MỤC LỤC
Những vùng đất ngập nước ven biển bị đe dọa khá lớn dù điều này có lẽ chỉ phản ánh các giả định tác động đơn giản được thiết lập trong các nghiên cứu hơn là tình trạng tổn thương thật sự, điều mà có thể ít hơn rất nhiều nếu những vùng đất ngập nước này có thể ứng phó được với nước biển dâng. Phân tích động lực học xem xét những ảnh hưởng đối kháng nhau giữa mực nước biển dâng khu vực (do sự sụt lún ở địa phương và những thay đổi toàn cầu), dân số ven biển (giả định những thay đổi ở ven biển là gấp đôi sự thay đổi dân số quốc gia để phản ánh sự di cư đến vùng ven biển) và nâng cao tiêu thuẩn phòng hộ tỷ lệ thuận với sự gia tăng của GDP/người (Nicholls và các cộng sự, 1999; Nicholls, 2002b).
Trong khi tác giả lưu ý rằng những kết quả này mới chỉ là sơ bộ, chi phí hàng năm chỉ là 13 tỷ Đôla nếu nước biển toàn cầu dâng lên 1m, ít hơn nhiều so với kết quả của Fankhauser (1995b) là 47 tỷ Đôla. Cần phải phát triển các biện pháp đánh giá tác động và các số liệu cơ bản như đang được nghiên cứu trong dự án DINAS-COAST (McFadden và các cộng sự, 2003) (http://www.pik-potsdam.de/~richardk/dinas-coast/).
Theo bản “Báo cáo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường mới công bố tháng 4/2009, số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm trong giai đoạn 1993-2008, tương đương với tốc độ trung bình trên thế giới. Đây là tổ hợp các mô hình về chu trình khí trong khí quyển, khí hậu và băng tuyết cho phép ước tính nhiệt độ trung bình toàn cầu và các hệ quả về mực nước biển dâng theo những phương án phát thải khác nhau của khí nhà kính và sol khí.
Hơn thế nữa, tác động của nước biển dâng đến độ măn của nước ngầm sẽ khiến một vài khu vực trở nên không thể sống được thậm chí trước khi chúng thực sự bị ngập, cụ thể là những vùng phụ thuộc vào tầng đất ngậm nước không cố định chỉ ngay trên mực nước biển. Hơn 1,7 triệu ha đã bị tác động bởi xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Mekong và người ta dự đoán khu vực này sẽ tăng lên 2,2 triệu ha trong tương lai gần nếu như những biện pháp quản lý phù hợp không được thực hiện.
Tất cả hệ thống này đều được mô tả bởi tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm của chúng, độ nhạy cảm, và khả năng thích nghi với thay đổi của nước biển dâng và những biến đổi khí hậu liên quan và điều này có thể bị thay đổi bởi các áp lực phi khí hậu khác. Những yếu tố không chắc chắn tồn tại ở mọi bước của một bản đánh giá tác động nước biển dâng bao gồm sự không chắc chắn về lượng khí nhà kính phát thải trong tương lại, sự tập trung của khí nhà kính trong khí quyển, sự thay đổi của khí hậu, sự nhạy cảm của nước biển dâng với sự thay đổi của nhiệt độ, những tác động tiềm năng và đánh giá sự thích nghi. Nó có thể được sử dụng để ấn định khả năng đối với những kịch bản nước biển dâng khác nhau, xác định những chiến lược ứng phó mềm dẻo với chi phí thấp nhất (tối thiểu hoá thiệt hại hàng năm) thì chiến lược tốt nhất đó sẽ làm giảm đi rất nhiều các tác động được dự đoán. Bước 6:Đánh giá sự thích nghi tự động. Các bản đánh giá tác động trước đây được thực hiện để lượng giá các tác động của nước biển dâng lên một đối tượng trong trường hợp bỏ qua các biện pháp ứng phó, điều mà có thể làm thay đổi các tác động này. Có hai biện pháp ứng phó chính là giảm nhẹ và thích nghi. ●Các biện pháp giảm nhẹ nhằm đối phó với nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Nó có thể đạt được thông qua các hoạt động nhằm ngăn chặn hay làm chậm sự tăng lên của sự tập trung khí nhà kinh trong khí quyển, bằng việc giới hạn những phát thải từ những nguồn gây ra khí nhà kính như đốt nháy nhiên liệu hoá thạch, thâm canh nông nghiệp) trong hiện tại và tương lại và gia tăng những bể hấp thụ khí nhà kính (ví dụ như rừng, biển).
Cũng theo “Báo cáo tóm tắt Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình của Việt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm trong giai đoạn 1993-2008, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Do đó, trong khuôn khổ chuyên đề, tôi sẽ sử dụng kịch bản tốc độ nước biển dâng trung bình là 3mm/năm trong giai đoạn 2010-2015.
