Luận Văn:Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
ìm ra lửa là một trong những phát hiện lớn và có ý nghĩa trọng yếu nhất trong nền văn minh nhân loại từ xưa đến nay Ngọn lửa đã giúp con người nấu chín thức ăn, sưởi ấm lòng người trong những ngày đông giá rét Ngọn lửa cũng giúp loài người thắp lên ánh sáng, giúp con người thoát khỏi thời kỳ tối tăm, mông muội, rời bỏ phần "con" để bước sang một thời kỳ văn minh, tiên tiến, mang tính "người" hơn
Tuy nhiên, ngọn lửa cũng đã gây ra không biết bao nhiêu tai hoạ nghiêm trọng cho con người, chẳng thế mà người ta đã nói rằng "giặc phá không bằng nhà cháy"
Trên thực tế, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hàng năm, những trận hoả hoạn, những cơn bão, những trận động đất… và những rủi ro khác đã phá huỷ hàng trăm ngôi nhà, cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng nghìn người dân, gây thiệt hại đến hàng trăm tỷ USD
Ở Việt Nam cũng vậy, hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nặng nề cả về người và của, ví dụ như các vụ cháy lớn như: cháy chợ Đồng Xuân, cháy Vũ trường Vĩnh Lợi (Thành phố Hồ Chí Minh), xí nghiệp giày Hiệp Hưng, Xí nghiệp dược phẩm Đồng Tháp, Xí nghiệp may mặc Sông Bé, nổ kho vũ khí Đồng Dũ…và gần đây nhất là vụ cháy toà nhà trung tâm thương mại ITC ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Để khắc phục những hậu quả nặng nề do những vụ hoả hoạn gây ra, từ lâu, người ta đã tìm kiếm và sử dụng rất nhiều biện pháp kinh tế Trong đó, có thể khẳng định rằng cho đến nay, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là bảo hiểm
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cơ chế thị trường đã buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự chủ hoàn toàn về tài chính, phải tự gánh chịu những rủi ro, tai hoạ không may xảy đến với mình chứ không còn được Nhà nước bảo trợ, bù đắp như trước kia nữa Đồng thời, từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành và thực thi, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều nhà Đầu tư nước ngoài hơn Trong tình hình đó, phát triển hoạt động bảo hiểm
T
Trang 2hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một công tác không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này yên tâm sản xuất, kinh doanh và phát triển
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm về hoạt động này, em đã chọn "Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" làm đề tài cho Khoá Luận tốt nghiệp của mình
Ngoài phần Lời mở đầu và phần Kết luận, phần còn lại của Khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Chương II: Hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt ở Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động
bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam
Mục đích của khoá luận nhằm xem xét toàn bộ nội dung cũng như thực tiễn việc tiến hành hoạt động khai thác bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam Khoá luận cũng sẽ đặt chúng trong mối quan hệ với quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt hiện đang được áp dụng ở Việt Nam, từ đó thấy được những mặt đã đạt được cũng như chưa đạt được trong hoạt động bảo hiểm này, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động bảo hiểm nói chung cũng như bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình đến PGS.TS Nguyễn Như Tiến, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Em cũng cám ơn các thầy, cô trong bộ môn Vận tải và Bảo hiểm đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu về lĩnh vực bảo hiểm để em có thể hoàn thành tốt Khoá luận tốt nghiệp của mình
Do hạn chế về kinh nghiệm, tài liệu và thời gian nên Khoá luận không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy, các cô và các bạn để Khoá luận được hoàn thiện hơn
Trang 3KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
I KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TẮC CỦA BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
1.1 Khái niệm về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Trên thế giới có thể có nhiều cách giải thích khác nhau về bảo hiểm hoả
hoạn và các rủi ro đặc biệt Tuy nhiên, nhìn chung ta có thể hiểu rằng:
Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là bảo hiểm những thiệt hại do cháy và các rủi ro tương tự hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, bão lụt, núi lửa, sét đánh… gây ra cho đối tượng bảo hiểm
Các nước khác nhau cũng có những cách giải thích khác nhau về điều kiện công nhận có hoả hoạn Ví dụ như Mỹ cho rằng phải có đủ 3 điều kiện sau thì mới công nhận có xảy ra hoả hoạn:
- Phải có ánh sáng và nhiệt tạo ra ngọn lửa - Phải là ngọn lửa độc ác
- Phải không nằm trong phạm vi loại trừ bảo hiểm trong đơn bảo hiểm
Pháp luật của Mỹ đã phân chia về lửa ra thành 2 loại là "lửa hiền lành" (friendly fire) và "lửa độc ác" (hostile fire) Vì mục đích nhất định, ngọn lửa nào được đốt cháy và sử dụng trong một phạm vi nhất định thì đó là "ngọn lửa hiền lành", còn ngọn lửa nào vượt quá phạm vi nhất định và được đốt cháy ở nơi không nên có lửa cháy thì đó là "ngọn lửa độc ác" Thí dụ bà A người Mỹ đã mua bảo hiểm cháy cho một số đồ nữ trang của mình Một hôm, bà A đã để một chiếc nhẫn kim cương lên mặt khung thành lò sưởi liền tường Khi tới nghe điện thoại gần đó bỗng nhiên bà A thấy lớp giấy trang trí trên mặt khung lò sưởi này đã bén lửa Bà A vội vứt giấy này vào trong lò sưởi đang có lửa cháy, trong lúc
I
Trang 4vội vàng bà vứt nhầm cả chiếc nhẫn kim cương vào trong lò sưởi Kết quả là chiếc nhẫn bị lửa thiêu huỷ Bà A đòi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường Doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường vì cho rằng lửa cháy trong lò sưởi là "ngọn lửa hiền lành" và bà A đã tự vứt nhẫn vào đó mới gây thiệt hại Sau đó toà án Mỹ đã kết luận: "lửa trong lò sưởi là "lửa hiền lành", nhưng lửa cháy trên khung thành lò sưởi là "lửa độc ác" Vì phải dập tắt lửa cháy trên khung thành lò sưởi, chẳng may đã gây tổn thất khác, cũng chẳng khác gì đã trực tiếp bị tổn thất bị lửa thiêu huỷ Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho bà A
Riêng ở Việt Nam, để hiểu rõ về những quy định đối với bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thì ta phải xem xét đến Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ban hành ngày 2/5/1991 Trước tiên, ta đi tìm hiểu về những thuật ngữ có liên quan đến bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt:
Cháy: là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng
Hoả hoạn: Là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại cho tài sản và người xung quanh
Đơn vị rủi ro: Là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác, tuy nhiên khoảng cách gần nhất không dưới 12m Mục đích của quy định này là để xác định vị trí, quy vùng trách nhiệm bồi thường Chỉ có những tài sản nằm trong khu vực đó mới được bồi thường khi có rủi ro xảy ra, và đã được người sở hữu hay quản lý tài sản đó tham gia mua bảo hiểm Tài sản: bao gồm tất cả các loại tài sản trừ những loại tài sản bị thiệt hại
do những rủi ro loại trừ Tài sản ở đây phải là tài sản thuộc quyền sử dụng hay quyền quản lý của người được bảo hiểm ghi trên giấy bảo hiểm Đồng thời tài sản đó phải nằm trong phạm vi bảo hiểm
Những rủi ro đặc biệt là các rủi ro nổ, động đất, núi lửa, giông bão, lũ lụt… mà người được bảo hiểm chọn trong số những rủi ro liệt kê trong bản phụ lục kèm theo quy tắc và phải được người bảo hiểm chấp nhận và xác nhận trong đơn bảo hiểm
Trang 5Tổn thất toàn bộ:
Tổn thất toàn bộ thực tế: Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hoặc hư hỏng nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu
Tổn thất toàn bộ ước tính: Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư hỏng đến mức nếu sửa chữa, phục hồi thì chi phí sửa chữa, phục hồi bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm
Mức miễn bồi thường: là số tiền tổn thất mà người được bảo hiểm tự gánh chịu cho mỗi vụ hoặc mọi tổn thất Nếu thiệt hại do tổn thất gây ra nhỏ hơn mức miễn bồi thường này thì công ty bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm
Mức miễn thường tối thiểu nói chung không dưới 1000 USD hoặc tương đương bằng các loại tiền khác đối với mỗi vụ tổn thất Trong giấy chứng nhận bảo hiểm, mức miễn thường được ghi bằng số tiền tuyệt đối tính toán trên cơ sở tỷ lệ miễn thường, mà tỷ lệ này được xác định trên cơ sở số tiền bảo hiểm như sau:
