1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay

84 1,8K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 768,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương I: Lí LUẬN CHUNG VỀ QUẢN Lí NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 3 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với sự phỏt triển thương mại. 3 1.1.1. Thương mại v

Trang 1

1.2.1 Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinhtế thị trường 8

1.2.2 Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 9

1.2.3 Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 11

1.3 Sự cần thiết đổi mới quản lý Nhà nước về thương mại 12

1.3.1 Vai trò của ngành thương mại đối với sụ phát triển kinh tế 12

1.3.1.1 Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế 13

1.3.1.2 Nhập khẩu với tăng trưởng kinh tế 14

1.3.1.3 Thương mại nội địa với tăng trưởng kinh tế 14

1.3.2 Tính tất yếu của quá trình đổi mới quản lý Nhà Nước về thương mại 14

Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TỪ 1996 ĐẾN NAY 18

2.1.Khái quát thực trạng phát triển thương mại Hà Nội giai đoạn 1996-nay 18

2.1.1 Thương mại Hà Nội giai đoạn 1996-2000 18

2.1.2 Thương mại Hà Nội giai đoạn 2001-nay 19

2.1.2.1 Đánh giá tổng quan 19

2.1.2.2 Về thương mại nội địa của Hà Nội 21

2.1.2.3 Về tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của Hà Nội 24

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại giai đoạn 1996-nay 29

Trang 2

2.2.1 Công tác xây dựng và triển khai chính sách 29

2.2.2 Xây dựng cơ chế - tổ chức bộ máy – công tác cán bộ 33

2.2.3 Cải cách thủ tục hành chính 37

2.3 Bài học kinh nghiệm về phát triển thương mại và quản lý Nhà Nước về thương mại giai đoan 1996-2006 39

2.3.1 Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được 39

2.3.1.1 Nguyên nhân bên ngoài: 39

2.3.1.2 Nguyên nhân bên trong 40

2.3.2 Những tồn tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về thương mại của Thủ đô Hà Nội 42

2.3.3 Một số bài học kinh nghiệm trong quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội 46

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 49

3.1 Định hướng phát triển thương mại Hà Nội giai đoạn mới 49

3.1.1 Những cơ hội – thách thức và điểm mạnh - điểm yếu của thương mại Hà Nội trong giai đoạn tới 49

3.1.2 Định hướng phát triển thương mại Hà Nội đến năm 2020 52

3.1.2.3 Đổi mới tổ chức quản lý 55

3.2 Mục tiêu đổi mới công tác quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại Hà Nội 56

3.2.1 Ổn định nền kinh tế vĩ mô; Tạo lập môi trường kinh doanh 56

3.2.1.1 Ổn định nền kinh tế vĩ mô 57

3.2.1.2 Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng 57

3.2.1.3 Đổi mới tư duy quản lý 59

3.2.2 Hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường 59

3.2.3 Nâng cao năng lực quản lý Nhà Nước nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 61

Trang 3

3.3 Một số giải pháp đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương

mại của thủ đô Hà Nội trong giai đoạn tới 64

3.3.1 Đổi mới công tác hoạch định và thực thi chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của ngành thương mại Hà Nội 64

3.3.2 Đổi mới công tác tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về thương mại của thành phố Hà Nội 67

3.3.3 Nâng cao năng lực quản lý nhà nước hỗ trợ sự phát triển của thương mại Hà Nội 69

3.3.3.1 Hoàn thiện cơ chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển thương mại 69

3.3.3.2 Thực hiện chiến lược ưu tiên xuất khẩu, phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 71

3.3.3.4 Đổi mới công tác xúc tiến thương mại 74

3.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 76

KẾT LUẬN 78

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố Hà Nội (Phân theo

ngành kinh tế - giá 1994) 20

Bảng 2: Tốc độ lưu chuyển hàng hoá của Hà Nội giai đoạn 2001-2010 21

Bảng 3: Tốc độ lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của Ha Nội 22

giai đoạn 2001-2006 22

Bảng 4: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hóa bán buôn Hà Nội giai đoạn 2000 - 2004 22

Bảng 5: Kim nghạch và cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 25

Bảng 6: Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Hà Nội 26

giai đoạn 2001 - 2005 26

Bảng 7: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Hà Nội 26

Bảng 8: So sánh kim nghạch xuất khẩu của Hà Nội 27

Bảng 9: Kim nghạch và cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 28

Bảng 10: Định hướng một số nhóm hang xuất khẩu chủ lực của Hà Nội giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020 52

Bảng 11: Định hướng thị trường xuất khẩu trọng điểm của Hà Nội đến năm 2010 và 2015 53

Bảng 12: Dự báo xuất khẩu dịch vụ Hà Nội đến năm 2020 53

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Namkhởi xướng và lãnh đạo, công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thànhtựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xãhội và đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nền kinh tế ViệtNam đang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vớinhịp độ tăng trưởng nhanh: đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, uy tínhcủa nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, ngành thương mại đã trải mộtquá trình đổi mới toàn diện, kể cả đổi mới nhận thức và phương thức hoạt động.Với quá trình đổi mới chính sách, cơ chế thương mại đã tạo ra những thay đổicăn bản trong hoạt động thương mại, tạo ra “hiệu ứng” tích cực, góp phần quantrọng vào những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừaqua.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thương mại nóiriêng đã vận hành khá lâu theo nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nên quản lýNhà nước về thương mại cũng không tránh khỏi những bất cập, lạc hậu và yếukém, vẫn chưa thoát khỏi cơ chế và thói quen tư duy cũ Điều đó được thể hiện rõnét thông qua hiệu quả của ngành thương mại: chưa đáp ứng tốt nhất cho yêu cầuphát triển với tốc độ cao và bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay.

Nhận thức được vai trò của Thương mại ngày càng rõ nét sau khi ViệtNam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Thương mại là ngành tiênphong, do đó cần đổi mới nhanh chóng một mặt đáp ứng đòi hỏi của tăng trưởngvà phát triển kinh tế, mặt khác là nền tảng tạo bước đệm cho sự hội nhập của cáclĩnh vưc khác; kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phụcnhững hạn chế còn tồn tại, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt: “Quy hoạchtổng thể phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020” Chính vì vậy,đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội làmột bước quan trọng trong tiến trình thực hiện quy hoạch đồng thời cũng là mộtvấn đề cấp bách, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn Nhận thức được tầmquan trọng của vấn đề, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số vấn đề về đổi mớiquản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn1996 đến nay.”

Trang 6

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Thông qua nghiên cứu lý luận chung của quản lý Nhà nước đối với sựphát triển thương mại, các nhân tố trong quá trình đổi mới kinh tế và quản lý Nhànước về thương mại; thông qua những bài học kinh nghiệm từ thực trạng quản lýNhà Nước về thương mại của thủ đô Hà Nội trong giai đoạn vừa qua nhằm đưara những định hướng, mục tiêu và kiến nghị một số giải pháp nhằm đổi mới côngtác quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội chophù hợp với yêu cầu mới, môi trường mới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu những nội dung

cơ bản về quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thành phố HàNội trong giai đoạn mới.

Phạm vi nghiên cứu: Ngành thương mại Hà Nội trong khoảng thời gian

từ 1996 đến nay và chú trọng nghiên cứu vào giai đoạn 2001- 2006.

Chương II: Thực trạng quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương

mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 – nay.

Chương III: Một số giải pháp đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát

triển thương mại.

Trang 7

Theo Các Mác, công thức của thương mại là: T-H-T’; T’=T+T.

Thông qua công thức, ta nhận thấy đặc điểm nổi bật của thương mại đó làkhông tạo ra sản phẩm, tiền- hình thái độc lập của giá trị trao đổi là điểm xuấtphát, và tiền với giá trị gia tăng là điểm kết thúc.

Ở Việt Nam, tại điều 3 của Luật thương mại được quốc hội thông quangày 14/6/2005, quy định rằng: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mụcđích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiếnthương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” [36] Ngày nay, Luậtthương mại quốc tế xem hoạt động đầu tư, tín dụng và chuyển giao công nghệcũng là hoạt động thương mại Vì vậy, nghành thương mại bao gồm ba lĩnh vựcchính: Thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại đầu tư.

Như đã biết, nền kinh tế thế giới đang chuyển dịch theo cơ cấu: Thươngmại, dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp.Chính điều đó làm cho thương mại luônđặt ở vị trí trọng tâm đối với các nước phát triển và là sự tất yếu của tăng trưởngvà hội nhập ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Dịch vụ là một khái niệm còn gây nhiều tranh cãi và chưa thống nhất.Tuy nhiên,theo sự hiểu biết logic thì dịch vụ được định nghĩa là hàng hoá vô hình còn sảnphẩm hàng hoá là hàng hoá hữu hình Một cách khác, dịch vụ là sản phẩm mà tạiđó hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu dùng nó xảy ra đồng thời, khôngthể dự trữ được Hoặc theo Hill (1977), nhà kinh tế học người Anh đã định nghĩarằng: ”Một dịch vụ có thể được giải thích như một thay đổi điều kiện của mộtngười hoặc một hàng hoá của các đơn vị, cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp Đólà kết quả hoạt động của một đơn vị kinh tế nhưng đã có sự thoả thuận trướcđược phục vụ cho người hoặc đơn vị kinh tế khác” [83].

Thương mại, dịch vụ hiện nay theo thông lệ quốc tế được hiểu là sự cungcấp dịch vụ thông qua các phương thức khác nhau để đổi lấy tiền công cho sựcung cấp dịch vụ đó Trong đó, một số nghành dịch vụ công (y tế, giáo dục) phải

Trang 8

do nhà nước cung cấp do chứa đựng những thất bại của thị trường hay ngoại ứngtiêu cực như ô nhiễm, dịch bệnh, hay thiếu bình đẳng Do đó, nghành thương mạiluôn luôn cần sự quản lý của nhà nước, quan trọng nhất là Chính phủ, với sự phốihợp cùng khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác

Tóm lại, dịch vụ và thương mại chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu GDPcủa mỗi quốc gia cũng như hoạt động thương mại quốc tế Dịch vụ đóng vai tròlà đầu vào cho các nghành và hỗ trợ sản xuất, thương mại là dầu mỡ bôi trơn cácbánh xe vận hành trong nền kinh tế, làm tràn đầy các ống bơm, làm màu mỡthêm cho của cải dân tộc “Ngoại thương là máy bơm, nội thương là ống dẫn chonền kinh tế” Chính vì vậy, dịch vụ và thương mại góp phần quyết định khả năngcạnh tranh trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Mặt khác, các nghành sản xuấtgắn liền với quá trình thương mại và dịch vụ nên những hạn chế của nghành dịchvụ chắc chắn sẽ tác động tới tăng trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế vĩ mô.

1.1.2.Lý luận chung về quản lý Nhà nước đối với sự phát triển thương mại.

Quản lý được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng (kháchthể) quản lý nhằm đạt mục tiêu đặt ra Quản lý hiểu theo nghĩa chung nhất là hoạtđộng của con người và các tổ chức (bộ máy) quản lý để tác động lên khách thểquản lý Khách thể quản lý bao gồm cả con người, tổ chức, bộ máy cũng như mọihoạt động của chúng và các điều kiện vật chất tương ứng

Quản lý Nhà Nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lựcNhà Nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người đểduy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự xã hội và trật tự pháp luật nhằmthực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà Nước trong công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Về mặt pháp lý, chủ thể quản lý Nhànước là Nhà Nước với hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộcông chức trong cơ quan đó.

