mặn của nước bề mặt và nước ngầm gần khu vực venbiển Nước biển dâng nói chung có thể sẽ khiến nước biển tiến vào sâu trong đất liền ở

Trang 36

cả tầng đất ngậm nước và cửa sông Tại cửa sông, dòng chảy chậm của nước ngọt rabiển sẽ ngăn không cho hệ thống nước lục địa ở khu vực thấp hơn bị mặn như nướcbiển Nước biển dâng sẽ làm tăng độ mặn ở những khu vịnh mở vì tăng diện tích cắtngang sẽ làm chậm tốc độ chảy trung bình của nước ngọt ra biển Hơn thế nữa, tácđộng của nước biển dâng đến độ măn của nước ngầm sẽ khiến một vài khu vực trở nênkhông thể sống được thậm chí trước khi chúng thực sự bị ngập, cụ thể là những vùngphụ thuộc vào tầng đất ngậm nước không cố định chỉ ngay trên mực nước biển

Do áp lực của thuỷ triều, nước biển đã thâm nhập 30-50km phía trên sôngHồng và 60-70km phía trên sông Mekông Hơn 1,7 triệu ha đã bị tác động bởi xâmnhập mặn tại đồng bằng sông Mekong và người ta dự đoán khu vực này sẽ tăng lên 2,2triệu ha trong tương lai gần nếu như những biện pháp quản lý phù hợp không đượcthực hiện

Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng không chỉ với nông nghiệp ven biểnmà còn đối với các khu vực kinh tế Ví dụ, tại Việt Nam, 50% sản xuất lúa gạo quốcgia là từ đồng bằng sông Mekông ở miền Nam trong khi 20% là từ đồng bằng sôngHồng Mặc dù phần nhiều sản xuất là cho xuất khẩu, bất cứ tác động nào đến nhữngkhu vực đồng bằng này cũng gây ra hậu quả khôn lường đến đất nước

Cũng nên lưu ý rằng các dạng tác động khác cũng có thể rất quan trọng Nhữnghậu quả về kinh tế và xã hội của nước biển dâng khá lớn Cở sở vật chất phục vụ chocảng biển có thể sẽ phải lắp đặt lại Những vùng kinh tế ven biển có thể sẽ bị mất Giaothông sẽ bị đứt đoạn Khoảng 17 tỷ USD sẽ bị mất do lũ lụt hàng năm, chiếm xấp xỉ80% GDP Theo kịch bản phát triển 30 năm, mất mát tư bản sẽ là gần 270 tỷ USD lớnhơn rất nhiều so với GDP dự kiến thời điểm đó Như vậy, thiệt hại sẽ tăng nhanh hơncả GDP Theo tài liệu của Ngân hàng thế giới, tại Việt Nam, khoảng 5,3% đất đai,10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% khu vực thành thị, 7,2% khu vực nông nghiệp và28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng lên 1 mét.

Trang 37

1.3 Khung phân tích tác động nước biển dâng

Sau những điều không chắc chắn về những yếu tố biến đổi khí hậu khác, tậptrung chính của hầu hết các nghiên cứu là các tác động và ứng phó với nước biển dâng.Để thực hiện phần lớn các nghiên cứu, một khung công việc chung như được thể hiện ởHình 3 đưa ra một nền tảng hữu ích cho việc giải thích và so sánh Cụ thể là, nó đã làmnổi bật những giả định ẩn và hiện và những đơn giản hóa được thực hiện trong tất cảcác nghiên cứu sẵn có vì thế giúp xây dựng những vấn đề chung cũng như khiến việcgiảm nhẹ biến đổi khí hậu trở nên rõ rảng hơn.

Nước biển dâng khu vực, dù là vì lý do gì, cũng gây ra những tác động sinhđịa lý như tăng khả năng xói mòn và lũ lụt Tiếp theo, những tác động này sẽ gây ranhững tác động trực tiếp hay gián tiếp đến kinh tế - xã hội phụ thuộc vào tình trạngkhông được bảo vệ trước nguy hiểm của con người đối với những thay đổi này Cũngcó phản hồi quan trọng khi hệ thống bị tác động tự điều chỉnh và thích nghi với thayđổi, bao gồm việc con người tận dụng thay đổi có ích và thích nghi với thay đổi có hại.Vì vậy, hệ thống ven biển được xác định tốt nhất là trong sự tương tác giữa hệ thống tựnhiên và kinh tế - xã hội Những thuật ngữ trong Hình 3 đã bị thay đổi chút ít so vớinguyên bản của Klein và Nicholls (1999) để thể hiện những thuật ngữ được sử dụngbởi Smit và các cộng sự (2001) nhưng ý nghĩa cơ bản thì vẫn không thay đổi Tất cả hệthống này đều được mô tả bởi tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm củachúng, độ nhạy cảm, và khả năng thích nghi với thay đổi của nước biển dâng và nhữngbiến đổi khí hậu liên quan và điều này có thể bị thay đổi bởi các áp lực phi khí hậukhác Nói chung, độ nhạy cảm và khả năng thích nghi cùng với tình trạng không đượcbảo vệ trước nguy hiểm đã xác định tính dễ bị tổn thương của mỗi hệ thống đối vớinước biển dâng và những thay đổi khác.

