Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc,mang tính toàn cầu mà tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt cácnước phát triển, nước đang phát triển hay nước kém phát triển đều phải đươngđầu và nó đã là thách thức lớn của cả thế giới Về kinh tế, tai nạn giao thông
và ùn tắc giao thông hàng năm làm thiệt hại từ 1% đến 3% GDP chi phí hàngnăm của các nước đang phát triển, ước tính vào khoảng trên 100 tỷ USD Tai nạn giao thông ở Việt Nam cũng nằm trong tình trạng chung của cácnước đang phát triển, TNGT ở Việt Nam tăng liên tục trong nhiều năm và tínhnghiêm trọng ngày càng gia tăng (bình quân trên 13 nghìn người chết doTNGT và khoảng 29.000 ca chấn thương so não/năm) TNGT luôn là nỗi ámảnh trong đời sống xã hội và là một trong những nguyên nhân cản trở sự pháttriển kinh tế của đất nước
Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được mối hiểmhoạ của tai nạn giao thông, để kiềm chế và giảm thiểu TNGT Ban Bí thư TW,Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo để ban hành và sửa đổi luật, các nghịđịnh quy định và thực hiện các biện pháp cấp bách phù hợp với tình hình mới.Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao do ý thức chấp hành luật của người tham giagiao thông thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và yếukém, hiệu lực quản lý Nhà nước chưa cao
Ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng có hệthống sông, kênh đa dạng, mạng lưới giao thông thủy trãi rộng, nối liền cácđịa phương trong vùng đã tạo nên một hệ thống giao thông thủy thuận tiện,hiệu quả Đồng thời loại hình vận tải thủy được xem là phương thức vận tải
ưu việt và hiệu quả nhất vì giá cước rẻ, có thể vận chuyển được các loại hànghóa cồng kềnh quá khổ, siêu trường, siêu trọng mà hệ thống hạ tầng đường bộ
Trang 2chưa đáp ứng được nên hoạt động vận tải đường thủy ở An Giang và Đồngbằng sông Cửu Long hoạt động rất sôi động
Trong những năm qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh An Giang đã huy động toàn
bộ sức mạnh hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc để triển khai và thực hiệntốt các luật của Quốc hội, nghị định của chính phủ về đảm bảo ATGT, đặcbiệt là giao thông đường thủy Sau hơn 03 năm triển khai thực hiện Luật Giaothông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh An Giang, bước đầu đã thu đượcnhững kết quả nhất định, tình hình trật tự an toàn giao thông phần nào đượccải thiện và đã hạn chế tới mức thấp nhất số vụ, số người chết do TNGT Tuynhiên, hoạt động giao thông đường thủy vẫn còn nhiều bất cập, tai nạn giaothông tuy có giảm về số vụ và số người chết nhưng chưa bền vững, đặc biệt làtình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủynội địa có xu hướng ngày càng tăng Nguyên nhân cơ bản là tình trạng phápchế trong lĩnh vực giao thông đường thủy còn nhiều điểm hạn chế Điều nàythể hiện trên các mặt sau đây: Hệ thống văn bản pháp qui điều chỉnh lĩnh vựcnày tuy đã có tương đối đầy đủ, nhưng tính răn đe chưa cao và chưa phù hợpvới tình hình thực tế nên khó triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả điều chỉnhcủa pháp luật còn hạn chế; cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải thủy trongthời gian dài chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và tương xứng với vị tríquan trọng của ngành vận tải thủy và tốc độ phát triển của hoạt động này;trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của một sốngười khi tham gia giao thông vẫn còn thấp hoặc xem nhẹ; công tác quản lýnhà nước về các vấn đề liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy củacác cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chưa thật sự hiệu quả; các viphạm xảy ra nhưng không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, pháp luật vềgiao thông đường thủy không được chấp hành Hậu quả đã dẫn đến tai nạngiao thông xảy ra làm chết người và thiệt hại về tài sản của nhân dân
Trang 3Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm kiếm những giải phápnhằm thiết lập lại trật tự an toàn giao thông nói chung và giao thông đườngthủy nói riêng, nhằm mục tiêu bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và trênhết là đảm bảo tính pháp chế XHCN trong trong lĩnh vực giao thông ở tỉnh
An Giang, tôi chọn đề tài " Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay" để nghiên cứu và viết luận văn
Thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề pháp chế XHCN và pháp chế XHCN trên một số lĩnh vực cụ thể
đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu Tiêu biểu có các công trình như:
- "Tăng cường tính thống nhất của pháp chế, nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật và chấp hành pháp luật" của Đào Trí Úc, Tạp chí Cộng sản, tháng 3/1995.
- "Tác dụng của pháp chế đối với cách mạng văn hoá trong xây dựng nếp sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa" của Ngô Bá Thành, Tạp chí
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996
- "Tăng cường pháp chế XHCN về kinh tế trong quản lý nhà nước nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay", luận án Phó tiến sĩ Luật học
của Quách Sỹ Hùng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996
- "Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động lập pháp lập qui ở nước
ta hiện nay", luận án tiến sĩ Luật học của Đỗ Ngọc Hải, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, 2001
Trang 4- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xét xử các vụ án hình sự ở Nghệ An hiện nay", luận văn thạc sĩ luật của Lê Văn Thảo, 2004, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay", luận văn Thạc sĩ luật của Đặng Thanh Sơn, 2003;
Trong lĩnh vực giao thông vận tải có các công trình như:
- "Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng cảnh sát giao thông", đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ Công an do Trần Đào chủ trì - 1998;
- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường
bộ ở nước ta hiện nay", luận văn Thạc sĩ luật của Nguyễn Huy Bằng, 2001,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Những đề tài khoa học và các công trình khoa học đã được công bố trênđây liên quan đến pháp chế XHCN đã nghiên cứu, đề cập đến một số vấn đề
lý luận về pháp chế nói chung, đồng thời cũng đã đề cập đến một số vấn đềpháp chế XHCN trên một số lĩnh vực cụ thể Tuy vậy, cho đến nay chưa cócông trình khoa học nào nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và toàn
diện về "Pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang" Mặc dù vậy, các công trình khoa học nêu trên đều là tài liệu tham
khảo có giá trị để nghiên cứu đề tài này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp
chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy, luận văn đề xuấtcác giải pháp bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thôngđường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay
3.2 Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vựcgiao thông đường thủy;
Trang 5- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnhvực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang thời gian qua;
- Đề xuất các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủnghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay;
4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong lĩnh vực giao thông thủy trênđịa bàn tỉnh An Giang, thời gian số liệu nghiên cứu từ năm 2003 đến năm
2007 (trong đó tập trung vào khoảng thời gian 03 năm kể từ khi Luật giaothông đường thủy nội địa có hiệu lực thi hành - từ 01/01/2005 đến năm 2007)
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; chủ trương, đườnglối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước, kế thừa có chọn lọc hệthống các công trình nghiên cứu có liên quan về pháp chế XHCN
Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình thực hiện đề tài luận văn sửdụng các phương pháp lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh
để làm rõ những nội dung nghiên cứu của đề tài
6 Đóng góp khoa học mới của luận văn
- Đưa ra khái niệm và các đặc trưng của pháp chế XHCN trong lĩnh vựcgiao thông đường thủy;
- Chỉ ra được thực trạng và nguyên nhân thực trạng pháp chế xã hội chủnghĩa trong lĩnh vực giao thông ở tỉnh An Giang;
- Đề xuất giải pháp bảo đảm pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đườngthủy tỉnh An Giang hiện nay
7 Ý nghĩa của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn làm phong phú thêm lý luận về phápchế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực cụ thể - lĩnh vực giao thông đường thủy;
Trang 6- Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trước hết, cho việc xây dựng, tổchức, thực thi pháp luật về giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang Đồng thời
là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc xây dựng chiến lược đảm bảo trật tự
an toàn giao thông đường thủy và tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vựcnày trong thời gian tới
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
3 chương, 8 mục
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
1.1 KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1.1 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế XHCN là lĩnh vực được nghiên cứu khá toàn diện trong khoa họcpháp lý của các nước XHCN trước đây Các công trình khoa học nghiên cứu
về pháp chế XHCN một mặt khẳng định các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về pháp chế; mặt khác phát triển và làm phong phú thêm học thuyếtMác - Lênin về pháp chế XHCN
-Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp chế XHCN là một hiệntượng xã hội phong phú và phức tạp Nội hàm của khái niệm pháp chế rất rộng;trong các mối quan hệ khác nhau pháp chế cũng có nội dung riêng của mình
Ở Việt Nam hiện nay, qua các tài liệu đã được công bố cho thấy trong giớikhoa học còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm pháp chế Sự khácnhau đó xuất phát từ nhìn nhận, xem xét vấn đề pháp chế XHCN ở các góc độkhác nhau: pháp chế chung hay pháp chế từng lĩnh vực cụ thể của xã hội; hiểutheo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp Chẳng hạn:
- Khi nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ và thực hiện pháp luật thì pháp chếXHCN được hiểu là đòi hỏi sự tuân thủ và thực hiện pháp luật một cáchnghiêm minh của các chủ thể Như Từ điển tiếng Việt giải thích: "Pháp chếđược hiểu là chế độ tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật của mọichủ thể các quan hệ pháp luật [32, tr.159] Còn Từ điển Luật học cho rằng:
"Pháp chế là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, phápluật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi côngdân" [21, tr.603] Tài liệu nghiên cứu môn học lý luận chung nhà nước và
Trang 8pháp luật của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh định nghĩa: Pháp chếXHCN là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chứckinh tế, các cán bộ, công chức nhà nước và mọi công dân phải triệt để tuântheo và chấp hành thường xuyên nghiêm chỉnh pháp luật.
