1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi

123 525 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 863 KB

Nội dung

Luận Văn: Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam với phương châm trong quan hệ quốc tế là “đa dạng hoá thị

trường, đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế” thông qua con đường

xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển Xuấtkhẩu của nước ta trong thời gian qua đã thu được những kết quả quan trọng,xuất khẩu đã trở thành một động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế vớitốc độ cao Tuy nhiên so với nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, hoạt động xuất khẩu còn có hạn chế, yếu kém nhất làtrong bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, Việt Namđang tích cực đàm phán và chuẩn bị các điều kiện trong nước để sớm gianhập WTO

Trong những năm gần đây chính phủ và Bộ Thương mại đã hết sức cốgắng tháo gỡ các vướng mắc trong cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp trongnước một cách tối đa trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam ranước ngoài Thực tế là kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đã có bước nhảyvọt đáng được ghi nhận Qua gần 20 năm đổi mới, thương mại Việt Nam đãcó bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đóng góp quantrọng vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước Thị trường xuất khẩu đượcmở rộng, cùng với sự gia tăng về quy mô, chủng loại và các loại hình thịtrường Thực tế 20 năm đổi mới vừa qua cho thấy xuất khẩu đã trở thànhnhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyếtviệc làm, tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy phân công laođộng xã hội Mặt khác, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta cóđiều kiện tiếp cận với các công nghệ tiên tiến hiện đại của các nước

Với quan hệ hợp tác lâu dài, châu Phi đang là một địa điểm hướng tớicho thị trường xuất khẩu của Việt Nam Nhiều doanh nghiệp đã tìm hiểu vàthâm nhập vào thị trường châu Phi Bước đầu đã thu được thành công nhấtđịnh, nhưng so sánh với nhu cầu thực tế của thị trường châu Phi thì doanh

Trang 2

nghiệp Việt Nam còn quá khiêm tốn ở thị trường này Vậy nhà nước vàdoanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu sang thịtrường đầy tiềm năng và không mấy khó tính này

Để giải đáp một phần câu hỏi đó, đề tài: “Thực trạng và giải pháp

xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi” đã được chọn

làm luận văn tốt nghiệp

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu tổng quan về châuPhi và thị trường châu Phi, nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại giữaViệt Nam với một số thị trường châu Phi trọng điểm, từ đó xây dựng cơ sởkhoa học để đề ra một số giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa ViệtNam và một số nước châu Phi, góp phần xây dựng chính sách phát triểnquan hệ thương mại giữa Việt Nam với một số nước châu Phi từ nay đếnnăm 2010

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách kinh tế thương mại củacác quốc gia châu Phi với Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Namtrong quan hệ với châu Phi, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với cácnước châu Phi thời kỳ 1991-2005

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 7 thị trường trọng điểm sau: NamPhi, Ai Cập, Maroc, Nigieria, Cotdivoa, Xênêgan và Tandania, các thịtrường này chỉ nghiên cứu quan hệ với Việt Nam trên lĩnh vực thương mạihàng hoá.

Về phương pháp nghiên cứu, trước hết tôi tiến hành tập hợp các tàiliệu về châu Phi và quan hệ thương mại Việt Nam-châu Phi, đi sâu hơn với7 thị trường trọng điểm sau đó tập hợp thành một bản luận văn này

Xuất phát từ những phân tích trên, nội dung của luận văn gồm lời mởđầu, kết luận và 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu và sự cần thiếtphải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi

Trang 3

Chương 2: Giới thiệu chung về thị trường châu Phi và một số lưuý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Phi

Chương 3: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thịtrường châu Phi

Chương 4: Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoáViệt Nam sang thị trường châu Phi

Hà Nội, tháng 4/2006

Sinh viên: Nguyễn Bá Hải

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ SỰCẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI

1.Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu

Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, các hoạt động kinh tếdiễn ra với quy mô ngày càng lớn, phạm vi các quan hệ kinh tế ngày càngrộng, tính chất ngày càng phức tạp, trình độ phát triển ngày càng cao Từkhi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời quan hệ thương mại giữacác quốc gia ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, sự phâncông lao động diễn ra ở tầm quốc tế, các doanh nghiệp tìm cách mở rộng rathị trường nước ngoài, các quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra không chỉ trênlĩnh vực thương mại mà cả trên lĩnh vực đầu tư, chuyển giao công nghệ, dichuyển quốc tế sức lao động và nhiều lĩnh vực khác Với sự phát triểnmạnh mẽ của thương mại quốc tế trong thế kỷ XX, chúng ta đã biết đếnnhiều khái niệm mới như: xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại quốc tế, thịtrường quốc tế…

Trong mỗi giai đoạn phát triển quan hệ kinh tế thì người ta đưa ra mộtkhái niệm về xuất khẩu khác nhau sao cho nó có thể phản ánh một cáchtoàn diện sự nhận thức ở giai đoạn đó cũng như trình độ phát triển của nó.

Ngày nay, xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấpdịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán,tiền tệ ở đây phải là ngoại tệ đối với một bên hoặc đối với cả hai bên.

1.1.Vai trò của hoạt động xuất khẩu 1.1.1.Đối với quốc gia xuất khẩu

a.Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệphoá hiện đại hoá đất nước

Công nghiệp hoá với bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắcphục tình trạng nghèo nàn lạc hậu nhưng, công nghiệp hoá đòi hỏi phải có

Trang 5

lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiêntiến.

Nguồn vốn nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau: Đầutư nước ngoài, vay nợ, các nguồn viện trợ, thu từ các hoạt động du lịch,dịch vụ thu ngoại tệ trong nước.

Các nguồn như đầu tư nước ngoài, viện trợ hay vay nợ … có tầm quantrọng không thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải dễdàng, hơn nữa đi vay thường chịu thiệt thòi và phải trả về sau này.

Do vậy, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, xuất khẩu tạo tiền đềcho nhập khẩu, quyết định đến quy mô tăng trưởng của nền kinh tế.

b.Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và pháttriển sản xuất

Có hai cách nhìn nhận về tác dụng của xuất khẩu đối với sản xuất vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một là: Xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nộiđịa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuấtvề cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ vào sự thừa ra của sảnxuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm.

Hai là: Coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuấtkhẩu, quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩy sản xuất, thể hiện ở các điểm sau.

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có cùng cơ hội phát triểnchẳng hạn như khi phát triển sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ thì kèm theophát triển ngành gốm sứ mây, tre đan …

Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm góp phần ổnđịnh sản xuất, tạo lợi thế kinh doanh nhờ quy mô.

Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào mởrộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia Vì ngoại thương cho phép một

Trang 6

nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều giớihạn sản xuất của quốc gia đó.

Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệuquả sản xuất của từng quốc gia, khoa học càng phát triển thì sự phân cônglao động càng sâu sắc.

c Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm cảithiện đời sống nhân dân

Xuất khẩu là công cụ giải quyết nạn thất nghiệp trong nước theoINTERNATIONAL TRADE 1986 – 1990 ở Mỹ và các nước công nghiệpphát triển, xuất khẩu tăng lên được 1 tỷ USD thì sẽ tạo nên khoảng 35.000 –40.000 chỗ làm trong nước, còn ở các nước đang phát triển như Việt Namcó thể tạo ra hơn 50.000 chỗ làm.

d Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mốiquan hệ kinh tế đối ngoại

Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu cơ bản và là hình thứcban đầu của kinh tế đối ngoại Từ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ khácphát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế … ngược lại sự phát triểncủa các ngành này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển.

1.1.2.Đối với doanh nghiệp xuất khẩu

- Hoạt động xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp phát triển, là vấn đềsống còn đối với doanh nghiệp ngoại thương Mở rộng thị trường, đẩymạnh số lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường quốc tế làm tăng tốc độquay vòng vốn, có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiềuđối tác nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

- Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước thamgia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng,buộc doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thịtrường, từ đó đề ra các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả trongcông tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư cho quá trìnhsản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Trang 7

- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều laođộng, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ngoại tệ nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng,đáp ứng được nhu cầu của nhân dân đồng thời thu được ngoại tệ.

- Mặt khác thị trường quốc tế là một thị trường rộng lớn, nó chứa đựngnhiều cơ hội cũng như rủi ro, những doanh nghiệp kinh doanh trên thịtrường nếu thành công có thể tăng cao thế lực, uy tín của doanh nghiệpmình trong cả nước và nước ngoài, thành công doanh nghiệp lại có nhiềucơ hội để tái đầu tư phát triển sản xuất Qua các hợp đồng làm ăn kinh tế,các mối quan hệ của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, thế lực và uytín của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao.

1.2.Các phương thức xuất khẩu chủ yếu

Khi doanh nghiệp đã lựa chọn được một số thị trường nước ngoài làmthị trường mục tiêu mở rộng hoạt động của mình thì doanh nghiệp phải tìmra được phương thức tốt nhất để thâm nhập thị trường đó Các phương phápthâm nhập thị trường nước ngoài có thể là xuất khẩu và đầu tư trực tiếp

Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động rất phức tạp và chịu nhiều rủiro, đặc biệt có rất nhiều hình thức xuất khẩu, mỗi công ty cần lựa chọn chomình hình thức xuất khẩu phù hợp với hàng hoá, tiềm lực và kinh nghiệmcủa doanh nghiệp mình để đảm bảo điều kiện của hợp đồng, hai bên cùngcó lợi.

1.2.1.Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hoá dịch vụ do chínhdoanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất tới kháchhàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.

Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp

- Giảm bớt chi phí trung gian, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp- Có thể liên hệ trực tiếp với thị trường và khách hàng nước ngoài biếtđược nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng nếu có thể thay đổi sản

Trang 8

phẩm và những điều kiện bán hàng trong trường hợp cần thiết để đáp ứngtốt nhu cầu của thị trường.

Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp- Rủi ro trong kinh doanh cao.

- Yêu cầu nghiệp vụ của cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhậpkhẩu cao.

Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp có đủ tiềm năng

tài chính, có quy mô lớn, phát triển đủ mạnh để thành lập tổ chức bán hàngriêng của mình, doanh nghiệp có năng lực quản lý và kinh nghiệm hoạtđộng trên thị trường nước ngoài

1.2.2.Xuất khẩu gia công uỷ thác

Xuất khẩu gia công uỷ thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vịngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho xínghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài,đơn vị được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ thác

Ưu điểm của xuất khẩu gia công uỷ thác

- Doanh nghiệp không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu đượclợi nhuận.

- Rủi ro ít hơn và việc thanh toán chắc chắn hơn.

- Học tập được những kinh nghiệm quản lý của người nước ngoài - Nhập được những thiết bị công nghệ cao, tạo vốn để xây dựng cơ sởvật chất ban đầu

Nhược điểm của xuất khẩu gia công uỷ thác

- Giá gia công rẻ mạt và bị chi phối từ phía nước ngoài

- Không được tiếp xúc trực tiếp với thị trường để điều chỉnh sản xuấtkinh doanh cho phù hợp.

Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, không có

tiềm lực tài chính, ngại rủi ro và bước đầu tham gia vào kinh doanh quốc tế,hạn chế về năng lực, kinh nghiệm và khả năng tài chính

Trang 9

1.2.3.Phương thức mua bán đối lưu

Là phương thức trong đó người mua đồng thời là người bán và ngườibàn đồng thời là người mua, hai bên trao đổi nhau với tổng trị giá hàngtương đương nhau, việc giao hàng diễn ra đồng thời, mục đích của trao đổibuôn bán là để sử dụng (không phải để bán).

Phương thức mua bán đối lưu góp phần vào thúc đẩy mua bán cho cáctrường hợp mà những phương thức mua bán khác không thể vượt qua được,ví dụ khi bị cấm vận, trong trường hợp nhà nước quản chế ngoại hối, khi thịtrường tiền tệ không ổn định, khi không có tiền.

Nguyên tắc của buôn bán đối lưu: Cân bằng về tổng trị giá, cơ cấu của

hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng

Ưu điểm của phương thức mua bán đối lưu: - Tránh được sự lừa đảo, rủi ro về mặt giá cả

- Trong những truờng hợp đặc biệt có thể có một bên giao trước, bên kiatrả lại sau.

Nhược điểm của phương thức mua bán đối lưu:

- Tính chất mềm dẻo, linh hoạt của thị trường không thực hiện được

Điều kiện áp dụng: Phương thức này chỉ áp dụng với giai đoạn đầu

tham gia thị trường quốc tế, áp dụng với các thị trường nghèo nàn, khôngcó khả năng tài chính, và những sản phẩm lương thực, thực phẩm

1.2.4.Phương thức mua bán tại hội chợ, triển lãm

Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thờigian và ở vào một địa điểm cố định trong một thời gian nhất định, tại đóngười bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua đểký kết hợp đồng mua bán.

Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nềnkinh tế hoặc của một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật Liênquan chặt chẽ đến ngoại thương là cuộc triển lãm công thương nghiệp.

Trang 10

Tại đó người ta trưng bày các loại hàng hoá nhằm mục đích quảng cáođể mở rộng khả năng tiêu thụ.

Ngày nay, triển lãm không chỉ là nơi trưng bày giới thiệu hàng hoámà còn là nơi được ký kết các hợp đồng kinh tế, mở rộng thị trường,quảng cáo, xúc tiến …

Điều kiện áp dụng: Phương thức này áp dụng cho các doanh

nghiệp muốn giới thiệu, quảng bá sản phẩm mới, mẫu mã mới

1.2.5.Giao dịch qua trung gian

Giao dịch qua trung gian là hình thức giao dịch trong đó bên mua hoặcbên bán thông qua người thứ ba đứng ra tiến hành công việc mua bán thaycho mình Những công việc này gồm nghiên cứu thị trường, đàm phán kýkết hợp đồng, thực hiện hợp đồng Đây là phương thức giao dịch phổ biến,chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới Thông thườngngười thứ ba ở đây là người môi giới hoặc đại lý.

Ưu điểm của phương thức giao dịch qua trung gian

-Giao dịch qua trung gian tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanhhơn như mở rộng kênh phân phối, mạng lưới kinh doanh, am hiểu thịtrường, đặc biệt người uỷ thác có thể có lợi về cơ sở vật chất của ngườitrung gian, tiết kiệm được chi phí kinh doanh.

Nhược điểm của phương thức giao dịch qua trung gian

- Lợi nhuận bị chia sẻ do phải trả thù lao cho người trung gian thêmvào đó là doanh nghiệp khó kiểm soát được hoạt động của người trunggian, do đó khó kiểm soát được hoạt động của thị trường.

Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp thực hiện phương thức này là

những doanh nghiệp không có đủ năng lực quản lý, kinh nghiệm kinhdoanh quốc tế còn yếu và đặc biệt là không có khả năng tài chính để có thểthực hiện mua bán trực tiếp

1.2.6.Giao dịch tái xuất

Trang 11

Giao dịch tái xuất là phương thức giao dịch trong đó hàng hoá mua vềvới mục đích để tái xuất khẩu thu lợi nhuận chứ không phải với mục đíchphục vụ tiêu dùng trong nước Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước,nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu

Ưu điểm giao dịch tái xuất:

- Thúc đẩy buôn bán đặc biệt trong một số trường hợp phương thứcgiao dịch khác không thể vượt qua được, đó là thúc đẩy buôn bán giữa hainước không có mặt hàng phù hợp với yêu cầu của mình, mua bán theo hìnhthức tái xuất có thể thu được lãi bằng ngoại tệ mạnh, có thể giúp các nướcbị cấm vận, vẫn có thể tiến hành buôn bán được với nhau.

Nhược điểm giao dịch tái xuất

- Phương thức này đòi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả,sự chính xác và chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán.

Điều kiện áp dụng: Hình thức này áp dụng trong trường hợp bị cấm

vận hay bao vây kinh tế, doanh nghiệp muốn kiếm lợi nhuận qua chênhlệch giá.

1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu1.3.1.Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế tác động đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia ở cảhai khía cạnh: trình độ phát triển kinh tế của quốc gia xuất khẩu và thịtrường nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của quốc gia đó

Trình độ phát triển của nên kinh tế, của nền sản xuất trong nước là yếutố quyết định đến việc sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất hàng hoáxuất khẩu nói riêng Một quốc gia có nền kinh tế phát triển, hoạt động sảnxuất với công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ tạo ra những sản phẩm xuất khẩuvới chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới

Ở khía cạnh thứ hai, một quốc gia khi xuất khẩu hàng hoá của mình rathị trường nước ngoài thì thị trường đó cần phải có sức mua cũng nhưngười mua Sức mua của thị trường có thể biến động khi có sự thay đổi của

Trang 12

các thông số kinh tế như thu nhập bình quân đầu người, lãi suất, lạm phát,tỷ giá hối đoái Ngoài ra, xuất khẩu còn phải chú ý nghiên cứu đặc tínhphân phối, thu nhập của thị trường

1.3.2.Yếu tố văn hoá xã hội

Để có thể xuất khẩu hàng hoá sang một quốc gia, các công ty cần phảivượt qua được các rào cản văn hoá và đạt được sự am hiểu văn hoá vì tất cảcác yếu tố cấu thành văn hoá đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.Ví dụ, thẩm mĩ xác định màu sắc và biểu tượng gì là đẹp (hay bị phản đối)trong quảng cáo Hiểu biết về phong tục tập quán và ngôn ngữ là cần thiếtđối với các hoạt động như giao tiếp, đàm phán, tiếp thị sản phẩm và quản lýkhi một công ty tham gia xuất khẩu Cấu trúc xã hội ảnh hưởng đến việclựa chọn các phương pháp quảng cáo và việc quyết định chi tiêu trong mộtnước Trình độ giáo dục, văn hoá ảnh hưởng đến chất lượng của lực lượnglao động và tiêu chuẩn sống Môi trường tự nhiên và môi trường vật chấtảnh hưởng đến thói quen làm việc và sở thích, ví dụ như thức ăn, đồ uống,quần áo….

1.3.3.Yếu tố chính trị

Chính trị thay đổi có ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh Rủi rochính trị có thể đe doạ nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu, đến lợinhuận của doanh nghiệp.

Một hệ thống chính trị ổn định là sự đảm bảo an toàn về xã hội, về tàisản và tính mạng cho các doanh nhân Điều này có một ý nghĩa cực kỳ tolớn đến tâm lý và xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp và doanhnhân xuất khẩu Chỉ có trên cơ sở một hệ thống chính trị lành mạnh và côngbằng thì hoạt động kinh doanh mới thực sự minh bạch và đem lại hiệu quảkinh tế xã hội

Mỗi hệ thống chính trị đều đi kèm với một nền tảng luật pháp phù hợpvới xu hướng chính trị của nó Như vậy hệ thống chính trị được coi là tạolập nên môi trường cho các hoạt động kinh tế

Trang 13

1.3.6.Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình trong hoạt động xuấtkhẩu của quốc gia thông qua hai chức năng cơ bản là định hướng và kiểmtra, kiểm soát xuất khẩu của nước mình

Tuỳ theo điều kiện kinh tế, lợi thế so sánh lợi thế cạnh tranh của quốcgia trong từng giai đoạn cụ thể mà chính phủ đề ra các chính sách đểkhuyến khích hay hạn chế xuất khẩu trong từng ngành, từng lĩnh vực haytừng sản phẩm cụ thể Từ đó chính phủ có những biện pháp cụ thể điềuchỉnh môi trường kinh tế vĩ mô để kinh doanh xuất khẩu diễn ra theo đúnghướng Các công cụ vĩ mô của nhà nước có tác động quan trọng đến hoạtđộng xuất khẩu bao gồm chính sách kiểm soát lạm phát, chính sách điềuchỉnh lãi suất, tỷ giá hối đoái…Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu còn phụ

Trang 14

thuộc nhiều vào độ mở cửa của nền kinh tế, các hiệp định song phương vàđa phương được chính phủ ký kết

a Thuế quan

Thuế quan xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoáxuất khẩu Thuế quan là một công cụ lâu đời nhất của chính sách thươngmại quốc tế và là một phương tiện truyền thống để tăng nguồn thu cho ngânsách Nhà nước.

