Thảm thực vật và sinh cảnh sống

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Trang 49 - 56)

Các sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và các dải rừng ngập mặn trải dài với rất nhiều loài. Qua khảo sát hệ thực vật vùng rừng ngập mặn (bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu, các loài tham gia và các loài từ nội địa chuyển ra và mọc trên các bờ đê, bờ đầm) Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã thống kê được tổng số 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ thực vật có mạch.

Lớp Hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất, 135 loài (chiếm 70,3% tổng số loài) thuộc 47 họ. Ngành Dương xỉ có số loài chiếm tỷ lệ ít nhất, 8 loài (4,1%) thuộc 6 chi của 5 họ. Các loài thuộc lớp Một lá mầm mặc dù chỉ có 49 loài (chiếm 25%) thuộc 8 họ (Bảng 7). Tuy nhiên, chúng là những loài có số lượng cá thể lớn trong các bãi cỏ.

Bảng 2.1:

Số lượng các loài thực vật trong rừng ngập mặn ven biển huyện Giao Thủy

Taxon Họ Chi Loài

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Pteridophyta

Angiospermae (Hạt kín) 55 91,6 139 95,9 184 95,8 Dicotyleoneae (Lớp hai lá mầm) 47 78,3 110 75,9 135 70,3 Monocotyledoneae (Lớp một lá mầm) 8 13,3 29 20,0 49 25,5 Tổng cộng 60 100 145 100 192 100

Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004, số liệu bổ sung của MERC

Vườn Quốc gia Xuân Thủy là nơi tập trung các loài cây ngập mặn chủ yếu phân bố ở khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Ở những nơi đất đã bồi cao nhưng vấn ngập triều trung bình có bùn sâu thì Trang (Kandelia obovata) vẫn chiếm tỷ lệ cao, sau đó là Sú (Aegiceras corniculatum) mọc xem, có chiều cao bằng trang. Lác đác có một ít Đâng (Rhizophora stylosa) và Vẹt (Bruguiera gymnorrhiza) có tán dày và màu thẫm hơn. Xen lẫn với các loài trên là Mắm biển (Avicennia marina) có lá nhỏ màu lục nhạt, thân không thẳng nhưng vươn cao hơn các loài khác. Tuy nhiên số lượng không lớn và thường tập trung thành những khóm nhỏ. Bốn loài sau đều là những loài tái sinh tự nhien sau khi rửng Trang được bảo vệ.

Cũng tại Vuờn Quốc gia, do phù sa cửa sông Ba Lạt bồi đắp hàng ngày nên Bần chua (Sonneratia caseolaris) tái sinh nhanh và chiếm lĩnh các mép sông tạo ra những viền có mật độ khác nhau.

Dưới tán Bần là Ô rô (Acanthus illicifolius) mọc thành khóm đôi khi lẫn vài cây Ô rô trắng ( A.ebracteatus). Qua khảo sát thì thấy ở Vườn Quốc gia dây Cốc kèn (Darris trifoliate) phát triển mạnh hơn các nơi khác, chúng bao phủ từng đám trên tán các loài cây gỗ khác.

Một số loài mọc trong Vườn Quốc gia Xuân Thủy và vùng đệm đến từ miền Nam Việt Nam và Myanmar như Dừa nước (Nypa fruticans), Cóc (Lumnitzera littorea),

Vẹt tách (Bruguiera parviflora), Vẹt đen (B. sexangula), Bần trắng (Sonneratia alba) và Bần không cánh (S. Apetala).