- Khi nhấn mạnh yếu tố cơ sở cần phải có của pháp chế là pháp luật thìpháp chế được hiểu là pháp luật trong cuộc sống của nó (trạng thái đang tácđộng vào đời sống xã hội của pháp luật) Theo quan niệm này pháp chế chính
là "pháp luật" nhưng không phải pháp luật trên giấy mà "pháp luật đang sống"nghĩa là "ở trạng thái đang tác động vào đời sống xã hội"
- Theo cách tiếp cận rộng hơn, GS TSKH Đào Trí Úc cho rằng "pháp chế
là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan
hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật, là sự tuânthủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức hoạt động của Nhà nước, các
cơ quan, đơn vị, tổ chức và đối với mọi công dân" [33] Theo đó, pháp chếgồm ba nội dung chủ yếu: sự hiện diện của một hệ thống pháp luật; sự tồn tạimột trật tự pháp luật và kỷ luật trên cơ sở pháp luật và sự tuân thủ, thực hiệnnghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể
Còn theo Giáo trình lý luận chung Nhà nước và Pháp luật của Trường Đạihọc Luật Hà Nội thì khái niệm pháp chế được hiểu là: "một chế độ đặc biệtcủa đời sống chính trị - xã hội đặc biệt, trong đó tất cả các cơ quan nhànước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên tổchức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật mộtcách nghiêm chỉnh triệt để và chính xác" [31, tr.524-525] Theo quan niệmnày, khái niệm pháp chế có nội hàm rộng, coi pháp chế là chế độ đặc biệtcủa đời sống chính trị xã hội; chứa đựng tư tưởng tôn trọng pháp luật củacác chủ thể, đòi hỏi các chủ thể này phải chấp hành nghiêm chỉnh, triệt để
và chính xác pháp luật
Trang 9Theo quan điểm của chúng tôi, tất cả những quan niệm trên điều có chứađựng nhân tố cần thiết của pháp chế và có tính hợp lý nhất định Tuy nhiên đểđưa ra khái niệm pháp chế đầy đủ cần hàm chứa các nội dung:
- Cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, khoa học
- Đòi hỏi sự chấp hành, thực thi nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác pháp luậtcủa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
Theo đó, pháp chế XHCN được hiểu là sự đòi hỏi các chủ thể tham gia vàocác quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh phải nghiêm chỉnh chấp hành, tuânthủ và thực hiện đầy đủ, triệt để, tự giác các quy định của pháp luật
Với quan niệm pháp chế nêu trên, hoạt động pháp chế xã hội chủ nghĩa tậptrung chủ yếu vào 3 nội dung:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Trách nhiệm của nhà nước là
phải thường xuyên quan tâm xây dựng pháp luật và hoàn chỉnh hệ thống phápluật, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh là cơ sở cho việc tăng cườngpháp chế xã hội chủ nghĩa Quá trình đổi mới đòi hỏi phải có sự đổi mớitương ứng về pháp luật, do đó nhiệm vụ thường xuyên cập nhật và tiếp tụcxây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết; thể chế hóa kịp thời đườnglối, chính sách của Đảng thành pháp luật là phương hướng cơ bản và chủ yếuhiện nay của công tác xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật; thườngxuyên rà soát để loại bỏ những quy phạm pháp luật có nội dung chồng chéo
và bổ sung quy phạm pháp luật mới; có kế hoạch xây dựng pháp luật trongtừng giai đoạn cụ thể, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, mởrộng hình thức để nhân dân tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật đểphát huy dân chủ trong xây dựng pháp luật
Tổ chức thực hiện pháp luật: Pháp chế đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các
tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, cán bộ, công chức nhà nước và mọi côngdân phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp
Trang 10luật Đây là khâu khó khăn nhất, việc tổ chức thực hiện pháp luật, đưa phápluật vào cuộc sống và biến pháp luật thành hoạt động thực tiễn của nhân dânthông qua việc nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể, tăng cường tuyêntruyền, giáo dục pháp luật và giải thích pháp luật để cho nhân dân hiểu và làmtheo pháp luật; chú trọng công tác đào tạo cán bộ pháp lý để có đủ trình độ; tổchức và kiện toàn lại các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan xây dựng phápluật; trong từng thời kỳ phải tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; tăngcường cơ sở vật chất trong việc thực hiện pháp luật.
Đấu tranh kiên quyết, kịp thời với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm: Pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm kỷ cương, duy trì trật
tự pháp luật và trật tự xã hội Vì vậy, việc phát hiện và xử lý nghiêm minhnhững hành vi vi phạm pháp luật là vấn đề có tính nguyên tắc Tính nghiêmminh của pháp luật hoàn toàn không phải ở chỗ hình phạt nặng mà ở chỗ đãphạm tội thì không thoát khỏi sự trừng phạt, không phân biệt vi phạm phápluật nhỏ hay những vụ việc vi phạm pháp luật lớn gây nguy hiểm cho xãhội Để đấu tranh chống và phòng ngừa những vi phạm pháp luật và tộiphạm có hiệu quả cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đấu tranhkiên quyết kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; kịpthời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật dù là vi phạm nhỏ, không được bỏqua hành vi vi phạm pháp luật; chống lại những hành vi bao che, nươngnhẹ, nể nang
1.1.2 Các nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa là những tư tưởng chỉ đạo thểhiện bản chất và đặc điểm của pháp chế xã hội chủ nghĩa và nó xuyên suốttrong cả quá trình vận động của pháp chế xã hội chủ nghĩa, bao gồm cácnguyên tắc sau:
Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên qui mô toàn quốc: nghĩa là pháp luật phải được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn
Trang 11lãnh thổ, bảo đảm cho các công dân ở mọi miền đều bình đẳng trước phápluật; Pháp chế thống nhất trên qui mô toàn quốc và chỉ có một nền phápchế duy nhất, không có và không thể có pháp chế của địa phương này haypháp chế của địa phương khác Đây là nguyên tắc bảo đảm tính thống nhấtcủa pháp luật, tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật đó phát triển ngày cànghoàn thiện.
Nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật: nhằm bảo
đảm tính thống nhất của pháp luật xã hội chủ nghĩa Trong hệ thống pháp luật,các văn bản pháp luật tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc và qui định lẫnnhau, Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, Hiến pháp là đạo luật
cơ bản của nhà nước, những văn bản qui phạm pháp luật kể cả văn bản luậtđều phụ thuộc vào Hiến pháp, các văn bản qui phạm pháp luật của cấp dướiphải phù hợp Hiến pháp và pháp luật;
Nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi người và không có ngoại lệ: tất cả
các chủ thể phải thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, đòi hỏi mọi chủthể bình đẳng với nhau trước pháp luật, mọi vi phạm phải được xử lý, khôngđược có sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể Pháp luật phải được triệt đểtuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh, sự tuân theo và chấp hành pháp luật là
vô điều kiện
Nguyên tắc trách nhiệm pháp lý bắt buộc: Trách nhiệm pháp lý là bắt
buộc đối với tất cả những ai đã vi phạm pháp luật Những người vi phạm phápluật nhất định phải bị xử lý
1.1.3 Điều kiện bảo đảm của pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Điều kiện đầu tiên để pháp chế XHCN tồn tại là phải có hệ thống phápluật đồng bộ đầy đủ, vì pháp luật là tiền đề của pháp chế, không có pháp luật
sẽ không có pháp chế và ngược lại, nếu không có pháp chế thì pháp luật sẽkhông phát huy được hiệu quả, không điều chỉnh được những quan hệ xã hội,dẫn đến pháp luật chỉ nằm trên giấy
Trang 12- Một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định về mặt chủ quan đối vớiviệc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là ý thức pháp luật, nếu không có ýthức pháp luật và am hiểu pháp luật thì không thể tự giác tuân theo và chấphành nghiêm chỉnh, cũng như không thể áp dụng đúng pháp luật trong quản lýnhà nước, quản lý xã hội Để có ý thức pháp luật cần phải tiến hành giáo dục
và tuyên truyền pháp luật cho tất cả các đối tượng có liên quan được pháp luậtđiều chỉnh, đây là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quầnchúng từ trung ương đến cơ sở
- Việc tổ chức thực hiện pháp luật và hướng dẫn xã hội thực hiện phápluật đòi hỏi phải có bộ máy được tổ chức khoa học và con người có đủ trình
độ để đủ sức đảm đương nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất Hiệu quả củaviệc tổ chức thực hiện pháp luật phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này, vì nếu bộmáy không được tổ chức khoa học, con người thiếu trình độ và nhiệt tình thìpháp luật sẽ không được thực hiện đến nơi, đến chốn vì thiếu đi việc kiểm tra,giám sát của cơ quan quản lý nhà nước
Ngoài ra, pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng không thể được củng cố vàtăng cường nếu thiếu đi tính dân chủ Bởi vì, chính pháp chế là bảo đảmvững chắc để duy trì và thực hiện những nguyên tắc dân chủ xã hội chủnghĩa, xây dựng tính tổ chức kỷ luật, thiết lập kỷ cương xã hội và côngbằng xã hội Thực hiện dân chủ sẽ đảm bảo cho mọi người tự giác tuânthủ thực hiện pháp luật và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật vàtội phạm
1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CỦA PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
