Vậy BHTG là loại hình bảo hiểm, theo đĩ, tổ chức BHTG cam kết với tổ chức tham gia BHTG về việc sẽ thanh tốn một khoản tiền hạn mức chi trả bảo hiểm tùy theo quy định pháp luật của mỗi n
Trang 1rpitiLfL luật ó JCink ti Số 4 (361) -2022
■ PGS.TS LÊ THỊ THU THỦY *
& LƯU TÙNG LÀM **
Tĩm tắt: Bài viết này làm rõ đặc trưng cùa pháp luật về bào hiểm tiền gửi, những tác động, yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam, từ đĩ đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đế
bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong bổi cảnh hội nhập quốc tế.
Abstract: This article clarifies the characteristics of the law on deposit insurance, the impacts and
requirements of international integration on the law on deposit insurance, and analyzes and evaluates the
current state of Vietnamese law, from that proposes solutions to improve the law on deposit insurance in Vietnam to protect the interests of depositors in the context of international integration.
1 Đặc trưng của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được hiểu là “một cơ chế
cĩ giới hạn nhưng chính thức cung cấp sự bảo đảm
mang tính pháp lý cho các khoản gốc (và thường cả
lãi) của các khoản tiền gửi” BHTG được thiết lập nhằm
mục đích bảo vệ tiền gửi của người gửi tiền khi tổ chức
tham gia BHTG bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả
Vậy BHTG là loại hình bảo hiểm, theo đĩ, tổ chức
BHTG cam kết với tổ chức tham gia BHTG về việc sẽ
thanh tốn một khoản tiền (hạn mức chi trả bảo hiểm
tùy theo quy định pháp luật của mỗi nước) cho người
gửi tiền, khi tổ chức tham gia BHTG gặp rủi ro, dẫn đến
tình trạng phá sản hoặc mất khả năng chi trả cho người
gửi tiền Do đĩ, BHTG đĩng gĩp tích cực vào sự ổn
định của Hệ thống ngân hàng (HTNH) Ngày nay, pháp
luật về BHTG là lĩnh vực pháp luật khơng thể thiếu ở
các quốc gia trên thế giới Sự ra đời của pháp luật về
BHTG gắn liền với việc bảo vệ quyền lợi của người gửi
tiền, trên cơ sở đĩ đảm bảo an tồn cho hoạt động của
HTNH, phịng ngừa và hạn chế các cuộc khủng hoảng
tài chính trong nền kinh tế Cĩ thể nĩi, pháp luật về BHTG là cơng cụ bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của người gửi tiền, là cơng cụ để duy trì niềm tin cùa cơng chúng đối với hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đĩ huy động tối
đa nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) Các quốc gia trên thế giới đều xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi hoặc Luật Bảo vệ người gửi tiền để bảo vệ người gửi tiền Đây là lĩnh vực pháp luật hướng tới bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dịch vụ ngân hàng (người gửi tiền) và các quy phạm chủ yếu là những quy phạm pháp luật bắt buộc hoặc cầm đốn, theo đĩ các chủ thể phải thực hiện hoặc khơng được thực hiện những hành vi nhất định Ngồi ra, pháp luật về BHTG điều chỉnh những nội dung chủ yếu sau: Mơ hình BHTG, chủ thể tham gia quan hệ BHTG, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này; đối tượng bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm, thủ tục chi trả bảo hiểm; chấm dứt BHTG; giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động BHTG Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn cầu hĩa, pháp luật về BHTG cần
Trang 2<J)káfL luật ữù JCinh ti Số 4 (361) -2022
có sự điều chỉnh để bảo đảm tối đa quyền lợi của
người gửi tiền
2 Tác động của hội nhập quốc tế đối với pháp
luật về bảo hiểm tiền gửi
Hội nhập quốc tế tác động mạnh tới sự phát triển
của pháp luật về BHTG Trong quá trình hội nhập,
HTNH được phát triển cả về quy mô và chất lượng
hoạt động, có sự gia tăng cạnh tranh “khốc liệt” giữa