Thực chất của quản lý kinh tế nói chung là quản lý con người, hoạt độngkinh tế thông qua con người để thực hiện mọi nhiệm vụ đặt ra cho các hệ thốngkinh tế Hơn nữa, bản chất của quản lý Nhà nước về kinh tế là phục vụ lợi ích củagiai cấp thống trị, giai cấp nắm chính quyền (Nhà Nước) Nhà nước XHCN vớichế độ công hữu và chính quyền nắm trong tay nhân dân không có nghĩa là NhàNước đó sẽ đem lại cuộc sống tươi đẹp cho mọi người bằng bất cứ cách quản lýnào của mình Điều đó còn phụ thuộc vào cách thức quản lý nền kinh tế như thếnào Nhà Nước quản lý bằng công cụ pháp luật, chi phối tất cả các đơn vị kinh tếràng buộc và tạo môi trường kinh doanh trên cơ sở pháp lý và trong mối quan hệlợi ích, hình thức quản lý chủ yếu của Nhà nước là văn bản quy phạm pháp luật.

Trang 9

Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự quản lý của Nhà Nước đối với toàn bộnền kinh tế quốc dân bằng quyền lực Nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tếnhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân, đượcchủ yếu thực hiện thông qua cơ quan hành pháp là Chính phủ Trong quản lý,Nhà nước sử dụng tất cả các biện pháp có thể có để can thiệp vào nền kinh tếnhằm hạn chế và khắc phục những khuyết tật của thị trường mà bản thân cơ chếtự điều tiết của thị trường không khắc phục được, cũng như tạo nên sự ổn địnhkinh tế vĩ mô và thúc đẩy công bằng xã hội Thị trường không thể tự thân vậnđộng có hiệu quả mà nó đòi hỏi phải có khung pháp lý, quy chế và chính sách màchỉ có Chính phủ mới tạo ra được.Tuy nhiên, không phải Nhà nước hay thịtrường có vai trò khống chế mà là mỗi bên có vai trò, chức năng riêng Hình thứchoạt động quản lý Nhà nước được biểu hiện về sự hoạt động quản lý của các cơquan hành chính Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền của mình đối với các quan hệ xã hội.

Đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu là quá trình tác động qualại thường xuyên, các cơ hội khách quan và chủ quan mang lại, được điều tiết bởiphương tiện và công cụ của Nhà Nước để đạt được các mục tiêu tăng trưởng vàphát triển Đổi mới là một quá trình phức tạp bởi sự phối hợp của nhiều chínhsách, bởi không thể một chính sách có thể tạo nên sự phát triển Đổi mới là mộtquá trình có sự tác động qua lại giữa các yếu tố Vấn dề cần nghiên cứu là liệukết hợp đan xen các chiến lước đó như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Việt Nam với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCNvới những đặc trưng cơ bản được xác định như sau: Mục đích của nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế đểxây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, sử dụng cơ chế thị trường và ápdụng các hình thức, phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sảnxuất; Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có nhiều hình thức sở hữư,nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; Kinh tếthị trường nước ta là có sự quản lý của Nhà nước XHCN, được quản lý bằngpháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ quản lý khác.

Chức năng quản lý Nhà Nước về kinh tế là nội dung hoạt động của Nhànước trong lĩnh vực quản lý nền kinh tế, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhaumà Nhà nước phải thực hiện để quản lý nến kinh tế quốc dân, có nhiều cách tiếpcận chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế như:

Cách tiếp cận theo các giai đoạn của quá trình quản lý, Nhà nước phải

thực hiện các chức năng sau: Chức năng định hướng nền kinh tế; Chức năng tổ

Trang 10

chức các hệ thống kinh tế hoạt động; Chức năng điều hành nền kinh tế; Chứcnăng kiểm tra; Chức năng điều chỉnh nền kinh tế.

Theo cách tiếp cận theo phương hướng tác động, chức năng quản lý Nhà

nước về kinh tế bao gồm: Tạo môi trường và các điều kiện cho sản xuất kinhdoanh; Dẫn dắt và hỗ trợ sự phát triển; Đảm bảo sự thống nhất giữa phát triểnkinh tế và phát triển xã hội; Quản lý các doanh nghiệp Nhà nước.

Đối tượng của quản lý Nhà nước về kinh tế là các quan hệ giữa một cơquan có quyền lực chính trị với những tập thể đại diện cho quyền sử dụng nhữngtài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao phó (đất đai, biển, hầm mỏ, nhà máy…),Nhà nước là người quản lý tài sản mang tính toàn dân và đem giao cho các doanhnghiệp sử dụng Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế tiến hành các hoạt động tổchức trong phạm vi toàn bộ bộ máy quản lý với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Thiết lập các hệ thống quản lý các cấp và hệ thống các tổ chức kinh tế, điều hoàbằng các biện pháp kinh tế - hành chính Nhà nước phải thực hiện tốt công táckiểm tra kiểm soát đối với mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân trên cơ sởđảm bảo cho các dơn vị kinh doanh thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đượcluật pháp quy định.Vai trò của quản lý Nhà nước là hướng dẫn, trọng tài, kíchthích, phục vụ, kiểm tra…

Mục tiêu của quản lý kinh tế nhằm quản lý, phân phối và sử dụng mộtcách có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng mộtcách ổn định bền vững; Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế vàcông bằng xã hội; Phát huy lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế; Giữ chomôi trường sinh thái trong sạch.

Trong quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà nước sử dụng hệ thống các côngcụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý của mình như: công cụ định hướng(kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế…), công cụ kinh tế, tài chínhtiền tệ (chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư), công cụ pháplý (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản pháp quy ), công cụ tổchức

Quản lý Nhà nước về thương mại là sự quản lý của Nhà nước đối với cáchoạt động thương mại trong nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực Nhà nước,thông qua các thể chế pháp lý phù hợp nhằm đảm bảo cho sự phát triển thươngmại trong nền kinh tế quốc dân Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, quản lýNhà nước về thương mại tập trung vào các nội dung chính sau: quản lý xuất nhậpkhẩu, phát triển thương mại nội địa, giữ vững sự ổn định của thị trường hang hoávà dịch vụ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý và phát triển thương mại

Trang 11

điện tử, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, chống độc quyền và chống bánphá giá, công tác xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế Sự quản lý Nhànước đối với thương mại ở nước ta thể hiện bằng các công cụ như hệ thống luậtpháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại, chức năng vànhiệm vụ sẽ quy định tại cơ cấu tổ chức của cơ quan đó Tại điều 87, Luật tổchức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 quy định về nhiệm vụ vàquyền hạn của UBND cấp tỉnh trong quản lý Nhà nước về thương mại như sau:

+.Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, dulịch; hướng dẫn, sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.

+.Tham gia hợp tác quốc tế về thương mại, dịch vụ, du lịch theo quy địnhcủa pháp luật.

+.Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch,khách sạn, lữ hành nội địa theo quy định của pháp luật.

+.Tổ chức quản lý xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; Chỉđạo công tác quản lý thị trường; Quy định các quy tắc về vệ sinh và an toàntrong hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch;

+.Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật vềhoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì đổi mới quản lý Nhà nước cóvai trò hết sức quan trọng, và vai trò của quản lý Nhà nước về thương mại lạicàng rõ ràng hơn Chính vì thế, đổi mới quản lý Nhà nước đối với sự phát triểnthương mại là một vấn đề cần phải được tìm hiểu thấu đáo và toàn diện cả về lýluận lẫn thực tiễn Tuy nhiên vai trò của Nhà nước lại phụ thuộc chính vào khảnăng tạo ra những quyết định hữu hiệu, vào năng lực quản lý hành chính và mặtbằng phát triển của nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế thế giới, đòi hỏi Chính phủ cũng như các cấp các ngành luôn vươn tới cácđối tác và chuẩn mực quốc tế, đó là cách chuẩn nhất để quản lý những biến đổicủa ngành thương mại Chính sách thương mại có vai trò rất lớn trong việc khaithác triệt để các lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước, phát triển nhữngngành sản xuất dịch vụ tối ưu, nên chính sách thương mại có vai trò quan trọngtrong hệ thống các chính sách của Nhà nước.

Chính sách thương mại là một hệ thống các quy định, công cụ và biệnpháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mạitrong và ngoài nước ở những thời kỳ nhất định nhằm đạt mục tiêu đã đề ra trongchiến lược phát triển kinh tế-xã hội Chính sách thương mại quy định các vấn đề:

Trang 12

Thương nhân và hoạt động của chính sách phát triển thương mại trong nước vàquốc tế, chức trách của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại,tổ chức lưu thông hàng hoá, phát triển thương mại các vùng khó khăn, chính sáchthuế quan và bảo hộ, chính sách phi thuế quan, trách nhiệm và quyền hạn củathương nhân khi kinh doanh trong nước hay với nước ngoài, hợp tác quốc tếtrong lĩnh vực thương mại.

Quá trình đổi mới nền kinh tế và đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế ởnước ta diễn ra được 20 năm Tuy nhiên, cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước vềkinh tế vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, đổi mới quản lý Nhà nước cần xuấtphát từ chính thực tiễn phát triển của Việt Nam chứ không thể là hình mẫu saochép từ nước ngoài, được kiểm nghiệm qua thực tiễn cũng như đón bắt được xuthế phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập Việt Nam đã trải qua mộtthời gian dài hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hoá nên quản lý Nhà nước vẫnchịu ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế quan liêu, bao cấp nên đổi mới tư duy quản lýNhà nước về kinh tế cần phải có một quá trình thay đổi cả về nhận thức lẫn hànhđộng, được kiểm nghiệm, đúc kết từ thực tiễn Hơn nữa, lý luận quản lý Nhànước về kinh tế là sự kết hợp của nhiều ngành khoa học và phụ thuộc vào nhiềunhân tố như mặt bằng phát triển kinh tế, xuất phát điểm của nền kinh tế, nhữngtác động từ bên ngoài như cách mạng khoa học công nghệ, quá trình toàn cầu hoávà hội nhập kinh tế quốc tế Đổi mới quản lý Nhà nước đối với sự phát triểnthương mại của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng trong giai đoạn tớicần tập trung vào các nội dung chính như sau: Xây dựng và hoàn thiện thể chế thịtrường, đổi mới công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, cải cách thủ tụchành chính.

1.2 Những nhân tố tác động tới quản lý Nhà Nước về thương mại trong giaiđoạn mới.

1.2.1 Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sangkinh tế thị trường.

Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có nhiều khác biệt sovới nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nền kinh tế thị trường đòi hỏi Nhà nướcphải có năng lực đủ mạnh để can thiệp và điều tiết nền kinh tế hoạt động theo cơchế thị trường, điều đó sẽ dẫn đến quản lý Nhà nước về kinh tế sẽ phải có chuyểnbiến mang tính căn bản.

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tại Việt Nam là cơ sởcho các thay đổi quan trọng trong các nguyên tắc quản lý Đó là việc đổi mớidoanh nghiệp Nhà Nước đang diễn ra trong những năm vừa qua, giảm thiểu các

Trang 13

thủ tục hành chính Muốn quản lý doanh nghiệp tốt thì nhất thiết quản lý hànhchính phải tốt nhưng đồng thời để quản lý hành chính được tốt thì quản lý doanhnghiệp cũng phải hiệu quả.

Tư duy quản lý kinh tế trước năm 1986 là tư duy bao cấp trong một nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung, tư duy này biểu hiện ở cơ chế hành chính - mệnhlệnh và cơ chế “xin – cho” Do vậy, quá trình đổi mới nền kinh tế sang kinh tế thịtrường định hướng XHCN nhiều nhận thức về phát triển kinh tế không còn phùhợp với thời kỳ mới Để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, trongqua trình đổi mới nhất quyết phải đổi mới tư duy, trong đó đặc biệt là tư duy kinhtế phải phù hợp với quy luật thị trường.

