Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía Đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1281 km), Lào (2130km) và Campuchia (1228km) và bờ biển dài 3444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Việt Nam có diện tích đất liền là 331212 km2 bao gồm khoảng 327480 km2 đất liền và hơn 4200km2 biển nội thuỷ, đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái (miền Bắc) đến Hà Tiên (miền Nam). Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ cao từ 100 đến 3400m trong khi vùng đồng bằng bao gồm hai vùng đồng bằng châu thổ chính là đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Mê Kông ở miền Nam. Những vùng đất thấp này cực kỳ màu mỡ và tập trung nhiều dân cư sinh sống và hầu hết ngành nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam đều tập trung ở đây.
Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vì vậy bất cứ thay đổi nào của điều kiện môi trường cũng có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tại Việt Nam, có một số nguyên nhân khiến nước biển dâng lên như gió mùa Đông Bắc, dòng chảy của các con sông tăng lên, mưa to ở khu vực địa phương, bồi tụ đất phù sa, các hoạt động của con người và hiệu ứng nhà kính. Có một số nguyên nhân đã xảy ra trong hiện tại trong khi một số khác thì sẽ ảnh hưởng đến mực nước biển dâng trong tương lai nhiều hơn.
Do có vị trí địa lý và đường bờ biển dài như vậy nên Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của nước biển dâng. Một vài nghiên cứu đã báo cáo về mực nước biển dâng tại Việt Nam. Theo Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), mực nước biển dâng tại Việt Nam đã tăng khoảng 5 cm từ trong giai đoạn 1960-1990 và Phòng khí tượng thuỷ văn đã ước tính rằng mực nước biển đang dâng lên với tốc độ trung bình là
2mm/năm. Người ta dự báo rằng mực nước biển sẽ tăng 9cm vào năm 2010, 33cm vào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và 1m vào năm 2100.
Theo bản “Báo cáo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường mới công bố tháng 4/2009, số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm trong giai đoạn 1993-2008, tương đương với tốc độ trung bình trên thế giới.
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã sử dụng phần mềm MAGICC/SCENGEN 5.3 để tính toán xây dựng kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam. Đây là tổ hợp các mô hình về chu trình khí trong khí quyển, khí hậu và băng tuyết cho phép ước tính nhiệt độ trung bình toàn cầu và các hệ quả về mực nước biển dâng theo những phương án phát thải khác nhau của khí nhà kính và sol khí. Các Kịch bản nước biển dâng được kiến nghị là: Kịch bản cao được tính toán theo kịch bản phát thải cao A1F1 và Kịch bản trung bình được tính toán theo kịch bản phát thải trung bình B2.
Bảng 1.7. Các kịch bản nước biển dâng của Việt Nam Kịch bản
nước biển dâng (cm)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21 202
0 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Cao 12 17 24 33 44 57 71 86 100
Trung bình 12 17 23 30 37 46 54 64 74
Hình 1.3 : Hình ảnh Việt Nam khi mực nước biển chưa dâng
Hình 1.4: Hình ảnh Việt Nam khi nước biển dâng lên 1 m vào năm 2100
Bằng trực quan ta cũng có thể thấy rõ hai khu vực bị tác động nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Mekông ở miền Nam.