Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam Thực trạng và Giải pháp
Trang 1Sinh viên thực hiện
Trần Thị Ngọc Thu
Trang 2C/PCharter PartyHợp đồng thuê tàu chuyếnCORCargo Outturn Report Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏngCSCCertificate of Shortlanded CargoGiấy chứng nhận hàng thiếuESCAPEconomic and Social
Commission for Asia and the Pacific
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình Dương
FBLFIATA Combined Transport Bill of Lading
Vận tải đơn đa phương thức của FIATA
FCLFull Container LoadHàng nguyên FIATAInternational Federation of
Freight Forwarders Associations
Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Giao nhận
IATAInternational Air Transport Association
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
ICAOInternational Civil Aviation Organization
Tổ chức Vận tải hàng không Dân dụng Quốc tế
LCLLess Container LoadHàng lẻLIFFALao International Freight
Forwarders Association
Hiệp hội Giao nhận Quốc tế LàoMTOMultimodal Transport OperatorNgười kinh doanh vận tải đa
phương thứcNVOCCNon Vessel Operating Common
Người vận tải công cộng không tàu
Trang 3ROROCReport on Receipt of CargoBiên bản kết toán nhận hàng với tàu
SDRSpecial Drawing RightQuyền rút vốn đặc biệt (đơn vị tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế -IMF)
TTClubThrough Transport Mutual Insurance Association Limited
Hội bảo hiểm trách nhiệm tươnghỗ vận tải đi suốt
UNDPUnited Nations Development Programme
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Vietnam National Foreign TradeForwading And Warehousing Corporation
Tổng công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương
VIFFASVietnam Freight Forwarders Association
Hiệp hội Giao nhận Việt NamWTOWorld Trade OrganizationTổ chức Thương mại Thế giới
Trang 4MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN 3
I Khái niệm về giao nhận và người giao nhận 3
1 Định nghĩa giao nhận và người giao nhận 3
2 Phạm vi các dịch vụ giao nhận 5
3 Vai trò của người giao nhận 6
II Sự cần thiết phải phát triển loại hình bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận 7
III Nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận 9
1 Với tư cách là đại lý 9
2 Với tư cách là người chuyên chở 12
IV Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận 14
1 Vài nét về Bảo hiểm trách nhiệm 14
2 Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận 15
V Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận 20
1 Rủi ro được bảo hiểm 20
2 Rủi ro loại trừ 23
3 Rủi ro hạn chế bảo hiểm 25
4 Giới hạn bảo hiểm 25
VI Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về việc bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận 26
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN TẠI VIỆT NAM 30
Trang 5I Tình hình hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam
trong những năm gần đây 30
1 Sự phát triển của giao nhận vận tải quốc tế tại Việt Nam 30
2 Tình hình giao nhận hàng hoá tại Việt Nam 35
II Đánh giá thực trạng hoạt động bảo hiểm trách nhiệm của người giaonhận trong hoạt động xuất nhập khẩu 36
1 Phạm vi áp dụng bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam 36
2 Sự tăng trưởng của hoạt động bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận 38
3 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 41
III Nội dung bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam 44
1 Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận theo Quy tắc của Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (BAOMINH) 44
2 Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận theo Quy tắc của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET) 45
IV Hợp đồng trong bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận 50
1 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận 50
2 Thời hạn bảo hiểm 53
3 Phí bảo hiểm 53
V Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận 56
1 Xác định thiệt hại và tổn thất 56
2 Khiếu nại đòi bồi thường 58
3 Hồ sơ khiếu nại 60
VI Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận 62
1 Các quy định của Việt Nam về bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận 62
Trang 62 Các quy định quốc tế về bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận
1 Các biện pháp đối với các cơ quan quản lý 67
2 Các giải pháp từ phía các công ty bảo hiểm 70
3 Biện pháp của người giao nhận vận tải 74
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài:
Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra một trong những mục tiêu quan trọng đólà phải tiếp tục đưa đất nước ta thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá Pháthuy nội lực của mình, đồng thời thực hiện "chương trình kinh tế đối ngoại" làmột chủ trương hoàn toàn đúng và phù hợp với xu thế phát triển của nhiều nướctrên thế giới.
