1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của Nhà máy 3 trực thuộc Công ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện

61 558 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 414 KB

Nội dung

Luận Văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của Nhà máy 3 trực thuộc Công ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết nhân loại đang bước vào thời kì phát triển như vũbão, hàng loạt các thành tựu của khoa học công nghệ được ứng dụng vào pháttriển kinh tế Trước kỉ nguyên của công nghệ đó thì đất nước ta cũng khôngphải là ngoại lệ và đang bước vào thời kì đổi mới, phát triển, trên mọi lĩnhvực đều có sự thay đổi để theo kịp từng bước phát triển của nhân loại.

Trong thời buổi phát triển kinh tế như hiện nay thì vai trò của thông tinlà không thể phủ nhận, thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết địnhthắng lợi của doanh nghiệp, hơn nữa khi xã hội phát triển con người ta phátsinh nhiều nhu cầu về thông tin liên lạc, về chất lượng của các dịch vụ bưuchính, phát thanh, truyền hình… Do đó ngành bưu chính viễn thông là ngànhluôn luôn phải đi trước về mặt công nghệ, là ngành tiên phong trong khai tháccác ứng dụng mới để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của toàn thể xã hội Và đứngđằng sau sự phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay của ngành bưu chính viễnthông thì phải có sự đóng góp rất lớn từ các sản phẩm, thiết bị phục vụ chongành, trong đó phần lớn công sức đóng góp phải kể đến công ty cổ phần thiếtbị bưu điện, đơn vị cung cấp các sản phẩm, thiết bị phục vụ trực tiếp và cácsản phẩm phụ trợ cho ngành bưu chính viễn thông

Nhà máy 3 trực thuộc công ty cổ phần thiết bị bưu điện là đơn vịchuyên sản xuất ống dẫn cáp, cáp đồng trục và túi bưu chính Ngưỡng cửa củahội nhập và phát triển đặt ra vô vàn cơ hội cũng như thách thức đòi hỏi nhàmáy phải có những cố gắng tiến bộ vượt bậc để có thể tồn tại và phát triểnngày một lớn mạnh Ngoài việc khai thác các hợp đồng cung cấp trong nội bộngành bộ phận kinh doanh của nhà máy phải tích cực khai thác tìm kiếm cáchợp đồng cung ứng ngoài ngành phục vụ dân dụng để có thể đem về doanh

Trang 2

thu lớn hơn Thị trường dân dụng khá là hấp dẫn tuy nhiên đây lại là thịtrường có sự cạnh tranh khốc liệt nhất đòi hỏi phải tập trung nhiều trí tuệ cũngnhư tâm huyết thì mới có thể đứng vững được, và đây cũng là vấn đề đang thuhút phòng kinh doanh của công ty phải đặc biệt chú ý Và đó cũng là lý do

khiến em chọn đề tài này để viết báo cáo thực tập chuyên đề, đề tài mang tên :

“Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của Nhàmáy 3 trực thuộc Công ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện.”

Kết cấu của báo cáo thực tập chuyên đề bao gồm 3 chương, trong đó:

Chương 1 nêu ra cơ sở lý luận về hệ thống phân phối sản phẩmtrong hoạt động kinh doanh.

Chương 2 nêu lên cơ sở thực tiễn, thực trạng của Nhà máy

Chương 3 đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn phương ánkinh doanh và hệ thống phân phối sản phẩm cho nhà máy.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, khoa Khoa HọcQuản Lý, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, chị Phạm Thị Hiên trưởngphòng kinh doanh cùng toàn thể các cán bộ nhân viên Nhà máy 3 chi nhánhCông Ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thờigian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này!

Hà nội, tháng 5-2010Sinh viên

Bùi Hồng Quân

Trang 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRONGHOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Theo quan điểm hiện đại Marketing được định nghĩa như sau:

“Marketing là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thỏa mãn nhữngnhu cầu và mong muốn của con người; hoặc Marketing là một dạng hoạtđộng của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu vàmong muốn thông qua trao đổi.”

Nhìn vào định nghĩa trên ta có thể dễ dàng thấy được cốt lõi của vấn đềlà hoạt động trao đổi, mà để cho hoạt động trao đổi hàng hóa được diễn rathuận lợi thì vai trò của hệ thống phân phối sản phẩm là vô cùng quan trọng.Dưới đây chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu để thấy được tầm quan trọng củahệ thống kênh phân phối sản phẩm.

1.1 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm:

1.1.1 Bản chất và mục tiêu của phân phối hàng hóa vật chất:

1.1.1.1 Bản chất của phân phối hàng hóa vật chất:

Phân phối vật chất là hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và kiểm traviệc lưu kho và vận tải hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng ở thịtrường mục tiêu nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và thu được lợinhuận cao nhất Phân phối vật chất đem lại lợi ích về thời gian và địa điểm

đồng thời làm cho việc chuyển quyền sở hữu có thể thực hiện Các quyết địnhvề phân phối vật chất luôn luôn đảm bảo rằng hệ thống phân phối vật chấtphải đem lại lợi ích và đáp ứng nhu cầu khách hàng đối với mức dịch vụ vàchi phí thích hợp.

Chi phí phân phối vật chất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phânphối và tổng doanh số của doanh nghiệp, vì vậy nhà quản lý marketing rất

Trang 4

quan tâm đến tổng chi phí phân phối để cố gắng tìm ra những khoản tiết kiệm.Những chi phí phân phối vật chất chủ yếu bao gồm các chi phí về vận tải, lưukho, bảo quản hàng dự trữ, bốc xếp giao nhận và đóng gói hàng hóa, nhữngchi phí hành chính và chi phí xử lý đơn đặt hàng Phân phối vật chất là côngcụ có tiềm năng để tạo ra nhu cầu, nhờ hệ thống phân phối vật chất tốt có thểgiảm chi phí và qua đó giảm giá bán để thu hút thêm được khách hàng Ngượclại doanh nghiệp sẽ mất khách hàng nếu không đảm bảo cung ứng đúng thờihạn Các doanh nghiệp cần khai thác hết tiềm lực và phối hợp các quyết địnhvề mức lưu kho, cách thức vận tải, địa điểm nhà máy, kho bãi và cửa hàng đểgiảm chi phí phân phối.

