Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động ban hành văn bản pháp quy pháp luật.pdf
Trang 1
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỔ CHÍ MINH
TỔNG QUAN KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2006
Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoat dong
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dan va Ủy ban nhân dan
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung wơng ở nước ta hiện nay
Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị khu vực l Chủ nhiệm đề tài: TS Đỗ Ngọc Hải
Trang 3DANH MUC CAC TU VIET TAT
Van ban quy phạm pháp luật
Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ XHCN TRONG HOẠT ĐỘNG
BAN HÀNH VBQPPL CỦA HĐND VÀ UBND TỈNH, THÀNH
PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG -/2- 2c 7
I HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và việc ban
hành VBQPPL theo luật định che rnranixrese 7
1 Vị trí, tính chất, tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương - NH2 012200011111 7
2 Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trong việc đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật 3 VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
II Pháp chế XHCN trong hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương -.c-ccc.o- 29
1 Khái niệm pháp chế XHÍCN .-. 2< nh ng 030102 1 03 T181 xơ 29 2 Yêu cầu pháp chế XHCN trong hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương -s sccxsxccrrerxerersecer 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP CHẾ XHCN TRONG HOẠT ĐỘNG BAN HANH VBQPPL CUA HĐND VÀ UBND TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Q0 Scncicerreree 47
lI Những tiêu chí để đánh giá thực trạng pháp chế XHCN trong hoạt
động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ƯƠơng ác LH gH HH TH ng TH HH HE gu 47 1 Một số quan niệm chung về tiêu chí đánh giá thực trạng pháp chế trong hoạt
động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND
2 Những tiêu chí cụ thể để đánh giá thực trạng pháp chế trong hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ll Mét số ưu điểm, hạn chế về bảo đảm pháp chế trong hoạt động ban
Trang 51 Những ưu điểm về bảo đảm pháp chế trong hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh - 7s 22s crHererrtrrrerrrrrtrrtrrrrrrrrrrrke 56
2 Những hạn chế về mặt pháp chế trong hoạt động ban hành văn bản pháp quy của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 61
3 Một số nhận xét từ khi có Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm
kì nn n ẻ.ẻ 67
II Bài học về hoạt động ban hành VBQPPL và hậu quả pháp lý của
VBQPPL vi phạm pháp luật của của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số con đường giải quyết
1 Một số bài học về nhận thức
2 Hậu quả pháp lý của VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vi phạm pháp luật và con đường giải quyết 71
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XHCN TRONG HOAT DONG BAN HANH VBQPPL CUA HĐND VÀ UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG
I Một số phương hướng cơ bản - - - S11 111112121111411142 xe 77
II Một số giải pháp tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động ban
hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
MÔ: n ẽ 81
1 Giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống VBQPPL của chính quyền cấp tỉnh 81 2 Yêu cầu của pháp chế XHCN trong hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND
và UBND cấp tỉnh khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại
¡200419010 ốốốố ốốốốố 88
3 Tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức vào hoạt động ban hành VBQPPL của
HĐND và UBND tỉnh, thành ph trc thuc Trung ng -cs ôâcs2 97
4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc ban hành VBQPPL của HĐND
và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương -. -secs-eece-esrecee 110
5 Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong hoạt động ban hành VBQPPL
của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .- 117
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
- Từ khi Đáng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, nhất là từ
khi có Hiến pháp năm 1992, hoạt động ban hành VBQPPL của Nhà nước ta
được đẩy mạnh đáng kể Nhà nước ta đã ban hành được nhiều Bộ luật, luật,
nghị quyết, v.v Các văn bản đó đã và đang đi vào cuộc sống và đã phát huy tác dụng rất tích cực trong đời sống xã hội của nước ta Điều đó cũng thể hiện
những bước tiến bộ trong việc từng bước xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam
- Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã đưa
ra quan điểm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân, vì dân và được thể chế hóa tại Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) Muốn hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, đòi hỏi nước ta phải xây dựng một hệ
thống pháp luật tốt, phù hợp, đầy đủ Một hệ thống pháp luật tốt, phù hợp, đầy
đủ có nghĩa là hệ thống đó điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, những quy phạm pháp luật phản ánh đầy đủ, khách quan những quan hệ của
xã hội trong điều kiện hiện nay
Trong xu thế toàn cầu hóa, việc nước ta gia nhập các tổ chức quốc tế, trong đó có WTO, trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, vì hòa bình và phát triển là hoàn toàn phù hợp với xu thế khách
quan Một vấn đề đặt ra là, đã gia nhập WTO thì đòi hỏi chúng ta phải sửa chữa, bổ sung hệ thống pháp luật cho phù hợp với những nước ký kết trong giao dịch làm ăn, hội nhập Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước ta phải ban
hành, sửa đổi một số lượng văn bản pháp luật đáng kể
Trang 7các chủ thể trong cả nước, trong đó, việc thể chế hóa các văn bản pháp luật
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một yếu tố rất quan trọng HĐND và UBND các cấp (từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến cấp quận,
huyện và xã, phường) là những cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên
Trong những năm vừa qua, HĐND và UBND các cấp đã làm tốt nhiệm
vụ này Các tổ chức này đã cụ thể hóa trong việc thực hiện Hiến pháp, các luật, văn bản của chính quyền cấp trên Tuy nhiên, thông qua khảo sát của
chúng tôi, qua các kênh thông tin thì việc ban hành VBQPPL của HĐND và
UBND các cấp vẫn còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo; pháp chế
XHCN trong hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND các cấp vẫn còn nhiều hạn chế
- Pháp chế là một nguyên tắc cơ bản trong lý luận của học thuyết Mác -
Lênin về nhà nước và pháp luật Nội hàm của pháp chế rất rộng Trong lĩnh vực ban hành VBQPPL của chính quyền địa phương, pháp chế đòi hỏi rất chặt chẽ Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành Luật Ban hành VBQPPL của HDND và UBND năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005 Vì thế, để luật đi vào cuộc sống, phải tăng cường pháp chế XHCN trong việc ban hành VBQPPL, của HĐND và UBND các cấp
Vì những lý do trên, để góp phần thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôi chọn vấn để: “Pháp chế XHCN trong hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tính, thành phố
trực thuộc Trung ương ở nước ta hiện nay” làm đề tài khoa học cấp Bộ đăng