1.2.1 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy
Để tìm hiểu khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thôngđường thủy, trước tiên cần tìm hiểu các khái niệm về lĩnh vực đường thủy
Trang 131.2.1.1 Một số khái niệm về lĩnh vực đường thủy
- Khái niệm về hoạt động giao thông đường thủy:
Hoạt động giao thông là quan hệ xã hội xuất hiện trong quá trình vận độngcủa con người và phương tiện, hoạt động trong lĩnh vực giao thông đườngthủy bao gồm:
Hoạt động của phương tiện thủy: là hoạt động của các tàu, bè, bến,cảng, phương tiện khai thác nguồn lợi thủy sản và tài nguyên dưới lòngsông (bao gồm cả phương tiện không gắn động cơ và phương tiện có gắnđộng cơ)
Hoạt động của người điều khiển phương tiện (người lái phương tiện) làngười trực tiếp điều khiển (người lái tàu, thuyền) phương tiện và những ngườitham gia điều khiển phương tiện (thủy thủ, thợ máy, hoa tiêu, phục vụ );
Hoạt động của hành khách: là những người cùng tham gia giao thôngnhưng với tư cách là người được chuyên chở bởi phương tiện và người điềukhiển phương tiện;
Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra, kiểmsoát các hoạt động sử dụng, xây dựng và khai thác giao thông đường thủy;hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy
Vì vậy, hoạt động giao thông đường thủy bao gồm tất cả các quan hệ giữangười, phương tiện liên quan đến giao thông đường thuỷ, nó mang tính xã hộicao, liên quan tới mọi tổ chức, cá nhân tham gia giao thông và nhiều cấp, nhiềungành trải dài trên mọi tuyến sông, kênh, ven vịnh và đường ra đảo
Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, tại khoản 1, điều
3 có qui định về hoạt động giao thông đường thủy nội địa như sau: Hoạt độnggiao thông đường thủy nội địa là hoạt động của người, phương tiện tham giagiao thông, vận tải đường thủy nội địa; qui hoạch phát triển, xây dựng, khaithác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhànước về giao thông đường thủy nội địa [20]
Trang 14- Khái niệm về tai nạn giao thông đường thủy:
Tai nạn giao thông là một hiện tượng xã hội xuất hiện trong quá trìnhhoạt động giao thông vận tải của con người Thuật ngữ tai nạn giao thônghiện nay được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu, song do mang đặctính xã hội sâu sắc, tình trạng tai nạn giao thông ở mỗi quốc gia có nhữngbiểu hiện khác nhau Sự khác nhau đó phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, vănhoá, xã hội, trình độ tổ chức quản lý của từng quốc gia
Thuật ngữ tai nạn giao thông ở nước ta được định nghĩa cũng đa dạng,chưa thống nhất, có thể khái quát thành các loại sau:
Theo Từ điển bách khoa toàn thư: Tai nạn giao thông là việc xảy ra ngoài
ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang dichuyển trên đường, trên tuyến giao thông do vi phạm các quy tắc an toàn đãgây ra thiệt hại nhất định cho người và tài sản
Theo một số nghiên cứu, tai nạn giao thông là tai nạn xảy ra trên lĩnh vựcgiao thông gây thiệt hại cho người và tài sản ngoài ý muốn chủ quan củangười gây tai nạn
Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thônghoạt động trên đường, tuyến giao thông công cộng hoặc địa bàn công cộnggây thiệt hại về sức khoẻ và tính mạng con người hoặc tài sản Tai nạn giaothông được mô tả như một biến cố, một sự việc xảy ra một cách bất ngờ,không dự liệu, có tính may rủi và không tránh được việc dẫn đến một hậu quảkhông hay, không mong muốn đã xảy ra
Từ những khái niệm về tai nạn giao thông, có thể hiểu tai nạn giao thôngđường thủy là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con ng ười
Nó xảy ra, khi các đối tượng tham gia giao thông thủy đang hoạt động trênđường giao thông thủy, đường chuyên dùng hoặc ở một địa bàn giao thôngthủy công cộng, nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao
Trang 15thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòngtránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khoẻ conngười hoặc tài sản.
(Đường giao thông thủy công cộng, địa bàn giao thông công cộng: là cáctuyến sông, kênh, hồ mà ở đó mọi người có thể tham gia giao thông; Đườngchuyên dùng: là đường vào bến cảng, âu luồng bốc dỡ hàng hóa )
1.2.1.2 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thì pháp chế XHCN cónhững nội dung đặc trưng riêng, cụ thể và tạo thành pháp chế trong lĩnh vực
ấy Vì vậy, trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ, pháp chế cũng có nhữngnội dung đặc trưng riêng của mình Mặc dù vậy, pháp chế XHCN trong lĩnhvực giao thông đường thuỷ không tồn tại độc lập tuyệt đối và tách rời phápchế XHCN nói chung; mà còn là bộ phận cấu thành hệ thống thống nhất củapháp chế Bởi vậy, khi xem xét khái niệm pháp chế trong lĩnh vực giao thôngđường thuỷ có thể tiếp cận từ các khía cạnh khác nhau như:
- Không đưa khái niệm pháp chế XHCN vào lĩnh vực giao thông đườngthuỷ vì pháp chế XHCN là thống nhất và chỉ có một pháp chế mà thôi Phápchế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ là biểu hiện cụ thể củapháp chế XHCN nói chung Nếu theo cách tiếp cận này thì chỉ cần nghiêncứu các chủ thể tham gia hoạt động giao thông đường thuỷ thực hiện phápluật về giao thông đường thuỷ như thế nào Từ đó có các giải pháp tác độngtích cực để các chủ thể thực hiện các hành vi của mình phù hợp với yêu cầucủa pháp luật thì được hiểu là pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thôngđường thuỷ Với cách hiểu như vậy, không hàm chứa đầy đủ được nội hàmcủa pháp chế XHCN
- Với cách tiếp cận cho rằng, việc hình thành pháp chế XHCN trong lĩnhvực giao thông đường thuỷ là việc đưa thêm nội dung mới vào nội hàm của
Trang 16pháp chế XHCN nói chung Cách tiếp cận này không phá vỡ nội hàm củapháp chế chung mà còn bổ sung làm phong phú thêm khái niệm pháp chếXHCN trong từng lĩnh vực cụ thể Theo đó, tính thống nhất của pháp chếXHCN luôn được đảm bảo.
Từ những phân tích trên đây có thể hiểu pháp chế XHCN trong lĩnh vựcgiao thông đường thuỷ như sau:
Pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ là một bộ phận cấu thành pháp chế XHCN, trong đó Nhà nước thống nhất quản lý và bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ bằng pháp luật Đòi hỏi tất cả các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, các cán bộ công chức, viên chức nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh triệt để, tự giác pháp luật về giao thông đường thuỷ Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường thuỷ đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm.
Từ khái niệm trên cho thấy, hoạt động pháp chế XHCN trong lĩnh vựcgiao thông đường thuỷ bao gồm:
- Xây dựng và ban hành hệ thống đồng bộ, toàn diện pháp luật giao thôngđường thuỷ
- Tổ chức thực hiện pháp luật giao thông đường thuỷ
- Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường thuỷ
1.2.2 Đặc trưng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy
Với tư cách là bộ phận cấu thành pháp chế XHCN, pháp chế xã hội chủnghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy có những đặc trưng sau:
- Một là, pháp chế XHXN trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ được quy
định bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ do
Trang 17nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành Giao thông đường thuỷ là lĩnh vựcchuyên ngành nên các văn bản qui phạm pháp luật là do Quốc hội, Ủy banThường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải; các Bộ ngành kháctham gia với tư cách có liên quan Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên & Môitrường, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ xây dựng ban hành, cụ thể:
Quốc Hội: ban hành Luật Giao thông đường thủy nội địa, là văn bản quiphạm pháp luật chủ yếu để điều chỉnh các hoạt động về giao thông đườngthủy nội địa;
Chính phủ: ban hành các Nghị định qui định chi tiết hướng dẫn thực hiệnLuật Giao thông đường thủy nội địa, qui định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa Tính đến hết năm 2007, Chínhphủ đã ban hành 07 Nghị định qui định và hướng dẫn thực hiện Luật Giaothông đường thủy nội địa và nhiều văn bản qui phạm pháp luật có liên quan;phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển luồng, bến bãi, đội tàu
Bộ Giao thông Vận tải: ban hành các văn bản qui phạm pháp luật nhưhướng dẫn triển khai thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa và Nghịđịnh của Chính phủ, ban hành các quyết định về qui chế, qui định chế độ, quitắc hoạt động cho người và phương tiện liên quan đến giao thông đường thủythủy nội địa
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản mang tính chất qui phạmpháp luật trong phạm vi cho phép như: Quyết định về việc công bố danh mụcđường thủy nội địa trên địa bàn do cấp tỉnh, huyện quản lý; cấm lưu thông hặchạn chế lưu thông trên các tuyến sống, kênh do tỉnh quản lý; qui hoạch vùngnuôi, trồng, đánh bắt thủy sản, vùng nước được phép khai thác tài nguyênkhoáng sản
- Hai là, về hoạt động áp dụng pháp luật, do đây là lĩnh vực chuyên ngành
nên việc áp dụng pháp luật giao thông đường thủy chủ yếu do các cơ quanquản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy thực hiện, bao
Trang 18gồm: lực lượng thanh tra giao thông đường thủy, cảnh sát giao thông đườngthủy, cảng vụ, cơ quan quản lý đường sông, đăng kiểm thủy.