1.1.1.2 Mục tiêu của phân phối hàng hóa vật chất:

Mục tiêu phân phối vật chất của các công ty thường là cung cấp đúngmặt hàng đúng số lượng và chất lượng vào đúng nơi, đúng thời điểm với chiphí tối thiểu Tuy nhiên không thể đồng thời đạt được tất cả các mục tiêu nàyvì không một hệ thống phân phối vật chất nào có thể đồng thời tăng tối đa sựphục vụ khách hàng và giảm tối thiểu chi phí phân phối Phục vụ khách hàngtối đa nghĩa là lưu kho lớn hơn, nhiều kho bãi hơn và phải vận chuyển nhanhhơn,.v.v Tất cả những điều đó đều sẽ làm tăng chi phí Còn mức chi phí tốithiểu nghĩa là vận tải rẻ tiền, tốn ít kho và ít bãi sẽ không có mức dịch vụkhách hàng tốt.

Như vậy, giữa mức độ dịch vụ và chi phí phân phối vật chất có quan hệtỷ lệ nghịch với nhau Thông thường mức độ dịch vụ được xác định dựa trênnghiên cứu nhu cầu của khách hàng và mức dung cấp dịch vụ của các đối thủcạnh tranh Khách hàng thường yêu cầu cung ứng hàng hóa kịp thời khi cóyêu cầu đột xuất đều được đáp ứng, đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quátrình vận chuyển và dễ dàng đổi lại hàng không đúng yêu cầu, sẵn sàng duytrì khối lượng hàng dự trữ cho khách hàng Hơn nữa khi soạn thảo các tiêu

Trang 5

chuẩn phục vụ của mình doanh nghiệp phải tham khảo các tiêu chuẩn của đốithủ cạnh tranh Mức độ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có thể ngang bằng,cao hơn hoặc thấp hơn các đối thủ cạnh tranh là tùy thuộc vào mục tiêu chiếnlược của doanh nghiệp.

Cách tiếp cận đặt mục tiêu chi phí thấp nhất có thể không phải là tốtnhất nếu khách hàng không thỏa mãn, mức dịch vụ cao hơn có thể tạo rachiến lược tốt hơn.

Như vậy các mục tiêu phân phối thay đổi rất lớn giữa các doanh nghiệp,giữa các sản phẩm và giữa các hoàn cảnh thị trường cụ thể khác nhau, các mụctiêu này có thể được các doanh nghiệp lượng hóa ở những mức độ nhất định.

1.1.2 Định nghĩa về kênh phân phối và các trung gian thương thành viên kênh:

mại-Theo quan điểm tổng quát, kênh phân phối là một tập hợp các doanhnghiệp và các cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trìnhđưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng Nói cách khác, đây làmột nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩmhoặc dịch vụ sẵn sàng để người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp cóthể mua và sử dụng

Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất quahoặc không qua các trung gian tới người tiêu dùng cuối cùng Tất cả nhữngngười tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh Cáctrung gian thương mại nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùnglà thành viên quan trọng trong nhiều kênh phân phối.

Có nhiều loại trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối vàthực hiện các chức năng khác nhau Dưới đây là một số loại trung gian thươngmại chủ yếu thường gặp:

Trang 6

Nhà bán buôn là những trung gian bán hàng hóa và dịch vụ cho các

trung gian khác, cho các nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp.

Nhà bán lẻ là những người trung gian bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp

cho người tiêu dùng cuối cùng.

Đại lý và môi giới là những nhà trung gian có quyền hành động hợp

pháp thay mặt cho nhà sản xuất.

Nhà phân phối dùng để chỉ những trung gian thực hiện các chức năng

phân phối trên thị trường công nghiệp, đôi khi người ta cũng dùng để chỉ nhàbán buôn.

Một số trung gian thương mại mua hàng hóa từ người bán dự trữ chúngvà bán lại cho người mua Những trung gian khác như đại lý và môi giới đạidiện cho người bán nhưng không sở hữu sản phẩm mà vai trò của họ là đưangười mua và người bán lại với nhau Tầm quan trọng của các trung gian thểhiện rõ khi người ta xem xét các chức năng của họ và những lợi ích họ tạo racho người mua cuối cùng.

1.2 Các loại hình kênh phân phối:

Có bốn loại kênh phân phối trong marketing như sau:

 Kênh trực tiếp là kênh không có trung gian, nhà sản xuất bán hàng

thẳng cho người tiêu dùng cuối cùng, có ba cách bán hàng trực tiếp là: bánđến từng nhà, bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán theo đơn hoặc điệnthoại đặt hàng Nhiều sản phẩm dịch vụ hiện được phân phối theo cách này,do không có trung gian nên người sản xuất phải thực hiện tất cả các chứcnăng của kênh Ngày nay càng có nhiều công ty chọn cách sử dụng Marketingtrực tiếp để khai thác người mua vì merketing trực tiếp cho phép người tiêudùng mua sản phẩm nhờ phương tiện thông tin quảng cáo mà không cần gặptrực tiếp người bán Ba hình thức kênh còn lại là những kênh gián tiếp bởi vì

Trang 7

có các trung gian nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng đồng thời thựchiện nhiều chức năng của kênh.

 Kênh một cấp chỉ có một trung gian bán hàng, trong thị trường hàng

tiêu dùng thì đó là người bán lẻ còn trong thị trường hàng công nghiệp đó làngười môi giới hay đại diện bán hàng Kênh một cấp thường được sử dụngkhi nhà bán lẻ có quy mô lớn có thể mua khối lượng lớn từ nhà sản xuất hoặckhi chi phí lưu kho bãi quá đắt nếu phải sử dụng nhà bán buôn.