Thuế quan xuất khẩu làm cho giá cả hàng hoá quốc tế cao hơn giá cảtrong nước Tuy nhiên tác động của xuất khẩu nhiều khi lại đưa đến bất lợicho khả năng xuất khẩu Do quy mô xuất khẩu của một nước thường là nhỏso với dung lượng của thị trường thế giới cho nên thuế quan xuất khẩu sẽlàm hạ thấp giá cả trong nước của hàng hoá có thể xuất khẩu xuống so vớimức giá quốc tế, điều đó sẽ làm cho dung lượng hàng xuất khẩu giảm đi vàsản xuất trong nước sẽ thay đổi bất lợi cho mặt hàng này Trong một sốtrường hợp việc đánh thuế xuất khẩu không làm cho khối lượng hàng xuấtkhẩu giảm đi nhiều và vẫn có lợi cho nước xuất khẩu, nếu như họ có thể tácđộng đáng kể đến mức giá quốc tế Một mức thuế suất cao và duy trì quálâu có thể làm lợi cho các địch thủ cạnh tranh.

Như vậy, thuế xuất khẩu nói riêng và thuế xuất nhập khẩu nói chungđều làm giảm “lượng cầu quá mức” đối với hàng hoá có thể nhập khẩu vàgiảm “lượng cung quá mức” đối với hàng hoá xuất khẩu.

b Các công cụ phi thuế quan

Công cụ quota (hạn ngạch xuất khẩu): Hình thức này áp dụng nhưmột công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai tròquan trọng trong xuất khẩu hàng hoá, hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá đượcquyết định theo mặt hàng, theo từng quốc gia, theo từng thời gian nhấtđịnh.

Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Nó bao gồm quy định vệsinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đăc biệt là quy địnhvề vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với thực phẩm

Trang 15

tươi sống, tiêu chuẩn và bảo vệ môi trường sinh thái và các máy móc,dây truyền thiết bị cộng nghệ.

Trợ cấp xuất khẩu: Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp tự cấptrực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trongnước, bên cạnh đó chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưuđãi với các bạn hàng nước ngoài để có thể có các điều kiện mua các sảnphẩm do nước mình sản xuất ra và để xuất khẩu ra bên ngoài.

1.3.7.Tác động của tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái, thông qua việc phản ánh tương quan giá trị của đồngtiền các nước khác nhau mà tỷ giá hối đoái có được vai trò nhất định đốivới quá trình ngang giá và cùng một loạt các nhân tố khác nó tác động tớitương quan giá cả xuất khẩu với nhập khẩu, tới khả năng nhập khẩu của cáccông ty.

Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng bản tệcó giá trị thấp hơn so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các yếu tố khácảnh hưởng thì nó sẽ tác động tới xuất khẩu.

Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng lên có nghĩa là đồng bản tệ cógiá trị tăng lên so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các nhân tố ảnhhưởng thì sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn sovới giá cả chung trong nước Nhưng đồng thời tỷ giá tăng lên sẽ gây nhiềubất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu trở nên đắt, khó bán ra nước ngoài.

1.3.8.Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc

Việc thực hiện xuất khẩu gắn liền với công việc vận chuyển, thông tinliên lạc, nhờ có thông tin liên lạc mà các thoả thuận có thể tiến hành nhanhchóng, kịp thời Thực tế cho thấy rằng ảnh hưởng của hệ thông thông tincho Fax, telex đã đơn giản hoá công việc của hoạt động xuất khẩu rất nhiều,giảm đi hàng loạt các chi phí, nâng cao kịp thời nhanh gọn và việc hiện đạihoá các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản góp phần đem quá trìnhthực hiện xuất khẩu được nhanh chóng và an toàn.

Trang 16

Nước ta có vị trí thuận lợi về giao thông là trung tâm vận hành đườngbiển trong khu vực Đông Nam Á, rất thuận tiện cho hoạt động ngoạithương, tuy nhiên phương tiện đường xá, cơ sở vật chất còn rất lạc hậu.Khắc phục, đổi mới hệ thống giao thông vận tải đang là vấn đề cấp báchđược đặt ra.

1.3.9.Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng

Hệ thống tài chính ngân hàng giúp cho việc quản lý, cung cấp vốn,đảm trách việc thanh toán một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác vàan toàn cho doanh nghiệp điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàngđã phát triển hết sức lớn mạnh, can thiệp đến tất cả các doanh nghiệp trongnền kinh tế, làm cho hoạt động xuất khẩu hết sức thuận lợi.

1.3.10.Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những điều kiện,những yếu tố bên trong hoặc bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếpđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan màdoanh nghiệp không thể kiểm soát được Nghiên cứu các yếu tố này khôngnhằm để điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp mà nhằm tạo ra khảnăng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của nó.

2.Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châuPhi

2.1.Tính tất yếu của mở rộng hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu là một yếu tố quan trọng để mỗi quốc gia pháttriển trình độ quản lý cũng như tiếp thu những khoa học cộng nghệ kỹ thuậtmà nhân loại phát minh ra chúng Do những điều kiện kinh tế khác nhaumỗi quốc gia có thế mạnh về một lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vựckhác Để có thể dung hoà được nguy cơ và lợi thế sử dụng tối đa các cơ hộisẵn có nhằm tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng giữa

Trang 17

các quốc gia, điều này chỉ có thể giải quyết được nhờ các hoạt động trao đổiquốc tế

Cùng với chiến lược hội nhập, phát triển thương mại quốc tế là một bộphận quan trọng Vì vậy việc đẩy manh giao lưu thương mại quốc tế nóichung và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nói riêng là mục tiêu pháttriển kinh tế hàng đầu của các quốc gia Thực tế cho thấy các nước có dựtrữ ngoại tệ lớn như Mỹ, Nhật, Đài Loan, đều là những nước có tỷ trọngxuất khẩu lớn trên thế giới Vì vậy có thể nói xuất thúc đẩy xuất khẩu hànghoá dịch vụ là một động lực phát triển kinh tế:

Xuất khẩu tạo điện kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánhcủa mình sức cạnh tranh của hàng hoá được nâng cao tăng trưởng kinh tếtrở nên ổn định và bền vững hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cáchcó hiệu quả hơn Quá trình này cũng tạo ra cơ hội lớn cho tất cả các nước.

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ và máymóc những nguyên nhiên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự công nghiệpcông nghiệp hoá-hiện đại hoá.

Hoạt động xuất khẩu còn kích thích các ngành kinh tế phát triển gópphần tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cảithiện mức sống, ngoại tệ thu được là nguồn tăng dự trữ ngoại tệ Xuất khẩuđóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất sản phẩm.

Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành kháccó cơ hội phát triển thuận lợi Ví dụ như phát triển ngành dệt xuất khẩunguyên liệu như bông, thuốc nhuộm xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thitrường tiêu thụ nhờ vậy mà sản xuất có thể phát triển và ổn định.

Xuất khẩu tạo điều kiện khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất.Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm tạo và nâng caonăng lực sản xuất trong nước.

Trang 18

Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranhtrên thị trường thề giới về giá cả, chất lượng đòi hỏi chúng ta phải tổ chứclại sản xuất.

Xuất khẩu đòi hỏi những doanh nghiệp luôn đổi mới và hoàn thiệncông việc quản trị và kinh doanh.

Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công việc làm vàcải thiện đời sống nhân dân trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu húthàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập cao, xuất khẩu còn tạo ranguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sốngvà đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng.

Xuát khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đốingoại, tăng cường địa vị kinh tế của mỗi quốc gia thị trường thế giới.

Thực tế qua gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta chothấy đóng góp của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tếlà rất đáng kể.

Qua những phân tích trên đây, ta có thể thấy việc mở rộng hoạt độngxuất khẩu là một tất yếu khách quan

2.2.Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoáViệt Nam sang thị trường châu Phi

Trước hết, việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước châu Phigóp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại củaĐảng và Nhà nước ta, với nhiệm vụ được xác định từ Đại hội Đảng VIII là

“mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu

vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế” cũng như chủ

trương được khẳng định tại Đại hội Đảng IX là “… tranh thủ nguồn lực

bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, cóhiệu quả và bền vững”

Trang 19

Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-châu Phi đóng góp tích cựcvào việc củng cố tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt giữa ViệtNam với các nước châu Phi, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của ViệtNam trong lòng chính phủ và nhân dân các nước của châu lục này

Phát triển quan hệ thương mại với châu Phi còn góp phần vào việc đadạng hoá hoạt động ngoại thương của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh thịtrường bạn bè truyền thống là Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ĐôngÂu tan dã vào đầu thập niên 90 Ngoài nỗ lực phát triển quan hệ buôn bánvới một số thị trường trọng điểm như khu vực châu Á-Thái Bình Dương,ASEAN, liên minh châu Âu, thì phát triển quan hệ thương mại với nhữngthị trường tiềm năng như châu Phi là điều đặc biệt quan trọng để đảm bảođầu ra cho sản phẩm Việt Nam và đầu vào về nguyên, nhiên vật liệu phụcvụ sản xuất, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho nền thương mại cũngnhư nền kinh tế đất nước

Về mặt khách quan, tuy châu Phi còn trong tình trạng đói nghèo, kémphát triển so với các châu lục khác nhưng đứng trước yêu cầu của thời đạilà phát triển kinh tế, ổn định hoà bình, tăng cường hợp tác để phát triển, 54quốc gia châu Phi chắc chắn ngày càng có tiếng nói quan trọng hơn trongcộng đồng quốc tế Đây là một khu vực thị trường có nhiều cơ hội trong khicác khu vực thị trường khác của thế giới đã dần trở nên bão hoà Châu lụcnày đang trở thành địa bàn cạnh tranh về lợi ích kinh tế, chính trị của cácnước lớn trên thế giới cũng như của các nước trong khu vực như TrungQuốc, Hàn Quốc, Thái Lan Phát triển quan hệ thương mại với châu Phi làmột việc làm không thể thiếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp, của nền kinh tế nước ta cũng như vị thế của Việt Nam tại lụcđịa này

Từ năm 1986 Việt Nam đã tìm thấy giải pháp hàng đầu để thoát khỏikhủng hoảng, thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến lược, đó là pháttriển hoạt động thương mại với việc đẩy mạnh việc xuất khẩu, mở rộng thị