Nhà Nước không thể thay thế được vai trò của thị trường và các doanhnghiệp Tuy nhiên, trên nhiều phương diện, sự quản lý của Nhà Nước là khôngthể thiếu cho sự vận hành có hiệu quả của nền kinh tế thị trường Để hoạt độngcó hiệu quả, cần có một Nhà Nước với năng lực đủ mạnh để đảm bảo sự tuân thủcác nguyên tắc cạnh tranh, tuân thủ luật chơi của thị trường Nếu thiếu các điềukiện này thì quy luật cung cầu thị trường sẽ không đảm bảo được tính công khai,minh bạch và không có sự phối hợp thông tin cần thiết.

Một chiến lược tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải có sự hợp tác có hiệu quảgiữa Nhà Nước với thị trường ( Stern và Stiglitz, 1997) cũng như xây dựng địnhchế ( là các quy tắc, chuẩn mực và tổ chức phối hợp hành vi con người) Tuynhiên, sẽ là rất khó xác định Nhà Nước can thiệp đến mức nào là hợp lý

Mục tiêu phát triển nền kinh tế Việt Nam định hướng XHCN là địnhhướng cho sự phát triển của lâu dài của nền kinh tế, trong từng giai đoạn thì thểchế kinh tế thị trường luôn có những thay đổi Nhà Nước, doanh nghiệp, thịtrường có vai trò như thế nào trong quá trình phát triển không phải là mục tiêubất biến mà thường xuyên thay đổi, phụ thuộc vào từng giai đoạn của quá trìnhphát triển nền kinh tế.

1.2.2 Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Khoa học công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ đưa con người bướcvào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức Đối với Việt Nam, tăngtrưởng và phát triển kinh tế có sự đóng góp rất lớn của khoa học công nghệ, cụthể là sự lan truyền của công nghệ bằng việc thu hút đầu tư nước ngoài là hiểnnhiên Tuy nhiên, điều kiện quan trọng để có thể tận dụng được những lợi ích docông nghệ mang lại, biết sử dụng chúng có tốt không Không có sự cải thiện côngnghệ, một quốc gia khó có thể duy trì tốc độ đâùu tư cao trong một thời gian dài.

Trang 14

Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông, thương mại điệntử đã làm tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp Thương mại điện tử chophép các công ty cung cấp dễ dàng cho khách hàng sự hiện diện toàn cầu và cóxu thế tạo lợi nhuận cho các công ty lớn và nhỏ Vì sân chơi bình đẳng nên thôngqua các website của mình, các công ty lớn và nhỏ đều có thể đạt được một mứcdoanh thu như năng lực, điều này là không tưởng ở các thị trường thương mạitruyền thống Công nghệ thông tin cũng cho phép Chính Phủ có thể thông quaInternet để cung cấp các dịch vụ công cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dânvới sự minh bạch, thuận tiện, và nhanh chóng.

Dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và công nghệ thông tin,khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành/quốc gia không còn chỉ dựa vào tàinguyên thiên nhiên và chi phí lao động mà còn cạnh tranh bằng hàm lượng trithức và chất xám Theo Michel Porter cho rằng: sự gia tăng mức sống và sự thịnhvượng của quốc gia phụ thuộc chủ yếu và khả năng đổi mới, khả năng tiếp cậnnguồn vốn và hiệu ứng lan truyền công nghệ của nền kinh tế cũng như đề cao vaitrò của các doanh nghiệp đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của các ngànhvà rộng hơn là năng lực cạnh tranh quốc gia.Tổng quát hơn, năng lực cạnh tranhmột quốc gia phụ thuộc khả năng cạnh tranh của ngành trong nền kinh tế.

Khoa học công nghệ đã giúp các quốc gia, các doanh nghiệp chuyển từcạnh tranh về chi phí nhân công thấp và tài nguyên thiên nhiên sang cạnh tranhvề lợi thế so sánh của hàng hoá dịch vụ dựa trên giá trị tri thức có giá trị gia tăngcao

Trong thời gian vừa qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ phía quản lý NhàNước cũng như cộng đồng doanh nghiệp nhưng thương mại điện tử Việt Namcũng như Hà Nội chưa có sự khởi sắc xứng đáng bởi rất nhiều nguyên nhân Xétmột cách tổng thể trong nền kinh tế thì lợi ích do thương mại điện tử mang lại đólà năng suất và tăng trưởng kinh tế do sự lan truyền của công nghệ mang lại Tuynhiên, trong quá trình ứng dụngvà phát triển vẫn có một số thách thức cần đốimặt đó là:

+ Vấn đề bảo mật các thông tin khách hàng trên mạng internet khiếnkhông ít người cảm thấy lo ngại khi tham gia vào thương mại điện tử, nhất làviệc bảo mật thông tin cá nhân

+ Việt Nam vẫn quen với tập quán kinh doanh và hành vi tiêu dùng cũ,chưa quen mua hàng hoá trên mạng và các doanh nghiệp cũng chưa tạo được sựtin tưởng khi bán hàng trên mạng.

Trang 15

+ Rào cản ngôn ngữ là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triểncủa thương mại điện tử, nhiều trang web thương mại sử dụng tiếng Anh làmngôn ngữ chính, việc sử dụng tiếng Anh để giao dịch trên mạng không phải là lợithế của Việt Nam.

1.2.3 Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình lịch sử mangtính tất yếu, dùng để chỉ sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các nền kinh tế thếgiới, đặc biệt là các luồng trao đổi thương mại và tài chính hoặc sự di chuyển laođộng, công nghệ từ nước này sang nước khác Không ai phủ nhận rằng toàn cầuhoá đã mang lại rất nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia Tuynhiên, cũng có một thực tế một số nước nghèo lại trở nên nghèo hơn.

Chính vì thế có rất nhiều phân tích và tranh luận về tác động của toàn cầuhoá đến nền kinh tế các quốc gia, theo Stiglitz (2003) là vì bản chất “không đốixứng” của các thoả thuận thương mại trong quá trình toàn cầu hoá nên các nướcnghèo thường bị thua thiệt khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Theo MichealTodaro trong cuốn “Kinh tế học cho thế giới thứ ba” đã viết “số thu nhập chínhcủa mậu dịch trên thế giới được phân chia nhiều hơn cho những nước giàu,và bảnthân các nước nghèo thì phân chia nhiều hơn cho những người nước ngoài vàngười bản xứ giàu” [47] Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam là một nướcđi sau nên phải đương đầu với nhiều thách thức và các cam kết mà các nước đitrước đã đưa ra.

Hội nhập kinh tế quốc tế có tính cưỡng bức và không thể đảo ngược, mộtquốc gia không thể tăng trưởng và phát triển nhanh nếu không tham gia vàothương mại quốc tế Chính vì vậy cần phải xây dựng chiến lược và chính sách cụthể, đón bắt cơ hội của quá trình hội nhập và phòng ngừa những nguy cơ có thểgặp phải Trong quá trình toàn cầu hoá các nước sẽ phải đối mặt với những lựachọn mang tính chiến lược như phải sử dụng công cụ nào nhằm mang tính bảo hộvà làm giảm thiểu các tác động đến nền kinh tế trong nước hoặc mở cửa nền kinhtế với sự tham gia rộng lớn của hệ thống quốc tế mang lại tính cạnh tranh caođồng thời đầu tư nước ngoài cũng tăng cao Sự lựa chọn này đang là trọng tâmtranh cãi trong chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Việt Nam một mặt phải tham gia một loạt tổ chức thương mại quốc tế, đặcbiệt đã trở thành thành viên chính thức của WTO, sẽ phải chấp nhận cuộc chơimang tính toàn cầu, sẽ phải mở cửa thị trường dịch vụ, phải dỡ bỏ một loạt ràocản thương mại theo cam kết song phương và đa phương Đồng thời các doanhnghiệp Việt Nam dần dần phải chấp nhận cạnh tranh không cân sức với các

Trang 16

doanh nghiệp trên thế giới Việc một nước đang phát triển phải mở cửa thị trườngcho hàng hoá nhập khẩu cạnh tranh với các sản phẩm nội địa trong những ngànhcông nghiệp còn yếu có thể gây nên sự tổn thương và hậu quả nghiêm trọng đốivới nên kinh tế xã hội Do đó, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và hoạchđịnh chính sách cần được các nhà lãnh đạo từ trung ương đến dịa phương nhậnthức rõ, nếu làm tốt công tác này thì hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội choViệt Nam đi tắt đón đầu trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Quá trình toàn cần hoá diễn ra mạnh mẽ trên trên thế giới, các nền kinh tếbắt buộc phải mở cửa hội nhập, và phải năng động hơn, cạnh tranh quyết liệt hơnvà cũng phải đối mặnt với nhiều rủi ro và khủng hoảng của thị trường Thị trườnghàng hoá và dịch vụ đã mang tính toàn cầu, cùng với sự phát triển như vũ bãocủa công nghệ thông tin và điện tử đã xoá nhoà khoảng cách không gian, thờigian và biên giới quốc gia; những rào cản thương mại truyền thống đã nhườngchỗ cho mậu dịch tự do Sự ra đời và lớn mạnh của các tập đoàn xuyên quốc giavà các công ty đa quốc gia là minh chứng hùng hồn cho xu thế đó Trong bốicảnh như vậy, vai trò quản lý truyền thống của Nhà nước đã dần dần mất đinhường chỗ cho sự đổi mới và nâng cao năng lực mới nhằm đáp ứng tính quốc tếhoá trong mọi lĩnh vực của kinh tế xã hội Trước hết, Nhà nước cần làm tốt haichức năng cơ bản là quản lý, điều tiết thị trường và thúc đẩy, tăng cường khảnăng cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Thực tiễn tại các nước đã chứng minh rằng các nước trong quá trình chuyển đổikinh tế, Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng; Vai trò của Nhà nước khôngchỉ là hoạch định chính sách, xây dựng cơ chế pháp luật mà còn là trong sự đổimới của các doanh nghiệp Nhà nước cho phù hợp với tình hình mới (như cổ phầnhoá,bán khoán, cho thuê, giải thể doanh nghiệp Nhà nước…) Thêm vào đó,cáccơ quan quản lý Nhà nước còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng chocác thành phần kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu đã đặt ra, mặt khác cũngphải dự báo và cảnh báo những nguy cơ trong quá trình hội nhập đảm bảo lợi íchvề phát triển bền vững nhưng vẫn giữ được ổn định về chính trị, an ninh và trật tựxã hội.

1.3 Sự cần thiết đổi mới quản lý Nhà nước về thương mại

1.3.1 Vai trò của ngành thương mại đối với sụ phát triển kinh tế

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chính sách thương mại luôn là trọngtâm đối với việc hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế đối với mỗi quốc gia.Theo Krueger (1996), để phân biệt một cách rạch ròi về vai trò của thương mại làđộng lực của sự phát triển hay chỉ là sự trợ giúp cho sự phát triển kinh tế thì vẫn

Trang 17

còn nhiều tranh cãi, nhưng chắc chắn có mối liên hệ giữa thương mại và tăngtrưởng kinh tế Sachs và Warner (1995) cũng đã chỉ ra sự tương quan dương giữathương mại và tăng trưởng kinh tế Nhiều nhà kinh tế chứng minh rằng mốitương quan giữa mở cửa và tăng trưởng kinh tế được giải thích bởi hai nhân tố:đó là vai trò độc quyền của Nhà nước trong xuất nhập khẩu và lỗ hổng trong thịtrường tín dụng đen Mở cửa là điều kiện cần nhưng chưa chắc là động lực chotăng trưởng kinh tế, mở cửa là động lực kéo theo đầu tư, đầu tư kéo theo đổi mớitrong hoạch định chính sách và động lực cho tín dụng phát triển

Để có cái nhìn cụ thể về vai trò thương mại đối với tăng trưởng kinh tế thìxem xét vai trò của từng lĩnh vực trong thương mại đối với tăng trưởng kinh tế.