 Kênh hai cấp là có hai cấp trung gian marketing Trong thị trường

hàng tiêu dùng thì đó thường là các nhà bán buôn và bán lẻ Trong thị trườngkĩ nghệ thì đó là bộ phận phân phối của công ty và các nhà bán buôn Kênhhai cấp thường được sử dụng phổ biến cho các loại hàng hóa giá trị đơn vịthấp, chi phí thấp được mua thường xuyên bởi người tiêu dùng như: bánh kẹo,thuốc lá, tạp chí…

 Kênh ba cấp là có ba cấp trung gian phân phối, được sử dụng nhiều

khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều nhà bán lẻ nhỏ, một đại lý được sửdụng để giúp phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn Ví dụ nhưtrong ngành nước ngọt, rượu bia có thể có thêm tổng đại lý hay đại lý bánbuôn-người bán buôn và người bán lẻ.

Ngoài ra còn có những kênh phân phối nhiều cấp hơn, theo quan điểmcủa nhà sản xuất thì kênh càng nhiều cấp thì càng ít có khả năng kiểm soát nó.Ta có thể thấy là cấu trúc của kênh phân phối được xác định thông qua chiềudài và bề rộng của hệ thống kênh phân phối

Trang 8

SƠ ĐỒ CÁC KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

Kênh trực tiếp Kênh 1 cấp Kênh 2 cấp Kênh 3 cấp

Chiều dài của kênh phân phối trước hết được xác định bằng số cấp độtrung gian có mặt trong kênh, một kênh phân phối được gọi là kênh dài nếunhư có nhiều cấp độ trung gian trong kênh Còn để đạt được sự bao phủ thịtrường tốt nhất, đó là bề rộng của kênh phân phối và doanh nghiệp phải quyếtđịnh số lượng các trung gian ở mỗi cấp độ phân phối Doanh nghiệp phải lựachọn giữa nhiều phương thức phân phối khác nhau mà mỗi phương thức có sốlượng trung gian thương mại khác nhau Có 3 phương thức phân phối là phân

phối rộng rãi, phân phối chọn lọc và phân phối duy nhất (độc quyền) Phânphối rộng rãi có nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua nhiều trung gian

thương mại ở mỗi cấp độ phân phối Trong trường hợp này doanh nghiệp cốgắng đưa sản phẩm và dịch vụ của nó tới càng nhiều người bán lẻ càng tốt.

Phân phối duy nhất (độc quyền) là phương thức ngược lại với phân phối rộng

Nhà sản xuất Nhà sản xuấtNhà sản xuất Nhà sản xuất

Đại lý

Nhà B.buônNhà bán lẻNhà B.buôn

Nhà bán lẻNhà bán lẻ

Người TD

Trang 9

rãi, trên mỗi khu vực thị trường, doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua mộttrung gian thương mại duy nhất, việc này thường đi đôi với bán hàng độcquyền, nghĩa là người sản xuất yêu cầu các nhà bán buôn của mình không bán

các mặt hàng cạnh tranh Phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối rộng rãi và

phân phối độc quyền nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trunggian thương mại được chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độphân phối Đây là hình thức phân phối phổ biến nhất và thường dùng cho cácloại hàng mua có suy nghĩ và cho các doanh nghiệp đang tìm cách thu hút cáctrung gian thương mại Nhà sản xuất có thể tập trung nỗ lực, mở quan hệ làmăn tốt đẹp với các trung gian chọn lọc nếu đạt được quy mô thị trường thíchhợp và tiết kiệm chi phí phân phối.

1.3 Tổ chức và hoạt động của kênh phân phối:1.3.1 Khái quát về tổ chức và hoạt động của kênh:

Các kênh phân phối không chỉ là sự tập hợp thụ động các tổ chức có liênquan với nhau trong phân phối lưu thông sản phẩm và dịch vụ mà chúng cònlà những hệ thống hoạt động phức tạp, trong đó những con người và công tytương tác lẫn nhau để đạt những mục tiêu riêng của mình Một số hệ thốngkênh chỉ có những tương tác không chính thức giữa các công ty có kết nốilỏng lẻo, một số hệ thống khác lại có những tương tác chính thức và sự kếtnối chặt chẽ cao độ Các hệ thống kênh cũng không đứng yên, những tổ chứctrung gian mới xuất hiện và những hệ thống kênh mới hình thành, ở đây chỉxem xét các động lực cho hoạt động của kênh và cách thức mà các thành viênkênh tổ chức để hoàn thành công việc.

Một kênh phân phối là sự liên kết các doanh nghiệp sản xuất và thươngmại khác nhau vì lợi ích chung Mỗi thành viên kênh đều dựa vào các thànhviên khác của kênh và thành công của họ gắn liền với thành công của cácthành viên kênh khác Mỗi thành viên kênh giữ một vai trò riêng và chuyên

Trang 10

thực hiện một hoặc một số chức năng, kênh sẽ hiệu quả nhất khi từng thànhviên được giao những nhiệm vụ họ có thể làm tốt.

Một cách lý tưởng, bởi sự thành công của cả kênh tùy thuộc vào thànhcông của từng thành viên kênh nên mọi thành viên trong kênh đều phải hiểuvà chấp nhận phần việc riêng của mình, phối hợp mục tiêu hoạt động củamình với mục tiêu hoạt động của các thành viên khác và phối hợp để hoànthành mục tiêu của cả kênh Các nhà sản xuất, bán buôn bán lẻ phải bổ sunghoạt động cho nhau và phối hợp để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với khi hoạtđộng một mình Mỗi thành viên phải xem xét hoạt động của mình tác độngthế nào đến sự vận hành của cả kênh Bằng sự hợp tác họ mới có thể thực hiệncung ứng và thỏa mãn thị trường mục tiêu tốt hơn.

1.3.2 Kênh phân phối truyền thống:

Ở những kênh phân phối truyền thống được mô tả như một tập hợpngẫu nhiên các cơ sở độc lập về chủ quyền quản lý và mỗi cơ sở ít quan tâmtới hoạt động của cả kênh Đó là một mạng lưới rời rạc kết nối lỏng lẻo cácnhà sản xuất, bán buôn và bán lẻ do buôn bán trực tiếp với nhau, tích cựcthương lượng về các điều khoản mua bán và hoạt động độc lập Các thànhviên trong kênh truyền thống hoạt động vì mục tiêu riêng của họ chứ khôngphải vì mục tiêu chung của cả kênh, vì vậy những kênh này thiếu sự lãnh đạotập trung, hoạt động kém hiệu quả và có nhiều xung đột tai hại.

