Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở việt nam (Trang 121)

- Chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, kiểm toán viên chưa đồng

3.2.7.Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về kiểm toán nhà nước

Đối với nước ta, hoạt động kiểm toán nhà nước còn khá mới mẻ; cơ quan KTNN mới được thành lập (từ năm 1994), do vậy, chưa có nhiều kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động kiểm toán, nhất là loại hình kiểm toán hoạt động; nhiều việc vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm. Trong khi đó, trên thế giới, Kiểm toán Nhà nước có lịch sử phát triển hàng trăm năm, nhiều quốc gia có nền KTNN rất phát triển; do vậy, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về kiểm toán nhà nước là một giải pháp quan trọng để phát triển KTNN trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Để tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về kiểm toán nhà nước, cần duy trì, củng cố và tăng cường phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương sẵn có và mang tính truyền thống với các thành viên của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán Tối cao Châu á (ASOSAI) và Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI); đa dạng hóa các loại

hình hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, các tổ chức quốc tế về lĩnh vực KTNN; khai thác có hiệu quả các thành tựu từ sự trợ giúp của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế phù hợp với sự phát triển của KTNN Việt Nam nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chất lượng hoạt động kiểm toán và trình độ của kiểm toán viên. Tăng cường phối hợp, tổ chức các cuộc kiểm toán chung với các cơ quan kiểm toán tối cao khác trên thế giới phù hợp với yêu cầu hợp tác và hội nhập quốc tế hiện nay.

Việc tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về kiểm toán nhà nước được thực hiện theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn hội nhập tích cực (đến 2011)

Tiếp tục duy trì và củng cố các mối quan hệ và hợp tác hiện có, phát triển các hình thức hợp tác và đối tác mới; tích cực thực hiện các nghĩa vụ của thành viên tổ chức INTOSAI và ASOSAI; cử cán bộ trực tiếp tham gia các nhóm làm việc của INTOSAI và ASOSAI; tham gia làm giảng viên cho các khóa đào tạo về kiểm toán trong khu vực; đẩy mạnh thực hiện chương trình hợp tác song phương, chú trọng việc ký kết các thoả thuận hợp tác với các n- ước; tham gia tích cực vào các hoạt động đào tạo quốc tế và các cuộc kiểm toán phối hợp với nước ngoài đối với các chương trình, dự án ODA; chủ trì và tổ chức hội thảo, đào tạo quốc tế tại Việt Nam; khai thác có hiệu quả các hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về KTNN Việt Nam trên các kênh thông tin hiện có theo khuôn khổ của ASOSAI và INTOSAI, nâng cao chất lượng website bằng tiếng Anh và phát hành bản tin KTNN Việt - Anh theo định kỳ.

- Giai đoạn hội nhập, hợp tác sâu rộng (2012-2015 và tầm nhìn 2020)

Có cán bộ tham gia vào các Uỷ ban của INTOSAI và ASOSAI, có thành viên trong Ban điều hành của ASOSAI; tiến hành đăng cai tổ chức Đại hội các Cơ quan Kiểm toán Tối cao châu á (ASOSAI) vào năm 2012 tại Việt

Nam. Nâng cao hiệu lực hợp tác và ký kết các hiệp định song phương, hiệu quả của các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở việt nam (Trang 121)