Theo Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biền dâng. Bảng sau sẽ so sánh những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nước trong khu vực châu Á:
Bảng 1.8: Những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nước trong khu vực châu Á
Nước
Mực nước
biển dâng Diện tích đất có khả năng bị mất bị ảnh hưởngSố dân (cm) (km2) (%) (triệu người) (%) Bangladesh 45 15688 10,9 5,5 5 100 29846 20,7 14,8 13,5 Ấn Độ 100 5763 0,4 7,1 0,8 Indonesia 60 34000 1,9 2 1,1 Nhật Bản 50 1412 0,4 2,9 2,3 Malaysia 100 7000 2,1 >0,05 >0,3 Pakistan 20 1700 0,2 - - Việt Nam 100 40000 12,1 17,1 23,1
Nguồn: Trần Mai Kiên, Những tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Viện Khí tượng và thuỷ văn
Nước biển dâng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến những vùng ven biển cụ thể là hai đồng bằng thấp tại miền Bắc và miền Nam. Những tác động vật lý nghiêm trọng của nước biển dâng đến khu vực ven biển là:
●Mất diện tích đất ngập nước cũng như những vùng đất thấp khác và thay đổi chỗ ở cho người dân
Theo Tom và các cộng sự (1996), nếu mực nước biển dâng lên 1m thì 40.000 km2 đất liền tại Việt Nam sẽ bị mất. Trong số đó là 5000 km2 ruộng lúa tại đồng bằng sông Hồng và 15.000 – 20.000 km2 ruộng lúa ở đồng bằng sông Mekông.
●Dễ bị tổn thương hơn trước lũ lụt và bão
Đặc điểm địa lý của Việt Nam với đường bờ biển dài và vùng đất liều hẹp đã làm tạo ra tỷ lệ khá cao giữa đường bờ biển và vùng đất liền. Có khoảng 100km2 đất liền ứng với mỗi kilomet đường bờ biển. Gần đây, lũ lụt tại khu vực ven biển đã tăng cả về cường độ và tần suất xảy ra. Điều đó chủ yếu là do nhiều con sông đổ ra biển, mực nước biển tăng lên trong suốt cơn bão và đê yếu.
●Tăng xói mòn tại khu vực bờ biển và các cửa sông
Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển uốn lượn với rất nhiều cửa sông. Dọc theo đường bờ biển, trung bình cứ 20km lại có một cửa sộng. Vị trí địa lý quan trọng này đã tạo ra tính đa dạng của các nguồn tài nguyên nhưng cũng chính nó lại trở thành khu vực rất dễ bị tổn thương. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý Việt Nam (2004), xói mòn và bồi tụ đang xảy ra ở tất cả bờ biển và cửa sông. Tại đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông, xói mòn đã xảy ra dọng theo một phần tư đường bờ biển tại mỗi đồng bằng. Ngày nay, xói mòn là nguyên nhân chính làm tăng quy mô và mức độ thiệt hại. Tổng số 243 khu vực bờ biển với 469 km đường bờ biển đã bị xói mòn với tốc độ 5-10m/năm. 96 trong số những khu vực này đã bị mất thậm chí hơn 1km đường bờ biển do xói mòn.
●Tăng độ mặn tại các cửa sông, xâm nhập mặn vào nguồn nước sạch, tầng đất ngậm nước và suy giảm chất lượng nước.
Khi nước biển tiếp tục tăng, những hậu quả đi kèm với ngập tĩnh, xói mòn và lũ lụt có khả năng là tăng độ mặn của nước bề mặt và nước ngầm gần khu vực ven biển. Nước biển dâng nói chung có thể sẽ khiến nước biển tiến vào sâu trong đất liền ở cả tầng
đất ngậm nước và cửa sông. Tại cửa sông, dòng chảy chậm của nước ngọt ra biển sẽ ngăn không cho hệ thống nước lục địa ở khu vực thấp hơn bị mặn như nước biển. Nước biển dâng sẽ làm tăng độ mặn ở những khu vịnh mở vì tăng diện tích cắt ngang sẽ làm chậm tốc độ chảy trung bình của nước ngọt ra biển. Hơn thế nữa, tác động của nước biển dâng đến độ măn của nước ngầm sẽ khiến một vài khu vực trở nên không thể sống được thậm chí trước khi chúng thực sự bị ngập, cụ thể là những vùng phụ thuộc vào tầng đất ngậm nước không cố định chỉ ngay trên mực nước biển.
Do áp lực của thuỷ triều, nước biển đã thâm nhập 30-50km phía trên sông Hồng và 60-70km phía trên sông Mekông. Hơn 1,7 triệu ha đã bị tác động bởi xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Mekong và người ta dự đoán khu vực này sẽ tăng lên 2,2 triệu ha trong tương lai gần nếu như những biện pháp quản lý phù hợp không được thực hiện.
Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng không chỉ với nông nghiệp ven biển mà còn đối với các khu vực kinh tế. Ví dụ, tại Việt Nam, 50% sản xuất lúa gạo quốc gia là từ đồng bằng sông Mekông ở miền Nam trong khi 20% là từ đồng bằng sông Hồng. Mặc dù phần nhiều sản xuất là cho xuất khẩu, bất cứ tác động nào đến những khu vực đồng bằng này cũng gây ra hậu quả khôn lường đến đất nước.
Cũng nên lưu ý rằng các dạng tác động khác cũng có thể rất quan trọng. Những hậu quả về kinh tế và xã hội của nước biển dâng khá lớn. Cở sở vật chất phục vụ cho cảng biển có thể sẽ phải lắp đặt lại. Những vùng kinh tế ven biển có thể sẽ bị mất. Giao thông sẽ bị đứt đoạn. Khoảng 17 tỷ USD sẽ bị mất do lũ lụt hàng năm, chiếm xấp xỉ 80% GDP. Theo kịch bản phát triển 30 năm, mất mát tư bản sẽ là gần 270 tỷ USD lớn hơn rất nhiều so với GDP dự kiến thời điểm đó. Như vậy, thiệt hại sẽ tăng nhanh hơn cả GDP. Theo tài liệu của Ngân hàng thế giới, tại Việt Nam, khoảng 5,3% đất đai, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% khu vực thành thị, 7,2% khu vực nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng lên 1 mét.