1.3.1.1 Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế

Yếu tố then chốt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam là pháttriển hướng mũi nhọn đến xuất khẩu, tạo ra khả năng chuyên môn hoá cao đốivới những ngành mà nhu cầu thế giới đang tăng trưởng nhanh chóng Trong giaiđoạn phát triển thần kỳ của kinh tế Đông Á đã chứng minh rằng định hướng xuấtkhẩu là nguyên nhân chính cho sự thành công đó.

Balassa (1985) đã tìm ra mối tương quan giữa xuất khẩu và tăng trưởngkinh tế, Chow (1987) đã xem xét mối quan hệ giữa xuất khẩu và phát triển côngnghiệp tại 8 quốc gia công nghiệp mới (NICs) đã chỉ ra rằng: sự phát triển xuấtkhẩu không những góp phần tăng truởng kinh tế mà còn làm thay đổi và chuyểndịch cơ cấu kinh tế Xuất khẩu sẽ dự trên việc khai thác các ngành có khả năngcạnh tranh nhằm tạo ra sự chuyển dịch kinh tế và hiệu ứng lan truyền đến cácngành khác.Không có một quốc gia phát triển mà không có xuất khẩu nhưngxuất khẩu tạo ra tăng trưởng hay tăng trưởng tạo ra cạnh tranh trong xuất khẩu thìchưa có bằng chứng thực nghiệm chứng minh.

Hầu hết các nước ASEAN cũng giống như các nước đang phát triển khácđều sử dụng chiến lược thay thế hàng nhập khẩu để phát triển công nghiệp trongnhững năm 60 của thế kỷ trước Chính sách thay thế nhập khẩu đã không tạo nênsự thành công cho các nước này, đến những năm 80, các nước đã chuyển sangchiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu.Chính phủ Indonesia đãđẩy mạnh xuất khẩu các loại dầu và thu hút nhiều lao động hơn Malaysia chuyểnsang xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo Singapo với vị trí thuận lợi vềđường biển đã đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu và phát triển dịch vụ.Thái Lan hoàtrộn chính sách đẩy mạnh xuất khẩu với chính sách công nghiệp đã thu được cáckết quả tốt đẹp Với chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường hội nhập kinhtế quốc tế, các nước ASEAN đã tận dụng và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn

Trang 18

lực trong nước và các cơ hội do hội nhập mang lại Tuy nhiên, vào cuối thập kỷ90 thì sự khủng hoảng thị trường tài chính Thái Lan đã dẫn đến sự khủng hoảngcủa nền kinh tế toàn khu vực Với sự giúp đỡ của thế giới cùng với những chínhsách kinh tế vĩ mô có hiệu quả, các nước ASEAN đã nhanh chóng phục hồi,chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại kết hợp với chính sách tỷ giá hối đoáilà phương tiện để đạt được cán cân đối ngoại vững chắc và tạo ra yêu cầu đẩymạnh tăng trưởng GDP, buộc các nhà sản xuất phải tiếp thu công nghệ mới, nỗlực nâng cao sức cạnh tranh.

1.3.1.2 Nhập khẩu với tăng trưởng kinh tế.

Nhập khẩu và xuất khẩu là hai biến của một quá trình tăng trưởng và pháttriển kinh tế Đối với các nước đang và chậm phát triển, hiện tượng nhập siêuthường xảy ra và sẽ giúp các nước đầu tư có hiệu quả vào cơ sở hạ tầng, thiết bị,công nghệ nhằm đi tắt đón đầu cũng như cũng cố các ngành kinh tế trong nước.Nhập khẩu sẽ thu hút công nghệ mới, vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,đó chính là nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

1.3.1.3 Thương mại nội địa với tăng trưởng kinh tế

Thương mại nội địa góp một phần rất quan trọng vào tăng trưởng và pháttriển kinh tế đảm bảo tính bền vững Thương mại nội địa phát triển sẽ góp phầntạo kênh lưu thông hang hoá thông suốt, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất vàđời sống Phát triển thương mại nội địa sẽ góp phần định hướng và thúc đẩy sảnxuất phát triển, phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, phát huy nộilực của nền kinh tế, tạo cơ sở để phát triển xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơcấu trong GDP, tạo tiền đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại quốctế một cách sâu rộng.

1.3.2 Tính tất yếu của quá trình đổi mới quản lý Nhà Nước về thương mại.

Đổi mới quản lý Nhà Nước về thương mại là một quá trình tất yếu, đò hỏicủa thực tiễn khách quan bởi vì:

Thứ nhất, quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung và quản lý về thương

mại nói riêng vẫn còn mang nhiều hạn chế, Việt Nam đang từng bước chuyển đổitừ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, đó là cơ chế “xin – cho”,Nhà Nước vẫn can thiệp quá sâu vào kinh tế thị trường làm méo mó cơ chế thịtrường, hệ thống thể chế thị trường còn yếu và không đồng bộ, bộ máy tổ chứccồng kềnh, chồng chéo.Do đó, đổi mới thể chế và chính sách thương mại đòi hỏiđược thực hiện toàn diện và rộng khắp trong toàn bộ nền kinh tế, không chỉ là đổimới chính sách thương mại mà là cả đổi mới tư duy quản lý

Trang 19

Đặc biệt, ngày nay khi Việt Nam gia nhập WTO,việc tuân thủ các cam kếtvà luật lệ thương mại quốc tế ngày càng chặt chẽ Vì vậy, nếu không đổi mớitrong quá trình xây dựng thể chế sẽ dẫn đến sự không nhất quán trong chính sáchcũng như phạm vi thực hiện các cam kết quốc tế Ngoài ra, trong xu thế hiện nay,việc hoạch định chính sách thương mại cũng khác trước rất nhiều, tất cả các yêucầu trên đều đòi hỏi phải có một sự đổi mới trong thể chế kinh tế, một quốc giamuốn hội nhập kinh tế quốc tế đều phải có một thể chế đủ mạnh để Chính phủ cóthể can thiệp và điều tiết thị trường một cách chủ động chứ không bị động.

Thêm vào đó, kinh tế thị trường Việt Nam đã phát triển lên một cấp độmới cao hơn nên đứng trước nhiều đòi hỏi gay gắt về việc hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường, nâng cao năng lực của Nhà Nước trong việc xây dựng vàhoạch định chính sách.

Đổi mới quản lý Nhà Nước trong giai đoạn này cần tập trung vào nhữngnội dung chính sau: 1/ Đổi mới công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế thị trườngdựa trên nguyên tắc công bằng, minh bạch, ổn định và phù hợp với các thông lệvà cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc củaWTO mà Việt nam vừa tham gia 2/ Đổi mới công tác tổ chức và bộ máy quản lýNhà Nước 3/ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho sựphát triển kinh tế.

Thứ hai, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và công nghệ

thông tin, truyền thông đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế, xã hội cũng nhưmạng lại rất nhiều cơ hội thuận lợi nhưng mặt khác cũng sẽ phải đối mặt với tháchthức đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội Do vậy,công tác đổi mới quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế cũng phải đổi mới toàndiện nhằm vừa đáp ứng, vừa đương đầu với những cơ hội và thử thách mới.

Thứ ba, bản thân kinh tế thị trường có những khiếm khuyết mà tự thân nó

không thể khắc phục được Chính điều này buộc Chính Phủ phải can thiệp đểđảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch cũng như đảm bảocông bằng xã hội.Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, thể chế thịtrường chưa được hoàn thiện thì thất bại thị trường càng phổ biến và trách nhiệmcủa Chính phủ lại càng lớn Do đó, việc đổi mới quản lý Nhà nước càng trở nêncấp thiết nhằm nâng cao năng lực quản lý của Nhà Nước đối với nền kinh tế, Nhànước không chỉ điều tiết và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường mà còncó vai trò cung cấp các dịch vụ công.

Thứ tư, đổi mới quản lý Nhà Nước là yêu cầu của chính bản thân bộ máy

Nhà Nước nhằm xây dựng cho mình nội lực để có thể giữ vững vai trò của mình

Trang 20

trong điều kiện mới Quản lý Nhà nước về kinh tế đã trải qua thời gian dài trongnền kinh tế kế hoạch, cơ chế quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của đấtnước Khi đất nước đổi mới và Internet đã khai sinh ra Chính phủ điện tử, thôngqua mạng Internet Chính phủ có thể thực hiện các hoạt động quản lý của mìnhhiện đại hơn, kéo theo sự hiện đại hoá và đổi mới trong quản lý Nhà nước.

Thứ năm, mặc dù Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức

thương mại thế giới WTO nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa được công nhậnlà nền kinh tế thị trường và sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức và thua thiệtkhi tham gia vầo thương mại quốc tế Việt Nam chỉ được công nhận là nền kinhtế thị trường sau khi gia nhập WTO 12 năm cùng với sự nỗ lực để đổi mới vàhoàn thiện thể chế thị trường, đó là điều kiện mà Việt Nam đã chấp nhận khi gianhập WTO.

Thứ sáu, đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế đã được toàn Đảng, toàn

dân lựa chọn làm một trong những mục tiêu của quá trình đổi mới.

Nhìn chung, thương mại luôn được đánh giá là một ngành quan trongtrong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là từ khi Việt nam tham gia vào hội nhậpkinh tế quốc tế Chính vì vậy, đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triểncủa thương mại là một vấn đề hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn khôngchỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả nước Trong thời gian tới, đổi mới quản lýNhà Nước về thương mại nên được triển khai sâu rộng, triệt để và toàn diệnnhằm đáp ứng được các mục tiêu đề ra.

Trang 21

Tóm lại, Chương I đã làm rõ cơ sở lý luận và tính tất yếu phải đổi mới

quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của Thành phố Hà Nội:Trong 10 năm vừa qua (1996-2006), quản lý Nhà nước về thương mại đãchứng tỏ được những nỗ lực của mình trong quá trình đổi mới kinh tế của cảnước nói chung và Hà Nội nói riêng Quản lý Nhà Nước về thươnng mại đã đónggóp một phần quan trọng và đạt được những thành tựu to lớn Tuy nhiên, qua đóvẫn bộc lộ những hạn chế còn tồn tại từ cơ chế cũ; Ngày nay, khi Việt Nam gianhập WTO thì vai trò của Nhà Nước lại ngày càng được khẳng định và đòi hỏimột sự đổi mới toàn diện và sâu rộng.

Thương mại là một trong những lĩnh vực trong tâm của mỗi quốc giatrong chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế Trong xu thế hội nhập và toàncầu hoá hiện nay, thương mại cùng với xuất nhập khẩu và thương mại nội địa lạicàng khẳng định được chỗ đứng của mình Chính vì thế, đổi mới quản lý NhàNước về thương mại nhằm tăng tính hiệu quả của ngành, nhờ đó tăng hiệu quảcủa toàn nền kinh tế trở nên vô cùng cấp thiết.

Để hoạch định quá trình đổi mới quản lý Nhà nước đối với sự phát triểnthương mại trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, cần dự báo được xu hướngcủa quản lý Nhà nước dưới sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, phát triểnkhoa học công nghệ, quá trình chuyển đổi nền kinh tế…sẽ tác động tới quản lýnhư thế nào trong hiện tại và tương lai, từ đó đưa ra cơ sở khoa học đối với quátrình đổi mới quản lý Nhà nước trong thời gian tới.

Trang 22

Chương II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TỪ 1996 ĐẾN NAY.

2.1.Khái quát thực trạng phát triển thương mại Hà Nội giai đoạn 1996-nay.

