1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

69 509 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 4,62 MB

Nội dung

Việc đánh giá các tácđộng của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá sẽ góp phần giúp các nhàquản lý và hoạch định chính sách xây dựng định hướng, chiến lược phát triển bềnvững c

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7

1.1 Vị trí địa lý 7

1.2 Đặc điểm tự nhiên 8

1.2.1 Đặc điểm địa hình 8

1.2.2 Đặc điểm sinh thái 8

1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất 9

1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 10

1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội chung 10

1.3.2 Đặc điểm dân cư 11

1.3.3 Cơ sở hạ tầng 12

1.3.4 Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản 13

1.3.5 Công nghiệp và du lịch 15

1.4 Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai theo hướng phát triển bền vững 18

1.4.1 Phát triển thuỷ sản 18

1.4.2 Phát triển nền nông nghiệp sinh thái phù hợp với đặc thù của vùng đầm phá 19

1.4.3 Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực 20

1.4.4 Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 21

1.4.5 Phát triển các lĩnh vực xã hội 22

1.5 Những nghiên cứu tương tự ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26

2.2 Nội dung nghiên cứu 27

2.3 Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1 Phương pháp thống kê, hệ thống, phân tích 27

Trang 2

2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa 27

2.3.3 Phương pháp giả định 28

2.3.4 Phương pháp chồng chập bản đồ và tích hợp dữ liệu kinh tế - xã hội để phân tích tổn thương do nước biển dâng 28

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 31

3.1 Lựa chọn kịch bản nước biển dâng 31

3.2 Cơ sở đánh giá tác động của nước biển dâng 33

3.3 Tác động của nước biển dâng 35

3.3.1 Ngập lụt 36

3.3.2 Dân cư 41

3.3.3 Cơ sở hạ tầng 43

3.3.4 Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản 49

3.3.5 Công nghiệp và du lịch 52

3.6 Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 54

3.6.1 Thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 54

3.6.2 Giải pháp thích nghi biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho cơ sở hạ tầng khu vực nghiên cứu 56

3.6.3 Thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 56

3.6.4 Thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong lĩnh vực công nghiệp và du lịch 58

3.6.5 Lồng ghép biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong quản lý tổng hợp vùng ven bờ 59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

Kết luận 61

Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 64

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất các xã ven đầm phá 9

Bảng 2 Danh sách các xã ven hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 12

Bảng 3 Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 32

Bảng 4 Diện tích bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng theo các kịch bản khác nhau .36 Bảng 5 Diện tích ngập của các huyện theo các kịch bản nước biển dâng 38

Bảng 6 Tác động của nước biển dâng lên hiện trạng sử dụng đất 40

Bảng 7 Dân số bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng 42

Bảng 8 Đường giao thông bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng 44

Bảng 9 Tổng km đường bộ bị ảnh hưởng phân theo huyện 45

Bảng 10 Phân bố trường học tại khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 46

Bảng 11 Số lượng trường học sẽ bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 100cm 46

Bảng 12 Số lượng các công trình đình/đền/chùa/nhà thờ tại khu vực nghiên cứu .48 Bảng 13 Đất trồng trọt bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng 50

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Ranh giới địa lý khu vực nghiên cứu 7

Hình 2: Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu 10

Hình 3 Cơ sở hạ tầng đường giao thông 13

Hình 4 Tiềm năng phát triển du lịch của khu vực đầm phá 17

Hình 5 Mô hình số độ cao khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 34

Hình 6 Quy trình xây dựng các đánh giá tác động của nước biển dâng 35

Hình 7 04 mức độ ngập lụt do NBD ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 37

Hình 8 Ngập lụt do nước biển dâng 17 cm ở khu vực nghiên cứu 38

Hình 9 Ngập lụt do nước biển dâng 33 cm ở khu vực nghiên cứu 39

Hình 10 Ngập lụt do nước biển dâng 75 cm ở khu vực nghiên cứu 39

Hình 11 Ngập lụt do nước biển dâng 100 cm ở khu vực nghiên cứu 40

Hình 12 Bản đồ khu vực dân cư chịu tác động theo kịch bản NBD 100cm 42

Hình 13 Bản đồ hệ thống giao thông bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng 100cm 43

Hình 14 Các khu vực giao thông chịu tác động lớn từ kịch bản NBD 100cm 45

Hình 15 Tác động của NBD 100cm đến trường học ở khu vực nghiên cứu 47

Hình 16 Tác động của NBD 100cm đến các cơ sở y tế ở khu vực nghiên cứu 48

Hình 17 Bản đồ các khu vực đình, đền, chùa, nhà thờ bị ản hưởng bởi kịch bản NBD 100cm 49

Hình 18 Tác động của NBD đến ngành công nghiệp (kịch bản 100cm) 52

Hình 19 Tác động của nước biển dâng đến ngành du lịch (kịch bản 100cm) 53

Hình 20 Biện pháp công trình để bảo vệ vùng bờ 55

Trang 5

MỞ ĐẦU

Biến đổi khí hậu đã, đang và ngày càng tác động mạnh mẽ đến các hoạt độngsống của con người Trái đất đang nóng dần lên, lượng mưa phân bố không đều,nước biển ngày một dâng cao, thiên tai ngày càng xảy ra nhiều hơn… nguyên nhânsâu xa là do hoạt động của con người Trong nhiều thập kỷ gần đây, các hoạt độngkhai thác “tài nguyên thiên nhiên” phục vụ cho các nhu cầu phát triển của xã hội đãlàm gia tăng khí thải nhà kính, gia tăng dân số, phá huỷ rừng, thay đổi cơ cấu sửdụng đất,… ảnh hưởng đến quy luật của tự nhiên Hơn hết, những khu vực ven biểnchịu nhiều tác động nhất như lũ, bão, sóng thần, nước biển dâng

Nước biển dâng (NBD) đang là vấn đề thách thức với những quốc gia cóđường bờ biển Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về Biến đổi Khí hậu(IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40C tới 5,80C [11] Hệquả tất yếu của tình trạng bề mặt Trái đất nóng lên là băng tan hai đầu địa cực vàtrên đỉnh những dãy núi cao, thể tích nước biển giãn nở do nhiệt làm mực nước biểndâng cao thêm khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ vànhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp Cũng theo tổ chức này, mực nướcbiển dâng trong tương lai còn phụ thuộc vào cách ứng xử của con người đối vớithiên nhiên đối với mức độ xả thải khí nhà kính

Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất củahiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu Theo một nhóm nghiêncứu của WB, nếu nước biển dâng lên 1m sẽ có 5,3% diện tích đất, 10,8% dân cư,10,2% GDP, 10,9% diện tích đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp, và 28,9% diện tíchđất trũng bị tác động [7] Những khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất là vùng đồngbằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - vốn là hai khu vực đất thấp, gần biển,lại có mật độ cư dân rất cao Còn khu vực miền Trung của Việt Nam, Thừa ThiênHuế là tỉnh phải chịu tác động lớn nhất từ nước biển dâng

Nước biển dâng là một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu và sẽ ảnhhưởng mạnh mẽ đến các vùng ven biển Theo Ban quản lý Dự án sông Hương, vùngđầm phá Tam Giang - Cầu Hai sẽ chịu một số tác động lớn khi nước biển dâng như:

Trang 6

thay đổi diện tích đất, hệ sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội… Việc đánh giá các tácđộng của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá sẽ góp phần giúp các nhàquản lý và hoạch định chính sách xây dựng định hướng, chiến lược phát triển bềnvững cho địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung.