Kết quả nghiên cứu trên 15 ô tiêu chuẩn với kích thước mỗi ô 1mx1m ở vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Thủy cho thấy: tầng cỏ bụi chủ yếu là Ô rô (Âcnthus ilicifolius) và Sú (Aegiceras corniculatum) tái sinh. Mật độ trung bình của Ô rô là 3,2 cây/1m2. Ngoài ra ở những nơi đất cao Cốc kèn (Derris trifoliata) là loài cây leo phổ biến với mật độ trung bình 7,7 cây/m2. Hầu như không thấy xuất hiện sự tái sinh của cây Trang (Kandelia obovata) trong loại rừng này. Các cây Mắm (Avicennia marina) tái sinh rải rác ở khu vực đất trống nhiều cát trên Cồn Ngạn. Cây bần chua (Sonneratia caseolaris) còn tái sinh chủ yếu ở khu vực đất trống nhiều bùn phía gần với sông Hồng (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004). Các vùng rộng trên bãi bồi được trồng Phi lao (Casurina equisetifolia).

Các dạng sống

Có một số dạng sống chính trong vùng Rừng ngập mặn bao gồm các loài thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân cỏ, thân mọng nước, thân rễ, các cây thủy sinh, cây sống ký sinh, bán ký sinh, các loài cây thân cột dạng cau dừa, dương xỉ, các loài cây có thân ngầm.

Hình 2.2: Các dạng sống của thực vật tại huyện Giao Thủy 11% 12% 8% 57% 2%4% 1% 5% Thân gỗ Cây bụi Dây leo Thân cỏ bò, đứng hay có thân ngầm Thân mọng nước Cây thủy sinh

Thực vật ký sinh hoặc bán ký sinh

Các dạng khác: thân cau dừa, dương xỉ

Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004, số liệu bổ sung của MERC

● Các loài cây gỗ chiếm 11,5% phần lớn là các loài cây ngập mặn chủ yếu như Bần chua (Sonneratica ceseolaris), Trang (Kandelia obovata), Đâng (Rhizophora stylosa), Giá (Exoecaria agallocha)…một số loài tham gia rừng ngập mặn như Tra (Hibiscus tiliaceus), Tra lâm vồ (Thespesisa populnea), Bàng (Terminalia cattappa), Giá (Exoecaria agallocha) và một số các cây trồng khác như Phi lao (Casuarina equisetifolia), Trứng cá (Muntingia culabura).

● Cây bụi chiếm tỷ lệ 12% tổng số loài (23 loài). Các cây thân bụi điển hình ở Giao Thủy chủ yếu là cây mọc hoang dại như các loài thuộc họ Co roi ngựa (Verbenaceae), nhiều loài thuộc họ Vang (Ceasalpiniaceae). Cây bụi thường có mặc ở ven các cồn cát trồng phi lao hay các bờ đầm cao hơn và được đắp lâu ngày (Nguyễn Thị Kim Các và Đào Văn Tấn, 2002).

Các loài dây leo chiếm tỷ lệ 7,8% tổng số loài. Trong đó Cóc kèn (D. trifoliata) là loài dây leo phổ biến nhất trong thảm thực vật rừng ngập mặn.

Cây thân cỏ có số lượng loài lớn nhất, 109 loài, chiếm tỷ lệ 56,8%. Trong đó chủ yếu là các loài thuộc họ Lúa (Poaceae), Cói (Cyperaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cúc (Asteraceae), phổ biến ở các vùng đất ngập triều, lầy bùn hay các bãi cỏ, mái đê biển;

Thực vật mọng nước bao gồm Sam biển (Sesuvium portulacastrum), Náng hoa trắng (Crinum asiaticum) và Hếp (Scaevola taccada);

Các loài cây thủy sinh chỉ chiếm tỷ lệ 3,6% (7 loài) gồm 2 loài cỏ biển và một số rong chịu được nước lợ chủ yếu phân bố ở khu vực gần cửa sông. Nhóm thực vật này nhạy cảm với các tác động của môi trường đặc biệt là nước thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản;

Nhóm các cây ký sinh và bán ký sinh chỉ có 2 loài là Tơ hồng (Cuscuta chinensis) và Tơ xanh (Cassytha filiformis). Cây Tơ xanh tìm thấy trên ngọn các cây ngập mặn như Trang (K obovata), Mắm (A. Marina);

Đa dạng thảm thực vật vùng rừng ngập mặn

Có 8 kiểu nơi sống khác nhau xuất hiện ở vùng đệm và bên trong Vườn Quốc gia, mỗi nơi sống có một số quần xã thực vật đặc thù.