2.1.1 Thương mại Hà Nội giai đoạn 1996-2000

Bước sang thế kỷ XXI, thương mại ngày càng đóng vị trí quan trọng trongquá trình dịch chuyển và đổi mới cơ cấu kinh tế từ “Công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ” sang “Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp”; và ngành thương mại thủ đôcũng không nằm ngoài quá trình đổi mới đó Ngành thương mại Hà Nội đã địnhhướng được con đường phát triển của thủ đô vừa phù hợp với công cuộc đổi mới,quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá, đuổi kịp và hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vựccũng như trên thế giới.

Giai đoạn 1996-2000 đánh dấu những năm bước đệm chuẩn bị mọi điềukiện cần và đủ về kinh tế- xã hội để Việt Nam có thể sải bước tiến vào thế kỷXXI Chính vì thế, sự phát triển của nghành thương mại Hà Nội giai đoạn nàyđóng vai trò to lớn và xứng đáng với sự mong đợi của nước nhà.Trong giai đoạn này, để thích nghi với rất nhiều biến động trong và ngoài nướctới sự phát triển kinh tế Hà Nội và cả nước, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nộilần thứ XI năm 1990 đã xác định phương hướng phát triển thương mại -dịch vụ-du lịch Hà Nội là: “Mở rộng hoạt động thương mại, tích cực tìm kiếm thị trườngtrong và ngoài nước, xoá bỏ sự ngăn cách cấp quản lý, quản lý thị trường phảihiệu quả, hình thành các trung tâm thương nghiệp lớn, tổ chức lại khu vực chợ,mở rộng các quy mô và nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu”.

Vượt qua được những bỡ ngỡ ban đầu và quen với nền kinh tế vận hànhtheo cơ chế thị trường, các thương nghiệp quốc doanh đã lấy lại và giữ vữngđược nhịp độ kinh doanh, đồng thời thích ứng và hoà nhập với cơ chế mới, bêncạnh đó các thành phần kinh tế tư nhân đã tích cực tham gia kinh doanh, đưa lạimột luồng không khí mới và đóng góp một phần không nhỏ trong tổng sản phẩmcủa Hà Nội.

Cùng với sự lớn mạnh của bản thân nghành thương mại thì nhà nước đã cónhiều động thái nhằm đổi mới quản lý nhà nước về thương mại như tổ chức lạithương nghiệp quốc doanh trên địa bàn, đẩy mạnh hoạt động của các thành phầnkinh tế tư nhân, đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu của Hà Nội

Trang 23

Đến năm 2000, kim nghạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng 14,6% so vớinăm 1999, kim nghạch nhập khẩu tăng 17% so với cùng kỳ năm 1999, góp phầnhoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phốlần thư XII đã đề ra.

2.1.2 Thương mại Hà Nội giai đoạn 2001-nay

2.1.2.1 Đánh giá tổng quan

Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn trước,trong giai đoạn này, thương mại Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ và đóng góp xứngđáng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô cũng như cả nước Cũng nằm trongquy hoạch, Hà Nội hiện đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ: “công nghiệp-nôngnghiệp-dịch vụ” sang “dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp”, do đó, trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu của thủ đô thì thương mại giữ vai trò hết sức quan trọng.

Từ năm 2001 đến nay, kinh tế Hà Nội chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọngngành thương mại và dịch vụ, tỉ trọng thương mại và dịch vụ đều chiếm hơn 60%,và hy vọng rằng tỉ trọng này sẽ tương ứng với sự tăng trưởng về khối lượng.

Cụ thể trong năm 2001-2006, tổng mức hàng hoá trên thị trường đạt trungbình năm khoảng 81.350 tỉ đồng, tăng 14%/năm Trong đó, hoạt động xuất nhậpkhẩu chiếm một tỉ trọng lớn trong hoạt động thương mại Hà Nội, tổng kimnghạch xuất nhập khẩu của thủ đô vẫn tăng trưởng liên tục, đến năm 2006 đạtkhoảng 3,57 tỉ đô la, tăng 25% so với năm 2005.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội là 15,3%/năm, thấp hơnmức bình quân chung của cả nước (17,5%/năm) Vì vậy, đóng góp của Hà Nộitrong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước giảm từ 10% năm 2001 còn8,82% năm 2005 và chỉ đóng góp 9,15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cảnước giai đoạn 2001-2005, đứng thứ 3 cả nước về tổng giá trị kim ngạch xuấtnhập khẩu, sau thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Song song với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu thì tốc độ tăngtrưởng trung bình hàng năm của khu vực dịch vụ Hà Nội đạt mức khá cao và duytrì ổn định Nếu như tốc độ tăng trưởng dịch vụ Hà Nội giai đoạn 1996-2000 chỉđạt 8,5%/năm thì sang giai đoạn 2001-2003 đã đạt tới trên 9,1%/năm và làm chotốc đọ tăng trưởng của cả giai đoạn 1996-203 đạt tới 8,7%/năm Tốc độ tăngtrưởng cao của ngành dịch vụ đã nâng vị thế của ngành dịch vụ Hà Nội so với tổnggiá trị ngành dịch vụ của cả nước, từ 10,3% năm 2000 đến 11,1% năm 2003.

Điều này cũng khẳng định rõ hơn vai trò trung tâm của dịch vụ của cả nướccủa thủ đô Hà Nội, thông qua tỉ trọng giá trị một số ngành dịch vụ trọng yếu nhưtài chính ngân hàng, dịch vụ văn hoá-thể thao, dịch vụ thương mại, du lịch Mặc

Trang 24

dù tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP của thành phố Hà Nội có xu hướng giảm(57,5% vào năm 2005), nhưng các ngành dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượngngày càng được nâng cao Với vị thế là thủ đô, trung tâm kinh tế-chính trị của cảnước nên Hà Nội còn có thể có xu hướng tăng đóng góp tỉ trọng của mình trongtổng giá trị ngành dịch vụ của cả nước lên 20-25% để tương xứng với tiềm năng,đáp ứng được nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng của người dân.

Tuy đã đạt được những bước tăng trưởng khá nhanh và ổn định nhưng vẫnchậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP nói chung và của khu vực nông nghiệp nóiriêng Thêm vào đó, sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ chưa tương xứng với tiềmnăng mà ngành có Mặc dù các loại hình dịch vụ ở Hà Nội đã và đang phát triểntương đối toàn diện nhưng tốc độ phát triển vẫn còn thấp, sự chuyển dịch cơ cấudịch vụ theo hướng khai thác tối đa lợi thế của thủ đô diễn ra chưa mạnh và triệtđể; trong khi đó các ngành có vai trò quan trọng lớn đối với tiêu dùng của nhândân như dịch vụ thương mại, du lịch, khoa học công nghệ, tư vấn hỗ trợ sản xuấtchưa phát triển đúng như tiềm năng và mong muốn Các loại hình dịch vụ ngàycàng đa dạng hoá, chất lượng dịch vụ có chuyển biến nhưng tiến độ chuyển dịchcơ cấu nội địa ngành theo hướng hiện đại hoá còn chậm, ít hiệu quả Một số lĩnhvực đặc biệt quan trọng vừa là dịch vụ hỗ trợ, vừa là bước đệm cho các ngànhkhác phát triển như tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế…cònphát triển chậm, chưa tạo được hiệu ứng cộng sinh rõ rệt.

Tóm lại, ngành thương mại Hà Nội trong những năm vừa qua đã có nhữngbước phát triển nhanh và mạnh, đóng góp xứng đáng cho tổng GDP của cả nướccũng như GDP thành phố Hà Nội

Bảng 1: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố Hà Nội(Phân theo ngành kinh tế - giá 1994)

Cơ cấu

Tốc độ tăngbình quân2001 - 200520012002200320042005

Trang 25

Giá trị tăng thêm của ngành thương mại Hà Nội năm 2005 đạt 8.935 tỉđồng, gấp 2,07 lần so với năm 2000 Nếu tính theo giá so sánh, ngành thươngmại chiếm tỉ trọng 13,14% trong GDP toàn thành phố So với các ngành khác,mức đóng góp của ngành thương mại vào GDP chỉ đứng sau hai ngành: ngànhcông nghiệp chế biến và nghành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc Nếu chỉtính riêng trong khu vực dịch vụ, ngành thương mại chiếm tỉ trọng khoảng22,6%.

2.1.2.2 Về thương mại nội địa của Hà Nội.

Năm 2005, tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên thị trường đạt 116.149 tỷđồng, tăng 24% so với năm 2004 và tăng 12.2 % so với kế hoạch Tổng mức lưuchuyển hàng hoá đạt 419.000 tỷ đồng trong 5 năm 2001-2005., trung bình 83.820tỷ đồng/ năm, tăng 17.4%/năm Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 35.618 tỷ đồng/năm ( tỷ trọng 42.5%)., kinh tế ngoài nhà nước đạt 44.654 tỷ đồng/năm (tỷ trọng53.3%), kinh tế vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.535 tỷ đồng (tỷ trọng 4,2%)

Bảng 2: Tốc độ lưu chuyển hàng hoá của Hà Nội giai đoạn 2001-2010.

61.255 68.247 79.93

93.518 116.14

Năm 2006, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 55.735 tỷ đồng, tăng21.3 % so với năm 2005 Trong đó kinh tế nhà nước chiếm 13%, kinh tế ngoàiNhà nước chiếm 77,3 %, kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài chiếm 9,7%

Trang 26

Bảng 3: Tốc độ lưu chuyển hàng hoỏ bỏn lẻ của Ha Nộigiai đoạn 2001-2006.

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006Tỷ đồng

Nguồn: sở thuơng mại Hà Nội

So với dự bỏo về tốc độ tăng trưởng, tổng mức lưu chuyển hang hỏo bỏnlẻ trong quy hoach tổng thể phất triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm2020, cú thể thấy rằng số kliệu thực tế giai đoạn 2001-2005 đó cao hơn cả 3phương ỏn dự bỏo, đặc biệt là cao hơn mức 12,5%/năm của phương ỏn I là puơngỏn lựa chọn của quy hoạch.

Cơ cấu tổng mức bỏn lẻ hàng hoỏ và dịch vụ tiờu dựng xó hội phõn theo ngànhkinh doanh: ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (67-75%) nhưng cú sự chuyểndịch theo xu hướng tăng tỷ trọng cỏc ngành du lịch, khỏch sạn, nhà hàng; giảm tỷtrọng ngành thương nghiệp Kinh doanh thưong nghiệp trong tổng mức bỏn lẻ hànghoỏ và dịch vụ của Hà Nội năm 2004 chiếm 65,2%, cỏc ngành dịch vụ, khỏch sạn,nhà hàng chiếm 20,7% trong khi tỷ trọng này của cả nước lần lượt là 81% và 17,3%.

- Về tổng mức lưu chuyển hàng hoỏ bỏn buụn.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoỏ bỏn buụn tăng với nhịp độ trung bỡnh21,37%/nămtrong giai đoạn 2001-2004, đạt 56.607 tỷ đồng năm 2004.

Bảng 4: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng húa bỏn buụn Hà Nội giai đoạn 2000 - 2004

Tổng mức (tỷ đồng) 26.521 37.573 44.404 49.023 57.608Cơ cấu (%)

Nguồn: Cục thống kờ Hà Nội.

Khụng giống như trong lĩnh vực bỏn lẻ, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm

Trang 27

tỷ trọng lớn trong bán buôn, khoảng 62-67% qua các năm Thành phần kinh tếNhà nước đang nganỳ càng khẳng định được vị trí trong lĩnh vực bán buôn, tỷtrọng của thành phần kinh tế này tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41,6% năm2004,Các doanh nghiệp ngaòi quốc doanh đã bắt đầu vươn tới kinh doanh nhữngmặt hàng mà truớc đây là thế mạnh của khu vực Nhà nước như điện, điện tử, xemáy, vật liệu xây dựng, hàng may mặc…

Tuy có mức tăng trưởng bình quân hàng năm rất cao (49,18%/năm),nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng không đángkể trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn của thành phố Hà Nội.