Bảng tỷ lệ miễn thường trên số tiền bảo hiểm
SỐ TIỀN BẢO HIỂM TỶ LỆ MIỄN THƯỜNG 500.000 USD 2,00%
Trang 61.2 Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một loại hình bảo hiểm tài sản áp dụng đối với các nhà máy, xí nghiệp, khách sạn, dịch vụ… thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội
- Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với các cơ quan, nhà máy…
- Giá trị được bảo hiểm hoả hoạn rất lớn, khi xảy ra rủi ro thì tổn thất không chỉ là một đơn vị nhỏ mà có khi là đối với toàn bộ tài sản
- Trong hoạt động của nghiệp vụ có mang tính kỹ thuật rất phức tạp Đặc điểm này sẽ được thể hiện rõ hơn qua cách xác định, phân chia các đơn vị rủi ro, cách tính phí, công tác giám định, đề phòng hạn chế tổn thất…
- Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt chính là sự bảo trợ cho những tổn thất trực tiếp do hoả hoạn gây nên
2 ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
Đối tượng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói chung là các đối tượng mà vì sự an toàn hay bảo toàn của đối tượng đó đã dẫn đến việc ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm - đối tượng bảo hiểm là những mục tiêu mà các rủi ro có thể làm cho đối tượng đó bị tai nạn, tổn thất
Trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đối tượng bảo hiểm là các tài sản như:
- Bất động sản: Bất động sản ở đây là nhà cửa, công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng,… thuộc loại hình sản xuất kinh doanh hoặc các công trình dân dụng
Bảo hiểm hoả hoạn về bất động sản gồm: bảo hiểm nhà cửa và bảo hiểm rừng
Trang 7Các công trình ngầm dưới đất có thể bị loại trừ bảo hiểm Do vậy, muốn các công trình đó được bảo hiểm thì cần phải có một điều khoản đặc biệt và mức phí bảo hiểm cũng sẽ cao hơn mức thông thường
- Các động sản: Động sản cá nhân là những tài sản liên quan đến người được bảo hiểm như đồ đạc, đồ mỹ nghệ, thú vật nuôi, các phương tiện giao thông…
Bảo hiểm hoả hoạn về động sản gồm: bảo hiểm hoả hoạn về tài sản gia đình, hàng hoá, vật tư…
Phương tiện giao thông đường bộ có động cơ, tín phiếu, cổ phiếu và tiền mặt bị loại trừ khỏi động sản cá nhân
- Tài sản đa dạng cần thiết cho sự hoạt động của một doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp hoặc thương mại như đồ vật, phương tiện, máy móc, thiết bị…
Việc đảm bảo có hiệu lực bên trong công trình được bảo hiểm cũng như trong sân và khu nhà phụ
- Hàng hoá, có thể là nguyên liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm Việc đảm bảo có hiệu lực bên trong công trình được bảo hiểm cũng như trong sân và khu nhà phụ
Với đối tượng bảo hiểm rộng như thế thì khi có tổn thất xảy ra, không phải tất cả mọi tổn thất thiệt hại đều được bảo hiểm mà chỉ có những tổn thất, thiệt hại xảy ra do những rủi ro được bảo hiểm mới được người bảo hiểm bồi thường Người bảo hiểm phải xác định rõ điều đó trong phạm vi bảo hiểm
3 QUY TẮC BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là quy tắc được ban hành theo Quyết định số 142 - TCQĐ do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành vào ngày 2/5/1991 theo đề nghị của Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Việt Nam, căn cứ vào Quyết định số 155 - HĐBT ngày 15/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về
Trang 8Quyết định số 179 - CP ngày 17/12/1964 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Công ty Bảo hiểm Việt Nam Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt được ban hành thay cho Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ban hành theo Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/1/1989 của Bộ Tài chính
Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt bao gồm 11 chương và phần phụ lục Mười một chương lần lượt là các chương:
Chương I Những Quy định chung Chương II Phạm vi bảo hiểm
Chương III Những loại trừ chung áp dụng chung cho tất cả các rủi ro Chương IV Phí bảo hiểm
Chương V Thời hạn bảo hiểm và hiệu lực bảo hiểm Chương VI Thủ tục bảo hiểm
Chương VII Số tiền bảo hiểm Chương VIII Huỷ bỏ bảo hiểm
Chương IX Trách nhiệm của người được bảo hiểm Chương X Giám định và bồi thường thiệt hại Chương XI.Xử lý tranh chấp
Trong phần phụ lục có phần:
Các rủi ro có thể lựa chọn để bảo hiểm
Biểu phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Quy tắc bảo hiểm trộm cướp
Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ 3
Đơn bảo hiểm bồi thường cho người lao động, bảng tỷ lệ thương tật và mức bồi thường
Đơn bảo hiểm rủi ro cho chủ thầu…
Trang 9Tuy nhiên, để phục vụ nội dung nghiên cứu, khoá luận chỉ đề cập đến một số điểm chính trong Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt như: Phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giám định và bồi thường tổn thất
3.1 Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là việc xác định đâu là những rủi ro được bảo hiểm, đâu là những rủi ro bị loại trừ Phạm vi bảo hiểm có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nhờ đó ta có thể tránh được các tranh chấp phát sinh không cần thiết khi tổn thất xảy ra, giúp xác định phí bảo hiểm một cách hợp lý và xem xét giải quyết bồi thường khi tổn thất xảy ra
3.1.1 Các rủi ro được bảo hiểm
Theo Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, rủi ro được bảo hiểm gồm có: (thường được liệt kê theo chữ cái)
A Hoả hoạn (do nổ hay do nguyên nhân khác)
Cháy: Mọi thiệt hại gây ra do cháy đều được bồi thường, trừ những thiệt hại do:
- Nổ do ảnh hưởng của cháy
- Động đất hoặc lửa ngầm dưới đất
- Bản thân tài sản bị phá huỷ hay hư hỏng do tự lên men, toả nhiệt hay do quá trình xử lý bằng nhiệt
Lấy ví dụ: Vào một ngày rất nóng, trong một nhà kho chứa đầy các thùng nho, một thùng nho đã bị lên men và toả nhiệt làm hỏng các thùng nho khác bên cạnh Điểm loại trừ trên rõ ràng được áp dụng cho thùng nho đầu tiên bởi vì nó tự động lên men, tuy nhiên sẽ không được áp dụng cho các thùng nho bên cạnh
Sét: Là tác động trực tiếp của tia chớp vào tài sản được bảo hiểm Chỉ có thiệt hại trực tiếp do sét gây ra mới được bảo hiểm bồi thường
Trang 10Ví dụ: sét đánh vào một trạm biến thế, làm cho dòng điện tăng, giảm đột ngột dẫn đến hỏng các thiết bị điện Trong trường hợp này, biến thế bị tổn thất do tác động trực tiếp của sét gây ra nên được bồi thường Còn các thiết bị điện bị hỏng không phải do tác động trực tiếp của sét nên không được bồi thường
Nổ: Là hiện tượng cháy cực nhanh tạo ra và giải phóng một áp lực lớn kèm theo một tiếng động mạnh phát sinh từ sự giãn nở nhanh, mạnh của các chất lỏng, chất rắn hay chất khí Trong rủi ro này, chỉ bảo hiểm các trường hợp:
- Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt
- Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hay sưởi ấm trong nhà - Những thiệt hại do phương tiện hoặc biện pháp cứu chữa gây ra
- Những thiệt hại về mặt tài sản do mất cắp trong khi hoả hoạn mà người bảo hiểm không chứng minh được là mất cắp
B Nổ: Người bảo hiểm sẽ bồi thường mọi thiệt hại từ nổ trừ việc nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt
C Máy bay hay phương tiện hàng không hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào làm cho tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại
D Bãi công, đình công, bế xưởng, bạo động, nổi loạn hoặc hành động của những người tham gia các cuộc gây rối lao động hay những người có ác ý không mang tính chất chính trị (Dù có hoả hoạn hay không có hoả hoạn cũng đều được bồi thường) Loại trừ tài sản bị:
- Mất mát hay hư hại do tịch thu, phá huỷ, hoặc trưng dụng theo lệnh của Chính phủ hoặc nhà cầm quyền
- Mất mát hay hư hại do ngừng công việc
E Động đất: mọi thiệt hại do động đất gây ra đều được bồi thường, cho dù động đất có gây hoả hoạn hay không
F Lửa ngầm dưới đất: mọi thiệt hại do lửa ngầm dưới đất gây ra (dù có hoả hoạn hay không) đều được bảo hiểm bồi thường
G Cháy mà nguyên nhân duy nhất là do tài sản tự lên men, toả nhiệt hay bốc cháy
Trang 11H Giông tố, bão lụt: mọi thiệt hại tài sản được bảo hiểm do giông tố, bão lụt gây ra đều được bồi thường dù có hoả hoạn hay không, nhưng loại trừ:
- Tài sản bị phá huỷ hay hư hại do sương muối, sụt lở đất
- Hàng rào, cổng ngõ và các động sản ngoài trời bị phá huỷ hay hư hại I Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa hay ống dẫn nhưng loại trừ việc tràn nước
