1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế

27 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 270,2 KB

Nội dung

Sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ luật hàng hải Việt Nam để đảm bảo tính phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế...22 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế chịu sự

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương 1 Những điểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế 3

1.1 Khái niệm 3 1.2 Phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế .4 1.3 Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế 5

Chương 2: Thực trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế ở Việt Nam 8

2.1 Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế ở Việt Nam 8 2.2 Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật tại Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 9

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế 11

3.1 Những nguyên tắc cơ bản khi hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế 11 3.1.1 Đảm bảo tính kế thừa trong các quy định của pháp luật bảo hiểm hàng hải Việt Nam 11 3.1.2 Đáp ứng được yêu cầu phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải và ngành bảo hiểm 11 3.1.3 Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam 12 3.1.4 Phù hợp với pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế trên cơ sở sát với thực tiễn của hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam 12 3.1.5 Bảo đảm tính dự liệu trước của pháp luật bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam

14

Trang 2

3.1.6 Đảm bảo tính dễ hiểu, dễ vận dụng của pháp luật bảo hiểm hàng hải 14

3.2 Một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 15

3.2.1 Tạo ra tính thống nhất giữa Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật hàng hải Việt Nam trong quy định về bảo hiểm trùng 15 3.2.2 Sửa đổi quy định tại Điều 12 Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển hiện hành cho phù hợp với Bộ luật hàng hải Việt Nam 18 3.2.3 Soạn thảo, ban hành tài liệu giải thích các điều khoản bảo hiểm hàng hải

để áp dụng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam 20 3.2.4 Sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ luật hàng hải Việt Nam để đảm bảo tính phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế 22

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế chịu sự điều chỉnh củamột hệ thống quy phạm pháp luật hết sức phức tạp Tính chất quốc tế của việc vận chuyểnhàng hóa bằng đường biển đòi hỏi một sự tương thích nhất định giữa luật bảo hiểm hànghải của mỗi quốc gia với các chuẩn mực tiên tiến về bảo hiểm hàng hải quốc tế

Cũng như nhiều nước trên thế giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằngđường biển ở Việt Nam là một nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, do đó nó được điều chỉnhtrước tiên bởi Bộ luật hàng hải Việt Nam Bộ luật hàng hải Việt Nam đầu tiên đượcban hành từ năm 1990, sau hơn 10 năm áp dụng đã nhường chỗ cho Bộ luật hàng hảiViệt Nam năm 2005 So với Bộ luật hàng hải năm 1990, Bộ luật hàng hải năm 2005 cónhiều điểm tiến bộ vượt trội Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, bản thân Bộluật này vẫn còn có những hạn chế, khiếm khuyết Bên cạnh đó, hiện trạng thực thi

Trang 3

pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lĩnh vực hàng hải ở nước ta cũngđặt ra những vấn đề pháp lý cần phải giải quyết

Xuất phát từ lý do trên, nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài "Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế"

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củatiểu luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những điểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế.

Chương 2: Thực trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

bằng đường biển quốc tế ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế

Mong cô và các bạn có những đóng góp để bài tiểu luận của chúng em đượchoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1 Những điểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế

1.1 Khái niệm

Khái niệm hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự

2005 và Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 Tuy nhiên, đây chỉ là kháiniệm chung về hợp đồng bảo hiểm Cả hai đạo luật trên đều không quy định về bất

kỳ hợp đồng bảo hiểm cụ thể nào Do đó, để đi đến khái niệm về hợp đồng bảohiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, trước hết luận văn bắt đầubằng khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải được đề cập tại Điều 224 Bộ luậthàng hải Việt Nam 2005

1 Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đóngười bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hảithuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng

Trang 4

Rủi ro hàng hải là những rủi ro liên quan đến hành trình đường biển, baogồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên,quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua,hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc các rủi ro khác được thỏa thuậntrong hợp đồng bảo hiểm

2 Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thểhoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đốivới những tổn thất xảy ra trên đường thuỷ nội địa, đường bộ hoặc đường sắt thuộccùng một hành trình đường biển [2]

Từ khái niệm hợp đồng bảo hiểm trong Bộ luật dân sự; Luật kinh doanh bảohiểm và khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong Bộ luật hàng hải nói trên, có

thể hiểu: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người mua bảo hiểm và người bảo hiểm, theo đó người mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm còn người bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm trong suốt hành trình được bảo hiểm