Đánh giá kết quả đạt được của thương mại nội địa giai đoạn 2001-nay.

+.Trong giai đoạn 2001-nay, thương mại Hà Nội đã đạt được nhiều thànhtựu to lớn Những đoáng góp của ngành thương mại Hà Nội vào tăng trưởngGDP hàng năm của thành phố đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của nganh thươngmại đối với sự phát triển kinh tế của Hà Nội, góp phần nâng cao cuộc sống củanguời dân thủ đô và góp phần làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế củathành phố theo đúng hướng.

+.Mức tăng trưởng liên tục và khá cao về lưu chuyển hàng hoá và dịch vụtrên địa bàn Hà Nội (gần 20%) trong những năm qua cho thấy những hoạt độngthương mại trên địa bàn đã có bước phát triển tốt đảm bảo lưu thông hàng hoákịp thời phục vụ cho nhu cầu về sản phẩm và tioêu dùng, hướng dẫn sản xuất vàtiêu dùng, cải thiện môi trường thương mại theo hướng văn minh hiện đại.

+.Các chủ thể tham gia thương mại nội địa thuộc mọi thành phần kinh tếgồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tácxã, hộ cá thể,…góp phần hình thành nên một thị trường cạnh tranh Trên thịtrường đã hình thành và phát triển 1 số nhà phân phối lớn, có tính chuyên môncao với mạng lưới phân phối rộng khắp Kết cấu hạ tầng thương mại bao gồm cácloại: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được củng cố và không ngừng mở rộng.Các hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị,chợ đầu mối, đại lý phát triển mạnh, đang từng bước tạo văn minh thương mạicủa Hà Nội.

Tuy nhiên, cũng có thể thấy, với lợi thế quan trọng là địa bàn thủ đô, trungtâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước với rất nhiều tiềm năng có thể khaithác để phát triển thương mại nhưng hệ thống phân phối vẫn còn vụn vặt, manhmún, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ còn kém hiệu quả vàngười tiêu dung thực tế chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận sử dụng những dịch vụhiện đại, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã khá phát triển nhưng sự tăng trưởng

Trang 28

của ngành thương mại trong những năm qua là chưa đáp ứng được yêu cầu pháttriển.

2.1.2.3 Về tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của Hà Nội

Thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, Đạihội Đảng lần thứ VII đã đề ra và những chủ trương lớn của ban chấp hành trungương về phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế Nghịquyết đại hội Đảng lần thứ X đã để ra mục tiêu và phương hướng của 5 năm(2006-2010) về đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sử dụng tốt mọi nguồnlực, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ độnghội nhập khu vực và quốc tế Thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, đếnnăm 2005 Hà Nội đã có quan hệ với 187 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, thuhút trên 1650 văn phòng đại diện nước ngoài đang hoạt động trên lĩnh vựcthương mại, bảo hiểm, xây dựng, thu hút được trên 500 dự án đầu tư trực tiếpnước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là khoảng 8,3 tỷ đôla.

Về kinh doanh xuất khẩu:

- Giai đoạn 2001-2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt10,1 tỷ đô la, trong đó riêng hai năm 2004 và 2005 đạt 5,173 tỷ đôla, chiếm51,2% của cả giai đoạn, nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 15,3%/năm, cao hơnso với quy hoạch (15%/năm) trong cùng giai đoạn Một phần nguyên nhân là doxuất phát điểm của giá trị xuất khẩu Hà Nội khá cao nên khó đạt được mức tăngtrưởng cao hàng năm Phần nữa có thể là do các mặt hàng xuất khẩu chủ lực củaHà Nội có giá trị thấp và những hạn chế về nguồn hàng xuất khẩu trên địa bàn.

- Trong cơ cấu hàng xuất khẩu tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp và chếbiến, hàng công nghệp và thủ công mỹ nghệ chiếm 51%; nhóm hàng nông, lâmsản chủ yếu là xuất thô, sơ chế giảm dần.

- Các thị trường xuất khẩu chính thực hiện cam kết về cắt giảm thuế quanvà xoá bỏ các hạn chế về định lượng trong hiệp định thương mại mậu dịch tự doAsean (AFTA) nên trong những năm gần đây Asean chiếm vị trí quan trọngtrong quan hệ kinh tế đối ngoại của Hà Nội: chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu và22,6% kim ngạch nhập khẩu và 24,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàonăm 2005 Việc tham gia chương trình thu hoạch sớm theo hiệp định tự dothương mại Asean-Trung Quốc nâng tổng kim nghạch xuất khẩu năm 2005 đạtkhoảng 334,6 triệu đô la, số tuyệt đối tăng 86% so với năm 2001

Trang 29

Bảng 5: Kim nghạch và cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2001-2005

2001 2002 2003 2004 20051 Kim ngạch (triệu USD) 1.502 1.641 1.819 2.313 2.860Trong đó: XK địa phương (%) 30,08 32,00 36,27 47,7 49,412 Cơ cấu (%)

Phân theo thành phần kinh tế

Nguồn: Sở thương mại Hà Nội

Đây là dấu hiệu đáng khích lệ trong bối cảnh Hà Nội nhập siêu từ thịtrường này Mặt khác, hiệp định thương mại Viêt-Mỹ đã có những tác động đángkể đến nền kinh tế Việt Nam và Hà Nội Các cam kết về giảm thuế suất của hiệpđịnh thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được áp dụng đã mang lại sự tăng trưởngquan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai nước Ngay sau khi hiệp địnhthương mại được ký kết, các doanh nghiệp Hà Nội đã bắt đầu quan hệ thươngmại từ rất sớm và đã có nhiều cố gắng để xúc tiến thâm nhập vào thị trường này.Nếu như kim nghạch xuất khẩu năm 2001 là 35,4 triệu đô la, chiếm 2,4% kimnghạch xuất khẩu của địa bàn thì năm 2005, chỉ tiêu này lần lượt là 400,4 triệu đôla và chiếm 14% Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dệt may (khoảng 244 triệu đôla, tăng 40 lần so với năm 2001), nông sản các loại (khoảng 43 triệu đô la, tănghơn hai lần so với năm 2001), thủ công mỹ nghệ (khoảng 9,7 triệu đô la, tăng 6,5lần) Bên cạnh đó, Hà Nội còn xuất khẩu sang một số thị trường khác cũng chiếmtỷ trọng lớn như EU (537,7 tỷ USD năm 2005), Nhật Bản (371,8 tỷ USD), HànQuốc (77,2 tỷ USD), Nga (37,2 tỷ USD), Úc (14,3 tỷ USD), Nam Phi (8,6 tỷUSD)…

Bảng 6: Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Hà Nội

giai đoạn 2001 - 2005

Trang 30

trường Kimngạch

(%)EU 327,4 256,2 78,0 376,6 147,0 478,8 127,0 537,7 112,3Hoa kỳ 35,41 137,0 137,0 318,4 232,0 356,0 111,0 400,4 112,5Nhật bản 140,0 131,3 93,8 276,5 210,0 298,4 107,0 371,8 124,6ASEAN 282,2 193,7 69,0 236,5 122,0 307,6 130,0 469,0 152,5

Quốc 180,2 91,1 50,0 116,4 128,0 166,0 99,9 334,6 201,6Hàn

Nguồn: Sở thương mại Hà Nội

Bảng 7: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Hà Nội

Hµn QuècThÞ tr êng kh¸cHoa kú

Eu Nam Phi Nga

Trung Quèc AseanNhËt B¶n

Nguồn: Cục thống kê Hà Nội

- Về cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế: khu vực kinh tế Nhà nướccó tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm thấp, khoảng 7,7%/năm, do vậy tỷtrọng của khu vực kinh tế Nhà nước giảm từ 80,2% năm 2001 xuống còn 57,7%năm 2005 trong tổng kim ngạch xuất khẩu Trong khi đó, xuất khẩu từ khu vựccó vốn đầu tư nước ngoài tăng với nhịp độ cao (38%/năm), đạt 912,558 triệu

Trang 31

USD vào năm 2005 nên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất khẩu, từ12,3% năm 2001 lên 31,9% năm 2005 Xuất khẩu của khu vực kinh tế ngoài nhànước tăng với nhịp độ 24%/năm cùng với sự gia tăng nhanh về số lượng cácdoanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, quy mô của các doanhnghiệp này chủ yếu là vừa và nhỏ nên khối lượng sản phẩm và giá trị xuất khẩucủa từng doanh nghiệp còn thấp.

Nhìn chung, trong những năm vừa qua, kim nghạch xuất khẩu của thànhphố Hà Nội đạt mức tăng trưởng khá, tỷ trọng kim nghạch xuất khẩu vẫn giữvững nhưng đã xuống hàng thứ ba, sau thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Bảng 8: So sánh kim nghạch xuất khẩu của Hà Nội

Trong giai đoạn 2001-2005, kim nghạch nhập khẩu tăng với nhịp độ bìnhquân 23%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kim nghạch xuất khẩu và cao hơn sovới nhịp độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân chung của cả nước (19%/ăm)trong cùng thời kỳ và đồng thời tốc độ tăng thực tế kim nghạch nhập khẩu nàycao hơn rất nhiều so với dự báo trong quy hoạch (12,5%/năm).

Trang 32

Bảng 9: Kim nghạch và cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2001-2005.

Đơn vị tính: %

1 Kim ngạch (triệu USD) 4.046 4.781 7.678 8.960 10.838Trong đó: XK địa phương (%) 21,50 28,79 33,1 33,3 34,842 Cơ cấu (%)

Phân theo thành phần kinh tế

+ Kinh tế nhà nước địa phương 5,90 6,30 3,8 3,6 3,7- Kinh tế ngoài Quốc doanh 8,53 13,34 17,0 17,2 16,66- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 7.07 915 12,3 12,5 14,50

Phân theo nhóm hàng

- Hàng nông sản- Hàng dệt may

- Vật tư, nguyên liệu (trừ xăng dầu) 30,57 32,53 25,7 24,8 24,41

Nguồn: Sở thương mại Hà Nội

- Về cơ cấu nhập khẩu theo thành phần kinh tế: nhập khẩu của các thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế nhà nước địa phương và khu vực có vốnđầu tư nước ngoài tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng mứcnhập khẩu trên địa bàn, đồng thời tỷ trọng nhập khẩu của khu vực kinh tế nhànước giảm tương ứng Tuy nhiên, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọnglớn, tới 68,84% kim nghạch nhập khẩu năm 2005 Trong khi đó, tỷ trọng hàngtiêu dung trong cơ cấu nhập khẩu dường như không đổi.

Về thị trường nhập khẩu, các thị trường nhập khẩu chính là EU, Nhật Bản,Asean, Trung Quốc, Hàn Quốc Trong hai năm, 2004 và 2005, nhập khẩu từ cácthị trường này tăng mạnh, chiếm khoảng 14-75% tổng giá trị nhập khẩu trên địabàn so với mức 53-54% của giai đoạn 2001-2003, chủ yếu là do tăng nhập khẩutừ Trung Quốc, Hàn Quốc.

Nhận xét về tình hình xuất-nhập khẩu:

+.Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm nhưng chưa đạt bằngmức tăng trưởng chung của cả nước Trong giai đoạn 2001-2005, tương quan tỷlệ tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Hà Nội là 1,37 lần trong khicả nước là 2,3 lần.

+.Do tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu nên chênh lệch xuấtnhập khẩu theo hướng nhập siêu ngày càng cao Đây cũng là tình hình chung của

Trang 33

cả nước trong những năm vừa qua Đặc biệt, trên địa bàn Hà Nội, nền kinh tếtăng trưởng nhanh nên nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu chosản xuất khá lớn Nhiều tổng công ty, công ty nhà nước lớn trên địa bàn Hà Nộilà đầu mối nhập khẩu cho cả nước Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần có giải pháphạn chế các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu như ngoài vấn đề tăngcường quản lý nhập khẩu, còn phải chú ý đến việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu,nâng cao khả năng và giá trị trong xuất khẩu.

