e. Cá, lưỡng cư và bò sát
2.2.2. Cơ sở hạ tầng, dân số và giáo dục
Lịch sử phát triển ở vùng ven biển gắn liền với quá trình khai hoang, đắp đê và lấn biển. Việc di dân, lập khu dân cư mới ở vùng ven biển Giao Thủy đã ngừng lại kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Ramsar (Nguyễn Viết Cách, 2005).
Người dân chủ yếu sinh sống, làm nông nghiệp ở khu vực phía trong đê biển. Hiện nay, đường liên thông xóm đã được cải tạo ở tất cả các xã, với tỷ lệ đường rải nhựa và đá khá cao. Mật độ dân số của các xã vùng đệm cũng tương đối cao, trung bình từ 1.023 đến 1.331 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là trên 1%/năm (giai đoạn 2000-2005), cao hơn so với mức tăng tự nhiên trung bình của cả tỉnh là 0,7%/năm. Thiên chúa giáo là tôn giáo chính trong vùng.
Bảng 2.3:
Một số đặc điểm dân số, giáo dục của các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy Giao
Thiện Giao An Giao Lạc Giao Xuân Giao Hải
Dân số (người) 10494 10150 9876 9693 6910
Mật độ dân số (người/km2) 1023 1180 1331 1291 1207
Số bác sĩ 4 5 5 6 3
Đường đá/nhựa/đường đá
liên thôn liên xóm (km) 30 45 29 45 14
Đường đất liên thôn xóm (km) 2 10 5 10 0
Tổng số học sinh cấp 3 1882 2150 1766 1683 1029
Tổng số học sinh cấp 3 3 350 306 378 150
Nguồn: Số liệu thống kê của UBND huyện Giao Thủy, 2005.
Mỗi xã đã có một trạm y tế, tuy nhiên tỷ lện bác sỹ trên đầu người còn rất thấp, do vậy khả năng chăm sóc sức khỏe tại chỗ còn hạn chế.
Vệ sinh môi trường là vấn đề chưa thực sự được chú ý ở đây. Hiện nay, Giao Thiện là xã duy nhất trong huyện có bãi chôn lấp rác tập trung. Các xã đều thiếu một hệ thống thu gom nước thải và chúng được chảy thẳng vào các hệ thống sông, ao hồ tự nhiên và ngấm xuống nước ngầm. Phát triển du lịch cùng với lượng chất thải (rắn, lỏng) có xu hướng tăng lên sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, sức khỏe người dân địa phương và hệ sinh thái nói chung.
Mỗi xã đều có trường tiểu học, thu hút 100% các em học sinh trong độ tuổi đến trường. Các trường phổ thông cơ sở ở mỗi xã cũng thu hút trên 95% số trẻ trong độ tuổi vào học. Tuy nhiên, số học sinh cấp III còn rất thấp nhất là xã Giao Thiện. Trên địa bàn huyện Giao Thủy có một trung tâm hướng nghiệp-dạy nghề. Tuy nhiên, Số liệu thống kê của toàn huyện Giao Thủy cho thấy số lao động được đào tạo còn thấp, khoảng 5% (năm 2003).
Mặc dù là các xã ven biển nhưng lao động nông nghiệp ở các xã này chiếm tỷ lệ rất cao (65%-80% tổng lao động điều tra). Số liệu điều tra gần đây (11/2006) ở Giao Xuân cũng cho thấy các hoạt động sản xuất phổ biến nhất là trồng lúa (chiếm 96,8% hộ dân trong xã), chăn nuôi lợn (chiếm 82,6% số hộ trong xã), sau đó là các hoạt động khác
như làm vườn và nuôi cá. Lao động nông nhàn trong khu vực này khá cao do tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới vào khoảng 84% (năm 2005).
Tỷ lệ lao động ngư nghiệp chính thức thống kê dao động từ 5-25%, thấp nhất ở các xã Giao An, Giao Lạc và cao nhất ở xã Giao Xuân (là nơi khởi điểm của phong trào nuôi tôm và cua đầu những năm 90 ở khu vực này). Tuy nhiên, phần lớn các hộ dân ven biển tham gia vào quá trình khai thác tài nguyên vùng bãi bồi tạo nên một áp lực lớn đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Một số lao động kiếm việc ngoài huyện hay ở các thành phố lớn. Tỷ lệ thất nghiệp của toàn huyên Giao Thủy đã giảm từ 8,26% xuống 6,51% trong giai đoạn 2001-2005.