THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ HÌNH SỰ Ở

Một phần của tài liệu Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang (Trang 37 - 62)

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ HÌNH SỰ Ở TỈNH AN GIANG

2.1.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh An Giang

* Đặc điểm tự nhiên:

An Giang thuộc khu vực Tây Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm về nông nghiệp; nơi đầu nguồn hội lưu của hai nhánh Sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu từ Vương quốc Campuchia sang.

Toạ độ địa lý từ 1000 đến 1100 Vĩ Bắc và 104070’ đến 105050’ Kinh Đông, với địa hình có 2 dạng chủ yếu: Đồng bằng tập trung ở ven Sông Tiền, tả và hữu ngạn Sông Hậu; vùng đồi núi tập trung ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Giáp ranh với các tỉnh:

- Phía Tây Bắc giáp hai tỉnh Kandal và TaKeo thuộc Vương quốc Campuchia, có đường biên giới dài gần 100 km.

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang. - Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. - Phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 340.624 ha, bằng 1.03% diện tích cả nước, đứng thứ 4 so với 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Địa giới hành chính chia thành 11 đơn vị, gồm: 01 Thành phố, 01 Thị xã và 09 Huyện trong đó có 5 Huyện biên giới (02 Huyện Miền núi giáp biên giới có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống); có 154 xã, phường, Thị trấn (có 17 xã biên giới). An Giang có 01 cửa khẩu quốc tế đường bộ (Xuân Tô,

Tịnh Biên); một cửa khẩu đường sông (Vĩnh Xương, Tân Châu) và 02 cửa khẩu quốc gia (01 đường thủy, 01 đường bộ). Đặc thù vùng biên giới ở An Giang là núi liền núi, sông liền sông với Vương Quốc Campuchia và là đồng bằng nên việc qua lại ở đường bộ, đường sông cũng không bị cách trở bởi địa hình, địa vật.

* Đặc điểm kinh tế, xã hội:

- Về kinh tế:

So với các tỉnh trong khu vực, kinh tế đặc thù của An Giang chủ yếu vẫn còn là sản xuất nông nghiệp, tập trung khai thác diện tích cây lương thực và nuôi trồng thủy sản: với 550.000 ha trồng lúa 03 vụ; 3.038 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hàng năm, sản lượng lương thực đạt gần 3 triệu tấn và gần 270.000 tấn thủy sản đã góp phần tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10% mỗi năm và đang định hướng phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%, thu nhập bình quân trên 17.3 triệu/người/năm đến năm 2010.

- Về văn hóa - xã hội:

An Giang có dân số gần 2.3 triệu nhân khẩu, trong đó có 91% người Kinh; Khmer chiếm 04%; Hoa và Chăm mỗi dân tộc chiếm 01%. Người Khmer sống tập trung ở 02 Huyện Miền núi giáp biên giới Campuchia và rải rác ở một số Huyện phía sau; người Chăm sống tập trung ở một số xã của 03 Huyện (có 02 Huyện biên giới).

An Giang là tỉnh có nhiều Tôn giáo, nhiều nhất là Phật giáo Hòa Hảo, (trụ sở Trung ương giáo hội đặt tại Huyện Phú Tân) chiếm 41% dân số; Phật Giáo 39%; Cao Đài 04%; Thiên Chúa Giáo 03%; Tứ Ân Hiếu Nghĩa 02%; Hồi Giáo 01%; Bửu Sơn Kỳ Hương 0.5%; Tin Lành 0.14%.

Văn hóa An Giang phong phú, đa dạng. Cùng với văn hóa truyền thống chung; mỗi dân tộc, tôn giáo có những nét sinh hoạt văn hóa riêng và việc tổ

chức lễ, hội theo tập quán, phong tục hàng năm đều được các cấp, các ngành tạo điều kiện và bảo đảm trật tự chung trong đời sống của cộng đồng, xã hội.