ký ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, triển khai trong năm 2006 2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về VBQPPL Có thể nêu lên một số công trình sau đây:
Trang 8- Kỹ thuật lập quy của PTS Lưu Kiến Thanh, năm 1988
-Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2003, PGS.TS Lê Minh Tâm chủ
biên
-Giáo trình Lỹ luận chung về Nhà nước và Pháp luật của Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, năm 2001
-Tập bài giảng Kỹ thuật xây dựng văn bản, Trường Đại học Luật Hà
Nội, năm 1994, của Luật gia Hoàng Sao và Nguyễn Thế Quyền
-Tính quyền lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước của Nguyễn Thế Quyền, Giảng viên Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Luật học số 2/1996
- Cơ chế giám sát việc ban hành các văn bản pháp luật của PTS Luật học Nguyễn Cửu Việt, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 1(80)/1993
-Mdy ý kiến về đổi mới ban hành pháp luật của PTS Luật học Lê Văn
Hoe, Tap chi Quản lý nhà nước, số 4(24)/1997
- Pháp luật yếu tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế và phát triển
bền vững của PGS.TS Luật học Lê Minh Tâm, Tạp chí Luật học số 3/2000
- Cán bộ xã, phường - Vấn đề giải pháp của PTS Triết học Nguyễn Hữu Khién, Tap chi Cong san 11/6-1997
-Một số vấn để cải cách thể chế hành chính ở nước ta của PTS Dinh
Văn Tiến, Tạp chí Cộng san 8/4-1998
-Một số quy định nhà nước Phong kiến Việt Nam về soạn thảo, ban
hành văn bản quản lý nhà nước của Vũ Thị Phụng, Tap chi Quản lý nhà nước
số 3(17)-1996
-Một số vấn đề về đổi mới phương thức xây dựng thể chế hành chính của Luật sư Nguyễn Văn Thảo, Tạp chí Quản lý nhà nước 11(70)/2001
Trang 9-Tổ chức và hoạt động của các ban của HDND của TS Luật học
Trương Khắc Linh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2 (25)/2-2003
- Nắm vững quan điển của Đảng trong cải cách hành chính và bộ máy
nhà nước của PGS.TS Luật học Trần Ngọc Đường, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tạp chí Cộng sản 18/9-1999
-Tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp trong tình hình hiện nay của Ths Vũ Thị Hoài Phương, Tạp chí Giáo dục Lý luận số 7/1999
- Nâng cao năng lực thể chế hóa đổi mới quy trình pháp luật của Luật
sư Nguyễn Văn Thảo, Tạp chí Cộng sản 24/12-1997
- Cần lập lại trật tự đối với văn bản quản lý nhà nước ở địa phương của Khuất Văn Sách, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12/2003
-Soan thảo văn bản và xử lý văn bản trong công tác lãnh đạo và quản
lý, 1999, của PGS.TSKH Nguyễn Văn Thâm
-Văn bản của chính quyên địa phương, Luận văn Thạc sĩ của Trương
Khắc Linh, năm 2000
-Tính công khai, mình bạch trong ban hành VBQPPL của Lưu Tiến Dũng, Tạp chí Luật pháp số 3(50)/2-1005
Nhìn chung các công trình trên đã đề cập đến lĩnh vực văn bản pháp luật, nhưng có những công trình thể hiện ở các văn bản pháp luật của cơ quan Trung ương, có công trình ở góc độ soạn thảo hoặc ở khía cạnh giám sát, kiểm
tra
Đề tài kế thừa những khía cạnh của các công trình Ví dụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND trong việc soạn thảo, ban hành văn bản
pháp luật; cơ chế giám sát việc ban hành văn bản pháp luật; đổi mới việc thể
chế hành chính; quyền lập quy của cơ quan hành pháp; nắm vững những quan điểm của Đảng trong việc hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó, có việc
Trang 10Từ việc kế thừa đó tác giả rút ra cho mình cách nhìn sâu sắc, toàn diện
hơn một vấn đề, đó là: Yêu cầu của pháp chế XHCN trong hoạt động ban
hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở
Việt Nam trong điều kiện hiện nay
Đây là công trình đầu tiên thể hiện một cách toàn diện về thẩm quyền,
vị trí, vai trò trong soạn thảo VBQPPL của HĐND và UBND của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở thời điểm Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND có hiệu lực pháp luật
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ vị trí pháp lý của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc ban hành VBQPPL; cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và yêu cầu pháp chế trong việc xây dựng VBQPPL
- Nêu rõ thực trạng của việc tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt
động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ở nước ta hiện nay
- Đưa ra các phương hướng và các giải pháp nhằm bảo đảm pháp chế
XHCN trong hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
4 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động ban hành văn bản của HĐND và UBND có VBQPPL, văn ban áp dụng pháp luật, văn bản cá biệt Đề tài chỉ nghiên cứu yêu cầu pháp chế trong hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở một số tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước; thời gian từ năm 2000 đến nay
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 11- Đề tài căn cứ vào đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trên vấn đề HĐND và UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương về hoạt động ban hành VBQPPL theo luật
định
- Trong phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề đặt ra Đề tài chủ yếu sử
dụng phương pháp chuyên ngành về Lý luận Nhà nước và Pháp luật Ngoài ra,
đề tài còn sử đụng các phương pháp kết hợp lịch sử với lôgíc; coi trọng điều tra xã hội học; thống kê; so sánh, v.v để giải quyết những vấn đề đặt ra trong
dé tai
6 Kết cấu của dé tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về pháp chế XHCN trong hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Chương 2: Thực trạng pháp chế XHCN trong hoạt động ban hành
VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường pháp chế XHƠCN trong hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực
Trang 12CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHAP CHE XHCN
TRONG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VBQPPL CỦA HĐND VÀ UBND TỈNH, THÀNH PHO TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
I HĐND VÀ UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ VIỆC BAN HÀNH VBQPPL THEO LUẬT ĐỊNH
1 Vị trí, tính chất, tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1.1 Vị trí, tính chất, tổ chức của HĐND
Ở nước ta, chính quyền địa phương là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm cơ quan đại điện của nhân dân do nhân
đân trực tiếp bầu ra đó là HDND va UBND
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, chính quyền địa phương được tổ chức ở ba cấp tương ứng với các đơn vị hành chính sau đây:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) - Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
Trang 13phương Như vậy, chỉ có HĐND là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Điều 119
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) và Điều 1 Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 2003 xác định: "HĐND là cơ quan quyên lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ÿ chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do
nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên" Theo đó, tính quyên lực nhà nước của HĐND thể hiện ở chỗ HĐND là cơ quan nhà nước ở địa phương được nhân đân trao
quyền thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; quyết định các vấn để