ttừ những hệ thống ống dẫn tự động phục vụ cho công tác chữa cháy
J Xe cộ hay súc vật sống không thuộc quyền sở hữu hay quyền kiểm soát của người được bảo hiểm hay của người làm thuê cho họ đâm vào tài sản được bảo hiểm làm tài sản đó bị thiệt hại đều được bồi thường
K Nước rò rỉ từ các đường ống dẫn đặt sẵn phục vụ công tác cứu hoả
Khi mua bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thì rủi ro A là rủi ro bắt buộc, còn các rủi ro từ B đến K là các rủi ro phụ kèm theo rủi ro A Tuỳ từng đối tượng bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm lựa chọn thêm một hoặc một số rủi ro phụ nằm trong phạm vi từ B đến K để tham gia kèm với rủi ro hoả hoạn
3.1.2 Những loại trừ chung áp dụng cho tất cả các rủi ro
Những điểm loại trừ nêu dưới đây được áp dụng chung cho mọi rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt:
a Những tài sản bị thiệt hại do:
- Nổi loạn, bạo động dân sự, trừ khi những rủi ro này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm
- Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, chiến sự (dù có tuyên chiến hay không tuyên chiến), nổi loạn, nội chiến, khởi nghĩa, cách mạng, binh biến, bạo động, đảo chính,
- Khủng bố (nghĩa là sử dụng bạo lực nhằm các mục đích chính trị, bao gồm cả việc sử dụng bạo lực nhằm gây hoang mang trong xã hội hay một bộ phận xã hội)
Trang 12b Bất kỳ tổn thất nào (dù là tổn thất tài sản trực tiếp hay chi phí có liên quan hay tổn thất có tính chất hậu quả) trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây ra có liên quan đến:
- Phóng xạ ion hoá hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hay từ chất thải hạt nhân do đốt cháy nhiên liệu hạt nhân
- Các thuộc tính phóng xạ, độc, nổ hoặc các thuộc tính nguy hiểm khác của thiết bị nổ hạt nhân hay các bộ phận của thiết bị đó
c Những tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng loã của Người được bảo hiểm gây ra d Những tổn thất về:
- Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và Người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo tỷ lệ phí quy định
- Tiền bạc, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm - Chất nổ
- Người, động vật và thực vật sống
- Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải và dù có hay không có bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
- Tài sản bị cướp hay bị mất cắp trong khi xảy ra hoả hoạn cũng không được bồi thường, trừ khi người bảo hiểm không chứng minh được là bị cướp hoặc bị mất cắp
e Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào (ví dụ: gián đoạn kinh doanh, mất thu nhập, ô nhiễm môi trường…) đều không được
Trang 13bồi thường, trừ những thiệt hại về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm
Ví dụ: Đối tượng được bảo hiểm bị cháy, trong quá trình cháy lan sang các tài sản khác không phải của người được bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ không bồi thường cho phần thiệt hại của tài sản này
f Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba
g Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn bồi thường 3.2.Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
3.2.1 Giá trị bảo hiểm (insured value)
Cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm chính là giá trị bảo hiểm Đó chính là giá trị của tài sản cần bảo hiểm Giá trị này có thể là giá trị thực tế hoặc là giá trị mua mới
Giá trị của tài sản được bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thường là rất lớn, đó là giá trị của các tài sản như: nhà cửa, công trình, máy móc thiết bị, hàng hoá, vật tư trong kho…
Cách xác định giá trị bảo hiểm như sau:
- Giá trị bảo hiểm của các ngôi nhà (nhà xưởng, nhà làm việc, nhà văn phòng, nhà ở ) được xác định theo giá trị mới hoặc giá trị còn lại
Giá trị mới là giá trị mới xây của ngôi nhà bao gồm cả chi phí khảo sát thiết kế Giá trị còn lại là giá trị mới trừ đi hao mòn do sử dụng theo thời gian
Trong bảo hiểm thường chỉ bảo hiểm theo giá trị còn lại
- Giá trị bảo hiểm của máy móc, thiết bị và các loại tài sản cố định khác được xác định trên cơ sở giá thay thế, tức giá mua cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt (nếu có), hoặc giá trị còn lại (giá trị mua mới trừ đi khấu hao)
- Giá trị của thành phẩm và bán thành phẩm được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định và chi phí quản lý… Trường hợp giá thành sản xuất cao hơn giá có thể bán được thì lấy giá bán
Trang 14- Giá trị của hàng hoá mua về để trong kho, trong cửa hàng được xác định theo giá mua (theo hoá đơn mua hàng) cộng với chi phí vận chuyển
Xác định giá trị bảo hiểm hay giá trị tài sản phải dựa trên đặc trưng tài sản, đó là:
Tài sản có giá trị lớn và luôn luôn có sự thay đổi về giá trị do bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, bất kỳ tài sản nào cũng có giá trị và có thể xác định được
Tài sản có liên quan đến con người và tự nhiên, chịu sự tác động của con người và tự nhiên
3.2.2 Số tiền bảo hiểm (insured sum)
Trong bảo hiểm người ta thường bồi thường bằng tiền mà không bồi thường bằng hiện vật Vì vậy, đối với mỗi đơn vị bảo hiểm đều có ghi số tiền bảo hiểm làm cơ sở cho việc bồi thường của người bảo hiểm khi xảy ra tổn thất Hay nói cách khác, số tiền bảo hiểm là mức bồi thường tối đa trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ
Nói chung số tiền bảo hiểm do công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm thoả thuận Nó có thể bằng hoặc thấp hơn giá trị bảo hiểm nhưng số tiền bảo hiểm phải căn cứ vào giá trị bảo hiểm
Người được bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm tài sản của mình với số tiền lớn hơn giá trị bảo hiểm nhưng không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm Còn nếu các bên thoả thuận ghi rõ trong giấy chứng nhận bảo hiểm số tiền bảo hiểm bằng bao nhiêu phần trăm giá trị bảo hiểm của tài sản thì khi bồi thường tổn thất bộ phận, áp dụng nguyên tắc bồi thường theo tỷ lệ
Trong mọi trường hợp, số tiền mà công tybảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm cũng không vượt quá giá trị bảo hiểm Nếu bồi thường làm nhiều lần (nhiều vụ tổn thất khác nhau) thì tổng số tiền bồi thường trong tất cả các vụ bồi thường tổn thất cũng không vượt quá số tiền bảo hiểm Mỗi lần bồi thường, số tiền bồi thường lại giảm đi một phần ngang bằng với số tiền bồi
Trang 15thường đã trả Muốn khôi phục lại số tiền bảo hiểm lên bằng với số tiền bảo hiểm ban đầu thì người được bảo hiểm phải nộp phí bổ xung tương ứng với số tiền bảo hiểm tăng lên và tỷ lệ với khoảng thời gian còn lại của bảo hiểm Nếu người tham gia bảo hiểm không khôi phục lại số tiền bảo hiểm thì trong lần tổn thất sau, số tiền bồi thường tối đa của người bảo hiểm sẽ không vượt quá số tiền bảo hiểm còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản tiền bồi thường đã trả cho đến thời điểm đó
Trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thì lưu ý rằng, khi chấp nhận bảo hiểm thì không chấp nhận theo kiểu chọn điểm Nghĩa là không chấp nhận bảo hiểm những bộ phận tài sản, những công đoạn sản xuất có nhiều rủi ro nhất vì điều đó rất nguy hiểm đối với người bảo hiểm Thường là bảo hiểm toàn bộ giá trị tài sản song cũng có thể nhận bảo hiểm 50% giá trị tài sản
Đối với những tài sản thường xuyên tăng giảm số lượng như: hàng hoá trong kho, trong cửa hàng, và do đó giá trị được bảo hiểm thường xuyên thay đổi thì số tiền bảo hiểm được xác định theo 2 cách: giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa
- Nếu muốn đơn giản, cuối năm không phải điều chỉnh lại số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm, cũng như để tiện csho công tác tái bảo hiểm thì người ta bảo hiểm theo giá trị trung bình, tức là người tham gia bảo hiểm ước tính thông báo cho người bảo hiểm giá trị của số hàng hoá trung bình trong kho, trong cửa hàng,… trong thời hạn bảo hiểm Giá trị trung bình này được coi là số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình, khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị trung bình đã khai báo
- Nếu khách hàng muốn bảo hiểm theo giá trị tối đa thì họ sẽ phải ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm giá trị số hàng hoá tối đa có thể đạt được vào một thời điểm nào đó trong thời hạn bảo hiểm Phí bảo hiểm được tính
