1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở việt nam

139 619 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 605,5 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tàiĐiều 12 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp, pháp luật.Mọi hành động xâm phạm lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.Để hiện thực hoá điều này của Hiến pháp trong thực tiễn, ngày nay giới khoa học pháp lý Việt Nam không chỉ tiếp tục nghiên cứu khẳng định những giá trị của Học thuyết Pháp chế XHCN, mà còn hướng đi sâu nghiên cứu pháp chế trong từng lĩnh vực cụ thể. Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học về pháp chế XHCN đã được công bố nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước.ở Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 70CP ngày 11071994 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan KTNN và Quyết định số 61TTg ngày 2411995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN. Đây là cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước một cơ quan mới, không có tổ chức tiền thân và chưa có tiền lệ hoạt động trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước ta. Trong 15 năm xây dựng và phát triển, các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước không ngừng được bổ sung hoàn thiện, đặc biệt tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Kiểm toán nhà nước là một bư¬ớc tiến to lớn về phương diện lập pháp đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước. Trên cơ sở các văn bản pháp luật này, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ngày càng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, tăng cường kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; đồng thời, góp phần củng cố, tăng cường pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước hiện nay. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước không ngừng được tăng cường nhằm xây dựng Kiểm toán Nhà nước trở thành công cụ mạnh của Nhà nước về kiểm tra tài chính nhà nước và tài sản công; bảo đảm cho pháp luật kiểm toán nhà nước đi vào cuộc sống và được tuân thủ nghiêm chỉnh. Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành hàng nghìn cuộc kiểm toán với quy mô lớn nhỏ khác nhau tại các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) trên hầu khắp các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực dự trữ quốc gia, an ninh, quốc phòng và ngân sách Đảng mà trọng tâm là kiểm toán báo cáo quyết toán của các bộ, ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, các Tổng công ty Nhà nước và các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trọng điểm của Nhà nước. Kết quả kiểm toán không chỉ giúp cho các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh số liệu kế toán và báo cáo quyết toán, chỉ ra nhiều sai phạm chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kiến nghị tăng thu, tiết kiệm chi và đưa vào quản lý qua NSNN hàng chục nghìn tỷ đồng; mà điều quan trọng hơn là qua kiểm toán đã giúp các đơn vị được kiểm toán nhìn nhận và đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình tài chính, khắc phục được những yếu kém sơ hở trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh, cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý và kiểm soát nội bộ; đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng về những sơ hở trong công tác quản lý, những bất cập nảy sinh trong cơ chế, chính sách hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; đồng thời, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đã góp phần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát công quỹ và tài sản quốc gia, xác lập trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế, tài chính.Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại, khiếm khuyết, như: Hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước vẫn còn có nhiều bất cập: các chế định pháp luật về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của KTNN còn chưa tương xứng với vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhà nước, còn thiếu không ít các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ với các bên có liên quan và chưa đồng bộ, giữa nội dung và hình thức các văn bản pháp luật còn có những bất cập... ; chưa đáp ứng kịp thực tiễn đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chưa hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao và thông lệ quốc tế. Sự tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật kiểm toán nhà nước của một bộ phận cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan vẫn còn không nghiêm dẫn đến phát sinh tiêu cực, phiền hà; tham nhũng, gian lận trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các kết luận, kiến nghị kiểm toán... điều này đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả hoạt động của KTNN với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất của quốc gia. Cơ chế đảm bảo cho việc tuân thủ và chấp hành nghiêm minh pháp luật, pháp chế kiểm toán nhà nước còn thiếu rõ ràng, minh bạch, chưa hiệu quả, cũng như chưa đủ tính cưỡng chế đảm bảo duy trì việc tuân thủ và thực hiện pháp luật kiểm toán nhà nước một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ...Từ những lý do trên đây việc tăng cường pháp chế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, do vậy, tác giả chọn đề tài: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Điều 12 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật". Để hiện thực hoá điều này của Hiến pháp trong thực tiễn, ngày nay giới khoa học pháp lý Việt Nam không chỉ tiếp tục nghiên cứu khẳng định những giá trị của Học thuyết Pháp chế XHCN, mà còn hướng đi sâu nghiên cứu pháp chế trong từng lĩnh vực cụ thể. Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học về pháp chế XHCN đã được công bố nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước. ở Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 70/CP ngày 11/07/1994 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan KTNN và Quyết định số 61/TTg ngày 24/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN. Đây là cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước - một cơ quan mới, không có tổ chức tiền thân và chưa có tiền lệ hoạt động trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước ta. Trong 15 năm xây dựng và phát triển, các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước không ngừng được bổ sung hoàn thiện, đặc biệt tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Kiểm toán nhà nước là một bước tiến to lớn về phương diện lập pháp đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước. Trên cơ sở các 1 văn bản pháp luật này, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ngày càng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, tăng cường kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; đồng thời, góp phần củng cố, tăng cường pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước hiện nay. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước không ngừng được tăng cường nhằm xây dựng Kiểm toán Nhà nước trở thành công cụ mạnh của Nhà nước về kiểm tra tài chính nhà nước và tài sản công; bảo đảm cho pháp luật kiểm toán nhà nước đi vào cuộc sống và được tuân thủ nghiêm chỉnh. Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành hàng nghìn cuộc kiểm toán với quy mô lớn nhỏ khác nhau tại các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) trên hầu khắp các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực dự trữ quốc gia, an ninh, quốc phòng và ngân sách Đảng mà trọng tâm là kiểm toán báo cáo quyết toán của các bộ, ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, các Tổng công ty Nhà nước và các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trọng điểm của Nhà nước. Kết quả kiểm toán không chỉ giúp cho các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh số liệu kế toán và báo cáo quyết toán, chỉ ra nhiều sai phạm chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kiến nghị tăng thu, tiết kiệm chi và đưa vào quản lý qua NSNN hàng chục nghìn tỷ đồng; mà điều quan trọng hơn là qua kiểm toán đã giúp các đơn vị được kiểm toán nhìn nhận và đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình tài chính, khắc phục được những yếu kém sơ hở trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh, cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý và kiểm soát nội bộ; đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng về những sơ hở trong công tác quản lý, những bất cập nảy sinh trong cơ chế, chính sách hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; đồng thời, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đã góp phần đấu tranh chống tham 2 nhũng, lãng phí, thất thoát công quỹ và tài sản quốc gia, xác lập trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại, khiếm khuyết, như: - Hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước vẫn còn có nhiều bất cập: các chế định pháp luật về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của KTNN còn chưa tương xứng với vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhà nước, còn thiếu không ít các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ với các bên có liên quan và chưa đồng bộ, giữa nội dung và hình thức các văn bản pháp luật còn có những bất cập ; chưa đáp ứng kịp thực tiễn đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chưa hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao và thông lệ quốc tế. - Sự tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật kiểm toán nhà nước của một bộ phận cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan vẫn còn không nghiêm dẫn đến phát sinh tiêu cực, phiền hà; tham nhũng, gian lận trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các kết luận, kiến nghị kiểm toán điều này đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả hoạt động của KTNN với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất của quốc gia. - Cơ chế đảm bảo cho việc tuân thủ và chấp hành nghiêm minh pháp luật, pháp chế kiểm toán nhà nước còn thiếu rõ ràng, minh bạch, chưa hiệu quả, cũng như chưa đủ tính cưỡng chế đảm bảo duy trì việc tuân thủ và thực hiện pháp luật kiểm toán nhà nước một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ Từ những lý do trên đây việc tăng cường pháp chế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý 3 luận và thực tiễn, do vậy, tác giả chọn đề tài: "Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Pháp chế XHCN là một trong những phạm trù pháp lý cơ bản có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Vì vậy được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, xem xét trên nhiều bình diện và nhiều khía cạnh khác nhau. Các công trình nghiên cứu về pháp chế XHCN tiêu biểu cả trong và ngoài nước có thể chia thành hai nhóm: Nhóm một là các công trình nghiên cứu về pháp chế nói chung: Đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về pháp chế XHCN đề cập đến những vấn đề lý luận chung về pháp chế như khái niệm các mối quan hệ, nguyên tắc của pháp chế XHCN. Điều đó được thể hiện ở một số công trình khoa học như: - GS.TS Trần Ngọc Đường, Suy nghĩ về một trong những luận điểm của V.I.Lênin, Dân chủ và pháp luật, số 11, Hà Nội, 1997, tr.2-3. - Hồ Chủ tịch và pháp chế, TP. Hồ Chí Minh, Nxb Hội Luật gia Việt Nam, 1985, 266 trang. Sách giới thiệu những nội dung tư tưởng và yêu cầu của pháp chế của Hồ Chí Minh. - Triệu Tử Bình (Trung