* Những tồn tại, khó khăn:

- Tuyến biên giới:

+ Hàng hóa nhập lậu, xuất lậu, trốn thuế từng lúc từng nơi diễn biến khá phức tạp, nhất là vào những dịp lễ, tết công tác đấu tranh, ngăn chặn cũng gặp không ít khó khăn do địa hình vận chuyển thuận lợi cả đường sông và đường bộ. Chủ yếu là những mặt hàng xăng, dầu và hàng hóa tiêu dùng ...

+ Đáng chú ý về mặt an ninh, một số tổ chức chống đối của người Việt Nam lưu vong trú ẩn trên đất Campuchia tìm cách đưa người, tài liệu xâm nhập qua biên giới để hoạt động phá hoại trong nội địa. Hội “Khmer Crôm” (nhóm người Khmer lưu vong) chuyển tài liệu có nội dung xuyên tạc, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc; Kích động người Khmer trong tỉnh tụ tập, kéo đông người đòi đất, tranh chấp đất sản xuất với hộ sản xuất của người Kinh, gây rối, chống người thi hành công vụ ở một số ấp, xã vùng dân tộc; Kích động người Khmer ở các tỉnh phía sau đấu tranh đòi tự trị ...

Việc truy bắt đối tượng vận chuyển Hêroin và chất gây nghiện khác qua biên giới, luồn lách trong nội địa cũng gặp khó khăn không ít. Khi bị phát hiện thì bỏ hàng trốn chạy qua biên giới về đất Campuchia ẩn náu rồi tiếp tục tổ chức đường dây vận chuyển khác để thâm nhập.

- Trong nội địa:

+ Lợi dụng tôn giáo, một số phần tử cực đoan trong đạo phật giáo Hoà Hảo, đạo Cao Đài cấu kết với người ngoài tỉnh hoạt động bằng nhiều hình thức: tuyên truyền xuyên tạc chính sách tôn giáo, đòi xoá bỏ điều 4 Hiến pháp năm 1992 về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; yêu sách hành đạo trái tôn chỉ mục đích của đạo do Nhà nước thừa nhận khi đăng ký thành lập. Đáng chú ý việc lợi dụng ngày giỗ, lễ của tín đồ để lôi kéo tụ tập đông người, kích động gây rối trật tự công cộng, tạo cớ xuyên tạc chính quyền đàn

áp tôn giáo; lén lút chuyển tải thông tin, hình ảnh sai sự thật ra nước ngoài để dựng chuyện xuyên tạc, xin rút tiền về để hà hơi, tiếp sức tiếp tục chống phá…

+ Cùng với công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực an ninh-chính trị thì tình hình vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực trật tự-an toàn xã hội xảy ra từng lúc, từng nơi cũng rất phức tạp.

Các cơ quan tiến hành tố tụng trong tỉnh đã thực hiện việc phối hợp thường xuyên qua công tác phân loại xử lý, nhưng bình quân hàng năm Viện Kiểm sát cũng phải thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự trên 800 vụ ở hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm (theo số liệu thống kê từ năm 1998 đến năm 2007 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang). Cùng với một số loại tội phạm truy tố, xét xử phải áp dụng mức hình phạt cao, thì loại tội phạm về ma tuý có vụ đã áp dụng mức hình phạt tử hình 6 bị cáo trong một vụ có 9 bị cáo, tang vật thu được từ nguồn vận chuyển qua biên giới và có liên quan tới đường dây mua bán với nhiều tỉnh khác.

Từ những đặc điểm chung, khái quát nêu trên đã tác động đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và hoạt động thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát ở địa phương trong tỉnh.

2.1.2.Thực trạng năng lực của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử án

hình sự, từ năm 1998 đến năm 2007 ở tỉnh An Giang

Để đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, thực hiện Điều 137 Hiến pháp và Điều 1 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 1992 về kiểm sát tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế, an ninh-quốc phòng … ; thực hành quyền công tố ở địa phương, hai cấp kiểm sát trong tỉnh đã thực hiện chức năng, tham muu cho cấp uỷ, tư vấn uỷ ban cùng cấp, phối hợp với các ngành trong Khối nội chính … đã góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về kinh tế-xã hội của cấp uỷ ở địa phương, công tác đấu tranh chống và phòng ngừa vi phạm, tội phạm cũng đạt kết quả tốt.