Trong phạm vi của luận văn này, tác giả bước đầu nghiên cứu tác động củanước biển dâng đến khu vực đầm phá Tam giang - Cầu Hai để đưa ra cái nhìn kháiquát về tác động của nước biển dâng đến các vấn đề nông nghiệp, thuỷ sản và dulịch do đây là vùng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển dân sinh, kinh tế

xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế Đây là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vựcĐông Nam Á, thuộc vào cỡ lớn của thế giới và có tính đa dạng sinh học cao ở cả bacấp độ sinh thái, loài và nguồn gien Đối với phát triển kinh tế xã hội, vùng đầm pháTam Giang - Cầu Hai là một không gian lớn chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinhhọc, đất đai, mặt nước và là môi trường sống của hơn 2/3 dân số của tỉnh ThừaThiên Huế Do đó, nó có tầm quan trọng khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệttrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Thừa Thiên Huế vàcủa cả khu vực miền Trung và cả nước, nhất là đối với các ngành du lịch, nôngnghiệp và thủy sản

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 Vị trí địa lý

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, có toạ độ địa

lý từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh đông Đây là hệ đầmphá lớn nhất ở Đông Nam Á, trải dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam dọc theo bờbiển, có chiều dài 68km, tổng diện tích mặt nước khoảng 216 km2 và thuộc địaphận 05 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc [8,16]

Hình 1: Ranh giới địa lý khu vực nghiên cứu

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hợp thành từ: phá Tam Giang, đầm Thủy

Tú và đầm Cầu Hai Hệ đầm phá có 2 cửa chính thông với biển là cửa Thuận An vàcửa Tư Hiền Hệ đầm phá cũng liên kết với 4 con sông chính gồm sông Ô Lâu, sông

Bồ, sông Hương và sông Truồi

- Phá Tam Giang: kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông vớibiển Đông qua cửa Thuận An, chiều dài 25 km, chiều rộng từ 0,5 - 4 km (trung bình

Trang 8

2,5km), chiều sâu phá vào mùa cạn phổ biến từ 1 – 1,5 m và gần cửa Thuận An lênđến 4 - 6m, diện tích mặt nước khoảng 52 km2.

- Đầm Thủy Tú: gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung vàThuỷ Tú tạo thành, kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33 km,chiều rộng đầm biến đổi từ 0,5 – 5,5 km (trung bình 1.8km), chiều sâu đầm phổbiến từ 1,5 - 2 m, diện tích mặt nước khoảng 60 km2

- Đầm Cầu Hai: Có dạng lòng chảo, tương đối đẳng thước Chiều dài từCồn Trai đến cửa Sông Rui là 9 km và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong gần

13 km Chiều sâu trung bình của đầm là 1,4 m Diện tích mặt nước khoảng 104 km2.Đầm Cầu Hai liên thông với biển Đông thông qua cửa Tư Hiền

1.2 Đặc điểm tự nhiên

1.2.1 Đặc điểm địa hình

Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu bắt gặp như: (i) Địa hình ven bờ đầmphá ít phân dị, độ cao thường không quá 10m; (ii) Ở các vùng cửa sông châu thổhiện đại ven đầm phá có mặt địa hình đầm lầy với độ cao phổ biến dưới 1m tươngứng với kiểu đất ngập nước đầm lầy cỏ mà đôi chỗ được sử dụng để trồng lúa mộtvụ; (iii) Địa hình lòng đầm phá: Phá Tam Giang và Đầm Thuỷ Tú tạo địa hình mộtlạch chiều ngầm, có độ sâu trung bình 2m Đầm Cầu Hai tạo hình bán nguyệt vớicung tròn hướng về phía Phú Lộc, độ sâu trung bình đầm Cầu Hai khoảng từ 1-1,5m; (iv) Địa hình vùng cửa đầm phá thường xuyên biến động, đặc biệt vào thời kỳthời tiết cực đoan; (v) Đê chắn cát: cũng khá phân dị, chiều rộng trung bình của cácđoạn dao động 2m - 50m - 300m - 4,5km, chiều cao trung bình của các đoạn daođộng 1,5m - 2,5m - 10m - cao nhất lên đến 32m [8,16]

1.2.2 Đặc điểm sinh thái

Với chiều dài khoảng 68km, diện tích 216 km2, Tam Giang - Cầu Hai là hệthống đầm phá ven biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có nhiều hệ sinh thái quantrọng như cỏ biển, rừng ngập mặn và bãi triều Tại đây, đã xác định được 921 loàiđộng và thực vật thuộc 444 chi, 237 họ Trong đó gồm 171 loài thực vật phù du, 37loài động vật phù du, 54 loài thực vật đáy, 43 loài tảo, 15 loài cỏ biển, 31 loài chim

Trang 9

nước (trong đó có 30 loài chim di chú nằm trong danh mục các loài chim cần đượcbảo vệ nghiêm ngặt của châu Âu, Sách đỏ của Việt Nam hoặc Thế giới) [8].

