Luận Văn: Phân tích tình hình tài chính Bưu Điện tỉnh Bạc Liêu
Trang 1Lời Cảm Ơn !
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn QuýThầy Cô Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, Các Thầy CôKhoa Quản Trị Kinh Doanh đã tận tâm truyền dạy những kiến thức
quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường, nguồn kiến thứcđó sẽ là tài sản vô giá và là hành tranh vững chắc cho em trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầyNguyễn Hoàng Thanh đã cho em nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ em
trong quá trình viết và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp này.
Về phía Bưu Điện, em xin chân thành gửi tới Ban Lãnh Đạo,
quý cô chú anh chị ở Phòng Kế Toán và các Phòng ban khác tại BưuĐiện Tỉnh Bạc Liêu Sự giúp đỡ tận tình của quý cô chú anh chị đã tạocho em một môi trường thực tập thuận lợi và tiếp cận với thực tế mộtcách tốt nhất Đây chính là yếu tố quan trọng giúp em hoàn thành đề tàinày Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc Bưu Điện Tỉnh Bạc Liêungày một bay cao và bay xa hơn, xứng đáng là cánh chim đầu đàn trongquá trình phát triển Bạc Liêu thành một tỉnh giàu mạnh.
Một lần nữa, em xin gửi đến Quý thầy cô Học Viện Công NghệBưu Chính Viễn Thông và quý cô chú anh chị của Bưu Điện Tỉnh BạcLiêu lòng biết ơn và kính trọng nhất.
Nguyễn Ái Vân
Trang 2Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Trang 3Nhận xét của giáo viên phản biện
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Với vai trò là hạ tầng cơ sở cho nền kinh tế, từ khi ra đời cho đến nayBưu chính –Viễn thông Việt Nam luôn luôn là mạch máu, là hệ thống thần kinhcủa Đảng, của Nhà nước, của chính quyền các cấp Hơn thế nữa, đó chính làcông cụ phục vụ cho các hoạt động kinh tế xã hội và là đời sống tinh thần vôcùng phong phú của mọi tầng lớp nhân dân Với mục tiêu ngày càng phát triển,Bưu chính –Viễn thông Việt Nam đã và đang chuyển mình xây dựng cơ sổ vậtchất hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.Hiện nay, Bưu chính- Viễn thông Việt Nam đã thành công trong giai đoạn tăngtốc và chuyển sang giai đoạn cạnh tranh và hội nhập.
Cũng như mọi doanh nghiệp khác, để hoạt động có hiệu quả việc phântích tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó là cơ sở ø giúp các nhàquản lý ra những quyết định tài chính đúng đắn Việc thu thập, phân tích, xử lý,đánh giá những thông tin bổ ích về hoạt động tài chính chứa đựng trong các báocáo quyết toán có ý nghĩa sống còn đối với bất kỳ tổ chức kinh tế nào.
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích to lớn của việc phân tích tàichính, em đã chon đề tài “Phân tích tình hình tài chính Bưu Điện tỉnh Bạc Liêu”để làm luận văn tốt nghiệp của mình Nội dung luận văn được chia làm 4chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung
Chương II: Giới thiệu về Bưu Điện tỉnh Bạc Liêu
Chương III: Phân tích tình hình tài chính Bưu Điện Bạc Liêu.Chương IV: Nhận xét đáng giá chung và đề xuất ý kiến.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng phần trình bày cũng không thể đisâu nghiên cứu một cách chi tiết, tòan diện về tình hình tài chính của đơn vịđược Ở nay, em chỉ xin trình bày những phần chủ yếu dựa trên những cơ sở lýluận cơ bản học ở trường và các báo cáo tài chính của Bưu điện Bạc Liêu trongnăm 2001, 2002 Tuy nhiên không vì thế mà làm mất đi tính chính xác của cáckết luận.
Do kiến thức về phần phân tích tài chính còn hạn chế và thời gian thựctập tương đối ngắn nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em
Trang 5rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, quý cô chú, anh chịtại Bưu điện tỉnh Bạc Liêu Em xin chân thành cảm ơn.
Chương I
Cơ Sở Lý Luận Chung Về HoạtĐộng Tài Chính Doanh Nghiệp
Trang 6Nội dung những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp baogồm:
Thứ nhất: những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước
Tất cả các doanh nghiệp nhà nước thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiệncác nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (nộp thuế cho ngân sách nhà nước),ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước và có thể góp vốn vớicông ty liên doanh và cổ phần (mua cổ phiếu) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tuỳtheo yêu cầu quản lý đối với ngành kinh tế mà yêu cầu góp vốn hoặc cho vaynhiều hay ít.
Thứ hai: những mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thịtrường.Từ sự đa dạng hoá hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường đã tạo
ra các yếu tố khác của thị trường đầy đủ như thị trường hàng hoá, thị trường sứclao động, thị trường tài chính (thị trường vốn).
Các mối quan hệ kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp phát sinh thường xuyên trong thị trường này gồm: quan hệ giữa doanhnghiệp với doanh nghiệp khác; giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư, cho vay, vớibạn hàng và khách hàng thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệtrong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp bao gồm các quanhệ thanh toán tiền mua bán vật tư hàng hoá, phí bảo hiểm, chi trả tiền công, cổ
Trang 7tức, tiền lãi trái phiếu; giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụngphát sinh trong quá trình các doanh nghiệp vay và hoàn trả vốn, trả lãi cho cácngân hàng, các tổ chức tín dụng
Thứ ba: những quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp
Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phânxưởng và tổ đội sản xuất trong việc nhận tạm ứng và thanh toán tài sản vốnliếng,…
Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và CBCNV trong quá trìnhphân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng,tiền phạt, lãi cổ phần.
Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệtrong việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem làquan hệ tiền tệ Những quan hệ này một mặt phản ánh doanh nghiệp là một đơnvị kinh tế độc lập, chiếm địa vị chủ thể trong quan hệ kinh tế đồng thời phảnánh rõ nét liên hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thốngtài chính nước ta.
1.1.2-Chức năng tài chính doanh nghiệp
a Tạo vốn đảm bảo thõa mãn nhu cầu vốn cho quá trình sản xuấtkinh doanh:
Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệpphải tính toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụngvốn đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sảnxuất kinh doanh ở doanh nghiệp
Về phía Nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp là tạo môi trường hoạt độngđa dạng, phong phú để tạo vốn và phát triển các loại hình tín dụng, thu hút, tốiđa hoá các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư, tạonguồn cho vay dồi dào đối với mọi loại hình doanh nghiệp.
b Phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp:
Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phânphối Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thực hiện thu nhập bánhàng trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: bùđắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua sắmnguyên, nhiên vật liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối
Trang 8với nhà nước Phần còn lại doanh nghiệp hình thành các quỹ của doanh nghiệp,thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần.
Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phốithu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liềnvới đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữudoanh nghiệp.
c Chức năng giám đốc hoặc kiểm tra bằng đồng tiền đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉtiêu phản ảnh bằng tiền để kiểm soát tình hình bảo toàn vốn sản xuất kinhdoanh, tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh cụ thểqua tỷ trọng, cơ cấu nguồn huy động, việc sử dụng nguồn vốn huy động, việctính toán các chi phí vào giá thành và phí lưu thông, việc thanh toán các khoảncông nợ với ngân sách, với người bán, với tín dụng, với công nhân viên và kiểmtra việc chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng củadoanh nghiệp Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý phát hiện những khâu mất cânđối, những sơ hở trong công tác điều hành, quản lý kinh doanh để có quyết địnhngăn chặn kịp thời các khả năng tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng caohiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp là toàn diện vàthường xuyên suốt quá trình quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vìvậy chức năng này trong phạm vi doanh nghiệp nơi mà hàng ngày, hàng giờthực hiện tiêu dùng sản xuất vật tư và lao động thì nó có ý nghĩa quan trọnghàng đầu.