Trên thực tế các thành viên trong kênh phân phối truyền thống thườngquan tâm nhiều đến những mục tiêu ngắn hạn và những giao dịch với các thànhviên kế cận trong kênh, việc hợp tác để đạt những mục tiêu chung của kênh đôikhi có nghĩa là từ bỏ những mục tiêu riêng Do vậy tuy các thành viên phụ thuộclẫn nhau nhưng họ vẫn thường hoạt động độc lập vì những lợi ích ngắn hạn tốtnhất của họ và họ thường không đồng ý về vai trò mỗi thành viên phải làm và lợi

Trang 11

ích tương ứng Những bất đồng về vai trò và mục tiêu như vậy sinh ra nhữngxung đột trong kênh.

Xung đột chiều ngang là những xung đột giữa các trung gian ở cùngmức độ phân phối trong kênh.

Xung đột chiều dọc xảy ra giữa các thành viên ở các mức độ phân phốikhác nhau trong kênh

Các xung đột kênh có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả của kênh thậm chíphá vỡ kênh nhưng cũng có nhiều trường hợp xung đột làm tăng hiệu quả hơndo các thành viên tìm ra phương cách phân phối tốt hơn để giải quyết cácxung đột Để kênh hoạt động tốt cần phải phân định rõ vai trò của từng thànhviên và giải quyết xung đột Muốn vậy cần có sự điều hành lãnh đạo tốt nghĩalà phải có một thành viên hoặc bộ máy có quyền lực phân chia hợp lý nhiệmvụ phân phối trong kênh và giải quyết xung đột Nhiều doanh nghiệp đã pháthiện các kênh mới để thực hiện các chức năng của kênh hiệu quả hơn và đạtcác thành công lớn hơn Đó là hệ thống kênh marketing chiều dọc đối chọivới các kênh phân phối truyền thống.

1.4 Vai trò và chức năng của các thành viên kênh phân phối: 1.4.1 Vai trò của thành viên kênh phân phối:

Các nhà sản xuất sử dụng các trung gian thương mại trong kênh phânphối vì họ nhận thấy các trung gian bán hàng hóa và dịch vụ có hiệu quả hơndo tối thiểu hóa số lần tiếp xúc bán cần thiết để thỏa mãn thị trường mục tiêu.Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm, việc chuyên môn hóa và quy mô hoạtđộng mà những người trung gian sẽ đem lại cho nhà sản xuất nhiều lợi íchhơn so với khi họ tự làm lấy Vai trò chính của các trung gian thương mại làkết nối cung và cầu một cách trật tự, phù hợp và có hiệu quả Trong một sốtrường hợp các nhà sản xuất có thể phân phối trực tiếp nhưng phần lớn các

Trang 12

sản phẩm vẫn cần phải phân phối qua nhiều trung gian thương mại theonguyên tắc chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội.

Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sảnxuất tới người tiêu dùng Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà đã khắc phụcđược những khác biệt về thời gian, về địa điểm và quyền sở hữu giữa ngườisản xuất với những người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ Rõ ràng vai trò của cáctrung gian thương mại là vô cùng lớn, nó thúc đẩy nhanh hơn quá trình lưuthông và tiết kiệm khá nhiều chi phí Sơ đồ dưới đây sẽ giúp chúng ta hìnhdung rõ hơn:

SƠ ĐỒ: TRUNG GIAN LÀM TĂNG HIỆU QUẢ TIẾP XÚC

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy khi không có trung gian thì số lần tiếp xúcgiữa nhà sản xuất và khách hàng là 9 lần, nhưng khi xuất hiện trung gian thìsố lần tiếp xúc giữa nhà sản xuất và khách hàng là 6 lần Rõ ràng là điều đócho thấy khi có trung gian thì có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí hơn sovới khi không có trung gian, đồng thời làm tăng hiệu quả tiếp xúc hơn

Trang 13

1.4.2 Chức năng của các thành viên kênh phân phối:

Các trung gian thương mại khác nhau thực hiện các chức năngmarketing khác nhau với những mức độ khác nhau Ở đây các chức năngnày là hoàn toàn khách quan, cần phải có người thực hiện quản lý trong quátrình phân phối sản phẩm dù là nhà sản xuất hay các trung gian Nói cáchkhác câu hỏi về quản lý phân phối ở đây không phải là có thực hiện cácchức năng này hay không mà là ai sẽ thực hiện các chức năng này haykhông mà là sẽ thực hiện chúng và với mức độ như thế nào?

Các thành viên kênh thường đàm phán về các chức năng cụ thể mà họsẽ thực hiện, đôi khi xung đột xảy ra phá vỡ quan hệ giữa các thành viênkênh Tất nhiên người sản xuất có thể loại bỏ một trung gian thương mạinhưng không thể loại bỏ các chức năng mà nó thực hiện Như vậy tất cả cácthành viên kênh phải thực hiện những chức năng chủ yếu sau:

 Nghiên cứu thị trường: Nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập

chiến lược phân phối.

 Xúc tiến khuyếch trương cho những sản phẩm của họ: Soạn thảo và

truyền bá những thông tin về hàng hóa.

 Thương lượng: Thỏa thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong

kênh, thỏa thuận với nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác.

 Phân phối vật chất: Vận chuyển, dự trữ và bảo quản hàng hóa. Thiết lập các mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì mối liên hệ với

những khách hàng tiềm năng.

 Hoàn thiện hàng hóa: Làm cho hàng hóa đáp ứng được những yêu

cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của nhà sản xuất.

 Tài trợ: Cơ chế tài chính trợ giúp cho các thành viên kênh trong

thanh toán.

 San sẻ rủi ro: Những rủi ro liên quan đến quá trình phân phối.

Trang 14

Vấn đề đặt ra là phải phân chia hợp lý các chức năng này giữa cácthành viên kênh Nguyên tắc để phân chia các chức năng là chuyên môn hóavà phân công lao động Nếu nhà sản xuất thực hiện các chức năng này thì chiphí sẽ tăng và giá cả sẽ cao hơn so với việc chuyển một số chức năng chongười trung gian, do đó vấn đề đáng quan tâm là ai thực hiện các công việccủa kênh sẽ làm cho năng suất và hiệu quả hơn.