Với diện tích bằng 17,2% tổng diện tích đất tự nhiên của Thừa Thiên Huế vànhững đặc điểm tự nhiên như vậy, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là điều kiện lýtưởng để phát triển nhiều hoạt động kinh tế - xã hội (KT - XH) quan trọng của tỉnhnhư đánh bắt, nuôi trồng thủy sản (NTTS), nông nghiệp, du lịch - dịch vụ, giảngdạy và nghiên cứu khoa học…

1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của 33 xã (5 huyện) xung quanh đầm phá là70.693,53 ha Trong đó, diện tích đất mặt nước chiếm đến gần 1/3 diện tích đất tựnhiên (22.143,5ha – 31,32%), tiếp đến là đất nông nghiệp và đất rừng trồng Hiệntrạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu được trình bày tại bảng 1 [8,9]

6 Đất trồng cây công nghiệp, ăn quả, lâu năm 995,68 1,41

Trang 10

Hình 2: Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu

1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội chung

Nhũng năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế cónhững bước phát triển đáng kể Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 8,4%trong giai đoạn 1991- 2005, vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao đạt13- 14% Quá trình đô thị hoá nhanh tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bềnvững nền kinh tế của tỉnh

Cấu trúc nền kinh tế của Thừa Thiên Huế thay đổi tích cực, với sự đóng gópGDP của ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng Đóng góp GDP của ngành côngnghiệp tăng từ 19,7% (năm 1990) đến 30,9% (năm 2000) và 36,5% (năm 2008),

Trang 11

GDP ngành dịch vụ tăng từ 36,1% đến 45,3% trong khi đóng góp của ngành nônglâm ngư nghiệp giảm từ 44,2% (năm 1990) xuống 24,1% (năm 2000) và 18,2%(năm 2008) [9,13,16]

Ngoài sự thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, sự phân bố theo địa lý các hoạtđộng kinh tế ngày càng đồng đều Với sự đầu tư tại những vùng núi và ven biểngiúp phân bố lại nguồn nhân lực trong tỉnh

Các ngành kinh tế có thế mạnh của vùng biển, đầm phá được ưu tiên đầu tư pháttriển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Năm 2008, doanhthu dịch vụ du lịch đạt gần 800 tỷ đồng, tăng 5,3 lần so năm 1998, lượt khách du lịchkhoảng 1.500 nghìn người, tăng bình quân 17,5%/năm; giá trị sản xuất ngành thủy sảntăng 25,1%/năm, sản lượng NTTS đạt 6797 tấn tăng 9,3 lần, riêng nuôi tôm đạt 3861tấn, tăng 18 lần; doanh thu bưu chính viễn thông tăng 4,7%, dịch vụ vận tải tăng gần 3%;sản lượng khai thác và chế biến khoáng sản ti tan tăng 11,2 lần; các dịch vụ vận tải biển

có bước phát triển, dịch vụ hàng hóa qua cảng Chân Mây tăng bình quân 30%/năm,qua cảng Thuận An tăng 20%/năm

1.3.2 Đặc điểm dân cư

Dân cư và lao động khu vực ven biển, đầm phá là tiềm năng, song cũng làsức ép đối với xã hội; đời sống còn thấp, dân còn nghèo, chất lượng nhân lực thấp.Người dân trong vùng sống chủ yếu dựa vào bằng nghề đánh bắt thủy sản tự nhiêntrong đầm và sản xuất nông nghiệp Nghề NTTS phát triển những năm gần đây đãthu hút nhiều lao động ở khu vực nông nghiệp tham gia Song, đời sống vật chất củacác xã ven đầm phá nói riêng, các huyện ven biển, đầm phá nói chung còn thấp[5,6,8,9,13,16]

Có khoảng 300.000 người sống hoàn toàn hoặc một phần phụ thuộc sinh kếvào nguồn lợi đầm phá (số dân này chiếm đến gần 1/3 dân số toàn tỉnh) thuộc 33 xã,

5 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế (Bảng 2) [6,16]

Trang 12

Bảng 2 Danh sách các xã ven hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Diện tích(km2)

Dân

Diện tích (km2) Dân số

Phong

Điền

Điền Hải 1.268,02 5.015

QuảngĐiền

Quảng Ngạn 1.162,53 5.645Điền Hoà 1.403,64 4.114 Quảng Công 1.342,99 5.179Hương

PhúLộc

Vinh Hưng 1.721,08 7.851Vinh Thanh 1.108,49 8.978 Vinh Giang 1.855,77 4.332

Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đang được đầu tư xây dựng

và từng bước được cải thiện vừa đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân,vừa đáp ứng yêu cầu ứng cứu tại chỗ trong mùa mưa bão Đã hình thành một sốtrung tâm đô thị như thị trấn Thuận An, Phú Đa (Phú Vang), Điền Hải (PhongĐiền), Vinh Hưng (Phú Lộc) Hệ thống giao thông du lịch kết hợp quốc phòng và

an ninh đã và đang được xây dựng: hình thành đường quốc phòng ven biển Điền

Trang 13

Hương - Quảng Ngạn , nâng cấp Quốc lộ 49B, tỉnh lộ 4, 11, tỉnh lộ 10 A,B,C, tỉnh

lộ 2; hệ thống đường liên huyện, liên xã đang được nâng cấp, nhựa hoá hoặc bêtông hoá, tạo cơ sở hình thành các làng cá, các khu nuôi tôm công nghiệp trên cát,các khu du lịch dọc theo bờ biển Xây mới các cầu Trường Hà qua đầm Thuỷ Tú,cầu Tư Hiền (qua cửa Tư Hiền), cầu Thuận An 2, khởi công cầu Ca Cút qua pháTam Giang Nâng cấp cụm cảng Thuận An gồm cảng thương mại tổng hợp đủ nănglực tiếp nhận tầu có tải trọng 2000 DWT, cảng xăng dầu, cảng cá có năng lực tiếpnhận từ 50 - 100 tàu/ngày Đưa vào hoạt động cảng cá Tư Hiền kết hợp hỗ trợ anninh trên biển Hệ thống trường học, y tế huyện, xã đang được nâng cấp, xây mớitheo hướng “tầng hóa” [5,6,8,9,13]

Hình 3 Cơ sở hạ tầng đường giao thông 1.3.4 Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản

a Nông nghiệp

Trang 14

Trồng lúa: Lúa là cây nông nghiệp chính và là nguồn lương thực chủ yếu.

Có 71,6% nông dân trồng hai vụ và 28,4% trồng một vụ mỗi năm Vụ đông-xuânbắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 Vụ hè thu từ tháng 5 đến tháng 9 Diệntích trồng lúa trung bình của mỗi hộ là 2.600 m2 Ngoài lúa thì còn trồng một sốloại cây khác, bao gồm: 3.500 ha sắn công nghiệp, khoai tây, đậu lạc, ớt, cây raumùi và dưa Những loại cây trồng này cung cấp thực phẩm cho người và thức ăncho động vật Khoai lang và sắn là các loại cây trồng địa phương cho năng suấtthấp 61 % nông dân trồng rau màu và các cây trồng khác một vụ và 31,9 % trồnghai vụ mỗi năm Những hộ gia đình trồng nhiều hoa màu không chỉ có thu nhập caohơn mà còn dễ phục hồi dù thu hoạch kém làm mất một khoản thu nào đó[5,6,12,13]