Tất cả các hệ thống đều có sự tương tác và người ta có thể chỉ ra những cách

thích nghi và điểu chỉnh khác nhau (Smit và các cộng sự, 2001) Cách thích nghi tự

Trang 38

động (hay tự phát) đại diện cho sự ứng phó tự nhiên đối với nước biển dâng (ví dụ:

tăng sự bồi lắng theo chiều dọc của vùng đất ngập nước ven biển trong thiên nhiên hayđiều chỉnh giá thị trường trong hệ thống kinh tế - xã hội) Quá trình tự động này thườngít được nhận thức tuy nhiên lại có ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi của nhiều tác động.Hơn nữa, quá trình điều chỉnh tự động này thường bị giảm hay dừng lại bởi những áplực phi khí hậu gây ra bởi con người như chỉ ra ở Hình 3 (Bijlsma và các cộng sự,

1996) Thích nghi có kế hoạch (chắc chắn phải từ hệ thống kinh tế - xã hội ) có thể

giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương thông qua một loạt các biện pháp.

Tác động qua lại giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tại khuvực ven biển bao gồm những tác động của hệ thống tự nhiên đến hệ thống kinh tế - xãhội và những thích nghi có kế hoạch của hệ thống kinh tế - xã hội đến hệ thống tựnhiên Điều này khiến hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tương tác với nhautheo một cách rất phức tạp Những thích nghi và điều chỉnh không đổi xảy ra trong vàgiữa các hệ thống như thường lệ sẽ làm giảm độ lớn tác động tiềm năng, điều sẽ xảy ranếu thiếu thích nghi và điều chỉnh Vì vậy, những tác động thực sự thường nhỏ hơn rấtnhiều so với những tác động tiềm năng nếu quá trình ước tính bỏ qua sự thích nghi (trừtrường hợp thích nghi không hiệu quả (Smit và các cộng sự, 2001)) Đánh giá tác độngmà không tính đến các biện pháp thích nghi nói chung sẽ đánh giá quá cao các tác động(tức là tính tác động tiềm năng chứ không phải là tác động thật sự).

Trang 39

Hình 1.5: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động ven biểndo nước biển dâng

Nguồn: Nicholls (2002a)

Tác động Sinh địa lý

Thích nghi tự động

Thích nghi có kế hoạchKhả năng thích

nghi của tự nhiên

Tính dễ bị tổn thươngcủa tự nhiênSự nhạy cảm

của tự nhiên

Những áp lựcphi khí

Nước biển dâng (và những biếnđổi khí hậu

Hệ thốngtự nhiên

Thích nghi tự độngThích nghi có kế hoạchKhả năng thích

nghi của Kinh tế-Xã hội

Tính dễ bị tổn thươngcủa Kinh tế-Xã hộiSự nhạy cảm

của Kinh tế-Xã hội

Những tác động còn lại Hệ thốngKinh tế - Xã hội

Trang 40

Theo Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và thíchnghi, khung chung để thực hiện một bản đánh giá tác động gồm bảy bước:

Hình 1.6: Bảy bước của một bản đánh giá tác động

Nguồn: IPCC, Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC về đánh giá tác động của biến đổi khíhậu và thích nghi

Năm bước đầu được coi là phổ biến đối với hầu hết các nghiên cứu Bước sáuvà bước bảy thì xuất hiện ít hơn Các bước được làm liên tục nhau nhưng khung này