quan trọng của địa phương; thực hiện quyền giám sát ở địa phương; biến ý chí
của nhân dân địa phương thành các quy định mang tính bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và dân cư trên toàn lãnh thổ địa phương: thành lập hoặc bãi
bỏ các cơ quan nhà nước khác của địa phương Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vì thế, có chức năng quản lý, thực hiện nhiều hoạt động mang tính chất chấp hành và điều hành, “HĐND ra nghị quyết về các biện pháp và
pháp luật ở địa phương " (Điều 120 Hiến pháp năm 1992, Điều 10 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003) Tính đại diện của HĐND thể hiện ở chỗ,
HĐND là cơ quan duy nhất ở địa phương do cử tri bầu ra theo nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín để đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương Là cơ quan "tự quản" ở địa phương, HĐND có quyền chủ động quyết nghị về các vấn để trong phạm vi
địa phương vì quyền lợi và đời sống của nhân dân địa phương, không trái với lợi ích quốc gia và chính sách pháp luật của nhà nước
Trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của HĐND phải đảm bảo đầy đủ hai tính chất đó Nếu quá thiên về tính đại diện mà không thể hiện tính quyền lực nhà nước thì HĐND chỉ là một tổ chức xã hội Nếu chỉ thể hiện về tính
quyền lực nhà nước mà không chú ý đến tính đại diện thì HĐND sẽ trở thành
Trang 14nhuyễn hai tính chất trên đây trong tổ chức và hoạt động của mình thì HĐND mới thực sự là cơ quan nhà nước của dân, do dân và vì dân ! Do vậy, HĐND ở
cấp tỉnh là chính quyền địa phương, là những cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi đơn vị hành chính - lãnh thổ tương ứng
Trong bộ máy nhà nước, vị trí tính chất của HĐND cấp tỉnh được xác
định bởi các đặc điểm sau:
- HĐND là cơ quan nhà nước do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra,
giải quyết các công việc ở địa phương theo thẩm quyền mà pháp luật quy
định, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương Đó là cầu nối giữa nhân dân và nhà nước
- HĐND là trung tâm tổ chức thực hiện mọi quyết định của các cơ quan
nhà nước cấp trên
- HĐND là nơi điều hòa, phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương và các cơ quan nhà nước trung ương đóng ở địa phương
- HĐND là nơi để nhân dân tham gia vào việc quản lý công việc của nhà nước, quản lý xã hội
- HĐND là cơ sở để thành lập các cơ quan nhà nước khác ở địa phương
Những đặc điểm trên không chỉ xác lập vị trí pháp lý của HĐND trong bộ máy nhà nước, mà còn xác định tính chất của HĐND, đó là, cơ quan quyền
lực nhà nước ở địa phương Những đặc điểm đó thể hiện mối quan hệ của
HĐND với các cơ quan nhà nước cấp trên
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của HĐND, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật Bầu cử đại biểu HĐND, Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) Ngày 20/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP
ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Theo luật mới,
! Xem: Bình luận khoa học Hiếp pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992, NXB Khoa hoc
Trang 15tính chất tự quản, đại diện và cả tính chất cơ quan quyền lực nhà nước của
HĐND đều được nâng cao hơn nhiều so với trước Điều đó được thể hiện 6 những điểm sau đây:
Thứ nhất, về đại biểu HĐND
Kết quả bầu cử cho thấy số đại biểu trúng cử và cơ cấu, thành phần đại
biểu trúng cử nhìn chung đều được nâng cao, đạt so với yêu cầu để ra Về
trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và phẩm chất chính trị của đại biểu trúng cử nhiệm kỳ 2004 - 2009 được nâng lên so với nhiệm kỳ trước”
Thứ hai, về tổ chức -
Ở cấp tỉnh, có thường trực HĐND, các trưởng ban hoạt động chuyên
trách HĐND cấp tỉnh có văn phòng riêng
Thứ ba, về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh
Nhiệm vụ quyền hạn của HĐND cấp tỉnh từng bước được cụ thể hơn, thực quyền hơn, rõ hơn cả về quyết định những vấn để quan trọng của địa phương để phát huy tiểm năng của địa phương xây dựng và phát triển địa
phương về mọi mặt, không ngừng cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước Ngoài ra, HĐND còn có thêm quyền quyết định các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương (điểm b mục
1 Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP)
Trong những lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương, ngoài những
nhiệm vụ, quyền hạn như trước đây, HĐND còn có thêm quyền bỏ phiếu tín
nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu (Điều 65 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003), HĐND cấp tỉnh có quyền quyết định tổng biên chế hành chính, sự nghiệp ở địa phương phù hợp với yêu cầu phát triển và khả
năng ngân sách của phương; thông qua tổng biên chế hành chính của địa phương trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định, v.v
” Xem phụ lục số 1, trang 2 - 3
Trang 16Chức năng giám sát của HĐND được chú trọng tăng cường hơn nhiều so với trước HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp
luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân và của công dân địa phương Thứ tư, về hoạt động của HĐND
Kỳ hợp được xác định là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng của HĐND Hầu hết các nghị quyết của HĐND được ban hành đều có sự kết hợp với việc triển khai nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của cấp trên; kết hợp với việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Tỉnh ủy
Việc chất vấn của đại biểu trong các kỳ họp đã và đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cử tri địa phương, vì, nội dung chất vấn phong phú, đa
đạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
Ngay sau mỗi kỳ họp, thường trực HĐND tiến hành họp với các ban, các cơ quan chức năng hoàn thiện văn bản và hướng dẫn các tổ đại biểu tiến
hành tiếp xúc cử tri để báo cáo kết quả kỳ họp, trả lời những thắc mắc, kiến
nghị của cử tri và thu thập ý kiến của cử tri để có biện pháp giải quyết tiếp theo
Bên cạnh đó, tính thường xuyên và liên tục trong hoạt động của HĐND
được bảo đảm bằng hoạt động của thường trực HĐND, các ban của HĐND
cấp tỉnh Trong mối quan hệ với các ban, thường trực HĐND có vai trò điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban bằng cách chỉ đạo các ban khảo sát tình
hình thực tế, thẩm tra các báo cáo, đề án Giữa hai kỳ họp thường trực HĐND
Trang 17chuẩn bị kỹ về nội dung, kế hoạch Qua kiểm tra và giám sát, thường trực
HĐND thông báo tình hình và kiến nghị biện pháp xử lý những vấn đề còn tồn tại đến các cơ quan chức năng
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình tổ chức và
hoạt động của HĐND vẫn còn một số tồn tại sau đây:
- Một là, về cơ cấu đại biểu HĐND trong nhiệm kỳ 2004 - 2009 chưa
hợp lý: đại biểu là cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ cao; cơ cấu đại biểu trẻ
không đồng đều trong giữa các địa phương Một số đại biểu chưa thực sự gương mẫu trong công tác, có những vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống, gây bất bình trong nhân dân Đến giữa năm 2005, chúng ta đã xử lý kỹ luật 04 Bí
thư Tỉnh ủy, 02 Chủ tịch HĐND tỉnh, 11 Chủ tịch UBND tỉnh, 03 Phó Bí thư
thường trực Tỉnh ủy và Thành ủy?