Ba chức năng trên có mối liên hệ mật thiết hữu cơ với nhau Chức năngtạo vốn và phân phối được tiến hành đồng thời với chức năng giám đốc (hoặckiểm tra) Chức năng giám đốc (hoặc kiểm tra) tiến hành tốt là cơ sở quan trọngcho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn, đảm bảo các tỷ lệ phù hợpvới quy mô sản xuất, phương hướng sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất đượctiến hành liên tục Việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai thông các luồng tàichính, thu hút mọi nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanhnghiệp và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tạo ra nguồn tài chính dồi dào là điềukiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng giám đốc (kiểm tra) tài chính củadoanh nghiệp.
1.1.3-Ý nghĩa của phân tích tài chính
Trang 9Phân tích tài chính có thể được hiểu là quá trình kiểm tra, xem xét các sốliệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro,tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giádoanh nghiệp một cách chính xác.
Có nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng kết quả phân tích tài chính củadoanh nghiệp Mỗi đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tàichính của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích của mình.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp : phân tích tài chính cung cấp
thông tin về toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình từ đó làm cơ sởcho các dự báo tài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận.
Đối với các nhà đầu tư: các nhà đầu tư quan tâm đến hai mặt: lợi tức
cổ phần họ nhận được hàng năm và giá trị thị trường của cổ phiếu (hay giá trịcủa doanh nghiệp) Qua phân tích tài chính họ biết được khả năng sinh lợi cũngnhư tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Đối với các nhà cho vay như tài chính, ngân hàng, các trái chủ : mối
quan tâm của các nhà cho vay là doanh nghiệp có khả năng trả nợ vay haykhông.Vì vậy họ quan tâm đến khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi củadoanh nghiệp.
Đối với các khoản vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm
đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp có nghĩa là khả năng ứng phó củadoanh nghiệp khi các khoản nợ đến hạn trả.
Đối với các khoản vay dài hạn ngoài khả năng thanh toán họ còn
quan tâm đến khả năng sinh lời vì việc hoàn vốn và lãi hoàn toàn phụ thuộc vàokhả năng sinh lời này.
Đối với với các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, tài chính, chủquản: qua phân tích tài chính cho thấy thực trạng về tài chính của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, cơ quan thuế sẽ tính toán chính xác mức thuế mà doanh nghiệpphải nộp; các cơ quan chủ quản, tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn.
1.1.4- Mục tiêu phân tích tài chính
Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ khác để họcó thể ra quyết định đầu tư, tín dụng Các thông tin phải dễ hiểu đối với nhữngngười có một trình độ tương đối về sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tếmà muốn nghiên cứu các thông tin này.
Trang 10 Cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư các chủ nợ, những ngườisử dụng khác đánh giá số lượng thời gian và rủi ro của những khoản thu bằngtiền.
Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp, nghĩavụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của nhữngnghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống làm thay đổi các nguồnlực cũng như nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó.
1.2- TÀI LIỆU PHÂN TÍCH1.2.1- Bảng cân đối kế toán:
a Khái niệm:
Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánhtổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của mộtdoanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị hiện có củadoanh nghiệp theo cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản đó Căn cứ vàobảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính củadoanh nghiệp.
b Nội dung và kết cấu bảng cân đối kế toán
b.1) Phần TÀI SẢN: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá
trị hiện có của tài sản doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản vàhình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Về mặt kinh tế cho phép đánh giá năng lực và trình độ sử dụng tài sản.Về mặt pháp lý, tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyềnquản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trongtương lai.
Tài sản bao gồm hai phần:
+) Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn +) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi vốn trongmột năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Tài sản lưu động của doanh nghiệp có thể
Trang 11tồn tại dưới hình thức tiền tệ, hiện vật (vật tư, hàng hoá) dưới dạng đầu tư ngắnhạn và các khoản phải thu ngắn hạn.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm:
Vốn bằng tiền là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bao gồm đầu tư chứng
khoán ngắn hạn, đầu tư liên doanh và các khoản đầu tư khác có thời gian thu hồitrong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.
Các khoản phải thu là các khoản khách hàng còn nợ doanh
nghiệp và các khoản phải thu khác Đây là những khoản mà doanh nghiệp thựcsự có khả năng thu được và được tính bằng cách lấy tổng số các khoản phải thutrừ đi dự phòng phải thu khó đòi.
Hàng tồn kho: Phản ánh giá vốn, giá thành của các loại vật tư
hàng hoá mà doanh nghiệp đang nắm giữ để bán ra hoặc phục vụ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh Nó phản ánh giá trị thực có thể thực hiện được của hàngtồn kho và được tính bằng tổng cộng các khoản: hàng mua đi đường, nguyênliệu vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm, hàng hoá,hàng gửi đi bán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Các tài sản lưu động khác: Phản ánh tài sản lưu động khác ngoài
các khoản kể trên.
Chi sự nghiệp: Phản ánh các chỉ tiêu thuộc kinh phí sự nghiệp
chưa được duyệt bao gồm cả chi năm trước và chi năm nay.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là những tài
sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển thuhồi vốn trên một năm Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp baogồm:
Tài sản cố định: Phản ánh tổng giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ
hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính Trong từng loạitài sản cố định được phản ánh theo cả nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế tàisản.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Bao gồm các khoản đầu tư
cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, đầu tư liên doanh, cho thuê TSCĐ dài hạn… có thờihạn thu hồi trên một năm.
Trang 12 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Chỉ tiêu này phản ánh bộ phận
giá trị TSCĐ đang mua sắm, xây dựng dở dang chưa hoàn thành hoặc đã hoànthành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng.
Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn: Là giá trị tài sản của doanh
nghiệp phải đem ký quỹ, ký cược dài hạn theo yêu cầu của bên đối tác nhằmbảo đảm cho việc thực hiện các hợp đồng dài hạn.
b.2 Phần NGUỒN VỐN: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện tráchnhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ởdoanh nghiệp.
Nguồn vốn bao gồm: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả : Phản ánh các khoản trách nhiệm của doanh nghiệp đối
với chủ nợ gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ khác. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm
phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh.
Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian thanh toán trên một năm hay
một chu kỳ kinh doanh.
Nợ khác gồm chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, nhận ký quỹ, ký
cược dài hạn.
Nguồn vốn chủ sở hữu : Phản ánh toàn bộ nguồn thuộc quyền quản lý
và sử dụng của đơn vị, các quỹ và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách nhànước cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên Bao gồm: vốn-quỹ,nguồn kinh phí.
Vốn - quỹ bao gồm các loại vốn chủ sở hưũ đầu tư ban đầu và bổ
sung thêm hay được hình thành từ lợi nhuận hàng năm để lại.
Nguồn kinh phí gồm quỹ quản lý của cấp trên, kinh phí sự nghiệp.
1.2.2-Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanha Khái niệm:
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanhnghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác, tình hình
Trang 13thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác; tình hìnhthuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.