Trang 20

trường quốc tế, để góp phần hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước vào guồng quay hội nhập kinh tếquốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trên thế giới Hộinhập kinh tế quốc tế có nghĩa là mở cửa nền kinh tế thực hiện tự do hoáthương mại đưa các doanh nghiệp tham gia vào cạnh tranh quốc tế Trongđiều kiện nền kinh tế mở và hội nhập cạnh tranh quốc tế giữa các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh diễn ra hết sức khắc nghiệt Điều này đang gâyra nhiều sức ép lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi mới tham gia vàcạnh tranh quốc tế, đặc biệt đối với các hoạt động xuất khẩu và mở rộng thịtrường nước ngoài Với điều kiện của mình, chúng ta khó có thể cạnh tranhvà đứng vững trên những thị trường lớn với sự cạnh tranh khốc liệt Chúngta đã có những bài học đắt giá ở những thị trường lớn qua các vụ kiện bánphá giá Đặc biệt là ở hai thị trường trọng điểm của chúng ta, điển hình làvụ kiện bán phá giá tôm và cá basa ở thị trường Mỹ, vụ kiện bán phá giá bậtlửa ga, xe đạp và giầy dép ở thị trường EU Trong những vụ kiện đó, ngườithua cuộc không ai khác là các doanh nghiệp Việt Nam Hậu quả là chúngta phải chịu một thuế xuất cực cao khi đưa hàng và các thị trường đó Điềunày gây nhiều khó khăn cho hàng hoá Việt Nam ở các thị trường này Ảnhhưởng cụ thể của nó thể hiện ở việc giảm sút nghiêm trọng giá trị xuất khẩucủa hàng này vào thị trường này Điều đó buộc chúng ta phải tìm kiếm vàphát triển sang thị trường khác mà chúng ta có khả năng cạnh tranh caohơn Đó chính là thị trường châu Phi.

Châu Phi là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và là một thị trườngcó sức tiêu thụ lớn, với hơn 800 triệu dân, có nhu cầu tương đối lớn vềnhiều chủng loại mặt hàng và yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hoá không khắtkhe như nhiều khu vực khác trên thế giới Bên cạnh đó, 41 trong tổng sốhơn 50 quốc gia châu Phi là thành viên của tổ chức thương mại thế giới(WTO) Điều đó có nghĩa là các nước này được hưởng chế độ ưu đãi trongquan hệ thương mại quốc tế Trong điều kiện chưa phải là thành viên củaWTO, Việt Nam có thể thông qua quan hệ hợp tác với các nước châu Phiđể tiếp cận sâu hơn vào các thị trường quan trọng khác trên thế giới nhưEU, Mỹ

Trang 21

Hiện nay, cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường ở lục địa này đang diễnra gay gắt, rất nhiều nước đang tranh thủ chiếm lĩnh thị trường tiêu thụhàng hoá rộng lớn này Đặc biệt, Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách mởrộng quan hệ với châu Phi Nếu Việt Nam đứng ngoài thì chúng ta sẽ thuathiệt về mọi mặt, khi mà hàng hoá của các nước đã có chỗ đứng vững chắcở thị trường châu Phi thì chúng ta khó có thể cạnh tranh được

Thế mạnh của Việt Nam là các hàng hoá có hàm lượng lao động caonhư các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt điều và các hàng dân dụngnhư may mặc, giầy dép, điện tử, điện gia dụng….Ngược lại, châu Phi cũnglà đối tác cung cấp cho Việt Nam một số nguyên vật liệu như sắt thép, bôngthiên nhiên, gỗ, kim loại, thuốc lá…Theo phân tích, các mặt hàng này cóchất lượng tốt giá lại mềm hơn các nước khác Từ đó có thể thấy hai bênphải hợp tác giao thương để bù đắp những thiếu hụt của nhau, đưa đến sựphát triển cho cả hai

Tóm lại, mở rộng thị trường ra nước ngoài là một tất yếu khách quanmà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện hộinhập hiện nay, không những để tận dụng hết đoạn thị trường sản phẩm củamình mà còn là cơ hội cho doanh nghiệp tăng doanh số, tận dụng một sốnguồn lực trong nước còn thiếu Châu Phi là một thị trường rộng lớn vớihơn 800 triệu dân, là một thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, may mặccủa Việt Nam

Trang 22

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHIVÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG

THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI

1.Những đặc điểm chung về thị trường châu Phi1.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Châu Phi có diện tích 30.310.000 km2, gồm một lục địa rộng lớn vàcác đảo thuộc Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, trong đó lớn nhất là đảoMađagatca Phần lớn lục địa châu Phi được bao bọc bởi ấn Độ Dương vàĐại Tây Dương Địa hình chủ yếu của châu Phi là cao nguyên, núi và samạc Xahara rộng tới 7triệu km2

Trên bản đồ thế giới, châu Phi nằm về phía tây nam đại lục Á-Âu Ởphía bắc, châu Phi nhìn ra Địa Trung Hải Ở phía đông bắc, châu Phi giápvới khu vực Trung Đông và tách với bán đảo Ả rập bởi Hồng Hải Châu Phinhìn ra Đại Tây Dương ở phía tây và Ấn Độ Dương ở phía đông Châu Phinằm trên tuyến đường giao thông quốc tế từ đông sang tây, nối Đại TâyDương với Ấn Độ Dương, nối châu Á với châu Âu và châu Mỹ, có ý nghĩachiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự

Châu Phi là lục địa lớn thứ ba thế giới (sau châu Á, châu Mỹ), với diệntích rộng 30 triệu km2 Dân số châu Phi là 819,4 triệu người vào năm 2005,chiếm 13% dân số thế giới, đứng thứ hai sau châu Á Hiện nay, châu Phi có54 quốc gia, tất cả đều là các quốc gia độc lập Phần lớn diện tích châu Phiđược tạo thành từ các cao nguyên cổ, độ cao tăng dần từ tây bắc xuốngđông nam Các cao nguyên thường kết thúc khi ra gần biển, nhường chỗcho những dải đồng bằng hẹp ven biển Từ bắc xuống nam, các dãy núichính của châu Phi là dãy Atlas (đạt độ cao trên 3960 mét), dãy Ethiopi(trên 4570m), dãy Ruwenzori (trên 4880m) và dãy Drakensberg (trên3350m) Hệ thống sông hồ châu Phi khá phong phú Các sông lớn nhất là

Trang 23

sông Nile (dài nhất thế giới với chiều dài trên 6000km), sông Congo, Niger,Zambezi Các hồ lớn nhất là hồ Victoria (hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giớisau hồ Baikan), hồ Tanganyika, Albert, Turkana và Nyasa, tất cả đều ở khuvực Đông Phi.

Châu Phi nổi tiếng vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữlượng lớn Trong 50 loại khoáng sản chủ yếu thì châu Phi có trữ lượngđứng đầu thế giới tới 17 loại, như kim cương chiếm 90% trữ lượng thế giới,cobalt - 87%, vàng - 67%, photphat - trên 70%, crom - 54%, mangan -70%, uranium - 37%, đồng và boxit - 21% Châu Phi cũng có trữ lượng lớnvề dầu mỏ và khí đốt (ở Angieri, Nigeria, Angola, Liby, Gabon, Cộng hòaCongo ) Tiềm năng về thuỷ điện của châu Phi chiếm 35,4% tiềm năngchung của toàn thế giới.

Do có vị trí đối xứng nhau về hai phía bán cầu Bắc và Nam, châu Phicó thể chia làm sáu vùng khí hậu chính Khu vực gần xích đạo vàMadagascar có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với lượng mưa lớn và nền nhiệtđộ cao quanh năm Giáp với khu vực này về hai phía bắc và nam là vànhđai nhiệt đới có khí hậu savan, với nhiệt độ cao và lượng mưa phân bố theomùa (chủ yếu về mùa hè) Tiến lên về cả hai phía là vùng khí hậu thảonguyên nửa sa mạc, với lượng mưa cũng tập trung về mùa hè nhưng hạnchế Tiếp theo là vùng khí hậu sa mạc với sa mạc Xahara mênh mông ởphía bắc và sa mạc Kalahari ở phía nam Đi lên hơn nữa về phía hai cực củavùng sa mạc là vành đai khí hậu thảo nguyên bán sa mạc với lượng mưahạn chế tập trung về mùa đông Cuối cùng, ở hai cực bắc và nam của châuPhi là những dải đất hẹp có khí hậu cận nhiệt đới kiểu Địa Trung Hải vớithời tiết ôn hòa.

Thực vật tự nhiên ở châu Phi cũng rất phong phú Trong khu rừng rậmnhiệt đới xanh tốt quanh năm, với nhiều chủng loại lâm thổ sản quý hiếm,các loài thú( sư tử, hổ báo, hươu cao cổ, tê giác…) là những tiềm năng dulịch và kinh tế rất phong phú

Trang 24

1.2.Đặc điểm chính trị, văn hoá và xã hội

Châu Phi có hơn 800 triệu dân với 54 quốc gia Đây vẫn là khu vực đấtrộng, người thưa, mật độ dân cư trung bình không cao Dân cư châu Phithuộc nhiều chủng tộc và dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phongphú trong sắc thái văn hoá Phần lớn dân cư vẫn sống ở nông thôn một sốquốc gia có nền kinh tế phát triển hơn thì tỷ lệ dân cư thành thì cao hơn.Nhìn chung thị hiếu tiêu dùng và yêu cầu về hàng hoá không cao Như vậy,đây là một thị trường còn rất tiềm năng cho các nước đang phát triển nóiriêng và thế giới nói chung