- Hai là, về tổ chức, hoạt động của HĐND
Mặc dù Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định tương đối cụ thể, quyền hạn của mỗi cấp HĐND trong những lĩnh vực nhất định, đồng
thời thẩm quyền của từng cấp có những điểm khác nhau nhất định giữa thành thị và nông thôn Song về tổ chức thì lại không có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn Có lẽ đây cũng là điểm còn tiếp tục còn phải xem xét thêm Thanh thị, nhất là thành phố trực thuộc Trung ương, có tính chất, phạm ví hoạt động, đối tượng quản lý rất khác nhau
Trong hoạt động của HĐND ở nước ta hiện nay thường có một số hạn chế sau:
- Các Nghị quyết của HĐND các cấp được xây dựng đường như không phải bởi trí tuệ của chính các đại biểu mà chủ yếu là sự hợp thức hóa các quyết định của cấp ủy và của UBND, bởi vì, số kỳ họp của HĐND rất ít, mỗi
năm có 2 kỳ, thời gian dành cho mỗi kỳ họp ngắn, thường chỉ 2 - 3 ngày,
trong khi đó nhiều báo cáo cần thông qua, nên việc thảo luận, chất vấn bị hạn
? Hữu Thọ, Ô, dò, “lọng”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, trang 319
Trang 18chế Việc thông qua nghị quyết của HĐND còn mang tính hình thức Thêm vào đó, trình độ của đại biểu còn nhiều mặt hạn chế nên khó có thể tham gia xây dựng được những nghị quyết thực sự có chất lượng, tham gia tiếp xúc cử
tri có kết quả, v.V
- Hoạt động giám sát của HĐND trong thời gian qua có nơi, có lúc mang tính hình thức: “Thực tế khá phổ biển là hoạt động chất vấn của HĐND chỉ mang tính chất gợi mở các vấn để, chưa đảm bảo hiệu lực thực sự Người chất vấn chưa đủ các thông tin cân thiết, còn người trả lời thì chưa đủ thỏa
đáng và cụ thể, các cuộc thảo luận trong các kỳ họp HĐND thường giống như họp Mặt trận Tổ quốc, tính quyên lực và pháp lý của nó còn rất hạn chế"? Khâu theo dõi, kiểm tra việc thực hiện những "lời hứa" của những người bị
chất vấn hầu như bị "quên lãng", bị bỏ qua Vì thế, trong hoạt động giám sát,
HĐND không bao quát hết công việc quản lý điều hành của UBND, Tòa án
nhân đan, Viện kiểm sát nhân dân Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều vụ vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham những, buôn lậu, v.v xây
ra ở nhiều địa phương chưa được khắc phục
Để khắc phục được những tồn tại trên, vấn đề đặt ra là HĐND cần phải được trực tiếp củng cố về tổ chức, nâng cao chất lượng đại biểu và đổi mới phương thức tổ chức hoạt động theo hướng:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với HĐND, vì sự lãnh
đạo của Đảng là nhân tố quan trọng để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân,
phát huy mặt tích cực của dân chủ trực tiếp và dân chủ đại điện trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
- Nâng cao chất lượng đại biểu HĐND từ khâu xây đựng tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu cho mỗi nhiệm kỳ bầu cử đến việc đào tạo bồi đưỡng thường
xuyên cho các đại biểu HĐND nhất là đối với các thành viên của thường trực
3 Lê Minh Thông (chủ biên), Một số vấn đê hoàn thiện tổ chức và hoại động của bộ máy nhà nước
Trang 19HĐND Về cơ cấu, nên tăng số lượng đại biểu không phải là cán bộ, công chức để đảm bảo tính khách quan trong biểu quyết nghị quyết của HĐND,
khách quan trong hoạt động giám sát của HĐND theo hướng dẫn tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu HĐND các cấp tại Quyết định số 49/2003/QĐ/TTG ngày 08/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ: “Giđm tỷ lệ người của các co quan hành chính nhà nước ra ứng cử đại biểu HDND" Bảo đâm một tỷ lệ hợp lý số
đại biểu hoạt động chuyên trách, đặc biệt là thành viên thường trực HĐND và
các ban của HĐND, chỉ nên một trong hai cấp trưởng hoặc cấp phó hoạt động kiêm nhiệm
- Xây dựng quy chế làm việc của HĐND vào đầu nhiệm kỳ, trong đó
xây dựng rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi tổ chức và từng cá nhân của tổ chức đó; xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa các ban, tổ đại biểu; giữa
các cấp ủy đáng, thường trực HĐND, UBND, các đoàn thể chính trị trong việc
giải quyết các yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử trị; tránh tình trạng im lặng, làm ngơ của các cấp, các ngành khi nhận được ý kiến, kiến nghị đó, giảm bớt nguy cơ tạo thành các điểm nóng ở địa phương, khiếu nại, khiếu kiện Vượt CẤP, V.V
- Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của HĐND theo các nội dung: thực hiện đầy đủ chế độ tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp; đổi mới hình thức, nội dung tiếp xúc cử tri để cử tri có yêu cầu đều được tiếp xúc,
chuẩn bị kỹ chương trình để các cuộc tiếp xúc cử tri đạt hiệu quả thiết thực
cho cử tri và hoạt động của đại biểu trong kỳ họp; kết hợp giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng các nghị quyết của HĐND trên cơ sở để cử tri bàn bạc, tham gia ý kiến, nhằm phát huy và khai thác trí tuệ,
sáng kiến của nhân dân vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc của địa
phương
- Xây dựng cơ chế khuyến khích đại biểu tích cực tham gia phát biểu, tranh luận tại kỳ họp, khắc phục tình trạng "nghị gật" của một số đại biểu cả
Trang 20nhiệm kì không một lần phát biểu ý kiến Đồng thời, cân hình thành và nâng
cao ý thức văn hóa chính trị của người đại biểu nhân dân trong hoạt động Sớm có cơ chế để sau một thời gian nhất định, những đại biểu không phát huy
được vai trị, khơng hồn thành trách nhiệm, không còn đủ tư cách, không xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri, họ có thể xin từ chức và đây là một việc
làm bình thường để nâng cao chất lượng hoạt động của nhiều đại biểu
Hàng năm nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của cử trị đối với các đại biểu kết hợp với việc đánh giá của tổ chức để có biện pháp khen thưởng những
đại biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương Đồng thời kiên quyết xử lý các đại biểu vi phạm pháp luật, khi không còn đủ tư cách người
đại biểu cần bãi nhiệm họ ra khỏi HĐND
Tóm lại, củng cố về tổ chức, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND và
đổi mới tổ chức phương thức hoạt động của HĐND là việc làm thường xuyên, liên tục, có như vậy mới bảo đảm được tính năng động, thực tiễn và chính thực
tiễn đồi hỏi
1.2 Vi tri, tinh chất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (gọi chung là cấp tinh)
Việc tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này được
quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), Luật Tổ chức
HĐND và UBND năm 2003 và một số văn bản dưới luật khác (Nghị định số
107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ
tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp)
Điều 123 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định: "UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HDND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND" Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 2003 qui định cụ thể hơn: "UBND do HĐND bầu là cơ
Trang 21trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HDND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện
chủ trương, biện pháp phái triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh
và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn UBND thực hiện chức năng
quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở"
Quy định trên của Hiến pháp và luật đã xác định phương thức hình
thành, vị trí, vai trò của UBND, mối quan hệ chấp hành của UBND với HĐND
cùng cấp Với quy định trên của pháp luật cho thấy:
- Về phương thức hình thành và cơ chế hoạt động
UBND là do HĐND bâu ra và hoạt động theo chế độ tập thể Một điểm đáng chú ý là: Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã xác định 6 vấn để nhất định phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số: chương trình làm việc của HĐND; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND quyết
định; kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách
của địa phương trình HĐND quyết định; các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND về kinh tế - xã hội, thông qua báo cáo của ƯBND trước khi trình HĐND; kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương
trình HĐND quyết định; để án thành lập mới, sát nhập, giải thể cơ quan
chuyên môn thuộc UBND và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương Chế độ này là rất cần thiết nhằm phân biệt
những lĩnh vực mà Chủ tịch UBND mặc dù đã được tăng cường quyền hạn không thể tự mình quyết định được
- Về vị trí, tính chất
UBND là cơ quan song trùng trực thuộc: vừa là cơ quan chấp hành của
HĐND cùng cấp vừa là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương UBND
Trang 22vừa chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên trực tiếp UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và Chính phủ
UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy
viên Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND Các thành viên khác của UBND
không nhất thiết phải là đại biểu của HĐND cùng cấp