Từ năm 1998 đến năm 2002, Viện Kiểm sát hai cấp trong tỉnh đã thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự sơ thẩm là 4.000 vụ án với 5.582 bị cáo; Viện Kiểm sát cấp tỉnh đã thực hành quyền công tố tại phiên toà phúc thẩm án hình sự 524 vụ với 688 bị cáo (trong đó có 37 vụ do Viện Kiểm sát kháng nghị) [28]. Đáng lưu ý, trong 02 năm 1998 và 1999 số vụ án truy tố xét xử ở cấp sơ thẩm đều trên 1.000 vụ, án có kháng cáo, kháng nghị cấp phúc thẩm phải xử lý cũng tăng; các năm về sau giảm hơn, chỉ còn trên dưới 800 vụ mỗi năm.

Từ đó cho thấy, công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả. Hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên ý thức ngày càng tốt hơn trách nhiệm vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, vừa phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cấp uỷ địa phương và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị công tác hàng năm của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về mảng công việc này.

Thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự, Kiểm sát viên đều thể hiện được trách nhiệm tham gia thẩm vấn, luận tội có căn cứ để bảo vệ việc buộc tội, tranh luận với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng, làm rõ thêm những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với bị cáo, những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm … để Hội đồng xét xử cân nhắc khi ra bản án, quyết định.

Thực tế cho thấy, tại phiên toà sơ thẩm, trước áp lực công việc, công luận, yêu cầu áp dụng mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội từ khung hình phạt và tội danh của Bộ luật hình sự … cùng với việc công khai tranh luận với người tham gia tố tụng, luôn tạo ra những thúc ép, buột Kiểm sát viên thực hành quyền công tố phải có chuẩn bị kỹ từ việc nghiên cứu hồ sơ, trích cứu lập tiểu hồ sơ, chuẩn bị những vấn đề dự kiến thẩm vấn, tranh luận và chuẩn bị kỹ bản luận tội …

Ở cấp Huyện, Kiểm sát viên được bổ nhiệm có tuổi đời bình quân 35 tuổi, đã qua trường lớp đào tạo của ngành kiểm sát hoặc trung cấp Luật và một số ít có trình độ Cao đẳng kiểm sát, Đại học luật. Nhưng nhìn chung, trình độ không đồng đều, nên cá biệt có trường hợp được bổ nhiệm là Kiểm sát viên nhưng ngại nhận sự phân công thực hành quyền công tố tại phiên toà hình sự, nhất là những vụ án có tính phức tạp về đánh giá chứng cứ và phải tranh luận nhiều. Ở cấp tỉnh, Kiểm sát viên có tuổi đời bình quân 40 tuổi, hầu hết đã qua cao đẳng nghiệp vụ của ngành và Đại học luật, công tác nhiều năm trong ngành với những kinh nghiệm tích lũy và khả năng ứng xử, tranh luận tại phiên toà vững chãi, chất lượng, nhưng vẫn còn có Kiểm sát viên chủ quan trong nghề nghiệp do ỷ lại qua kinh nghiệm nên trích cứu hồ sơ còn sơ sài; chuẩn bị luận tội chưa kỹ, cá biệt còn gạch đầu dòng đề cương bản luận tội nên phát biểu thiếu tính mạch lạc, logic, thẩm vấn trùng lấp, tranh luận cũng chưa đảm bảo đầy đủ theo các nội dung phản bác do phía bào chữa nêu ra …

