Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở việt nam (Trang 123)

- Chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, kiểm toán viên chưa đồng

3.2.8.Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước

pháp luật về kiểm toán nhà nước

Pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm kỷ cương, duy trì trật tự pháp luật và trật tự xã hội. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật là vấn đề có tính nguyên tắc. Để đấu tranh chống và phòng ngừa những vi phạm pháp luật và tội phạm có hiệu quả, phải giải quyết kịp thời từ những vụ việc vi phạm pháp luật không lớn cho đến những vụ việc lớn nguy hiểm cho xã hội. Cũng như các lĩnh vực khác của quản lý nhà nước, trong hoạt động kiểm toán nhà nước, trách nhiệm pháp lý là bắt buộc đối với tất cả những ai đã vi phạm pháp luật kiểm toán nhà nước. Những người vi phạm pháp luật nhất thiết phải bị xử lý. Không một người nào có thể biện bạch cho những hành vi vi phạm pháp luật của mình, dù người đó ở cương vị gì trong xã hội, hoặc do bất kỳ lý do nào gây nên. ở đây, điều quan trọng là phải làm cho mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được phát hiện và xử lý công minh theo pháp luật. Kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng chức quyền để vi phạm pháp luật, hoặc dung túng bao che cho những hành vi phạm pháp. Nếu những hành vi phạm pháp không bị xử lý, thì sự buông lỏng đó sẽ là tiền đề gây ra những hành vi phạm pháp tiếp theo. Hơn nữa nó còn gây nên tâm lý coi thường pháp luật, gây tổn hại cho pháp chế và trật tự pháp luật.

Để có cơ sở pháp lý xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, trước hết phải xác định rõ trách nhiệm pháp lý của KTNN, của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về kiểm toán nhà nước. Điều này thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

- Kiểm toán Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm toán của mình và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán;

- Đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có hành vi vi phạm các điều cấm của Luật KTNN; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước;

- Kiểm toán viên nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng KTNN về kết quả kiểm toán của mình và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán; trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể nêu trên là: tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Đây là những nội dung chế tài cần thiết phải đ- ược nghiên cứu để quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, góp phần bảo đảm hiệu lực hoạt động của KTNN và tính nghiêm minh của pháp luật.

Tuy nhiên, điều quan trọng là các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được vì bất kỳ lý do gì mà bỏ qua không xử lý, dù vụ việc nặng hay nhẹ. Kiên quyết chống mọi biểu hiện nương nhẹ, nể nang, bao che hành vi phạm pháp cũng như người vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật về kiểm toán nhà nước nói riêng dưới bất kỳ hình thức nào.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở việt nam (Trang 123)