Quốc), Học tập quán triệt văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XVI - "Nghiên cứu sâu sắc Luật học, đẩy mạnh xây dựng nền pháp chế toàn diện", Tạp chí Luật học Trung Quốc số 1/2006 Bắc Kinh, Nxb Tạp chí Luật học Trung Quốc. Võ Khánh Vinh: "Pháp chế xã hội chủ nghĩa - một phương thức thể hiện và thực hiện quyền lực của nhân dân", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/1991; Hoàng Văn Hảo: "Vấn đề giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 4 dân chủ và pháp chế trong quá trình đổi mới ở nước ta", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/1992; Đào Trí úc: "Tăng cường tính thống nhất của pháp chế, nghiêm chỉnh tuân theo và chấp hành pháp luật", Tạp chí Cộng sản, số 3/1995 Nhóm hai là các công trình tiêu biểu nghiên cứu pháp chế XHCN trên từng lĩnh vực cụ thể gồm có: - "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của lực lượng công an nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay", Luận án Phó tiến sĩ luật học của Nguyễn Phùng Hồng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1994; - "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa về kinh tế trong quản lý nhà nước nền kinh tế thị trường định hướng pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay", Luận án Phó tiến sĩ Luật học của Quách Sĩ Hùng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; - "Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay", Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Huy Bằng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001; - "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội", Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Chí Dũng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003 ; - "Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thi đua khen thưởng ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay", Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Xuân Hà, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2008 Các công trình đều đưa ra khái niệm pháp chế XHCN nói chung và khái niệm, đặc trưng và giải pháp tăng cường pháp chế XHCN trên từng lĩnh vực cụ thể. 5 Từ tình hình nghiên cứu trên cho thấy, đến nay chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu "Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam". Mặc dù vậy, các công trình đã công bố nêu trên là tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu và viết hoàn thiện đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn: Luận văn có mục đích nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước, đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm và tăng cường pháp chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay. Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên nhiệm vụ của luận văn là: - Xây dựng khái niệm, đặc trưng của pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước. - Phân tích vai trò của pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước. - Phân tích các yếu tố bảo đảm pháp chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước. - Đánh giá thực trạng pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm pháp chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Về đối tượng nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về pháp chế XHCN, luận văn nghiên cứu đặc điểm và nội dung của pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước; nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước; luận giải các giải pháp nhằm bảo đảm tăng cường pháp chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay. 6 - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước từ khi được thành lập (11/7/1994) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận của luận văn: luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật và pháp chế XHCN. - Phương pháp nghiên cứu của luận văn: dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, kết hợp với phương pháp xã hội học, thống kê, so sánh. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Là luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống "Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam". Vì vậy, có những điểm mới cụ thể sau: - Xác định khái niệm, nội dung của pháp chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước. - Chỉ ra được những đặc trưng của pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước. - Chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại về thực trạng pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước. - Xác lập hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm bảo đảm pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết. 7 8 Chương 1 Cơ sở lý luận về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước 1.1. Khái niệm, đặc trưng của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm toán và Kiểm toán Nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm, sự cần thiết khách quan, chức năng và phân loại kiểm toán a) Khái niệm kiểm toán Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng kiểm toán ra đời từ thời La Mã cổ đại vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên. Chính vì vậy, kiểm toán có gốc từ La tinh"Audit", nguyên bản là "Audire", gắn liền với nền văn minh của Ai Cập và La Mã cổ đại. Tuy kiểm toán ra đời đã hơn 2000 năm qua, nhưng nó cũng chỉ phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XIX. Từ "Audire" có nghĩa là nghe. Hình ảnh kiểm toán cổ điển thường được tiến hành bằng cách người ghi chép về tài sản đọc to lên cho một bên độc lập "nghe" rồi sau đó chấp nhận thông qua việc chứng thực. ở Việt Nam, thuật ngữ "Kiểm toán" xuất hiện trở lại và được sử dụng nhiều từ những năm đầu của thập kỷ 90. Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam đã có hoạt động của các công ty kiểm toán nước ngoài. Cho đến nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về kiểm toán. Tuy nhiên quan niệm về kiểm toán được chấp nhận phổ biến hiện này là: "Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập" [23, tr.5]. Như vậy, thực chất của kiểm toán nói chung là việc kiểm tra và cho ý kiến nhận xét về mức độ phù hợp của thông tin được kiểm toán so với các tiêu 9 chuẩn, chuẩn mực của thông tin đã được thiết lập; việc kiểm tra này được thực hiện bởi người độc lập và có năng lực. Nói cách khác, hoạt động kiểm toán là hoạt động thẩm định thông tin của kiểm toán viên. b) Sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường Kiểm toán ra đời, phát triển do yêu cầu quản lý và phục vụ cho quản lý. Kiểm toán là một công cụ quản lý phát triển từ thấp đến cao, gắn liền với hoạt động kinh tế của con người. Xã hội càng phát triển, nền kinh tế thị trường càng phức tạp, thông tin kinh tế càng có nguy cơ chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch, thiếu tin cậy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro thông tin: do sự cách trở thông tin, người ra quyết định khó có khả năng tiếp cận trực tiếp với thông tin được cung cấp; do động cơ của người cung cấp thông tin, các thông tin đôi khi bị méo mó do người cung cấp thông tin nhằm có lợi cho họ; do mức độ phức tạp của thông tin bởi dữ liệu quá nhiều hay mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế mà người cung cấp thông tin không đủ khả năng xử lý. Để hạn chế rủi ro thông tin, người sử dụng thông tin có thể tự kiểm tra trước khi sử dụng. Điều này sẽ rất tốn kém và không thực tế bởi không phải người sử dụng thông tin nào cũng đủ điều kiện và thời gian để tự kiểm tra thông tin tr- ước khi ra quyết định. Sẽ rất lãng phí khi mỗi người sử dụng thông tin đều phải tự mình đi kiểm tra. Đôi khi trên thực tế sẽ không thể kiểm tra được do sự cách trở về thời gian, không gian hay bởi trình độ nghiệp vụ. Để khắc phục yếu tố này một phương cách tốt nhất là các thông tin trước khi công bố cho bên thứ ba (người sử dụng thông tin) sẽ có một cơ quan, tổ chức kiểm toán để xác nhận mức độ tin cậy. Các tổ chức kiểm toán sẽ thực hiện kiểm toán các thông tin, xác nhận mức độ tin cậy và cung cấp cho người sử dụng. Người sử dụng thông tin có thể yên tâm tiếp nhận các thông tin phục vụ cho công tác quản lý của mình với mức rủi ro thấp nhất. Nếu chủ thể sử dụng thông tin là Nhà nước (Chính phủ, Quốc hội) thì sẽ thành lập cơ quan kiểm toán thuộc cơ cấu nhà nước (cơ quan Kiểm toán Nhà nước) để kiểm toán các thông tin trước 10 [...]... pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước; đồng thời, vẫn giữ được tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa Việc đưa ra khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong việc tìm ra các giải pháp củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động này Cơ sở hình thành pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán. .. của pháp luật của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kiểm toán nhà nước tạo nên nội dung của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước Tóm lại, từ những phân tích trên đây có thể đi đến một định nghĩa về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước như sau: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước là một bộ phận cấu thành của pháp chế xã hội chủ nghĩa, ... niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước, chúng ta có thể tiếp cận từ các khía cạnh sau: Thứ nhất, không đưa ra khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước vì pháp chế xã hội chủ nghĩa là thống nhất và chỉ có một pháp chế mà thôi Điều này là đúng nếu xem xét pháp chế trên phương diện pháp chế XHCN là một nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước. .. chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước có những đặc điểm khác biệt với pháp chế ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Pháp chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước không tồn tại độc lập và tách rời pháp chế xã hội chủ nghĩa, bởi nhiều loại quan hệ pháp luật đan xen khó có thể tách bạch rạch ròi, cho nên trong quá trình nghiên cứu pháp chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước ta phải đặt nó trong sự thống... nay, theo Luật Kiểm toán nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ bảy Quốc hội khoá XI; Kiểm toán Nhà nước là một cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [50] Theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước: Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, đánh... nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc xác định các giải pháp tăng cường pháp chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kiểm toán nhà nước là pháp luật về kiểm toán nhà nước Vì vậy, pháp chế trong hoạt. .. lại các tác động từ bên ngoài đối với sự độc lập và thẩm quyền kiểm toán của Cơ quan Kiểm toán tối cao [60] Thứ hai, pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định bởi Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác Pháp luật là cơ sở của pháp chế Tổ chức và hoạt động của KTNN Việt Nam được quy định bằng pháp luật kiểm toán nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác... riêng Pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước nêu trên tuy mới chỉ dừng ở "quan niệm" chưa phải là một khái niệm khoa học có tính giáo khoa Tuy vậy, vẫn có thể nhận thấy những đặc trưng cơ bản của pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau: Thứ nhất, pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước của KTNN là hoạt động kiểm tra tài chính ngoại vi mang tính độc lập Hoạt động. .. toán Nhà nước ở trung ương và Kiểm