+.Mức tăng trưởng nhanh về xuất khẩu của các thành phần kinh tế ngoàiquốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã làm cho hoạt động xuấtnhập khẩu trên địa bàn thành phố có sức phát triển mới và có vai trò quan trọngđối với hoạt động nhập khảu của thành phố trong thời gian vừa qua.

+.Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu đã hướng vào mục tiêu phục vụ sản xuất,đổi mới công nghệ, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địabàn, Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã phong phú hơn, giảm tỷ trọng các mặt hàngthô, sơ chế mà tăng tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp và chế biến Trong doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xuất khẩu mặt hàng mới, công nghệ cao nhưmáy in phun, mạch điện tử…Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của HàNội như nông sản, dệt may, giày dép, điện tử đều là những mặt hàng có giá trịxuất khẩu thấp hoặc có giá trị gia tăng thấp.

+.Thị trường xuất nhập khẩu khá tập trung, các khu vực thị trường chínhthường chiếm trên 70% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Đối với xuấtkhẩu, có thể thấy rằng, các thị trường xuất khẩu lớn đang được giữ vững và pháttriển nhưng điều đó cũng thể hiện sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thốngvà hạn chế khả năng tìm kiếm, mở rộng thị trường mới.

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại giai đoạn 1996-nay.

2.2.1 Công tác xây dựng và triển khai chính sách.

Hoạch định chính sách là bước đầu tiên và có điều kiện tiên quyết trongbốn bước của một quy trình quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.Chính vì thế, chất lượng của hoạch định chính sách càng cao thị hiệu quả củaviệc thực hiện càng lớn.

Đối với công tác hoạch định chính sách thì UBND thành phố Hà Nội bêncạnh việc tuân thủ các quy luật của thị trường còn chủ động tham gia vào các tổchức quốc tế, đổi mới sâu rộng cả về chất lượng và tầm nhìn trong việc hoạchđịnh chính sách, nhằm đáp ứng được các yêu cầu cho quá trình phát triển hiện tạivà khả năng phản xạ với những vấn đề nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế.

Trang 34

Sở thương mại Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố HàNội được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quyếtđịnh số 113/2005/QĐ-UB ngày 28/7/2005 của UBND thành phố Hà Nội; thammưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thươngmại trên địa bàn thành phố bao gồm các lĩnh vực sau: lưu thông hàng hóa, xuấtnhập khẩu, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, thương mại điện tử, quản lý thịtrường, quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, xúc tiến thươngmại, hội nhập thương mại quốc tế, quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụcông của ngành thương mại trên địa bàn thành phố, thực hiện một số nhiệm vụ,quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND thành phố Hà Nội và theo quy định củapháp luật [57].

Trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong quá trình đổi mới, hoạch địnhchính sách được đặt ở vị trí trọng tâm của quản lý Nhà nước và thực sự đã cónhững đổi mới đáng kể khích lệ cả về nhận thức và xây dựng các chính sáchnhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường, phát triển hoạt động thương mại nội địa phùhợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài nước trong giai đoạn Việt Nam gia nhậpWTO.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng trong quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hà Nội trong quá trình đổi mới kinh tế Nhậnthức được tầm nhìn đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có nhiều bướcđổi mới cơ bản và ngày càng được hoàn thiện trong quá trình phát triển Quanđiểm đã được cụ thể hoá rất rõ ràng trong Đại hội X Đảng bộ thành phố Hà Nội:“Một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới ổn định và phát triển được và đề ra mụctiêu từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý của thủ đô” và “phải xây dựng cơcấu kinh tế bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế đối ngoại”;“công nghiệp phải tiến lên trình độ hiện đại, có những ngành mũi nhọn, dịch vụphải được xây dựng và từng bước hiện đại hoá để đáp ứng những nhu cầu ngàycàng tăng của một trung tâm công nghiệp lớn…kinh tế đối ngoại bao gồm cảxuất, nhập khẩu và các quan hệ hợp tác kinh tế dưới mọi hình thức giữa Hà Nộivới thủ đô các nước XHCN khác, phải được mở rộng nhanh chóng để sử dụng cóhiệu quả sự phân công hợp tác quốc tế”.

Đại hội XI Đảng bộ thành phố Hà Nội (1990) đã đề ra phương hướng vềchuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là “công nghiệp-thương mại, dịch vụ, du lịch - nông nghiệp” và đến Đại hội XII Đảng bộ thànhphố đã có một số thay đổi về việc ưu tiên phát triển du lịch và cơ cấu kinh tế HàNội được xác định là “Công nghiệp- thương mại, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp”

Trang 35

Đến Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII lại nêu rõ: “Xây dựng cơ cấu kinh tếhợp lý theo hướng ưu tiên phát triển lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao, hiệu quảkinh tế lớn, ít gây ô nhiễm môi trường, giải quyết nhiều việc làm; nâng cao trìnhđộ, chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh kinh tế của thủ đô” và cơ cấu kinh tếvẫn là: “Công nghiệp- thương mại, du lịch, dịch vụ- nông nghiệp”, đồng thời đềra phương hướng cho giai đoạn tiếp theo đó là chuyển dịch theo hướng “Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp” Và Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV(12/2005) lại tiếp tục khẳng định: “Nâng cao chất lượng phát triển, đẩy mạnhtăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp,phát triển những ngành, lĩnh vực, sản phẩm tạo nền tảng phát triển kinh tế, cótính liên kết, liên ngành, có hàm lượng chất xám và giá trị cao, có giá trị gia tănglớn, có triển vọng tại thị trường trong nước và quốc tế, phù hợp với lợi thế sosánh của Hà Nội”.

Thực hiện chủ trương đường lối của nhà nước trong những năm vừa qua,được sự phân công và chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Sở thương mại HàNội đã thực hiện tốt nhiệm vụ là tham mưu cho thành phố trong việc xây dựng vàhoạch định các chính sách về thương mại như: “Quy hoạch tổng thể phát triểnthương mại đến năm 2020” (phê duyệt năm 2000), “Quy hoạch cải tạo và pháttriển mạng lưới chợ Hà Nội đến năm 2020” (phê duyệt năm 1998), “Chiến lượcxuất khẩu của thành phố Hà Nội thời kỳ 2001-2010” (phê duyệt năm 2001),“Quy hoạch chi tiết xây dựng chợ và trung tâm thương mại tại các khu đô thịmới” Trong năm 2005, Sở thương mại tiếp tục triển khai các dự án: “Quy hoạchhệ thống cửa hàng xăng dầu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”; điềuchỉnh bổ sung “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại thành phố Hà Nội đếnnăm 2010, định hướng đến 2020”; điều chỉnh “Chiến lược xuất khẩu của thànhphố Hà Nộ thời kỳ 2001-2010, tầm nhìn đến năm 2015”; xây dựng “Chươngtrình xúc tiến thương mại trọng điểm của thành phố Hà Nội đến năm 2010”; điềuchỉnh, bổ sung “Quy hoạch chi tiết xây dựng chợ và trung tâm thương mại tại cáckhu đô thị mới”.

Thêm vào đó, Sở thương mại cũng tham mưu trình UBND thành phố banhành nhiều cơ chế, kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinhtế mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường,góp phần vào tăng trưởng và phát triển của Hà Nội, ví dụ như Sở thương mại HàNội đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy chế “Hỗ trợ các doanhnghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng, phát triển và quản lý Hà Nội”(2005); Cơ chế “Khuyến khích đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị

Trang 36

trên địa bàn thành phố Hà Nội” (2006); Cơ chế “Khuyến khích đầu tư kinh doanhrau an toàn, thực phẩm sạch” (2006) đã góp phần đáng kể và khuyến khích mọithành phần kinh tế tham gia vào phát triển thương mại và cải thiện môi trườngkinh doanh.

Thực hiện nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/12/2002 của Chính phủvề các giải pháp kiềm chế gia tăng, và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùntắc giao thông”, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, nghành, UBND các quận,huyện, duy trì tốt 25 tuyến phố văn minh thương mại - trật tự hè phố Sở thươngmại đã tham mưu xây dựng thành công tuyến phố đi bộ tại quận Hoàn Kiếm Mặtkhác, còn trình thành phố ban hành quyết định 142/2004QĐ-UB về “Quy định vềquy hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn thành phố”;xây dựng quy chế về “Cơ chế đầu tư và quản lý sau đầu tư xây dựng cải tạo,chỉnh trang chợ, lò mổ gia súc”.

Bên cạnh những thành công và bước tiến vượt bậc trong quản lý Nhànước, công tác quy hoạch thương mại có khá nhiều hạn chế:

+.Quy hoạch phát triển thương mại chưa được thống nhất hoạt động quảnlý nhà nước về thương mại chưa đảm bảo được sự phối hợp liên ngành theonhững mục tiêu phát triển thương mại Đơn cử như quy hoạch chi tiết là “Quyhoạch cải tạo và phát triển mạng lưới chợ Hà Nội đến năm 2020” được phê duyệtvà làm trước (năm 1998), trong khi đó “Quy hoạch tổng thể phát triển thươngmại Hà Nội đến năm 2020” (phê duyệt vào năm 2000) lại được thực hiện sau dẫnđến sự không nhất quán, mâu thuẫn và khó lòng triển khai, thực hiện Đồng thời,lại thiếu sự phối kết hợp giữa Trung Ương và thành phố Hà Nội, giữa thành phốHà Nội với cộng đồng doanh nghiệp, giữa các sở, ngành của thành phố trong xâydựng quy hoạch/

+.Vai trò và trách nhiệm của Sở thương mại trong việc hoạch định tổ chứchướng dẫn thực hiện cũng chưa được đầy đủ; Các quy hoạch lại chưa dự đoánđược xu thế của phát triển thương mại, đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,tốc độ đô thị hoá của Hà Nội cũng diễn ra mạnh mẽ…nên dẫn đến quy hoạch vừaxây dựng xong đã nhận thấy không phù hợp, lại điều chỉnh dẫn đến tình trạngchắp vá, và không thống nhất.

+.Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thương mại còn hạn chế, nhấtlà phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việclập, phê duyệt, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch thương mại; dẫn đến cácquy hoạch thương mại đã được phê duyệt nhưng chưa được phổ biến rộng rãi đến

Trang 37

các ngành, các cấp, các quận, huyện, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố HàNội.

+ Chưa có sự thống nhất giữa quy hoạch thương mại của thành phố với quyhoạch thương mại của các tỉnh, thành phố trong vùng nên chưa tạo ra liên kếtthương mại của vùng, không phát huy được hiệu quả của các công trình thươngmại Như ở các khu vực giáp ranh giữa thành phố và các tỉnh lân cận, do chưa cósự phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch nên còn tình trạng xâydựng các chợ đầu mối, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu quá gần nhau, ảnh hưởngđến hiệu quả kinh doanh.

2.2.2 Xây dựng cơ chế - tổ chức bộ máy – công tác cán bộ.

Trong những năm vừa qua, xây dựng và hoàn thiện thể chế về thương mạitrong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xem là công tác trọng tâmtrong quản lý Nhà Nước mà thành uỷ, UBND Thành Phố và ngành thương mạiđặt ra.