1 Xác định vấn đề

3 Kiểm tra phương pháp/độ nhạy cảm2 Lựa chọn phương pháp

5 Đánh giá tác động sinh-lýĐánh giá tác động Kinh tế-Xã hội

4 Lựa chọn kịch bản

6 Đánh giá sự điều chỉnh tự động

7 Đánh giá các chiến lược thích nghi

Ngày đăng: 06/12/2012, 17:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ (Trang 2)
Hình 1.1: Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 1900 – 2100 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.1 Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 1900 – 2100 (Trang 11)
Hình 1.1: Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 1900 – 2100 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.1 Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 1900 – 2100 (Trang 11)
Bảng 1.1: Những tác động chính của nước biển dâng khu vực - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.1 Những tác động chính của nước biển dâng khu vực (Trang 13)
Bảng 1.1: Những tác động chính của nước biển dâng khu vực - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.1 Những tác động chính của nước biển dâng khu vực (Trang 13)
Những tác động đến hệ thống tự nhiên do nước biển dâng ở bảng trên gây ra một loạt những ảnh hưởng kinh tế-xã hội (Nicholls, 2002a), bao gồm những tác động sau  được xác định bởi McLean và cộng sự (2001): - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
h ững tác động đến hệ thống tự nhiên do nước biển dâng ở bảng trên gây ra một loạt những ảnh hưởng kinh tế-xã hội (Nicholls, 2002a), bao gồm những tác động sau được xác định bởi McLean và cộng sự (2001): (Trang 14)
Bảng 1.3: Chi phí tiềm năng do nước biển dâng dọc bờ biển của Mỹ - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.3 Chi phí tiềm năng do nước biển dâng dọc bờ biển của Mỹ (Trang 19)
Bảng 1.3: Chi phí tiềm năng do nước biển dâng dọc bờ biển của Mỹ - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.3 Chi phí tiềm năng do nước biển dâng dọc bờ biển của Mỹ (Trang 19)
Bảng 1.4: Số người sống trong những vùng đồng bằng 1000 năm có nguy cơ lụt - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.4 Số người sống trong những vùng đồng bằng 1000 năm có nguy cơ lụt (Trang 20)
Bảng 1.4: Số người sống trong những vùng đồng bằng 1000 năm có nguy cơ lụt - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.4 Số người sống trong những vùng đồng bằng 1000 năm có nguy cơ lụt (Trang 20)
Bảng 1.5: Số người trung bình hàng năm chịu lụt do sóng bão tại vùng ven biển - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.5 Số người trung bình hàng năm chịu lụt do sóng bão tại vùng ven biển (Trang 23)
Bảng 1.5: Số người trung bình hàng năm chịu lụt do sóng bão tại vùng ven biển - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.5 Số người trung bình hàng năm chịu lụt do sóng bão tại vùng ven biển (Trang 23)
Bảng 1.6: Số người bị lụt trung bình hàng năm do sóng bão ven biển tại ba vùng đảo - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.6 Số người bị lụt trung bình hàng năm do sóng bão ven biển tại ba vùng đảo (Trang 24)
Bảng 1.6: Số người bị lụt trung bình hàng năm do sóng bão ven biển tại ba vùng đảo - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.6 Số người bị lụt trung bình hàng năm do sóng bão ven biển tại ba vùng đảo (Trang 24)
Hình 1.2: Tổn thất ròng của đất ngập nước so với năm 1990 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.2 Tổn thất ròng của đất ngập nước so với năm 1990 (Trang 26)
Hình 1.2: Tổn thất ròng của đất ngập nước so với năm 1990 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.2 Tổn thất ròng của đất ngập nước so với năm 1990 (Trang 26)
Bảng 1.7. Các kịch bản nước biển dâng của Việt Nam Kịch bản  - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.7. Các kịch bản nước biển dâng của Việt Nam Kịch bản (Trang 29)
Bảng 1.7. Các kịch bản nước biển dâng của Việt Nam Kịch bản - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.7. Các kịch bản nước biển dâng của Việt Nam Kịch bản (Trang 29)
Hình 1.3: Hình ảnh Việt Nam khi mực nước biển chưa dâng - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.3 Hình ảnh Việt Nam khi mực nước biển chưa dâng (Trang 30)
Hình 1.4: Hình ảnh Việt Nam khi nước biển dâng lên 1m vào năm 2100 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.4 Hình ảnh Việt Nam khi nước biển dâng lên 1m vào năm 2100 (Trang 31)
Hình 1.4: Hình ảnh Việt Nam khi nước biển dâng lên 1 m vào năm 2100 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.4 Hình ảnh Việt Nam khi nước biển dâng lên 1 m vào năm 2100 (Trang 31)
Bảng 1.8: Những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nước trong khu vực châu Á - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 1.8 Những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nước trong khu vực châu Á (Trang 32)
Bảng sau sẽ so sánh những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một  số nước trong khu vực châu Á: - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng sau sẽ so sánh những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nước trong khu vực châu Á: (Trang 32)
Hình 1.5: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động ven biển do nước biển dâng - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.5 Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động ven biển do nước biển dâng (Trang 37)