Lâm nghiệp: Lâm nghiệp ở vùng đầm phá được tiến hành xuất phát từ hai lý

do cơ bản: thứ nhất, bảo vệ môi trường; thứ hai, tái tạo môi trường và đem lại thunhập So với các vùng núi nội địa ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động lâm nghiệpquanh vùng đầm phá không được xem là hướng sinh kế chủ yếu Thu nhập trungbình hằng năm từ lâm nghiệp thấp hơn so với từ các lĩnh vực khác Ở Lộc Bình, mỗi

hộ gia đình thu được 1 triệu đồng/1 năm từ trồng rừng, so với 2,8 triệu từ đánh bắtthủy sản; 2,4 triệu từ nông nghiệp; 2,2 triệu từ nuôi trồng thủy sản

Chăn nuôi: Phần lớn các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nông dân, đều nuôi

gia súc và gia cầm theo quy mô nhỏ, hoạt động vốn được xem là phụ góp phầnmang lại thêm thu nhập cho kinh tế gia đình Trâu, bò, lợn, gà, vịt và dê thườngđược nuôi quanh năm Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong công việc này trong khi

đó nam giới, người lớn tuổi và trẻ em chỉ hỗ trợ Kết quả điều tra cho thấy mỗi nôngdân thường nuôi trung bình: 2 con trâu, 3 con bò, 4 con lợn, 15 con gà, 10 con vịt và

6 con dê

b Nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có lợi thế lớn và thuận lợi về phát triểnthuỷ sản NTTS đã phát triển từ năm 1995, phát triển nhanh từ năm 2000 đến nayvới nhiều hình thức canh tác khác nhau, sản lượng NTTS năm 2007 đạt trên 8 nghìn

Trang 15

tấn; khai thác thuỷ sản trong đầm phá thu hút gần 10 nghìn lao động và hàng nămcho sản lượng từ 2,5-3 nghìn tấn [5,6,12,13].

- Nuôi trồng thuỷ hải sản: trong mấy năm gần đây đã phát triển đáng kể,

hàng ngàn hecta đất nông nghiệp chuyển đổi sang làm hồ nuôi thuỷ sản, và khắptrên đầm phá đều rộ lên làm lồng nuôi Ngành thuỷ sản đóng vai trò kinh tế-xã hộiquan trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế năng suất khai thác thuỷ sản đầm phá tối

đa ước tính vào khoảng 4.500 tấn một năm Nuôi trồng thuỷ sản ở đầm phá chủ yếu

là nuôi tôm (Tôm Sú - loài nuôi chính, tôm Rảo - loài nuôi phụ); nuôi cá (gồm cả cánước ngọt, nước lợ và nước biển); nuôi Cua xanh và nuôi nhuyễn thể (nuôi trai và

ốc hương) nhưng tỷ lệ người tham gia nuôi trồng rất thấp

Nuôi trồng thủy sản bao phủ diện tích mặt nước, đặc biệt tôm hùm có thểđược nuôi ở những vùng đất cát nhiễm mặn ven biển Nuôi trồng thủy sản biếnnhững vùng đất bỏ không ven biển này thành vùng sản xuất có giá trị kinh tế cao

- Đánh bắt thuỷ hải sản: Đánh bắt là nghề truyền thống của cư dân đầm phá

Thừa Thiên - Huế và có thể định nghĩa là nghề cá qui mô nhỏ và sinh kế thuỷ sảnthủ công [5,6] Đây còn là nghề cá sử dụng nhiều ngư cụ và bắt tạp, rất phổ biến ởnhững nước nhiệt đới Ngư dân dùng một hoặc nhiều loại ngư cụ tuỳ theo địa điểm

và mùa đánh bắt Đánh bắt chủ yếu diễn ra trên đầm phá; một số xã còn có đánh bắttrên sông và đánh bắt gần bờ như Quảng Công và Lộc Bình Xã Hải Dương cóthuyền lớn đánh bắt xa bờ trong khuôn khổ một dự án của tỉnh năm 2001, dự ánkhông thành công và nay đã ngưng

Trang 16

Hàng loạt những khu công nghiệp được xây dựng như KCN Phú Bài, KCN

Tứ Hạ, KKT Chân Mây… ngoài ra, nhiều cụm công nghiệp nhỏ cũng được hìnhthành từ các khu sản xuất truyền thống ở TP Huế, Phong Điền, Hương Trà, HươngThủy Sản xuất công nghiệp ở khu vực nông thôn cũng được cải thiện đáng kểnhững năm gần đây Mở rộng mô hình trang trại, làm vườn, trồng rừng trong khuvực [9]

Tại khu vực ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, những năm gần đây đã chútrọng đến phát triển công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, khuyến khích phát triển cácnghề chế biến truyền thống để có sản phẩm tiêu thụ trong nước và hướng tới xuấtkhẩu; khuyến khích đầu tư tăng năng lực sửa chữa, đóng tàu thuyền và dịch vụ nghề

cá Khai thác hợp lý, chế biến sâu quặng titan, cát thuỷ tinh

Dần từng bước phát triển làng nghề gắn liền với phát triển du lịch và xuấtkhẩu; tạo ra công ăn việc làm và tận dụng những vật liệu của địa phương, tăng thunhập cho người dân

Vùng đầm phá có nhiều lễ hội có tính nghề nghiệp đáng chú ý như: cầu ngư,

hạ sào…., một số lễ hội khác như vật, võ, đua thuyền, đâm trâu Các lễ hội cầu mưa

ở Thuận An và Vật làng Sình được phục hồi và duy trì đều đặn, trở thành nét đẹpvăn hoá và đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước Venđầm phá có 126 đình làng, nhiều di tích văn hoá, lịch sử và khảo cổ với khoảng 20

di tích đã được nhà nước xếp hạng Rất đáng chú ý là quần thể di tích triều Nguyễn

và văn hoá Chăm Đặc biệt gần đây một tháp Chàm cổ được phát hiện ở thôn Mỹ

Trang 17

Khánh, xã Phú Diên huyện Phú Vang nằm cách bờ biển 100m và dưới mặt nướcbiển 5m.

Trang 18

Hình 4 Tiềm năng phát triển du lịch của khu vực đầm phá

Trang 19

1.4 Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai theo hướng phát triển bền vững

-Theo quyết định số 2093/QĐ - UBND tỉnh ngày 15 tháng 09 năm 2007 vềviệc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày

15 tháng 06 năm 2007 của Tỉnh ủy khóa XIII về phát triển kinh tế biển và đầm phátỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Định hướng chung để pháttriển kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu: Trước mặt tập trung phát triển thủy sản cảnuôi trồng và khai thác xa bờ, về lâu dài lấy phát triển du lịch làm ngành kinh tế chủlực gắn với phát triển nông nghiệp bền vững, hình thành các cụm tiểu thủ côngnghiệp (TTCN), các làng nghề gắn với phát triển du lịch

1.4.1 Phát triển thuỷ sản

- Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ ven biển, đầm phá [8,9]

