Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay, về lĩnh vực tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Đảng chủ trươngphải thực hiện đồng bộ ba cuộc cải cách: cải cách tư pháp, cải cách pháp luật,cải cách hành chính Đây là những vấn đề rất quan trọng đã và đang được sựquan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, của các ngành, các cấp
Tuy vẫn còn những ý kiến khác nhau từ nghiên cứu lý luận và thực tiển,nhưng nhìn chung đã xác định rằng để đảm bảo cho công cuộc cải cách phápluật, cải cách hành chính thành công thì vấn đề trọng yếu của quá trình xâydựng Nhà nước Pháp quyền và cũng là nhân tố không thể thiếu, đó là cải cách
nghị quyết 49–NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục khẳng định “Nâng cao chất lượng tranh
tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp…” là những định hướng và yêu cầu thúc đẩy việc nghiên cứu nhiều hơn
nữa vấn đề tranh tụng trong hoạt động tố tụng, về chất lượng tranh tụng củaViện Kiểm sát thực hành quyền công tố, mở rộng yếu tố tranh tụng … và vìvậy, tranh tụng được xác định là một trong những nội dung quan trọng về cảicách tư pháp
Từ những vấn đề trên, về mặt lý luận, thực tiển và từ yêu cầu thực hiệnnghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, năng lực tranh tụng của Kiểm sátviên tại phiên toà là một trong những nội dung cần được quan tâm nghiên cứu
Trang 2nhiều thêm Do vậy, để góp phần, tác giả luận văn chọn đề tài “Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử
án hình sự ở tỉnh An Giang” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật tại Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong tố tụng hình sự, tranh tụng giữa các chủ thể có liên quan trong quátrình xử lý tội phạm qua những vụ án hình sự là vấn đề không phải mới trongkhoa học pháp lý và được ghi nhận thành nguyên tắc của tố tụng hình sự và
áp dụng phổ biến hầu hết các nước trên thế giới Ở nước ta, tranh tụng chưađược quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luận Tố tụnghình sự hiện hành, chỉ được thể hiện tại một số điều của Bộ luật
Vì vậy, vấn đề áp dụng nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo tranh tụng dânchủ giữa các chủ thể mà trong đó có vai trò của Kiểm sát viên thực hành quyềncông tố thể hiện năng lực tranh tụng tại phiên tòa xét xử án hình sự cũng đangthu hút sự chú ý của các nhà khoa học pháp lý nghiên cứu Có những công trình
và đề tài khoa học về lĩnh vực này, trong đó đáng chú ý như:
─ Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Đức Mai về “Vấn đề tranh tụng
trong tố tụng hình sự” – năm 1996 Nội dung luận văn làm rõ tính khoa học
và sự cần thiết trong hoạt động tranh tụng, đáp ứng yêu cầu trong quan hệ tốtụng tại phiên tòa xét xử hình sự
─ Luận văn Thạc sỹ luật học của Nguyễn Tiến Long về “Thực hiện
pháp luật đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay” – năm 2005 Qua nội dung của luận văn đã làm rõ thêm các
khái niệm tranh tụng; vai trò, đặc điểm của tranh tụng và nguyên tắc tranhtụng trong xét xử hình sự từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo tranh tụngtrong xét xử hình sự sơ thẩm ở nước ta hiện nay
─ Luận văn Thạc sỹ luật học của Hoàng Anh Phương “Năng lực
tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ
Trang 3thẩm hình sự ở Việt Nam hiện nay” – năm 2007 Nội dung của luận văn đã
phân tích và đánh giá một cách hệ thống cơ sở lý luận năng lực tranh tụng củaKiểm sát viên; các tiêu chí đánh giá và thực trạng về năng lực tranh tụng củaKiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự ởViệt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực tranh tụngcủa Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nướcpháp quyền ở Việt Nam hiện nay;
─ Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện khoa học Kiểm sát – Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực
tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay” – năm 1999, đã tập
hợp những nghiên cứu so sánh những vấn đề lịch sử và thực tiễn của chế địnhquyền công tố trong tư pháp hình sự trên thế giới, cũng như việc phân tíchkhoa học các đặc điểm chủ yếu của mỗi chức năng của quyền công tố trongluật tố tụng hình sự Việt Nam và đưa ra khái niệm khoa học về quyền công tốnhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
─ Đề tài khoa học cấp Bộ của Trường đào tạo các chức danh Tư
pháp – Bộ Tư pháp “Tranh tụng tại phiên tòa – một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” – năm 2003 Nội dung của đề tài làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến
tranh tụng tại phiên tòa; đánh giá thực trạng thực hiện tranh tụng và đề ra giảipháp nhằm mở rộng tranh tụng tại phiên tòa nhằm định hướng cho việc xâydựng và thực hiện các chương trình đào tạo chức danh tư pháp ở nước ta
─ Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa” –
năm 2004 Nội dung chỉ ra một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống tranhtụng qua phương pháp so sánh với hệ thống tố tụng hình sự thẩm vấn vànhững quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự cần sữa đổi bổ sung để đáp ứngyêu cầu khi áp dụng tố tụng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự
Trang 4─ “Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm” của Tiến sỹ Dương Thanh
Biểu, Nxb Tư pháp, năm 2007 Đề cập những vấn đề lý luận, vận dụng kiếnthức pháp luật, về các trình tự, nội dung liên quan việc tranh tụng tại phiên tòa
sơ thẩm và qua các ví dụ minh họa đã nêu được những tồn tại, thiếu sót củaKiểm sát viên trong tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự
─ “Kỹ năng tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm
hình sự liên quan đến phụ nữ” – Nxb CAND, năm 2007 của nhóm nghiên cứu
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với nội dung dẫn chứng từ công ước CEDAW
và Luật Bình đẳng giới của Việt Nam, tuyển chọn một số bản luận tội, bản đốiđáp, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự liên quan đếnphụ nữ đã góp phần khắc phục những khuyết điểm, tồn tại của hoạt động thựchành quyền công tố, trong đó có hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tạiphiên tòa hình sự nói chung và tại phiên tòa sơ thẩm hình sự có liên quan đếnphụ nữ nói riêng
─ Bài đăng tải trong Tạp chí Kiểm sát số 12 năm 2005 của Lê Hữu
Thể: “Vai trò của Kiểm sát viên trong hoạt động tranh dụng tại phiên tòa”, có
nội dung chỉ ra cách để Kiểm sát viên thực hiện tốt hơn trong hoạt động tranhtụng và các giải pháp thực hiện vai trò chủ động, tích cực qua tranh tụng
─ Bài đăng trong Tạp chí Kiểm sát số 8 năm 2006 của Phạm Hồng
Hải về: “Thực trạng tranh tụng trong phiên tòa hình sự của Kiểm sát viên
dưới góc độ luật sư”, có nội dung nêu ra những mặt được, chưa được qua
thực hiện tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và những yêucầu khắc phục để nâng cao chất lượng tranh tụng
Tuy vẫn còn nhiều bài viết khác được đăng tải trên các tạp chí nghiêncứu lập pháp, tạp chí Luật học, Thông tin khoa học pháp lý, Tạp chí Kiểm sát,Tạp chí Tòa án nhân dân, Nhưng nhìn chung, nội dung các đề tài phầnnhiều xoay quanh nghiên cứu hoạt động tranh tụng ở giai đoạn tố tụng sơthẩm hình sự, còn mảng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự ít được đề
Trang 5cập và năng lực Kiểm sát viên cần được nghiên cứu nhiều thêm ở cả giai đoạn
tố tụng này của Bộ Luật tố tụng hình sự
3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến năng lựctranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và những yếu tố đảmbảo năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử án hình sự sơthẩm, phúc thẩm và thực tế thực hiện ở địa phương
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Từ thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
An Giang, luận văn nghiên cứu vấn đề về năng lực tranh tụng của Kiểm sátviên thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và phúc thẩm ởđịa phương Luận văn không nghiên cứu vấn đề tranh tụng của Kiểm sát viênthực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm thuộc thẩm quyềnxét xử của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao
Về thời gian nghiên cứu, luận văn chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề
có liên quan đến đề tài trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2007
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Qua thực tiển, với mong muốn nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ nhữngvấn đề lý luận và thực tiển liên quan đến đề tài của luận văn, luận chứng và đềxuất những giải pháp để năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viêntại phiên tòa xét xử án hình sự thực hiện việc tranh tụng được tốt hơn, nhằmđảm bảo phiên tòa hình sự thể hiện đầy đủ tính dân chủ, bình đẳng, kháchquan, công khai và qua đó, Hội đồng xét xử ra quyết định, bản án đúng người,đúng tội, đúng pháp luật ; góp phần hoàn thiện các quy định về tranh tụng của
Bộ luật tố tụng hình sự, thực hiện cải cách tư pháp, lấy “xét xử là hoạt động
Trang 6trung tâm” theo tinh thần của Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ chínhtrị (Khóa IX).
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích nên trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
─ Làm rõ sở lý luận về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thựchành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm
─ Đánh giá thực trạng về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viênthực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm ởtỉnh An Giang
─ Đề xuất quan điểm, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luậtđảm bảo năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tạiphiên tòa xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận của luận văn
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, nhất làcác quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp Luận văn có dựa trên
cơ sở lý luận của Khoa học luật tố tụng hình sự, những nghiên cứu có liên quanđến áp dụng pháp luật theo hệ tố tụng tranh tụng, hệ tố tụng thẩm vấn
5.2 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử như phương pháp kết hợp giữa lý luận và thựctiển, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích tổng hợp Ngoài ra,còn sử dụng một số phương pháp của các bộ môn khoa học khác như phươngpháp so sánh, thống kê kết hợp với khảo sát thực tế
6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
─ Phân tích và góp phần làm rõ thêm các khái niệm có liên quanđến đề tài như: khái nhiệm quyền công tố, thực hành quyền công tố, năng lực
Trang 7tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự ;các yếu tố cấu thành năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hìnhsự.