các ngân hàng, ở Việt Nam, để thực hiện các cam kết
khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WT0), các
TCTD có vốn đầu tư nước ngoài đã được đa dạng hóa
và thành lập dưới các hình thức khác nhau, không chỉ
là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại
diện, mà các TCTD 100% vốn nước ngoài đã được
cho phép thành lập (từ năm 2012, sau 05 năm kể từ khi
Việt Nam gia nhập WT0) Ngoài ra, hội nhập quốc tế
yêu cầu các TCTD phải nâng cao năng lực cạnh tranh
về vốn, về công nghệ, về chất lượng dịch vụ để bảo
đảm sự an toàn trong hoạt động Điều này tác động tới
pháp luật về BHTG, bởi lẽ, nếu các TCTD không cạnh
tranh được với các TCTD nước ngoài thì nguy cơ phá
sản là rất cao và phá sản chính là sự kiện BHTG, theo
đó tổ chức BHTG phải chi trả bảo hiểm cho người gửi
tiền Ngoài ra, nếu ngân hàng nào đó bị phá sản thì có
thể ảnh hưởng tới cả HTNH, người gửi tiền rút tiền
đồng loạt và có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính,
ngân hàng Vì vậy, hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu phải
đổi mới pháp luật về BHTG theo hướng giảm thiểu rủi
ro cho các ngân hàng nhận tiền gửi, nâng cao khả
năng cạnh tranh và bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh
của các ngân hàng Theo đó, tổ chức BHTG phải có vị
thế và thẩm quyền độc lập để có thể kiểm tra, phân tích
rủi ro và áp dụng các biện pháp cảnh báo, hạn chế rủi
ro cho các tổ chức tham gia BHTG
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 tác động tới mọi lĩnh vực của nền kinh
tế, trong đó có lĩnh vực ngân hàng Với sự phát triển
của công nghệ kỹ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng những năm gần đây đã có sự thay đổi căn bản trong nội dung, cách thức giao dịch Ngoài các tác động tích cực không thể phủ nhận, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động ngân hàng cũng ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm quyền và lợi ích của người gửi tiền Người gửi tiền tại ngân hàng thương mại phải đối mặt với những rủi ro đáng kể như bị lộ bí mật thông tin
do việc sử dụng các thông tin liên quan đến người gửi tiền được cung cấp trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ một cách “thiếu kiểm soát” từ phía ngân hàng nhận tiền gửi Có thể thấy, vấn đề vi phạm
dữ liệu cá nhân, sử dụng công nghệ cho các hoạt động bất hợp pháp là một trong những thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0, có tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng, trong đó có người gửi tiền Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền thì vấn đề đặt ra đó là tính minh bạch trong hoạt động và cơ chế giải trình của các chủ thể liên quan đến các giao dịch ngân hàng; áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt để ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp và bảo vệ người gửi tiền khỏi tình trạng bị xâm phạm dữ liệu cá nhân
Từ đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 là rất quan trọng, đặt ra thách thức cho việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
3 Thực trạng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật về BHTG như Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi (Nghị định số 68/2013/NĐ-CP), Quyết định số 32/2021 /QĐ-TTg ngày 20/10/2021 của Thủ tướng Chính phù về hạn mức trả tiền bảo hiểm và các văn bản khác hướng dẫn thi hành
Trang 3(J)háfL luật ơà Jtiilk tỀ SỐ 4 (361) -2022
Luật Bảo hiểm tiền gửi Các văn bản này quy định khá
cụ thể về các vấn đề liên quan đến BHTG, tạo cơ sở
nhất định cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người gửi tiền và phát triển hệ thống BHTG ở Việt
Nam Cụ thể như sau:
về mô hình BHTG: Mô hình BHTG ở Việt Nam là