Hoàn thành các quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là quy hoạch cácvùng trọng điểm khai thác đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Ổn định diện tích nuôi cao triều trên cơ sở đảm bảo hạ tầng vùng nuôi.Chuyển đổi đối tượng nuôi theo hướng đa dạng và thân thiện với môi trường Pháttriển và nuôi trồng các loại thủy đặc sản quý hiếm Đầu tư đồng bộ các hạ tầng thiếtyếu ở các vùng nuôi tập trung (xử lý môi trường, cấp nước, giống, các trung tâmkiểm dịch,…)

Đầu tư đồng bộ theo quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng NTTS Khuyến khíchnuôi theo hướng thâm canh, công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi sinh thái theotừng vùng nước khác nhau Hình thành, phát triển các vùng nuôi trồng thủy đặc sảnchuyên canh theo phương pháp nuôi sinh thái ở đầm Cầu Hai

Chuyển đổi khoảng hơn 2.000 ha diện tích nuôi tôm hạ triều sang nuôi xenghép nhiều đối tượng có hiệu quả và bền vững theo những mô hình được thửnghiệm thành công như cua+tôm, cá dìa+tôm+rong câu, ghẹ, cá rô phi đơn tính, cákình+rong câu…

Khuyến khích các thành phần kinh tế, các lao động đánh bắt thủy sản ven bờchuyển đổi nghề, tham gia phát triển NTTS ven biển Khuyến khích các cá nhân, tổ

Trang 20

chức, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho NTTS, sản xuất giống sạch bệnh, đadạng hóa đối tượng nuôi.

- Khai thác thuỷ hải sản [8,9]

Tổ chức lại sản xuất để nâng cao hiệu quả chương trình khai thác cá xa bờ,tăng cường đánh bắt khơi Thực hiện cơ chế giao cho các cộng đồng ngư dân venbiển, đầm phá quyền khai thác và nghĩa vụ bảo vệ, quản lý vùng biển dưới mọi hìnhthức

Sắp xếp và bố trí lại sản xuất thủy sản theo hướng đa dạng hóa ngành nghề,đảm bảo phát triển bền vững Lập quy hoạch khoanh vùng bảo tồn gen và các loạithuỷ sinh quý hiếm

- Chế biển thủy sản: Khuyến khích phát triển chế biến trong dân, theo công

nghệ truyền thống kết hợp với kêu gọi đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm tăng

số lượng, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu vàtiêu dùng nội địa Xây dựng các cơ sở chế biến thủy hải sản có thương hiệu ở PhúHải, Phú Thuận, Thuận An, Lộc Vĩnh, Vinh Hưng…Tăng cường quản lý an toàn vệsinh thực phẩm, tạo nguồn sản phẩm có thương hiệu

1.4.2 Phát triển nền nông nghiệp sinh thái phù hợp với đặc thù của vùng đầm phá

Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh Tiếp tụcchuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng củaVùng; nghiên cứu, tính toán quỹ đất bảo đảm yêu cầu lương thực tại chỗ, xem xétchuyển những diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang NTTS Khuyến khích pháttriển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp Xây dựng các cơ sở chế biến nhỏ đápứng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá Khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa các loạicây đặc sản một cách có tổ chức Kết hợp phát triển sản xuất hộ gia đình với hìnhthành các trang trại [8,9]

Bảo vệ vốn rừng hiện có, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng phòng hộ, đặc biệt làtrồng rừng chắn sóng ven biển, chống sạt lở, chống cát bay, cát lấp, trồng rừngphòng hộ ở vùng ngập mặn

Trang 21

Huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nângcấp các đê nội đồng để ổn định cấp nước cho sản xuất lúa và một số cây trồng khác

Xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân ngừng đánh bắt trong mùa sinh sản,

nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản

1.4.3 Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực

+ Du lịch nghỉ dưỡng biển và đầm phá: Xây dựng các khu du lịch nghỉ

dưỡng, giải trí tổng hợp cao cấp tại các bãi biển có nhiều lợi thế về cảnh quan vàmôi trường như Điền Lộc, Quảng Công, Quảng Ngạn, Hải Dương, Cù Dù Kêu gọiđầu tư các khu du lịch cao cấp tại Thuận An, Vinh Thanh

Hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng đặc trưng tại Ngũ Điền, Vĩnh Tu,Lộc Bình, ven đầm Cầu Hai, gắn với cảnh quan đầm phá và văn hoá truyền thốngcủa cộng đồng dân cư

+ Du lịch nhà thuyền: Hình thành loại hình du lịch nhà thuyền trên đầm phá

với phương châm độc đáo, hấp dẫn dựa trên việc khai thác cảnh quan, hệ sinh tháiđầm phá, đặc biệt là văn hóa dân gian của cư dân vùng đầm phá Tam Giang - CầuHai

+ Du lịch thể thao biển: Hình thành các trung tâm thể thao du lịch biển tại

Thuận An Phát triển các câu lạc bộ thể thao chuyên tổ chức và cung cấp các dịch

vụ thể thao như đua thuyền trên biển, trên đầm phá, lướt sóng, lặn biển, xuồng caotốc, các môn thể thao biển

Tổ chức các giải thi đấu thể thao biển trong nước và quốc tế, các giải thể thaotruyền thống như đua thuyền thúng, đua ghe, bóng đá, bóng chuyền bãi biển gắn vớicác hoạt động lễ hội văn hoá cộng đồng

+ Du lịch văn hoá, tín ngưỡng du lịch cộng đồng: Phát triển du lịch tham

quan di tích lịch sử, văn hoá, tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch lễ hội: Cầu Ngư,đua ghe, vật võ làng Sình, làng Thủ Lễ , kết hợp với loại hình du lịch cộng đồng,xây dựng tour du khảo làng quê, du lịch mua sắm, … gắn với các làng nghề thủcông truyền thống ,

Trang 22

Từng bước nghiên cứu, định hình và phát triển loại hình du lịch tâm linh dựatrên các giá trị về văn hoá, kiến trúc, tín ngưỡng

Từng bước nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh du lịch, xây dựng đội ngũcác nhà quản lý doanh nghiệp năng động; nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lýcủa địa phương và năng lực quản lý của chính quyền các cấp về du lịch

- Phát triển nhanh dịch vụ hàng hải và vận tải biển ở cảng Thuận An đủ điềukiện đón tàu trọng tải 2.000 DWT Phấn đấu sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 2,5 -

3 triệu tấn [8,9]

1.4.4 Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Tập trung đầu tư xây dựng ở mỗi huyện có ít nhất một cụm công nghiệp TTCN và làng nghề có điều kiện hạ tầng thuận lợi cho phát triển công nghiệp -TTCN và phát triển các ngành nghề truyền thống Di dời, sắp xếp các cơ sở gây ônhiễm môi trường nằm xen lẫn trong các khu dân cư vào các cụm CN-TTCN vàlàng nghề

-Khôi phục và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, nghề, làng nghềtruyền thống gắn với phát triển du lịch, công tác phục chế, trùng tu, tôn tạo di tíchlịch sử văn hóa

Phát triển làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường, đưa các cơ sở gây ô nhiễmvào các cụm, điểm công nghiệp và tiến hành xây dựng các công trình xử lý nướcthải, chất thải rắn

Phát triển các điểm, cụm công nghiệp theo hướng gắn với phát triển các khuvực đô thị tạo chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn; thu hút các dự án

Trang 23

công nghiệp phục vụ nông nghiệp, tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thốngphát triển.