Dân cư châu Phi rất đa dạng về sắc tộc, có thể phân chia thành hơn1000 nhóm nhỏ theo những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa khác nhau Samạc Xahara tạo nên sự phân chia địa lý chủng tộc lớn nhất Ở phía bắc samạc này chủ yếu tập trung người Arập, người Berber Toàn bộ châu Phinam Xahara là nơi sinh sống của các tộc người Phi đen Bộ phận kiều dânchâu Âu tập trung ở các vùng có khí hậu cận nhiệt đới; ở phía nam chủ yếulà người gốc Anh và Hà Lan, phía bắc là người gốc Pháp, Italia và Tây BanNha Người gốc Libăng tạo nên một cộng đồng quan trọng ở Tây Phi, cònngười gốc Ấn Độ thì tập trung ở nhiều thành phố ven biển Đông và NamPhi Ngoài ra cũng có nhiều người Arập ở Đông Phi và gần đây cả ở TâyPhi Nhìn chung dân cư châu Phi phân bố thưa thớt Những nơi có mật độdân số lớn là Nigeria, Ethiopi, thung lũng sông Nile và quanh vùng Hồ Lớn(gồm hồ Victoria và hồ Tanganyika) Các thành phố đông dân của châu Phichủ yếu là các thủ đô và hải cảng lớn Những thành phố lớn nhất châu Philà Cairo và Alexandria (Ai Cập), Lagos (Nigeria), Kinshasa (Cộng hòa Dânchủ Congo), Johanesburg (Nam Phi) và Casablanca (Maroc)

Với sự đa dạng về các tộc người, châu Phi có một nền văn hóa phongphú, đa dạng, nhiều bản sắc Các tôn giáo cũng bắt rễ lâu đời trong đời sốngcác dân tộc châu Phi và còn ảnh hưởng sâu rộng đến ngày nay Ngoài hàngtrăm đạo giáo hoặc nghi lễ thờ cúng khác nhau, những tôn giáo lớn nhất ở

Trang 25

châu Phi là đạo Hồi, đạo Thiên chúa, Bái vật giáo, đạo Tin lành, đạo Hindu.Ảnh hưởng của các tôn giáo thay đổi tuỳ từng khu vực và quốc gia: cácnước Bắc Phi chủ yếu theo đạo Hồi, các nước Tây Phi theo đạo Hồi và Báivật giáo, các nước Đông Nam Phi theo đạo Thiên chúa và Bái vật giáo.

Tình trạng kinh tế thấp kém kéo theo hàng loạt các vấn đề về xã hộicũng hết sức phức tạp và nan giải: 80% dân số mù chữ và không được dùngnước sạch, tình trạng thiếu đói là khá phổ biến, có tới 36 triệu người thiếuđói hàng năm Trên thế giới cơ 42 triệu người mắc bệnh AIDS thì riêngchâu Phi có khoảng 30 triệu người Hơn thế nữa, các cuộc nội chiến vẫncòn tồn tại và gây nhiều tổn thất cả về người và của cho khu vực này

Về mặt xã hội, các nhà châu Phi học đề cao tính cực kỳ dễ thích ứngcủa con người da đen và khả năng vô hạn về sự thích nghi về sự tiếp thuvăn hoá và sự nhẫn nhịn của họ Những khả năng này giúp cho họ có thểhoàn thành việc chuyển một nền kinh tế còn thô sơ sang một nền kinh tếhiện đại

Tôn giáo truyền thống đó có những hình thức thay đổi tuỳ theo nhữngvùng và những nhóm sắc tộc Vốn theo thuyết vật linh tôn giáo, ở đâu cũngdựa vào tín ngưỡng cho rằng thần linh tồn tại trong tất cả mọi sinh vật,trong thiên nhiên, các thần linh đó vẫn sống sau khi các sinh vật đó chết đivà các thần linh đó cũng tồn tại trong đồ vật

Tổ chức xã hội châu Phi luôn luôn dựa vào khái niệm họ hàng Các giađình theo chế độ gia trưởng, theo một thứ tự đẳng cấp nghiêm ngặt đưa lạicho vị gia trưởng đó quyền lực tuyệt đối với tất cả cộng đồng của họ hoặccủa phe nhóm

Chịu tác động bởi sự tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc lớn,đặc biệt là Mỹ và Liên Xô (cũ), các nước châu Phi có 3 mô hình phát triểnxã hội chính sau khi giành được độc lập Những nước lựa chọn con đườngphát triển tư bản chủ nghĩa như Maroc, Côtdivoa, Nam Phi, Tuynidi,Kenya, Gabon thường do giai cấp tư sản mại bản hoặc phong kiến nắm

Trang 26

chính quyền sau khi được đế quốc thực dân trao trả độc lập chủ yếu thôngqua thương lượng thỏa hiệp Chính phủ các quốc gia này duy trì quan hệmật thiết với các nước phương Tây nhằm tranh thủ giúp đỡ về kinh tế, quânsự và chủ trương phát triển đất nước theo mô hình tư bản chủ nghĩa.

Trong khi đó những nước có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa nhưAngieri, Liby, Madagascar, Ghana, Ghine, Tanzania giành độc lập thôngqua đấu tranh vũ trang hoặc bạo lực chính trị Ở những nước này, giới lãnhđạo có ý thức dân tộc chủ trương ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, cóquan hệ hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa Họ muốn đưa đất nướcphát triển theo con đường phi tư bản chủ nghĩa, nhưng không theo hệ tưtưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học Họ tranh thủ viện trợ kinh tế kỹ thuậttừ các phía khác nhau nhưng không chấp nhận một số điều kiện chính trịkèm theo.

Một số nước khác như Angola, Mozambique, Congo, Ethiopi, saukhi giành độc lập thông qua đấu tranh vũ trang, giới lãnh đạo có xu hướngchọn con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học Tuy được LiênXô và các nước XHCN giúp đỡ nhiều mặt nhưng do xuất phát điểm thấp,cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếp thu khoa học kỹ thuật chậm, công tác quản lýđiều hành kém hiệu quả, mô hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêukhông phù hợp với thực tế nên tình trạng chung tại các nước này là sản xuấtđình đốn, kinh tế không phát triển, đời sống nhân dân sa sút, tình hìnhchính trị, xã hội diễn biến phức tạp, xung đột bùng nổ ở nhiều nơi.

Từ 1990 đến nay có tới trên 40 quốc gia châu Phi thi hành chế độ dânchủ đa đảng, thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, điều chỉnh cơ cấu lãnh đạo,tiến hành các cuộc bầu cử tự do có quan sát viên và sự công nhận quốc tế.Việc chuyển sang chế độ tự do dân chủ, đa đảng và kinh tế thị trường cómặt tích cực là tránh được tình trạng độc tài, quân phiệt, gia đình trị từngxảy ra tại nhiều nước châu Phi, đồng thời tạo điều kiện phát huy các tiềmnăng sẵn có, thúc đẩy kinh tế phát triển Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế

Trang 27

xã hội châu Phi còn lạc hậu, dân trí thấp, tính chất bộ tộc bộ lạc, tôn giáocòn rất nặng nề, nhận thức về tự do dân chủ chưa đầy đủ thì việc chuyểnsang chế độ đa nguyên đa đảng, tự do dân chủ theo kiểu phương Tây đã gâyphức tạp ở nhiều nơi Một số nước cho phép quá nhiều đảng phái hoạtđộng, có nơi xuất hiện trong thời gian ngắn hàng trăm đảng phái làm chonội bộ luôn lục đục, dẫn đến kết cục là tình hình đất nước bị xáo trộn, xungđột lại bùng lên như ở Angieri, Cộng hòa Congo, Sudan, Ethiopi, Daia

Điều đáng chú ý là trong bối cảnh tình hình lục địa diễn biến phứctạp nhưng một số nước vẫn duy trì được ổn định chính trị, phát triển kinh tếkhá nhanh trong khi chỉ có một đảng cầm quyền và rất ít đảng phái đối lập,như Botxoana, Zimbabue, Gabon, Tuynidi, Ai Cập.

Bước vào thế kỷ 21, tình hình chính trị-xã hội châu Phi vẫn phải đốimặt với nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là giải quyết cáccuộc xung đột, nội chiến, các mâu thuẫn sắc tộc tôn giáo Thách thức tiếptheo là đẩy lùi sự hoành hành của đại dịch AIDS (năm 2001, tổng số ngườinhiễm HIV của châu Phi là 28,1 triệu, chiếm 3/4 số người nhiễm HIV trênthế giới) Những thách thức khác là tệ nạn tham nhũng và các loại tệ nạn xãhội khác, vấn đề di cư bất hợp pháp và các vấn đề môi trường.

Song đứng trước yêu cầu của thời đại là phát triển kinh tế, tăngcường hòa bình, đẩy mạnh hợp tác để phát triển, với sự xuất hiện thế hệlãnh đạo mới có tố chất tốt, có tầm nhìn xa, kiến thức rộng cùng nguồn tàinguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trong thế kỷ nàychắc chắn 54 quốc gia châu Phi sẽ có tiếng nói ngày càng quan trọng hơntrong cộng đồng quốc tế.

Tóm lại, châu Phi là một nền văn minh mới được thoát ra trên cơ sởmột nền văn minh truyền thống Tuy nhiên, nền văn minh ấy không phảibiến đổi hoàn toàn mà nó vẫn giữ được những nét đặc thù được đánh dấubởi một tâm lý những thị hiếu, những kỷ niệm và tất cả những gì đặc trưngcho một địa phương

Trang 28

1.3.Đặc điểm kinh tế

Mặc dù là nơi rất thuận lợi về địa lý, giàu tài nguyên thiên nhiên, thịtrường còn rộng mở song do phải trải qua nhiều năm chịu sự đô hộ và bóclột của đế quốc thực dân và những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột sắctộc, tôn giáo…Nên cho đến nay, châu Phi vẫn là một châu lục nghèo nàn vàlạc hậu nhất thế giới Công nghiệp của các nước châu Phi chủ yếu dựa vàokhai khoáng để xuất khẩu các ngành luyện kim, chế tạo, cơ khí, hoá học…chưa phát triển Trong hầu hết các nước, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tếchủ yếu Hơn nữa, còn là nền nông nghiệp độc canh Trong quan hệ kinh tếquốc tế, tình trạng nợ nước ngoài là một gánh nặng đối với các nước châuPhi Nhiều nước không có khả năng thanh toán và trả nợ Tình trạng kinh tếcòn hết sức bấp bênh Theo Liên Hiệp Quốc(UN), năm 2005 trong số 46quốc gia nghèo nhất thế giới thì 33 nước thuộc châu Phi Khoảng 44% dânsố ở đây sống dưới mức nghèo khổ và con số này còn gia tăng Nợ nướcngoài là 350 tỷ USD, bằng 2/3 GDP, đây là một gánh nặng khủng khiếpcho các nước châu Phi Bước vào thế kỷ 21, phần lớn các nước châu Phivẫn dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp mới chỉ đạt khoảng 10-20%GDP