Mặt khác, UBND còn là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND tỉnh, thành phố, đồng thời báo cáo công tác trước Chính
phủ, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ
UBND là cơ quan quản lý có thẩm quyền chung trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, có chức năng quản lý toàn diện theo lãnh
thổ đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực ở địa phương
2 Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trong việc đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật
HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống cơ cấu chính quyền địa phương Có thể thấy
rằng HĐND và UBND cấp tỉnh là khâu trực tiếp quan hệ và chịu sự chỉ đạo
của chính quyền trung ương; là cầu nối chuyển tải đầu tiên các chính sách, pháp luật của nhà nước ở Trung ương xuống địa phương; có nhiệm vụ cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương trên địa bàn Vì thế, HĐND và UBND cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc quyết
Trang 23là cấp trực tiếp chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước ở Trung ương về tình hình thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương
Hiến pháp năm 1992 quy định: "Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp bảo
đảm thì hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương" (Điều 120); "UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND" (Điều 123)
Để cụ thể hóa các quy định trên của Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 2003 quy định: “HĐND thực hiện quyền giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HDND, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và
của công dân ở địa phương" (Điều l); "UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn" (Điều 2); "Thường trực HĐND đôn đốc, kiểm tra DUBND cùng cấp và các cỡ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương; tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân " (Điều 53), "Các ban của HĐND giúp HĐND giám sát
hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chúc kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân và công đân trong việc thì hành Hiến pháp, luật, văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp" (Điều 55)
Đối với HĐND cấp tỉnh, trong lĩnh vực thi hành pháp luật có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quyết định những biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương:
Trang 24- Quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm,
các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
- Quyết định biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của nhà nước; bảo hộ tài
sản của cơ quan, tổ chức và cá nhân ở địa phương;
- Quyết định biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật (Điều 16 Luật tổ chức HĐND và UBND
năm 2003)
Riêng HĐND thành phố trực thuộc Trung ương còn có nhiệm vụ, quyển
hạn quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, an tồn giao thơng, phịng
chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị (Điều 18)
Trong lĩnh vực này, UBND cấp tỉnh thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
- Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật, các
VBQPPL, của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức,
bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra nhà nước, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật - Tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật
- Tổ chức, chỉ đạo việc quản lý hộ tịch; thực hiện công tác công chứng,
giám định tư pháp; quản lý tổ chức Luật sư và tư vấn pháp luật theo quy định
của pháp luật
- Tổ chức đăng ký, quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Điều 94) Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, UBND cấp tỉnh còn có
Trang 25dựng nhà ở tại đô thị; tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công
cộng, an tồn giao thơng, chống ùn tắc giao thông; tổ chức phòng chống cháy,
nổ, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị (Điều 96)
2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND cấp tỉnh trong tổ
chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật
Trước hết, kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công
dân ở địa phương
Hai là, văn bản pháp luật
Ba là, sự kiểm tra, giám sát của HĐND và UBND cấp tỉnh đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương là sự kiểm tra, giám sắt trực
tiếp, sâu sát tại chỗ, v.v Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật, trong nhiều
trường hợp HĐND và UBND cấp tỉnh có thẩm quyền xử lý, áp dụng các chế
tài đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm, bảo đảm Hiến pháp và pháp luật
được thi hành nghiêm chỉnh trên địa bàn
Bốn là, sự kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương do HĐND và UBND cấp tỉnh tiến hành là sự kiểm tra, giám sát dựa
vào sức mạnh của nhân dân, được sự giúp đỡ của nhân dân và cũng vì lợi ích của nhân dân
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn ban hành văn bản pháp luật của HĐND và
UBND cấp tỉnh
Hoạt động ban hành văn bản pháp luật là một trong những hình thức pháp lý quan trọng của HĐND và UBND cấp tỉnh nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật
Trong số những văn bản mà HĐND và UBND cấp tỉnh ban hành thì VBQPPL có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế điều chỉnh pháp
luật nói chung, trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương nói riêng
Trang 26Ngoài ra, HĐND và UBND cấp tỉnh còn có các nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác của HĐND và UBND cấp tỉnh
3 VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004 quy
định:
“1, VBQPPL của HĐND, UBND là văn bản do HĐND, UBND ban
hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật này quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định
hướng XHCN
2 VBQPPL của HĐND được ban hành dưới hình thức nghị quyết
VBQPPL của UBND được ban hành đưới hình thức quyết định, chỉ thị.”
VBQPPL của HĐND, UBND phải phù hợp với Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực quản lý của văn bản trong hệ thống pháp luật; văn bản của UBND còn phải phù hợp với nghị quyết của HĐND Nếu những văn bản này trái với Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên thì phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, hủy bỏ
hoặc bãi bỏ (Điều 4 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004) Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh được ban hành để quyết định chủ
trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội,
văn hóa, thông tín, thé duc thể thao, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi
Trang 27phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh quy định tại các điều
11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 của Luật Tổ chức HĐND và UBND và các
VBQPPL khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên Ngoài những vấn
đề nêu trên, nghị quyết của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương được ban
hành để quyết định chủ trương chính sách, biện pháp khác về xây dựng, phát
triển đô thị địa bàn thành phố quy định tại Điều 18 Luật tổ chức HĐND và
UBND và các VBQPPL khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên
(Điều 12 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004)
Quyết định của UBND tỉnh được ban hành để thực hiện chủ trương, chính sách biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi, đất đai, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận
tải, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế, xã hội, khoa học và
công nghệ, tài nguyên và môi trường, quốc phòng, an ninh, (rật tự an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính sách địa phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn
tỉnh quy định các tại các điều 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94,
95 của Luật Tổ chức HĐND và UBND và các VBQPPL có liên quan của cơ
quan nhà nước cấp trên Ngoài những vấn đề nêu trên, quyết định của UBND
thành phố trực thuộc Trung ương được ban hành còn để thực hiện chủ trương,
chính sách, biện pháp khác về xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố quy định tại Điều 97 Luật Tổ chức HĐND và UBND và các VBQPPL có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 13 Luật Ban hành
VBQPPL của HĐND, UBND)
Chỉ thị UBND tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của HĐND và UBND cấp đưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan
Trang 28nhà nước cấp trên, của HĐND cùng cấp và quyết định của mình (Điều 14 Luật
Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004)
Có thể khái quát những đặc điểm của hoạt động ban hành VBQPPL của
HĐND và DBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Một là, mang tính tất yếu khách quan
- Hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cụ thể hóa, chỉ tiết hóa Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên Cụ thể hóa, chỉ tiết hóa có nghĩa là làm cho rõ