- Ba là, về thẩm quyền xử phạt, do tính chất của các vi phạm trong lĩnh
vực giao thông đường thủy chủ yếu là vi phạm hành chính, nên thẩm quyền
xử phạt căn cứ theo Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chủ yếuvẫn là thủ trưởng các lực lượng lực lượng thanh tra giao thông đường thủy,cảnh sát giao thông đường thủy, cảng vụ, cơ quan quản lý đường sông, đăngkiểm thủy; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch UBND tỉnh
1.2.3 Nội dung hoạt động pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy
- Chất lượng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đườngthủy phụ thuộc vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan về giaothông đường thủy, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, pháp luật liênquan về giao thông đường thủy là tiền đề để thực hiện pháp chế xã hội chủnghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy Do đó hệ thống văn bản quiphạm pháp luật là hành lang pháp lý cho công tác quản lý Nhà nướcchuyên ngành và mọi hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ,trong đó bao hàm các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn giao thôngđường thuỷ nội địa Do đó phải chú trọng và đặc biệt quan tâm đếm côngtác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo ra khung pháp lý
đủ sức bắt buộc mọi chủ thể tham gia vào hoạt động giao thông đường thủyphải chấp hành nghiêm
- Tổ chức thực hiện pháp luật về giao thông đường thủy, đây là một yếu tốkhông thể thiếu trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnhvực giao thông đường thủy, việc tổ chức thực hiện pháp luật là đưa pháp luậtvào cuộc sống xã hội, để có một nền pháp chế hiệu quả thì pháp luật về giaothông đường thủy cần phải được tôn trọng và các hoạt động liên quan đếngiao thông đường thủy phải được thực hiện đúng pháp luật Do đó, để pháp
Trang 19luật về giao thông đường thủy được tổ chức thực hiện một cách khoa học và
có hiệu quả thì phải đưa pháp luật về giao thông đường thủy thật sự đi vàocuộc sống Muốn vậy, công tác giáo dục tuyên truyền phải được thực hiệnmột cách đồng bộ, có chất chất lượng sao cho tất cả tổ chức, cá nhân khi thamgia các hoạt động liên quan đến giao thông đường thủy luôn có ý thức tôntrọng và tự giác chấp hành nghiêm pháp luật giao thông thủy
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luậtgiao thông đường thủy và kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm đốivới các vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy cũng là một trongnhững nội dung hết sức quan trọng Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý nhànước về giao thông đường thủy phải chấp hành trước tiên pháp luật về giaothông đường thủy, bảo đảm việc thực hiện và áp dụng pháp luật về giaothông đường thủy luôn được dân chủ; cán bộ thừa hành nhiệm vụ, ngườiđược trao quyền phải nghiêm túc thực hiện việc phát hiện, xử lý kịp thờiđối với các vi phạm, kiên quyết chống lại các hành vi bao che, nương nhẹ
do nể nang để bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật Thực hiện tốt nộidung này sự tuân thủ pháp luật trong xã hội sẽ được tăng cường, pháp chế
sẽ luôn được bảo đảm
1.3 CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
1.3.1 Điều kiện chính trị tư tưởng
Do tai nạn giao thông là có thể phòng và tránh được nên yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động giao thông đường thủy là ý thức của chủthể, nó phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan của từng chủ thể khi thamgia các hoạt động giao thông Người tham gia giao thông, phương tiệntham gia giao thông và cơ sở hạ tầng chuyên ngành đường thủy phải thựchiện đúng và đầy đủ các qui tắc, qui định trong hoạt động giao thôngđường thủy nội địa
Trang 20Vì vậy, việc hiểu biết và ý thức tôn trọng, tự giác chấp pháp luật khi thamgia các hoạt động giao thông đường thủy là hết sức cần thiết Tuy nhiên đây làhai vế của vấn đề, việc giáo dục cho tất các chủ thể nắm bắt về pháp luật giaothông đường thủy là công việc khó khăn và chưa đủ, công việc khó khăn hơn
là tuyên truyền cho những người đã nắm bắt có ý thức tự giác chấp hành phápluật khi tham gia vào các hoạt động giao thông đường thủy
Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng rất lớn đối với việc thực hiện pháp chế,những chủ thể có trình độ văn hóa thường có ý thức tự giác tôn trọng và chấphành nghiêm các qui định của pháp luật về giao thông đường thủy hơn, vìtrình độ dân trí cao là cơ sở để hình thành và nâng cao nhận thức về pháp luậtcủa chủ thể; Một khi đã nhận thức được vấn đề thì tính răn đe của pháp luật sẽtác động đến tâm lý của chủ thể khi tham gia hoạt động giao thông đườngthủy một các nghiêm túc
1.3.2 Điều kiện pháp lý
Điều kiện tiên quyết là phải có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vềgiao thông thủy đồng bộ, có tính khả thi cao, theo đúng đường lối phát triểnkinh tế - xã hội của Đảng và Chính phủ tạo hành lang pháp lý cho công tácquản lý Nhà nước chuyên ngành và mọi hoạt động trong lĩnh vực giao thôngđường thuỷ, trong đó bao hàm các quy định pháp luật về bảo đảm an toàngiao thông đường thuỷ nội địa
Đồng thời để bảo đảm được pháp chế phải bảo đảm tính thống nhất trong
hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về giao thông đường thủy, không đượcchồng chéo và có hiệu lực thi hành trên phạm vi toàn lãnh thổ thì việc xâydựng và ban hành văn bản pháp luật mới phải tuân thủ các nguyên tắc và trình
tự nhất định và phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Bên cạnh việc xâydựng, ban hành văn bản pháp luật mới, cần phải thường xuyên rà soát các vănbản pháp luật hiện hành, để xem xét xóa bỏ, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợpvới các chủ trương, chính sách của Đảng từ đó tạo thành hệ thống và hoàn
Trang 21chỉnh làm cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước, tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Tất cả mọi hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy phải được
xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật, kiên quyếtkhông bỏ qua hay dung túng các hành vi vi phạm pháp luật về giao thôngđường thủy, nhằm giáo dục cho mọi người tham gia vào hoạt động giao thôngđường thủy nhận thức và có ý thức tự giác tuân thủ pháp luật
1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng khôngnhỏ đến bảo đảm pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường thủy
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng: cơ quan quản lý nhà nước việc thực hiệnqui hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đường thủy hoàn chỉnh, đểcác chủ thể tuân thủ và chấp hành nghiêm pháp luật khi tham gia hoạt độnggiao thông thủy thì luồng lạch, bến bãi, hệ thống phao tiêu tín hiệu phải đượcbảo đảm đầy đủ và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
Thực hiện việc tổ chức đào tạo, quản lý người điều khiển và phương tiệnkhi tham gia hoạt động giao thông đường thủy một các khoa học và hiệu quả,nhất là đối với các phương tiện thủy phục vụ sinh hoạt của nhân dân
Xây dựng chiến lược phát triển phương tiện: có kế hoạch để định hướng
và phát triển phương tiện vận tải thủy theo hướng an toàn hiện đại đáp ứngnhu cầu vận tải ngày càng tăng cao
Tiểu kết chương 1
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, loại hình vận tải thủy với tính
ưu việt do giá thành rẻ và ít bị hạn chế bởi giới hạn về khối lượng và trọnglượng của hàng hóa vận chuyển, cộng với đặc thù của điều kiện sống gắn vớivùng sông nước nên ở địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long loại hình vậntải thủy có sự phát triển hơn ở những địa bàn khác Chính vì đây là loại hình
Trang 22vận chuyển phổ biến và có sức ảnh hưởng rất đến đời sống xã hội của nhândân tại khu vực này như vậy, nên đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoànchỉnh để làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, người dânhoạt động trong lĩnh vực vận tải thủy này làm thước đo chuẩn mực trong xử
sự, đồng thời cũng làm cơ sở pháp lý cho việc ngăn chặn, xử lý các vi phạmpháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thủy, nhằm mục đích bảo đảm trật
tự an toàn giao thông đường thủy, phòng ngừa và hạn chế đến mức thấpnhững thiệt hại về người và tài sản khi có tai nạn giao thông thủy xảy ra Vìvậy, vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủytại tỉnh An Giang cần phải được hết sức quan tâm Mặt khác, ý nghĩa to lớntrong việc tăng cường pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh
An Giang còn là phương pháp giúp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước tronglĩnh vực giao thông đường thủy, từng bước nâng nhận thức của nhân dân vềpháp luật giao thông nói chung nhằm tạo ra mối quan hệ xã hội tiên tiến
Trang 23Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY Ở TỈNH AN GIANG
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẶC ĐIỂM Ý THỨC PHÁP LUẬT,
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁP CHẾ TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY Ở TỈNH AN GIANG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu do phù sa của hainhánh sông Tiền và sông Hậu thuộc hạ lưu sông MêKông bồi đắp, chịu ảnhhưởng của vùng khí hậu nóng ẩm quanh năm, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùanắng và mùa mưa - tương ứng với nó là mùa khô và mùa nước nổi (mùa lũ)
An Giang là tỉnh đồng bằng thuộc vùng đầu nguồn hệ thống sông Cửu Longvới dân số 2,283 triệu người, có diện tích tự nhiên là 3.424 km2; Địa hình AnGiang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông tạo nên, còn có vùng đồinúi Tri Tôn - Tịnh Biên Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồngbằng và đồi núi
- Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của ĐBSCL, có nguồn gốctrầm tích lâu dài của phù sa sông Mê Kông, với các đặc trưng cơ bản sau đây:
Độ nghiêng nhỏ và theo 2 hướng chính Hướng từ biên giới ViệtNam – Campuchia đến lộ Cái Sắn và hướng từ bờ sông Tiền đến giáp ranhtỉnh Kiên Giang Độ cao khá thấp và tương đối bằng phẳng, có thể chiathành 3 cấp chính Cao từ 3m00 trở lên nằm ở ven sông Hậu, sông Tiền vàcác khu vực đất thổ cư hoặc bờ kênh đào Cao từ 1m50 đến 3m00 nằm ởkhu giữa sông Tiền, sông Hậu Cao dưới 1m50 phổ biến nhất ở phía hữungạn sông Hậu
Hình dạng đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng phụ
Đó là, dạng cồn bãi (cù lao), dạng lòng chảo (ở 2 bờ sông cao hơn và thấp dầnvào trong đồng), dạng hơi nghiêng (cao từ bờ sông Hậu rồi thấp dần vào nội
Trang 24đồng đến tận ranh giới tỉnh Kiên Giang) và dạng gợn sóng (dạng phụ - gọi làxép và rạch tự nhiên bị bồi lấp).