Trang 16theo giá trị tối đa này và chỉ đưa trước 75% Khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ bồi thường thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối đa khai báo Để tránh tình trạng khách hàng có thể cố tình hạ thấp số tiền bảo hiểm vào cuối năm và do đó giảm bớt số phí bảo hiểm phải trả, hàng tháng hoặc hàng quý (tuỳ theo thoả thuận), khách hàng phải báo cáo chính xác giá trị tối đa hàng hoá trong tháng trước và quý trước
Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở giá trị thông báo, công ty bảo hiểm sẽ tính lại giá trị số hàng hoá tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí dựa vào giá trị tối đa bình quân này Người bảo hiểm sẽ thu thêm hoặc trả lại cho người được bảo hiểm phần chênh lệch giữa số phí đã nộp đầu năm và số phí tính lại cuối năm Tuy vậy, số phí chính thức phải nộp không được thấp hơn 2/3 số phí đã nộp đầu năm
Một điểm cần chú ý trong trường hợp này là nếu trong thời hạn bảo hiểm đã có tổn thất được người bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân thì số tiền bồi thường được coi như số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bồi thường
Việc xác định chính xác số tiền bảo hiểm sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc xác định phí bảo hiểm Phí bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của từng bên trong hợp đồng bảo hiểm
3.3 Phí bảo hiểm (Premium)
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để được bồi thường trong trường hợp có tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra
Có thể nói phí bảo hiểm là nội dung quan trọng nhất đối với mỗi loại hình bảo hiểm Đây là điều kiện tiên quyết làm phát sinh mối quan hệ kinh tế giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm, thông qua đó mang lại quyền lợi cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất
Trang 17Đối với bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, phí bảo hiểm được quy định riêng cho từng rủi ro và nếu người được bảo hiểm muốn bảo hiểm thêm rủi ro phụ thì nộp thêm phí theo tỷ lệ quy định
3.3.1 Thời hạn nộp phí
Thời hạn nộp phí là do người được bảo hiểm thoả thuận với cơ quan bảo hiểm nhưng thường là nộp ngay một lần sau khi ký hợp đồng và khi đó hợp đồng mới có hiệu lực Tuy nhiên, nếu phí bảo hiểm quá lớn, để giảm bớt khó khăn cho người được bảo hiểm, hai bên có thể thoả thuận nộp phí thành nhiều lần nhưng không được quá 4 kỳ và phí được trả cho kỳ nào phải có hiệu lực cho kỳ ấy
Trong những trường hợp huỷ bỏ hợp đồng thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà công ty bảo hiểm sẽ tính toán hoàn lại hay không hoàn lại phí cho người được bảo hiểm dựa trên khoảng thời gian còn lại của hợp đồng
3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
- Vật liệu xây dựng
- Ảnh hưởng của các tầng nhà - Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Cách phân chia đơn vị rủi ro hoặc tường chống cháy - Loại hàng hoá, bao bì đóng gói
- Tính chất các kho hàng - Vị trí các kho hàng - …
Trang 183.3.3 Phương pháp tính phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Phí bảo hiểm = số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm
Phương pháp tính phí bảo hiểm chính là phương pháp xác định tỷ lệ phí bảo hiểm Phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt được tính theo tỷ lệ phần nghìn (‰) trên số tiền bảo hiểm
Tỷ lệ phí bảo hiểm được quy định cho từng đối tượng bảo hiểm theo ngành nghề sản xuất kinh doanh Có các loại tỷ lệ phí bảo hiểm như sau:
- Tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho tất cả các ngành (ví dụ tất cả các ngôi nhà hành chính)
- Tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho cửa hàng và kho hàng - Tỷ lệ phí bảo hiểm đối với các kho đặc biệt
- Tỷ lệ phí bảo hiểm cho các ngành sản xuất và dịch vụ - Tỷ lệ phí bảo hiểm cho các rủi ro phụ:
Nổ 0,15‰
Nổi loạn 0,20‰ Động đất 0,20‰ Cháy do tự lên men 0,15‰
Giông bão lũ lụt Được quy định riêng
Vỡ tràn nước 0,10‰ Va đụng xe cộ 0,05‰ - Tỷ lệ phí bảo hiểm ngắn hạn
Dưới 1 tháng 15% phí bảo hiểm năm 1 - 2 tháng 40% phí bảo hiểm năm 3 - 6 tháng 60% phí bảo hiểm năm 6 - 9 tháng 80% phí bảo hiểm năm 9 - 12 tháng 100% phí bảo hiểm năm 3.4.Giám định và bồi thường tổn thất
3.4.1 Giám định
Trang 19- Công ty bảo hiểm, sau khi nhận được thông báo có tổn thất, phải nhanh chóng đến hiện trường nơi xảy ra sự việc để xem xét rồi cùng với người được bảo hiểm tiến hành giám định và lập biên bản giám định thiệt hại - Nếu 2 bên không thoả thuận được về tính chất, mức độ và phạm vi thiệt hại
thì có thể mời một người thứ 3 là giám định viên chuyên ngành làm giám định Kết luận của giám định viên này sẽ có tính chất chung thẩm và 2 bên phải tuân theo Bên nào bị kết luận là sai sẽ phải chịu chi phí giám định - Người bảo hiểm hay đại diện của người bảo hiểm có thể kiến nghị hoặc tự
xử lý tài sản tổn thất nhằm hạn chế tổn thất Nếu người được bảo hiểm che giấu hoặc cản trở người bảo hiểm thực hiện các công việc nói trên thì mọi quyền lợi liên quan đến bảo hiểm này sẽ bị mất hiệu lực
3.4.2 Bồi thường tổn thất
3.4.2.1.Hồ sơ đòi bồi thường
Muốn được bồi thường thì khi có tổn thất phát sinh, người được bảo hiểm phải lập hồ sơ đòi bồi thường Hồ sơ này bao gồm những chứng từ sau:
- Giấy thông báo tổn thất
- Biên bản giám định thiệt hại của người bảo hiểm - Biên bản giám định tổn thất của cảnh sát PCCC
- Bảng kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại
Trang 20- Nếu vào thời điểm xảy ra tổn thất, số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỷ lệ như sau:
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại x Giá trị tài sản được bảo hiểm lúc xảy ra tổn thất Số tiền bảo hiểm
- Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất, tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hỏng, nhưng tài sản đó đã được bảo hiểm bởi một bảo hiểm khác thì trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn theo tỷ lệ ở phần tổn thất phân bổ cho người bảo hiểm này
3.4.2.3 Thời hạn thanh toán tiền bồi thường
- Khi yêu cầu đòi bồi thường của người được bảo hiểm được chấp nhận thì người bảo hiểm sẽ phải thanh toán tiền đòi bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đòi bồi thường đầy đủ và hợp lệ
- Nếu yêu cầu đòi bồi thường bị từ chối thì trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi giấy báo từ chối mà người được bảo hiểm không có ý kiến gì thì coi như người được bảo hiểm chấp nhận sự từ chối bồi thường đó
- Thời hạn để người được bảo hiểm đòi bồi thường thiệt hại là 1 năm kể từ ngày xảy ra tổn thất, trừ trường hợp đặc biệt có thoả thuận trước với người bảo hiểm Quá thời hạn trên, người bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm phải giải quyết bồi thường
Trang 21II SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
Tháp nhu cầu của Maslow
Nhìn vào tháp nhu cầu của Maslow, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: trong mỗi con người, nhu cầu về an toàn là một nhu cầu thiết yếu, chỉ đứng sau những nhu cầu sinh lý rất căn bản như ăn uống, ở, mặc…An toàn là một trong những nhu cầu tối quan trọng, không thể thiếu Chỉ khi con người cảm thấy họ được an toàn thì mới có thể yên tâm để sống và làm việc, vươn tới việc thoả mãn những nhu cầu cao hơn như nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định
Trong xã hội, mỗi doanh nghiệp cũng có thể được coi là một thực thể Cũng tương tự như mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều có những cung bậc nhu cầu khác nhau như nhu cầu được tồn tại, được an toàn, được tự khẳng định để vươn lên… Trong những thang bậc nhu cầu ấy, rõ ràng là nhu cầu an toàn là một trong những nhu cầu mang tính thiết yếu, quan trọng nhất Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển thì nhu cầu tập trung, tập kết vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị… cho sản xuất, thương mại càng lớn, quy trình công nghệ ngày càng tiên tiến nhưng cũng đa dạng và phức tạp
Nhu cầu tự khẳng định Nhu cầu được tôn
trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý
Trang 22hơn trước nhiều lần Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, trái đất đang ngày càng nóng lên khiến cho các vụ hoả hoạn, cháy và những rủi ro khác ngày càng xảy ra nhiều hơn, thường xuyên hơn và với quy mô lớn hơn, gây không ít thiệt hại cho các doanh nghiệp, những thiệt hại này nhiều khi nghiêm trọng đến mức đẩy doanh nghiệp vào chỗ khó khăn và có khi đi đến phá sản