Trang 15

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Thiết Bị Bưu Điện:

2.1.1.1 Giới thiệu chung:

 Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện

 Tên tiếng Anh: Post and Telecommunication Equipment JointStock Company ( POSTEF)

Công ty cổ phần bưu điện (tiền thân là nhà máy thiết bị Bưu điện )được thành lập từ năm 1954 Công ty có chức năng sản xuất, xuất nhậpkhẩu và cung cấp các thiết bị chuyên ngành BCVT Các sản phẩm củaCông ty được được thiết kế và sản xuất bởi đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độcao, giàu kinh nghiệm trên cơ sở hệ thống công nghệ hiện đại, dây chuyềnlắp ráp điện tử theo công nghệ SMT, hệ thống gia công cơ khí điều khiển tựđộng NC, CNC và hệ thống máy ép nhựa tự động

* Sản phẩm mang nhãn hiệu POSTEF được sản xuất trên dây chuyền

công nghệ hiện đại, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Hệ thống quản lý chấtlượng đã được chứng nhận là hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO9001: 2000 do văn phòng BVQI – Vương quốc Anh cấp

POSTEF có một vị thế và tiềm lực vững chắc trong thị trường bưuchính viễn thông Đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhânlực, nâng cao năng lực và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ đã giúp côngty khẳng định được niềm tin của mình đối với khách hàng trong và ngoàinước ngoài ra công ty có đội ngũ nhân viên đông đảo và đội ngũ cán bộ kĩ

Trang 16

thuật trình độ cao và giàu kinh nghiệm trên cơ sở hệ thống công nghệ hiệnđại Nhờ vậy mà Postef luôn mang đến cho khách hàng và đóng góp vàomạng lưới của ngành những sản phẩm chất lượng cao nhất thông qua hệ thốngtiếp thị năng động xuyên suốt cả nước  

Thành viên của POSTEF:

1 Trụ sở chính: 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội.Tel : 04.8455946/ 8455968 Fax : 04.8234128Email : postef@hn.vnn.vn

Tel: 08.766.2054 Fax: 08.766.20546 Nhà máy V : KCN Liên Chiểu – TP Đà Nẵng

Tel: 0511.770484 Fax: 0511.7748977 Trung tâm bảo hành:

Địa chỉ: Số 09 Lê Trực – Ba Đình – Hà Nội.Tel/Fax: 04.7333924

8 Chi nhánh miền Bắc:

Địa chỉ: Số 01: Lê Trực – Ba Đình – Hà NộiTel: 04.8455980 Fax: 04.733.42459 Chi nhánh miền Trung:

Địa chỉ: 396-398 Đường 2/9 – Hải Châu – Đà NẵngTel: 0511.3643377 Fax: 0511.3643378

Trang 17

10 Chi nhánh miền Nam:

Địa chỉ: 25A-27B Nguyễn Đình Chiểu – Phường Đa Kao – Quận 1 – TpHồ Chí Minh.

Tel: 08.8299466 Fax: 08.8235985

11 Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Nguồn POSTEF (PDE)Địa chỉ: 63 Trần Phú –Ba Đình – Hà Nội

Tel: 04.734 2723 Fax: 04.734 2519

2.1.1.2 Các ngành sản xuất kinh doanh chính của công ty:

* Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chínhviễn thông điện tử tin học.

* Sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị trong lĩnh vực Bưu chính viễnthông, phát thanh truyền hình, điện tử, tin học

* Kinh doanh trong các lĩnh vực: Bưu chính viễn thông, công nghiệp, nhà ở.* Kinh doanh dịch vụ: Xây lắp bưu chính viễn thông, Công nghệ thôngtin và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

* Cung cấp dịch vụ: Xây lắp, tư vấn, kỹ thuật trong lĩnh vực Bưu chínhviễn thông, điện, điện tử, tin học

* Cho thuê hoạt động, đầu tư kinh doanh bất động sản, xây dựng kinhdoanh nhà, văn phòng cho thuê.

* Xây lắp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thiết bị Bưu chính viễn thông, điện,điện tử, tin học.

Trang 18

Năm thành lập Ngành nghề sản xuất kinh doanhSố nămkinh nghiêm

Năm 1954

Sản phẩm cơ khí phục vụ ngành 50 năm

Các thiết bị phụ trợ tổng đài 25 năm

2.1.1.3 Những sản phẩm chính của công ty:

- Thiết bị đấu nối

- Máy điện thoại cố định.- Nguồn điện viễn thông.

- ống nhựa các loại.

- Thiết bị chống sét.

- Các thiết bị phụ trợ tổng đài.- Thiết bị phục vụ mạng ngoại vi.- Sản phẩm bưu chính.

- Loa từ.

- Cáp đồng, dây thuê bao- Các sản phẩm khác.

Trang 19

Vài nét sơ lược về tình hình tài chính của công ty:

 Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tài chính 3năm gần đây nhất đã được kiểm toán (2005-2008)

Đơn vị: VNĐ

SttTài sảnNăm 2005Năm 2006Năm 2007Năm 2008

1 Tổng tài sản có322.433.827.908 532.250.080.388 500.746.886.604 430.023.066.1822 Tài sản có lưu động231.493.368.255 436.734.376.472 397.215.955.443 300.831.877.8493 Tổng tài sản nợ175.525.558.368 311.393.365.346 199.382.916.867 136.787.788.1294 Tài sản nợ lưu động167.019.493.103 294.818.526.049 189.270.286.281 125.372.536.5235 Lợi nhuận trước thuế25.966.758.289 53.483.731.28336.084.608.517 17.611.337.9636 Lợi nhuận sau thuế25.966.758.289 53.483.731.28331.106.179.467 15.044.030.828

(Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện)Ghi chú: Từ 01/07/2005 Nhà máy thiết bị bưu điện chuyển thành Côngty cổ phần thiết bị Bưu điện, được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệplà 0% (Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ nộp cho 6 tháng đầu năm 2005).