Đồng bằng ven núi ở An Giang được chia làm 2 kiểu: kiểu sườn tích vàkiểu đồng bằng phù sa cổ; Đồng bằng ven núi kiểu sườn tích hình thành trongquá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, sau đó được nước mưa bàomòn và rửa trôi, rồi được dòng chảy lũ theo các khe suối chuyển tải xuống cácchân núi, tích tụ lâu ngày mà thành, có đặc tính hẹp, nghiêng từ 2° đến 5° và
có độ cao từ 5m đến 10m; Đồng bằng ven núi kiểu phù sa cổ có nguồn gốc từphù sa sông, với đặc tính là có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau.Mỗi bậc thang khá bằng phẳng hầu như không có độ nghiêng Chênh lệch độcao giữa các bậc thang thường dao động từ 1m đến 5m
An Giang là tỉnh biên giới giáp với Campuchia và là tỉnh đầu nguồn củasông Tiền và sông Hậu Ngoài hai sông chính là hệ thống sông nhánh và kênhrạch chằng chịt, dòng chảy chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều nên cóhai con nước là nước ròng và nước lớn, mùa mưa chịu ảnh hưởng của lũ sôngTiền và sông Hậu nước chảy một chiều ra biển (mùa nước đổ) An Giang có
hệ thống đường thủy nội địa có chiều dài khoảng 2.550,2Km (tương đương74% so với tổng chiều dài đường bộ của cả tỉnh), trong đó: Trung ương quản
lý 14 tuyến sông với tổng chiều dài 361 km; do tỉnh quản lý 22 tuyến với512,3Km, còn lại hệ hống các kênh rạch chằng chịt nối liền nhau có chiều dài1.542,9 Km do các huyện, thị xã, thành phố quản lý Vận tải thủy nội địa rấtthuận lợi nối liền các tỉnh thành trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh,đặc biệt là với nước bạn Campuchia
Tháng 7 và tháng 8 hàng năm thường có các nhiểu động nhiệt đới hoạtđộng gây mưa to và dài ngày làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa ở cả trung
và hạ lưu sông Mê Kông Vào thời gian này, trên địa bàn An Giang do nướcsông còn chảy gọn trong lòng chính nên khả năng tập trung lũ nhanh, làmxuất hiện các trận lũ đầu mùa dọc sông Tiền và sông Hậu lên với cường suất
Trang 25từ 10cm/ngày đến 20cm/ngày, biên độ lũ có năm lên tới 2m50 Khi đạt tớiđỉnh lũ đầu mùa, mực nước 2 sông xuống chậm trong khoảng 10 đến 15 ngàyvới biên độ xuống xấp xỉ 1m, rồi tiếp tục lên cho tới khi đạt đỉnh lũ, khi lũ đãđạt đỉnh thì không còn phân biệt đâu là sông, kênh, đồng bằng hiện tượngnày địa phương gọi là lũ tràn đồng, hầu hết diện tích đất nông nghiệp đềuchìm trong biển nước.
Độ dốc lũ và cường suất lũ: Trên địa bàn An Giang, nhìn chung là vào đầumùa mưa nước sông lên nhanh, độ dốc lũ và cường suất lũ lớn nhất nămthường xuất hiện vào thời kỳ này Độ dốc lũ lớn nhất có thể đạt 5cm/km đốivới sông Tiền và 4cm/km đối với sông Hậu và khá ổn định qua từng năm.Trong khi đó, cường suất lũ lớn nhất không ổn định, dao động từ 17cm/ngàyđến 36cm/ngày cho cả 2 sông Tiền và sông Hậu (chỉ xuất hiện từ 1 đến 2ngày) Rồi lũ tiếp tục lên chảy tràn vào các vùng trũng thì độ dốc lũ và cườngsuất lũ giảm dần, sau đó giữ mức ổn định từ 2cm/ngày đến 4cm/ngày cho đếnđỉnh lũ lớn nhất năm
Lũ về, hoạt động giao thông đường thủy tăng lên, kể cả buôn lậu đườngthủy tốc độ cao, hoạt động đánh bắt thủy sản cũng trở nên sôi động hơn,nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về tai nạn giao thông đường thủy docường độ dòng chảy xiết tăng dần theo mực nước và không thể phân biệtđược đâu là luồng đi chính
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Đặc điểm về kinh tế
Thế mạnh của tỉnh An Giang về kinh tế là nông - lâm - thủy sản, khu vựcnày chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (34,56%), giá trị sảnxuất của khu vực này chủ yếu dựa vào cây lúa và con cá; khu vực côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm và thấp (12,78%), ngành côngnghiệp sản xuất và chế tạo nhìn chung chưa tạo được sản phẩm đáng kể, chủyếu là công nghiệp chế biến, mặt hàng chủ lực của tỉnh là chế biến nông thủy
Trang 26sản; bước vào thời kỳ hội nhập khu vực dịch vụ là khu vực chiếm tỷ trọng cao(52,66%) và có mức tăng trưởng nhanh, đóng góp rất nhiều vào tốc độ pháttriển của tỉnh; tăng trưởng GDP bình quân trong năm 2007 đạt 13,63%;Hàng hóa xuất khẩu của tỉnh vẫn dựa vào các mặt hàng chiến lược thế mạnhnhư: gạo, cá và các mặt hàng rau củ nông nghiệp (chiếm 89% giá trị) Thunhập GDP bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm (bình quân tăngtrên 2 triệu đồng/người/năm), năm 2007 đạt 11,37 triệu đồng/năm Đặcđiểm ở An Giang là các lĩnh vực kinh tế đều gắn chặt với giao thông thủy
vì giá cước vận tải thấp và thuận lợi hơn so với giao thông đường bộ, do
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có tải trọng thấp, hệ thống cầu đườngchưa đồng bộ và giá cước vận tải cao hơn
An Giang là vùng sông nước, mùa lũ về đem lại khá nhiều nguồn lợi chonhân dân trong vùng, người dân có thể tận dụng mùa lũ để tiến hành đánh bắt,nuôi, trồng các loại thủy sản Hoạt động đánh bắt nguồn lợi tự nhiên từ sôngngòi, kênh rạch đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân Hàng năm nhândân đánh bắt được trên 52.000 tấn cá tôm các loại, nhiều nhất là vào mùa lũlụt (từ tháng 7 đến tháng 11 Âl) tôm, cá từ Sông Mê Kông và vùng Biển Hồ
từ Campuchia tràn về
Mặt khác, nghề nuôi trồng thủy sản, thủy cầm (chủ yếu là cá tra, basa, vịtđàn) cũng hình thành từ rất lâu đời Chiếc bè nuôi cá ở An Giang vừa là nhà ởvừa là cơ sở sản xuất, các làng bè mọc san sát nhau song song với nhà ở dọctheo các bờ sông, hiện trên địa bàn có 2.591 lồng bè nuôi cá các loại Nhữngnăm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, ngoài việc nuôi cá bèngười dân đã tận dụng tối đa các bãi cạn, đất lang bồi ven sông lập đăngquầng để nuôi cá, hoạt động này đã đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho nhândân trong vùng Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp thì hiện nay đã có tổngdiện tích 3.038 ha mặt nước dùng để nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sảnnuôi hàng năm thu hoạch khoảng 264.000 tấn cá các loại
Trang 27Hoạt động khai thác tài nguyên trên các sông Tiền và Sông Hậu ngày càngtăng, tài nguyên chủ yếu được khai thác tại đây là cát sông (cát đen dùngtrong san lấp mặt bằng, cát vàng dùng trong xây dựng công trình nhà ở), theonghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh hàng năm sản lượng cát sông đượcphép khai thác là 2 triệu m3 để phục vụ nhu cầu xây dựng của tỉnh và cácvùng lân cận Tuy nhiên, do đặc thù các mỏ cát có vị trí nằm ở giữa lòngsông, nên hoạt động này nếu không được quản lý chặt chẽ, rất dễ xảy ra tìnhtrạng khai thác không đúng vị trí, tọa độ cho phép sẽ gây cản trở đến hoạtđộng của các phương tiện thủy khác.