Mục đích, ý nghĩa của báo cáo kết quả kinh doanh là cung cấp nhữngthông tin tổng hợp cho việc đánh giá kết quả từng hoạt động trong kỳ, tình hìnhthực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và tình hình thuế GTGT được nhànước khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm Thông tin của báo cáo kết qủakinh doanh là căn cứ quan trọng cho việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuấtkinh doanh của chủ doanh nghiệp và quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, cácchủ nợ, các khách hàng.
b.Kết cấu, nội dung bảng kết quả hoạt động kinh doanh:
Phần 1: LÃI – LỖ
Phần này phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác Trong phần 1 nàyphản ánh các chỉ tiêu sau:
Tổng doanh thu: Phản ánh tổng doanh thu bán sản phẩm hàng hoá,dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Các khoản giảm trừ: Phản ánh các khoản làm giảm doanh thu nhưchiết khấu, giảm giá, giá trị hàng hoá bị trả lại, các khoản thuế tính trừ vàodoanh thu (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu).
Doanh thu thuần: Phản ánh doanh thu bán hàng đã trừ các khoản giảmtrừ.
Giá vốn hàng bán: Phản ánh tổng trị giá mua của hàng hoá, giá thànhsản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã bán trong kỳ báocáo.
Lợi nhuận gộp: Phản ánh chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốnhàng bán trong kỳ báo cáo.
Chi phí bán hàng: Phản ánh tổng chi phí bán hàng phân bổ cho số hànghoá, thành phẩm trong kỳ báo cáo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh tổng chi phí quản lý doanhnghiệp phân bổ cho số hàng hoá, thành phẩm trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh: chỉ tiêu này phản ánh kết quảtài chính trước thuế thu nhập của hoạt động kinh doanh chính trong kỳ báo cáo,
Trang 14được tính trên cơ sở lợi nhuận gộp trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp phân bổ cho số hàng hoá, thành phẩm đã bán trong kỳ báo cáo.
Thu nhập hoạt động tài chính phản ánh các khoản thu từ hoạt động tàichính.
Chi phí hoạt động tài chính phản ánh chi phí hoạt động tài chính.
Lợi nhuận hoạt động tài chính phản ánh số chêch lệch giữa thu nhậpvà chi phí hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.
Các khoản thu nhập bất thường: phản ánh các khoản thu nhập bấtthường, ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính phát sinh trong kỳbáo cáo.
Chi phí bất thường: Phản ánh các khoản chi phí bất thường, ngoài hoạtđộng kinh doanh và hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận bất thường: Phản ánh số chêch lệch giữa thu nhập và chi phíbất thường trong kỳ báo cáo.
Tổng lợi nhuận trước thuế: Phản ánh tổng số lợi nhuận trước khi trừthuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các khoản bấtthường phát sinh trong kỳ báo cáo.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Phản ánh tổng số thuế thu nhậpphải nộp tương ứng thu nhập phát sinh trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận sau thuế: Phản ánh tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt độngcủa doanh nghiệp, sau khi trừ đi thuế thu nhập của doanh nghiệp.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Phần này phản ánh tình hình thực hiện các khoản phải nộp cho nhà nước.Trong phần hai phản ánh các chỉ tiêu sau:
Thuế: phản ánh tổng số tiền phải nộp, còn phải nộp cho các khoảnthuế trong kỳ báo cáo theo từng loại thuế.
Các khoản phải nộp khác: phản ánh các khoản phải nộp, còn phải nộpvề các khoản khác theo quy định của nhà nước.
Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang kỳ này: phản ánhsố thuế phải nộp của năm trước đến đầu kỳ báo cáo vẫn chưa nộp.
Phần 3: thuế GTGT được khấu trừ, được miễn giảm:
Gồm 3 nhóm chỉ tiêu:
Trang 15 Thuế GTGT được khấu trừ Thuế GTGT được hoàn lại Thuế GTGT được miễn giảm
1.3 - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận nghiên cứucác sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịchchuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằmđánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nhưng thường sửdụng các phương pháp chủ yếu là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ,phương pháp loại trừ, phương pháp cân đối.
Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của
đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi tỷ lệ cố nhiên là sựbiến đổi của các đại lượng tài chính.Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầuphải xác định các ngưỡng, các định mức, để nhận xét đánh giá tình hình tàichính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trịcác tỷ lệ tham chiếu.
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng chủ yếu; các hệ số tự
nó không có ý nghĩa chúng chỉ có ý nghĩa khi được so sánh với nhau nghĩa là sosánh hệ số kỳ này với kỳ trước qua đó xem xét xu hướng thay đổi về tình hìnhtài chính của doanh nghiệp.
Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau: Phải thống nhất về nội dung phản ánh
Phải thống nhất về phương pháp tính toán
Số liệu thu thập của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thờigian tương ứng.
Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng một đại lượng biểu hiện.
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của cácchỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp.
Các kỹ thuật so sánh:
Trang 16 So sánh số tuyệt đối: số tuyệt đối là biểu hiện quy mô,khối lượng giátrị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể.số tuyệtđối là cơ sở để tính các chỉ số khác.
So sánh số tương đối
Phương pháp bảng cân đối: trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
hình thành nhiều mối quan hệ kinh tế như: cân đối giữa thu chi, cân đối giữa vốnvà nguồn vốn, cân đối giữa nhu cầu và khả năng thanh toán Để phân tích xemxét những quan hệ này cần lập bảng cân đối.
Phương pháp loại trừ là phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng các
nhân tố đến hiện tượng kinh tế Một hiện tượng hoặc quá trình kinh tế nào đó cóthể phản ánh bằng chỉ tiêu kinh tế và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố.
Phương pháp loại trừ đòi hỏi khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhântố nào đó phải giả định các nhân tố khác không thay đổi.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích có mối liên hệ với nhauvà liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học trong đó các nhântố được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng.
Lần lượt thay thế các nhân tố từ số lượng đến chất lượng để xác địnhmức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
1.4- NỘI DUNG PHÂN TÍCH:
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau: Phân tích chung tình hình tài chính.
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh.
Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các khoản mụctrong bảng cân đối kế toán.
Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các khoản mụctrong bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
Phân tích tình hình và khả năng thanh toán. Phân tích hiệu quả kinh doanh.
1.4.1- Phân tích chung tình hình tài chính:
Trang 17 So sánh tổng số tài sản giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biếnđộng về quy mô của doanh nghiệp, đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọng của cácbộ phận cấu thành tài sản giữa cuối năm và đầu năm để thấy nguyên nhân banđầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
So sánh tổng nguồn vốn giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá mứcđộ huy động vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời so sánhgiá trị và tỷ trọng của bộ phận cấu thành nguồn vốn để thấy nguyên nhân banđầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
1.4.2- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh:
a Kết cấu nguồn tài trợ:
Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanhnghiệp cần có các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thànhnguồn vốn.
Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn sau:
o Nguồn vốn chủ sở hữu: vốn góp ban đầu và bổ sung trong quá trìnhkinh doanh.
o Nguồn vốn vay và nợ hợp pháp (vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, nợngười cung cấp, nợ công nhân viên chức, )
o Nguồn vốn được hình thành từ các nguồn bất hợp pháp (nợ quá hạn,vay quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán, của côngnhân viên chức,…)
Các nguồn tài trợ phân thành 2 loại:
Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng
thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh Bao gồm nguồn vốn chủ sởhữu và nguồn vốn vay – nợ dài hạn, trung hạn (trừ vay-nợ quá hạn).
Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử
dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn Thuộc nguồn tài trợtạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay nợ quá hạn, cáckhoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, của công nhân viênchức, .
b Phương pháp phân tích:
Trang 18Khi phân tích tình hình bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh cần thựchiện việc tính và so sánh tổng nhu cầu về tài sản (TSCĐ và TSLĐ) với nguồnvốn chủ sở hữu hiện có và nguồn vốn -nợ dài hạn.
