Dịch vụ cung cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Trang 67 - 70)

e. Cá, lưỡng cư và bò sát

2.3.1. Dịch vụ cung cấp

a) Cung cấp thực phẩm: Rừng ngập mặn/bãi bồi cung cấp nhiều thực phẩm, chủ yếu là

hải sản.

b) Cung cấp năng lượng: trước đây, thân cây ngập mặn và cành cây khô là nguồn chất

đốt cho người dân nghèo địa phương

c) Tài nguyên đa dạng gen: Đa dạng nguồn gen cây ngập mặn và các dạng sống khác

trong rừng ngập mặn/bãi bồi là nguồn tài nguyên quý giá không chỉ trong phạm vi địa phương mà còn mang tầm quốc gia thậm chí quốc tế (ví dụ các loài chim di cư, các loài thân mềm, giáp xác…)

d) Cung cấp một số loại dược chất thuốc nam : Có nhiều loài cây được sử dụng làm

thuốc phổ biến như nhọ nồi (Eclipta prostrate), ngải cứu (Artemisia vulgaris), thảo quyết minh (muồng ngủ)(Cassia tora)…Hai loài cây mọc dại làm thảo dược trong thảm thực vật rừng ngập mặn được người dân địa phương trong vùng và các vùng lân cận khai thác thường xuyên để bán làm sài hồ nam (Pluchea Pteropoda) và sa sâm Việt (Launaea sarmentosa); loài trang cung cấp chất tannin.

2.3.2.Dịch vụ môi trường

a) Điều hòa khí hậu : Rừng ngập mặn góp phần cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa phương (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) và giảm hiệu ứng nhà kính.

b) Ngăn chặn hiện tượng xói lở : Thảm thực vật rừng ngập mặn đóng vai trò quan

trọng trong việc ngăn chặn hiện tượng xói lở. Nhờ hệ rễ thở và rễ chống dày đặc trên mặt đất, cây ngập mặn có thể đứng vững trong môi trường bùn lầy ngập mặn

cửa sông ven biển, có khả năng chống chọi với tác động của sóng, gió. Hàng năm, các loài ngập mặn tiên phong lấn dần ra các vùng mới bồi, tạo tiền đề cho sư hình thành vùng đất mới ven biển.

c) Bảo vệ vùng biển khỏi tác động của bão, gió: Thực các dải rừng ngập mặn phòng

hộ có thể che chắn bảo vệ đê biển, các công trình, các cơ sơ hạ tầng, mùa màng, nơi cư trú của người dân, các phương tiện dánh bắt khỏi sự phá hoại của gió mạnh, sóng, bão( C.P Howe và cs, 1996; Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 1999).

d) Xử lý chất thải và làm sạch nước: Nhờ có hệ vi sinh vật phong phú trong đất biển

và nước triều cộng với các loài cây ngập mặn tham gia vào các quá trình hấp thụ, phân hủy các chất thải, lọc và làm lắng các chất thải.

2.3.3.Dịch vụ văn hóa:

a) Giá trị giáo dục: Hệ sinh thái đã cung cấp cơ sở cho việc giáo dục chính thức và

không chính thức cho người dân, học sinh địa phương cũng như là địa điểm nghiên cứu cho sinh viên, nghiên cứu viên.

b) Quan hệ xã hội : Việc khôi phục rừng ngập mặn đã tạo ra những việc làm và mối

quan hệ mới trong cộng đồng người dân ven biển như giữa người trồng, bảo vệ rừng và người khai thác tài nguyên trong vùng. Các mối quan hệ này cần phải được xem xét để đảm bảo cho sự bền vững của rừng ngập mặn.

c) Du lịch sinh thái : Huyện Giao Thủy, đặc biệt là Vườn Quốc gia Xuân Thủy có

tiềm năng du lịch sinh thái

2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ

a) Hình thành đất : Có thể nói rừng ngập mặn là hàng rào, lá chắn, góp phần giữ lại

lượng trầm tích từ các sông đổ ra và từ biển đưa vào, làm tăng sự lắng đọng của trầm tích cho một số loài tái sinh tự nhiên mạnh như bần chua, sú…

b) Sinh cảnh/chu trình dinh dưỡng : Rừng ngập mặn là nơi cư trú (một phần hoặc cả

đời) của nhiều loài sinh vật có giá trị. Trong lưới thức ăn của vùng biển Giao Thủy nói riêng hay cửa sông nói chung, nguồn thức ăn chính là sản phẩm của

rừng ngập mặn và đặc biệt là phù sa hữu cơ chuyển ra từ đất liền nhờ các dòng sông. Theo một nghiên cứu gần đây, lượng rơi của rừng ngập mặn tăng từ 6,6 tấn/ ha (rừng 5 tuổi) lên 12,4 tấn/ha (rừng 9 tuổi)

c) Tạo năng suất sơ cấp: Rừng ngập mặn, một số loài thực vật nổi và các sinh vật

Sử dụng

Giá trị sử dụng Giá trị phi sử dụng

Trực tiếp Gián tiếp Lựa chọn Quasi-

Option Tùy thuộc Tồn tại

VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w