2.1.2.2 Đặc điểm cư trú
An Giang là vùng đầu nguồn, cộng với độ cao thấp và chịu ảnh hưởngnước lũ lụt hàng năm, nên để có đường giao thông, hầu hết phải đào kênh đểlấy đất đắp đường cao hơn mực nước lũ Mặt khác, ở An Giang không thểdùng nước giếng, vì phải đào sâu từ 70 - 80m mới có nước ngọt không bịnhiễm mặn, nhiễm phèn, chi phí tốn kém nhiều Do vậy, đặc điểm cư trú vàsinh sống của người dân là cất nhà trên cọc (nhà sàn), mặt nhà quay ra đườnghoặc bờ sông để tiện cho việc đi lại và có nước ngọt sinh hoạt Hiện ở AnGiang có trên 15.000 hộ còn cất nhà trên sông, rạch, bờ sông cần phải giảitỏa Hình thức cư trú nầy tuy rất thuận tiện cho việc đi lại đường bộ và đườngthủy, đồng thời thuận lợi hơn cho việc đánh bắt thủy sản phục vụ đời sốnghàng ngày, nhưng cũng ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều đến giao thông thủy.Ngoài ra, ở An Giang phần lớn các thị trấn, thị tứ, chợ đều có vị trí nằmcặp trên trục giao thông thủy, bộ, "trên xe, dưới thuyền" rất thuận lợi cho việcvận chuyển hàng hóa, nhất là vận chuyển đường thủy, tạo ra cảnh ghe, thuyềnđậu san sát bên nhau ở các chợ, và nhiều nơi hình thành kiểu cư trú mới là
"làng nổi" trên sông, "chợ nổi" trên sông
Tất cả những đặc điểm nói trên làm cho giao thông thủy ở An Giang pháttriển nhộn nhịp, nhưng nó hàm chứa cả những trở ngại, cản trở giao thôngthủy đó là việc lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng và luồng chạy tàu
Trang 28Do ở An Giang hệ thống sông, rạch chằng chịt nên hầu hết các xã, thị trấnđều có bến khách ngang sông phục vụ việc đi lại của nhân dân, các bến này đãđược hình thành từ rất lâu Hoạt động của các bến khách ngang sông này cóảnh hưởng rất lớn và gắn liền với hoạt động đi lại hàng ngày của nhân dân.Nhìn chung, hoạt động khai thác bến khách ngang sông trên địa bàn đãđáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân một cách nhanh chóng và thuậnlợi Tuy nhiên, đặc điểm cư trú và sinh hoạt sông nước của người dân đãtạo ra áp lực đối với việc tổ chức thực hiện qui định của pháp luật về giaothông thủy, bảo đảm trật tự an toàn giao thông thủy, phòng chống tai nạngiao thông thủy.
2.1.2.3 Đặc điểm ý thức pháp luật của nhân dân
Ý thức pháp luật về an toàn giao thông là trình độ hiểu biết pháp luật củanhân dân về giao thông Hiểu biết của nhân dân ở đây được hiểu là hiểu biếtcủa mọi người về qui tắc giao thông, qui tắc ứng xử khi đi lại, khi gặp biểnbáo, tín hiệu giao thông, hiểu biết và nhận thức về sự an toàn hoặc sự nguyhiểm khi điều khiển phương tiện và tham gia các hoạt động giao thông thủy,hiểu biết về quyền cũng như nghĩa vụ khi tham gia giao thông; hiểu biết ở đâyđược hiểu là hiểu biết tường tận, thấu đáo, hiểu biết để hành động Nhận thức,hiểu biết của nhân dân có vai trò rất quan trọng trong bảo đảm an toàn giaothông, vì nó quyết định thái độ, hành vi ứng xử của người dân nói chung, củangười tham gia giao thông nói riêng
Xét về góc độ lịch sử, An Giang là vùng có nhiều dân tộc, nhiều nền vănhóa hội tụ như: Kinh, Chăm, Khmer, Hoa Đồng thời nơi đây cũng có nhiềutôn giáo, trong đó có dân tộc gắn với tôn giáo như là nền tảng tinh thần chiphối đời sống văn hóa của họ, trong đó bao gồm cả đời sống pháp luật như:dân tộc Khmer gắn liền với Phật giáo Nam tông (tiểu thừa), dân tộc Chăm gắnvới Hồi giáo (Islam) Ngoài ra còn có tôn giáo nội sinh như Phật giáo HòaHảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa Tất cả tôn giáo trên chi phối về mặt tâm linh rất lớn,
Trang 29tôn giáo có ảnh hưởng đến tình cảm thái độ của người dân đối với pháp luật,nên trong ý thức của họ cũng có nét đặc thù, nhiều khi thần quyền lấn át cảpháp quyền Đây là đặc điểm cần chú ý trong công tác tuyên truyền giáo dụcpháp luật cả trên phương tiện chủ thể lẩn đối tượng tuyên truyền pháp luật
An Giang là tỉnh nông nghiệp nên hơn 80% dân số sống ở địa bàn nôngthôn, người dân sinh sống và định cư thành làng, xã một cách ngẫu nhiêntrong quá trình khai phá để lấy đất sản xuất Do được thiên nhiên ưu đãi cùngvới lịch sử hình thành cư dân thời kỳ đầu khai phá, bao gồm những ngườikhông chịu sự ràng buộc của pháp luật phong kiến và sự hà khắc thời kỳTrịnh Nguyễn phân tranh đã đi tìm tự do ở vùng đất hoang vu chưa có chủquyền nên hình thành dấu ấn tâm lý tự do, phóng túng, ít chịu sự ràng buộc,
kể cả sự ràng buộc của pháp luật trong ý thức của người dân và ảnh hưởngcho đến ngày nay
Mặt khác, tâm lý của người điều khiển phương tiện thủy và hành kháchnhìn chung cũng có phần chủ quan hơn so với người điều khiển phương tiệngiao thông đường bộ Do đường thủy có mật độ phương tiện tham gia giaothông ít hơn, tốc độ di chuyển của phương tiện chậm hơn và dòng sôngthường rộng hơn đường bộ nên thường nảy sinh tâm lý chủ quan, ít tập trungquan sát các chướng ngại, các tín hiệu và biển báo hiệu điều khiển giao thông;một số người điều khiển phương tiện thủy có cuộc sống gắn liền với sôngnước theo kiểu "cha truyền, con nối" nên họ rất am hiểu luồng lạch, từ đó dẫnđến tâm lý coi thường bằng cấp, đồng thời do cuộc sống phải di chuyểnthường xuyên nên cũng không có điều kiện học tập để lấy bằng cấp, chứngchỉ chuyên môn điều khiển phương tiện; hành khách chủ yếu là cư dân vùngsông nước nên rất thông thạo việc bơi lội, nên hầu hết đều coi thường việcmặc áo phao
Trong những năm gần đây sự tác động của nền kinh tế thị trường, tínhkhép kín của dân tộc, thái độ thờ ơ của người theo đạo từng bước đã bị phá vỡ
Trang 30do sự giao lưu và hòa nhập tăng lên, làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu pháp luật;các phong tục, tập quán lạc hậu dần bị đẩy lùi mà thay vào đó là nếp sống vănminh, đa số nhân dân đã ít nhiều có ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, hoạtđộng sinh hoạt trong khuôn khổ của pháp luật Tuy nhiên, vẫn còn một bộphận nhân dân sống khép kín, ít có sự giao lưu nên việc hình thành ý thứcpháp luật nói chung và nhận thức về pháp luật giao thông đường thủy vẫn cònhạn chế; tư tưởng chủ quan, phó mặc cho sự may rủi vẫn còn tồn tại Chẳnghạn như: việc dựng và xây dựng nhà phải ở những nơi "trên bến dưới thuyền",sao cho thuận lợi cho việc sinh hoạt của đời sống thường nhật; khi đặt đăng,chà, đáy lưới đánh bắt thủy sản người dân chỉ quan tâm đến vùng nước đó,khu vực đó có khả năng đánh bắt được nhiều tôm, cá hay không, còn việc tàuthuyền khi lưu thông phải tự tránh; các bến khách ngang sông ít hoặc khôngtrang bị áo phao cứu nạn khi có sự cố, còn hành khách chỉ mong sao có chỗđứng hoặc ngồi trên chuyến thuyền chở khách để khỏi phải lỡ chuyến, quá tảimột chút cũng không sao vì người dân vùng sông nước ai cũng biết bơi; ngườiđiều khiển phương tiện chỉ quan tâm đến việc có chở được hết hàng hóa đãnhận hay không, miễn sao chiếc thuyền, ghe vẫn còn nổi trên mặt nước làđược, việc điều khiển phương tiện chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sống, ít quantâm đến việc tuân thủ các qui tắc, biển báo hiệu khi tham gia hoạt động giaothông đường thủy.
Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật của nhân dân vùng này là, một khi đã có phápluật và các vi phạm được xử lý nghiêm minh thì người dân sẽ chấp hành và tuânthủ pháp luật rất cao Minh chứng cho đặc điểm này là hiện nay ở tỉnh An Giang99% người dân đều chấp hành đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô do trước thờiđiểm ngày 15/12/2007 các lực lượng chức năng đã tích cực tuyên truyền vậnđộng người dân và kiên quyết xử phạt đối với vi phạm này, đến nay kết quả thuđược là rất đáng khích lệ Vì vậy, kinh nghiệm cho công tác tuyên truyền và giáodục ý thức pháp luật đường thủy cho nhân dân vùng này cũng cần làm tương tự
Trang 31như việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đã áp dụng cho đường bộ (báo cáo Sơ kết 01năm thực hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ của Ban ATGT tỉnh).