Nếu tổng số nguồn vốn có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thìdoanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý (đầu tư vào tài sản lưuđộng, tài sản cố định, vào hoạt động liên doanh, trả nợ vay,…) tránh bị chiếmdụng vốn.
Ngược lại, khi nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanhnghiệp cần có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp (huy động nguồn tài trợtạm thời hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư .), tránh đi chiếm dụng một cáchbất hơp pháp.
SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP
-TSCĐ hữu hình-TSCĐ vô hình-TSCĐ thuê tàichính
-Đầu tư dài hạn-
-Tiền-Nợ phải thu-Đầu tư ngắn hạn-Hàng tồn kho-TSLĐ khác
-Vốn vay chủ sở hữu-Vay dài hạn,trung hạn-Nợ dài hạn,trung hạn
-Vay, nợ ngắn hạn-Vay, nợ quá hạn-Chiếm dụng bất hợppháp của người bán,người mua, của CNVC, .
THƯỜNG XUYÊN
1.4.3- Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các
khoản mục trong bảng cân đối kế toán.
a Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoảnmục trong bảng cân đối kế toán:
Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữatài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bố, huy động sửdụng các loại vốn và nguồn vốn nhằm bảo đảm cho nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh.
Trang 19Theo quan điểm luân chuyển vốn, xét về mặt lý thuyết thì nguồn vốn chủsở hữu doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trãi các loại tài sản chủ yếu như hoạtđộng sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư mà không phải đi vay và chiếmdụng Do vậy ta có mối quan hệ cân đối sau:
CÂN ĐỐI 1 : Quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu
B.Nguồn vốn = [I + II + IV + V(2,3) + VI]A.Tài sản
Trường hợp 2:Vế bên trái < vế bên phải
Trường hợp này, nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trãi cho hoạt độngchủ yếu nên tất yếu doanh nghiệp phải vay vốn hoặc đi chiếm dụng vốn các đơnvị khác Để đánh giá chính xác cần xem xét số vốn đi chiếm dụng có hợp lýkhông, vốn vay có quá hạn không,…Từ trường hợp này ta có mối quan hệ cânđối thứ 2.
CÂN ĐỐI 2: Quan hệ giữa tài sản của doanh nghiệp với nguồn vốn chủ sở hữu
và nguồn vay hợp pháp
[I (1)+ II ]A.Nguồn vốn + B.Nguồn vốn =
[ I + II + IV + V(2,3) + VI )A.Tài sản + (I + II + III)B.Tài sản
Cân đối trên chỉ mang tính lý thuyết, thực tế xảy ra 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: Vế bên trái > vế bên phải
Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hứu và vốn vay chưa sử dụng hết vàoquá trình hoạt động, bị các đơn vị khác chiếm dụng.
Trường hợp 2: Vế bên trái < vế bên phải
Trường hợp này vốn chủ sở hữu và vốn vay không đủ trang trãi cho hoạtđộng chủ yếu nên tất yếu doanh nghiệp phải vay vốn hoặc đi chiếm dụng vốncác đơn vị khác.
Trang 20CÂN ĐỐI 3: Quan hệ giữa vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng với số chênh
lệch giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả
(A + B)Tài sản = (A + B)Nguồn vốn (1)
Đây chính là tính chất cân đối trong bảng cân đối kế toán (1) có thể đượcbiến đổi thành:
[(I(1),II )A + B]Nguồn vốn- [(I,II,IV,V(2,3),VI)A + (I,II,III)B ]Tài sản =
[(III,V(1,4,5))A + (IV)B ]Tài sản – [(I(2,3,…,8),III)A ]Nguồn vốn b Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản:
Phân tích tình hình vốn là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấuthành tổng số vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được trình độ sử dụng vốn, việcphân bố các loại tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý không,từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
b.1 Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:
Vốn bằng tiền: xu hướng vốn bằng tiền giảm được đánh giá là
tích cực vì không nên dự trữ tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn màphải giải phóng nó đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng quay vòng quay vốn hoặchoàn trả nợ Tuy nhiên ở khía cạnh khác sự gia tăng vốn bằng tiền làm khảnăng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thuận lợi.
Đầu tư tài chính ngắn hạn: giá trị này tăng lên chứng tỏ doanh
nghiệp mở rộng liên doanh và đầu tư nhưng để đánh giá sự đầu tư này có tíchcực hay không phải xem xét hiệu quả đầu tư.
Các khoản phải thu: các khoản phải thu giảm được đánh giá tích
cực nhất Tuy nhiên cần chú ý rằng các khoản phải thu tăng lên không phải lúcnào cũng đánh giá không tích cực mà có trường hợp doanh nghiệp mở rộng cácmối quan hệ kinh tế thì các khoản này tăng lên là điều tất yếu Vấn đề đặt ra làxem xét số vốn chiếm dụng có hợp lý không.
Hàng tồn kho: hàng tồn kho tăng lên do quy mô sản xuất mở
rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên Trong trường hợp hàng tồn kho tăng lên dodự trữ vật tư quá mức, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho quá nhiều, khôngđủ phương tiện bảo quản và máy móc thiết bị sản xuất đánh giá không tốt.
Hàng tồn kho giảm do giảm định mức dự trữ vật tư, thành phẩm, sản
phẩm dở dang bằng các biện pháp như tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tìm nguồn
Trang 21cung cấp hợp lý nhưng vẫn đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đượcđánh giá tích cực.
Hàng tồn kho giảm do thiếu vốn để dự trữ vật tư, hàng hoá đánhgiá không tốt.
b.2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:
Để đánh giá sự biến động của tài sản cố định và đầu tư dài hạn trước hếtphải tính đến chỉ tiêu tỷ suất đầu tư và xem xét sự biến động của nó.
Chỉ tiêu tỷ suất đâu tư phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trangbị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện năng lực sản xuất và xu hứơng pháttriển lâu dài của xí nghiệp.
100sảntàiTổng
Sau khi đánh giá chung thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư cần phải đi vào
xem xét sự biến động của từng loại tài sản cụ thể.
Tài sản cố định: xu hướng chung của quá trình phát triển sản
xuất kinh doanh là tài sản cố định phải tăng về số tuyệt đối lẫn số tỷ trọng bởivì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật gia tăng, trình độtổ chức sản xuất cao… tuy nhiên không phải lúc nào tài sản cố định tăng lêncũng được đánh giá tích cực ví dụ như đầu tư xây dựng nhà xưởng máy mócthiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất, hoặc đầu tư nhiềunhưng không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được là điều không tốt.
Đầu tư tài chính dài hạn: tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở
rộng đầu tư liên doanh ra bên ngoài Để đánh giá tính hợp lý của việc gia tăngcần xem xét hiệu quả đầu tư.
Chi phí xây dựng cơ bản tăng lên có thể do doanh nghiệp đầu tư
xây dựng thêm và tiến hành sữa chữa lớn tài sản cố định, đây là biểu hiện tốtnhằm tăng cường năng lực của máy móc thiết bị Chi phí xây dựng cơ bản tănglên do tiến độ thi công công trình kéo dài, gây lãng phí vốn đầu tư đó là biểuhiện không tốt.