─ Đề xuất các giải pháp để nâng chất lượng năng lực tranh tụngcủa Kiểm sát viên thực hành quyền công tốt tại phiên tòa xét xử án hình sự sơthẩm, phúc thẩm, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
7 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn, trong chừng mực, góp phần làm cơ sởtham khảo cho việc nghiên cứu, phục vụ yêu cầu thực tiễn về các tiêu chíđánh giá năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tạiphiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm theo phân cấp trong tố tụnghình sự
Luận văn cũng có thể sử dụng nghiên cứu, tham khảo “đổi mới việc tổchức phiên tòa xét xử, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của ngườitiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng ” theo yêu cầu cải cách tư phápcủa Nghị quyết 49 Bộ chính trị (Khóa IX)
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn được trình bày thành 3 chương, 7 tiết
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA
KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ
1.1 KHÁI NIỆM NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ
Để làm rõ khái niệm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hànhquyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự, trước hết cần làm rõ một sốkhái niệm khác có liên quan đến vấn đề này
Trước hết là, Khái niệm quyền công tố
Hiện nay, trong khoa học pháp lý ở nước ta tồn tại nhiều quan điểm khácnhau về quyền công tố
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Công tố là quyền chỉ thuộc Nhà nước,
không một cá nhân, một tổ chức nào được thực hiện nếu không được Nhànước cho phép Từ đó đưa ra quan điểm về quyền công tố:
Là một quyền năng của Nhà nước, quyền công tố được thực hiện trong tất
cả các quá trình giải quyết các vi phạm pháp luật bao gồm tố tụng hành chính, tốtụng dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động, tố tụng hình sự [8, tr.87]
Quan điểm này đã coi quyền công tố là một quyền năng của Nhà nước
và được giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện việc cáo buộc đối tượng có hành
vi sai trái, vi phạm pháp luật Đối tượng bị cáo buộc là con người cụ thể hoặcmột tổ chức, một cơ quan tùy theo vi phạm đối với quan hệ pháp luật nào.Trong tố tụng hình sự, cả ba cơ quan tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra,Viện Kiểm sát và Tòa án đều có quyền công tố
Quan điểm thứ hai cho rằng: Quyền công tố có trong hai cơ quan tiến
hành tố tụng đó là cơ quan điều tra và cơ quan truy tố là Viện Kiểm sát vàđược Nhà nước giao quyền khởi tố, điều tra, truy tố người phạm tội:
Trang 9Quyền công tố là quyền của Nhà nước được giao cho các cơ quan nhấtđịnh khởi tố, điều tra và truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử vàthực hiện việc buộc tội trước phiên tòa [35, tr.240].
Quan điểm này giải thích quyền công tố thuộc phạm vi tố tụng hình sự,nhưng chỉ có hai cơ quan được Nhà nước giao quyền theo tố tụng, thu hẹphơn so với quan điểm thứ nhất
Quan điểm thứ ba cho rằng: Không có quyền công tố chung chung mà
có tính cụ thể, quyền này xuất hiện một khi một tội phạm cụ thể đã được thựchiện bởi người phạm tội Thực chất của quyền công tố là quyền của Nhànước, ủy quyền hoặc phân công cho một cơ quan trong bộ máy Nhà nướcthực hiện chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Từ
đó đưa ra khái niệm: Quyền công tố là quyền của một cơ quan Nhà nước đượcNhà nước ủy quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngườiphạm tội nhằm đưa người đó ra xét xử trước Tòa án và đồng thời bảo vệ sựbuộc tội đó [7, tr.52]
Quan điểm này cũng xác định quyền công tố là quyền năng của Nhànước ủy quyền hoặc phân công cho một cơ quan trong bộ máy Nhà nước thựchiện chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực tố tụng hình sự là buộc tội đối vớingười phạm tội hình sự
Như vậy, giữa các quan điểm có khác nhau về việc xác định lĩnh vựcphát sinh quyền công tố; phạm vi; chủ thể thực hiện quyền năng công tố củaNhà nước
Quan điểm thứ tư cho rằng: Khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam kế
thừa luật tố tụng hình sự các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô (cũ)
Mô hình tổ chức, hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cũng được xây dựngtheo mô hình tương tự Do vậy, theo luật định giao cho Viện Kiểm sát thựchành quyền công tố ngay trong giai đoạn xét xử Từ đó, thống nhất khái niệm:
Trang 10Quyền công tố là quyền đưa vụ án ra tòa để xét xử và quyền công tố cóthể thực hiện từ khi kết thúc điều tra đến khi có bản luận tội của Viện Kiểmsát trước phiên tòa [19, tr.21].
So với các quan điểm nên trên, quan điểm này xác định quyền công tốchỉ phát sinh sau khi cơ quan điều tra đã hoàn tất, có kết luận điều tra và chấmdứt khi Kiểm sát viên thực hành công tố công bố việc luận tội tại phiên tòa sơthẩm hình sự Nói cách khác, đây là quan điểm thu hẹp khái niệm quyền công
tố, đồng nhất quyền công tố với thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử
án hình sự
Nhìn chung, các quan điểm đã nêu trên đều dựa vào các quy định phápluật làm cơ sở và từ thực tiển ở nước ta để nghiên cứu Do cách tiếp cận khácnhau nên vẫn còn có những quan điểm chưa thống nhất về quyền công tố Tuyvậy, vẫn có được nhận thức chung là nó thuộc lĩnh vực hình sự tố tụng đểnhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và quyền này đượcluật quy định giao cho một cơ quan thực hiện nằm trong hệ thống tổ chức bộmáy của Nhà nước Mặt khác, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa và định hướng cải cách tư pháp đến năm 2020 mà Đảng vàNhà nước đang quan tâm, các quan điểm nghiên cứu mang tính khoa họccũng đã gợi mở, kích thích việc tìm tòi nhận thức về tính xác thực của quyền
công tố Để góp phần cho công việc nghiên cứu này, tôi cho rằng: Quyền
công tố là quyền riêng biệt của một trong những cơ quan nhà nước trong hệ thống cơ quan tư pháp, được Nhà nước giao quyền truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với người phạm một hay nhiều tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự và bảo vệ việc buộc tội của người đó tại phiên tòa xét xử án hình sự.
* Từ khái niệm này, có thể xác định được:
─ Quyền công tố là quyền đặc thù được Nhà nước giao cho mộttrong những cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tư pháp nằm trong bộ máy nhànước, ở nước ta hiện nay đó là Viện Kiểm sát nhân dân Và quyền này đượcthực hiện trong lĩnh vực tố tụng hình sự
Trang 11─ Buộc tội đối với người phạm tội tại phiên tòa xét xử án hình sự lànội dung của quyền công tố qua từng vụ án cụ thể Để thực hiện việc đó là cảmột quá trình xác định những căn cứ đối với những hành vi được xem là tộiphạm được quy định trong Bộ luật hình sự và đã được khởi tố, điều tra, chođến lập cáo trạng chuyển hồ sơ sang tòa án để truy tố, xét xử cho đến khi hiệulực của bản án được xác định.
Như vậy, trong giai đoạn khởi tố điều tra, truy tố, xét xử thì quyền công
tố luôn được thể hiện
Khái niệm thực hành quyền công tố.
Với khái niệm quyền công tố nêu ở phần trên thì thực hành quyền công
tố là thể hiện nội dung hoạt động của quyền công tố
Trước những năm 1980 của thế kỷ trước, thực hành quyền công tố đượchiểu như là một nhiệm vụ của công tố viên (còn gọi là Kiểm sát viên) giữquyền công tố tại các phiên tòa hình sự của giai đoạm xét xử sơ thẩm; ở giaiđoạn xét xử phúc thẩm thì xem Kiểm sát viên chỉ tham gia phiên tòa khi bản
án ở cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành do có kháng cáo hoặc kháng nghị.Quyền công tố sẽ bị cắt xén nếu chỉ dừng lại việc thực hành quyền công tố ởgiai đoạn xét xử sơ thẩm án hình sự Kiểm sát viên thực hành quyền công tố
là thực hiện quyền năng theo luật định Đây cũng là việc thực hiện một chứcnăng cơ bản của Viện Kiểm sát thông qua các hoạt động ở các giai đoạn khácnhau được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), Bộ luật
tố tụng hình sự (sửa đổi) năm 2003 và Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân.Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân quy định
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ ánhình sự Viện Kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạnsau đây:
1 Đọc cáo trạng, quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân liênquan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;
Trang 122 Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm,phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúcthẩm, tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tốtụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm;
3 Phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ
án tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm [26, Đ.17]
Thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình
sự có cả trong giai đoạn tố tụng điều tra và tố tụng xét xử, qua đó mới đảmbảo được việc xác định sự thật của vụ án, thực hiện quyền truy cứu tráchnhiệm hình sự và công khai bảo vệ sự buộc tội tại phiên tòa đối với người đãthực hiện tội phạm; Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng Hiến pháp, Luật tổ chứcViện Kiểm sát nhân dân, cũng ghi nhận Viện Kiểm sát nhân dân còn mộtchức năng song hành với chức năng thực hành quyền công tố đó là Kiểm sátcác hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất Do vậy, cần phân biệt qua đối tượng của haichức năng luật định này, vì đối tượng của chức năng Kiểm sát hoạt động tưpháp là việc sử dụng để yêu cầu xử lý các vi phạm pháp luật của cơ quan tiếnhành tố tụng và những người tham gia tố tụng; còn đối tượng của chức năngthực hành quyền công tố là các quyết định liên quan đến cáo buộc người
phạm tội Từ đó có thể hiểu: Thực hành quyền công tố là việc Viện Kiểm sát
nhân dân thực hiện quyền năng và các biện pháp pháp lý theo quy định của pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và đưa người phạm tội ra phiên tòa xét xử để bảo vệ việc quy buộc tội trạng đã được xác định đối với người đó.