toán Nhà nước khu vực trực thuộc Kiểm toán Nhà nước trung ương, không lập Kiểm toán Nhà nước ở địa phương hoặc có thể là tổ chức đa cấp, ở mỗi cấp chính quyền đều lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước của cấp mình, cơ quan kiểm toán các cấp hoàn toàn độc lập với nhau 23 Cơ chế hoạt động của Kiểm toán Nhà nước các nước trên thế giới cũng chia ra làm 2 dạng: cơ chế thủ trưởng... kiểm toán tối cao Asian (Asian Organisation of Supereme Audit Institute - ASOSAI) đã thành lập từ 1979, hiện đã có hơn 40 thành viên Tháng 01/1997 KTNN Việt Nam trở thành viên chính thức của Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao Châu á (ASOSAI) 1.1.2 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước Để tiếp cận vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước, . " ;Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam& quot;. Vì vậy, có những điểm mới cụ thể sau: - Xác định khái niệm, nội dung của pháp chế trong hoạt động kiểm toán nhà. toán nhà nước. - Phân tích vai trò của pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước. - Phân tích các yếu tố bảo đảm pháp chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước. - Đánh giá thực trạng pháp chế. nguyên nhân của thực trạng pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước; luận giải các giải pháp nhằm bảo đảm tăng cường pháp chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay. 6 - Phạm

Ngày đăng: 02/04/2015, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), "Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Banchấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), "Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấphành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Banchấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), "Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Banchấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ơng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), "Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Banchấp hành Trung ơng khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
20. TS. Nguyễn Minh Đoan (2002), Hiệu quả pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Nguyễn Minh Đoan (2002), "Hiệu quả pháp luật - Những vấn đề lýluận và thực tiễn (tái bản có sửa chữa, bổ sung)
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Đoan
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2002
21. G.B. Atamantruc (2004), Lý thuyết quản lý nhà nước, Nxb Omega, Mátxcơva, tiếng Nga Sách, tạp chí
Tiêu đề: G.B. Atamantruc (2004), "Lý thuyết quản lý nhà nước
Tác giả: G.B. Atamantruc
Nhà XB: Nxb Omega
Năm: 2004
22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, tập 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), "Giáo trình lý luận Nhànước và pháp luật
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Năm: 2004
23. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viện Tài chính (2007), "Giáo trình lý thuyết kiểm toán
Tác giả: Học viện Tài chính
Nhà XB: Nxb Tàichính
Năm: 2007
24. GS.TS Vương Đình Huệ (2007), "Nhìn lại một năm triển khai thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước", Tạp chí Kiểm toán, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại một năm triển khai thực hiệnLuật Kiểm toán nhà nước
Tác giả: GS.TS Vương Đình Huệ
Năm: 2007
25. Kiểm toán Nhà nước (1995), Tăng cường các thể chế Kiểm toán Nhà n- ước ở các nước đang phát triển, Tài liệu dịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Nhà nước (1995), "Tăng cường các thể chế Kiểm toán Nhà n-ước ở các nước đang phát triển
Tác giả: Kiểm toán Nhà nước
Năm: 1995
27. Kiểm toán Nhà nước (2002), Phương hướng và giải pháp xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật pháp luật về kiểm toán nhà nước, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Nhà nước (2002), "Phương hướng và giải pháp xây dựng hoànthiện hệ thống pháp luật pháp luật về kiểm toán nhà nước
Tác giả: Kiểm toán Nhà nước
Năm: 2002
28. Kiểm toán Nhà nước (2003), Những điều khoản quy định về địa vị pháp lý và tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước trong Hiến pháp của một số nước trên thế giới, Tài liệu dịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Nhà nước (2003), "Những điều khoản quy định về địa vị pháplý và tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước trong Hiến pháp củamột số nước trên thế giới
Tác giả: Kiểm toán Nhà nước
Năm: 2003
29. Kiểm toán Nhà nước (2003), Luật Kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế giới, Tài liệu dịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Nhà nước (2003), "Luật Kiểm toán nhà nước của một số nướctrên thế giới
Tác giả: Kiểm toán Nhà nước
Năm: 2003
30. Kiểm toán Nhà nước (2004), 10 năm xây dựng và phát triển Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Nhà nước (2004), "10 năm xây dựng và phát triển Kiểm toánNhà nước Việt Nam
Tác giả: Kiểm toán Nhà nước
Năm: 2004
31. Kiểm toán Nhà nước (2005), Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Tài liệu Hội thảo quốc tế, Hà Nôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Nhà nước (2005), "Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nềnkinh tế thị trường
Tác giả: Kiểm toán Nhà nước
Năm: 2005
32. Kiểm toán Nhà nước (2006), Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Nhà nước (2006), "Định hướng chiến lược và giải pháp pháttriển Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
Tác giả: Kiểm toán Nhà nước
Năm: 2006
33. Kiểm toán Nhà nước, Các báo cáo kết quả kiểm toán năm từ 1995 đến năm 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Nhà nước, "Các báo cáo kết quả kiểm toán năm từ 1995 đếnnăm 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w