1.2 Phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế thườngđược chia thành hai loại là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao

Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho một lô hàng trên một

chuyến hành trình từ địa điểm này đến địa điểm khác Đây là loại hợp đồng "tườngminh" nhất bởi lẽ những thông tin về đối tượng bảo hiểm như: tên hàng, số lượngxếp xuống tàu, đặc điểm nhận biết, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm cũng như nhữngthông tin về phương tiện vận chuyển, hành trình như: tên tàu, chủ tàu, cảng xếp hàng,ngày xếp hàng đều được thể hiện rõ trong hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm trọn gói, được áp đối với

đối tượng bảo hiểm là một loại hàng hóa hoặc một số hàng hóa mà người đượcbảo hiểm gửi đi hoặc nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là

1 năm) Hợp đồng bảo hiểm bao thường áp dụng cho các khách hàng nhập khẩuthường xuyên với khối lượng hàng hóa lớn từ nhiều cảng, nhiều nơi trên thế giới

Trang 5

hay với lô hàng lớn, vận chuyển giao hàng nhiều lần Khác với hợp đồng bảohiểm chuyến, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm bao có nhiều thông tin liên quanđến hợp đồng người bảo hiểm chưa được biết Chính vì lẽ đó mà hợp đồng bảohiểm bao được coi là một dạng hợp đồng nguyên tắc trong đó các bên thỏa thuậncác điều khoản làm cơ sở cho việc tính giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm tương ứngvới những điều kiện bảo hiểm, phương thức thanh toán phí, cam kết về phươngtiện chuyên chở Với mỗi chuyến hàng bên mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ cungcấp những thông tin mà bên bảo hiểm yêu cầu và theo yêu cầu của bên mua bảohiểm, bên bảo hiểm phải cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng chuyến hàng màbên mua bảo hiểm nhập (xuất).

Trong thực tiễn kinh doanh, do mang lại nhiều lợi ích và ưu thế hơn so vớihợp đồng bảo hiểm chuyến nên hợp đồng bảo hiểm bao luôn được các doanh nghiệpbảo hiểm khuyến khích áp dụng Hợp đồng bảo hiểm bao phù hợp đối với nhữngkhách hàng có khối lượng hàng hóa nhập, xuất lớn trong năm Hợp đồng bảo hiểmbao được ký kết và thực hiện trên tinh thần thiện chí

1.3 Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế

So với những hợp đồng khác, hợp đồng bảo hiểm nói chung hợp đồng bảohiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế nói riêng có những nét đặctrưng riêng, đó là:

- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là loại hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là loạihợp đồng có yếu tố nước ngoài Sở dĩ như vậy bởi lẽ hợp đồng bảo hiểm này cómối quan hệ mật thiết với hợp đồng ngoại thương Các chủ thể của hợp đồng muabán ngoại thương ở các nước khác nhau, có ngôn ngữ, luật pháp, tập quán và thóiquen buôn bán khác nhau Do đó, các chủ thể của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vậnchuyển bằng đường biển quốc tế có thể là người nước ngoài Bên cạnh đó, người

Trang 6

nước thứ ba Quá trình vận chuyển hàng hóa thường qua lãnh hải của nhiều quốcgia Chính vì vậy, trong một chừng mực nhất định, yếu tố nước ngoài luôn chi phốiđến các khía cạnh kỹ thuật và pháp lý của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyểnbằng đường biển quốc tế.

- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là loại hợp đồng song vụ

Khác với dạng hợp đồng đơn vụ, trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, hai bêntrong hợp đồng bảo hiểm đều có nghĩa vụ đối với nhau Nghĩa vụ bồi thường bảo hiểmcủa bên bảo hiểm tương xứng với nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của bên được bảo hiểm;

nghĩa vụ giải thích các điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm đi đôi với nghĩa

vụ kê khai thông tin của bên được bảo hiểm Nghĩa vụ của các bên trong quá trìnhgiao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển được Luật kinh doanhbảo hiểm quy định tại các điều 17, 18 Tuy nhiên, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cũngkhông ngăn cấm các bên trong hợp đồng có những thỏa thuận riêng

- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là loại hợp đồng mở sẵn, tùy thuộc (hợp đồng theo mẫu)