Khái niệm về tranh tụng tại phiên tòa xét xử án hình sự
Một trong những nội dung cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền ởnước ta là cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp
Trang 13Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiêntòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa vànhững người tham gia tố tụng khác việc phán quyết của tòa ánphải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ
sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sátviên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bịđơn, người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyếtđịnh đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luậtquy định [2, tr.4]
Nếu tiếp cận theo cách thức tiến hành tố tụng thì tranh tụng là một kiểu
tố tụng được áp dụng phổ biến ở hệ thống pháp luật Anh và Mỹ theo sự phânđịnh của các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử mà ở đó, công tố viên làphía buộc tội luôn đối lập với phía thực hiện quyền bào chữa Một kiểu tốtụng nữa là kiểu tố tụng “thẩm vấn” cũng được áp dụng từ lâu và phổ biến ởnhiều nước theo hệ thống của Châu Âu lục địa, tại phiên tòa Thẩm phán xét
xử vẫn là người xét hỏi chính, phía công tố viên và phía bào chữa chỉ thẩmvấn bổ sung để làm rõ thêm những vấn đề chưa rõ tại phiên xử công khai và ởchừng mực về quan điểm thể hiện qua đối đáp, tranh luận thì nội dung đối lập
có thể hiện nhưng không nhiều:
Qua nghiên cứu cho thấy, kiểu tố tụng tranh tụng hay kiểu tố tụng thẩmvấn đều có những mặt được và chưa được Ngay trong các nước có truyềnthống áp dụng cũng rút ra những vấn đề có tính khoa học để khắc phục nhữngnhược điểm và áp dụng đan xen nhằm phục vụ yêu cầu đấu tranh chống tộiphạm “như Italia vốn theo truyền thống tố tụng tranh tụng nhưng đã lâm vàotình trạng bất lực trước tình hình xã hội đen maphia phạm tội, nay đã chuyểnsang kiểu tố tụng thẩm vấn kết hợp với các yếu tố tranh tụng để bảo đảm yêucầu xử lý tội phạm được nhanh chóng, kịp thời và bảo vệ các quyền cá nhân
có hiệu quả” [1, tr.17]
Trang 14Như vậy, tranh tụng trong tố tụng hình sự nói chung và tranh tụng tạiphiên tòa hình sự nói riêng không phải là vấn đề mới trong khoa học pháp lýthế giới, nhiều nội dung liên quan đến tranh tụng như khái niệm, bản chất củatranh tụng; phạm vi và nội dung tranh tụng vẫn được tiếp tục nghiên cứulàm rõ.
Ở nước ta, trước khi có Nghị quyết 08 ngày 02/01/2002 của Bộ chính trịthì vấn đề tranh tụng ít được bóc tách, đề cập trong khoa học pháp lý mặc dùthực tế nó đang tồn tại trong quá trình tố tụng hình sự và tại các phiên tòa xét
xử án hình sự Trong thời gian gần đây, từ những góc độ và phạm vi tiếp cậnkhác nhau nhằm góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách tư pháp đã được cácnhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu và đề cập nhiều hơn, nhưng cũng
có những vấn đề đang còn quan điểm chưa thống nhất
Bàn về cải cách pháp luật ở nước ta hiện nay:
Có quan điểm cho rằng: “Nhà nước pháp quyền chỉ có thể xây dựngthành công khi có một tổ chức tư pháp xứng đáng và luôn hướng tới đó”[4,tr.504] và qua sử dụng phương pháp so sánh, tác giả cho rằng tố tụng hình
sự Việt Nam không có các đặc trưng quan trọng của tố tụng tranh tụng theonhư hệ thống pháp luật Anh và Mỹ, cũng không theo hệ thống tố tụng thẩmvấn như nhiều nước ở Châu Âu lục địa, mà đặc trưng quan trọng của tố tụnghình sự hiện hành “ Là hệ tố tụng riêng biệt có thể gọi là “tố tụng buộc tội””[4, tr.588]
Quan điểm này có nhiều điểm mới với lập luận, đề xuất khá chặt qua cơ
sở lý luận và rất cần được quan tâm nghiên cứu trong tiến trình cải cách tưpháp ở nước ta Đặc biệt là về cải cách hoạt động xét xử nên hướng tới cácnguyên tắc tranh tụng đã được định hướng qua các Nghị quyết 08 và Nghịquyết 49 của Bộ chính trị đã nêu ở phần trên
Có quan điểm khi nghiên cứu đổi mới pháp luật tố tụng hình sự để nângcao tính tranh tụng trong quá trình xét xử đã xuất phát từ thuật ngữ “tranh
Trang 15tụng” được hiểu là tranh luận trong tố tụng và cho rằng: “Nâng cao tính tranhtụng trong quá trình xét xử án hình sự có nghĩa là nâng cao hơn nữa hoạt độngtranh luận” [5, tr.122].
Từ đó đặt ra yêu cầu chỉ cần chủ toạ phiên tòa tăng thời gian để luật sư
và bị cáo được trình bày hết các ý kiến của mình tại phiên tòa, không đượcngắt lời hay hạn chế thời gian phát biểu của họ bảo đảm sự tranh luận dân chủgiữa Kiểm sát viên và những người than gia tố tụng khác là đủ
Đây là quan điểm đồng nhất tranh tụng với tranh luận trong tố tụng hình sự
Nhưng có quan điểm cho rằng: “Không nên hiểu tranh tụng đơn thuần là
việc tranh luận một cách đầy đủ tại phiên tòa, mà cần phải hiểu bản chất củatranh tụng là một phương thức xác định sự thật khách quan của vụ án Trong
đó, điểm mấu chốt là tổ chức tư pháp” [4, tr.592]
Thực trạng phiên tòa ở địa phương nơi này, nơi khác còn có việc Hộiđồng xét xử ngắt lời hay hạn chế thời gian phát biểu của những người thamgia tố tụng, Kiểm sát viên đã nắm chắc những chứng cứ được xây dựng qua
hồ sơ và được công bố quy kết công khai tại phiên xử nên ít tham gia xét hỏi
và tranh luận sau lý đoán của người bào chữa Nhưng không phải là tất cảcác phiên tòa đều như vậy Mặc khác, từ thực tiễn cho thấy, việc xem như làhạn chế đó còn tùy thuộc vào trình độ lập luận có căn cứ hay không của phíangười tham gia tố tụng tại phiên tòa để tránh kéo dài thời gian không cần thiết
và cũng không thể cho rằng do vậy mà hạn chế dân chủ, thiếu khách quantrong các bản án, quyết định của Hội đồng xét xử
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành ghi nhận sau khi kết thức việc xét hỏitại phiên tòa, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trình bày lời luận tội, đềnghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kếtluận tội danh nhẹ hơn và tiếp đó, thực hiện việc tranh luận, đối đáp qua ýkiến phát biểu bào chữa của bị cáo hoặc luật sư và những người tham gia tốtụng khác với một bên là Kiểm sát viên giữ quyền công tố Người tham gia
Trang 16tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, chủ tọa phiên tòa tuyên bốkết thúc tranh luận sau khi thấy rằng những người tham gia tranh luận khôngcòn trình bày ý kiến gì thêm Như vậy “tranh luận tại phiên tòa là giai đoạntrong trình tự tố tụng hình sự, được tiến hành sau phần xét hỏi tại phiên tòa”[22, tr.533] và kết thúc trước khi Hội đồng xét xử nghị án và tuyên án Do đó,tranh luận chỉ là một phần của phiên tòa hình sự nên được xem như một thủtục để bên buộc tội và bên bào chữa đánh giá kết quả xét hỏi, phân định quachứng cứ của vụ án để cân nhắc đề xuất Hội đồng xét xử về các vấn đề có liênquan đến vụ án để giải quyết nên không thể đồng nhất tranh luận và tranhtụng là một.
Sẽ hợp lý khi xác định sự cần thiết vận dụng các nguyên tắc tranh tụng
và xem đó là phương thức, còn tranh luận chỉ là nội dung là đỉnh điểm củaviệc tranh tụng để nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án, áp dụng đúngpháp luật để giải quyết vụ án Mặt khác, cần xem “tranh tụng là nguyên tắcquan trọng, nguyên tắc đặc trưng của hoạt động tư pháp và là đặc trung nổibật nhất của tư pháp hình sự” [23, tr.6] để tiếp nhận những mặt ưu điểm của
nó, lượt bớt các nhược điểm nhằm phục vụ cho yêu cầu cải cách tư pháp ởnước ta
Tuy còn khác nhau về quan điểm nghiên cứu, nhưng có sự thống nhất vềmục đích của tranh tụng tại phiên tòa là nhằm đảm bảo tính khách quan, côngbằng và dân chủ giữa các chủ thể là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố
và những người tham gia tố tụng; phía buộc tội và phía bào chữa có quyền lậpluận, nêu ra những chứng cứ, căn cứ pháp luật và tranh luận, phản bác để bảo
vệ tính có căn cứ từ quan điểm của mình Hội đồng xét xử điều hành theotrình tự tố tụng tại phiên tòa và có trách nhiệm tạo điều kiện để các bên thựchiện quyền và nghĩa vụ thực hiện tranh tụng, đồng thời lắng nghe, xem xét,cân nhắc và ra các phán quyết
Từ đó tôi đồng tình với quan điểm cho rằng :
Trang 17Các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tốtụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyền bình đẳng với nhautrong việc thu thập, đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợiích của phía đối lập Tranh tụng tại Tòa là những hoạt động tố tụngđược tiến hành tại phiên Tòa xét xử bởi hai bên tham gia tố tụng,nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luậnđiểm của phía bên kia, dưới sự điều khiển, quyết định của Tòa ánvới vai trò trung gian trọng tài [24, tr.808].