hơn, cụ thể hơn, để nhân dân dễ dàng thực hiện nhưng không được thêm bớt,
không được trái, sai với văn bản cấp trên Văn bản luật của Quốc hội, cơ quan cấp trên là những văn bản có tính khái quát chung nhất, thể hiện tính quy luật, ở trình độ vĩ mô, phản ánh điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của một đất
nước, đồng thời phản ánh xu thế hội nhập của nước ta với thế giới Vì vậy,
C.Mác viết: “Nhà lập pháp phải coi mình như là nhà khoa học tự nhiên, ông ta không làm ra pháp luật, ông ta không phát minh ra chúng, mà chỉ nêu chúng
lên; ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối quan hệ tỉnh thần
thành những đạo luật thành văn có ý thức Chúng ta sẽ phải chê trách nhà lập pháp là vô cùng tùy tiện, nếu như ông ta thay thế bản chất của sự việc bằng
những điều bịa đặt của mình”*
Hoạt động ban hành VBQPPL là hoạt động nhận thức hiện thực khách quan, tình hình kinh tế xã hội, do vậy phải tuân thủ quy luật của nhận thức Quá trình hoạt động phải tôn trọng và xuất phát từ thực tế khách quan, thông
qua điều tra, thực nghiệm từ thực tế để nắm bắt, hình thành các nhu cầu cần phải điều chỉnh bằng pháp luật
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lại có điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hóa - xã hội khác nhau, song nguyên tắc pháp chế XHCN đồi
Trang 29hỏi quá trình quản lý xã hội phải thống nhất Sự đòi hỏi thống nhất trước hết là ban hành VBQPPL, của mỗi địa phương phải tuân theo pháp luật Mặt khác, thống nhất ở đây không có nghĩa địa phương nào cũng giống địa phương nào, mỗi địa phương có đặc thù riêng, vì thế đòi hỏi phải năng động sáng tạo, song
năng động sáng tạo không có nghĩa là vượt quá khuôn khổ của pháp luật
Hai là, hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước
- Hiến pháp và luật quy định chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyển
mới có quyền ban hành VBQPPL Đây là một đặc điểm cơ bản để phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức kinh tế và tổ chức chính trị - xã hội khác Nhờ đặc điểm đó mà các cơ quan nhà nước có quyền ban hành VBQPPL thể hiện
tính quyền lực nhà nước :
- Ban hành VBQPPL, của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là lĩnh vực hoạt động đặc thù theo luật định, do vậy, các VBQPPL
là kết quả của hoạt động này thể hiện tính quyền lực vì có tính bắt buộc thi hành Ở đây, tính bất buộc chung có giới hạn nhất định của nó, cụ thể, giới hạn về không gian của một tỉnh, thành phố nào đó; chủ thể thực hiện là những
công dân thuộc tỉnh, thành phố đó quản lý; là những người không phải công dân của tỉnh, thành phố quản lý song do hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội di chuyển đến địa bàn địa phương tỉnh, thành phố quản lý
- Quá trình ban hành VBQPPL của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thể hiện tính quyền lực của địa phương mình, song phải chú ý đến tính toàn cục của cả nước Cần bác bỏ quan niệm khi ra văn bản chỉ vì lợi ích cục bộ địa phương mà quên lợi ích toàn quốc gia
- Ban hành VBQPPL thể hiện tính quyền lực nhà nước, vì: chỉ một quyết định của cơ quan quản lý sẽ quản lý được nhiều đối tượng ở một không
Trang 30Ba là, hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thể hiện tính nhân dân, tính dân chủ sâu
sắc
- Mục tiêu của Nhà nước ta, trong đó có HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi ban hành VBQPPL là vì nhân đân, phục vụ
nhân dân, bảo đảm quyền lợi cho nhân dân Đây là một thuộc tính của hoạt
động ban hành pháp luật của Nhà nước ta nói chung cũng như của HĐND và
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng Đặc điểm này thể
hiện được bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Chính điều này C.Mác đã viết: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tôn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người ”° Tính nhân dân, tính dân chủ trong quá trình hoạt động xây dựng pháp luật, được thể biện ở tính quyết định, sáng tạo của nhân dân Nhân đân là chủ thể sáng tạo pháp
luật, vừa tham gia góp ý kiến vào các VBQPPL, đồng thời nhân dân là chủ thể
lớn nhất thực hiện pháp luật, phát hiện những điểm yếu lớn nhất của hệ thống
pháp luật khi đưa vào cuộc sống Tính nhân dân, tính dân chủ của hoạt động xây dựng pháp luật đem lại chất lượng, hiệu quả của các văn bản pháp luật
thông qua sự phản ánh chính xác, hài hòa các lợi ích của các giai cấp trong xã
hội, đồng thời thể hiện quá trình dân chủ hóa các hoạt động của Nhà nước và
xã hội bằng pháp luật Đặc điểm này đồi hỏi khi xây đựng pháp luật phải phản
ánh đúng đắn ý chí của đại đa số nhân dân lao động, thể hiện chính xác các giá trị mà xã hội ủng hộ Đồng thời, đặc điểm này được thể hiện pháp luật sau khi ban hành phải được cả xã hội chấp hành triệt để, chính xác
Bốn là, hoạt động ban hành VBQPPL hàm chứa những quy phạm mang tính phổ biến, tính bắt buộc chung, chặt chẽ về mặt hình thức, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương mình
Trang 31Các quan hệ xã hội, dù phức tạp và có nhiều loại, nhưng luôn có mối
liên hệ nội tại, thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể Các quan hệ đó
đù cơ bản, không cơ bản hoặc chỉ thoáng qua nhưng những người làm luật
phải luôn chú ý đến những quan hệ đang tồn tại, sự phát triển những quan hệ đó
Pháp luật là ý chí của nhà nước, ý chí đó phải phản ánh và phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội, phải xuất phát từ tính chất của các quan hệ xã hội vốn có mối liên hệ nội tại thống nhất Pháp luật phải thể hiện được tính phổ biến và hệ thống, nếu phá vỡ tính phổ biến, tính hệ thống, v.v
sẽ làm mất đi những quan hệ xã hội không thể thay thế được của nó
Hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phải bảo đảm được những đặc tính trên mới có tính
bắt buộc chung
Năm là, hoạt động ban hành VBQPPIL, của HĐND và UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương là hoạt động trí tuệ, sáng tạo pháp luật
Trí tuệ: Khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất địnhế, vì
vậy, trí tuệ là khả năng phán đoán sự vật, hiện tượng; khả năng nhận biết quy luật khách quan
Thực chất của hoạt động xây dựng quy phạm pháp luật là quá trình lao
động bằng trí tuệ của các chủ thể xây dựng pháp luật nhằm phát hiện mục
đích, lợi ích, nhu cầu khác nhau của các tầng lớp ở địa phương mình
Hoạt động ban hành VBQPPL là hoạt động sáng tạo pháp luật, nhưng
phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể sau đây:
- Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội và trình độ của các chủ
thể quản lý, đúng đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam Chính điều này C.Mác đã viết: “Kỳ thực, phải là người không có một chút hiểu biết
® Hồng Phê (chủ biên), Tử điển Tiếng Việt, Nxb Đà Ning, 2002
Trang 32nào về lịch sử mới không biết rằng trong thời nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa lại ra
lệnh cho những điều kiện kinh tế được Chẳng qua chế độ lập pháp về chính trị
cũng như về dân sự chỉ làm cái việc nói lên, ghi chép lại những yêu cầu của
những quan hệ kinh tế mà thôi”
- Lựa chọn đúng phương pháp và hình thức tác động của quản lý nhà nước đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân lao động, phù hợp với khả năng, trình độ của các đối tượng phải thi hành văn bản
đó
- Phù hợp với các quy định của Hiến pháp, đảm bảo yêu cầu tăng cường
pháp chế XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam - Lựa chọn hình thức văn bản áp dụng quy phạm pháp luật phù hợp với
nội dung quản lý và thẩm quyên quản lý nhà nước, thẩm quyển ban hành VBQPPL cia HĐND và UBND
Sáu là, hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương khi tham gia điều ước quốc tế phải tuân theo luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
Trong quá trình hội nhập, trước những thách thức của quá trình toàn cầu
hóa hiện nay, cũng như yêu cầu tham gia các điều ước quốc tế song phương
hoặc đa phương, đặt ra những vấn đề pháp lý mới mà đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp ở nước ta
Hiện nay, các điều nước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc
nhân danh Chính phủ Việt Nam Ngoài ra, các cơ quan nhà nước ở Trung
ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức của cơ quan Việt Nam còn ký kết điều ước quốc tế với các cơ quan nhà nước, chính quyền
địa phương của nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài
Trang 33Trong quá trình ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, pháp chế yêu cầu phải thực hiện đúng những trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế được thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực ngày 01/01/2006; phải có một giải pháp xử lý một cách có hệ thống, phù
hợp với luật pháp và thực tiễn rất biến động trên thế giới, trên cơ sở các điều