mô hình công khai và công lập Theo đỏ, pháp luật quy
định rõ về BHTG đối với các khoản tiền gửi của người
gửi tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi khi các tổ chức
này bị lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng
chi trả tiền gửi cho người gửi tiền Ngoài ra, tổ chức
BHTG Việt Nam (DIV) là một tổ chức tài chính nhà
nước, do Thủ tướng Chính phủ thành lập và quy định
chức năng, nhiệm vụ DIV là pháp nhân, hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và
tự bù đắp chi phí Vốn điều lệ của DIV do ngân sách
nhà nước cấp (Điều 29, Điều 30 Luật Bảo hiểm tiền gửi
năm 2012) Nhà nước là cứu cánh cuối cùng trong
trường hợp DIV lâm vào tình trạng khó khăn về tài
chính, không đủ để chi trả các khoản tiền bảo hiểm cho
người gửi tiền (ví dụ, theo khoản 1 Điều 11 Nghị định
số 68/2013/NĐ-CP thì DIV được tiếp nhận hỗ trợ theo
nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc được vay
của TCTD, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ)
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam quy định, DIV là tổ chức
chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNNVN) và DIV không có quyền ban hành văn bản
pháp luật trong lĩnh vực BHTG (khoản 3 Điều 13 Luật
Bảo hiểm tiền gửi năm 2012) Điều này đã hạn chế tính
độc lập của DIV trong việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của minh Ngoài ra, ở Việt Nam mô hình BHTG hiện
nay là mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng Theo đó,
tổ chức BHTG ngoài việc chi trả BHTG cho người gửi
tiền còn được trao thêm một số quyền hạn như: Phân
tích rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng tránh rủi ro
cho các tổ chức tham gia BHTG; theo dõi, kiểm tra việc
chấp hành các quy định pháp luật về BHTG; kiến nghị NHNNVN xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật
về BHTG; tham gia xử lý nợ và thu hồi nợ của tổ chức tham gia BHTG bị phá sản (Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012) Tuy nhiên, DIV không có quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHTG mà chì có quyền báo cáo NHNNVN để ngân hàng này xử lý theo thẩm quyền Đây là điểm khác biệt và là hạn chế của mô hình BHTG
ở Việt Nam so với mô hình BHTG ở một số nước trên thế giới
Loại tiền gửi được bảo hiểm: Pháp luật Việt Nam
chỉ bảo hiểm cho tiền gửi cùa cá nhân bằng Việt Nam đồng (VNĐ), không bâo hiểm tiền gửi của tổ chức và không bảo hiềm tiền gửi bằng ngoại tệ Điều này không bảo đảm sự bình đẳng cùa những người gửi tiền khi gửi vào ngân hàng và khó bảo đảm nguồn vốn huy động cho tổ chức nhận tiền gửi để phát triển hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hội nhập Trong khi đó, pháp luật của nhiều nước trên thế giới bảo hiểm tiền gửi cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ, bảo hiểm tiền gửi của cả
cá nhân lẫn tổ chức
Người thụ hưởng BHTG: Là người được chi trả bảo hiểm đối với khoản tiền gửi tại tổ chức tham gia BHTG khi tổ chức này bị phá sản Pháp luật Việt Nam hướng tới bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền là cá nhân nhỏ, vì vậy, người thụ hưởng bảo hiểm là các cá nhân gửi bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, tin phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp không được bảo hiểm (Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012)
Chủ thể tham gia BHTG: Sự tham gia BHTG của
các tổ chức nhận tiền gửi của công chúng là bắt buộc theo mô hình BHTG hiện nay ở Việt Nam Theo đó, chỉ những tổ chức nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia
Trang 4<])háfL luật ữù JCink tí Số 4 (361) -2022
BHTG Ngân hàng chính sách không phải tham gia