Trên thực tế, trong những năm gần đây, mỗi năm ở Mỹ lửa đã thiêu huỷ trực tiếp hơn 6 tỷ USD, thiệt hại gián tiếp hơn 9 tỷ USD nữa Theo ước lượng, hàng năm các vụ cháy đã làm chết 5000 người và làm bị thương hơn 300.000 người dân Mỹ
Ở Việt Nam, trong 30 năm (từ 4/10/1961 đến 4/10/1991) cũng đã xảy ra 56.034 vụ cháy (không kể cháy do chiến tranh) làm 2.574 người chết, 4.497 người bị thương, thiệt hại ước tính 948 tỷ đồng
Riêng ở Hà Nội từ 1961 đến 1991 cũng đã xảy ra 3.193 vụ cháy làm 20 người chết, 352 người bị thương, thiệt hại tài sản khoảng 46 tỷ đồng
Những vụ hoả hoạn như vậy không chỉ gây thiệt hại về người và của cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ nền kinh tế nói chung
Bên cạnh những thiệt hại nặng nề do các vụ hoả hoạn gây ra, con người còn luôn phải gánh chịu sự tàn phá của thiên tai Chỉ riêng một trận bão ở Mỹ năm 1992 cũng đã làm thiệt hại 15.5 tỷ USD hay trận động đất ngày17/5/1995 ở Nhật Bản đã làm hơn 5000 người chết, 300.000 người mất nhà ở phải sống trong cảnh "màn trời chiếu đất"…
Để khắc phục, hạn chế những tổn thất, thiệt hại nặng nề do những rủi ro khó lường trước và có tính chất nguy hiểm cao như vậy, con người đã biết sử dụng rất nhiều biện pháp kinh tế, trong đó phải kể đến biện pháp bảo hiểm, một biện pháp cho đến nay vẫn tỏ ra hữu hiệu nhất trong việc giúp đỡ những người
Trang 23không may phải gánh chịu rủi ro có thể nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh
Đối với nước ta, nền kinh tế đang chuyển mình theo cơ chế thị trường như hiện nay thì bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành và đưa vào thực thi, các công ty nước ngoài vào Việt Nam đã không ngừng tăng lên cả về số lượng doanh nghiệp cũng như về quy mô vốn Trong bối cảnh đó, để bảo toàn và phát triển vốn, bảo đảm cho sản xuất luôn được ổn định và phát triển cho dù có không may gặp phải những rủi ro, tổn thất bất ngờ thì việc tham gia bảo hiểm là cách bảo vệ tốt nhất cho tất cả các doanh nghiệp, tập thể và cá nhân
Thêm vào đó, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, cũng như mọi loại hình bảo hiểm khác, còn có vai trò tập trung vốn, đem lại một nguồn vốn không nhỏ cho Ngân sách Nhà nước, góp một phần quan trọng vào việc khắc phục tình trạng thiếu vốn hiện nay
Hơn nữa, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt còn có vai trò đắc lực trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất, nhằm ngăn chặn có hiệu quả các rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại cho người và tài sản, giúp tạo nên thế ổn định cho toàn xã hội
Trên thực tế, theo những tính toán ban đầu của một bản báo cáo do tạp chí Sigma của Thuỵ Sỹ đưa ra thì riêng trong năm 2002, trên toàn thế giới đã có đến 19.000 người bị chết do thiên tai và những rủi ro do con người gây ra Tổng thiệt hại tài chính từ những sự kiện lớn nhất lên đến 40 tỷ USD, trong đó có 12 tỷ USD tổn thất được bảo hiểm bồi thường Sau những thiệt hại khổng lồ do nguyên nhân bất thường gây ra (vụ khủng bố 11/9 ở nước Mỹ) vào năm 2001, thì vào năm 2002, tổng tổn thất về mặt tài chính do hoả hoạn và những rủi ro đặc biệt gây ra đã cao hơn mức thiệt hại bình quân kể từ năm 1970 Tuy nhiên, những cơn lũ lụt ở Châu Âu vào năm 2002 đã cho thấy vẫn còn rất nhiều nguy cơ xảy ra những vụ tổn thất lớn Vào năm 2002, khoảng hơn 300 vụ tổn
Trang 24thất đáng chú ý đã gây thiệt hại khoảng 40 tỷ USD về kinh tế, nhỏ hơn rất nhiều so với mức thiệt hại bình quân hàng năm vào khoảng 68 tỷ USD kể từ năm 1990 Trong số 19.000 người bị thiệt mạng trong những vụ thiên tai và tai hoạ do con người gây ra thì có khoảng 2.000 người chết trong vụ động đất ở Afganistan vào tháng 3 và khoảng trên 1.400 người bị thiệt mạng trong vụ nổ kho vũ khí Nigeria vào tháng 1 Dưới đây là biểu đồ thể hiện những tổn thất do những hiểm hoạ tự nhiên và con người gây ra đã được bảo hiểm bồi thường:
Biểu đồ thiệt hại do hiểm hoạ thiên nhiên và nhân tạo
Nguồn: Tạp chí Sigma - Thuỵ Sỹ
Những thiệt hại do thiên tai gây ra trị giá 10 tỷ USD:
Các công ty bảo hiểm đã phải bồi thường những khoản tổn thất do thiên tai gây ra, ước tính vào khoảng 10 tỷ USD, tức là cao hơn rất nhiều so với khoản tiền bồi thường cho những tổn thất trong các vụ rủi ro do con người gây ra Đây là điều thường thấy kể từ năm 1990, chỉ có năm 2001 là năm ngoại lệ do xảy ra vụ khủng bố 11/9 Trong năm 2002 đã xảy ra hàng loạt vụ thiên tai, ví dụ như 2 vụ lũ lụt ở Châu Âu vào tháng 7 và tháng 8 đã khiến các công ty bảo hiểm phải bồi thường một khoản tiền trị giá 3,2 tỷ USD Vào tháng 9, trận
Tổn thất tự nhiênTổn thất do con người
TỔN THẤT ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
Trang 25mưa quá lớn ở Pháp đã khiến các công ty bảo hiểm phải bồi thường thêm 440 triệu USD Ở Mỹ, hàng loạt các vụ lốc xoáy đã xảy ra vào tháng 4 và các công ty bảo hiểm đã phải chi trả số tiền bồi thường lên tới 1,5 tỷ USD, đồng thời cơn bão Lili ở vùng Caribê và Hoa Kỳ đã gây thiệt hại khoảng 650 tỷ USD
Những tai hoạ do con người gây ra đã gây tổn thất khoảng 2 tỷ USD: Vào năm 2002, bảo hiểm đã bồi thường khoảng 2 tỷ USD cho những tai hoạ do con người gây ra, chủ yếu là những vụ hoả hoạn, những vụ tai nạn máy bay hay tai nạn đối với tàu vũ trụ Đây là con số tương đối nhỏ so với khoản tiền bồi thường mà bảo hiểm phải chi trả cho những vụ việc tương tự trong những năm khác
Theo số liệu thống kê của tạp chí Sigma thì khoản tiền 12 tỷ USD mà bảo hiểm đã chi trả cho những vụ tổn thất vào năm 2002 trên toàn thế giới cũng chỉ tương đương với khoản bồi thường thiệt hại bình quân mà ngành bảo hiểm đã chi trả kể từ năm 1970, nếu loại bỏ yếu tố lạm phát Tuy nhiên, mức độ tổn thất của những vụ việc xảy ra vào năm 2002 lại nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ tổn thất của những vụ việc xảy ra vào những năm trước đó, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1990 trở lại đây, khi mức độ tổn thất bình quân hàng năm ước tính vào khoảng 21,5 tỷ USD Tuy nhiên, trên thực tế, ngày càng có nhiều nguy cơ xảy ra những vụ tổn thất có quy mô rất lớn, ví dụ tổng mức thiệt hại do lũ lụt gây ra vào năm 2002 lên tới 3,9 tỷ USD, cao hơn so với mức thiệt hại trung bình hàng năm kể từ năm 1990 (1,1 tỷ USD) và cao hơn 8 lần so với mức thiệt hại trung bình kể từ năm 1970 (0,5 tỷ USD)
Ở Việt Nam, tình hình thiệt hại do hoả hoạn gây ra trong những năm qua cũng đang gia tăng một cách đáng kể
Chính vì thế, ngành bảo hiểm đã phải luôn luôn đặt mình trong trạng thái sẵn sàng đưa ra những giải pháp đề phòng hạn chế tổn thất để giảm thiểu hoá mức độ thiệt hại trong mỗi vụ tổn thất
Trang 26III LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TRÊN THẾ GIỚI
Trong dân gian Việt Nam từ lâu vẫn lưu truyền câu: "giặc phá không bằng nhà cháy" để nhắc nhở người dân về tác hại khủng khiếp của hoả hoạn Chỉ cần một ngọn lửa nhỏ cũng có thể thiêu huỷ cả một gia sản được gây dựng trong hàng thập kỷ Chính vì thế, khi con người bắt đầu biết đến những ích lợi của ngọn lửa cũng chính là khi con người phải tìm cách khắc phục những hậu quả ghê gớm do hoả hoạn gây ra
Tuy nhiên, trước đây nhiều thế kỷ, khi hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn còn duy trì một nền kinh tế tự nhiên nghèo nàn, lạc hậu, khi những nhu cầu bức bách về ăn, ở, chữa bệnh… vẫn đang từng ngày hối thúc người dân, thì bảo hiểm, vốn được xem là nhu cầu loại 2 (tức là sau nhu cầu sinh lý), chắc chắn không thể được quan tâm từ chính phủ cho đến thường dân Nếu phải bỏ tiền ra mua bảo hiểm thì dân chúng cũng chỉ có thể mua các loại bảo hiểm thân thể chứ chưa thể mua các loại bảo hiểm tài sản như bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt (do khả năng tài chính của họ quá thấp và tập quán bảo hiểm cũng chưa thể hình thành)
Ngành công nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt không thể hình thành trong một nền kinh tế tự nhiên mà chỉ có thể hình thành, phát triển và để bảo vệ cho một nền kinh tế thị trường Vì thế, nền công nghiệp này ra đời khá muộn Những ý tưởng về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt chỉ nảy sinh sau "cuộc cách mạng thương mại" Thế giới vào cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, khi những đoàn thương thuyền tư bản mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn thế giới đến những vùng giàu có xa xôi mới khai phá ở Châu Á và Châu Mỹ