Hình 1.5: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động ven biển  do nước biển dâng - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.5 Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động ven biển do nước biển dâng (Trang 37)
Hình 1.6: Bảy bước của một bản đánh giá tác động - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.6 Bảy bước của một bản đánh giá tác động (Trang 38)
Hình 1.6: Bảy bước của một bản đánh giá tác động - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.6 Bảy bước của một bản đánh giá tác động (Trang 38)
Hình 2.1: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nhìn từ vũ trụ - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 2.1 Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nhìn từ vũ trụ (Trang 45)
Hình 2.1: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nhìn từ vũ trụ - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 2.1 Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nhìn từ vũ trụ (Trang 45)
Bảng 2.1: - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 2.1 (Trang 49)
Hình 2.2: Các dạng sống của thực vật tại huyện Giao Thủy - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 2.2 Các dạng sống của thực vật tại huyện Giao Thủy (Trang 52)
Hình 2.2: Các dạng sống của thực vật tại huyện Giao Thủy - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 2.2 Các dạng sống của thực vật tại huyện Giao Thủy (Trang 52)
Bảng 2.2:Ứớc tính giá trị kinh tế của rừng ngập mặn gần cửa sông Hồng ở Nam Định - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 2.2 Ứớc tính giá trị kinh tế của rừng ngập mặn gần cửa sông Hồng ở Nam Định (Trang 62)
Hình 3.1.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển không dâng - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 3.1. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển không dâng (Trang 74)
Hình 3.1.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển không dâng - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 3.1. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển không dâng (Trang 74)
Hình 3.2.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển dâng lên 1m vào năm 2100 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 3.2. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển dâng lên 1m vào năm 2100 (Trang 75)
Hình 3.2.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển dâng lên 1m vào năm 2100 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 3.2. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển dâng lên 1m vào năm 2100 (Trang 75)
Bảng 3.2.Mực nước biển dâng qua các năm so với 2009 Năm2010 2011201 220132014 2015 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 3.2. Mực nước biển dâng qua các năm so với 2009 Năm2010 2011201 220132014 2015 (Trang 77)
Bảng 3.2.Mực nước biển dâng qua các năm so với 2009 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 3.2. Mực nước biển dâng qua các năm so với 2009 (Trang 77)
Hình 3.5.Tổng chi phí nước biển dâng - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 3.5. Tổng chi phí nước biển dâng (Trang 83)
Hình 3.5.Tổng chi phí nước biển dâng - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 3.5. Tổng chi phí nước biển dâng (Trang 83)
Bảng 3.4. Diện tích bề mặt bị ngập nước do nước biển dâng qua các  năm 2010-2015 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 3.4. Diện tích bề mặt bị ngập nước do nước biển dâng qua các năm 2010-2015 (Trang 85)
Bảng 3.4. Diện tích bề mặt bị ngập nước do nước biển dâng qua các  năm 2010-2015 - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 3.4. Diện tích bề mặt bị ngập nước do nước biển dâng qua các năm 2010-2015 (Trang 85)
Bảng 3.6. Giá trị thiệt hại (VND/ha) đối với từng lớp giá trị kinh tế Sử dụngGiá trị kinh tế (VNĐ/ha)Mức độ thiệt hại - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 3.6. Giá trị thiệt hại (VND/ha) đối với từng lớp giá trị kinh tế Sử dụngGiá trị kinh tế (VNĐ/ha)Mức độ thiệt hại (Trang 87)
Bảng 3.6. Giá trị thiệt hại (VND/ha) đối với từng lớp giá trị kinh tế Sử dụng Giá trị kinh tế - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 3.6. Giá trị thiệt hại (VND/ha) đối với từng lớp giá trị kinh tế Sử dụng Giá trị kinh tế (Trang 87)
Bảng 3.8. Phân tích độ nhạy với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu Tỷ lệ chiết  - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 3.8. Phân tích độ nhạy với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu Tỷ lệ chiết (Trang 90)
Bảng 3.9. Phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi tỷ lệ lạm phát - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 3.9. Phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi tỷ lệ lạm phát (Trang 92)
Bảng 3.9. Phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi tỷ lệ lạm phát - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Bảng 3.9. Phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi tỷ lệ lạm phát (Trang 92)
Hình 3.7. Biến thiên của thiệt hại kinh té do mất rừng ngập mặn theo tỷ lệ lạm phát - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 3.7. Biến thiên của thiệt hại kinh té do mất rừng ngập mặn theo tỷ lệ lạm phát (Trang 93)
Hình 3.7. Biến thiên của thiệt hại kinh té do mất rừng ngập mặn theo tỷ  lệ lạm phát - Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Hình 3.7. Biến thiên của thiệt hại kinh té do mất rừng ngập mặn theo tỷ lệ lạm phát (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w