BHTG (Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012) Điều
này không bảo đảm sự bình đẳng của các tổ chức
nhận tiền gửi trong HTNH Hầu hết các nước trên thế
giới đều quy định chủ thể tham gia BHTG không chỉ là
ngân hàng thương mại mà còn là các tổ chức tài chính
khác có nhận tiền gửi của công chúng và được ngân
hàng trung ương cấp phép Điều này góp phần tăng
quỹ BHTG, đáp ứng nhu cầu chi trả bảo hiểm cho
người gửi tiền khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, thông qua
đó hạn chế khủng hoảng ngân hàng
về số tiền gửi được bào hiểm và hạn mức chi
trả bảo hiểm: số tiền gửi được bảo hiểm là khoản tiền
tối đa mà tổ chức BHTG sẽ thanh toán cho người gửi
tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại các tổ chức
tham gia BHTG khi tổ chức này bị phá sản Hạn mức
chi trả bảo hiểm có thể là toàn phần (có nghĩa là mọi
khoản tiền gửi cùng lãi được chi trả trong trường hợp
ngân hàng bị phá sản) hoặc hạn chế (các khoản tiền
gửi được bảo hiểm đến một giới hạn nhất định) Theo
pháp luật về BHTG ở Việt Nam thì hạn mức chi trả bảo
hiểm là hạn chế số tiền tối đa DIV trả cho tất cả các
khoản tiền gửi được bảo hiểm (gồm cả gốc và lãi) của
một người tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh
nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 75 triệu đồng Từ ngày
12/12/2021, mức chi trả BHTG là 125 triệu đồng Việc
xác định hạn mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm không
chỉ quy định trong pháp luật Việt Nam mà còn ở hầu
hết pháp luật về BHTG của các nước trên thế giới
Theo khảo sát giám sát và điều tiết ngân hàng (BRSS)
của Ngân hàng Thế giới năm 2019, có 95/160 nước
được tiến hành khảo sát đang thực hiện cơ chế này
Mức phí BHTG: Các hệ thống BHTG trên thế giới
thường đứng trước sự lựa chọn hai loại phí bảo hiểm
là phí đồng hạng hoặc phí căn cứ vào mức độ rủi ro
của từng ngân hàng, ở Việt Nam, Điều 20 Luật Bảo
hiểm tiền gửi năm 2012 quy định: Thủ tướng Chính
phủ quy định khung phí BHTG theo đề nghị của NHNNVN Căn cứ vào khung phí BHTG, NHNNVN quy định mức phí BHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại tổ chức này Phí BHTG được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính Tổ chức tham gia BHTG phải nộp phí BHTG cho DIV chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp Tổ chức tham gia BHTG vi phạm thời hạn nộp phí BHTG theo quy định trên thì ngoài việc phải nộp đủ số phí còn thiếu phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm Quy định về việc tính và thu phí BHTG được thực hiện dựa trên số dư bình quân tiền gửi của cá nhân bằng đồng Việt Nam gửi tại các tổ chức tham gia BHTG của quý trước liền kề quý thu phí
Mặc dù, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 quy định mức phí theo mức độ rủi ro của ngân hàng nhưng thực
tế Việt Nam vẫn áp dụng mức phí BHTG là phí đồng hạng Điều này chưa bảo đảm tính công bằng giữa các
tổ chức tham gia BHTG Các tổ chức nhận tiền gửi có khả năng tài chính tốt và mức độ rủi ro thấp trong kinh doanh vẫn phải đóng phí BHTG như các tổ chức có khả năng tài chính yếu kém
4 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bào hiểm tiền gửi trong bối cành hội nhập quốc tế
Một là, về mô hình BHTG: Pháp luật Việt Nam cần
hoàn thiện theo hướng xây dựng mô hình BHTG giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tham gia BHTG, theo đó, DIV cần phải được xác định rõ vị trí pháp lý và chức năng, trên cơ sở đó tạo tính chủ động trong hoạt động, tăng tính tự chịu trách nhiệm của DIV DIV không chỉ là
tổ chức chi trả bảo hiểm thuần túy, mà còn phải có chức năng phân tích, giám sát, cảnh báo, phòng chống rủi ro cho tổ chức nhận tiền gửi và cỏ quyền xừ lý các