Tranh tụng tại phiên tòa xét xử án hình sự có một số đặc điểm sau đây :
Một là : Sự bình đẵng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố với bị
cáo, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác Bình đẵng ở đây là bìnhđẵng trên cơ sở quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng Nóicách khác, sự bình đẵng giữa các bên tranh tụng không hẵn là sự bình đẵngthực tế về địa vị pháp lý cũng như không có nghĩa là các bên có quyền vànghĩa vụ như nhau do bên bào chữa và bên buộc tội thực hiện các chức năngkhác nhau trong tố tụng hình sự, nhất là tại phiên toà Do đó, quyền bình đẵnggiữa bên bào chữa và bên buộc tội được hiểu là bình đẵng về phương diện tốtụng khi cả hai đề có tư cách tố tụng là người tham gia phiên toà, đều đượcpháp luật quy định cho các quyền ngang nhau để thực hiện hiệu quả các chứcnăng của mình
Hai là : Sừ bình đẵng giữa Hội đồng xét xử với người tham gia tố tụng
như bị cáo, người bị hại, Luật sư, người bào chữa và các tổ chức cá nhân thamgia tố tụng khác Tức là Hội đồng xét xử phải tạo điều kiện cho những ngườitham gia tố tụng trình bày đầy đủ ý kiến của mình, không những thế Hội đồngxét xử phải chú ý lắng nghe và tôn trọng lẽ phải của bên công tố qua lời luậntội và những căn cứ buột tội và cả ý kiến phản biện của bị cáo, người bị hại,Luật sư …
Trang 18Ba là : Nâng cao vai trò, vị trí của Luật sư trong hoạt động tranh tụng tại
phiên toà Bởi vì, quyền bào chữa là quyền luật định, các cơ quan và ngườitiến hành tố tụng phải triệt để tôn trọng quyền này và đây cũng là nguyên tắctrong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành Do vậy, quyền của Luật sư trong giaiđoạn xét xử được đưa ra chứng cứ và yêu cầu; tham gia xét hỏi và tranh luậntại phiên toà Là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo trong quá trìnhtranh tụng, Luật sư có trách nhiệm tìm ra bằng chứng gỡ tội hoặc các tình tiếtgiảm nhẹ cho bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử … để bị cáokhông bị buộc tội và xét xử oan, sai; trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử xem xétnhững quan điểm nào được coi là đúng đắn hợp lý để ra phán quyết một cáchkhách quan
Bốn là : Sự tranh luận giữa bên buộc với bên bào chữa là Luật sư không
bị hạn chế thời gian và có sự tranh luận trực tiếp Hội đồng xét xử phải cóphương pháp điều hành hợp lý và tạo điều kiện cho việc tranh luận đó tạiphiên toà, tránh việc thiên vị đối với bất cứ bên nào Cần xác định rằng vấn đề
cơ bản của nguyên tắc tranh tụng là phải tạo ra cơ chế để các bên Nhà nước
và bị cáo cũng như Luật sư của họ tranh luận, đưa ra chứng cứ buộc tội hay
gỡ tội Do đó, tranh luận tại phiên toà là phần việc rất quan trọng, người bàochữa, bên bị buộc tội và bên buộc tội có quyền tranh luận dân chủ, công khai
và bình đẵng theo quy định của Luật tố tụng hình sự hiện hành Tranh luậnđòi hỏi Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa, bị cáo, bị hại và những người thamgia tố tụng khác phải đối đáp về từng vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng,tránh việc tranh luận chung chung, không đi vào trọng tâm nội dung chủ yếucủa vụ án và Kiểm sát viên phải trả lời trực tiếp, không được né tránh nhằmđảm bảo tính minh bạch trong tranh luận
Năm là : Phán quyết của Hội đồng xét xử cũng phải căn cứ vào kết luận
điều tra qua hồ sơ vụ án, căn cứ vào cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát vàquan trọng hơn nữa là căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà dù cho kết
Trang 19quả này có thể khác với toàn bộ hoặc một số tình tiết cụ thể trong kết luậnđiều tra, trong bản cáo trạng truy tố Bởi vì, hoạt động xét xử được coi là khâuquan trọng nhất trong toàn bộ quá trình tố tụng và hoạt động đặc trưng chotoàn bộ hoạt động của Toà án Trong quá trình xét xử tại phiên toà hình sựđược tổ chức và thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, phần tranhluận tại phiên toà thường thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng và quantâm nhiều đến vấn đề các cơ quan và người tiến hành tố tụng thực hiện phápluật như thế nào để đảm bảo tính công minh của bản án trong quá trình tranhtụng và sẽ bị nghị ngờ, chê trách nếu bản ản quyết định của Toà án cấp sơthẩm bị cấp phúc thẩm cải, sửa và nhất là bị huỹ quá nhiều : Điều đó cũngchứng tỏ tranh tụng tại phiên toà của cấp có án bị huỹ là chưa thực hiện tốt.Trên cơ sở tranh tụng, Hội đồng xét xử xem xét những quan điểm nào đượccoi là đúng đắn, hợp lý để ra phán quyết một cách khách quan dù có khác biệt
gì với kết luận điều tra, cáo trạng quy buộc tội trạng của Viện Kiểm sát
Từ những đặc điểm vừa nêu cho thấy cần bổ sung nguyên tắc tranh tụngvào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (sửa đổi, bổ sung) nhằm nâng chấtlượng thực hiện một số điều trong chương 2: Về đảm bảo pháp chế xã hội chủnghĩa; tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân; bảo đảm quyền bìnhđẳng của mọi công dân trước pháp luật; không ai bị coi là có tội và phải chịuhình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; tráchnhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bịcáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội; bảo đảmquyền bào chữa của bị can, bị cáo Đặc biệt là quyền bình đẵng trước tòa áncủa phía buộc tội và phía bào chữa được thực hiện tại phiên tòa theo yêu cầutranh tụng giữa các chủ thể
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyênđơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quanđến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi
Trang 20của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ,tài liệu, đồ vật; nêu ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa án.Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đónhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án [17, Đ.19].
Như vậy, sự thật về vụ án sẽ được xác định một cách khách quan thôngqua sự tranh luận tại phiên tòa xét xử Thẩm phán chủ tọa và Hội đồng xét xửđóng vai trò điều khiển để phía buộc tội, phía bào chữa đối đáp và chứngminh bảo vệ quan điểm; việc chứng minh bị cáo có phạm tội hay không thuộctrách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, kết quả tranh tụng là bản án, quyếtđịnh của Hội đồng xét xử
Khái niệm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công
tố tại phiên tòa xét xử án hình sự.
Nghiên cứu chất lượng, hiệu quả đạt được của tổ chức, cơ quan qua thựchiện chức năng, nhiệm vụ được giao thì vấn đề cơ bản là phải xem xét vai trò,năng lực của các cá nhân là thành viên trong tổ chức, cơ quan đó “Năng lực
là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành mộtloại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [35, tr.661] của những cá nhân cụthể thông qua các mối quan hệ xã hội mà cá nhân đó tiếp nhận, thực hiệnnhiệm vụ trong môi trường lĩnh vực công việc được xác định Trong lĩnh vực
tố tụng hình sự, tại phiên tòa xét xử án hình sự đó là những chủ thể thể hiệnkhả năng cụ thể của mình, thực hiện quyền và trách nhiệm trong khuôn khổ
Trang 21như: giai đoạn bắt đầu từ lúc khai mạc và kết thúc trước khi Kiểm sát viêncông bố cáo trạng; giai đoạn cáo trạng được công bố đến trước khi Kiểm sátviên trình bày quan điểm vụ án; giai đoạn Kiểm sát viên trình bày quan điểmcủa Viện Kiểm sát (như luận tội hoặc kết luận) và kết thức trước khi Hội đồngxét xử nghị án, đặc biệt là giai đoạn tranh luận của phía buộc tội và phía bàochữa, xem “Đây là giai đoạn trung tâm, là đỉnh điểm của quá trình tranh tụnggiữa các bên và được thực hiện ở phần tranh luận tại phiên tòa” [11, tr.54];giai đoạn sau khi bị cáo nói lời sau cùng và kết thúc trước khi Hội đồng xét
xử công bố phán quyết của vụ án (xem như trùng với thời gian nghị án củaHội đồng xét xử), còn gọi là giai đoạn thực hiện chức năng xét xử của tòa án;giai đoạn tuyên án công khai của Hội đồng xét xử tại phiên tòa, đây là giaiđoạn công bố kết quả của quá trình tranh tụng Là các giai đoạn khác nhaucủa quá trình tranh tụng nhưng giữa chúng có mối liên hệ chặc chẽ theo trình
tự luật định và nội dung của quá trình này chính là hoạt động của các chủ thểthực hiện chức năng quy định của luật tố tụng hình sự để đánh giá, kiểm trachứng cứ tại phiên tòa và từ đó các bên tham gia tranh tụng đề nghị Hội đồngxét xử cân nhắc, quyết định từ những lập luận, tranh luận trực tiếp Như vậy,các giai đoạn có mối liên hệ biện chứng không tách rời nhau
Để thực hiện được tính dân chủ, bình đẵng giữa các chủ thể trong quátrình tranh tụng thì đầu tiên Hội đồng xét xử phải kiểm tra sự có mặt hoặcvắng mặt của các chủ thể được triệu tập tham gia vào quá trình chứng minhtại phiên tòa, thông suốt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, xem xét yêu cầu
và đề nghị của các bên Có thể phân chia chủ thể trong quá trình này thành haiphía, đó là phía buộc tội và phía bào chữa; các chủ thể thuộc bên buộc tội nhưKiểm sát viên, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người đại diện và người bảo
vệ quyền lợi người bị hại, nguyên đơn dân sự mà trong đó Kiểm sát viên cóvai trò và vị trí đặc thù qua thực hiện chức năng thực hành quyền công tố tạiphiên tòa theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức Viện
Trang 22Kiểm sát nhân dân Từ trách nhiệm pháp lý này, năng lực Kiểm sát viên đượcthể hiện qua trình bày những luận cứ buộc tội trạng của bị cáo đồng thời lắngnghe và chọn lựa để tranh luận, phản bác đối với những quan điểm, lập luận
từ phía bào chữa là luật sư, người bào chữa khác hoặc của bị cáo Với yêu cầucủa tranh tụng phải khách quan, có căn cứ giúp cho Hội đồng xét xử xem xét,cân nhắc tính hợp pháp, tính khách quan của các chứng cứ được đánh giá quahoạt động điều tra công khai tại phiên tòa (còn gọi là xét hỏi, thẩm vấn) thìcác chủ thể phía buộc tội, phía bào chữa và thành viên Hội đồng xét xử thựchiện quyền và trách nhiệm đó một cách độc lập theo nhận thức của từng phíachủ thể đối với việc đang nghiên cứu, xử lý Đó cũng là sự tiếp nối rất quantrọng phục vụ cho phần tranh luận
Thông qua tranh luận trực tiếp bằng lời, năng lực tranh luận tại phiên tòacủa các chủ thể (cả phía buộc tội và phía bào chữa) được thể hiện từ kiến thứctổng hợp, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, biểu
lộ văn hóa ứng xử chủ yếu ở Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và luật
sư Tuy không phải là chủ thể tham gia tranh tụng, nhưng Hội đồng xét xửqua vai trò điều hành của chủ tọa phiên tòa cũng cần hội tụ các yêu cầu nêutrên để thực hiện chức năng xét xử mà trong đó, có trách nhiệm thẩm vấn vớimục đích là làm sáng tỏ tất cả các tình tiết của vụ án cả buộc tội, gỡ tội, cáctình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, đồng thời điều hành hợp
lý để tạo điều kiện cho phía buộc tội và phía bào chữa thực hiện đầy đủ quyềntranh luận, ghi nhận, cân nhắc các ý kiến, các yêu cầu, đề nghị của các bên và
“các thành viên Hội đồng xét xử không được biểu lộ chính kiến của mình vềbất kỳ vấn đề gì thuộc nội dung vụ án cũng như chứng cứ đang xem xét tạiphiên tòa” [9, tr.64]
Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự cũng là chủtiến hành tố tụng được giao trách nhiệm thực hiện trong quá trình xét xử vụ án
cụ thể Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố được
Trang 23thể hiện một cách tập trung ở giai đoạn tranh tụng với các chủ thể khác (chủ
thể của phía tham gia tố tụng) Như vậy, có thể hiểu năng lực tranh tụng của
Kiểm sát viên thực hành quyền công tố là sự tổng hợp về kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức pháp lý, kiến thức xã hội, khả năng biện luận, khả năng ứng
xử, khả năng đối đáp trực tiếp của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử án hình
sự để nhằm bảo vệ quy buộc tội trạng của người phạm tội.