2.1.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng giao thông thủy và tình tình hoạt động giao thông đường thủy ở An Giang
2.1.3.1 Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Theo Quyết định số 07/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 31/01/2007
về việc công bố các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh An Giang thìtổng số có 259 tuyến, dài 2.055,2 Km được đưa vào quản lý, trong đó: cấptỉnh quản lý 22 tuyến, dài 512,3 Km; cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý 223tuyến, dài 1.542,9 Km Do hệ thống sông, rạch có tổng chiều dài gần tươngđương đường bộ (bằng 74%) cộng với mùa nước lũ lụt tràn đồng nên phạm vi
và địa bàn hoạt động đường thủy ở An Giang là rất rộng
Hệ thống cầu, đường bộ ở An Giang đã được thông thương và nối liền đếntrung tâm hành chính cấp xã, tuy nhiên chỉ mới phục vụ đơn thuần cho việc đi lạicủa các phương tiện cá nhân và cũng còn nhiều bất cập, còn đối với vận tải hànghóa đường bộ thì chưa đáp ứng được, do hệ thống cầu, đường không đồng bộ,xuống cấp và bị quá tải (kể cả hệ thống cầu trên tuyến quốc lộ 91), vì vậy vận tảihàng hóa tại An Giang tập trung chủ yếu vào vận tải đường thủy
Ở An Giang nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, hệthống sông kênh có lòng sông tương đối rộng và sâu hơn so với hệ thống sông ởmiền Trung và miền Bắc, vào mùa khô - mùa kiệt thuyền bè vẫn có di chuyểnbình thường không có trở ngại gì về độ sâu luồng lạch Vào mùa mưa - mùa lũthì nước dâng lên gây ra hiện tượng nước ngập tràn đồng, hầu như tất cả diệntích đất sản xuất nông nghiệp và các vùng thấp đều ngập trong biển nước, dòngchảy rất mạnh và phức tạp khó lường do không thể phân biệt đâu là luồng lạchchính Mặt khác, vào mùa lũ hoạt động khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy sản tựnhiên cũng diễn ra khá nhộn nhịp, vào mùa này người dân bắt đầu đặt các đăng,chày, đáy, vó, giăng lưới trên các vùng nước ngập, sông, kênh
Trang 32Việc đầu tư xây dựng, nạo vét, duy tu các công trình, cơ sở vật chất phục
vụ cho giao thông thủy nội địa trong nhiều năm qua hầu như rất ít, do thiếukinh phí và vượt khả năng của địa phương, chủ yếu chỉ tập trung vào việc nạovét các kênh thủy lợi nội đồng phục vụ cho sản xuất lúa, cho đến nay hệ thốngphao tiêu đèn tín hiệu ở những tuyến sông chính thuộc trung ương quản lýcũng chưa được đầu tư đầy đủ theo qui định
Tất cả những đặc điểm trên vừa tạo thuận lợi cho việc phát triển giaothông thủy, vừa tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất lớn
2.1.3.2 Đặc điểm hoạt động của phương tiện thủy
Theo số liệu tổng điều tra phương tiện thủy nội địa (tính đến ngày30/3/2008) thì trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay có 64.633 phương tiệnthủy với tổng tải trọng 340.761 tấn phương tiện, trong đó:
Phương tiện chở hàng hóa: 34.249 chiếc = 178 tấn;
Phương tiện chở khách : 591 chiếc = 6.003 ghế;
Phương tiện kéo đẩy : 416 chiếc = 2.283 CV;
Phương tiện công trình : 96 chiếc = 3.178 tấn trọng tải;
Phương tiện nhỏ : 29.281 chiếc = 58.3.870 tấn trọng tải;
Trong tổng số 64.633 phương tiện thủy, trong đó phương tiện thuộc diệnbắt buộc đăng ký, đăng kiểm kỹ thuật (phương tiện có tổng tải trọng toànphần trên 5 tấn hoặc có sức chở trên 12 người) là 24.276 chiếc, nhưng đếnnay chỉ mới tổ chức đăng ký cho khoảng 45% số lượng phương tiện này.Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 17 cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiệnthủy, các cơ sở này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong đó có 06 cơ sở
đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận kỹ thuật Hầu hết các
cơ sở đều có máy móc thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ sư - công nhân kỹ thuậtlành nghề đảm bảo khả năng đóng mới được phương tiện thủy có tải trọng từ
500 đến 1.000 tấn Ngoài ra, trên địa bàn cũng có khá nhiều cơ sở nhỏ (khôngđăng ký kinh doanh) chuyên sửa chữa, đóng mới các loại ghe, xuồng, trẹt phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của hộ gia đình
Trang 33Do sông Tiền và sông Hậu có các nhánh, kênh rạch nối liền thành mạnglưới phủ trùm toàn vùng ĐBSCL đổ ra biển và nối liền với trung tâm kinh tếthành phố Hồ Chí Minh Mặt khác nó là hạ lưu sông MêKông chảy qua nhiềunước: Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc nên nó còn là dòngsông quốc tế An Giang có cửa khẩu quốc tế đường sông đặt tại Vĩnh Xương tiếpgiáp với Campuchia (xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu) Đồng thời An Giang cócảng Mỹ Thới là cảng biển pha sông với năng lực bốc dỡ khoảng 2 triệutấn/năm; và 03 cảng sông, 07 bến phà, 09 bến tàu khách, 263 bến bốc xếp hànghóa Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải tỉnh An Giang thì 70% lượnghàng hóa lưu thông trên thị trường đều thông qua loại hình vận tải thủy Hànghóa lưu thông từ tỉnh An Giang đi các vùng khác và sang cả Campuchia Nhìnchung, hoạt động vận tải hàng hóa đường thủy đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vậnchuyển, theo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, số lượng phương tiện cũng tăngtheo đáng kể, trong tổng số 64.633 phương tiện thủy, có 64.359 phương tiện do
tư nhân quản lý (bằng 99,57%), hoạt động vận tải thủy của khối ngoài quốcdoanh rất linh hoạt và tiện lợi
Địa bàn tỉnh An Giang bị chia cắt bởi rất nhiều sông, rạch để đáp ứng nhucầu đi lại có khá nhiều các bến khách ngang sông (bến đò ngang), theo thống
kê của Ban An toàn giao thông tỉnh trên địa bàn hiện có 155 bến khách ngangsông (có gắn động cơ, không kể các bến đó chèo tay không chính thức), trongđó: có 74 bến nội huyện, nội thị; 34 bến liên huyện; 42 bến liên tỉnh và 05 bếnliên quốc gia (chủ yếu từ huyện An Phú sang Campuchia) Hầu hết các bến vàphương tiện đưa rước khách này chưa đáp ứng được các điều kiện kỹ thuật,điều kiện an toàn của bến và phương tiện
Với nét đặc trưng trong hoạt động của phương tiện thủy của tỉnh AnGiang, để bảo đảm an toàn giao thông thủy đòi hỏi phải tăng cường các giảipháp để thiết lập trật tự trong hoạt động giao thông thủy
Trang 342.2 TÌNH HÌNH PHÁP CHẾ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY Ở TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY
2.2.1 Thực trạng hệ thống pháp luật giao thông đường thủy
2.2.1.1 Trước khi có Luật giao thông đường thủy nội địa
Trước khi chưa có Luật giao thông Đường thủy nội địa, hoạt động quản lýgặp rất nhiều khó khăn, do ý thức chấp hành về trật tự an toàn giao thôngđường thủy của cộng đồng những người tham gia hoạt động đường thủy thấp,mặt khác do thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện các biện pháp chế tài trong quản
lý và kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông nênthiếu tính răn đe, do đó chưa hạn chế được các vi phạm, việc xử lý vi phạmchỉ mang tính đối phó, từ đó dẫn đến việc tai nạn giao thông đường thủy và sốngười chết chiếm tỷ lệ cao, theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh tai nạn giaothông đường thủy trong các năm 2003: 20 vụ, 8 người chết; năm 2004: 16 vụ,
5 người chết;
Hiệu lực quản lý nhà nước đối với các bến khách ngang sông chưa đượcchú trọng, các vi phạm xảy ra phổ biến là: không giấy phép mở bến, phươngtiện không đăng ký đăng kiểm, người điều khiển phương tiện không có bằngcấp chứng chỉ chuyên môn phù hợp; đặc biệt là việc khai thác cát sông tráiphép ảnh hưởng đến dòng chảy đã dẫn đến tình trạng sạt lở nghiêm trọng dọc
bờ sông Tiền và sông Hậu (khu vực bị sạt lỡ nhiều nhất là huyện đầu nguồnTân Châu); không ít vụ tai nạn giao thông do vướng phải đăng, chà, đáy vóđặt trên sông (thậm chí hiện nay vẫn còn khiếu nại dai dẳng)
Bảng 2.1: Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông đường thủy
Nguyên nhân khác
Nguồn: [6].
Trang 35Qua bảng thống kê cho thấy nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thôngđường thủy đều xuất phát từ yếu tố chủ quan của con người, ý thức chấp hànhpháp luật giao thông đường thủy chưa nghiêm.