Hình thành một số khu, cụm công nghiệp tập trung mang tính đặc thù hoặcchuyên ngành như: cụm công nghiệp nghề cá ở Thuận An; cụm công nghiệp cátthủy tinh ở Phong Điền, [8,9]

1.4.5 Phát triển các lĩnh vực xã hội

a) Xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và phân bố lại dân cư

- Chú trọng công tác dân số, đảm bảo mức gia tăng tự nhiên dưới 1% tronggiai đoạn 2011-2020, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kết hợp với cácchương trình nâng cao dân trí

- Thực hiện quy hoạch, ổn định dân cư sống trên vùng đầm phá; làm tốt côngtác định cư gắn với tổ chức lại sản xuất; thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quảcác chương trình xoá đói giảm nghèo, các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụsản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông-khuyến ngư, tiêuthụ sản phẩm,…

- Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập chongười lao động; phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm, hỗ trợ doanhnghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, đặc biệt là các loại hình kinh doanh thu mua, chếbiến thủy hải sản, rau màu, cây ăn quả nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượngviệc làm Đẩy mạnh xuất khẩu lao động; hỗ trợ kinh phí học nghề, xử lý rủi ro…

- Phát triển các hoạt động an sinh xã hội; thực hiện tốt các chính sách xã hội,công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với nước, chăm lo đào tạo,tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện…

b) Phát triển giáo dục - đào tạo

Ưu tiên phát triển giáo dục phổ thông, tạo chuyển biến rõ trong việc nâng caotrình độ dân trí của các xã vùng ven biển, đầm phá; nhất là đối với dân cư thủy diện

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, hoạt động khuyến học, khuyến tài,giúp học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó có điều kiện vươn lên

Trang 24

- Hoàn thành việc xây dựng các trung tâm dạy nghề ở các huỵên, bảo đảmmỗi huyện có một trường dạy nghề Hình thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cấpvùng dựa trên việc áp dụng và đề xuất các cơ chế, chính sách thích hợp hỗ trợ con

em vùng các xã bãi ngang, khó khăn

c) Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Thực hiện tốt, kịp thời các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, đảm bảo100% trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 10 loại vắc xin; phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệchết trẻ dưới 1 tuổi còn 5%o, tỷ lệ chết trẻ dưới 5 tuổi 10%o; tỷ lệ trẻ em suy dinhdưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 15%)

- Hoàn thiện hệ thống y tế tuyến cơ sở; phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật

y tế, đảm bảo 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện hoạt động và đủ nữ hộ sinh; 100%phòng khám đa khoa khu vực được xây dựng kiên cố và có đủ bác sĩ hoạt động; duytrì kết quả 100% xã có bác sỹ

- Tăng cường công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàncảnh đặc biệt khó khăn (con em vạn chài, trẻ em mồ côi, khuyết tật) để số trẻ emnày từng bước có điều kiện hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng [8,9]

1.5 Những nghiên cứu tương tự ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

Tại khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã có rất nhiều các nghiên cứu

về các lĩnh vực: phát triển kinh tế, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, môi trường,biến đổi khí hậu… Những nghiên cứu này đã phản ánh một khía cạnh nào đó về sựphát triển của khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Tuy nhiên, chưa có nghiêncứu cụ thể nào về tác động của nước biển dâng đến các xã ven đầm phá

Trang 25

Các nghiên cứu Kết quả đạt được Tồn tại

Đề án “Phát triển kinh tế tổng

hợp vùng kinh tế đầm phá Tam

Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa

Thiên Huế đến năm 2020”

Đánh giá được tình hình phát triển kinh tế

-xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Haiqua thời kỳ 2001-2010

- Định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế,nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, cơ sở hạtầng, khoa học kỹ thuật, đầu tư…

- Chưa gắn sự phát triển kinh tế xã hộivới tác động của nước biển dâng

- Quy mô nghiên cứu ở tất cả các xãthuộc 5 huyện ven đầm phá, chưa tậptrung nghiên cứu các xã có diện tích đầmphá

Nghiên cứu tác động của biến

đổi khí hậu ở lưu vực sông

Hương và chính sách thích

nghi ở huyện Phú Vang tỉnh

Thừa Thiên Huế

- Trên cơ sở phân tích các tác động của nướcbiển dâng đến hiện trạng phát triển của huyệnPhú Vang để đề xuất các chính sách phát triểncho từng lĩnh vực cụ thể

- Quy mô nghiên cứu nhỏ (tập trung ởhuyện Phú Vang), chưa có nghiên cứu

mở rộng ra các khu vực khác

Các kịch bản nước biển dâng

và khả năng giảm thiểu rủi ro

thiên tai ở Việt Nam

- Đánh giá tác động của nước biển dâng đếntoàn bộ khu vực bờ biển Thừa Thiên Huế

- Ước tính được thiệt hại do tác động của nướcbiển dâng theo các kịch bản khác nhau

- Nghiên cứu ở quy mô lớn và đưa ra cáinhìn khái quát về các lĩnh vực chịu tácđộng

Điều tra cơ bản kinh tế - xã hội

vùng đầm phá Thừa Thiên Huế

- Đánh giá được hiện trạng phát triển nông,ngư nghiệp ở vùng đầm phá Tam Giang – CầuHai

- Chưa lồng ghép các tác động của biếnđổi khí hậu đến các hoạt động nông, ngưnghiệp

Trang 26

- Chú trọng đề xuất các giải pháp hỗ trợ ngườidân trong việc phát triển kinh tế đảm bảo sựphát triển bền vững

Phương pháp đánh giá tổng

hợp DPSIR ở vùng bờ biển

Thừa Thiên – Huế

- Đánh giá sự phát triển kinh tế vùng ven bờThừa Thiên Huế qua các động lực chi phốinhư: gia tăng dân số, đô thị hoá, nông nghiệp,thuỷ sản, du lịch và gia tăng mực nước biển

- Trên cơ sở đó đề xuất bộ thông số giám sátmôi trường cho vùng bờ Thừa Thiên Huế

- Chưa nghiên cứu tập trung vùng đầmphá

- Chỉ đề xuất được các thông số môitrường – xã hội cần giám sát ở vùng bờbiển Thừa Thiên Huế