Mẫu hợp đồng bảo hiểm được đưa ra bởi bên bảo hiểm - người bảo hiểm soạnthảo sẵn các điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm Khi giao kết hợp đồng bảohiểm, đối với phần điều kiện chung, người tham gia bảo hiểm chỉ có thể chấp thuậntoàn bộ hoặc không giao kết hợp đồng bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm chỉ có thểđàm phán để thỏa thuận về các điều khoản riêng của hợp đồng như: giới hạn hành trìnhđược bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm

Chính vì đặc trưng này mà trong hợp đồng bảo hiểm, nếu có điều khoản nào

đó không rõ ràng thì bên bảo hiểm phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó

- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là loại hợp đồng bồi thường

Cũng như mọi hợp đồng bảo hiểm thiệt hại khác, hợp đồng bảo hiểm hànghóa vận chuyển bằng đường biển là loại hợp đồng bồi thường Thực chất, để đổi lấykhoản phí bảo hiểm của người mua bảo hiểm, người bảo hiểm phải cung cấp chongười được bảo hiểm một loại dịch vụ đặc biệt Đó là cam kết bồi thường khi xảy

Trang 7

ra sự kiện bảo hiểm gây thiệt hại cho người được bảo hiểm Việc thanh toán tiềnbồi thường trong trường hợp này có mục đích bù đắp những tổn thất và chi phí màngười được bảo hiểm phải gánh chịu khi hàng hóa của họ gặp rủi ro trong quá trìnhvận chuyển và bốc dỡ Căn cứ để người bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường làthiệt hại thực tế của người được bảo hiểm, các quy định của pháp luật liên quan vàcác thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là một hợp đồng "tín nhiệm"

Hợp đồng bảo hiểm chỉ có giá trị pháp lý khi việc xác lập hợp đồng được tiếnhành trên cơ sở các thông tin trung thực của các bên Trung thực, thiện chí trong việcthực hiện nghĩa vụ và quyền thỏa thuận trong hợp đồng là điều kiện tiên quyết choviệc duy trì hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu hoặc buộc phải chấmdứt vì những hành vi gian lận, ý đồ trục lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm

- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế chịu sự điều chỉnh của một hệ thống các quy định pháp lý phức tạp

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế chịu sự điều chỉnhcủa một hệ thống các quy phạm pháp luật khá phức tạp Hệ thống các quy phạm phápluật này được quy định trong Luật hàng hải quốc gia, Luật hàng hải Anh quốc, cácĐiều ước quốc tế, các điều kiện thương mại quốc tế Những quy phạm pháp luật liênquan đến nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quan hệ mua bán, vận chuyển được

đề cập trong các nguồn luật này có liên quan chặt chẽ tới việc giao kết, thực hiện vàgiải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Trang 8

Chương 2: Thực trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế ở Việt Nam.

2.1 Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế ở Việt Nam

Đánh giá về hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyểnbằng đường biển quốc tế ở Việt Nam không thể không nói đến những kết quả đạtđược từ việc ban hành các quy phạm pháp luật và tác động của nó đến hoạt độngkinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này ở nước ta

Khởi xướng từ Đại hội Đảng VI, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển sang

cơ chế thị trường từ nửa cuối thập kỷ 80 Trước đòi hỏi của cơ chế thị trường trong

xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việccải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh Hệ thống các văn bản phápluật trong mọi lĩnh vực đã được rà soát, sửa đổi và ban hành mới theo xu hướngcông bằng và minh bạch hơn

Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, bước ngoặt lớn nhất trên khía cạnhpháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc ban hành Luật kinh doanh bảohiểm ngày 09/12/2000 và chính thức có hiệu lực từ 01/4/2001 Trước Luật kinhdoanh bảo hiểm, Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng được Quốc hội nước Cộng hòa

Trang 9

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 30/6/1990 vàchính thức có hiệu lực từ 01/01/1991 Sau 15 năm áp dụng, Bộ luật này đã bộc lộnhiều điểm lỗi thời và khiếm khuyết, đây chính là lý do cho việc ra đời Bộ luậthàng hải Việt Nam mới Kế thừa Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990 , Bộ luật hàng hảiViệt Nam 2005 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và

có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006

So với Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 cónhiều điểm mới, phù hợp hơn với hệ thống pháp luật hàng hải quốc tế, sát với đòi hỏicủa thực tiễn hoạt động hàng hải và bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam đồng thời khắcphục được nhiều khiếm khuyết trong Bộ luật hàng hải 1990 Ưu điểm lớn nhất liênquan đến hoạt động bảo hiểm hàng hải đạt được trong Bộ luật này là những nhữngthay đổi trong quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận chuyển