Tuy nhiên, bức tranh kinh tế châu Phi cũng đang sáng dần lên Từ đầuthập kỷ 90 đến nay, họ đã và đang dần thoát khỏi thời kỳ xung đột khu vựcvà nội chiến….Bên cạnh việc tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề hoà bìnhvà ổn định trong khu vực, hầu hết các nước đều đặt trọng tâm vào phát triểnkinh tế, đều theo mô hình kinh tế thị trường, mở rộng và đa dạng hoá kinhtế quốc tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới

Hiện nay, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội vàđời sống của người dân, nhiều nước ở châu Phi đã và đang thực hiện nhiềuchính sách trong đó có sự hỗ trợ đáng kể của các tổ chức quốc tế và cácnước phát triển Trong hơn một thập kỷ qua, tình hình kinh tế ở khu vựcnày đã được cải thiện đáng kể Tỷ lệ GDP đã tăng từ 2% trong giai đoạn

Trang 29

1993-1995 lên gần 5% trong giai đoạn 2000-2002 Cùng với chu kỳ mớicủa tăng trưởng kinh tế thế giới kể từ năm 2002, kinh tế châu Phi đang cóbước khởi sắc mới, có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đạt 4,6% năm2003, 5,3% năm 2004 và giảm nhẹ trong năm 2005 Tốc độ tăng trưởngkinh tế của châu Phi trong năm 2005 thấp hơn đôi chút so với năm trướcđó, một phần do những nguyên nhân chủ quan, nhưng mặt khác cũng là dokinh tế thế giới năm 2005 đang có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, đạt4,3% so với 5,1% năm 2004 Chỉ số này chứng tỏ châu Phi ngày nay đãkhông hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài mà đang hoà nhập dần vàoxu hướng toàn cầu hoá

Mặc dù kinh tế châu Phi tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chưa đều Tậptrung chủ yếu ở những nước đã chấm dứt xung đột, chiến tranh và cải cáchkinh tế Theo đánh giá của IMF, kinh tế châu Phi năm 2005 tăng trưởng ởmức 4,5%, giảm 0,8% so với năm 2004 Theo đánh giá của ngân hàng pháttriển châu Phi (AFDB), tốc độ tăng trưởng của châu Phi năm 2005 là 4,7%,một dấu hiệu mang tính tích cực đối với châu lục này Mặc dù các đánh giácòn mang tính khác nhau, nhưng nhìn chung đều cho rằng trong 5 năm vừaqua, tăng trưởng kinh tế châu Phi luôn cao hơn khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latinhvà Châu Âu Môi trưởng kinh tế đang được cải thiện và sự dàn xếp cáccuộc xung đột ngày càng mang tính hiệu quả đang là động lực chính khiếnkinh tế châu Phi có thêm những dấu hiệu sáng sủa

Trong khu vực châu Phi, 48 nước châu Phi cận Xahara năm 2005 đạttốc độ tăng trưởng 4,6%, trong đó các nước có nguồn dầu mỏ phong phúđạt tốc độ tăng 4,7% và các nước phát triển kinh tế không phụ thuộc vàodầu mỏ đạt tốc độ 4,5% Những nước lớn của châu Phi như Nam Phi vàNigieria có tốc độ tăng GDP là 5% Những nước đã chấm dứt xung đột,chiến tranh, đang đi vào ổn định hoá và xây dựng các chính sách phát triểnkinh tế mới có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều: Angola 14,7%, cộng hoàCongo 9,25, Xuđăng 8%

Trang 30

Nợ nước ngoài có xu hướng ổn định hơn Trong năm 2005 tỷ lệ lạmphát của châu Phi là 8,2%, tuy có tăng nhẹ so với mức 7,8% của năm 2004,năm 2005, tổng nợ nước ngoài của châu Phi là 285,5 tỷ USD, giảm nhẹ sovới mức293,2 tỷ USD của năm 2004 Điều nguy hiểm của nợ nước ngoàichâu Phi trong những năm gần đây là châu Phi phụ thuộc phần lớn vào nợdài hạn và nợ nước ngoài từ các tổ chức đa phương quốc tế như IMF, WB,AFDB Năm 2005, nợ nước ngoài dài hạn của châu Phi chiếm 94% tổng nợnước ngoài

Hoạt động thương mại và đầu tư còn khó khăn Năm 2005 châu Phivẫn bị đánh giá là đang tụt hậu và dễ tổn thương hơn so với các châu lụckhác về buôn bán và đầu tư trực tiếp nước ngoài Do các cuộc đàm phánthương mại đa phương trong năm 2005 gặp nhiều khó khăn và vòng đàmphán Doha của WTO chỉ đạt được một số kết quả khá khiêm tốn vào cuốinăm 2005, sự bảo hộ mạnh mẽ của các nước giàu đã có những tác động tiêucực đối với hoạt động xuất khẩu của châu Phi trong năm

Theo đánh giá của IMF, kinh tế châu Phi trong năm 2006 sẽ tăngtrưởng ở mức cao 5,9%, cao hơn rất nhiều so với 2005, và châu Phi sẽ trởthành khu vực tăng trưởng nhanh thứ hai trong nhóm nước đang phát triển,sau châu Á Theo WB, năm 2006 có lẽ sẽ không xảy ra các cuộc xung độtmới nào ở châu Phi nên kinh tế châu Phi trong năm 2006 là rất khả quan, docác nguyên nhân sau:

 Làn sóng cải cách kinh tế và ổn định chính trị sẽ tiếp tục lan rộng ởnhiều nước châu Phi, bởi nhiều nước trong châu lục này đã nhận thứcđược rằng chỉ có chấm dứt xung đột, chiến tranh, cải cách và mở cửa nềnkinh tế mới là giải pháp tốt nhất để châu Phi thoát khỏi đói nghèo và lạchậu

 Thế giới sẽ tiếp tục giúp đỡ châu Phi phát triển cùng hội nhập Nhữngkết quả sắp tới của vòng đàm phán Đoha vào cuối năm 2006 sẽ đem lạinhững lợi ích rất lớn cho các nước châu Phi Việc xoá bỏ hoàn toàn thuế

Trang 31

quan, trợ cấp và các chương trình hỗ trợ nội địa sẽ làm tăng thu nhập toàncầu lên 287 tỷ USD mỗi năm vào năm 2015 Các tổ chức quốc tế nhưWB, IMF, Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục các chương trình xoá nợ và trợ giúpchâu Phi phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội Để thực hiện tốtMDGs, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các nước phát triển trợ giúp 135 tỷUSD trong năm 2006, sau đó sẽ tăng lên khoảng 195 tỷ USD vào năm2015

 Sau những biến động về giá cả trên thế giới, châu Phi sẽ tự nhận thứcđược vai trò và vị thế của mình trên thị trường thế giới, từ đó tìm ra cònđường phát triển kinh tế của riêng mình

1.4.Đặc điểm luật pháp

Chính trị và luật pháp là những yếu tố không thể tách rời hoạt độngkinh doanh Trong kinh doanh nếu nắm vững được yếu tố luật pháp thì sựđảm bảo thành công sẽ là rất lớn Đặc biệt là trong hoạt đông kinh doanhquốc tế, nơi mà môi trường pháp luật đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều thìviệc nghiên cứu yếu tố pháp luật là rất cần thiết

Với lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời, nhưng trong một thời gian dàitoàn châu Phi chìm trong chiến tranh, đô hộ của các nước như Anh, Pháp,Tây Ban Nha…Do đó hệ thống luật pháp của châu Phi không có sự đồngnhất giữa các nước và chịu ảnh hưởng của nước chính quốc

Tóm lại, mặc dù xa xôi về địa lý, sự khác biệt về văn hoá và luật pháp,nhưng chúng ta có thể thấy tiềm năng to lớn của thị trường châu Phi khinghiên cứu cầu của một số hàng hoá chủ lực của Việt Nam ở một vài thịtrường chính

2.Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Phi2.1.Lưu ý về phong tục văn hoá, tín ngưỡng và tập quán thươngmại

Về phong tục văn hoá và tín ngưỡng:

Trang 32

Khách hàng trên toàn thế giới đang hàng ngày tiêu dùng các sản phẩmthông dụng như quần áo, thức ăn, đồ uống Nói cách khác, mọi người đềucó nhu cầu về những sản phẩm thiết yếu Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây làliệu tiêu dùng này có đồng nhất không? Liệu có một sản phẩm có thể tạo ravà đem bán theo cùng một cách trên tất cả các thị trường? Khi tham giakinh doanh quốc tế các công ty thường phải điều chỉnh sản phẩm và hoạtđộng của họ cho phù hợp với điều kiện địa phương Việc đánh giá một cáchsâu sắc nền văn hoá địa phương giúp các nhà quản lý quyết định khi nào cóthể tiêu chuẩn hoá và khi nào phải thích nghi hoá

Là một châu lục mà người dân có sự tôn thờ thần thánh, với họ thầnthánh có thể là điều tối cao, có thể còn hơn cả tính mạng họ Vì vậy, bất kỳmột sự không tồn thờ nào đối với vị thần của họ cũng sẽ là một điều khônghay và hậu quả sẽ khôn lường

Các tôn giáo truyền thống của người châu Phi đều có những quy địnhchi tiết cho cuộc sống hàng ngày Điều này có ý nghĩa thiết thực vì nó bảovề cho cả cộng đồng và củng cố ý thức tập thể về bản sắc của cộng đồng.Có những điều cấm kỵ, trong đó có một số điều liên quan đến chuyện ănuống và ăn mặc

Tập quán thương mại:

Trừ một số nước có nền kinh tế phát triển (như Nam Phi, Ai Cập,Angiêri…) còn lại ở một số nước châu Phi khác thì hầu như ít có hoặckhông có các doanh nghiệp nội địa có khả năng tài chính lớn, hầu hết là cáccông ty trách nhiệm hữu hạn vừa và nhỏ Vì vậy, khả năng mua hàng với sốlượng lớn (như 1 tàu gạo khoảng 10.000 tấn trở nên) và thanh toán theophương thức mở L/C thông thường là rất khó

Tập quán mua bán chủ yếu ở các nước châu Phi là nhìn thấy hàng mớingã giá và trả tiền, tiêu thụ đến đâu mua đến đấy, số lượng mua thường từ500-1.000 tấn gạo/lần Phương thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt, thanhtoán trước khi nhận hàng hoặc mua hàng trả chậm thậm chí hàng đổi hàng

Trang 33

Đồng tiền thanh toán chủ yếu vẫn là đồng nội tệ của nước đó Có rất ítcác loại ngoại tệ mạnh và tự do chuyển đổi (như USD, đông Euro…) đượcáp dụng trong thanh toán Mặt khác, việc quản lý ngoại tế và quy địnhchuyển ngoại tệ ra nước ngoài mỗi nước áp dụng rất khác nhau mà thôngthường là rất chặt chẽ

Chính vì khả năng tài chính hạn chế và tập quán thương mại nêu trên,nên phần lớn mặt hàng lương thực Việt Nam (chủ yếu là gạo) muốn vào cácthị trường này đều phải qua trung gian các công ty đa quốc gia của cácnước thuộc địa cũ đã hoạt động lâu đời tại đây đảm nhiệm Các công ty nàymua gạo từ Việt Nam với số lượng lớn để giảm giá thành vận chuyển, sauđó họ thuê tàu chở qua cảng đến cuối cùng, bốc dỡ hàng và đưa vào khoriêng của công ty đó hoặc thuê 1 kho ngoại quan để cất giữ và bán dần theophương thức nói ở trên

Theo kinh nghiêm của nhiều doanh nghiệp đã xâm nhập thành công thịtrường này thì mặt hàng lương thực, thực phẩm Việt Nam muốn thâm nhậpđược vào thị trường châu Phi sẽ phải áp dụng phương thức nêu trên (đưahàng qua-nhập kho-bán dần) Phương thức kinh doanh này có nhiều rủi rocao, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam (phần lớn là các doanhnghiệp Nhà nước) đang gặp phải nhiều lúng túng và chưa dám mạnh dạnthực hiện vì chưa có nhiều thông tin về phâp luật của nước sở tại hoặc chưacó nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn của Việt Nam trong vấn đề này

Tập quán tiêu dùng ở người dân châu Phi là hầu hết người dân nơi đâycó tập quán sử dụng gạo trong bữa ăn hàng ngày, đồ ăn thì phải có gia vịnhư hạt tiêu, ớt, và họ ăn cay nhiều Ăn mặc màu sắc không quá loè loẹt

Với chế độ gia trưởng nặng nề, người đàn ông giữ vai trò trụ cột tronggia đình và giữ quyền quyết định sau cùng về tiêu dùng của gia đình vềnhững mặt hàng xa xỉ như tivi, tủ lạnh…còn phụ nữ vẫn là người trực tiếpnội trợ sẽ quyết định tiêu dùng các hàng lương thực, thực phẩm

Trang 34

2.2 Lưu ý về quy định luật pháp đối với xuất nhập khẩu của châu Phi

Châu Phi chưa có một hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động xuấtnhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu chung Nhưng với 41/54 nước đã làthành viên của WTO, đang thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo camkết với WTO Nhưng nhìn chung thuế nhập khẩu còn cao, đặc biệt là hàngnông sản là những mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh và bước đầu đã thâmnhập vào thị trường châu Phi Điều này làm giảm nhiều khả năng cạnhtranh của hàng hoá Việt Nam, nhất là đói với những nước mà các quốc gianày có thoả thuận thương mại tự do

Tôi sẽ phân tích thủ tục xuất nhập khẩu của Nam Phi và Angiêri NamPhi là thành viên WTO, còn Angiêri chưa là thành viên trong tổ chứcthương mại lớn nhất thế giới này Là hai trong những trụ cột kinh tế củachâu Phi, là cửa ngõ vào châu Phi Khi doanh nghiệp đã tiếp cận với thịtrường này thì việc xâm nhập các thị trường bên trong khu vực không cònlà khó khăn nữa

2.2.1.Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường NamPhi

2.2.1.1.Môi trường kinh doanh

Nền kinh tế của Nam Phi chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp tư nhân

mặc dù Chính phủ sở hữu và kiểm soát một phần hoặc toàn bộ một sốngành kinh tế trọng yếu ( như vận tải, viễn thông, điện, nước) Tuy nhiên,Chính phủ đã cam kết thương mại hoá, tái cơ cấu và tư nhân hoá một sốdoanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước

a Mối quan hệ giữa Chính phủ và Doanh nghiệp

Chính phủ cam kết cung cấp mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội chocác cộng đồng và cho phép họ được chia xẻ một cách công bằng nguồn tàinguyên của đất nước và các hoạt động kinh tế Tuy nhiên, chiến lược Kinhtế vĩ mô của Chính phủ về các vấn đề tái phân phối, tuyển dụng, tăng

Trang 35

trường lại dựa trên cơ sở khuyến khích thị trường tự do và các nguyên tắctài khoá và tài chính.

Chính phủ đã chỉ rõ tầm quan trọng gắn kết với đầu tư bằng cách đưara các biện pháp tăng cường hỗ trợ thương mại và phát triển công nghiệp

Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp như Phòng Khai thác mỏ, PhòngThương mại Nam Phi, Uỷ ban Thương mại cộng đồng người da đen, PhòngThương mại liên bang quốc gia Châu phi, Viện AfrikaanseHandelsinstituut, Quỹ tài trợ dịch vụ tiêu dùng và thương mại Châu phi,Quỹ tài trợ Nam Phi và các Phòng Thương mại nước ngoài ở Nam Phi đềucó quan hệ chặt chẽ với Chính phủ cũng như góp phần xây dựng luật choChính phủ.

Nam Phi có một nền kinh tế tự do hoàn chỉnh nhất ở Châu Phi, tuynhiên hệ thống kinh tế của nước này mang tính hai mặt rõ rệt; một nền kinhtế công nghiệp phát triển và một nền kinh tế phát triển chưa hoàn chỉnh.Nam Phi cũng là cửa ngõ đầu tư vào khu vực miền Nam Châu Phi.

b Hoạt động doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động theo ngành nghề Công nghiệp khai thác mỏgiữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của Nam Phi, và là nguồn thuhút lao động chính chiếm khoảng 7% GDP Nông, lâm, ngư nghiệp chiếmkhoảng 4% GDP Công nghiệp chế tạo , xây dựng , điện và nước hiệnchiếm khoảng 24% hoạt động kinh tế của cả nước Mức tăng trưởng củangành công nghiệp chế tạo tăng đáng kể trong những năm gần đây và cótriển vọng mở rộng trong tương lai Sự đóng góp của các lĩnh vực dịch vụ,tài chính, thương mại và bất động sản đã tăng từ 12% trong những năm đầuthập niên 90 lên 20% vào cuối năm 2000 Du lịch cũng trở thành một ngànhkinh tế quan trọng trong những năm gần đây

d Khu vực mậu dịch tự do

Nam Phi duy trì quan hệ thương mại chính thức với phần lớn cácnước phát triển Việc buôn bán thương mại với Châu Phi, Châu Mỹ La tinh

Trang 36

và Châu á đang ngày càng gia tăng Trong khu vực thì Nam Phi là thànhviên của Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi (bên cạnh Angola,Botswana, Congo, Lesotho, Malawi, Mauritius, Mozambique, Namibia,Seychelles, Swaziland, Tanzania, Zambia và Zimbabwe) với cam kết tạonên một Khu vực mậu dịch tự do Liên minh Hải quan Châu Phi, một tổchức thương mại Châu Phi lâu đời nhất, bao gồm các nước Nam Phi,Botswana, Lesotho, Swanziland và Namibia.

Nam Phi là thành viên sáng lập của Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) Hiện Nam Phi đang điều chỉnh cơ cấu biểu thuế quan cho phù hợpvới qui tắc của WTO, với các qui tắc của Hiệp định chung về Thuế quan vàThương mại (GATT) tại Hội nghị bàn tròn ở Uruguay Điều này sẽ tạo cơhội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp nước ngoài Nam Phi là thànhviên của Tập đoàn CAIRNS - gồm 17 thành viên xuất khẩu nông nghiệpcủa WTO (bao gồm Achentina, úc, Braxin, Canada, Chi lê, Indonexia,Malaysia ) Mục tiêu của tổ chức này là ủng hộ mậu dịch tự do, công bằngtrên thị trường nông nghiệp và giảm thuế nông sản vào thị trường các nướcphát triển

Tháng 10/1999, Nam Phi và Liên minh Châu Âu đã ký kết Hiệp địnhhợp tác và Phát triển Thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 Việc thànhlập khu vực mậu dịch tự do với Hoa Kỳ và khối Mercosur (bao gồmAchentina, Braxin, Uruguay và Paraguay), ấn độ, Nigiênia và Trung Quốcđang trong vòng đàm phán Việc buôn bán với Hoa Kỳ đa gia tăng đáng kểsau khi kết thúc Hội nghị Đạo luật về cơ hội và tăng trường của Châu Phi.Do vậy, nhiều loại sản phẩm đa dạng có thể sẽ được nhập khẩu vào Hoa Kỳmiễn giảm thuế và phi hạn ngạch.

2.2.1.2.Quy định về mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh

Công ty Việt Nam muốn mở Văn phòng Đại diện (VP) hoặc Chinhánh (CN) tại Nam Phi phải cần có các loại giấy tờ sau đây:

Trang 37

- Hồ sơ công ty mẹ (bao gồm quyết định thành lập, điều lệ, chức năng,nhiệm vụ ).

- Quyết định của cơ quan chủ quản cho phép mở VP tại Nam Phi.- Quyết định bổ nhiệm giám đốc VP hoặc CN.

- Hộ chiếu gốc của giám đốc VP hoặc CN.- Giấy phép kinh doanh của công ty mẹ.