1. Quần xã Cỏ cáy (Sporobolus virginicus) – Cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis) Quần xã này mọc chủ yếu ở cửa Ba Lạt trên các bãi bùn đang hình thành. Chúng là những loài sống trong điều kiện phần lớn thời gian ngập nước, khi nổi lên còn chịu nhiều tác động của sóng biển. Đây là kiểu sinh cảnh rất nghèo về thành phần loài, chỉ chiếm chưa đến 2,1% tổng số loài. Ngoài ra còn có một số loài khác như Cỏ mồm (Paspalum vaginatum), Cỏ san sát (Paspalum paspaloides).

Do đặc điểm là vùng đất mới hình thành nên thành phần loài thực vật thường thay đổi. Ở những khu vực giáp với rừng ngập mặn hoặc ven bờ xuất hiện một số cây ngập mặn con tái sinh như Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia obovata). Những khu vực đất cao hơn như Cỏ gà (Cynodon dactylon) và họ Cói (Cyperaceae) như Cỏ gấy biển (Cyperus stoloniferus) đang phát triển. Khu vực đổ ra biển của sông Sò thường chịu tác động mạnh của sóng và sự di chuyển của các đụn cát nên kiểu sinh cảnh này không điển hình.

2. Quần xã Vạng hôi (Clerodendron inerme) – Tra (Hisbicus tiliaceus) – giá (Excoecaria agallocha)

Quần xã này mọc trên các vùng đất cao hay ven bờ đầm, nơi thường chịu tác động hoặc ít chịu tác động của thủy triều. Đây là kiểu nơi sống có quần xã thực vật với thành phần loài thực vật khá đa dạng, với 52 loài (27%). Ngoài ba loài ưu thế còn có Ráng biển (Acrostichum aureum) phân bố chủ yếu trên các bờ đầm, hay bãi đất cao.

Các loài cây thân cỏ chủ yếu là Cỏ bạc đầu (Kyllinga brevifolia), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ trứng (Paspalum paspaloides), Sậy (Pharagmies karka). Sinh cảnh này còn thấy ở khu vực ven các bờ đầm thuộc Cồn Lu tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Ở những bờ đầm hoặc gò đất mới đắp, xuất hiện phổ biến các cây thuộc họ Rau muối (Chenopodiaceae) như Rau muối (Chenopodium ambrosioides), Muối biền (Suaeda maritime) hay họ Rau đắng (Aizoaceae) như Sam biển (Sesuvium portulacastrum)…

3. Quần xã cà độc dược (Datura metel) – Thầu dầu (Ricinus communis)

Những loài cây từ nội địa phát tán ra này mọc trên vùng đất cao ở mái đê, nơi không chịu hay chỉ chịu tác động của triều cường. Đây là sinh cảnh có thành phần đa dạng nhất (121 loài cây, chiếm 63,0% tổng số loài).

Đất ở sườn đê một phần được bồi đắp thêm hàng năm, độ dốc cao, mùa mưa độ mặn trong đất giảm, chỉ trừ phần chân đê ngập nước triều nên có cả loài cây chịu mặn,

cây tham gia rừng ngập mặn và cây từ nội địa chuyển ra. Những loài này chịu được muối do gió biển mang đến như cà độc dược, thầu dầu, quả nổ (Ruellia tuberosa).

Một số loài chịu mặn khác mọc gần sát chân đê bị ngập triều cao như giá (Excoecaria agallocha), na biển (Annoda glabra), từ bi (Vitex trifoliata), Sài hồ (Pluchea pleropoda), vạng hôi (Clerodendron inerme). Phía trên cao của mái đê xuất hiện một số loài cây từ nội địa, chủ yếu là các loài thân cỏ thuộc họ Lúa (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Đậu (Fabaceae) và một số dây leo thuộc họ Lạc tiên (Passiforaceae), họ Cà (Solanaceae) và một số loài dương xỉ. Các quần xã thực vật ở sinh cảnh này tương đối ổn định, cũng gặp ở bờ đầm cũ, hay khu vực ven chân đê biển quốc gia dọc từ Giao Thiện đến Giao Lâm.

