Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Trang 77 - 82)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY

3.2.1.Đánh giá định tính

Các tác động sinh địa lý (mất đất, tăng lũ lụt, xói mòn bờ biển, nhiễm mặn) gây ra ảnh hưởng đến hệ sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân nơi đây. Đánh giá định tính các tác động tiềm năng của nước biển dâng đến hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có thể thể hiện bằng bảng ma trận sau:

Tác động của nước biển dâng Mất đất lũ lụtTăng Xói mòn bờ biển Nhiễm mặn Tăng mực nước ngầm Thay đổi quá trình sinh học Hệ thống tự nhiên Thảm thực vật và sinh cảnh sống x x x x Động thực vật nổi x Động vật đáy x Côn trùng x Cá, lưỡng cư và bò sát x x x Chim x Thú x Hệ thống Kinh tế-Xã hội Trồng trọt x x x x Chăn nuôi x x Thuỷ sản x x x x Công nghiệp (sản xuất muối) x x Dịch vụ, du lịch x x x x Cơ sở hạ tầng x x Giao thông x x x

Giá trị văn hoá x x x

Sức khỏe con người x x x

Nguồn nước x x x x

Định cư

của con người x x x x

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

●Mất đất:

Khu vực đất ngập nước biển rất dễ bị tổn thương khi nước biển dâng. Khi nước biển dâng, đường ranh giới bên ngoài những vùng đất ngập nước, cụ thể trong trường hợp này là Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ sẽ bị xói mòn và những khu vực ngập nước mới sẽ được hình thành vào sâu bên trong do vùng đất khô ráo trước đó đã bị ngập lụt bởi mực nước biển cao hơn. Tuy nhiên, số lượng những vùng đất ngập nước mới hình thành

vùng đất ngập nước thuỷ triều có thể được nhận thấy ở giữa mực nước biển và thuỷ triều cao nhất trong một vòng trăng hàng tháng. Vì vậy, những khu vực có chu kỳ thủy triều ngắn là dễ tổn thương nhất. Tại Việt Nam, những vùng đất ngập nước chịu tác động và đe doạ bởi nước biển dâng có thể lên đến 17000km2, trong đó khoảng 60% là những vùng đất ngập nước ven biển. Phần lớn những khu vực bị đe doạ sẽ ở rừng đước ở Minh Hải-Vũng Tàu và khu vực Ramsar Xuân Thuỷ tại cửa sông Hồng vì những vùng này không thể chuyển vào sâu trong đất liền. (Huân, 1996)

Mất diện tích đất ngập nước có nghĩa một diện tích rừng ngập mặn cũng như các khu vực bãi bồi phù sa bị mất. Ramsar Xuân Thuỷ được coi là “ga chim” , các loài chím thường đến đây kiếm ăn trên các bãi bồi phù sa. Vì vậy, nếu diện tích này bị mất đi, chim không có chỗ trú ngụ và kiếm ăn, số lượng chim đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ sẽ giảm.

Bên cạnh đó, nước biển dâng làm giảm diện tích trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, người dân năm xã giáp Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có thể phải di dời đến nơi ở mới, gây ra áp lực lên nguồn tài nguyên tại các khu vực lân cận.

●Tăng lũ lụt

Khi nước biển dâng, những người dân sống tại 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải sẽ càng dễ bị tổn thương hơn khi có bão lũ. Nước biển dâng càng cao thì phạm vi ảnh hưởng của bão lũ càng vào sâu trong đất liền. Theo dữ liệu thu nhận được từ Trạm Khí tượng thuỷ văn, số lượng các cơn lốc nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam đã tăng lên kể từ những năm 1950. Khi những cơn bão kéo đến, mực nước biển có thể dâng lên 5-6m và sóng mạnh có thể làm vỡ đê biển và làm biến dạng bờ biển rất lớn. Ví dụ như lũ lụt hàng năm tại đồng bằng sông Cửu Long đã làm ngập lụt hơn 1,7 triệu ha và ảnh hưởng trực tiếp đến 9 triệu người.