Trang 27

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hộivùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ở các khía cạnh:

(i) Dân cư

- Kịch bản thấp (B1) với mực nước biển dâng 17 cm vào năm 2030;

- Kịch bản trung bình (B2) với mực nước biển dâng 75 cm vào năm 2100;

- Kịch bản cao (A1FI) với mực nước biển dâng 33 cm vào năm 2050 và 100

- Phạm vi thời gian:

+ Sự thay đổi của nước biển dâng qua các năm 2030, 2050, 2100 với mốc sosánh là mực nước thời kỳ 1980-1999

Trang 28

+ Tác động kinh tế xã hội khu đầm phá Tam Giang - Cầu Hai qua các năm

2030, 2050 và 2100 với mốc so sánh là thời kỳ 2000-2009

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu về hiện trạng dân số, sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, nôngnghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản, công nghiệp và dịch vụ tại khu vực nghiên cứutrong giai đoạn 2000-2009

- Luận văn nghiên cứu về quy hoạch, định hướng phát triển chung của vùngnghiên cứu

- Lựa chọn các kịch bản nước biển dâng điển hình cho từng kịch bản và từngthời kỳ

- Phân tích dữ liệu địa hình khu vực nghiên cứu, từ đó đánh giá tác động củanước biển dâng ở các kịch bản khác nhau, trong từng thời kỳ khác nhau đến các yếu

tố kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

- Trên cơ sở các phân tích, các đánh giá tác động của nước biển dâng đếnvùng nghiên cứu, luận văn đưa ra một số giải pháp ứng phó cho khu vực nghiêncứu, bước đầu góp phần cho các nhà quản lý khu vực đầm phá Tam Giang - CầuHai có những cái nhìn khái quát về vấn đề này

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thống kê, hệ thống, phân tích

Phương pháp này là kế thừa các tài liệu, các nghiên cứu đã có trong và ngoàinước về vấn đề tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội Đồng thời cũngthống kê, hệ thống về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu,kết hợp cùng với các kết quả nghiên cứu để đưa ra những đánh giá, nhận xét về mức

độ tác động của nước biển dâng

2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Công việc được thực hiện nhằm mục đích kiểm chứng lại những thông tinthứ cấp đã thu thập được và tìm ra những thông tin mới, tạo cái nhìn tổng quan vềkhu vực nghiên cứu

Trang 29

2.3.3 Phương pháp giả định

Giả định các mực nước biển dâng khác nhau ở những thời điểm khác nhautrong tương lai để đưa ra những nhận xét, đánh giá tác động đến kinh tế xã hội khuvực nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp thích ứng với các tác động của nước biểndâng

2.3.4 Phương pháp chồng chập bản đồ và tích hợp dữ liệu kinh tế - xã hội để phân tích tổn thương do nước biển dâng

Đây là phương pháp quan trọng nhất, then chốt nhất trong việc thực hiện cácđánh giá về tác động của nước biển dâng

Mô hình số độ cao:

Thông thường thì sự thay đổi độ cao địa hình được thể hiện bằng một loạtđường đồng mức mà các điểm trên một đường đồng mức có cùng một giá trị độ cao.Các đường này là đường cong khép kín mà trong GIS người ta gọi là các polygon.Bằng phương pháp này thì yếu tố địa hình cũng được thể hiện và lưu trữ trong GISnhư trong các bản đồ số chuyên dùng khác Tuy vậy phương pháp biểu thị đó chưaphải là tối ưu khi sử dụng phương pháp số để phân tích và để mô hình hóa Người tacần một phương pháp tốt hơn để hiển thị và phân tích loại dữ liệu thay đổi liên tục(tương tự như số đo độ cao địa hình) và phương pháp đó là mô hình số độ cao

Bất kỳ sự biểu thị bằng số sự thay đổi liên tục của độ cao trong không gianđều được gọi là mô hình số độ cao (Digital Elevation Model – DEM) Nó có thể là

độ cao tuyệt đối của các điểm trên bề mặt quả đất, độ cao của các tầng đất, hoặc củamực nước ngầm

Mô hình số độ cao (DEM) được tạo lập từ bản đồ địa hình 1:25.000, vớikhoảng cao đều 10 mét theo 2 bước:

+ Bước 1 là chuyển đổi bản đồ địa hình từ dạng đường sang dạng điểm độcao

Trang 30

Dữ liệu đường đồng mức ở khu vực nghiên cứu+ Bước thứ 2 là nội suy địa hình theo phương pháp Kriging Từ đó xây dựng

mô hình TIN (triangulated irregular network) – một trong những cách biểu thị môhình số độ cao

Mô hình TIN cho một vùng của khu vực nghiên cứuLuận văn xây dựng mô hình số độ cao với độ phân giải 10x10m cho toànvùng nghiên cứu

Tích hợp các kịch bản nước biển dâng lên mô hình số độ cao được bản đồngập lụt do nước biển dâng thuần tuý Sau đó tích hợp dữ liệu hành chính để xácđịnh các khu vực chịu tác động của nước biển dâng

Trang 31

Tích hợp nước biển dâng vào mô hình số độ caoQuét vùng có cao độ ≤ cao độ theo từng kịch bản nước biển dâng Vùngđược quét có phần tiếp giáp với biển nên khi nước biển dâng thì những vùng này sẽ

bị ngập lụt

Trên cơ sở các vùng chịu tác động của nước biển dâng theo các kịch bảnkhác nhau, tiến hành tích hợp các dữ liệu về dân cư, cơ sở hạ tầng, hiện trạng sửdụng đất, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và du lịch lên các vùng

bị ảnh hưởng Từ đó xác định được mức độ tác động của nước biển dâng lên cácyếu tố khác nhau

Trang 32

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG

3.1 Lựa chọn kịch bản nước biển dâng

Biến đổi khí hậu hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải khí nhàkính (tức là phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội), con người đã phát thải quámức khí nhà kính vào khí quyển từ các hoạt động khác nhau như công nghiệp, nôngnghiệp, giao thông vận tải, phá rừng Do đó, cơ sở để xác định các kịch bản phátthải khí nhà kính là [1,2,3,4]:

(i) Sự phát triển kinh tế ở quy mô toàn cầu

(ii) Dân số thế giới và mức độ tiêu dùng

(iii) Chuẩn mực cuộc sống và lối sống

(iv) Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên năng lượng

(v) Chuyển giao công nghệ

(vi) Thay đổi sử dụng đất

Trong báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải khí nhà kính năm 2000,IPCC đã đưa ra 40 kịch bản, phản ánh đa dạng khả năng phát thải khí nhà kínhtrong thế kỷ 21 Các kịch bản phát thải này được tổ hợp thành 4 kịch bản gốc là A1,A2, B1 và B2 với các đặc điểm chính sau [12]:

- A1: Kinh tế thế giới phát triển nhanh, dân số thế giới tăng đạt đỉnh vào năm

2050 và sau đó giảm dần, truyền bá nhanh chóng và hiệu quả các công nghệ mới,thế giới có sự tương đồng về thu nhập và cách sống, có sự tương đồng giữa các khuvực, giao lưu mạnh mẽ về văn hoá và xã hội toàn cầu Kịch bản A1 được chia thành

3 nhóm dựa theo mức độ phát triển công nghệ:

+ A1FI: Tiếp tục sử dụng thái quá nhiên liệu hoá thạch (kịch bản phát thảicao);

+ A1B: Có sự cân bằng giữa các nguồn năng lượng (kịch bản phát thải trungbình);

Trang 33

+ A1T: Chú trọng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng phi hoá thạch(kịch bản phát thải thấp).