Cụ thể hơn, ta biết rằng vào thời Trung Đại hay Phục Hưng, ở Châu Âu vẫn chưa có hệ thống phòng cháy nào hữu hiệu hơn hệ thống phòng cháy đã được sử dụng từ thời các Hoàng đế La Mã trị vì: nhà nào cũng dự trữ những xô
Trang 27nước đầy, khu phố có đội tuần tra để kịp thời phát hiện ra cháy, người thiệt hại trong các vụ hoả hoạn có thể được hội phường giúp đỡ với điều kiện phải là hội viên Tuy nhiên, khoản trợ giúp này chưa thể coi là khoản bồi thường thực sự Phường hội đầu tiên kiểu này do các nhà lái buôn thành phố Rowen (Pháp) thành lập năm 1374 trong nhà thờ Saint Patrice Dù vậy, cuộc đấu tranh chống lại những hiểm hoạ do lửa mang lại vẫn còn gặp nhiều trở ngại bởi vì bấy giờ dân chúng vẫn còn tư tưởng cho rằng: hoả hoạn cũng như nạn đói, chiến tranh và các dịch bệnh khác là những rủi ro không thể tránh khỏi, con người không thể khắc phục được - Đó là sự trừng phạt của chúa trời giáng xuống
Cho đến ngày 2/3/1666, Luân Đôn đã phải gánh chịu một trận hoả hoạn khủng khiếp chưa từng thấy - Đám cháy do nổ khinh khí cầu Edinburg, đã kéo dài 7 ngày 8 đêm, thiêu huỷ hoàn toàn 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ…và gây ra những tổn thất không thể cứu trợ được Những người dân sống ở đây phần lớn không còn nhà để ở nữa, đã xảy ra cảnh khó khăn xã hội nghiêm trọng Lúc này, người dân Anh Quốc mới thấu hiểu được sự nguy hiểm của hoả hoạn và nhận thức được tầm quan trọng của việc thành lập hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) và việc bồi thường thiệt hại một cách hữu hiệu cho những người phải gánh chịu tổn thất do hoả hoạn gây ra Mức độ nghiêm trọng của thảm hoạ này đã khiến cho các nhà kinh doanh ở Anh phải nghĩ đến việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hoả hoạn Họ hiểu ra rằng: nhất thiết phải có bảo hiểm hoả hoạn Và từ đó lần lượt các công ty bảo hiểm hoả hoạn ở Anh đã xuất hiện Đó là vào năm 1667, Bác sỹ khoa răng hàm mặt Nicholas Barbon đã lập ra doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn mang tên: "The Fire office" - Văn phòng bảo hiểm cháy đầu tiên Từ năm 1983, tại nước Anh tiếp tục lập ra các tổ chức hữu ái, nhằm bảo trợ cho các hội viên khi bị hoả hoạn Ví dụ, vào năm 1684, một văn phòng cạnh tranh khác đã được thành lập mang tên "Friendly Society Fire office" Một số công ty bảo hiểm cháy khác cũng lần lượt ra đời sau đó: " Hand - in - hand" vào năm 1696, "Sun Fire office" vào năm 1710, Union năm 1714, Westminster năm 1717… Việc thành lập những tổ chức như vậy đã đặt nền móng cho bảo hiểm hoả hoạn ở nước Anh Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế
Trang 28Anh, nhu cầu về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt của dân chúng Anh cũng hình thành và tăng cao dần cùng với khả năng tài chính của họ Tập quán bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng hình thành và được giữ vững theo sự phát triển đó Vì vậy, tới thế kỷ 18, quy chế bảo hiểm hoả hoạn ở nước Anh đã được hoàn chỉnh dần từng bước và trở thành Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn hiện đại Năm 1710, Charlas Povey đã lập ra doanh nghiệp bảo hiểm London, bắt đầu nhận bảo hiểm động sản ngoài phần bất động sản Nhưng công ty này lúc đó bảo hiểm động sản và bất động sản chỉ thu phí bảo hiểm theo cùng một tỷ lệ phí bảo hiểm, chưa có cơ sở tính toán một cách hợp lý Vào năm 1714, doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn liên hợp đã được thành lập, bắt đầu áp dụng những phương pháp thu phí phân biệt theo mức độ rủi ro khác nhau, chẳng những thu phí bảo hiểm nhà gạch và nhà gỗ theo những tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau, mà còn có những cách giải quyết khác nhau tuỳ theo vị trí xây dựng, tính chất sử dụng và từng loại đối tượng tham gia bảo hiểm khác nhau Sau khi xây dựng tỷ lệ phí bảo hiểm phân biệt tuỳ theo mức độ rủi ro, việc kinh doanh bảo hiểm có xu hướng hợp lý hoá
Sau các công ty bảo hiểm ở Anh, bảo hiểm cháy được mở rộng sang Châu Âu và Bắc Mỹ
Ở Pháp, công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên do anh em Perien thành lập năm 1686 - 100 năm sau (1786), một công ty khác có tên "La Royale Incendic" cũng được thành lập…
Năm 1677, ở Hambourg (Đức), Quỹ hoả hoạn đầu tiên của thành phố ra đời… Công ty bảo hiểm đầu tiên thành công ở Mỹ là một công ty bảo hiểm tương hỗ, do Benjiamis Franklia và một số thành viên khác sáng lập năm 1752, mang tên là "The Philadelphia Contritionship" chuyên bảo hiểm cháy cho nhà cửa Công ty bảo hiểm cổ phần đầu tiên ở Mỹ là "The insurance company of North America" được thành lập năm 1792
Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước, các công ty bảo hiểm với nhau trong việc tìm
Trang 29kiếm dịch vụ trên thị trường bảo hiểm Sự phát triển kinh tế cùng với sự tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm tăng giá trị của công trình xây dựng, đồng thời cũng làm xuất hiện nhiều loại bảo hiểm mới về con người và tài sản Do đó, phí bảo hiểm cũng đã giảm đi đáng kể
Năm 1986, ở Cộng hoà Liên bang Đức, phí bảo hiểm tăng 2% so với năm 1985, tỷ lệ phí giảm từ 1,01% năm 1985 xuống 0,96% năm 1986 Bảo hiểm hoả hoạn ở Nhật đứng thứ 3 trong bảo hiểm tài sản, chiếm 17,7% trong tổng số phí bảo hiểm
Như vậy, có thể nói rằng tập quán bảo hiểm của dân chúng thể hiện trình độ văn minh của tiến hoá xã hội Và có người cho rằng nền văn minh Âu - Mỹ có thể phát triển mạnh và lâu dài do nền kinh tế thị trường và ngành bảo hiểm ở đây đã sớm hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn nơi khác, cho dù nơi đây cũng là cội nguồn của các cuộc chiến tranh tàn khốc…
2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM
Ở nước ta, chưa có một tài liệu nào ghi rõ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có từ bao giờ Thời Pháp thuộc có một số chi nhánh bảo hiểm của Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn tiến hành nghiệp vụ này Đến trước ngày miền Nam giải phóng, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã phát triển hơn Có hàng chục công ty tiến hành bảo hiểm hoả hoạn, phí bảo hiểm chiếm trên dưới 5% tổng số phí hàng năm theo số liệu thống kê như sau (tính bằng VNĐ)
Trang 30Trong những năm gần đây, số phí bảo hiểm hoả hoạn cũng không ngừng tăng, thể hiện trong bảng sau:
NĂM PHÍ BHHH TỔNG SỐ PHÍ HÀNG NĂM TỶ LỆ %
2000 57.194.000.000 263.141.000.000 22%
2001 59.696.000.000 417.893.000.000 14%
2002 65.408.000.000 530.884.000.000 12%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2002 của Vinare
Cho dù tỷ trọng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ngày càng giảm trong tổng số phí bảo hiểm hàng năm, nhưng điều đó là do số phí bảo hiểm hàng năm của các nghiệp vụ khác tăng lên rất cao, cao hơn nhiều so với mức tăng phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Như chúng ta đã biết, con số thiệt hại do cháy ở nước ta không phải là nhỏ Tỷ lệ bồi thường của toàn bộ thị trường bảo hiểm nước ta trong năm 2003 vẫn ở mức 28%, tức là vẫn ở mức bình quân so với mọi năm Tuy nhiên, những tổn thất do hoả hoạn gây ra trong những năm gần đây đã gia tăng một cách đáng lo ngại Điều đặc biệt nguy hiểm là các vụ cháy lớn, nghiêm trọng lại không ngừng gia tăng Ví dụ như vụ cháy rừng U Minh đã kéo dài trong suốt mấy tháng cũng như hàng chục vụ cháy lớn ở các khu chợ, hàng trăm vụ cháy ở các nhà dân và cháy công sở, văn phòng…Một số vụ điển hình là:
- Vụ cháy kho giấy Công ty Phú Tài xảy ra vào ngày 10/6/2000 gây thiệt hại khoảng 12,5 tỷ VNĐ
- Vụ cháy Công ty may Hải Sơn xảy ra vào ngày 23/3/2000 gây thiệt hại khoảng trên 6 tỷ VNĐ
- Vụ cháy Công ty TNHH Thịnh Khang (Công ty sản xuất hộp nhựa) xảy ra vào ngày 7/5/2000, thiệt hại khoảng trên 6 tỷ VNĐ
Trang 31- Vụ cháy Nhà máy nhựa đồ chơi tại Bình Dương hồi tháng 5/2002 với số tiền bồi thường ước khoảng 7 tỷ đồng
- Vụ cháy tại Công ty "Toàn Lực - Viễn Đông" tại Thành phố Hồ Chí Minh với thiệt hại ước tính khoảng 28 tỷ đồng (Đây là vụ cháy lớn nhất vào năm 2002) - Vụ cháy tại công ty chế biến thực phẩm Hoàng Long với thiệt hại ước tính