Trong bảo hiểm hàng hải, ngoài Bộ luật hàng hải Việt Nam, Bộ Tài chính

còn ban hành Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

1990 (QTC 1990) Quy tắc này được soạn thảo theo nội dung của bộ điều khoản bảo

hiểm của Hiệp hội bảo hiểm London ban hành năm 1982 (ICC 1982) Đây là cơ sởquan trọng để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vận dụng trong kinh doanh bảohiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Cùng với những văn bản pháp lý trên, hàng loạt văn bản dưới luật được ban

hành để hướng dẫn thi hành Bộ luật hàng hải và Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam

Trên nền tảng của các văn bản pháp luật về bảo hiểm, việc thực thi phápluật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế ở Việt Nam đã cónhững kết quả nhất định Trước tiên, đó là sự chuyển biến trong nhận thức củangười bảo hiểm và người mua bảo hiểm Quá trình nhận thức về pháp luật bảo hiểmnói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế nói riêng đãtạo nên một tư duy pháp luật ở cả người bảo hiểm lẫn người mua bảo hiểm Điềunày chi phối đến các hành vi pháp luật từ việc thể hiện ý muốn đến việc giao kết vàthực hiện hợp đồng bảo hiểm Sau nữa, những tranh chấp xuất phát từ sự thiếu hiểubiết, ấu trĩ pháp luật của các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vậnchuyển bằng đường biển quốc tế cũng có xu hướng ít dần Đây là kết quả của sự

Trang 10

hiểu biết pháp luật bảo hiểm ngày càng cao trong hàng ngũ những người làm bảohiểm và các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.

2.2 Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật tại Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Qua nghiên cứu thực tiễn, những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thipháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được tổng kết trongnhững điểm chủ yếu sau:

(1) Những hạn chế, khiếm khuyết trong các quy định pháp lý từ Bộ luật hànghải đến Luật kinh doanh bảo hiểm và Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyểnbằng đường biển dẫn đến những hiểu biết lệch lạc và sự lợi dụng sơ hở của luật pháp đểthực hiện các hành vi trục lợi bảo hiểm Những hạn chế, khiếm khuyết này bao gồm:

- Quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển vẫn

có hiệu lực trong trường hợp hàng hóa đã bị tổn thất trước thời điểm giao kết hợpđồng bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không biết về điều đó trong Quy tắc chung

về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là một sơ hở lớn nhất mà bênmua bảo hiểm, thậm chí cả cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm có thể lợidụng để trục lợi bảo hiểm

- Sự không nhất quán và khiếm khuyết trong quy định về bảo hiểm trùng giữa

Bộ luật hàng hải Việt Nam và Luật kinh doanh bảo hiểm cũng là một trong nhữngnguyên nhân dẫn tới những vướng mắc trong quá trình vận dụng để giải quyết nhữngvấn đề thực tiễn nảy sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm

(2) Tính không rõ ràng, khó hiểu trong một số quy định pháp lý có liênquan đến bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằngđường biển nói riêng, có thể dẫn đến những hiểu lầm và ngộ nhận trong quá trìnhgiao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm

(3) Sự khác biệt giữa Bộ luật hàng hải Việt Nam với các nguồn luật quốc tế,việc thiếu các chuyên gia có trình độ, có kinh nghiệm sâu về lĩnh vực hàng hải làmviệc tại các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong bảo hiểm hàng hảikhiến quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải

Trang 11

kéo dài, gây tốn kém và làm cho việc truy đòi người thứ ba trong bảo hiểm hàng hải

và chắt lọc những điều còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống

Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật vềbảo hiểm hàng hóa trong lĩnh vực hàng hải trong đề tài phải đặt ra nguyên tắc đầu tiên

là đảm bảo tính kế thừa trong quy định của pháp luật hàng hải Việt Nam

3.2.1.2 Đáp ứng được yêu cầu phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải và ngành bảo hiểm

Việc ra đời của bất kỳ một văn bản pháp luật nào hoặc rộng hơn là bất kỳ mộtngành luật nào, trước tiên đều xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống

Trang 12

Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, luật pháp lại quay trở lại phục vụcuộc sống xã hội Thực tiễn cuộc sống luôn phức tạp và vận động không ngừng, chính

vì vậy cái đúng của ngày hôm nay chưa chắc đã đúng ở ngày mai Triết lý này đã tạonên tính lịch sử của pháp luật

Trong bối cảnh hiện nay, trước thềm của việc Việt Nam gia nhập vào Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO), mọi chính sách và luật pháp đã ban hành trước đây đềuphải rà soát lại, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quá trình hội nhập ngày càng sâurộng Năm năm gần đây đã chứng kiến hàng loạt thay đổi lớn trong lĩnh vực luật phápcủa Việt Nam Những thay đổi này đều xuất phát từ đòi hỏi của việc minh bạch hóa vàtạo nên một sự công bằng cho tất cả chủ thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật, khôngphân biệt yếu tố trong nước, ngoài nước, không phân biệt thành phần kinh tế đặt ratrong quá trình hội nhập Suy cho cùng, mọi sự thay đổi nói trên đều hướng tới việcphù hợp hơn với các quy luật của kinh tế thị trường và thúc đẩy phát triển kinh tế,nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài không thể vượt ra ngoài mục tiêu đáp ứngđược yêu cầu phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải

và ngành bảo hiểm Việt Nam

3.2.1.3 Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam

Trong một quốc gia, hệ thống các quy phạm pháp luật bao gồm rất nhiều vănbản pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau Chính đòi hỏi của tính phù hợp, tínhthống nhất trong hệ thống các quy phạm pháp luật đã tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữaHiến pháp với các bộ luật và các văn bản dưới luật Trong mỗi ngành luật, tính phùhợp, tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật cũng là một đòi hỏi chính đáng củathực tiễn

Hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật đượcquy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải, Luậtthương mại, Luật hàng không, … và các văn bản dưới luật khác Các quy phạm phápluật này có nội dung điều chỉnh những mối quan hệ pháp luật nảy sinh từ hoạt độngkinh doanh bảo hiểm

Trang 13

Bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đườngbiển nói riêng chịu sự điều chỉnh trước hết bởi Bộ luật hàng hải Việt Nam Chính vìvậy, yêu cầu đặt ra là tạo nên tính phù hợp giữa Bộ luật hàng hải Việt Nam và các quytắc, điều khoản, quy định trong bảo hiểm hàng hải với hệ thống pháp luật bảo hiểm

Việt Nam có ý nghĩa quan trọng

3.1.4 Phù hợp với pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế trên cơ sở sát với thực tiễn của hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam

Hoạt động hàng hải không chỉ làm phát sinh các mối quan hệ pháp luật giữacác chủ thể trong một quốc gia mà còn phát sinh các quan hệ pháp luật giữa các chủthể của nhiều quốc gia khác nhau Chính vì vậy, hoạt động hàng hải là một trong cáchoạt động mang tính quốc tế sâu rộng

Tính quốc tế của hoạt động hàng hải quyết định tính quốc tế của hoạt động bảohiểm hàng hải Trong bảo hiểm hàng hải, một hợp đồng bảo hiểm có thể bao gồmnhiều chủ thể thuộc các nước khác nhau Do đó, một sự khác biệt trong pháp luật bảohiểm của một nước có thể kéo theo những xung đột pháp luật trong quá trình xác lập,giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải

Tính quốc tế của hoạt động bảo hiểm hàng hải, ngoài việc bị chi phối bởi tínhquốc tế của hoạt động hàng hải, còn bị chi phối bởi chính đặc thù của hoạt động phântán rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm Phương pháp phân tán rủi ro chủ yếu và đặc thù

nhất của các doanh nghiệp bảo hiểm là Tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phầntrách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác trên cơ

sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm Chính hoạt động tái bảohiểm đã tạo nên sự gắn kết các nhà bảo hiểm trên toàn cầu

Sự bất trắc trong các hành trình hàng hải đã dạy cho các nhà bảo hiểm sửdụng tái bảo hiểm như một biện pháp phân tán rủi ro, đảm bảo sự an toàn trong kinhdoanh Trong quan hệ tái bảo hiểm, một hợp đồng bảo hiểm gốc được ký kết cầnphải có những điều khoản phù hợp với hợp đồng tái bảo hiểm Sự phù hợp trước tiên

là phải ở các điều khoản quy định về phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, cách tính

và thanh toán bồi thường, …

Ngày đăng: 15/10/2022, 09:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w