Lũ lụt sẽ tàn phá các ruộng lúa và đầm nuôi tôm, ảnh hưởng đến trồng trọt, thủy sản. Bên cạnh đó, lũ lụt còn phá hủy cơ sở hạ tầng, đường sá, nhà cửa…gây khó khăn cho ngành du lịch và các ngành dịch vụ khác. Tuy nhiên, tác động lớn nhất của lũ là có

tán, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Để phòng chống nguy cơ lũ lụt, trong các năm 2005 và 2006, tỉnh Nam Định đã phải đầu tư cho Giao Thuỷ nâng cấp gần 6km đê biển kiên cố hoá đê. Năm 2008, chính phủ đã đầu tư cho Giao Thuỷ hơn 100 tỷ đồng để khắc phục đoạn đê sung yếu. Tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, do nước biển dâng nên Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ đã phải chi thêm 3 tỷ để tôn cao đường tuần tra trên đê Vành Lược lên 1,5m (ban đầu là 1m).

●Xói mòn bờ biển:

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý Việt Nam (2004), sự xói mòn và bồi đắp xảy ra phổ biến ở tất cả các vùng cửa sông và đường bờ biển. Xói mòn bờ biển là do tổng hợp của rất nhiều yếu tố được chia thành hai nhóm chính. Thứ nhất, cát thường di chuyển dọc theo bờ biển, khiến một số khu vực thì bị xói mòn trong khi một số khu vực khác thì được bồi đắp. Thứ hai, nước biển dâng khiến hầu như tất cả các bờ biển đều bị xói mòn.

Vùng bờ biền bị xói mòn dài nhất là 60km ở Gánh Hao tại Đông bằng sông Mê Kông và dài thứ hai là 30 km tại Vạn Lý (tỉnh Nam Định), đồng bằng sông Hồng. Bờ biển Van Lý đang bị xói mòn với tốc độ 10-15m/năm trong suốt nửa cuối của thế kỷ, tốc độ xói mòn bờ biển trung bình tăng từ 8,6 m/năm trong giai đoạn 1965-1990 đến 14,5 m/ năm giai đoạn 1991-2000. Hình sau thể hiện sự thay đổi đường bờ biển tại Nam Định giai đoạn 1905-1922.

Nguồn: Phan Thị Thuý Hạnh, Masahide Furukawa, Tác động của nước biển dâng đến vùng bờ biển tại Việt Nam.

Xói mòn bờ biển sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu của ngành du lịch do nhiều bãi biển đẹp bị biến mất. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở hạ tầng xây sát bờ biển cũng chịu thiệt hại do tác động của hiện tượng này.

●Nhiễm mặn

Độ mặn là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất đến sự phát triển và phân bố của rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn chỉ có thể phát triển tốt tại nơi nồng độ muối nằm trong khoảng 20% đến 35%. Nông độ muối quá cao (40-80%) sẽ làm giảm số lượng loài cũng như kích thước của chúng. Tại những nơi nồng độ muối đến 90%, chỉ có rất ít loài có thể tồn tại và ngay cả khi như vậy, chúng cũng phát triển rất chậm. Tuy nhiên, tại nơi độ mặn quá thấp rừng ngập mặn tự nhiên cũng không thể tồn tại. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, rừng ngập mặn còn cần một lượng nước sạch nhất định.

nước lợ thích hợp cho nhiều loài trong các giai đoạn phát triển của chúng.

Khi nước biển dâng và thay đổi dòng chảy của các con sông, sự phân bố độ mặn và lượng nước sạch tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ sẽ thay đổi, tác động đến sự phát triển bình thường của các khu rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ phản ứng bằng cách thay đổi trong năng suất, mở rộng khu vực hay đa dạng sinh học hoặc bằng cách di chuyển đến nơi khác. Những thay đồi này có khả năng thay đổi số lượng cá, tôm, cua và các loài khác sống trong rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn là môi trường sống của nhiều loài động thực vật vì vậy một diện tích rừng bị mất cũng sẽ tác động đến vòng đời và môi trường sống của rất nhiều loài khác.

Ngoài hệ sinh thái rừng ngập mặn, tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, khoảng 2ha rừng phi lao ở Cồn Lu đã bị chết đứng do nhiếm mặn. Trong chuyến đi thực tế xuống Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, tôi đã tiến hành lấy mẫu đất tại khu vực phi lao bị chết để phân tích độ mặn. Kết quả thu được nồng độ Cl- là 0,213% trong khi theo tỷ lệ muối để phân loại đất mặn thì lớn hơn 0,2% đã được coi là mặn nhiều.

Bên cạnh ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhiễm mặn sẽ tác động đến cuộc sống của người dân trong vùng. Người dân sẽ phải đi xa hơn để tiếp cận nguồn nước ngọt, thiếu lượng nước cần thiết cho công việc trồng trọt cũng như chịu thiệt hại lớn trong ngành thủy sản do nhiều loài không sống được trong môi trường nước mặn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Trang 77 - 82)