Năm 1990 đã có 16 công ty bảo hiểm, các địa phương tiến hành nghiệp vụ này với giá trị tham gia bảo hiểm hơn 6000 tỷ đồng Đến năm 1994, bảo hiểm hoả hoạn đã được tiến hành ở hầu hết 53 tỉnh, thành với tổng số tài sản ở Việt Nam được bảo hiểm hoả hoạn lên tới 27.000 tỷ đồng Năm 1995 là một năm đánh dấu việc Bảo Việt không còn giữ vị trí độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nữa Trái lại, Bảo Việt phải san sẻ thị phần của mình trong khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt với các công ty bảo hiểm khác như: Bảo Minh, PJICO, Bảo Long, PVIC,…
Hiện nay, ở Việt Nam đã có 18 công ty bảo hiểm, trong đó có 13 công ty bảo hiểm phi nhân thọ và 5 công ty bảo hiểm nhân thọ
Có thể nói mặc dù số lượng các công ty khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ngày một đông nhưng không phải là thiếu những mảnh đất mầu mỡ cho các công ty phát triển nghiệp vụ này Bởi vì, thị trường bảo hiểm Việt Nam quả thật có rất nhiều tiềm năng cho nghiệp vụ này phát triển Tuy vậy, trong lĩnh vực này, các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ khai thác chủ yếu các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn vẫn
Trang 32bỏ ngỏ một thị trường đầy tiềm năng là rất nhiều trường học, bệnh viện, khu triển lãm, chợ và hàng triệu tư nhân với giá trị hàng chục tỷ USD chưa được khai thác hoặc chưa có điều kiện để tham gia bảo hiểm Cụ thể, hiện nay, theo ước tính, số lượng tài sản được bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt chiếm khoảng 30% tổng số lượng tài sản cần bảo hiểm Đó thực sự mới chỉ là một phần tài sản rất nhỏ bé của đất nước ta
Hiện nay, nước ta đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mở cửa đất nước, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài… Đối với các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài thì việc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là không thể thiếu được
Như vậy, tiềm năng khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trên thị trường Việt Nam vẫn còn rất to lớn Trong tương lai, nghiệp vụ này sẽ vẫn tiếp tục là một trong những lĩnh vực dịch vụ mà các nhà bảo hiểm trong nước và nước ngoài phải đặc biệt quan tâm
Trang 33HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM.
I THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM
Thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua - bán các sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đáp ứng nhu cầu đảm bảo sự an toàn trong cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư Với tư duy kinh doanh, thị trường của một công ty bảo hiểm chính là những khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng của công ty đó Thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có những đặc điểm hoạt động và chịu sự tác động của các quy luật thị trường giống như thị trường các sản phẩm khác Tuy nhiên, do đặc tính của sản phẩm và môi trường kinh doanh hiện đại, thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt Những đặc điểm đó mang lại cả những thuận lợi và khó khăn cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam
1 THUẬN LỢI
1.1 Về chủ thể tham gia thị trường
Chủ thể tham gia vào thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt gồm có: các công ty bảo hiểm, các công ty môi giới và văn phòng đại diện nước ngoài, các khách hàng tham gia mua bảo hiểm
1.1.1 Các công ty bảo hiểm
Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trở thành người bán đối với sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Trước 1995, Việt Nam chỉ có một doanh nghiệp duy nhất là Bảo Việt cung cấp sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Nhưng giai đoạn sau 1995 đến nay đã có thêm rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm này Gần đây nhất, trong năm 2003 thị trường đã kết nạp thêm hai thành viên
II
Trang 34mới, một là SamsungVina (một công ty liên doanh bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn giữa công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam với Công ty bảo hiểm Samsung của Hàn Quốc, với tỷ lệ góp vốn 50/50, thời gian hoạt động 30 năm và số vốn đầu tư 5 triệu USD), hai là công ty liên doanh giữa Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Công ty Bảo hiểm Châu Á, gọi là Incombank - Asia, nâng tổng số thành viên trên thị trường lên 13 công ty (Bảo Việt, Bảo Minh, PVIC, PJICO, PTI, Alianz, UIC, VIA, Bảo Long, BIDV-QBE, Group Pama, SamsungVina và Incombank - Asia) Chính vì thế, tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã diễn ra phức tạp hơn
Thị phần đối với sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, trước kia hoàn toàn do Bảo Việt nắm giữ, nay đã được san sẻ cho nhiều công ty khác Điều đó được thể hiện trong biểu đồ sau:
ThÞ phÇn cña c¸c c«ng ty b¶o hiÓm trong dÞch vô BHHH&RR§B
4.50%9.00%
Trang 35Nhờ có cạnh tranh mà các công ty bảo hiểm đã chú ý nhiều hơn đến những chiến lược nhằm thu hút khách hàng về phía mình Hoạt động cạnh tranh diễn ra sôi nổi hơn chắc chắn sẽ đem đến những sản phẩm ưu việt hơn, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
1.1.2 Các nhà môi giới và các văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP, số công ty bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng Đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 2 công ty môi giới là VIET QUOC và INCHINBROK (đây là công ty 100% vốn nước ngoài) và khoảng 40 văn phòng đại diện công ty bảo hiểm nước ngoài Các công ty môi giới và văn phòng đại diện đến từ nhiều nước khác nhau như: Mỹ, Pháp, Nhật, Đức… và đều đến Việt Nam vì mục đích tìm kiếm các cơ hội để khai thác các dịch vụ bảo hiểm trên thị trường Việt Nam
Sự có mặt của các nhà môi giới bảo hiểm và văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam đã mang lại nhiều lợi thế cho thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt của Việt Nam nói riêng Chúng mang lại sự phong phú cho hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam Các nhà môi giới bảo hiểm và văn phòng đại diện nước ngoài này đã hợp tác với các công ty bảo hiểm của Việt Nam và cũng giúp đỡ các công ty bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Việt Nam thông qua việc giới thiệu được sản phẩm bảo hiểm này cho nhiều khách hàng, giới thiệu một số điều khoản mới cho các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng như giúp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bảo hiểm
1.1.3 Khách hàng
Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có một lợi thế hơn so với các loại bảo hiểm khác vì trong Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành vào năm 2001 thì bảo hiểm cháy được coi là một loại bảo hiểm bắt buộc Và theo các nhà bảo
Trang 36hiểm thì quy định bắt buộc này được coi là điều kiện thuận lợi cho phép các công ty bảo hiểm có thể tiếp cận được các khách hàng tiềm năng
Trên thực tế, hầu hết các khách hàng chủ yếu của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là các doanh nghiệp lớn và đa phần là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Nhà nước lớn Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các công ty tham gia khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng đã chú ý hơn đến những đối tượng khách hàng khác Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, trong năm 2001, doanh thu toàn tổng công ty tăng so với năm 2000 là 5%, đã chú trọng vào thị trường các xí nghiệp nhỏ, các tổ hợp sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân Sang năm 2002, doanh thu của nghiệp vụ này đã đạt 110 tỷ đồng, chiếm 15% trong tổng doanh thu của Bảo Việt
Như vậy cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy các doanh nghiệp bảo hiểm đã quan tâm hơn đến những đối tượng khách hàng khác ngoài những khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp Nhà nước lớn và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.2 Về thị trường
Thứ nhất là, cùng với chính sách hội nhập kinh tế trong những năm gần
đây, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn phát triển với tốc độ khá cao, lạm phát được đẩy lùi, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, đó là những tiền đề kinh tế rất quan trọng để thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm Nói cách khác, Việt Nam đang phát triển với mức tăng trưởng khá (trung bình từ 7,5 - 8%/năm) với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế, đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh mẽ Đã có hàng trăm công trình, dự án do nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức liên doanh liên kết, đầu tư hoặc góp vốn Một số chỉ tiêu cụ thể là: vốn giải ngân cho đầu tư phát triển tăng 12,4%, xuất khẩu tăng 10%, nhập khẩu tăng 20%, các dự án đầu tư nước ngoài tăng 34%, có thêm một