Từ năm 2003 đến năm 2007, Viện Kiểm sát hai cấp trong tỉnh đã thực hành quyền công tố 3.544 vụ toà án đưa ra xét xử sơ thẩm hình sự với 5.160 bị cáo; Viện Kiểm sát cấp tỉnh đã thực hành quyền công tố tại phiên toà phúc thẩm hình sự 550 vụ với 759 bị cáo (trong đó có 44 vụ do Viện Kiểm sát kháng nghị) [28]. Nếu so sánh với mốc thời điểm nêu trên cho thấy, số vụ thực hành quyền công tố tại phiên toà sơ thẩm giảm 12%, nhưng số bị cáo chỉ giảm 8%; số vụ xét xử tại phiên toà phúc thẩm tăng 01% và số bị cáo cũng tăng hơn 01%. Đáng lưu ý, trong khoảng thời gian này, tập trung thực hiện tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới; Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (sửa đổi) được ban hành thay thế Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, đã kế thừa và phát triển

một bước pháp Luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta, phù hợp chủ trương cải cách tư pháp.

Luật tố tụng hình sự đã quy định theo hướng mở rộng yếu tố tranh tụng tại phiên toà mà cụ thể là nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà, Kiểm sát viên có trách nhiệm hỏi, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ cáo trạng. Người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác khi tranh luận có quyền trình bày ý kiến về việc luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra những đề nghị; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận đối với từng ý kiến nhằm đảm bảo cho việc tranh luận tại phiên toà được dân chủ, bình đẳng, khách quan, công khai, từ đó Hội đồng xét xử cân nhắc ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật …

Thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp và những quy định về chức năng, nhiệm vụ được sửa đổi bổ sung của Luật. Công tác chỉ đạo, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu phải nâng trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên; Kiện toàn tổ chúc bộ máy; Tập trung nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, bồi dưỡng năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử án hình sự. Đồng thời, tổ chức rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại thiếu sót qua tổng kết từ thực tiển. Hàng năm, có những Chỉ thị về công tác, xây dựng những quy chế nghiệp vụ và tổ chúc tập huấn chuyên đề nghiệp vụ … Và ở tỉnh, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng được lãnh đạo quan tâm, có nhiều biện pháp rút kinh nghiệm kịp thời những thiếu sót, yếu kém trong đội ngũ Kiểm sát viên ỏ hai cấp, theo dõi sâu sát năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên cấp huyện, phối hợp với Toà án tổ chức một số phiên toà điển hình rút kinh nghiệm chung theo yêu cầu cải cách tư pháp, tổ chức chấm điểm để chọn Kiểm sát viên giỏi, tiêu biểu và nhân rộng ở hai cấp Kiểm sát đã phối hợp với cơ quan điều tra, toà án rút kinh nghiệm về công tác điều tra, truy tố, xét xử

và tích cực thúc đẩy việc đầu tư cơ sở vật chất, điều chuyển cán bộ, Kiểm sát viên, xây dựng mạng tin học trong nội bộ, phối hợp với sở giáo dục mở lớp bổ túc riêng về Khmer ngữ cho Kiểm sát viên đang công tác tại khu vực miền núi, biên giới và vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer và các điều kiện khác nhằm thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử của toà án cấp huyện theo khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Tố tụng hình sự sớm hơn lộ trình quy định …

Với sự phối hợp chặt với các ngành, được sự chỉ đạo của cấp trên, sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ và Ban chỉ đạo cải cách tư pháp của tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, Kiểm sát viên trong từng đơn vị nên nhiều năm qua, năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự đã nâng được chất lượng thật sự. Công tác thực hành quyền công tố luôn gắn với nhiệm vụ phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương, chú trọng đến công tác xét xử lưu động những vụ án điểm, bình quân mỗi năm xét xử 80 vụ đã góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng ngừa tội phạm, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Những năm qua, chỉ “có 10 đơn thư có nội dung yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, nhiều nhất là khiếu nại liên quan đến xử lý các vụ án

Một phần của tài liệu Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang (Trang 37 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w