vi phạm liên quan đến BHTG Đặc biệt, cần giảm sự phụ thuộc của DIV vào NHNNVN và tạo vị trí pháp lý
Trang 5tyháỊL luật ữù Jtinh tí Số 4 (361) -2022
độc lập của DIV DIV không nên là tổ chức chịu sự
quản lý của NHNNVN như hiện nay mà nên có vị trí
pháp lý độc lập với NHNNVN Có như vậy, thì mới đạt
được mục tiêu của tổ chức này là bảo vệ tốt nhất
quyền lợi của người gửi tiền, giám sát rủi ro, bảo đảm
sự an toàn của HTNH
Ha/ là, về loại tiền gửi được bảo hiểm và hạn mức
chi trả bảo hiểm: Pháp luật nên mờ rộng diện tiền gửi
cần được bảo hiểm, không chỉ bảo hiểm cho tiền gửi
của cá nhân bằng nội tệ Một khi ngoại tệ chiếm tỷ lệ
lớn trong tổng số tiền gửi ở ngân hàng thì vấn đề bảo
hiểm ngoại tệ cũng nên được cho phép nhằm bảo vệ
quyền lợi của các chủ thể gửi tiền, không có sự phân
biệt đối xử Ngoài ra, tiền gửi của tổ chức cũng nên
được bảo hiểm, trên cơ sở đó bảo đảm sự bình đẳng
của các chủ thể gửi tiền trong việc tiếp cận hệ thống
BHTG về mức chi trà BHTG tối đa nên được giới hạn
và được xác định trên cơ sở thu nhập quốc nội bình
quân đầu người một năm Theo các tài liệu hướng dẫn
của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI), việc tính
toán hạn mức trả tiền bảo hiểm phải tuân thủ hai mục
tiêu cơ bản là bảo vệ những người gửi tiền nhỏ, thiếu
thông tin về hoạt động ngân hàng và góp phần đảm
bảo ổn định tài chinh Hạn mức chi trả phù hợp là hạn
mức chi trả không quá thấp để khuyến khích người gửi
tiền yên tâm gửi tiền vào ngân hàng và không quá cao
để kiểm soát rủi ro đạo đức Các căn cứ để tính toán
hạn mức bao gồm: (i) GDP bình quân đầu người và
các yếu tố liên quan như lạm phát, tỷ giá, lòng tin của
người dân vào hệ thống tài chính; (ii) Tỷ lệ phần trăm
người gửi tiền được bảo vệ toàn bộ tính trên tổng số
người gửi tiền; (iii) Tỷ lệ phần trăm giá trị tiền gửi được
bảo vệ toàn bộ trên tổng giá trị tiền gửi được bảo hiểm;
(iv) Mức độ rủi ro của HTNH và tổng thể nền kinh tế
Trong giai đoạn kinh tế bình thường, IADI khuyến nghị
hạn mức BHTG nên bảo vệ toàn bộ được 90% đến
95% số người gửi tiền; đồng thời tỷ lệ “hạn mức/GDP
bình quân đầu người” nên tối thiểu bằng 2 và tương đương với mức trung bình của các quốc gia có cùng trình độ phát triển dịch vụ ngân hàng Với chính sách bảo hiểm như vậy, quyền lợi của người gửi tiền được bảo vệ một cách tích cực, tạo ra cơ chế thúc đẩy người gửi tiền có ý thức tự bảo vệ mình trước những rủi ro nhất định liên quan đến tình hình hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi Vì vậy, mức BHTG hiện nay là 125 triệu đồng cũng cần phải được xem xét để tăng lên phù hợp với cơ sở nêu trên khi có sự gia tăng GDP trong thời gian gần đây
Ba là, về chủ thể tham gia BHTG: Pháp luật Việt
Nam nên mở rộng chủ thể tham gia BHTG không chỉ là các ngân hàng nhận tiền gửi mà cả các TCTD phi ngân hàng để bảo đảm sự bình đẳng của các TCTD và tăng quy mô vốn của DIV, trên cơ sở đó bảo đảm khả năng thanh toán của DIV khi phát sinh sự kiện bảo hiểm Bên cạnh đó, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, với việc ứng dụng internet kết nối vạn vật, công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong lĩnh vực ngân hàng, bên cạnh những tác động tích cực không thể phủ nhận cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho người tiêu dùng tài chính nói chung và người gửi tiền nói riêng, vấn đề trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ nhận tiền gửi cho khách hàng (cả các ngân hàng truyền thống lẫn phi truyền thống) như thế nào để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền? Nghĩa vụ của các ngân hàng và công ty công nghệ trong việc đảm bảo bí mật thông tin của người gửi tiền cũng như cung cấp và trao đổi thông tin của người gửi tiền cho bên thứ ba? Điều này cho thấy, pháp luật cần mở rộng chủ thể tham gia BHTG, không chỉ là các ngân hàng nhận tiền gửi mà còn cả các công ty công nghệ có các