kiện cụ thể của Việt Nam Những giải pháp trong quá trình ký kết, gia nhập điểu ước quốc tế phải bảo đảm được các nguyên tắc sau: nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; giữ vững bản chất của Nhà nước ta; bảo đảm được mục tiêu của nhà nước; giữ gìn tôn vinh được bản sắc văn hóa dân tộc; pháp luật phải phục vụ nhân dân, ăn sâu bám rễ vào nhân dân Bởi vì, như
Trường Chinh đã viết: “văn hóa không bắt rễ thẳng ở đại chúng, kết quả văn
hóa cần cỗi, héo hon ” Š
Bảy là, VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương là văn bản pháp quy
Hoạt động lập quy là một hình thức của hoạt động chấp hành của cơ quan hành chính nhà nước và một số cơ quan tư pháp, đây là hoạt động mang tính chủ động sáng tạo cao Hoạt động này gắn liền với tính tổ chức, đều xuất phát trực tiếp từ bản chất của mặt điều hành Tính chủ động sáng tạo thể hiện ở hoạt động sáng tạo pháp luật - xây dựng ban hành văn bản quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, phong phú, đa dạng của khách thể quản lý, đó là đời sống xã hội luôn luôn biến động và phát triển, đòi hỏi phải ứng phó nhanh, nhạy, kịp
thời, vận dụng sáng tạo pháp luật Nhưng trong mọi trường hợp, không thể
“chủ động sáng tạo” ra ngoài phạm vì, khuôn khổ mà pháp luật đã quy định
Trang 34VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là phương tiện tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các VBQPPL của các cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương
Tám là, sự hoàn thiện của VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đóng vai trò quyết định sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung
Theo quy định tại Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL năm 1996 (sửa đổi,
bổ sung năm 2002) thì VBQPPL của chính quyền địa phương là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam Điều đó cũng có nghĩa là sự hoàn thiện của hệ thống VBQPPL của chính quyền địa phương là một yếu tố quan trọng quyết định sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung Vì, thông qua
VBQPPL của cấp tỉnh, Hiến pháp, luật, VBQPPL của cấp trên được cụ thể
hơn, rõ hơn, nhân đân các địa phương dễ dàng thực hiện VBQPPL của chính
quyền địa phương là phương tiện để tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật và các VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương; số lượng người thực
hiện là rất lớn; thể hiện những cái riêng trong sự thống nhất
I PHAP CHE XHCN TRONG HOAT DONG BAN HANH VBQPPL CUA HĐND VÀ UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1 Khái niệm pháp chế XHCN
Pháp chế XHCN là một phạm trù cơ bản của khoa học pháp lý ở các nước XHCN trước đây, nó được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước Có thể xem pháp chế là một trong những phương diện quan trọng của phương pháp tiếp cận mácxít trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật Nội dung của khái niệm pháp chế rất rộng, phong phú và đều thống nhất
về nội hàm cơ bản, đó là sự tuân thủ một cách triệt để, chính xác, nghiêm
chỉnh các quy phạm pháp luật của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ
Trang 35Mục đích của pháp chế là tạo lập được một trật tự pháp luật Trật tự pháp luật là hệ quả của pháp chế Sự hoàn bị của nên pháp chế XHCN va ban chất của nó phụ thuộc vào bản chất của Nhà nước XHCN, vào sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi nước trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Thuật ngữ pháp chế được C.Mác - Ph.Ängghen nhắc đến nhiều lần
trong các tác phẩm của mình Trong bức thư gửi ÔGuyxtơ Beben ở Plau En
Dresxden Luân Đôn, ngày 18 tháng Mười một năm 1884, Ph.Ăngghen viết:
“Theo tôi, tình hình như sau:
Chế độ chính trị hiện đang tồn tại ở châu Âu là kết quả của các cuộc
cách mạng Cơ sở của pháp chế, pháp quyền lịch sử, pháp chế ở khắp nơi đã
hàng nghìn lân bị vi phạm hoặc hoàn toàn bị quảng di
Chưa bao giờ cách mạng coi thường việc viện dẫn pháp chế - thí dụ
vào năm 1830 ở Pháp, cả nhà vua (Lui Philíp) lẫn giai cấp tư sản đều khẳng
định rằng pháp luật ở phía họ”
Trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ängghen thường xem pháp
chế như là sự tuân thủ luật của những người tham gia các quan hệ xã hội Kế tục sự nghiệp của chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin là người đầu tiên đưa ra các luận điểm cơ bản về pháp chế XHCN Tư tưởng về pháp chế cách mạng
của Người được thể hiện sâu sắc trong Sắc lệnh Tháng Mười đầu tiên do
Người trực tiếp soạn thảo Tại Đại hội bất thường các Xôviết toàn Nga lần thứ VI (tháng 11/1997) đã xem xét và thông qua Nghị quyết về việc tuân thủ một
cách nghiêm chỉnh các đạo luật của chính quyền Xôviết theo sáng kiến của
V.ILênin Tư tưởng đó, về sau được Người nhấn mạnh trong bức thư gửi công nhân và nông dân chiến thắng bọn Côntsắc, Người viết: “Phải tuân theo từng ly, từng tý những luật lệ và mệnh lệnh của Chính quyền Xơưviết và đơn đốc
Trang 36mọi người tuân theo”!?, Một trong những tài liệu cơ bản của V.IL.Lênin viết về pháp chế là bức thư gửi Bộ Chính trị Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga về “Song trùng trực thuộc và pháp chế” Tư tưởng về pháp chế
trong bức thư này có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng bộ máy nhà nước
và trong việc soạn thảo về phương điện lý luận các vấn đề pháp chế XHCN
Người xác định pháp chế như là sự tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh các
đạo luật, sự tuân thủ này trước hết là các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức
nhà nước
Theo V.I.Lênin, điều quan trọng không chỉ là ở chỗ các đạo luật được ban hành, đáp ứng sự phát triển của xã hội và các đòi hỏi của quần chúng nhân đân lao động, mà điều chính yếu hơn là đưa đạo luật đó vào đời sống, làm cho nó được tuân thủ một cách chính xác, triệt để bởi tất cả mọi người
Như vậy, việc hình thành và phát triển pháp luật gắn chặt với pháp chế, trong mối quan hệ không tách rời pháp chế Trong mối quan hệ này pháp luật
là điều kiện cần thiết, là tiền đề tất yếu đối với pháp chế Đến lượt mình, pháp
chế trở nên tất yếu đối với pháp luật Thiếu sự tuân thủ pháp chế, pháp luật sẽ không có khả năng thực hiện trong đời sống xã hội Pháp luật là điều kiện vật chất của pháp chế, nó tồn tại độc lập với pháp chế
Pháp chế XHCN là một trong những nhân tố quan trọng của việc hình thành và thực hiện pháp luật Trong ý nghĩa này, quá trình sáng tạo pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được thực hiện và xác định phù hợp hoàn toàn với các đòi hỏi của pháp chế XHCN, không được phép vượt ra ngoài thẩm quyền của mình, nghĩa là, pháp chế XHCN đồi hỏi sự sáng tạo
pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được biểu hiện trong
những hình thức xác định do hiến pháp quy định Sự vi phạm pháp chế trong hoạt động sáng tạo pháp luật, theo V.I.Lênin, đó là trái hiến pháp và các đạo luật của chính quyền trung ương và như thế sẽ nguy hại hơn so với việc không
Trang 37thực hiện những đòi hỏi của luật trong quá trình hoạt động áp dụng pháp luật, việc ban hành các văn bản pháp luật trái với các đạo luật, trái với ý chí và lợi ích của nhân dân sẽ mang đến thiệt hại rất lớn cho xã hội
Pháp chế XHCN liên quan chặt chẽ với trật tự pháp luật Trật tự pháp luật là một bộ phận quan trọng tạo nên trật tự xã hội nói chung Trật tự pháp luật là sự hình thành mối quan hệ giữa con người, giữa các cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, những người có trách nhiệm và mọi công dân
trong xã hội dựa trên cơ sở tuân thủ và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chính xác các quy phạm pháp luật Trong mối quan hệ này, trật tự pháp luật là kết quả hoạt động của pháp chế XHCN trong đời sống xã hội
Tóm lại, pháp chế XHCN là khâu nối liền giữa pháp luật và trật tự pháp
luật, là phương tiện để giữ vững pháp luật, củng cố trật tự pháp luật Trật tự
pháp luật lại bảo đảm cho pháp chế XHCN Bất kỳ sự vi phạm nào đối với trật tự pháp luật có nghĩa là vi phạm pháp chế XHCN Do vậy, trạng thái pháp chế của một đất nước phụ thuộc vào mức độ hoạt động của các cơ quan nhà nước,
các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, những cá nhân có trách
nhiệm và mọi công dân trong việc bảo vệ trật tự pháp luật Như vậy, pháp chế
XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân, nhân viên nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của tập
thể, của công dân đều bị xử lý theo pháp luật
Do ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của pháp chế XHCN, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lân để cập đến trong các nghị quyết, chỉ rõ
phương hướng và biện pháp cần thiết để tăng cường pháp chế XHCN
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Phải dùng sức mạnh của pháp chế XHCN kết hợp sức mạnh dư luận quần
Trang 38chúng để đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật, các cấp ủy Đảng từ trên xuống dưới phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo công tác pháp chế, kiểm tra hoạt động của các cơ quan pháp chế”!