- A2: Thế giới không đồng nhất, các quốc gia hoạt động độc lập, tự cung tựcấp; dân số tiếp tục tăng trong thế kỷ 21; kinh tế phát triển theo định hướng khuvực; thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo đầu người chậm(kịch bản phát thải cao, tương ứng với A1FI)

- B1: Kinh tế phát triển nhanh giống như A1 nhưng có sự thay đổi nhanhchóng theo hướng kinh tế dịch vụ và thông tin; dân số tăng đạt đỉnh vào năm 2050

và sau đó giảm dần; giảm cường độ tiêu hao nguyên vật liệu, các công nghệ sạch và

sử dụng hiệu quả tài nguyên được phát triển; chú trọng đến các giải pháp toàn cầu

về ổn định kinh tế, xã hội và môi trường (kịch bản phát thải thấp, tương tự nhưA1T)

- B2: Dân số tăng liên tục nhưng với tốc độ thấp hơn A2; chú trọng đến cácgiải pháp địa phương thay vì toàn cầu về ổn định kinh tế, xã hội và môi trường; mức

độ phát triển kinh tế trung bình; thay đổi công nghệ chậm hơn và manh mún hơn sovới B1 và A1 (kịch bản phát thải trung bình, được xếp cùng nhóm với A1B)

Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các kịch bản nước biểndâng cho Việt Nam được tính toán dựa trên nền tảng cách kịch bản phát thải củaIPCC Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấyvào thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21mực nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980-1999 [3,11]

Bảng 3 Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999

Kịch bản Các mốc thời gian của thế kỷ 21

Trang 34

bản NBD 17cm, 33cm và 75cm đại diện cho 3 kịch bản nước biển dâng thấp, trungbình và cao ở chuỗi thời gian ngắn, trung bình và dài Lựa chọn kịch bản NBD100cm để thể hiến khả năng rủi ro cao nhất của nước biển dâng tác động đến kinh tế

xã hội khu vực nghiên cứu Các kịch bản này là cơ sở cho việc đánh giá những tácđộng của biến đổi khí hậu đến các đối tượng khác nhau của tự nhiên, kinh tế xã hộitại khu vực nghiên cứu

3.2 Cơ sở đánh giá tác động của nước biển dâng

Công cụ sử dụng: các phần mềm GIS (arcgis v9.3, arcview v3.3 và mapinfov10.0) và các công cụ hỗ trợ xây dựng bản đồ

Các lớp thông tin dữ liệu để đánh giá tác động của nước biển dâng:

1 Lớp thông tin địa hình

2 Lớp thông tin hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã

3 Lớp thông tin về dân cư

4 Lớp thông tin về sử dụng đất

5 Lớp thông tin về sông, suối, kênh mương

6 Lớp thông tin về cơ sở hạ tầng: giao thông, trường học, trạm y tế, đìnhđền chùa

Xây dựng bản đồ ngập lụt theo các kịch bản [14]:

- Trên cơ sở lớp thông tin về địa hình khu vực nghiên cứu, tác giả tiến hànhxây dựng mô hình số độ cao (DEM) với độ phân giải 10m x 10m cho toàn vùngnghiên cứu

Ngày đăng: 18/06/2016, 15:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu quốc gia ứngphó với biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo đầu tiên của Việt Namcho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu, nướcbiển dâng cho Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2009
4. Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) (2007/2008), “Báo cáo phát triển con người”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo pháttriển con người
5. IMOLA (2006), “Điều tra cơ bản kinh tế - xã hội vùng đầm phá Thừa Thiên Huế”, Báo cáo điều tra, Phần I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra cơ bản kinh tế - xã hội vùng đầm phá Thừa ThiênHuế”, "Báo cáo điều tra
Tác giả: IMOLA
Năm: 2006
6. IMOLA (2006), “Điều tra cơ bản kinh tế - xã hội vùng đầm phá Thừa Thiên Huế”, Phương pháp và kết quả điều tra chi tiết, Phần II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra cơ bản kinh tế - xã hội vùng đầm phá Thừa ThiênHuế”, "Phương pháp và kết quả điều tra chi tiết
Tác giả: IMOLA
Năm: 2006
7. Lê Anh Tuấn (2009), “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”, Hội thảo Cùng lỗ lực để thích ứng biến đổi khí hậu, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạtđộng thích ứng ở miền Nam Việt Nam
Tác giả: Lê Anh Tuấn
Năm: 2009
8. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), “Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế”, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùngđầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm: 2009
9. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010, định hướng 2020”, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếxã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010, định hướng 2020
Tác giả: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm: 2009
10. Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường (2008), “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế”, Báo cáo tổng kết, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tácđộng của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ởhuyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế"”, Báo cáo tổng kết
Tác giả: Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường
Năm: 2008
11. Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường (2010), “ Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro thiên tai ở Việt Nam”, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các kịch bảnnước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro thiên tai ở Việt Nam
Tác giả: Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường
Năm: 2010
12. Intergovermental Panel on Climate Change (2007), “Fourth Assessment Report”, Synthesis Report Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fourth AssessmentReport
Tác giả: Intergovermental Panel on Climate Change
Năm: 2007
13. IMOLA (2007),“Tam Giang – Cau Hai lagoon: past, present and future”, Thua Thien Hue Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tam Giang – Cau Hai lagoon: past, present and future
Tác giả: IMOLA
Năm: 2007
14. L.Q.Hung, Batelaan, D.N.San & T.T.Van (2005), “GIS – Remote sensing application of landslide hazard mapping – Case study Thua Thien Hue Province, Vietnam”, p.627-634 Sách, tạp chí
Tiêu đề: GIS – Remote sensingapplication of landslide hazard mapping – Case study Thua Thien HueProvince, Vietnam
Tác giả: L.Q.Hung, Batelaan, D.N.San & T.T.Van
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w