hoạt động ngân hàng và được ngân hàng trung ương cấp phép Ngoài ra, với tính chất phức tạp của các sản phẩm dịch vụ, dịch vụ công nghệ ngân hàng, để có thể bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền một cách tối đa,
Trang 6tykáp luật oà JCinh tí
hoạt động của các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng công nghệ cần có sự giám sát hợp nhất của
các cơ quan có thẩm quyền và tổ chức BHTG Thêm
vào đó, pháp luật về BHTG yêu cầu các tổ chức tham
gia BHTG phải báo cáo trung thực về các hoạt động
liên quan đến tiền gửi, gắn trách nhiệm của các ngân
hàng trong việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và
đưa ra các chế tài xử lý thích đáng khi quyền lợi của
người gửi tiền bị xâm phạm
Bốn là, về phí BHTG: Mức phí BHTG cần căn cứ
vào mức độ rủi ro trong hoạt động của TCTD Nếu vẫn
duy trì mức phí bảo hiểm đồng hạng như hiện nay ở
Việt Nam sẽ đồng nghĩa với việc bao cấp cho những
ngân hàng yếu kém, làm giảm uy tín đối với HTNH,
không tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân
hàng trong hệ thống, trái với quy luật cạnh tranh của
nền kinh tế thị trường Việc tính phí bảo hiểm theo
mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG là rất
cần thiết, nhằm tạo sân chơi bình đẳng, lành mạnh
cho tất cả các tổ chức nhận tiền gửi Điều này yêu cầu
SỐ 4 (361) -2022
pháp luật về BHTG phải định rõ trách nhiệm của tổ chức tham gia BHTG cung cấp đầy đủ, kịp thời và minh bạch các thông tin và công khai kết quả đánh giá
định kỳ tình hình hoạt động của các ngân hàng và các
tổ chức tài chính Bên cạnh đó, đòi hỏi hoàn thiện pháp luật kiểm toán, nâng cao năng lực của các tổ chức kiểm toán, trên cơ sở đó có thể đưa ra kết quả nhất định về chất lượng hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG
Có thể nối, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, pháp luật bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam cần phải được hoàn thiện theo hướng đổi mới về mô hình BHTG, về chủ thể tham gia BHTG, về người thụ hưởng BHTG cũng như về loại tiền gửi, hạn mức chi trả bảo hiểm, vấn đề phí trên mức độ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG Điều này sẽ tạo điều kiện bảo vệ triệt để hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và nâng cao được hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG - DIV, đồng thời tạo sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động của HTNH thời kỳ hội nhập □
nào phải được ban hành cho quyền lập pháp để bảo đắn, kịp thời và phù hợp với nhu cầu của đời sống xã đảm rằng các quy định pháp luật được đặt ra là đúng hội □
1 William Ellis (translated), The Politics of Aristotle ora Treaties on Government, London I.M, p 132.
2 Montesquieu, The Spirit of the Laws, Translated by Thomas Nugent, New York Hafner Publishing Company 1949,
p 151.
3 Alec Walen, A Theory on Rights, In book: The Mechanics of Claims and Permissible Killing in War, Chapter 3, Publisher: Oxford University Press 2019, p.3.
4 Dale, R.c Implied Limitations upon the Exercise of the Legislative Power, University of Pennsylvania Law Review,
49, 580, p 583.
5 Alec Walen, A Theory on Rights, In book: The Mechanics of Claims and Permissible Killing in War Chapter: 3, Publisher: Oxford University Press 2019, p 8.
6 Alec Walen, A Theory on Rights, In book: The Mechanics of Claims and Permissible Killing in War, Chapter 3, Publisher: Oxford University Press 2019, p 15.