Ký cược ký quỹ dài hạn: giá trị các khoản ký quỹ, ký cược phát
sinh nhằm đảm bảo các cam kết hoặc các dịch vụ liên quan đến sản xuất kinhdoanh được thực hiện đúng hợp đồng Sự biến động khoản này có thể do thu hồicác khoản ký quỹ, ký cược hết thời hạn hoặc thực hiện thêm ký quỹ mới.
c Phân tích kết cấu và sự biến động của nguồn vốn:
Trang 22Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá cự biến động các loại nguồn vốncủa doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động tình hình sử dụng các loạinguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh mặt khác thấy được thực trạngtài chính của doanh nghiệp.
Nội dung phân tích cụ thể như sau:
c1 Nợ phải trả :
Khoản nợ phải trả giảm về số tuyệt đối lẫn số tỷ trọng trong khi tổng sốnguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên, trường hợp này được đánh giá là tích cựcnhất bởi vì thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao.
Tuy nhiên cần chú ý rằng do qui mô sản xuất kinh doanh được mở rộngnguồn vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng vẫn không đảm bảo cho nhu cầu, trongtrường hợp này khoản nợ phải trả tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷtrọng vẫn đánh giá là hợp lý.
Nguồn vốn tín dụng (bao gồm khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn
trả, nợ dài hạn) tăng:
Do doanh nghiệp mở rộng quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh gia tăng trong khi các nguồn khác không đủ đáp ứng thì đánh giá hợp lý.
Do doanh nghiệp dự trữ quá mức vật tư hàng hoá hoặc do thànhphẩm không tiêu thụ được vì chất lượng kém thì đánh giá không tốt.
Do doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều đây là biểu hiệnkhông
tốt, tình hình tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn.
Nguồn vốn tín dụng giảm:
Do quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bị thu hẹp đây là biểuhiện không tốt.
Do nguồn vốn chủ sở hữu tăng và nguồn vốn đi chiếm dụng hợp lýtăng đây là biểu hiện tích cực, giảm được chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng
Do nguồn vốn đi chiếm dụng không hợp lý các đơn vị khác tănglên thì đánh giá không tốt bởi doanh nghiệp vi phạm kỷ luật tài chính tín dụng.
Xu hướng chung nguồn vốn tín dụng giảm cả về số tuyệt đối lẫn sốtỷ trọng trong khi nguồn vốn chủ sở hữu và vốn chiếm dụng hợp lý tăng lênđược đánh giá tích cực nhất.
Trang 23c2 Nguồn vốn chủ sở hữu:
Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu trước hết phải tính rachỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và xem xét sự biến động của chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu tỷ suất tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính từ đó chothấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong những hoạt động của mình.
trợtài tựsuất
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng được đánh giálà tích cực bởi vì tình hình tài chính của doanh nghiệp biến đổi theo xu hướngtốt, nó biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, tích luỹ từ nội bộ thông quaviệc bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ phát triển kinh doanh.
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu giảm do nguồn vốn tự bổ sung giảm,vốn liêndoanh giảm, vốn ngân sách cấp giảm đây là biểu hiện không tốt chứng tỏhiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm, tình hình tài chính của doanh nghiệpsẽ khó khăn.
1.4.4- Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa cáckhoản mục trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh .
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp cần đi sâu phân tích mối quan hệ và tình hình biến động cáckhoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Phương pháp phân tích là tính và so sánh mức biến động của kỳ này sovới kỳ trước của từng chỉ tiêu.
1.4.5- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán:
a Phân tích tình hình thanh toán:
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn tồn tại các khoản phảithu phải trả, tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thứcthanh toán áp dụng, chế độ trích nộp các khoản cho ngân sách nhà nước, sự thõathuận giữa các đơn vị kinh tế tình hình thanh toán ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh, nếu vốn bị chiếm dụng quá nhiều sẽ không đủ vốnđể trang trãi cho sản xuất kinh doanh nên kết quả sản xuất kinh doanh giảm.Mặt khác tình hình thanh toán thể hiện tình hình chấp nhận kỷ luật tài chính, tíndụng của nhà nước, thể hiện được nghệ thuật kinh doanh của các đơn vị trong
Trang 24nền kinh tế thị trường.Vì thế cần phải phân tích tình hình thanh toán để thấy rõhơn hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá sự hợp lý về tính biến động củacác khoản phải thu, phải trả, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ trong thanhtoán nhằm giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, đảm bảo sự phát triểncủa doanh nghiệp.
a1) Phân tích các khoản phải thu:
Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền về do doanhnghiệp thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán,khoản trả trước cho người bán,… để xem xét các khoản phải thu biến động cóảnh hưởng thế nào đến tình hình tài chính doanh nghiệp ta cần phân tích cáckhoản phải thu theo các bước sau:
So sánh tổng giá trị các khoản phải thu và giá trị từng khoản phảithu giữa cuối năm so với đầu năm để thấy được sự tiến bộ trong việc thu hồi
công nợ Ở bước này cần đi sâu vào tình hình thực tế để tìm ra nguyên nhân ảnhhưởng tình hình thu hồi công nợ, ảnh hưởng sự biến động các khoản phải thu vàtính hợp lý của nó Chú ý trong quá trình phân tích cần đi sâu vào các khoảnphải thu quan trọng như phải trả cho người bán, người mua,… một cách chi tiếttheo từng khoản để có biện pháp xúc tiến việc thanh toán đúng kỳ hạn.
Tính chỉ tiêu tỷ lệ giữa tổng các khoản phải thu và tổng số nợ phảitrả
phải nợsốTổng
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ đơn vị bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngượclại.
Chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu: được sử dụng để xem xét
cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu Khi khách hàng thanh toán tất cảcác hoá đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệuquả của việc đi thu hồi nợ Nếu số vòng quay các khoản phải thu lớn chứng tỏcác khoản phải thu được thu hồi nhanh và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.Tuy nhiên nếu số vòng quay các khoản phải thu quá cao cũng sẽ không tốt vì có
Trang 25thể ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ do phương thức thanh toán quáchặt chẽ
Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân: chỉ tiêu này cho thấy để thu được các
khoản phải thu cần một khoảng thời gian là bao nhiêu Nếu kỳ thu tiền bìnhquân lớn thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại
quânbìnhtiềnthu
Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, giữa các doanhnghiệp cùng ngành và so sánh tỷ số trung bình ngành, doanh nghiệp cần xemxét từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ quá hạn và có biện phápxử lý.
a2) Phân tích các khoản phải trả:
So sánh tổng khoản nợ phải trả, từng các khoản nợ phải trả đầu năm vàcuối năm để thấy khái quát tình hình chi trả công nợ Ở bước này cần đi sâu vàotình hình thực tế để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tình hình chi trả công nợ.
Tính chỉ tiêu tỷ số nợ Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ trong tổng tài sảndoanh nghiệp từ đó cho thấy trong tổng tài sản, sở hữu thực chất của doanhnghiệp là bao nhiêu? Nếu tỷ số nợ tăng mức độ nợ cần thanh toán tăng điều nàyảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
trảphải nợsốTổngnợ
Tuy nhiên, để có nhận xét đánh giá đúng đắn về tình hình thanh toán(phải thu, phải trả) của doanh nghiệp ngoài số liệu trên bảng cân đối kế toáncòn phải sử dụng số liệu hạch toán hàng ngày để:
Xác định tính chất thời gian các khoản phải thu, phải trả
Các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng để thu hồi nợ và thanh toán nợ.
b Phân tích khả năng thanh toán:
Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽkhả quan và ngược lại Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua cácchỉ tiêu sau:
b1) Hệ số khả năng thanh toán: Khi phân tích cần dựa vào tài liệu có
liên quan, tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theo mức độ khuẩn trương
Trang 26(thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay) Còn với khả năng thanh toán thìcác chỉ tiêu lại được sắp xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy độngtrong thời gian tới…).
Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
A Các khoản phải thanh toán ngay
I Các khoản nợ quá hạn- Phải nộp ngân sách- Phải trả ngân hàng- Phải trả người bán- Phải trả CNV- Phải trả người bán- Phải trả người mua- Phải trả khác
II Các khoản nợ đến hạn:- Nợ ngân sách
- Nợ ngân hàng
B.Các khoản phải thanh toán trongthời gian tới:
I Tháng tới:- Ngân sách- Ngân hàng
A Khoản dùng để thanh toán ngay
I Tiền mặt- Tiền Việt Nam- Vàng bạc, tín phiếu- Ngoại tệ
II Tiền gửi ngân hàng - Tiền Việt Nam- Ngoại tệ
II Tiền đang chuyển
B.Khoản có thể dùng để thanh toán trongtháng tới:
Trên cơ sở bảng phân tích trên, ta tính chỉ tiêu “hệ số khả năng thanh toán”.
Nếu hệ số khả năng thanh toán lớn hơn hoặc bằng 1: chứng tỏ doanhnghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường và khảquan.
Trang 27Nếu hệ số khả năng thanh toán nhỏ hơn 1: doanh nghiệp không có khảnăng thanh toán Hệ số càng nhỏ thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanhtoán Khi hệ số này bằng 0 thì doanh nghiệp bị phá sản.
b2) Tỷ số thanh toán hiện hành:
Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệpđược sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành Đó là quan hệgiữa tổng tài sản lưu động so với tổng số nợ đến hạn.
Tỷ số này được chấp nhận hay không phụ thuộc vào sự so sánh tỷ sốtrung bình ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc so sánh với các nămtrước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảmvà cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.
Nếu tỷ số thanh tóan hiện hành cao điều đó có nghĩa là doanh nghiệpluôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ Tuy nhiên nếu tỷ số thanh toán hiệnhành quá cao vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nóicách khác việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiềutiền mặt nhàn rỗi, nợ khó đòi, hàng tồn kho ứ động) Một doanh nghiệp nếu dựtrữ nhiều hàng tồn kho sẽ có tỷ suất thanh toán hịên hành cao mà hàng tồn kholà tài sản khó hoán chuyển thành tiền nhất Vì thế trong nhiều trường hợp, tỷ sốthanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanhnghiệp.
b3) Tỷ số thanh toán tức thời:
Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động cóthể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tài sản lưu động trừ đi hàngtồn kho.
Trang 28Thực tế cho thấy, tỷ suất này nếu lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toántương đối khả quan còn nếu bé hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăntrong việc thanh toán công nợ và do đó có thể bán gấp hàng hoá, sản phẩm đểtrả nợ vì không đủ tiền thanh toán.
Tuy nhiên một tỷ suất quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vìvốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
b4) Tỷ suất thanh toán tài sản lưu động:
b5) Vốn họat động thuần:
Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Một doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì cần thiết phảiduy trì một mức vốn luân chuyển thuần hợp lý để thoả mãn các khoản nợ ngắnhạn, dự trữ hàng tồn kho đầy đủ Vốn hoạt động thuần càng lớn thì khả năngthanh toán của doanh nghiệp càng cao.
Tuy nhiên nếu vốn hoạt động thuần quá cao thì sẽ làm giảm hiệu quả đầutư vì lượng tài sản lưu động quá nhiều so với nhu cầu và phần dư thêm nàykhông làm tăng thu nhập.
1.4.6- Phân tích hiệu quả kinh doanh:
a Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêunhưng phổ biến các chỉ tiêu sau:
a1) Sức sản xuất của tài sản cố định
cốsảntàicủaxuấtsản
Trang 29Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố địnhđem lại mấy đồng doanh thu thuần.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thuthuần Sức sản xuất càng tăng thì hiệu quả sử dụng vốn càng tăng.
Sức sinh lợi của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động làm ramấy đồng lợi nhuận hay lãi gộp trong kỳ.
b2 ) Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động khôngngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ-sảnxuất-tiêu thu) Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giảiquyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
Trang 30vốn Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động, người ta sử dụng các chỉ tiêusau:
Số vòng quay củavốn lưu động=
Tổng số doanh thu thuần
(2)Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếusố vòng tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
tíchphân kỳcủagianThờichuyển
Hay ta có:
phân kỳcủagianThờichuyển
Trong đó:
Doanh thu thuần = tổng số doanh thu bán hàng trong kỳ – (tổng số thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế XK phải nộp + chiết khấu bán hàng + giảm giá hàng bán+ doanh thu bán hàng bị trả lại)
Thời gian kỳ phân tích theo qui định:
Tháng là 30 ngày; quý là 90 ngày; năm là 360 ngày.Vốn lưu động bình quân
Vốn lưu động bìnhquân tháng=
VLĐ đầu tháng +VLĐ cuối tháng
2Vốn lưu động bình
quân quý=
VLĐ bình quân 3 tháng3
Vốn lưu động bìnhquân năm=
VLĐ bình quân 4 quý4
Trường hợp có số liệu về vốn lưu động đầu các tháng thì có thể xác định vốn lưuđộng bình quân quý, bình quân năm như sau:
V =V 1/2 + V2 + + Vn-1 + Vn/2
Trang 31Tiến độ sản xuất
Tốc độ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.Tình hình thanh toán công nợ.
Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biệnpháp nhằm rút bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại ở từng khâu, từng giai đoạntrong quá trình kinh doanh.
Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụng làm giảm nhu cầuvề vốn cho phép tăng doanh thu hơn nữa.
Cụ thể:
Với một số vốn không tăng, có thể tăng doanh thu từ đó tạo điều kiệntăng lợi nhuận nếu doanh nghiệp tăng tốc độ luân chuyển Từ công thức (2) ởtrên ta có:
Tổng doanh thu thuần = Vốn LĐ bình quânsố vòng quay vốn LĐ
Như vậy trong điều kiện vốn không đổi, nếu tăng thêm số vòng quay vốnlưu động sẽ tăng được tổng doanh thu thuần.
Với số vốn lưu động ít hơn nếu tăng tốc độ luân chuyển sẽ đạt doanhthu như cũ Điều này được lý giản như sau:
Nếu tốc độ luân chuyển vốn không thay đổi so với kỳ trứơc, để đạt đượctổng doanh thu thuần ở kỳ phân tích phải cần một lượng vốn là:
= Tổng doanh thu kỳ phân tíchSố vòng quay vốn kỳ gốc
So số vốn cần thiết này với số vốn thực tế sử dụng ở kỳ phân tích sẽ thấyđược lượng vốn tiết kiệm hay lãng phí do thay đổi tốc độ luân chuyển.
Trang 32Số vốn LĐ tiết kiệm (-) hay lãng phí(+)do thay đổi tốc độ luân chuyển =
Tổng doanh thu
Thời gian kỳ phân tích
phânkỳ
Tóm tắt nội dung, trình tự và phương pháp phân tích tốc độ luânchuyển vốn lưu động như sau
Đánh giá chung tốc độ luân chuyển: tính và so sánh các chỉ tiêu phảnánh tốc độ luân chuyển của hai kỳ.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển bằng phươngpháp loại trừ.