1.2 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ
Khi nghiên cứu về một sự vật, hiện tượng thì về mặt nhận thức, yêu cầuphải tìm hiểu xem cái gì, bộ phận nào cấu tạo nên nó Tìm hiểu về năng lựctranh tụng của Kiểm sát viên cũng vậy, tức là nghiên cứu về những yếu tố cơbản cấu tạo nên năng lực chủ thể đó hoạt động trong lĩnh vực tố tụng hình sự.Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân là chức danh tư pháp Ngườiđược bổ nhiệm làm Kiểm sát viên phải có đủ tiêu chuẩn và tuân theo quytrình do pháp luật quy định Quyền năng pháp lý của Kiểm sát viên thông qua
sự phân công của Viện trưởng chủ yếu ở lĩnh vực thực hành quyền công tố(và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp), đây cũng làchức năng được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhândân, Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Kiểm sát viên hiện hành
Tại phiên tòa hình sự, là chủ thể tranh tụng, năng lực Kiểm sát viên thựchành quyền công tố được thể hiện một cách tổng hợp các mặt kiến thức, kỹnăng, thái độ ứng xử và ý thức chấp hành pháp luật và được cấu thành từnhững yếu tố về tiêu chuẩn, khả năng hoàn thành nhiệm vụ và các yếu tố vềđiều kiện khác, như:đào tạo, cơ sở vật chất
1.2.1 Yếu tố tiêu chuẩn
Trước hết, yếu tố tiêu chuẩn được ghi nhận trong pháp luật
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm
Trang 24khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp
vụ kiểm sát, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,
có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp lệnh này,
có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể đượctuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên [25, tr.35, Đ2]
Tuyển chọn, bổ nhiệm một người vào vị trí công việc là cả một quá trìnhsàng lọc và được cân nhắc theo những tiêu chí nhất định Bên cạnh những yêucầu tiêu chuẩn cụ thể dễ chứng minh thì yếu tố khó đánh giá nhất là phẩmchất, đạo đức Nếu tài năng thường bộc lộ dễ nhận biết thì phẩm chất, đạo đứclại tiềm ẩn bên trong khó có thể một sớm, một chiều mà đánh giá công nhậnngay được Là con người thì các quan hệ xã hội với xung quanh trong côngviệc, trong đời thường chịu tác động nhiều chiều, nếu không vững vàng sẽ dễ
bị tha hóa dần dần về phẩm chất, đạo đức Do vậy, mỗi cá nhân chủ động, tựrèn luyện giữ gìn là chính
Bổ nhiệm Kiểm sát viên là việc nhà nước trao quyền cho chủ thể thựchiện một số quyền năng nhất định trong cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân.Thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên là đấu tranh với hành vi phạm tộicủa những chủ thể khác trong xã hội đã gây ra sự bất lợi cho cộng đồng nóichung phải được xử lý nghiêm minh Tính chất phức tạp của tội phạm, hoàncảnh kinh tế, đời sống của cán bộ, công chức nói chung luôn là sự thách thứcđối với việc giữ gìn phẩm chất đạo đức của Kiểm sát viên thực hành quyền công
tố đang thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích chung của xã hội, tránh bị cám dỗ vật chất
và phải vững vàng trong thực hiện pháp luật, nghiêm minh trong xử lý
Không phải lúc nào cũng đúng với việc “cần phải biết đặt người thíchđáng ở vị trí thích đáng” [12, tr.629] Thực tế cho thấy không phải tất cả Kiểmsát viên được bổ nhiệm đều giữ gìn được phẩn chất đạo đức mặc dù trongcông tác quản lý ngành luôn có những biện pháp kiểm tra, đánh giá, nhận xétqua công tác cán bộ, công tác nghiệp vụ Còn nơi này, nơi khác tuy cá biệt,
Trang 25vẫn có Kiểm sát viên phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý hình sự do bị muachuộc vật chất, tha hóa trong cuộc sống do không giữ vững đạo đức nghềnghiệp, lơi lỏng, bị cám dỗ từ những quan hệ xã hội thiếu lành mạnh trong đờithường mà trong đó, có người đã công tác nhiều năm trong ngành được bố trígiữ cấp chức ở địa phương, đơn vị Tuyển chọn để được làm Kiểm sát viênphải sàng lọc, cân nhắc Thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong thực tiễn cũng
là quá trình tiếp tục sàng lọc thông qua những yêu cầu cụ thể như: phải gươngmẫu chấp hành pháp luật, có lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh
hoạt công cộng và đặc biệt là luôn tự soi rọi lại mình để giữ được “Công
minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” theo lời dạy của Bác Hồ
đối với cán bộ ngành kiểm sát
Như vậy, cần xác định phẩm chất đạo đức là một trong những thành tốcủa tiêu chuẩn rất quan trọng trước tiên khi xem xét về năng lực thực hànhquyền công tố
Thứ hai, cùng với yếu tố tiêu chuẩn được luật quy định thì năng lực
Kiểm sát viên được cấu thành một cách tổng hợp từ kỹ năng nghề nghiệp;kiến thức pháp lý, kiến thức xã hội; khả năng ứng xử, biện luận, đối đáp trựctiếp khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự
Trong hoạt động thực tiễn qua những môi trường và hoàn cảnh cụ thể,mỗi cá nhân thể hiện được ít hay nhiều tính thạo việc, tính chuyên sâu từ côngviệc đang làm Việc thể hiện đó phản ánh sự phân định giữa việc làm ổn định,lâu dài với việc làm có tính thời vụ; giữa tính chất lao động cần phải có đầu tưcho tư duy từ chất xám nhiều hơn so với lao động cơ bắp đơn thuần
Năng lực Kiểm sát viên được thể hiện trong quá trình lao động đặc thù
Do hoàn cảnh lịch sử, cũng có giai đoạn tuyển chọn công tố viên từ các tổchức khác để làm nhiệm vụ công tố tại phiên tòa hình sự Nhưng khi ngànhkiểm sát được thành lập theo Hiến pháp năm 1959 thì cùng với việc học tậpkinh nghiệm của những người trước; việc tuyển dụng, bổ nhiệm được chú
Trang 26trọng thêm đối với những người đã qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phápluật, nghiệp vụ kiểm sát và dần dần xem đây là một trong những tiêu chuẩnphải có Ngành kiểm sát cũng có trường đào tạo riêng cho cán bộ, công chứccủa ngành.