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, mở rộng dân chủ XHCN, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân lao động Nghị quyết Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tăng cường pháp chế XHCN, nâng
cao dan trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân””?, Đến Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam quan điểm này được
xác định: “tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục,
nâng cao đạo đức ”
Như vậy, tăng cường pháp chế XHCN là một đòi hỏi khách quan của
đời sống xã hội của quá trình quản lý và lãnh đạo Nó trở thành nguyên tắc
hiến định của xã hội ta như Điều 12 của Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN Các
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa
và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật” Có nghĩa là phải thường xuyên coi trọng tăng cường pháp chế là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của nhà nước Tăng cường pháp chế là công việc có tâm chiến lược lâu dài,
nhất là khi chúng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
thì yêu cầu tăng cường pháp chế ngày càng được đặt ra cấp bách hơn
Trang 39Trong lý luận pháp chế XHCN, V.I.Lênin nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản sau:
Trước hếf, là nguyên tắc tính thống nhất Theo V.I.Lênin, nguyên tắc
này gồm hai nội dung: Ä⁄ộ¿ là, tính thống nhất của pháp luật trên toàn bộ lãnh
thổ của nhà nước; hai là, áp dụng thống nhất pháp luật, mặc dù trên các địa phương có sự khác nhau về trình độ phát triển Người viết: “Pháp chế không thể là pháp chế của tỉnh Ca-lu-ga hoặc tỉnh Ca-dan được, mà phải là pháp chế
duy nhất cho toàn nước Nga và cho toàn thể Liên bang các nước Cộng hòa
Xôviết nữa” '* Tính thống nhất của pháp chế được thể hiện trong sự bình đẳng
của tất cả mọi người trước pháp luật và đều phải tuân theo; bất kỳ sự vi phạm pháp luật nào đều khơng thốt khỏi trách nhiệm pháp lý
Thứ hai, là nguyên tắc tính tối cao của luật trong hệ thống các
VBQPPL Đòi hỏi này bắt nguồn từ chỗ các đạo luật phản ánh ý chí và chủ
quyền của toàn thể nhân dân, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng và ổn định của nhà nước Tất cả các văn bản pháp luật khác cần xây
dựng, thi hành trên cơ sở các đạo luật Do đòi hỏi này, các đạo luật, trước hết là hiến pháp trở thành cơ sở pháp lý mà nhờ đó hình thành hệ thống thống nhất các VBQPPL trong cả nước Tính thứ bậc của các VBQPPL và hiệu lực pháp lý của nó trước các văn bản khác của cơ quan nhà nước khác nhau, bảo đảm cho tính thống nhất của pháp chế trong việc xây dung và thực hiện pháp luật
Thứ ba, pháp chế XHCN gắn liên với dân chủ
Dưới chế độ dân chủ, pháp luật thừa nhận mọi công dân đều có quyển bình đẳng trong việc tham gia quản lý và tham gia công việc nhà nước Chủ nghĩa xã hội và dân chủ gắn bó với nhau Bản chất của chủ nghĩa xã hội là dân
chủ, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội là ở đó Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển được, nếu thiếu dân chủ và dân chủ không thể thực hiện được
Trang 40day đủ, mở rộng nếu không thể hiện bằng hệ thống pháp luật XHCN
V.ILLênin viết: “Phái triển dân chủ đến cùng, m ra những hình thức của sự
phát triển ấy, đem thử nghiệm những hình thức ấy trong thực tién ”
Dân chủ là chế độ chính trị của Nhà nước XHCN với sự tham gia đông
đảo của quần chúng nhân dân lao động vào công việc nhà nước Dân chủ có
mối quan hệ không tách rời với pháp chế XHCN Không thể có dân chủ chân chính bên ngoài pháp chế XHCN Ngược lại, trạng thái pháp chế lại phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện dân chủ XHCN trong đời sống nhà nước và xã hội Dân chủ là một trong những tiền đề bảo đảm của pháp chế XHCN
Thứ tư, mối quan hệ giữa pháp chế và văn hóa V.I Lênin coi đây là điều kiện quan trọng để thực hiện pháp chế XHCN Người viết: “Nếu chúng ta không áp dụng cho bằng được điều kiện cơ bản ấy để thiết lập pháp chế thống nhất trong tồn Liên bang, thì khơng thể nào nói đến vấn để bảo vệ và xây
dựng bất cứ một nền văn hóa nào được”, Trình độ văn hóa của nhân dân lao
động và những cá nhân có trách nhiệm càng cao thì việc thực hiện pháp luật càng tự giác và thống nhất, ngược lại sự tăng cường pháp chế lại mở ra khả
năng lớn để phát triển văn hóa XHCN
Thứ năm, pháp chế XHCN có mối liên hệ không tách rời tính hợp lý
Trong môi trường pháp luật, tính hợp lý được biểu hiện trong sự phù hợp với
luật, trong các mục đích đặt ra của nó và trong việc lựa chọn các phương án
tốt nhất của việc thực hiện pháp luật Cơ sở của tính hợp lý của pháp luật là sự phản ánh đúng đắn trong pháp luật các đòi hôi của sự phát triển xã hội Nếu trong pháp luật phản ánh đúng đắn ý chí của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, các giá trị của xã hội, thì chắc chấn pháp luật đã là hợp lý Giữa pháp chế và tính hợp lý có mối liên hệ chặt chẽ vì pháp luật XHCN thể chế