 Tín dụng:

 Tên và địa chỉ ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng:

Ngân hàng Công thương Ba Đình, Hà Nội.

Địa chỉ: 126 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

 Tổng số tiền tín dụng (tính đến ngày 31/12/2008).

- Tiền gửi: 19.057.501.912 đ- Tiền vay:

+ Vay ngắn hạn: 64.095.454.420 đ+ Vay dài hạn : 3.008.965.238 đ

 Vốn kinh doanh (tính đến ngày 31/12/2008): 194.300.060.000đ

Trang 20

 Doanh thu trong 4 năm gần đây (2005-2008)

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện)

2.1.2 Giới thiệu về nhà máy 3 trực thuộc cty cổ phần thiết bị bưu điện:

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy:

Nhà máy 3 Chi nhánh công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện- Thị trấnLim- Tiên Du- Bắc Ninh là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Nhàmáy Thiết bị Bưu điện- và từ tháng 7 năm 2005 đến nay đã chuyển thànhcông ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện Có thể nói lịch sử của nhà máy 3 gắnliền với lịch sử tồn tại và phát triển của công ty cổ phần thiết bị Bưu Điện,khi nói đến lịch sử phát triển của nhà máy 3 không thể không nhắc tới lịchsử của công ty cổ phần thiết bị Bưu Điện.

a Trước khi cổ phần hoá:

Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện mà tiền thân là Nhà máy thiết bịBưu điện có một lịch sử phát triển khá dài.

Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộcTổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam được thành lập từ năm 1954với tên gọi ban đầu là: Nhà máy Thiết Bị Bưu Truyền Thanh, có nhiệm vụ sảnxuất và lắp ráp các sản phẩm phục vụ cho ngành Bưu Điện và dân dụng.Trong giai đoạn này sản phẩm chủ yếu của Nhà máy bao gồm: loa truyềnthanh, điện từ nam châm và một số thiết bị thô sơ khác.

NămDoanh thu (tỉ đồng)

Trang 21

Đến năm 1967, do yêu cầu phát triển của đất nước Tổng cục Bưu điệnđã tách Nhà máy thiết bị truyền thanh ra thành bốn nhà máy trực thuộc: Nhàmáy 1, Nhà máy 2, Nhà máy 3 và Nhà máy 4

Đầu những năm 1970, khi đất nước hoàn toàn được giải phóng vàthống nhất Lúc này kỹ thuật thông tin Bưu điện đã phát triển lên một bướcmới đòi hỏi ngành Bưu Điện phải có chiến lược đầu tư theo chiều sâu, nângcấp mạng thông tin phục vụ sự thích ứng mới của nhà máy cả trong cung cấpsản phẩm và hoạt động Tổng cục Bưu điện lại sát nhập nhà máy 1, 2, 3, 4thành một Nhà máy để đáp ứng việc cung cấp các sản phẩm và hoạt độngtrong thời kỳ mới Sản phẩm cung cấp đã bước đầu được đa dạng hoá với kỹthuật cao bao gồm: Các loại thiết bị hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền thanhvà thu thanh, một số sản phẩm chuyên dùng cho cơ sở sản xuất của ngành vàmột số sản phẩm dân dụng khác.

Tháng 2 năm 1986 do yêu cầu của Tổng Cục Bưu Điện Nhà máy lạimột lần nữa tách thành 2 Nhà máy:

- Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội.

Nhà máy vật liệu điện từ loa nam châm đóng ở Thanh Xuân Đống Đa - Hà Nội.

-Bước vào thập kỷ 90, thập kỷ của sự phát triển về khoa học kỹ thuậtcông nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin Nhà máy phải đương đầu vớirất nhiều khó khăn, nhu cầu của thị trường ngày càng cao đòi hỏi ở tầm caonhất về chất lượng sản phẩm Lại do có sự chuyển đổi của nền kinh tế chuyểntừ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đãảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của Nhà máy, đánh dấu cộtmốc của sự chuyển đổi nền kinh tế nói chung và của nhà máy nói riêng

Trước yêu cầu bức thiết của tình hình mới, để tăng cường lực lượng sảnxuất cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước

Trang 22

và Quốc tế, tháng 3 năm 1993 Tổng cục Bưu điện lại một lần nữa quyết địnhnhập hai nhà máy trên thành Nhà máy thiết bị Bưu điện.

Đến đầu năm 1995, Nhà máy trở thành một thành viên độc lập thuộctổng công ty Bưu chính Viễn thông, theo quyết định thành lập doanhnghiệp số 202/QĐ- TCBĐ ngày 15/03/1995, giấy phép kinh doanh số105.985 ngày 20/03/1995 do trọng tài kinh tế cấp, số hiệu TK 710A009Ngân hàng Công Thương Ba Đình- Hà Nội.

Nhà máy Thiết bị Bưu điện được thành lập lại theo quyết định số TCKB ngày 9/9/1996 của Tổng công ty tổng cục Bưu điện với hai cơ sở sản xuấtchính tại Hà Nội, cơ sở 1 đặt tại Trần Phú, cơ sở 2 đặt tại Thượng Đình Năm1997 Nhà máy nhận thêm khu kho đồi Lim A02 Bắc Ninh, sau đó khu khonày đã được cải tạo, tu sửa, đưa vào hoạt động và trở thành cơ sở thứ 3 củaNhà máy (Nay chính là Nhà máy 3) Ngoài 3 cơ sở trên, Nhà máy còn cóTrung tâm bảo hành, tiếp thị và bán hàng tại Hà Nội và hai chi nhánh ở ĐàNẵng và Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh Đây là 2 chi nhánh quan trọnggiúp cho việc tiếp cận thị trường được dễ dàng và là tiền đề để Nhà máy mởrộng sản xuất trong tương lai.

41-b Quá trình cổ phần hoá:

Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của doanh nghiệp, ban quản lý Nhàmáy Thiết bị Bưu điện quyết định tiến hành cổ phần hoá Nhà máy theo hìnhthức bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp với pháthành cổ phiếu thu hút thêm vốn(theo khoản 4 điều 3 nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002).