Nhằm đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm phápluật, thành phố Hà Nội đã tổ chức các tổ công tác liên ngành rà soát các văn bảnquy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân Dân và UBND Thành phố, các quy địnhvà giải pháp thực hiện của các cấp, các Ngành của Thành Phố nhằm sửa đổi bổsung theo quy định và cam kết WTO trong đó đặc biệt chú trọng đến các Văn bảnpháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại Đồng thời, thực hiện các côngước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết và cam kết liên quan đếnthủ tục hải quan, trong đó thì Hải quan Hà Nội đã thực hiện một số nội dung nhưsau: hoàn thiện các mẫu tờ khai, thay đổi quy trình hải quan, tiến hành phân loạihàng hoá xuất nhập khẩu theo danh mục hài hoà và mô tả hàng hoá (công ướcHS), xác định trị giá tính thuế đối với hang hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hiệpđịnh trị giá GATT/WTO, quy định về tạm dừng làm thủ tục hải quan đối vớihàng hoá nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Thêm vào đó, việcxây dựng thể chế kinh tế và pháp luật một mặt phải phù hợp với các cam kếtquốc tế, một mặt phải tạo điều kiện cho sự phát triển của Việt Nam Nhanh chóngxây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu của hộinhập là điều kiện cần, quan trọng hơn là vấn đề thực thi pháp luật; đơn cử nhưchúng ta đã tham gia Công ước Bern, các cam kết khi gia nhập WTO… chứng tỏViệt Nam không hẳn là thiếu các quy định phù hợp mà là khả năng thực thi cácvăn bản pháp luật còn yếu.Chính điều này đã cản trở các nhà đầu tư nước ngoàivào Việt Nam Một môi trường kinh doanh thuận lợi là cơ sở cho sự phát triểnthương mại và thu hút đầu tư nước ngoài.

Trang 38

Nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực thương mại đượcnghiêm minh, Ngành thương mại Hà Nội đã cung cấp cho mọi cán bộ công chứcđầy đủu nhất thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà Nước để vận dụng giảiquyết các công việc theo đúng chức trách và thẩm quyền Phát huy hiệu quả củacông tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong lĩnh vực thương mại nhằm đảm bảohiệu lực trong công tác quản lý Nhà Nước, giữ giàn kỷ cương và văn minhthương mại Hà Nội; phân định rõ rang chức năng cũng như quyền hạn về quản lýNhà Nước về thương mại từ sở đến các quận, huyện và toàn bộ công chức củangành thương mại nhằm tránh tình trạng lạm quyền cũng như nguy cơ cha chungkhông ai khóc.

Bên cạnh những tiến bộ của quản lý Nhà nước về thương mại đối với hanghoá xuất nhập khẩu, công tác quản lý nhà nước về thương mại nội địa cũng thuđược những thành quả to lớn, có sự đổi mới từ trung ương đến địa phương cả vềnhận thức, nội dung lẫn phương pháp và công cụ quản lý Đã chuyển đổi căn bảntừ việc chỉ chú trọng đến việc quản lý doanh nghiệp, quản lý các mặt hang thuộcdiện cấm, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện sang việc xây dựng,hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, luật pháp; Xâydựng và từng bước hoàn thiện cơ chế điều tiết cung cầu trên thị trường, giá cả thịtrường, tìm các giaỉi pháp mở rộng thị trường, phát triển các hoạt động thươngmại nội địa phù hợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài nước trong từng giaiđoạn Tổ chức kiểm tra và thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng kiểmtra việc kinh doanh đúng pháp luật, định kỳ theo dõi diễn biến giá cả thị trường,đề xuất UBND Thành phố Hà Nội ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản quyphạm pháp luật để nâng cao năng lực quản lý và phát triển thương mại nội địa.

Đẩy mạnh công tác phân công và phân cấp quản lý theo đúng chủ trươngthực hiện cải cách thủ tục hành chính của Thành Phố Hà Nội, tạo điều kiện thôngthoáng cho các đối tượng kinh doanh, Sở thương mại Hà Nội đã tham mưu choUBND Thành phố Hà Nội phân cấp cho UBND các Quận, huyện cấp giấy phépkinh doanh rượu, thuốc lá cho hộ kinh doanh cá thể tại Quyết định số 168/2004/QĐ-UB ngày 16/11/2004, ngày 6/9/2005 UBND Thành Phố Hà Nội có quyếtđịnh số 136/2005/QĐ-UB phân cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gascho hộ kinh doanh cá thể Tuy nhiên, quản lý Nhà Nước về thương mại Hà Nộivẫn còn nhiều chồng chéo, gây khó khăn trong công tác quản lý Ví dụ như côngtác cấp giấy phép về quảng cáo thương mại: theo luật thương mại sửa đổi bổsung năm 2005 và nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết vềLuật thương mại và hoạt động xúc tiến thương mại thì Bộ Thương mại phân cấp

Trang 39

cho các sở thương mại và Thương mại – Du lịch các tỉnh/thành phố cấp giấyphép hoạt động xúc tiến thương mại, và quảng cáo thương mại dĩ nhiên cũng làmột phần trong công tác xúc tiến thương mại Nhưng cũng theo phân công, phâncấp của Chính Phủ thì Bộ văn hoá thông tin lại chịu trách nhiệm về cấp giấyphépquảng cáo, nên Bộ văn hoá thông tin cũng phân cấp cho Sở văn hoá thông tin cáctỉnh/thành phố cấp giấy phép quảng cáo, trong đó có quảng cáo thương mại, dẫnđến chồng chéo và không rõ rang, gây khó khăn cho cơ quan quản lý.

Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, áp dụng triệt để cơ chếmột cửa trong giải quyết thủ tục hành chính, đã rút ngắn được thời gian so vớitrước đây 03 đến 05 ngày, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thị trường; từngbước xây dựng ngành thương mại Hà Nội với một môi trường lành mạnh và pháttriển bền vững.

Về quản lý thị trường và bảo vệ lợi ích người tiêu dung: Công tác chốngbuôn lậu và gian lận thương mại, chống sản xuất và buôn bán hang giả ngày cángphức tạp do đó luôn được Sở thương mại Hà Nội chú trọng Cụ thể đó là, ngày13/12/2001, Ban chỉ đạo 127 của Thành Phố được thành lập, ngay sau đó đượcphổ biến xuống các quận, huyện giúp công tác chỉ đạo chống buôn lậu đạt hiệuquả cao hơn trước, góp phần quan trọng vào quản lý Nhà Nước về thương mạiđạt hiệu quả và bảo vệ lợi ích người tiêu dung Tuy nhiên, công tác này vẫn cómột số vấn đề như sau: Về kinh doanh gas, khí đốt hoá lỏng vẫn có nhiều điểmkinh doanh không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại thông tư 15/TT-BTMngày 19/5/1999 của Bộ thương mại nên dẫn đến nhiều vụ cháy nổ đáng tiếc xảyra, do đó Sở thương mại Hà Nội đã kịch liệt phối hợp với các ngành chức năng,các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh gas để tìm ra giải pháp quản lý hiệu quả vàtối ưu nhất; Đối với kinh doanh rượu và thuốc lá thì trong quy định Thông tư12/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 không được kinh doanh rượu tại các điểm cókaraoke, vũ trường, biểu diễn nghệ thuật nhưng sau khi được Sở thương mại cấpgiấy phép kinh doanh thị các cơ sở này lợi dụng kinh doanh thuốc lá ngoại vàrượu ngoại nhập lậu không rõ nguồn gốc.

- Về tổ chức bộ máy:

Trong 20 năm đổi mới và đặc biệt là từ năm 1996-nay, ngành thương mạiHà Nội đã có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức bộ máy nhằm phù hợp vớiđiều kiện mới và công tác cải cách thủ tục hành chính được xem là một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của quản lý Nhà Nước, đó là: Điều chỉnh chức năng,nhiệm vụ của quản lý thương mại; quy định rõ vai trò chức năng và trách nhiệmcủa chính quyền địa phương cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong tình hình

Trang 40

mới, cụ thể: Chức năng quản lý Nhà nước về thương mại Hà Nội được quy địnhtheo điều 8 tại Luật thương mại số 36/2005/QH11 Quốc hội thông qua ngày14/6/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006 là: “Chính Phủ thống nhất quảnlý Nhà nước về hoạt động thương mại; Bộ thương mại chịu trách nhiệm trướcChính Phủ thực hiện; Chức năng và nhiệm vụ sẽ quy định cơ cấu tổ chức của cáccơ quan quản lý Nhà Nước.

Việc chấn chính và kiện toàn bộ máy Nhà Nước về thương mại trên địabàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cắt bỏ những phần chồng chéo, giảm đầu mốitrung gian, ban hành quy định mới về chức năng nhiệm vụ tổ chức và quy chếhoạt động trong giai đoạn này có những bước chuyển biến tích cực Căn cứ vàoLuật tổ chức Hội đồng Nhân Dân và UBND và các văn bản quy phạm pháp luậtkhác, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày29/9/2004 vềquy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, và Nghị định của Chính Phủ số 29/2004/NĐ-CP ngày16/1/2004 về quy định chức năng nhiệm vụ của Bộ thương mại, Thông tư liêntịch số 08/2005/TLLT/BTM-NBV ngày 8/4/2005 của liên Bộ thương mại - Bộnội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quanchuyên môn giúp UBND quản lý Nhà Nước về thương mại địa phương, ThànhPhố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 113/2005/QĐ-UB ngày 28/7/2005 về quyđịnh lại chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở thương mại HàNội là cơ quan tham mưu, giúp UBND Thành Phố thực hiện chức năng quản lýNhà nước trên địa bàn bao gồm các lĩnh vực: lưu thông hàng hoá trong nước,xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử,quản lý thị trường, quản lý cạnh trạnh, chống độc quyền, chống bán phá giá, xúctiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý Nhà nước các dịch vụ côngthuộc ngành thương mại trên địa bàn Thành Phố Sở thương mại Hà Nội chịu sựchỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế hoạt động của UBND Thành Phố Hà Nội;đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ vềthương mại của Bộ Thương mại

Song song với công cuộc đổi mới Nhà Nước hoạt động trong lĩnh vựcthương mại trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà Nước của ngànhthì còn nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà Nước trong thờikỳ mới Năm 2004, Hà nội đã thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội trên cơsở hợp nhất 17 doanh nghiệp trực thuộc Sở thương mại quản lý và Công ty xuấtnhập khẩu Nam Hà Nội là công ty mẹ Tuy nhiên, sau 2 năm hoạt động khôngthấy có sự đổi mới và hiệu quả rõ nét đã cho thấy rằng mặc dù chủ trương thành

Ngày đăng: 04/12/2012, 15:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố Hà Nội (Phõn theo ngành kinh tế - giỏ 1994) - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay
Bảng 1 Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố Hà Nội (Phõn theo ngành kinh tế - giỏ 1994) (Trang 22)
Bảng 2: Tốc độ lưu chuyển hàng hoỏ của Hà Nội giai đoạn 2001-2010. - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay
Bảng 2 Tốc độ lưu chuyển hàng hoỏ của Hà Nội giai đoạn 2001-2010 (Trang 23)
Bảng 4: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng húa bỏn buụn Hà Nội giai đoạn 2000 - 2004 - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay
Bảng 4 Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng húa bỏn buụn Hà Nội giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 24)
Bảng 5: Kim nghạch và cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay
Bảng 5 Kim nghạch và cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 (Trang 27)
Bảng 7: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Hà Nội - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay
Bảng 7 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Hà Nội (Trang 28)
Bảng 8: So sỏnh kim nghạch xuất khẩu của Hà Nội - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay
Bảng 8 So sỏnh kim nghạch xuất khẩu của Hà Nội (Trang 29)
Bảng 9: Kim nghạch và cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2001-2005. - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay
Bảng 9 Kim nghạch và cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 (Trang 30)
Bảng 12: Dự bỏo xuất khẩu dịch vụ Hà Nội đến năm 2020. - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay
Bảng 12 Dự bỏo xuất khẩu dịch vụ Hà Nội đến năm 2020 (Trang 55)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w