NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG THIẾU SÓT, TỒN TẠI VỀ NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

Một phần của tài liệu Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang (Trang 62 - 70)

TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH AN GIANG

2.2.1.Nguyên nhân khách quan

* Tình hình tội phạm những năm gần đây diễn biến ngày càng phức tạp, đa dạng với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn. Tội phạm có tổ chức đang có chiều hướng gia tăng, nhất là loại tội phạm có liên quan đến vùng biên giới giáp Campuchia. Công tác đấu tranh chống tội phạm một mặt đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh, kiên quyết, nhưng mặt khác phải tôn trọng và thực hiện có hiệu quả nhằm bảo vệ tốt hơn quyền tự do cơ bản của công dân, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan nguời vô tội. Với những yêu cầu đó đòi hỏi phải nâng hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và hoạt động tranh tụng tại các phiên toà hình sự mà trong đó, các chủ thể tiến hành tố tụng như điều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và những người tham gia tố tụng khác chủ yếu là Luật sư theo quy

định của pháp luật phải thể hiện rõ năng lực thực hiện tranh tụng nhằm làm sáng tỏ vụ án, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thực tế cho thấy, năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố đang thể hiện được những tiến bộ mới, nhưng so với nhu cầu vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.

* Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật và văn bản hướng dẫn như:

- Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và giải quyết, xử lý một số loại tội phạm mới phát sinh trong thời kỳ hội nhập kinh tế … Bộ luật hình sự hiện hành đang được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn còn tồn tại qua thực tiễn áp dụng vẫn chưa được hướng dẫn thống nhất như khoảng cách giữa mức khởi điểm và mức cao nhất của khung hình phạt tương đối rộng nên nhận thức và vận dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng còn chưa thống nhất.

Một số khái niệm trong phần chung và trong phần các tội cụ thể cũng chưa được hướng dẫn làm rõ như thế nào xác định “phòng vệ chính đáng” khi hành vi chống trả lại một cách cần thiết đối với hành vi xâm phạm … vậy thế nào là “chống trả lại một cách cần thiết”; giữa “Phạm tội ít nghiêm trọng” với “Tội phạm ít nghiêm trọng” có đồng nhất hay không hoặc “hung khí nguy hiểm” đối với tội cố ý gây thương tích là những loại vật thể nào; mô tả “hành vi cụ thể” ra sao của tội gây rối trật tự công cộng … nên trong thực tiễn có cách hiểu và vận dụng khác nhau giữa các vùng, miền, giữa Viện Kiểm sát và Toà án dẫn đến việc tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà với Luật sư cũng từ suy luận chủ quan và kéo theo cả nhận thức chủ quan của các thành viên Hội đồng xét xử qua phán quyết.

- Về tố tụng hình sự:

Tại Điểm 5 điều 178 Bộ luật tố tụng hiện hành cần giải thích việc Hội thẩm tham gia phiên toà sơ thẩm cần phải có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ trước khi tham gia. Nếu vắng, phải có quyết định bổ sung Hội thẩm khác,

nhưng không đảm bảo điều kiện thời gian nghiên cứu hồ sơ như đã nêu, vậy có vi phạm Luật tố tụng hay không.

Nhận thức Điều 190 Bộ luật tố tụng hình sự quy định nghĩa vụ tham gia phiên toà của người bào chữa; nếu vắng phiên toà vẫn được tiến hành xét xử và người bào chữa có thể cung cấp trước cho Toà án bản bào chữa và ghi quan điểm bào chữa của mình về vụ án. Trường hợp như vậy, nếu bản bào chữa có quan điểm trái với quan điểm của Viện Kiểm sát thì Kiểm sát viên có phải phát biểu tranh luận không? Và nếu không tranh luận thì có trái Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về đối đáp không?

2.2.2.Nguyên nhân chủ quan

* Nhận thức và trách nhiệm của Kiểm sát viên đối với việc luận tội, phát biểu quan điểm, tranh luận tại phiên toà.

Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp ở An Giang đều có trình độ Cử nhân Luật. Việc bổ nhiệm được thực hiện chặc chẽ theo tiêu chuẩn và quy trình theo pháp luật và quy định của ngành. Được tập huấn chuyên đề do ngành cấp trên tổ chức bồi dưỡng. Tất cả đều đã qua trung cấp, cao cấp, cử nhân chính trị và trưởng thành từ thực tiễn công việc chuyên môn.