Như vậy, kiến thức pháp lý và chuyên môn được đào tạo, cùng với quátrình công tác giúp cho Kiểm sát viên thể hiện tính chuyên sâu trong tácnghiệp theo chức năng, nhiệm vụ
Nhưng trong lĩnh vực đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm thì kiếnthức qua trường lớp chỉ là điều kiện ban đầu Do tính phức tạp của diễn biếntình hình tội phạm đòi hỏi năng lực Kiểm sát viên thực hành quyền công tốphải luôn nâng cao trình độ và muốn vậy, phải luôn học hỏi trong quá trìnhcông tác đối với kiến thức, kinh nghiệm và tính chuyên sâu của những ngườicông tác lâu năm trong ngành để đảm bảo “Riêng về cán bộ, ai lãnh đạo trongngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn về ngành ấy” [13, tr.47] Mặtkhác, kiến thức xã hội và khả năng phán đoán, dự báo qua nghiên cứu diễnbiến tình hình kinh tế xã hội cũng góp phần quan trọng cho việc thể hiện nănglực của Kiểm sát viên Bởi vì nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hầu hếtđều bắt nguồn từ ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội, từ việc hệ thống phápluật có được hoàn thiện hay chưa hoặc còn có những sơ hở gì trong việc quản lý,điều hành ở từng địa phương, đơn vị hay tính đặc thù của vùng, miền
Do vậy, từ việc đấu tranh với từng loại tội phạm, đưa người phạm tội raxét xử tại phiên tòa hình sự thì việc phát hiện sơ hở để kiến nghị phòng ngừachung là yêu cầu rất quan trọng và qua đó cũng thể hiện vai trò, năng lực củaKiểm sát viên thực hành quyền công tố
Thực hiện quyền năng chủ thể tranh tụng tại phiên tòa của phía buộc tội,với kiến thức tổng hợp thì năng lực Kiểm sát viên còn được thể hiện bởi khảnăng ứng xử, biện luận, đối đáp trực tiếp với các chủ thể tham gia tố tụngkhác mà chủ yếu là luật sư hoặc người bào chữa
Trang 27Tranh luận là giai đoạn tập trung nhất của tranh tụng ở phiên xử Để bảo vệviệc quy buộc tội trạng và “ bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúngpháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” [26, Đ.16] thì cùngvới việc trình bày một cách tổng hợp qua bản luận tội, Kiểm sát viên phải đưa ranhững lập luận của mình đối với từng ý kiến mà phía bị cáo, người bào chữa
và những người tham gia tố tụng khác trình bày phản bác hoặc đề nghị dochưa đồng tình
Đối đáp, tranh luận luôn có hai mặt chủ quan và khách quan Với kiếnthức và thái độ ứng xử khi phát sinh tranh luận, Kiểm sát viên phải thể hiệncho được tính khách quan, đúng đắn của các vấn đề đã kết luận trước đó.Đồng thời, lắng nghe ý kiến, lập luận phản bác để lập lý, luận chứng nhằmlàm cho những người tham dự tại phiên xử thấy rõ được hành vi phạm tội của
bị cáo, nêu các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nghẹ đã được xem xét qua đềxuất mức hình phạt tương ứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội mà ngườiphạm tội đã gây ra; rút ra những nguyên nhân nào trực tiếp hoặc gián tiếp trởthành điều kiện phát sinh tội phạm và từ đó, nâng được tính thuyết phục vớicông luận, giúp cho Hội đồng xét xử cân nhắc khi quyết định qua bản án.Những năm qua, nguyên tắc tranh tụng luôn được chú trọng thực hiệntrong tiến trình cải cách tư pháp Tranh luận cũng biểu hiện rõ về năng lựctranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xửtheo trình tự tố tụng hình sự tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm Nhưngcũng cần thấy rằng, để thực hiện được việc này còn có sự tác động qua từngphiên tòa xét xử mà ở đó “tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thựchiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án” [17, Đ.19],
cụ thể là việc điều hành của chủ tọa phiên tòa trong Hội đồng xét xử
Thực hiện và vận dụng các nguyên tắc của tố tụng tranh tụng đan xentrong tố tụng thẩm vấn thì việc điều hành phiên tòa cần bảo đảm cho các chủthể thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định Chủ
Trang 28tọa phiên tòa phải giữ đứng mực về thái độ điều hành để đạt yêu cầu kháchquan làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án theo chức năng xét xử, trên cơ sở đóxác định chính xác, toàn diện sự thật của vụ án nhằm đưa ra những phánquyết đúng và có tính thuyết phục cao.
Thực tế cho thấy, vẫn còn dư luận chê trách rằng qua theo dõi thẩm vấntrực tiếp, công khai tại phiên tòa là đoán được sự bất lợi nhiều hay ít đối với
bị cáo hoặc còn tình trạng chủ tọa phiên tòa cắt thời gian tranh luận của chủthể tham gia tố tụng và như vậy, chưa đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranhtụng do bị hạn chế từ việc điều hành của Hội đồng xét xử
1.2.2.Khả năng hoàn thành nhiệm vụ
Để bảo vệ được cáo trạng truy tố người phạm tội là cả quá trình nối tiếpkhả năng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ quacác vụ việc cụ thể như: phối hợp, hướng dẫn điều tra vụ án, nghiên cứu hồ sơ,xây dựng cáo trạng, dự thảo bản luận tội, chuẩn bị các dự kiến tranh luận
Đó là kết quả tổng hợp về kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, kinh nghiệm công tác, kỹ năng nghề nghiệp và tại phiên tòa, với khảnăng phân tích tổng hợp, ứng xử, đối đáp trực tiếp các vấn đề được đặt ra từviệc tranh luận
Qua xét xử vụ án, năng lực tranh tụng được thể hiện trong suốt quá trình
đó cho đến khi Hội đồng xét xử công bố việc phán quyết
Dựa vào kết quả phán quyết từ các quyết định, bản án có thể xem xét khảnăng hoàn thành nhiệm vụ của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố Nêunhư vậy, không có nghĩa chỉ xem xét ở từng vụ việc mà là cả một quá trìnhthực hiện nhiệm vụ được phân công theo số vụ án đã được xét xử cùng vớiviệc đánh giá, nhận xét hàng năm từ công tác quản lý cán bộ của ngành và sựquan tâm của công luận mà trong đó, đáng chú ý là sự nhận xét của các cơquan tiến hành tố tụng hình sự trong mối quan hệ theo quy định của pháp luật
Trang 29Để có thể đạt khả năng hoàn thành nhiệm vụ, cùng với những mặt chủquan tự thân vận động ở từng con người như đã nêu thì Kiểm sát viên thựchiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này cần có điều kiện khác để hỗ trợ, góp sức.
Đó là sự phân công phù hợp với sở trường, thế mạnh từng người, nhữngphương tiện cần có để phục vụ cho công việc, sự động viên kịp thời của tổchức hoặc thường xuyên rút kinh nghiệm, bổ túc kiến thức từ thực tiễn quacông việc Mặt khác, cũng cần có trao đổi với thẩm phán chủ tọa phiên tòanhằm lắng nghe những mặt được, chưa được khi thực hành quyền công tố tạiphiên tòa
Thực hiện nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa, cùng với việc đảm bảo
về mặt pháp lý các điều kiện cần thiết khác, thì chất lượng tranh tụng củaKiểm sát viên còn chịu sự tác động của các chủ thể khác qua trình độ nănglực của họ, chủ yếu là luật sư và sự điều hành của Hội đồng xét xử Mốiquan hệ giữa các chủ thể cần đặt trong hoàn cảnh cụ thể (là phiên tòa xét
xử án hình sự) trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ do luật quy định
Do vậy, khi nhận xét năng lực tranh tụng của từng chủ thể cần đặt trongmối quan hệ tương tác đó để xem xét khả năng hoàn thành nhiệm vụ trênthực tế có đạt hay chưa đạt
Là chủ thể tranh tụng, năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hànhquyền công tố tại phiên tòa hình sự qua kỹ năng, kiến thức, thái độ thựchiện chức năng luật định và cũng được đánh giá chủ yếu qua nhiệm vụ bảo vệviệc buộc tội đối với bị cáo Đây cũng là đặc trưng riêng, khác biệt với cácchủ thể khác trong tố tụng tại phiên tòa
Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực Kiểm sát viên như trên nhằmgóp phần xác định các yêu cầu phải có đối với chủ thể đang thực hiện nhiệm
vụ trong môi trường lao động đặc thù Từ đó làm rõ thêm các yếu tố bảo đảm
để phát huy năng lực của chủ thể qua hoạt động thực tiễn
Trang 301.3 CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ
Quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước buộc tội đối với ngườiphạm tội trước phiên tòa Việc sử dụng tổng hợp các biện pháp do luật định
để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong giai đoạn điềutra, truy tố, xét xử là thực hành quyền công tố Với trách nhiệm được phâncông, Kiểm sát viên thực hiện tranh tụng tại phiên tòa là biểu hiện tập trungcao nhất chức năng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Do vậy, cần
có các yếu tố đảm bảo năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên
1.3.1 Yếu tố chính trị tư tưởng
Là công chức trong bộ máy, người được bổ nhiệm chức danh tư phápthực hành quyền công tố là đã qua “nghiên cứu con người, tìm ra những cán
bộ có bản lĩnh” [10, tr.449] và trước hết yêu cầu phải có nhận thức sâu sắcchủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đây là kim chỉ nam cho hoạtđộng thực tiễn của công chức, Kiểm sát viên trong ngành kiểm sát nói chung
và thực hành quyền công tố nói riêng
Trách nhiệm mà Đảng và Nhà nước giao cho công tố viên là nhiệm vụbảo vệ pháp luật để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành
vi phạm tội và đấu tranh chống tội phạm thì bản lĩnh chính trị được thể hiệnqua phẩm chất đạo đức bởi tính trung thực, liêm khiết, biết tự rèn luyện giữgìn tránh bị cám dỗ, mua chuộc về vật chất và có tinh thần đấu tranh khôngkhoan nhượng với tội phạm
Để phát huy năng lực tranh tụng hoàn thành có hiệu quả trách nhiệm thìviệc nhận thức đúng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củangành cũng rất quan trọng Đặc biệt là nếu nhận thức và áp dụng pháp luật khôngđúng hoặc có động cơ lệch lạc dễ dẫn đến sai lầm hoặc truy tố oan sai, ảnh hưởngđến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bị công luận chê trách Cố Tổng Bíthư Lê Duẩn nhắc nhỡ “một người bị oan không chỉ họ đau khổ mà gia đình họ
Trang 31còn đau khổ hơn, làm điều oan cho một người nào đó thì chúng ta không còn lẽsống nữa, bởi vì chúng ta là những người Cộng sản”[6, tr.59].