Trang 37vài dự án mới trong khai thác và sản xuất dầu… Ngoài ra, nhiều tập đoàn kinh tế, thương mại, ngân hàng, bảo hiểm cũng đã có văn phòng tại Việt Nam, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế đất nước Sản xuất kinh doanh cũng ngày một phát triển với khối lượng hàng hoá vật tư ngày càng lớn Có rất nhiều trụ sở thương mại, biệt thự, khách sạn bốn, năm sao theo tiêu chuẩn quốc tế, các chợ lớn, siêu thị… đã và đang được xây dựng Đứng trước những yêu cầu của cơ chế thị trường, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thực sự là một nhu cầu cần thiết đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh và các nhà đầu tư này khi họ muốn bảo toàn vốn kinh doanh của mình Đây là một môi trường thuận lợi cho ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng để không ngừng phát triển
Thứ hai là, Nhà nước đã thấy rõ hơn vai trò của bảo hiểm hoả hoạn và các
rủi ro đặc biệt trong nền kinh tế và đã quan tâm hơn đến việc phát triển thị trường bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, thể hiện rõ nhất qua việc ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định có liên quan tạo điêù kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng như xây dựng chiến lược, chính sách phát triển thị trường Đồng thời, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, các Ngành, các cấp như Bộ kế hoạch và đầu tư, sở kinh tế đối ngoại, UBND thành phố, Bộ tài chính cũng đã rất quan tâm đến công tác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt và đã có sự chỉ đạo kịp thời, có văn bản hướng dẫn về công tác này
Ví dụ như: Thông tư số 82/TC_CN ngày 31/12/91 của Bộ tài chính hướng dẫn việc thực hiện chỉ thị 332/HĐBT về bảo toàn vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước ghi rõ: "… Các doanh nghiệp cần mua bảo hiểm tài sản để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại đó ở các công ty bảo hiểm ở Việt Nam Khoản chi phí về bảo hiểm được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí giao thông của doanh nghiệp Nhà nước sẽ không cho ghi giảm vốn trong
Trang 38trường hợp tài sản bị tổn thất vì những rủi ro mà các công ty bảo hiểm trong nước đã triển khai những loại hình tương tự"
Một điều đáng chú ý nữa là: trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi lần thứ 3 được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996, điều 8 Chương IV quy định: "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự tại công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc tại công ty bảo hiểm khác được phép hoạt động tại Việt Nam" Như vậy, có thể nói các công ty bảo hiểm Việt Nam đã được Nhà nước tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở trong nước Bởi vì theo như Luật này thì các doanh nghiệp muốn mua bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thì bắt buộc phải mua tại Bảo Việt hoặc các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam vì lúc đó chưa có một công ty bảo hiểm nước ngoài nào được trực tiếp khai thác lĩnh vực bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam
Thuận lợi thứ 3 là sự ra đời và hoạt động của nhiều doanh nghiệp bảo
hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thuộc nhiều thành phần kinh tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh tích cực, thúc đẩy thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt phát triển Đồng thời, thông qua hoạt động tích cực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng, nhận thức của dân chúng về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ngày càng tăng lên
Thứ tư, sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông
tin đã, đang và sẽ tạo ra rất nhiều công cụ và giải pháp hữu ích, cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có thể nắm bắt và ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý, hạ thấp chi phí, mở rộng và đa dạng hoá các kênh phân phối
Tuy vậy, bên cạnh những điều kiện thuận lợi mà thị trường mang lại cho hoạt động khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn, bất cập đối với hoạt động này
Trang 392 KHÓ KHĂN
2.1 Về chủ thể tham gia thị trường
2.1.1 Các công ty bảo hiểm
Về phía các doanh nghiệp tham gia nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, do đây là một nghiệp vụ mới được tiến hành ở nước ta vài năm nên cán bộ làm nghiệp vụ bảo hiểm này còn chưa nhiều, số đã có thì chưa có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn chuyên sâu nên còn chưa nhanh nhạy trong việc nắm bắt được sự biến động của thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trong nền kinh tế mới Hơn nữa, cán bộ làm nhiệm vụ khai thác thị trường còn chưa biết tự chủ động đi tìm thị trường, nhất là chủ động tiến công vào một thị trường mới mẻ, còn rất rộng lớn và nhiều tiềm năng là thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đối với các xí nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình
Một khó khăn nữa đối với các công ty bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Việt Nam xuất phát từ tình hình cạnh tranh khốc liệt của các công ty trong
lĩnh vực này Tuy các công ty đã ký kết Thoả thuận chung về bảo hiểm hoả
hoạn và các rủi ro đặc biệt nhưng các công ty vẫn ra sức cạnh tranh với nhau
để giành giật khách hàng, tạo chỗ đứng cho riêng mình trên thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Việt Nam Và vì thế, nhiều công ty không ngại phải sử dụng nhiều kỹ thuật cạnh tranh mà nhiều khi là không lành mạnh để giành khách về phía mình Ví dụ, một công ty bảo hiểm đã ngang nhiên bước
qua Thoả thuận chung về mức phí tối thiểu để "giật phăng" dịch vụ bảo hiểm
từ một công ty khác, thậm chí thấp hơn 30% so với giá phí tối thiểu như trường hợp bảo hiểm cháy cho Harbour View với tỷ lệ phí chỉ là 0,085%
Cạnh tranh là tốt, nhưng phải là cạnh tranh lành mạnh mới mang lại những lợi ích tích cực về lâu về dài Chính vì thế, những hình thức cạnh tranh "thô sơ" mà các công ty bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Việt Nam đang sử dụng như: giảm phí đột ngột, mở rộng quá mức phạm vi bảo hiểm, nâng cao
Trang 40quá mức tỷ lệ hoa hồng và môi giới phí… sẽ rất dễ bị các công ty nước ngoài lợi dụng để đánh bật lại chính bản thân họ
2.1.2 Các nhà môi giới và các văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài
Hoạt động của các nhà môi giới và các văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài ở Việt Nam tuy có mang lại những lợi ích thiết thực cho thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt vốn rất mới mẻ này, nhưng trái lại, hoạt động của họ cũng ở một khía cạnh nào đó tạo ra sự lệch lạc cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, một thị trường vốn đang còn trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển Trên thực tế, một số nhà môi giới và cả một số văn phòng đại diện đã giới thiệu, tư vấn cho các công ty bảo hiểm gốc những hợp đồng với điều khoản quá rộng, điều kiện quá tốt và mức phí thấp (còn được gọi là hợp đồng toàn cầu) gây khó khăn cho các nhà tái bảo hiểm của Việt Nam Kết quả là các công ty bảo hiểm gốc của Việt Nam bắt buộc phải tái bảo hiểm tại các công ty tái bảo hiểm đã được các nhà môi giới hay các văn phòng đại diện này chỉ định trước Điều đó đã khiến cho số phí tái bảo hiểm chảy ra nước ngoài cao
2.1.3 Người mua
Chúng ta đều biết rằng Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, chậm phát triển, trình độ dân trí chưa cao và mới bắt đầu bước những bước đầu tiên vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa sau bao nhiêu năm thực hiện chế độ bao cấp về mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội Chính vì vậy, lãnh đạo một số doanh nghiệp, đơn vị, xí nghiệp vẫn còn mang nặng tư tưởng bao cấp, chưa thấy rõ được trách nhiệm phải bảo toàn vốn, mà một trong những cách hữu hiệu nhất là mua bảo hiểm, mà cụ thể là bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Mặt khác, khi ta chuyển sang chế độ tự chủ trong kinh doanh, nhiều đơn vị kinh doanh đã chưa thích ứng kịp nên làm ăn vẫn chưa hiệu quả, còn bị thua lỗ Do đó, trên thực tế, họ chưa có đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Còn đối với đa phần các doanh