Tính ra số vốn lưu động tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) do tốc độ luânchuyển thay đổi
Xác định nguyên nhân ảnh hưởng và biện pháp đẩy nhanh tốc độluân chuyển vốn lưu động trong kỳ tới.
c Phân tích khả năng sinh lợi của vốn
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cốđịnh và tài sản lưu động, khi phân tích cần xem xét cả hiệu quả sử dụng vốndưới góc độ sinh lời Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhàđầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền lợi ích của họ cả vềhiện tại và tương lai.
Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn,ta phải tính và so sánh các chỉ tiêusau:
c1) Hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận.
c2 ) Hệ số doanh lợi trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợinhuận.
Trang 33Trong các công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận thường là lợi nhuận ròngtrước thuế hay sau thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc lợi nhuận gộp.Vốn kinhdoanh có thể là tổng số nguồn vốn hay vốn chủ sở hữu, vốn vay tuỳ thuộc vàomục đích phân tích của người sử dụng thông tin
c3 ) Hệ số sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu
Đánh giá chung khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu: để đáng giáchung khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu cần tính và so sánh chỉ tiêu hệ sốsinh lợi của vốn chủ sở hữu giữa hai kỳ Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năngsinh lợi càng cao và ngược lại.
Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu : từ công thức tính “Hệ số doanh lợicủa vốn chủ sở hữu “ và mối quan hệ giữa các nhân tố ta có
Hệ số doanh lợi
trên vốn chủ sở hữu=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Hệ số doanh lợi
trên vốn chủ sở hữu=
Hệ số doanh lợitrên DT thuần
Hệ số vòng quayvốn chủ sở hữu
Dựa vào công thức trên ta thấy hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu chịuảnh hưởng của 2 nhân tố và được xác định bằng phương pháp loại trừ:
Nhân tố hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu: nhân tố này phản
ánh trong kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng Số vòng quaycủa vốn chủ sở hữu càng tăng thì hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu càng lớnvà ngược lại.
Hệ số doanh lợi trên doanh thu thuần: nhân tố này cho biết một
đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận ròng Số lãi đem lại trên mộtđồng doanh thu thuần càng lớn càng lớn thì khả năng sinh lợi của vốn chủ sởhữu càng tăng.
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị.
Trang 34CHƯƠNG II
Giới Thiệu Bưu Điện Tỉnh Bạc Liêu
Trang 35- Tây Bắc giáp Cần Thơ và Kiên Giang - Đông Bắc giáp Sóc Trăng.
- Tây Nam giáp Cà Mau.- Đông Nam giáp biển Đông.
Bạc Liêu có diện tích 2482 km2 , bằng 1/16 diện tích đồng bằng Sông CửuLong gồm 6 huyện thị: thị xã Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi, huyện Gía Rai, huyệnPhước Long, huyện Hồng Dân, huyện Đông Hải với tổng cộng 55 phường xã,thị trấn Thị xã Bạc Liêu là trung tâm hành chính của tỉnh, cách Tp Hồ Chí
Trang 36Minh 280 km, Tp Cần Thơ 110 km về phía Bắc và cách Tp Cà Mau 67 km vềphía Nam.
Từ xa xưa Bạc Liêu nổi tiếng là một trung tâm phát triển nông nghiệpđồng thời lại thuận lợi cho phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, thươngmại và du lịch nhờ vị trí địa lí và hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện nối tỉnhvới các vùng lân cận Gần đây, Bạc Liêu còn trở thành trung tâm giáo dục vàđào tạo của tỉnh Minh Hải Các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳngđều tập trung tại Bạc Liêu Sau khi tách tỉnh, Bạc Liêu trở thành một đơn vịhành chính độc lập, các lợi thế trên sẽ có nhiều cơ hội để phát huy.
Nhìn chung, Bạc Liêu có vị trí khá quan trọng trong phát triển kinh tế –xã hội ở ĐBSCL, nhất là đối với tam giác tăng trưởng Bạc Liêu – Cà Mau –Rạch Giá trên bán đảo Cà Mau Cùng với quá trình hội nhập kinh tế và thươngmại với khu vực, Bạc Liêu có thể trở thành một đầu cầu về thương mại và giaothông đi các nước lân cận.
Bạc Liêu có bờ biển dài 54 km với các cửa biển quan trọng như: GànhHào, Nhà Mát, Cái Cùng là những nơi trung chuyển hàng hoá của nhiều cơ sởkinh tế trong và ngoài tỉnh Quốc lộ 1A chạy qua thị xã Bạc Liêu, trung tâmhành chính của tỉnh, cách bờ biển 10 km, ngăn cách với biển bằng một dãy rừngngập mặn Thềm lục địa khu vực tỉnh Bạc Liêu có nhiều khả năng có dầu và khíđốt – một tại nguyên chiến lược của đất nước Với vị trí đó, Bạc Liêu là mắtxích quan trọng trong hệ thống phòng thủ của đất nước.
2.1.2 - Dân số và lao động:
Dân số trung bình năm 1997 của Bạc Liêu là 713.795 nghìn người, trongđó dân tộc ít người là 56.141 nghìn người, nam chiếm 48,7%, nữ 51,3% Mật độdân số 288 người /km2 thấp hơn mức bình quân chung của ĐBSCL Dân số khuvực thành thị chiếm 24%, nông thôn chiếm 76% Một bô phận khá đông dân sốthành thị vẫn sinh sống bằng nghề nông.
Dân cư phân bố không đồng đều, thường tập trung ở các đô thị hình thànhtừ các vàm sông, các điểm dọc theo các trục đường giao thông thuỷ bộ quantrọng.
Dân số Bạc Liêu thuộc loại trẻ, trên 40% thuộc nhóm tuổi dưới 15.
Lao động trong độ tuổi năm 1997 là 31.215 nghìn người, chiếm 50,6%dân số, trong đó đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 348.7 nghìnngười Trình độ kỹ thuật và tay nghề của lao động nhìn chung thấp Trong tổngsố 19.610 lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thì:
Trang 37 Trình độ đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp chỉ chiếm 0,5% Công nhân kỹ thuật 9-10%
Trên 89% còn lại là công nhân tay nghề thấp và không qua đào tạotrường lớp.
Về nhân văn, người Bạc Liêu mang đậm tính cách của người Nam Bộ:cần cù lao động, thẳng thắn, giàu ước mơ và nổi lên trên hết là lòng yêu nước,tinh thần cách mạng của họ Với đặc tính đó, người Bạc Liêu luôn luôn đi đầutrong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, trong hoà bình họ là những người tiênphong trong việc tìm kiếm những hình thức sản xuất mới, cách quản lí mới đểlàm giàu cho quê hưong, phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh.
2.2 - ĐÔI NÉT VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH BẠC LIÊU: 2.2.1 - Lịch sử hình thành:
Bưu điện Bạc Liêu được thành lập ngày 01/7/1997 trên cơ sở tách Bưuđiện tỉnh Minh Hải sau khi tỉnh Minh Hải được tách ra Hiện nay Bưu điện BạcLiêu bao gồm 3 công ty: Điện báo-Điện thoại, Bưu chính–Phát hành báo chí,Công ty Xây lắp bưu điện và 5 Bưu điện huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân,Phước Long, Đông Hải.
Tổng cơ sở giao dịch hiện nay là: 55 trong đó gồm 01 Bưu điện trung tâm,5 Bưu điện huyện, 38 bưu cục cấp 3 và 11 điểm Bưu điện văn hoá xã.
Trụ sở và bộ máy quản lý của Bưu điện đặt tại số 20 Trần Phú thị xã BạcLiêu, điện thoại giao dịch 0781.824242, Fax: 0781.22352
2.2.2- Quá trình phát triển:
Khi mới thành lập 1/7/97 số máy điện thoại trong toàn tỉnh chỉ có gần4.000 máy, đến nay đã có gần 25.000 máy được lắp đặt trên tất cả các địa bàntừ thành thị đến nông thôn, với công nghệ ngang tầm thế giới.