Do lĩnh vực giao thông đường thủy chỉ có các văn bản dưới luật điềuchỉnh, nên công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này chưa được thuận lợi,chưa có mục tiêu và định hướng cụ thể, tùy tình hình cụ thể các địa phươngchỉ ban hành các văn bản chỉ đạo tập trung xử lý những vấn đế nóng bỏng,bức xúc nổi lên theo sự vụ, sự việc
2.2.1.2 Từ khi Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2005
Tình hình ban hành văn bản qui phạm pháp luật về giao thông đường thủy
do các cơ quan Trung ương ban hành
Cùng với xu thế phát triển chung về kinh tế - xã hội của đất nước trongthời kỳ hội nhập, vấn đề bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung cũng
là một trong những quan tâm đầu tiên của Đảng Ngày 24/02/2003 Ban Bíthư Trung ương Đảng có Chỉ thị số 22-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn giao thông; Đến năm 2004 LuậtGiao thông đường thủy nội địa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từngày 01/01/2005 Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ giao thông Vậntải và các bộ ngành có liên quan đã khẩn trương xây dựng và biên soạn cácnghị định và các quyết định, thông tư để hướng dẫn thi hành Luật, đến hết quíII/2005 hệ thống văn bản pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa
đã cơ bản hoàn chỉnh (gồm 05 Nghị định của Chính phủ, 24 văn bản pháp luậtcủa Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ có liên quan, 06 văn bản của CụcĐường Sông Việt Nam), trong đó tập trung vào các lĩnh vực như đăng ký,đăng kiểm phương tiện, quản lý cảng bến thủy nội địa, bến khách ngang sông,phí và lệ phí áp dụng trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa
Quá trình tổ chức, triển khai thi hành Luật Chính phủ, Bộ Giao thông Vậntải và các bộ ngành có liên quan vừa hướng dẫn, vừa theo dõi tổng hợp những
Trang 36ý kiến, kiến nghị của các địa phương, doanh nghiệp để tiếp thu chỉnh sửa, bổsung hoàn thiện các qui phạm pháp luật cho phù hợp với thực tiễn hoạt động,sản xuất của giao thông vận tải thủy, đến thời điểm hiện nay (tháng 01/2008)
đã có 51 văn bản qui phạm pháp luật đang có hiệu lực hướng dẫn thực hiệnLuật Giao thông đường thủy nội địa
Sau khi Luật Giao thông đường thủy nội địa có hiệu lực thi hành, trongnăm 2005 Chính phủ đã nhanh chóng ban hành các Nghị định hướng dẫn thihành, cụ thể:
Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 Nghị định quy định chi tiếtmột số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; 09/2005/NĐ-CP ngày27/01/2005 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcgiao thông đường thuỷ nội địa; 29/2005/NĐ-CP ngày 10/03/2005 Nghị địnhquy định danh mục hàng nguy hiểm và vận tải hàng nguy hiểm trên đườngthuỷ nội địa; 51/2005/NĐ-CP ngày 11/04/2005 Nghị định quy định nguồn tàichính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nộiđịa; 125/2005/NĐ-CP ngày 07/10/2005 Nghị định quy định chế độ bảo hiểmbắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hànghóa dễ cháy và dễ nổ trên đường thủy nội địa; Ngoài ra để thực hiện nghiêmcác qui định của pháp luật và chấn chỉnh tình hình trật tự an toàn giao thôngđường thủy nội địa Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTgngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảmtrật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; Nghị quyết số 13/2002/NQ-CPngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm hạn chế vàtiến tới từng bước kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông; Nghị quyết số32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ đã thể hiện sự quyết tâm củaĐảng và Nhà nước trong việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cácgiải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đốivới công tác đảm bảo TTATGT
Trang 37Căn cứ qui định của Luật, Nghị định qui định chi tiết của Chính phủ, Bộgiao thông Vận tải đã ban hành các văn bản qui phạm pháp luật mang tínhchất hướng dẫn và qui định chi tiết việc thi hành luật tập trung ở những nộidung như: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanhtra Cục Đường sông Việt Nam; về quản lý đường thủy nội địa; Ban hành tiêuchuẩn ngành Quy tắc báo hiệu Đường thuỷ nội địa Việt Nam; về tổ chức,hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa; Quy phạm Giám sát kỹ thuật vàĐóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ, Quy định điều kiện an toàn của phươngtiện thuỷ nội địa, Quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa; Chương trìnhđào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, Quy chế thi, cấp, đổibằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và đảmnhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa; hướng dẫn chế độ thu,nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí cảng vụ đường thuỷ nội địa; Quy chế quản lýhoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa,tiêu chuẩn bến thuỷ nội địa; Quy định về vận tải hàng hoá đường thủy nội địa,Quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa; quy định đảm bảo trật tự antoàn giao thông thuỷ qua các cầu trên đường thuỷ nội địa
Ngoài ra Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng và phê duyệt cácqui hoạch mang tính chiến lược như: Quy hoạch phát triển đội tàu sông đếnnăm 2010 và định hướng đến năm 2020; quy hoạch chi tiết hệ thống cảngthủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;quy hoạch chi tiết hệ thống cảng thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm2010; quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải thủy khu vực phía Bắcđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; quy hoạch tổng thể toàn diện vềphát triển giao thông vận tải thủy khu vực cho vùng đồng bằng sông CửuLong giai đoạn 2010 - 2020
Nhìn chung, Sau khi Luật Giao thông đường thủy nội địa có hiệu lực thihành từ ngày 01/01/2005 Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các bộ ngành
Trang 38có liên quan đã kịp ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành,
đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Luật,hiệu lực quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn cũng từng bước đượcnâng cao, tai nạn giao thông đường thủy đã được kiềm chế
Tình hình triển khai thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật của tỉnh
An Giang:
Sau khi ban hành luật và thực hiện triển khai luật trên phạm vi rộng, Luậtgiao thông Đường thủy nội địa đã có tác động rất lớn đối với người dân vùngsông nước Đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là ở An Giang
Vấn đề bảo đảm trật tự an toàn giao thông được Tỉnh ủy đặt trong 9 vấn đềtrọng tâm của tỉnh và thường xuyên được đôn đốc, nhắc nhỡ bằng các vănbản: Chỉ thị số 16/CT-TU ngày 17/3/2003 và Chỉ thị số 23-CT/TU ngày20/8/2007 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đốivới công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Trên cơ sở đó, hàng năm Ủyban nhân dân tỉnh An Giang liên tục ban hành Chỉ thị các văn bản chỉ đạo đểkịp thời triển khai thực hiện Luật giao thông Đường thủy nội địa và để phùhợp với tình hình; mỗi năm các UBND huyện, thị xã, thành phố đều thực hiện
ký kết giao ước thi đua giảm tai nạn giao thông, số người chết, bị thương dotai nạn giao thông Các chỉ đạo của tỉnh tập trung vào các nội dung sau:
- Xây dựng 08 vùng quy hoạch các vùng neo đậu bè cá tỉnh An Giang;
- Thực hiện Chỉ thị số 200/TTg ngày 29/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường Ủy ban nhân dân tỉnh đã banhành Chỉ thị số 10/2005/CT-UB ngày 29/3/2005 về việc thực hiện các biệnpháp tháo dỡ cầu tiêu không hợp vệ sinh, nhà ở vi phạm hành lang sông,kênh, rạch
- Chỉ thị 09/2006/CT-UB ngày 12/6/2006 về việc lập lại trật tự an toàngiao thông trên địa bàn tỉnh An Giang
- Quyết định số 1772/QĐ.UBND ngày 12/9/2006 của UBND tỉnh về việcthành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29/9/2005 của
Trang 39Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giaothông đường thủy nội địa;
- Quyết định số 2383/QĐ.UBND ngày 01/12/2006 của UBND tỉnh về banhành Chương trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29/9/2005của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàngiao thông đường thủy nội địa;
- Quyết định số 07/2007/QĐ-UBND ngày 31/01/2007 về việc công bố cáctuyến đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang;
- Quyết định số 02/2007/QĐ.UBND ngày 04/01/2007 của UBND tỉnh vềban hành quy định về tổ chức, quản lý và khai thác các bến đò, phà trên địabàn tỉnh An Giang (sửa đổi quy định cho phù hợp với Luật giao thông đườngthủy nội địa và quyết định 07/2005/QĐ-BGTVT);
- Căn cứ các Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 và16/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quihoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ và đường sông đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyếtđịnh số 3247/QĐ-UBND ngày 07/12/2007 về việc phê duyệt qui hoạch hệthống giao thông thủy, bộ tỉnh An Giang thời kỳ 2007 - 2020;
- Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của UBND tỉnh về việcphê duyệt Đề án di dời nhà trên sông, kênh, rạch đảm bảo vệ sinh môi trườngtỉnh An Giang đến năm 2020;
- Chỉ đạo ngành Giao thông vận tải thực hiện việc tổng điều tra phươngtiện thủy nội địa trên địa bàn; đăng ký hành chính phương tiện không thuộcdiện đăng kiểm trên địa bàn huyện, thị, thành và thực hiện đổi giấy chứngnhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định; chấn chỉnh công tácquản lý, cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, bến khách ngang sông.Sau Khi Luật Giao thông đường thủy được ban hành và có hiệu lực, cộngvới các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ và Bộ ngành có liên quan
Trang 40đã tạo cơ sở pháp lý rất thuận lợi cho địa phương triển khai thực hiện Luật,đến nay bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu quản lý các hoạt động giao thôngđường thủy Tuy nhiên, trong quá trình triển khai địa phương vẫn còn gặp một
số khó khăn, lúng túng do một số qui định do Trung ương ban hành chưa thật
sự phù hợp với tình hình thực tế của địa phương (các qui định về đăng kýphương tiện), việc tổ chức bộ máy chưa thật sự hợp lý đã dẫn đến hiệu lựcquản lý nhà nước chưa cao (tỷ lệ phương tiện đăng ký, đăng kiểm đạt tỷ lệthấp), vi phạm pháp luật giao thông đường thủy vẫn còn xảy ra do một bộphận nhân dân và người điều khiển phương tiện thủy có ý thức chấp hànhpháp luật còn hạn chế, chế tài áp dụng còn chưa đủ sức răn đe
2.2.2 Quản lý nhà nước về giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang
- Cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm chung là UBND tỉnh, cơquan quản lý nhà nước chuyên môn tại địa phương là Sở Giao thông Vận tải
và các cơ quan phối hợp là Sở Tài nguyên & Môi trường (khai thác khoángsản), Sở Nông nghiệp & PTNT (quản lý hệ thống kênh thủy lợi tưới tiêu phục
vụ cho nông nghiệp); Sở Tài chính, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã,thành phố
Hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn trực thuộcUBND tỉnh tập trung vào các công việc sau: thực hiện các biện pháp bảo vệkết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, chống lấn, chiếm hành langbảo vệ luồng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trật tự đường thủy nội địa vàchịu trách nhiệm về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; tổ chức cứunạn, giải quyết hậu quả các vụ tai nạn trên phạm vi đường thủy nội địa; Xâydựng và tổ chức thực hiện qui hoạch phát triển giao thông đường thủy; tổchức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thôngđường thủy nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạm về giao thông đường thủy nội địatheo thẩm quyền; áp dụng các biện pháp thiết lập trật tự an toàn giao thôngđường thủy nội địa; kiểm tra việc thực hiện pháp luật ở các cơ quan, đơn vị cơ