- Tất cả các giấy tờ trên phải được dịch sang tiếng Anh và được côngchứng.

- Chứng nhận địa điểm mở VP hoặc CN (hợp đồng thuê hoặc mua nhà tạiNam Phi).

- Xin visa làm việc (working visa) cho các cán bộ sẽ làm việc tại VP hoặcCN, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký Thời hạn được cấp visathường một năm và có thể xin gia hạn nếu có nhu cầu.

Khi đã có đầy đủ các giấy tờ trên, công ty Việt nam có thể thuê mộtcông ty Nam Phi làm dịch vụ mở VP hoặc CN với phí không quá 200 USDhoặc có thể nhờ Thương vụ giúp đỡ.

Mở VP hoặc CN đều tiến hành theo quy trình như trên Giấy chứngnhận đăng ký (Registration certificate) là chấp nhận cho VP họat động hợppháp Nếu muốn chuyển sang CN thì phải tiếp tục xin mã số thuế xuấtnhập khẩu và thuế VAT

2.2.1.3.Thủ tục hải quan Cơ quan Hải quan

Cục Quan Thuế (SARS- South African Revenue Service) được quảnlý bởi Uỷ viên Hội đồng (Commissioner) Hải quan do Tổng Gián đốc điềuhành (General Manager) chịu trách nhiệm trực tiếp với Uỷ viên Hội đồng(Commissioner) Hải quan được chia ra làm 3 bộ phận: bộ phận áp chế Hảiquan, bộ phận Chính sách Kinh doanh Hải quan và bộ phận Dịch vụThương mại và Dự án (Customs Compliance, Customs Business Policy andProjects and Trade Services).

Trang 38

- Bộ phận áp chế Hải quan (The Customs Compliance Division) quản lýviệc thi hành luật, đại diện là các đội thanh tra và chống buôn lậu

- Bộ phận Dự án và Chính sách Kinh doanh Hải quan (The CustomsBusiness Policy and Projects Division) chịu trách nhiệm chuyển đổi luậtthành những chính sách và thủ tục ứng dụng trong thực tiễn đồng thời kiểmsoát chất lượng thực thi luật, chính sách và quy trình hải quan và Hệ thốngQuản lý Chất lượng Hải quan Nam Phi Bộ phận này cũng kiêm chức năngđánh giá mức thuế.

- Bộ phận Dịch vụ Thương mại (The Trade Services Division) chịutrách nhiệm đối với những chức năng hoạt động như: thúc đẩy hoạt độngthương mại, hành chính,

Nhiệm vụ của Hải quan

- Khuyến khích thương mại và du lịch cũng như là giám sát việc thực hiệnluật trong những ngành này.

- Quản lý xuất nhập khẩu.

- Chịu trách nhiệm thu thuế cho Nhà nước.

- Quản lý các thông tư thương mại, các hiệp định quốc tế và các quy địnhkhác liên quan;

- Chống buôn lậu và vượt biên trái phép thông qua những biện pháp hànhchính.

- Quản lý việc xuất nhập khẩu hàng cấm và hàng nằm trong danh mụcquản lý thay mặt các cơ quan chức năng khác thực thi luật.

Hàng nhập khẩu vào Nam Phi bất kể là đường biển, hàng không,đường bộ, hay thông qua đường bưu điện, đều phải đăng ký làm thủ tục Hảiquan trong vòng 7 ngày kể từ ngày hàng tới Nam Phi Hàng không khai báohoặc thông quan trong thời gian đó sẽ được đưa vào Kho Nhà nước (StateWarehouse) Một số mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Côngthương Nam Phi (The Department of Trade and Industry).

Trang 39

Theo Luật Hải quan, thuyền trưởng/cơ trưởng khi thuyền/máy baytới Nam Phi, phải nộp bản kê khai hàng hoá/con người Nếu không nộp bảnkê khai, hàng hoá sẽ bị Hải quan tịch thu.

Vi phạm luật Hải quan

- Phạt nặng (Serious Offences): Phạt đối với những hành vi vi phạmnghiêm trọng luật có chủ ý nhằm đạt được mục đích nhất định như buônlậu/trốn thuế, Gross negligence on behalf of the declarant.

b Mức phạt

Trong các điều khoản từ 78 tới 96 của Bộ luật Hải quan nêu rõ dựavào bản chất của hành vi phạm luật Hải quan có thể đưa ra mức phạt caonhất bằng 3 lần giá trị hàng hoá và có thể quy tội tù giam người vi phạm

c.Thủ tục pháp lý.

Ủy viên Hội đồng của Hải quan sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về xửlý phạt dựa vào quyết định của Hội đồng Hải quan và sẽ thông báo quyếtđịnh này lên hệ thống Hải quan của toàn Nam Phi Nếu người chịu tộikhông phục có thể kiện lên văn phòng Bộ trưởng hoặc Toà án Tối cao NamPhi (Minister’s office or the High Court of South Africa).

Trang 40

- Không đóng lẫn hàng đồ uống hay thực phẩm đóng hộp lẫn vào vớihàng hoá khác Nếu không sẽ làm chậm quá trình giao nhận hàng tại Hảiquan cũng như cũng có thể phát sinh thêm chi phí

- Theo thông lệ của Nam Phi thì các lô hàng kinh doanh thường thuê mộtđại lý giao nhận làm các thủ tục cần thiết Mỗi đại lý vận tải có mã số hảiquan của riêng mình Đồng thời người ta đã thiết lập nên một hệ thống liênlạc qua mạng giữa Hải quan Nam Phi và các công ty giao nhận Điều nàylàm giảm thời gian làm thủ tục hải quan giảm xuống còn tối đa 4 ngày làmviệc kể từ ngày có đầy đủ chứng từ

- Khi thuê đại lý hãng tầu hoặc đại lý giao nhận thực hiện các thủ tụcnhập khẩu hàng thì cần chú ý thoả thuận rõ ràng về cước phí tầu biển/máybay, chi phí bốc dỡ hàng khỏi tầu/máy bay, chi phí làm thủ tục Hải quan,chi phí lưu kho lưu bãi tại kho hải quan và kho của đại lý, chi phí vậnchuyển nội địa, chi phí bốc xếp hàng vào kho của mình Nếu có được Tổngchi phí (Total all - in Charge) là tốt nhất

- Cần phải yêu cầu hãng giao nhận cung cấp cho mình Giấy dự kiến giaohàng để ràng buộc trách nhiệm của họ đối với lô hàng Đã có trường hợpxảy ra với một số công ty Việt Nam khi sang bên Nam Phi không quy địnhrõ ràng về chi phí vận chuyển và gặp phải tranh chấp không cần thiết Hãnggiao nhận luôn giữ hàng cho đến khi được thanh toán hết số tiền chi phí vậnchuyển và đó là một lợi thế của họ Do đó càng thoả thuận cụ thể bao nhiêutrước khi gửi hàng càng đỡ xảy ra khả năng tranh chấp về vận tải bấy nhiêu.- Hoá đơn Thương mại và Danh sách hàng phải được lập bằng tiếng Anh.- Các chi tiết về hàng hoá phải được mô tả đầy đủ Tránh việc chỉ nêu tênvà nhãn hiệu không thôi Ví dụ đối với máy móc thì phải ghi thêm một sốchi tiết cơ bản về công suất, năm sản xuất, Trong từng danh mục một, kểcả quà biếu và tờ rơi, sách quảng cáo công ty, cần phải cung cấp giáFOB của số hàng hoá đó bằng USD trên Hoá đơn Thương mại và Danhsách hàng Không ghi câu “No commercial value” trong hai chứng từ trên.

Ngày đăng: 06/12/2012, 08:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng quy định thuế nhập khẩu và giấy phộp nhập của Nam Phi - Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Bảng 1 Bảng quy định thuế nhập khẩu và giấy phộp nhập của Nam Phi (Trang 43)
Bảng 2: Biểu thuế nhập khẩu một số sản phẩm chớnh của Angiờri - Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Bảng 2 Biểu thuế nhập khẩu một số sản phẩm chớnh của Angiờri (Trang 44)
Bảng 3: Kim ngạch xuất-nhập khẩu Việt Nam-chõu Phi thời kỳ 1991-2005 - Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Bảng 3 Kim ngạch xuất-nhập khẩu Việt Nam-chõu Phi thời kỳ 1991-2005 (Trang 49)
Bảng 5: Giỏ trị xuất khẩu Việt Nam sang chõu Phi qua cỏc năm - Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Bảng 5 Giỏ trị xuất khẩu Việt Nam sang chõu Phi qua cỏc năm (Trang 60)
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta cú thể thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hoỏ của Việt Nam sang chõu Phi tăng qua cỏc năm với tốc độ cao - Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
ua bảng số liệu và biểu đồ ta cú thể thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hoỏ của Việt Nam sang chõu Phi tăng qua cỏc năm với tốc độ cao (Trang 61)
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoỏ Việt Nam giai đoạn 2006-2010 - Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Bảng 8 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoỏ Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 74)
Bảng 9: Tốc độ tăng một số chỉ tiờu cơ bản - Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Bảng 9 Tốc độ tăng một số chỉ tiờu cơ bản (Trang 76)
Bảng 10: Dự bỏo kim ngạch nhập khẩu của cỏc khu vực trong giai đoạn 2006-2010 - Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Bảng 10 Dự bỏo kim ngạch nhập khẩu của cỏc khu vực trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 76)
Bảng 11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010                              Đơn vị:% - Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Bảng 11 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 Đơn vị:% (Trang 91)
Bảng 12: Dự bỏo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào 7 thị trường chõu Phi đến năm 2010 - Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Bảng 12 Dự bỏo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào 7 thị trường chõu Phi đến năm 2010 (Trang 99)
Với bảng số liệu trờn ta cú thể thấy, Nam Phi vẫn là bạn hàng chủ yếu của Việt Nam, tiếp theo là cỏc bạn hàng truyền thống khỏc như Ai Cập,  Maroc, Nigiờria - Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
i bảng số liệu trờn ta cú thể thấy, Nam Phi vẫn là bạn hàng chủ yếu của Việt Nam, tiếp theo là cỏc bạn hàng truyền thống khỏc như Ai Cập, Maroc, Nigiờria (Trang 100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w