- Tên đầy đủ : Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện

- Tiếng Anh: Post and telecommunication equitment join stock company.- Tên viết tắt: Postef

- Ngành nghề kinh doanh:

Trang 23

+ Sản xuất kinh doanh các thiết bị BCVT và tin học

+ Cung cấp các dịch vụ, thi công và lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa ,ứng cứu đột xuất trang thiết bị nguồn điện, thiết bị khai thác bưu chính, viễnthông và dịch vụ tư vấn thiết kế các công trình BCVT.

+ Kinh doanh dịch vụ BCVT- Tin học và các dịch vụ khác.

+ Đầu tư trong các lĩnh vực tài chính, sản xuất hạ tầng kỹ thuật ngànhBCVT, CN tin học…

+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.- Đối tượng bán cổ phiếu

+ Tổng công ty BCVT- đại diện là Nhà nước+ Người lao động trong Nhà máy

+ Các nhà đầu tư ngoài Nhà máy

2.1.2.2 Bộ máy tổ chức và các phòng ban của Nhà máy 3:

Nhà máy có nhiều dây truyền sản xuất với nhiều loại máy móc thiết bịhiện đại lại càng đòi hỏi trình độ tau nghề của người lao động phải được nângcao qua đào tạo tuyển dụng Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá cao và đểhoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý sản xuất, hệ thống tổ chức quản lýcủa Nhà máy được sắp xếp thành từng phòng ban, từng phân xưởng Hiện nayNhà máy có khoảng 56 cán bộ công nhân viên Ban lãnh đạo của nhà máygồm 1 giám đốc, 4 phòng ban chức năng và 2 phân xưởng sản xuất (Trong đóPhân xưởng tổng hợp gồm 4 tổ) Giữa các phòng ban đều có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, ban giám đốc thực hiện quản lý vĩ mô, đưa ra quyết định chungchỉ đạo toàn bộ hoạt động của Nhà máy.

Giám đốc và các phòng ban

* Giám đốc: Là người có nghĩa vụ trong việc quản lý mọi hoạt động

của nhà máy và chịu trách nhiệm với Nhà nước và pháp luật về toàn bộ kếtquả sản xuất kinh doanh.

Trang 24

* Các phòng ban: Hệ thống quản lý theo chức năng (thông qua các

trưởng phòng rồi đến từng nhân viên) Có một số rất ít các bộ phận theophương pháp trực tuyến Bao gồm:

+ Phòng KHSX: Xây dựng kế hoạch chiến lược ngắn, dài hạn, nghiên

cứu cải tiến bổ xung dây truyền công nghệ, Tổ chức lao động sản xuất, quảnlý nhân sự, điều hoà bố trí tuyển dụng lao động Ngoài ra còn có các nhiệm vụkhác như: Lập các kế hoạch về bảo hộ lao động, điều độ kế hoạch sản xuất.Đồng thời nhân viên kỹ thuật theo dõi thực hiện các qui trình công nghệ,nghiên cứu chế tạo những sản phẩm mới, tính toán các thông số kỹ thật đưavào sản xuất

+ Phòng kế toán thống kê: Kiểm tra theo dõi mọi hoạt động sản xuất

kinh doanh của nhà máy, Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàngngày ở nhà máy, Theo dõi cơ cấu vốn và nguồn hình thành nên tài sản của nhàmáy Kế toán lương đồng thời

+ Phòng vật tư: Lập kế hoạch vật tư, cung cấp nguyên vật liệu và bán

sản phẩm trên cơ sở kế hoạch và các hợp đồng ký kết.

+ Phòng kinh doanh: Tổ chức hoạt động bán hàng, các chiến dịch bán

hàng, xúc tiến bán hàng, tổ chức phân phối và lưu thông hàng hóa, tìm kiếm đốitác, kí kết đơn đặt hàng, kí kết các hợp đồng cung ứng sản phẩm cho nhà máy.

+Tổ bảo vệ: Bảo vệ Tài sản Nhà máy, quản lý người, vật tư tài sản ra vào*/ Các phân xưởng

Bộ phận sản xuất của Nhà máy được chia làm 2 phân xưởng chính,trong mỗi phân xưởng có các tổ có chức năng nhiệm vụ khác nhau Các phânxưởng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.

+ Phân xưởng PVC cứng: Sản xuất ống nhựa PVC cứng các loại: ốngPVC F110 5ly, F110 5,5ly, F110 7 ly.

+ Phân xưởng tổng hợp gồm:

Trang 25

- Tổ HDPE: Chuyên sản xuất ống HDPE, ống F34, F40/2(2 mảnh), F27, F61 - Tổ Bưu chính: Chuyên sản xuất túi Bưu chính E5/1, E5/2, túi nilông,các sản phẩm về cơ khí như: Buly, tăng đơ

- Tổ Cáp đồng trục: Chuyên sản xuất dây cáp đồng trục cho Tivi, hay dây cáp- Tổ PVC mềm: Chuyền sản xuất ống PVC mềm, các ống nước

Trang 26

Mô hình tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy 3

2.1.2.3 Tổ chức công tác kế toán của Nhà máy 3:

Bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức như sau:

- Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán ): Chỉ đạo các bộ phận kếtoán về nghiệp vụ và ghi chép các chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sáchkế toán, thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán của nhà máy, cung cấpthông tin kế toán tài chính cho giám đốc và chịu trách nhiệm về sự chính xáccủa các thông tin đó Đồng thời kiêm kế toán tổng hợp kiêm thanh toán vớingười bán, thanh toán nội bộ, thanh toán với ngân sách, mở sổ theo dõi thanhtoán với người bán, thanh toán nội bộ với các đơn vị phụ thuộc, mở sổ chi tiếtthanh toán các khoản với ngân sách như thuế, BHXH, BHYT, KFCĐ Tổnghợp toàn bộ số liệu kế toán phát sinh tại khu vực văn phòng và tổng hợp sốliệu kế toán phát sinh trên toàn Nhà máy để đưa ra báo cáo tài chính đồng thờiđảm nhiệm công tác hạch toán chi phí sản xuất.