Tuy vậy, thời gian qua đáng chú ý là ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm còn một số Kiểm sát viên thực hành quyền công tố nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng và ý nghĩa quyết định của việc luận tội, phát biểu quan điểm và tranh luận tại phiên toà nên đã không làm hết trách nhiệm, thực hiện không đầy đủ các thao tác nghiệp vụ theo quy định của Quy chế tạm thời về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của ngành. Thể hiện rõ nhất là việc nghiên cứu để nắm vững hồ sơ vụ án; lập hồ sơ kiểm sát án hình sự của Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hiện không đúng quy định, thiếu trích cứu tỉ mĩ, cụ thể … nên còn lập kế hoạch thẩm vấn chưa chi tiết, nhầm lẫn về số liệu, chứng cứ chứng minh thiếu chặt chẽ, dự thảo đề cương xét hỏi và luận

tội của Kiểm sát viên còn sơ sài, còn lúng túng khi diễn biến tại phiên toà có nhiều tình tiết khác so với cáo trạng khi luận tội, đối đáp, tranh luận.

Một số Kiểm sát viên vẫn chưa thực sự phát huy chủ động khi có tình huống mới phát sinh, còn lúng túng và thụ động trong việc xét hỏi, tranh tụng. Luận tội có lúc, có nơi còn dài dòng, bộc lộ nhiều điểm yếu, thiếu rõ ràng, mạch lạc, thiếu tính thuyết phục. Có trường hợp không tập trung xét hỏi mà lại yêu cầu Hội đồng xét xử công bố lời khai quá nhiều [33, tr.5].

Phải thấy rằng, có trình độ chuyên môn tốt và tích luỹ kinh nghiệm từ công tác thực tiễn được nhiều đến mức nào chăng nữa nhưng thực hiện chức trách không đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bảo vệ cáo trạng, luận tội hoặc phát biểu quan điểm, đối đáp, tranh luận tại phiên toà.

* Về năng lực nghiệp vụ của Kiểm sát viên:

Do không tổng hợp hoặc không đánh giá tổng hợp đầy đủ các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án nên chất lượng luận tội, phát biểu quan điểm và đối đáp, tranh luận tại phiên toà của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố bị hạn chế về chất lượng như phân tích, đánh giá chứng cứ vụ án không toàn diện, thiếu logic, không sâu sắc nên cũng không thể đánh giá được đúng thực chất vụ việc hoặc còn chủ quan. Còn tình trạng chưa chủ động và còn chờ Chủ toạ phiên toà nhắc mới đặt câu hỏi có tính chất bổ sung, không ghi chép kịp thời và bổ sung những vấn đề mới phát sinh vào dự thảo luận tội, dự thảo phát biểu quan điểm cho phù hợp với diễn biễn của phiên toà, nhằm chọn lọc những ý kiến cần thiết phải tranh luận và để có tranh luận đi vào trọng tâm, trọng điểm có tính thuyết phục cao.

Còn có việc bị hạn chế do nhận thức pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các pháp luật có liên quan khác dẫn đến việc áp dụng pháp luật vào từng trường hợp cụ thể còn nhiều sai sót, nên vẫn còn

Nội dung tranh luận thiếu lý lẽ sắc bén để đấu tranh với quan điểm không đúng của bị cáo, của người bào chữa … chưa biết tận dụng những mâu thuẩn trong các lời bào chữa của Luật sư và chưa sử dụng có hiệu quả các chứng cứ của vụ án đối chiếu với pháp luật để lập luận, chứng minh bác bỏ. Thậm chí có Kiểm sát viên không theo dõi kỹ diễn biến phiên toà, phía bị hại không yêu cầu bồi thường dân sự nhưng vẫn đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc bị cáo phải bồi thường; có những vụ không đề cập hoặc còn đề nghị một cách chung chung về áp dụng các biện pháp tư pháp liên quan đến việc xử lý vụ án [33, tr.4].

* Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và mối quan hệ phối hợp cấp trên, cấp dưới.

Những thiếu sót và hạn chế về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự nêu trên còn có phần do công tác quản lý, chỉ đạo của lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, nhất là công tác kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử sơ thẩm cấp Huyện ở tỉnh An Giang.

- Được tiếp thu, rút kinh nghiệm qua tập huấn nghiệp vụ; thông suốt các Nghị quyết của Đảng và Chỉ thị của ngành cấp trên về cải cách tư pháp, về thực hiện tranh tụng tại phiên toà; ra văn bản thông báo rút kinh nghiệm thiếu sót cụ thể từng vấn đề qua công tác thực hành quyền công tố đối với án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà phúc thẩm của tỉnh; Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ, kiểm tra việc thục hiện kế hoạch, chương trình công tác hàng năm … đối với cấp huyện đã góp phần làm giảm những sai sót, nâng được chất lượng thục hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự qua những năm gần đây. Tuy vậy, sự tiến bộ mới cũng chưa đồng đều ở các đơn vị, còn một số Kiểm sát viên về năng lực thực hiện tranh tụng tại phiên toà theo yêu cầu cải cách tư pháp cũng chưa đáp ứng được.

