Việc sử dụng và quản lý tài nguyên khu vực bãi bồ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Trang 60 - 62)

e. Cá, lưỡng cư và bò sát

2.2.2. Việc sử dụng và quản lý tài nguyên khu vực bãi bồ

Khai thác tài nguyên khu vực bãi triều đã cung cấp nguồn thức ăn và bổ sung nguồn thu nhập tiền mặt đáng kể cho người dân trong vùng. Các hoạt động khai thác chính ở bãi triều thuộc vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy bao gồm: • Thu hái cây thuốc (cây ngập mặn và các loài cây di nhập từ đất liền;

• Đánh bắt thủy sản bằng lưới mắt nhỏ, lưới vét, đăng đáy và bằng tay nhiều khu vực trong Vườn Quốc gia, chủ yếu là trên các sông và lạch;

• Hầu hết khu Bãi Trong và phần Cồn Ngạn thuộc vùng đệm đã được ngăn thành các đầm để nuôi tôm và cua từ những năm 90. Mùa nuôi trồng thủy sản là từ tháng Năm đến tháng Một (từ tháng Tư đến tháng Chạp âm lịch). Thời gian không phải vụ mùa, người dân địa phương thường trồng rong chỉ vàng ở các đầm này với mục đích thương mại.

• Trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Xuân Thủy vẫn có một phần diện tích đất trống được sử dụng làm đầm tôm (khoảng 19 đầm tôm quảng canh ở phía giáp sông Hồng) và nuôi vạng quảng canh (một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn). Các lều lán trông coi đầm tôm và vạng đã được xây dựng không có quy hoạch;

• Săn bắn chim, thú bị cấm và đã giảm nhiều nhưng vẫn còn diễn ra;

• Việc chăn thả gia súc diễn ra ở vùng lõi (Cồn Lu) với số lượng lớn (khoảng 300 – 500 con trâu và dê).

Một số hoạt động khai thác tài nguyên, đặc biệt là khai thác thủy hải sản trong khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy có xu hướng tăng lên. Việc gia tăng khai thác như vậy đã gây nên những ảnh hưởng, tác động nhất định đến các hệ sinh thái trong khu vực Vườn Quốc gia.

Một nghiên cứu cho thấy ước tính giá trị kinh tế của rừng ngập mặn gần cửa sông Hồng ở Nam Định khá cao (Bảng 8)

Bảng 2.2:Ứớc tính giá trị kinh tế của rừng ngập mặn gần cửa sông Hồng ở Nam Định

Nguồn lợi Giá trị (VNĐ)

Giá thấp Giá cao

Giá trị trực tiếp 229.653 VND(1,4-0,86%)

Gỗ, củi, thân, cành 110.313 110.313 Hoa (nuôi ong) 119.340 119.340

Giá trị gián tiếp từ 15.362.000 đến 26.328.000 (98,6-99,1%) Thủy sản (10.703.000-21.669 .000 (24,2-14,5%) Tôm 200.430 266.220 Cua 801.720 1.604.970 Thân mềm Hai vỏ 361.080 396.270 Nuôi Vạng 9.628.290 19.258.110 Môi trường 3.858.000 (24,2-14,5%)

Giảm thiệt hại gió bão, nước dâng, xâm nhập

mặn, bảo vệ đê

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Trang 60 - 62)

w