4. Quần xã Phi lao (Casuarina equisetifolia) – Quan âm (Vitex trifoliata)

Khu vực trồng phi lao tập trung ở các cồn cát phía ngoài vùng rừng ngập mặn như Cồn Lu, Cồn Ngạn (xã Giao Thiện), Cồn Nhà (xã Giao Xuân) và một số nơi khác. Nhiều bãi phi lao tại khu vực thấp, giáp cửa sông của Cồn Lu, do tác động của nước mặn đã bị chết hàng loạt. Thành phần loài ở đây tương đối đa dạng, có 38 loài chiếm 19,8% tổng số loài.

Cây bụi mọc phổ biến ở đây là Ruellia tuberosa nở hoa tím vào mùa hè. Một số loài thân cỏ từ nội địa chuyển ra mọc rải rác dưới tán phi lao (C. Equisetifolia) thưa hoặc ở các chỗ trống, về mùa mưa có nước ngọt. Loài cây chịu hạn tốt như dừa cạn (Catharanga roseus), cỏ tranh (Imperata cylindrica), sa lâm (Launaea sarmentosa) mọc rải rác trên đất cát khô. Quần xã thực vật này rất dễ bị tác động bởi sóng lớn và con người. Việc nuôi trồng các loài gia súc như dê, bò đã làm cho các cây bụi và cây thây cỏ trở nên thấp và phân cành nhiều.

Thực vật ở sinh cảnh này rất nghèo về thành phần (8 loài) và ít về số lượng, chỉ gồm một số loài dây bò trên cát chịu mặn và chịu hạn tốt, có rễ cắm sâu và lan rộng trong đất cát. Trong những ngày có dông, bão, các loài này đều chịu tác động mạn của song và nước mặn.

6. Quần xã cỏ xoan (Halophila ovalis) – Cỏ xoan nhỏ (Halophila minor) – Rong xương cá (Myriophyllum dicocum) ở nước lợ

Sinh cảnh này rất nghèo về thành phần loài. Chỉ có 7 loài thực vật thủy sinh (chiếm 3,6% tổng số loài ) trong đó : cỏ xoan (Halophilla ovalis), cỏ xoan nhỏ (Halophilla minor) là hai trong số 15 loài cỏ biển tìm thấy ở Việt Nam (Nguyễn Văn Tiến, 1998).

7. Quần xã cói ( Cyperus malaccensis) sậy (Phragmites karka) trong các đầm nuôi thủy sản.

Sinh cảnh này có nguồn gốc là rừng ngập mặn trong đó có 3 loài ưu thế là Bần chua, Trang cùng Sú. Sau khi đắp đầm giữ nước triều, hầu hết Trang, Sú chết, chỉ còn lại một ít cây Bần to có rễ hô hấp cao sống sót. Đất nước thoái hóa và chua mặn nên cói và sậy có điều kiện phát triển.

8. Các quần xã rừng ngập mặn

Khác với các quần xã rừng ngập mặn tự nhiên ở Nam Bộ, rừng ngập mặn Giao Thủy có nguồn gốc là rừng trang trồng để bảo vệ đê biển. Sau mỗi lần khai hoang lấn biển đắp đê mới thì dân địa phương lại trồng các dãy rừng trang ở trên đất bãi bồi mới để bảo vệ đi.

Ở những nơi bảo vệ tốt rừng trồng như Vườn Quốc gia Xuân Thủy thì sau một số năm đất nâng cao lên, tạo điều kiện cho nhiều loài thực vật khác đến định cư như sú, đâng, vẹt dù, mắm…

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Trang 49 - 56)