Không riêng với Kiểm sát viên thực hành quyền công tố mà đối vớiKiểm sát viên được bổ nhiệm đều là đảng viên trong tổ chức Đảng Đây cũng
là tiêu chuẩn phải đạt trong công tác xây dựng ngành nhiều năm qua củangành kiểm sát Việc bồi dưỡng nhận thức, định hướng phấn đấu qua trườnglớp đào tạo chuyên ngành và sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy địa phương
về học tập lý luận chính trị đang giúp cho đội ngũ Kiểm sát viên vững vàngtrên nền tảng của phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp
Kiểm sát viên thực hành quyền công tố từ những vụ việc đã làm thì cầnphải chú ý đáp ứng phòng ngừa chung thông qua tập hợp những nguyên nhân,điều kiện phát sinh tội phạm ở địa phương, ở đơn vị để có văn bản kiến nghịđến cấp quản lý, điều hành và tham mưu cho Đảng lãnh đạo, chỉ đạo uốn nắn,khắc phục Thực tiễn cho thấy việc làm này còn ít được thực hiện ở hai cấpViện Kiểm sát địa phương, nhưng đây cũng là yêu cầu nhất quán về nhận thứcthể hiện qua năng lực của Kiểm sát viên trong lĩnh vực đấu tranh chống vàphòng ngừa tội phạm Từ ý thức trách nhiệm “phải xác định nguyên nhân vàđiều kiện phạm tội, tuyên truyền giáo dục pháp luật góp phần đấu tranh chống
và phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật” [27, Đ.23]
1.3.2 Yếu tố pháp lý
Để bảo đảm năng lực tranh tụng tại phiên tòa hình sự thì cùng với yếu tố nhận thức về chính trị, tư tưởng còn phải có những quy định của pháp luật vềthẩm quyền, quyền hạn, nghĩa vụ của Kiểm sát viên Nói cách khác là việcthực hiện nhiệm vụ được xác định theo khuôn khổ pháp lý đối với Kiểm sátviên Đây là một yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát huynăng lực của chủ thể trong cơ quan tiến hành tố tụng là Viện Kiểm sát
Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nói chung, thực hành quyềncông tố nói riêng đều do Hiến pháp và Pháp luật quy định Hệ thống pháp luật
Trang 32là nền tảng của mọi quan hệ pháp luật, nó điều chỉnh từ tổ chức, hoạt độngcủa bộ máy; quy định đối tượng, nội dung và phạm vi của các chủ thể thamgia quan hệ cùng với việc áp dụng pháp luật Mặt khác, để thuận lợi cho Kiểmsát viên thực hiện trách nhiệm của mình, cần có cơ chế quản lý, chỉ đạo, điềuhành phù hợp với tính chất công việc theo hướng tăng cường tính độc lập vàchịu trách nhiệm trước pháp luật để “trong phạm vi công tác được giao, Kiểmsát viên có quyền ra quyết định, kiến nghị, kháng nghị yêu cầu theo quy địnhcủa pháp luật, trừ những việc thuộc thẩm quyền của Viện trưởng” [25, tr 39].Thực tế cho thấy thẩm quyền tố tụng rất quan trọng Để khắc phục tình
trạng ỉ lại vào ý kiến “duyệt đường lối” của lãnh đạo trước khi thực hành
quyền công tố tại phiên tòa, Kiểm sát viên dễ bị gò bó, thiếu chủ động hoặcthiếu trách nhiệm trong hoạt động tranh tụng Do vậy, phân định rạch ròi, cụthể giữa thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính và thẩm quyền trong
tố tụng hình sự là rất cần thiết để thúc đẩy năng lực của Kiểm sát viên
1.3.3.Yếu tố về kỹ năng
Để vận dụng nguyên tắc tranh tụng thực hiện trong tố tụng hình sự ởnước ta thực sự phát huy hiệu quả thì yêu cầu đặt ra phải nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ có chức danh hoạt động trong lĩnh vực này của các cơ quantiến hành tố tụng và tương ứng với đó cần có đội ngũ luật sư giỏi, có chấtlượng Nói cách khác, các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tốtụng (chủ yếu là luật sư) tại phiên tòa xét xử án hình sự phải có kỹ năng tốt đểthể hiện năng lực của mình, đó là: “khả năng vận dụng những kiến thức thunhận được trong một lĩnh vực nào đó trong thực tế” [34, tr.501]
Thực tế cho thấy, năng lực tranh tụng tại phiên tòa xét xử án hình sựchưa tốt do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, trách nhiệm và các nội dungliên quan về tranh tụng như: phạm vi, nội dung tranh tụng; phương pháp và
kỹ năng tranh tụng; chức năng của các chủ thể trong tranh tụng và ngay cả
Trang 33Kiểm sát viên vẫn chưa được trang bị sâu, kỹ lý luận về tranh tụng cũng như
kỹ năng tranh tụng, bởi vì: “kỹ năng được hình thành từ việc xác định vai trò,trách nhiệm của Kiểm sát viên, kiến thức về pháp luật, hiểu biết xã hội, kinhnghiệm thực tiễn, bản lĩnh nghề nghiệp, trạng thái tâm lý, phong cách,phương pháp tiến hành trước, trong và sau phiên tòa” [37, tr.54] và kỹ năng
đó, được thể hiện qua một chuỗi công việc từ thực hành quyền công tố củaKiểm sát viên trong suốt quá trình tố tụng cho đến hết giai đoạn xét xử vụ ánhình sự và được kết thúc bằng bản án, quyết định có hiệu lực của cấp sơ thẩmhoặc phúc thẩm
─ Tại phiên tòa sơ thẩm:
Để góp phần cho Hội đồng xét xử làm rõ sự thật khách quan về mọi tình tiết buộc tội, tăng nặng, giảm nhẹ và ra một bản án đúng người, đúng tội,đúng pháp luật thì kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên thể hiện tập trung từviệc đọc cáo trạng, tham gia xét hỏi, thực hiện việc luận tội và phát biểu tranhluận, đối đáp với những người tham gia tố tụng
Về mặt tác nghiệp, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ và trích cứu nhữngchứng cứ, lời khai có liên quan của bị can, người tham gia tố tụng và các tàiliệu có liên quan của hồ sơ, kiểm tra lại những căn cứ, quy kết trong bản cáotrạng, dự thảo bản luận tội, xây dựng đề cương xét hỏi và dự kiến nội dungtranh luận Chủ động trong công việc luôn là yêu cầu phải có và được chứngminh qua hồ sơ chuẩn bị trước (còn gọi là tiểu hồ sơ án hình sự)
Tại phiên tòa, địa vị pháp lý của Kiểm sát viên được xem xét trong mốiquan hệ với Hội đồng xét xử, bị cáo và người bào chữa Năng lực tranh tụngcủa Kiểm sát viên được xác định tập trung từ kỹ năng tổng hợp, phân tích,chứng minh việc quy buộc tội trạng cùng tác phong, thái độ, diễn đạt, biểucảm được tích lũy, rèn luyện từ thực tiễn công tác Đáng chú ý là kỹ năngtranh luận
Trang 34“Tranh luận tại phiên tòa thể hiện sự rõ nét nhất nguyên tắc tranh tụng
mà công cuộc cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới, lànơi các bên tham gia tố tụng thực hiện các quyền tố tụng để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình” [36, tr.607] Tuy nhiên, kỹ năng tranh luận ở cácchủ thể có đạt theo yêu cầu cải cách hay không còn tùy thuộc bởi khả năngcủa chính họ
Trong những năm gần đây, ngành kiểm sát có nhiều biện pháp nâng chấtlượng thực hành quyền công tố, nhất là chất lượng đối đáp, tranh luận củaKiểm sát viên và đặc biệt đáp ứng yêu cầu thực hiện việc tăng thẩm quyền xét
xử đối với tòa án nhân dân cấp huyện được xử các vụ án có mức hình phạtđến 15 năm tù mà trước đây thuộc thẩm quyền truy tố, xét xử sở thẩm ở cấptỉnh Nhưng có kiểm sát việc cấp huyện còn hụt hẫng kỹ năng; miên man, dàidòng chưa đi thẳng vào trọng tâm đối đáp, cá biệt có hiện tượng dùng lời lẽgay gắt với bị cáo và người bào chữa Cũng có phiên tòa bị “nóng lên” từ thái
độ, lời lẽ của phía bào chữa mà chủ yếu là luật sư gây phản cảm đối với người
dự khán và dư luận xã hội
Ở cấp tỉnh, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử một số vụ án do cấp trên kiểmsát điều tra, kết thúc điều tra thấy thuộc thẩm quyền xét xử của cấp dưới, rồilập cáo trạng chuyển hồ sơ và ủy quyền cho Viện Kiểm sát cấp dưới thựchành quyền công tố Do không được tiếp cận hoạt động tố tụng ngay từ đầu
và hồ sơ vụ án đều là những vụ tội phạm phức tạp, nhiều đối tượng, liên quanđến nhiều địa phương qua mở rộng điều tra nên khi tiếp cận nghiên cứu hồ sơgặp khó khăn về trích cứu chứng cứ, lời khai, các tài liệu có liên quan, triệutập thêm nhân chứng hoặc những người có liên quan khác khi cần Nhất làloại tội phạm liên quan đến trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng; thời gian dựkiến cho việc tranh tụng tại phiên tòa xét xử phải kéo dài … đang là vấn đềbất cập cho việc thực hiện kỹ năng của Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ màtại đó, tranh luận làm rõ sự thật khách quan của vụ án, thể hiện tính dân chủ
Trang 35trong tranh tụng là những thử thách, khó khăn cho việc thể hiện năng lựctranh tụng trong thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên được ủy quyền.Đây cũng là thực tế cần nghiên cứu khắc phục việc Kiểm sát viên né tránh
tranh luận, “công khai quan điểm” giữ nguyên bản cáo trạng đã truy tố vì cho
đây là vụ án do cấp trên ủy quyền
─ Tại phiên tòa phúc thẩm:
Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc xét lại bản án và quyết định chưa
có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm do tòa án cấp trên trực tiếp xét
xử từ các kháng cáo hoặc kháng nghị của Viện Kiểm sát (phạm vi của luậnvăn chỉ nghiên cứu theo trình tự phúc thẩm do tòa án cấp tỉnh, không nghiêncứu phúc xử của Tòa án nhân dân tối cao)
Tại cấp này, ngoài việc thay đổi một số thủ tục tố tụng cụ thể, về cơ bảnphiên tòa phúc thẩm cũng được diễn ra theo trình tự như ở phiên tòa sơ thẩm.Bản án và quyết định có hiệu lực ngay sau khi tuyên Năng lực tranh tụngcũng được thể hiện bởi kỹ năng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố
có kinh nghiệm và công tác lâu năm trong ngành kiểm sát được chọn lựa,phân công
Đối với những lập luận và nội dung của kháng cáo, kháng nghị nhữngbản án sơ thẩm cần nghiên cứu kỹ qua đối chiếu với hồ sơ đã xét xử của vụ án
và tiểu hồ sơ do Kiểm sát viên thực hành quyền công tố ở cấp đó tích hợp.Chú ý đến các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, lời khai của bị cáo, lý đoán, tranhluận giữa người bào chữa và Kiểm sát viên Những vụ án tính chất phức tạp,
dư luận quan tâm, cần thực hiện thêm một số việc về tác nghiệp, có thể traođổi với Kiểm sát viên đã trực tiếp thực hành quyền công tố, thảo luận thêmvới đồng nghiệp và chú ý nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quanđến giải quyết vụ án Từ đó, chủ động chuẩn bị nội dung thẩm vấn, tranhluận, dự kiến những tình huống xảy ra, dự thảo phát biểu quan điểm kết luận
có bổ sung theo diễn biến tại phiên tòa phúc thẩm
Trang 36Nội dung tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên tại phiên tòa thường tậptrung vào nội dung của các ý kiến, đề nghị của bị cáo, người bào chữa, củanhững người tham gia tố tụng khác Những năm gần đây, tại phiên tòa hình sựcấp sơ thẩm hầu hết đều có tranh luận, nhưng ở cấp phúc thẩm việc đối đáp,tranh luận khi có ý kiến không đồng ý với nội dung phát biểu kết luận và từ
đó, Kiểm sát viên phải lập luận, đối đáp với những ý kiến của từng người.Còn có nhận thức rằng tranh luận ở cấp này thể hiện không rõ nét như ởphiên tòa sơ thẩm Như vậy, là chưa thấy hết trình tự xét xử cấp phúc thẩm đểnhằm kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơthẩm, sửa những sai lầm và vi phạm nghiêm trọng của cấp sơ thẩm, bảo đảmviệc áp dụng thống nhất pháp luật nên còn chủ quan khi thực hành quyềncông tố, bị động trong tranh luận, lúng túng qua đối đáp, kết luận tại phiên tòahình sự phúc thẩm Những vụ án có bị cáo cấp phúc thẩm tuyên không phạmtội hoặc phải hủy án giao lại để xử lý theo trình tự tố tụng hình sự sơ thẩm tuykhông nhiều, nhưng từ đó cũng là những cơ sở để đánh giá năng lực tranhtụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố cấp sơ thẩm vẫn phải đượcbồi dưỡng, rút kinh nghiệm, nâng chất lượng nhiều hơn nữa mới đáp ứng yêucầu đòi hỏi về cải cách tư pháp
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH AN GIANG
2.1 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ HÌNH SỰ Ở TỈNH
Toạ độ địa lý từ 1000 đến 1100 Vĩ Bắc và 104070’ đến 105050’ KinhĐông, với địa hình có 2 dạng chủ yếu: Đồng bằng tập trung ở ven Sông Tiền,
tả và hữu ngạn Sông Hậu; vùng đồi núi tập trung ở hai huyện Tri Tôn, TịnhBiên Giáp ranh với các tỉnh:
- Phía Tây Bắc giáp hai tỉnh Kandal và TaKeo thuộc Vương quốcCampuchia, có đường biên giới dài gần 100 km
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 340.624 ha, bằng 1.03% diện tích cảnước, đứng thứ 4 so với 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Địa giới hành chính chia thành 11 đơn vị, gồm: 01 Thành phố, 01 Thị xã
và 09 Huyện trong đó có 5 Huyện biên giới (02 Huyện Miền núi giáp biêngiới có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống); có 154 xã, phường, Thị trấn(có 17 xã biên giới) An Giang có 01 cửa khẩu quốc tế đường bộ (Xuân Tô,
Trang 38Tịnh Biên); một cửa khẩu đường sông (Vĩnh Xương, Tân Châu) và 02 cửakhẩu quốc gia (01 đường thủy, 01 đường bộ) Đặc thù vùng biên giới ở AnGiang là núi liền núi, sông liền sông với Vương Quốc Campuchia và là đồngbằng nên việc qua lại ở đường bộ, đường sông cũng không bị cách trở bởi địahình, địa vật.
* Đặc điểm kinh tế, xã hội:
- Về kinh tế:
So với các tỉnh trong khu vực, kinh tế đặc thù của An Giang chủ yếu vẫncòn là sản xuất nông nghiệp, tập trung khai thác diện tích cây lương thực vànuôi trồng thủy sản: với 550.000 ha trồng lúa 03 vụ; 3.038 ha diện tích mặtnước nuôi trồng thủy sản nước ngọt Hàng năm, sản lượng lương thực đạt gần
3 triệu tấn và gần 270.000 tấn thủy sản đã góp phần tăng trưởng kinh tế bìnhquân trên 10% mỗi năm và đang định hướng phấn đấu tốc độ tăng trưởngkinh tế bình quân đạt 12%, thu nhập bình quân trên 17.3 triệu/người/năm đếnnăm 2010
- Về văn hóa - xã hội:
An Giang có dân số gần 2.3 triệu nhân khẩu, trong đó có 91% ngườiKinh; Khmer chiếm 04%; Hoa và Chăm mỗi dân tộc chiếm 01% NgườiKhmer sống tập trung ở 02 Huyện Miền núi giáp biên giới Campuchia và rảirác ở một số Huyện phía sau; người Chăm sống tập trung ở một số xã của 03Huyện (có 02 Huyện biên giới)
An Giang là tỉnh có nhiều Tôn giáo, nhiều nhất là Phật giáo Hòa Hảo,(trụ sở Trung ương giáo hội đặt tại Huyện Phú Tân) chiếm 41% dân số; PhậtGiáo 39%; Cao Đài 04%; Thiên Chúa Giáo 03%; Tứ Ân Hiếu Nghĩa 02%;Hồi Giáo 01%; Bửu Sơn Kỳ Hương 0.5%; Tin Lành 0.14%
Văn hóa An Giang phong phú, đa dạng Cùng với văn hóa truyền thốngchung; mỗi dân tộc, tôn giáo có những nét sinh hoạt văn hóa riêng và việc tổ
Trang 39chức lễ, hội theo tập quán, phong tục hàng năm đều được các cấp, các ngànhtạo điều kiện và bảo đảm trật tự chung trong đời sống của cộng đồng, xã hội.
* Những tồn tại, khó khăn:
- Tuyến biên giới:
+ Hàng hóa nhập lậu, xuất lậu, trốn thuế từng lúc từng nơi diễn biến kháphức tạp, nhất là vào những dịp lễ, tết công tác đấu tranh, ngăn chặn cũng gặpkhông ít khó khăn do địa hình vận chuyển thuận lợi cả đường sông và đường
bộ Chủ yếu là những mặt hàng xăng, dầu và hàng hóa tiêu dùng
+ Đáng chú ý về mặt an ninh, một số tổ chức chống đối của người ViệtNam lưu vong trú ẩn trên đất Campuchia tìm cách đưa người, tài liệu xâmnhập qua biên giới để hoạt động phá hoại trong nội địa Hội “Khmer Crôm”(nhóm người Khmer lưu vong) chuyển tài liệu có nội dung xuyên tạc, pháhoại chính sách đoàn kết dân tộc; Kích động người Khmer trong tỉnh tụ tập,kéo đông người đòi đất, tranh chấp đất sản xuất với hộ sản xuất của ngườiKinh, gây rối, chống người thi hành công vụ ở một số ấp, xã vùng dân tộc;Kích động người Khmer ở các tỉnh phía sau đấu tranh đòi tự trị
Việc truy bắt đối tượng vận chuyển Hêroin và chất gây nghiện khác quabiên giới, luồn lách trong nội địa cũng gặp khó khăn không ít Khi bị pháthiện thì bỏ hàng trốn chạy qua biên giới về đất Campuchia ẩn náu rồi tiếp tục
tổ chức đường dây vận chuyển khác để thâm nhập
- Trong nội địa:
+ Lợi dụng tôn giáo, một số phần tử cực đoan trong đạo phật giáo HoàHảo, đạo Cao Đài cấu kết với người ngoài tỉnh hoạt động bằng nhiều hìnhthức: tuyên truyền xuyên tạc chính sách tôn giáo, đòi xoá bỏ điều 4 Hiến phápnăm 1992 về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; yêu sách hànhđạo trái tôn chỉ mục đích của đạo do Nhà nước thừa nhận khi đăng ký thànhlập Đáng chú ý việc lợi dụng ngày giỗ, lễ của tín đồ để lôi kéo tụ tập đôngngười, kích động gây rối trật tự công cộng, tạo cớ xuyên tạc chính quyền đàn
Trang 40áp tôn giáo; lén lút chuyển tải thông tin, hình ảnh sai sự thật ra nước ngoài đểdựng chuyện xuyên tạc, xin rút tiền về để hà hơi, tiếp sức tiếp tục chống phá…+ Cùng với công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm, tội phạm tronglĩnh vực an ninh-chính trị thì tình hình vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực trậttự-an toàn xã hội xảy ra từng lúc, từng nơi cũng rất phức tạp.
Các cơ quan tiến hành tố tụng trong tỉnh đã thực hiện việc phối hợpthường xuyên qua công tác phân loại xử lý, nhưng bình quân hàng năm ViệnKiểm sát cũng phải thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sựtrên 800 vụ ở hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm (theo số liệu thống kê từ năm
1998 đến năm 2007 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang) Cùng vớimột số loại tội phạm truy tố, xét xử phải áp dụng mức hình phạt cao, thì loạitội phạm về ma tuý có vụ đã áp dụng mức hình phạt tử hình 6 bị cáo trongmột vụ có 9 bị cáo, tang vật thu được từ nguồn vận chuyển qua biên giới và
có liên quan tới đường dây mua bán với nhiều tỉnh khác
Từ những đặc điểm chung, khái quát nêu trên đã tác động đến công tácđấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và hoạt động thực hành quyềncông tố của Viện Kiểm sát ở địa phương trong tỉnh
2.1.2. Thực trạng năng lực của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử
án hình sự, từ năm 1998 đến năm 2007 ở tỉnh An Giang
Để đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất,thực hiện Điều 137 Hiến pháp và Điều 1 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhândân năm 1992 về kiểm sát tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính,kinh tế, an ninh-quốc phòng … ; thực hành quyền công tố ở địa phương, haicấp kiểm sát trong tỉnh đã thực hiện chức năng, tham muu cho cấp uỷ, tư vấn
uỷ ban cùng cấp, phối hợp với các ngành trong Khối nội chính … đã gópphần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về kinh tế-xã hội của cấp uỷ ở địaphương, công tác đấu tranh chống và phòng ngừa vi phạm, tội phạm cũng đạtkết quả tốt