- Kế toán thu chi kiêm kế toán TSCĐ, kế toán NLVL, CCDC, thànhphẩm tiêu thụ, thanh toán lương: Thanh toán thu chi các khoản bằng tiền mặt,theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ Hướngdẫn các bộ phận, các đơn vị phụ thuộc quản lý TSCĐ Theo dõi và hạch toán

P kế toán

Trang 27

tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ, tham gia kiểm kê địnhkỳ và đột xuất, cung cấp số liệu cho phòng điều độ sản xuất, hướng dẫn thủkho mở thẻ kho ghi chép và quy định phương pháp đối chiếu luân chuyểnchứng từ giữa kho và kế toán Thanh toán lương sản phẩm và lương thời gianphát sinh hàng kỳ, thu các khoản theo lương của CBCNV.

Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm và hàng gửi bán,tính giá thực tế xuất kho thành phẩm, phản ánh giá trị, số lượng hàng xuấtbán, hàng đã tiêu thụ và hàng bị trả lại, ghi chép, theo dõi các khoản phải thucủa khách hàng và tình hình thanh toán, xác định thuế GTGT đầu ra.

-Thủ kho kiêm thủ quỹ: Quản lý vật tư hàng hoá ra vào Nhà máy đồngthời theo dõi tiền chi ra thu vào và đối chiếu với kế toán thu chi.

Mô hình bộ máy kế toán của Nhà máy 3

Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán

Kế toán vật tư kiêm

kiểm thủ quỹ Thủ kho kiểm kế toán tài sản cố định

Trang 28

Mô hình bộ máy kế toán của Nhà máy 3 và mối quan hệ với bộ máy kếtoán của công ty

2.1.2.4 Phương án đầu tư, chiến lược phát triển của công ty nóichung và của nhà máy nói riêng:

Nhãn hiệu” POSTEF” cho các sản phẩm Bưu chính viễn thông đã kháquen thuộc với các Bưu điện tỉnh, thành phố trong cả nước Với lợi thế đó khihoạt động là công ty Cổ phẩn, Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện có điều kiệnthuận lợi trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinhdoanh của mình trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực đang pháttriển mạnh mẽ Công ty sẽ tiếp tục mở rộng, nghiên cứu thị trường xuất khẩu,đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnhtranh Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền

Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán) Công ty

Bộ phận

Tài chính Kiểm traBộ phậnKế toán

Bộ phậnKế toánchung

Bộ phậnTổng hợpKế toán trưởng (trưởng phòng kế

toán) Nhà máy 3

Kế toán vật tư kiêm kiểm thủ

Thủ kho kiểm kế toán tài sản cố

định

Trang 29

thống, tìm kiếm đối tác mới để khai thác nguồn hàng và thị trường tiêu thụsản phẩm.

* Chiến lược đầu tư phát triển của công ty

Theo mô hình công ty đến thời điểm là Tháng 11/2006 có 5 Nhà máy:

Tại 61 Trần Phú- Ba Đình- Hà Nội: Là trung tâm công nghệ cao và

trung tâm R&D gọi là Nhà máy 1 Hiện tại nhà máy có 4 dây truyền sản xuấtmáy điện thoại các loại.

Hướng đầu tư: + Đầu tư dây truyền sản xuất điện thoại di động + Đầu tư mở rộng trung tâm R& D

+ Đầu tư mở rộng sản xuất phụ kiện nối quang.

Tại 63 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân- Hà Nội:

Hiện nay sản xuất các sản phẩm điện tử, cơ khí chính xác, các thiết bịBưu chính, chế tạo khuôn mẫu, sản xuất các sản phẩm nhựa công nghiệp.

Hướng đầu tư: + Bổ sung các thiết bị tạo khuôn mẫu

+ Đầu tư công nghiệp sản xuất các sản phẩm bưu chính + Đầu tư công nghệ sản xuất nam châm từ mềm + Đầu tư sản xuất cáp

Tại thị trấn Lim- Tiên Du- Bắc Ninh:

Hiện tại sản xuất ống dẫn cáp, túi Bưu chính, cáp đồng trục

Hướng đầu tư: Đầu tư sản xuất các phụ kiện kèm theo cho ống dẫn cáp,các loại ống phục vụ cho điện lực.

Tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân- Bình Chánh- thành phố Hồ Chí Minh:

Hiện tại sản xuất tủ hộp các loại, sản phẩm cơ khí, ống dẫn cápHướng đầu tư:

+ Đầu tư dây truyền sản xuất cáp thông tin và cáp đồng trục+ Đầu tư công nghệ chế tạo khuôn mẫu

Trang 30

Tại khu công nghiệp Liên Chiểu- Đà Nẵng: (Vừa thành lập tháng 7/2006)

Hướng đầu tư:

+ Chạy dây đồng

+ Chạy ống dẫn cáp các loại

Đối với nhà máy 3 nói riêng, bên cạnh định hướng chung của công tythì phương hướng phát triển riêng của nhà máy trong những năm tới đó là sẽtiến hành đẩy mạnh sản xuất và phát triển các sản phẩm nhựa của mình, đặcbiệt là sản phẩm ống nhựa nhằm đi vào khai thác thị trường ống nhựa dândụng, các sản phẩm nhựa chịu lực, chịu nhiệt phục vụ cho xây dựng Đây làmột thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng cho phát triển, nhưng đây cũng là thịtrường có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt đòi hỏi nhà máy phải có nhữngbước đi vững chắc

2.2 Thực trạng hệ thống phân phối của Nhà máy 3:

2.2.1 Thực trạng về loại hình, tổ chức và hoạt động của hệ thốngkênh phân phối:

Hiện nay các sản phẩm nhựa của Nhà máy 3 bao gồm:

- Ống nhựa PVC 3 lớp 110 các loại: uPVC F110 x5 x6000; ống uPVCF110 x5,5 x6000; ống uPVC F110 x6,8 x6000.

- Ống HDPE phục vụ dẫn cáp: ống HDPE F32 x 2,9 ; ống HDPE F40 x3,7.

- Ống HDPE phục vụ dẫn nước các loại.- Ống dân dụng dẫn nước các loại.- Ống nhựa PVC mềm các loại.- Cáp đồng trục.

- Túi bưu chính.- Túi nilon.

Ngày đăng: 06/12/2012, 08:48

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w