Hệ thống vận chuyển bưu chính cũng được cải tiến và tăng cường hơntrước hiện nay việc vận chuyển bưu phẩm bưu kiện báo chí … đến các huyệnđược vận chuyển bằng xe chuyên dụng mà trước đây chỉ được vận chuyển bằngphương tiện giao thông công cộng vừa mất nhiều thời gian và độ an toàn khôngcao.
Mạng tin học của Bưu điện tỉnh Bạc Liêu hiện nay được đưa vào quản lýhầu hết các lĩnh vực từ quản lý đến kinh doanh như các mạng tính cước, mạngkế toán chuyển tiền, báo chí …
Trang 382.2.3- Ngành nghề kinh doanh:
Tổ chức, xây dựng, quản lý vận hành và khai thác mang lưới bưu chínhviễn thông.
Thiết kế mạng thuê bao, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc.
Thiết kế chuyên ngành bưu chính –viễn thông để phuc vụ hoạt động củađơn vị.
Kinh doanh vật tư và các ngành nghề khác trong phạm vi được Tổng côngty Bưu Chính –Viễn Thông Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định củapháp luật.
2.2.4- Vai trò và nhiệm vụ của Bưu điện Bạc Liêu:
a Vai trò:
Thông tin bưu điện là một nhu cầu hết sức cần thiết trong nhiều lĩnh vựccủa xã hội Bưu điện phục vụ rộng rãi nhu cầu thông tin của xã hội nhất là phụcvụ đắc lực cho sự nghiệp công nghịêp hoá, hiện đại hoá đất nước Phạm vi phụcvụ của thông tin không có biên giới, không phân biệt chế độ xã hội bằng cácphương tiện truyền đưa tin tức Đồng thời Bưu điện cũng được xem là mộtngành có tính chất giáo dục tư tưởng cao qua việc phát hành báo chí, nó manglại cho con người thông tin, những kiến thức khoa học, nghệ thuật của văn minhnhân loại
Đối với nền kinh tế thị trường thì Bưu điện còn đóng vai trò quan trọnghơn trong thông tin liên lạc giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Nó tạođiều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kinh doanh trên thương trường.
Bưu điện còn góp phần xây dựng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, phát triển nền kinh tế quốc dân.
b Nhiệm vụ của Bưu điện Bạc Liêu:
Bước vào thế kỷ 21- thế kỷ của thông tin, kỷ nguyên của sự hội tụ Viễnthông –Điện tử –Tin hoÏc-Phát thanh –Truyền hình với dịch vụ đa phương tiện,Bưu điện Bạc Liêu tiếp tục đầu tư công nghệ mới, phù hợp với nhu cầu ngàycàng cao của khách hàng, từng bước cáp quang hoá các đường truyền trong tỉnh,mở rộng địa bàn phục vụ Bưu chính –Viễn thông xuống tận vùng sâu vùng xa.Hiện nay nhiệm vụ quan trọng nhất của Bưu điện Bạc Liêu là đang thực hiện kếhoạch cạnh tranh và hội nhập đây là giai đoạn hết sức quan trọng trước khichính phủ mở cửa hoàn toàn ngành viễn thông vào năm 2005, vì vậy trong giai
Trang 39đoạn này đến năm 2005 ngành Bưu chính –Viễn thông Việt Nam phải đủ mạnhkhông những về thiết bị kỹ thuật, tiền vốn, nhân viên lành nghề mà phải cónhững nhà quản lý tài ba để có thể đối đầu với các tập đoàn viễn thông lớnmạnh về mọi mặt từ các nước tư bản phát triển vào cạnh tranh với ta
2.2.5- Tổ chức bộ máy quản lý tại Bưu điện Bạc Liêu
a Bộ máy tổ chức:
Vơí vai trò quan trọng trong xã hôị, Bưu điện Bạc Liêu đã không ngừngmở rộng, trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho lĩnh vực kinhdoanh của ngành Song song đó, bộ maý tổ chức của Bưu điện cũng được quantâm đặc biệt bởi vì hoạt động của Bưu điện có đi vào nề nếp và có bước tiếnxa hơn hay không là phải dựa vào sự lãnh đạo có hiệu quả của tổ chức.
Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến tháng 11 là 502 người được đàotạo từ nhiều nguồn, nhiều cấp và hình thức đào tạo trong đó:
Trình độ đại học và cao đẳng : có 82 người chiếm tỷ lệ 16.3%Trình độ trung cấp : có 53 người chiếm tỷ lệ 10.6%Trình độ công nhân kỹ thuật : có 349 người chiếm tỷ lệ 69.5%Chưa qua đào tạo : có 18 người chiếm tỷ lệ 03.6%
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦABƯU ĐIỆN BẠC LIÊU
GIÁM ĐỐC
PHÓGIÁM ĐỐC
Phòng Tổ chức nhân sự
Phòng Chuyên viênPhòng
Kế hoạch đầu tưPhòng
K toán – TKê – TChính
Trang 40b Vai trò và nhiệm vụ một số phòng:
Mỗi bộ phận phòng ban của Bưu điện đều được phân nhiệm vụ rõ ràng,mỗi người giữ chức vụ riêng và thực hiện đúng với chức vụ đó.
Giám đốc: Phụ trách chung, quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của
Bưu điện tỉnh, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Bưu chính –Viễn thông ViệtNam về công tác quản lý Nhà nước, về điều hành sản xuất kinh doanh đồng thờiGiám đốc chịu trách nhiệm trước cấp Ủy và chính quyền địa phương về tổ chức;phục vụ tốt nhu cầu phát triển mạng lưới viễn thông, đảm bảo công tác chính trịtư tưởng, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, về việc thihành pháp luật Nhà nước, đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh
Phó giám đốc: giúp Giám đốc trong công tác chỉ đạo đảm bảo kỹ thuật
mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, tổ chức khai tháccó hiệu quả mạng lưới Bưu chính-Viễn thông và đúng theo thể lệ thủ tục đãđược ban hành Không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật chỉ đạogiải quyết các khiếu nại về tất cả các nghiệp vụ Bưu chính –Viễn thông.
Các phòng chức năng: giúp việc cho giám đốc các lĩnh vực mà các
phòng phụ trách
Phòng Kế toán - thống kê - tài chính: thực hiện chức năngtham mưu giúp giám đốc Bưu điện tỉnh trong việc chỉ đạo điều hành quản lý vàtổ chức thực hiện công tác Kế toán –Thống kê -Tài chính của tòan Bưu điệntỉnh Bạc Liêu theo đúng quy định của pháp lệnh Kế toán Thống kê, điều lệ tổchức kế toán Nhà nước và chế độ kế toán hiện hành của Tổng công ty, đáp ứngkịp thời thường xuyên các yêu cầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanhvà các hoạt động khác của Bưu điện tỉnh Từ đó giúp cho việc quản lý sử dụngvốn tài sản, các quỹ của đơn vị và các nguồn lực khác của bưu điện tỉnh BạcLiêu đạt được hiệu quả cao Thực hiện báo cáo tháng quý với số liệu chính xác,kịp thời, đúng thời gian quy định của Tổng công ty Chất lượng báo cáo phải rõràng theo đúng mẩu biểu chung của toàn ngành.
Cty Bưu chính -PHBC
Công ty xây lắpBưu điện
các huyệnCông ty
Điện thoại