Khi nước biển dâng, đường ranh giới bên ngoài những vùng đất ngập nước, cụ thể trong trường hợp này là Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ sẽ bị xói mòn và những khu vực ngập nước mới sẽ được hình thành vào sâu bên trong do vùng đất khô ráo trước đó đã bị ngập lụt bởi mực nước biển cao hơn. Theo “Ứớc tính chi phí kinh tế của nước biển dâng” của Masahiro Sugiyama, tổng chi phí là một tổng gồm 4 thành phần: chi phí bảo vệ (ví dụ: xây đê), tổn thất tư bản (mất mát cơ sở hạ tầng và nhà cửa), diện tích rừng ngập mặn tăng thêm (do rừng ngập mặn di chuyển vào sâu bên trong đất liền) và diện tích rừng ngập mặn bị mất. Phần diện tích rừng ngập mặn này bị chết có nghĩa là con người đã mất đi những sản phẩm và dịch vụ mà diện tích rừng này có thể cung cấp nếu như vẫn tồn tại do đó lợi ích bị mất đó chính là thiệt hại kinh tế của việc mất diện tích rừng ngập mặn do nước biển dâng.
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHể VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ.
Trong 200 năm qua, đại dương đã hấp thụ khoảng 50% lượng CO2 mà con người tạo ra, tuy nhiên với tốc độ phát thải CO2 ngày càng lớn, lớp nước trở nên bão hoà, lượng ion cacbonat trong đại dương ngày càng giảm nghĩa là đại dương đang dần mất đi khả năng hấp thụ loại khí nhà kính này. Theo Danny Harvey, trường Đại học Toronto, Canada, chúng ta có thể tăng khả năng hấp thụ CO2 của đại dương bằng cách sử dụng đá vôi do đá vôi ít hoà tan trong nước nên nó sẽ chìm sâu vào lòng đại dương và hoà tan từ từ để giải phóng ion cacbonat. Mỗi người trong cộng đồng đều có thể góp phần làm giảm khí nhà kính bằng cách thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như: sử dụng các sản phẩm “xanh”, mua những thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng điện tiết kiệm, mua các sản phẩm lâu bền, giảm việc sử dụng tủ lạnh, điều hoà nhiêt độ và ưu tiên sử dụng xe đạp và các phưong tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm…hơn là các phương tiện cá nhân.
Với phương pháp rút lui, cách thức đơn giản nhất có thể là thiết lập và phát triển vùng phía sau có khoảng cách nhất định so với mép nước biển; tránh các tác động tự nhiên của nước biển dâng bằng cách tái định cư, di dời nhà cửa và cơ sở hạ tầng từ khu vực chịu nguy hiểm đến khu vực khác an toàn hơn. Giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về Biến đổi khí hậu-Nước biển dâng để tất cả cộng đồng dân cư và các cấp chính quyền ý thức được tầm quan trọng và cùng nỗ lực hợp tác, đóng góp chung nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất để ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Tôi hy vọng bản đánh giá này sẽ phần nào khiến thêm nhiều người nhận thức đầy đủ hơn về một vấn đề khá nóng bỏng hiện nay là “nước biển dâng” và bằng các biện pháp giảm nhẹ và thích nghi kịp thời, đúng hướng, hy vọng các tác động mà tôi đưa ra trong bản đánh giá này sẽ chỉ ở dạng “tiềm năng” chứ không “thực sự” xảy ra trong thực tế vào thời gian tới.
Keita Furukawa, Shigeyuki Baba, Effects of sea level rise on Asian mangrove forests Kien, Climate change impacts and adaptation in Vietnam, Institute of Meteorology and Hydrology. Nguyen Huu Ninh, Luong Quang Huy, Le Thi Tuyet, Cao Thi Phuong Ly, Nguyen To Uyen, The role of biodiversity in climate change mitigation in Vietnam: Red River estuary – Balat case study, Center for Environment Research, Education and Development. Proceedings of the International Conference - Workshop on Biodiversity and Climate Change in Southeast Asia: Adaptation and Mitigation, the Southeast Asian Regional Center for Graduate Study and Research, February 2008.
Phụ lục : Tài nguyên sử dụng qua các giai đoạn lịch sử rừng ngập mặn/bãi bồi ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy và vùng đệm. Giai đoạn Sự kiện (sử dụng tài nguyên. và các hoạt động liên quan) Quản lý/Chính sách. 1978-1980, Đảng nhấn mạnh vại trò quan trọng của việc bảo tồn đất ngập nước phục vụ cho nông nghiệp ở nông thôn phía Bắc Việt Nam.