Tính từ năm 1998 đến năm 2007, án truy tố bị Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung chiếm hơn 2% (182 vụ trong tổng số 7.544 vụ) trong đó, năm 1998 có 2,6%, năm 1999 có 2,3%, năm 2004 có 4,5%, các năm còn lại giảm dần nhưng riêng năm 2007 vẫn còn 7 vụ; nhiều nhất là cấp Huyện. Án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị, cấp phúc thẩm xét xử cải sửa còn nhiều, nhất là giảm hình phạt và cải sửa phần trách nhiệm dân sự nhưng công tác kháng nghị của Viện Kiểm sát rất ít và chỉ chiếm 1% trong tổng số án sơ thẩm đã xét xử … và từ đó cho thấy, tuy có nhiều biện pháp nhưng chất lượng về công tác quản lý, chỉ đạo còn nhiều việc cần thực hiện kịp thời và có nghiên cứu sâu kỹ hơn nữa, nhất là công tác rút kinh nghiệm cho cấp huyện cần cụ thể, điển hình vụ việc, tránh nêu chung chung … Các thao tác nghiệp vụ được quy định tại quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra; quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự nhưng công tác kiểm tra việc thực hiện của Kiểm sát viên chưa được thường xuyên, chặc chẽ nên không phát hiện được những thiếu sót của Kiểm sát viên do không thực hiện đầy đủ các quy định trong Quy chế đề nghị kịp thời chấn chỉnh.

Việc tổ chức thực hiện theo tinh thần cải cách tư pháp, “… Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột pháp của hoạt động tư pháp …” [3, tr.9] vẫn còn những lúng túng nhất định về biện pháp, nhất là khoản thời gian sau khi tiếp thu, quán triệt, thông suốt trong nội bộ vẫn phải trông chờ hướng dẫn của cấp trên.

Những năm gần đây, để thúc đẩy việc nâng chất lượng thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự theo thẩm quyền mới của cấp Huyện, đã phối hợp với Toà án tổ chức các phiên toà điển hình để rút kinh nghiệm; tổ chức Hội thi tuyển chọn Kiểm sát viên tiêu biểu ỏ hai cấp kiểm sát trong tỉnh với nội dung “Những vấn đề cơ bản Kiểm sát viên cần nắm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ

án hình sự. Liên hệ thực tiễn ở địa phương (đơn vị), bản thân đang công tác về loại tội phạm thường xãy ra và nên lên những kinh nghiệm đã rút được trong công tác Kiểm sát viên xử lý tội phạm đó” [33, tr.1], cụ thể qua 07 loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự như: giết người, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, mua bán trái phép chất ma tuý, cướp giật tài sản, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em … Từ đó thấy rõ năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên vẫn còn bộc lộ những thiếu sót nêu trên và cả về kỹ năng tranh luận, đối đáp tại phiên toà.

- Về bồi dưỡng nâng trình độ, năng lực tranh tụng đối với Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử án hình sự đang được quan tâm, nhưng cũng thấy rằng việc phấn đấu ở từng người nếu thiếu nỗ lực chủ quan thì vẫn bị hạn chế năng lực thực hiện nhiệm vụ.

Bởi vì cho dù có được tuyển chọn bổ nhiệm theo tiêu chuẩn, có quá trình công tác nhiều năm, tích luỹ được kinh nghiệm thực hành quyền công tố; được tổ chức bồi dưỡng, rút kinh nghiệm chuyên đề trong từng lĩnh vực, nhưng chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của Kiểm sát viên cũng không phải đạt được như nhau. Nói cách khác, cần nghiên cứu năng lực từng Kiểm sát viên để sắp xếp, bố trí cho phù hợp, vì không thể đòi hỏi tất cả Kiểm sát viên được bổ nhiệm đều có thể làm tốt được ngay việc thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự. Do đó, cần quan tâm chọn lựa, giao việc, kiểm tra từ thực tiễn và có biện pháp kích thích sự nghiên cứu tìm tòi học hỏi của từng cá nhân mới có thể xem xét tuyển chọn vào lĩnh vực thực hiện công việc đó.

Thực tế, công tác cán bộ làm chưa được chuyên sâu, nhất là xem xét kỷ năng trên cơ sở có vạch ra tiêu chí để nhận xét qua công tác cán bộ. Đây cũng là trách nhiệm của lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và lãnh đạo ở từng đơn vị Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện trong tỉnh cần sâu sát hơn nữa mới

có thể cân nhắc bố trí Kiểm sát viên phù hợp với năng lực và sự phấn đấu nâng chất lượng chung.

Chương 3

Một phần của tài liệu Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w