Kinh doanh trong các lĩnh vực được mở rộng và phát triển với quy mô ngàycàng lớn thực sự trở thành một trong những cầu nối vững chắc cho các ngành kinhtế khác phát triển Giao nhận vận tải, đặc biệt vận tải đa phương thức là một loạihình kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh trong những năm gần đây Với thực tếngày nay, người giao nhận không chỉ đóng vai trò đại lý mà còn thực hiện vai tròngười chuyên chở dịch vụ vận tải - người chuyên chở Người giao nhận sẽ phảichịu trách nhiệm lớn hơn Vì vậy, bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận làkhông thể thiếu được nhằm bảo đảm an toàn trong kinh doanh cũng như để tăngchất lượng và quy mô của của dịch vụ giao nhận ở Việt Nam ngang tầm với cácnước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn về bảo hiểm trách nhiệm của người giaonhận vận tải chưa được nghiên cứu kỹ càng ở Việt Nam và việc phát triển loạihình bảo hiểm này tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn Với đề tài này, tôi xinđóng góp một số lý luận và giải pháp để phát triển loại hình bảo hiểm tráchnhiệm của người giao nhận vận tải ở Việt Nam.
2 Mục đích của việc nghiên cứu Khoá luận:
* Làm rõ cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn và sự cần thiết của bảo hiểm tráchnhiệm của người giao nhận vận tải
* Đưa ra biện pháp để mở rộng và phát triển dịch vụ bảo hiểm trách nhiệmcủa người giao nhận vận tải
* Đề ra biện pháp giúp người kinh doanh dịch vụ giao nhận xem xét ápdụng trong hoạt động của mình để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng cung cấpdịch vụ của mình.
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Trang 8* Phạm vi nghiên cứu: Tình hình giao nhận hàng hoá và bảo hiểm tráchnhiệm của người giao nhận từ năm 1990 đến nay.
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giao nhận và Bảo hiểm trách nhiệmcủa người giao nhận trên thế giới và Việt Nam.
4 Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứnglàm phương pháp nghiên cứu cơ bản Ngoài ra, khoá luận còn kết hợp sử dụngvới một số phương pháp khác như phân tích, so sánh, thống kê và diễn giải đểnghiên cứu và trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn
5 Nội dung nghiên cứu:
* Tên Khoá luận: "Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại ViệtNam: Thực trạng và giải pháp"
* Kết cấu của Khoá luận: Ngoài phần Lời nói đầu và Kết luận, Khoá luậnbao gồm có ba chương:
Chương I: Giới thiệu chung về bảo hiểm trách nhiệm của người giao
Chương II: Thực tiễn hoạt động bảo hiểm trách nhiệm của người giao
nhận tại Việt Nam
Chương III: Các giải pháp phát triển bảo hiểm trách nhiệm của người
giao nhận tại Việt Nam
6 Dự kiến kết quả đạt được:
* Khoá luận đưa ra một cái nhìn khái quát về người giao nhận và dịch vụgiao nhận vận tải.
* Chỉ ra sự cần thiết phải phát triển Bảo hiểm trách nhiệm của người giaonhận.
* Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hìnhbảo hiểm còn rất mới này ở Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN
I/ KHÁI NIỆM VỀ GIAO NHẬN VÀ NGƯỜI GIAO NHẬN
1 Định nghĩa giao nhận và người giao nhận
Trong mua bán quốc tế, người mua và người bán thường ở những vị trí cáchxa nhau Để có thể vận chuyển hàng hoá từ người bán sang người mua được cầnphải thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình chuyên chở nhưbao bì, đóng gói, bốc xếp, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng,xếp hàng lên tàu, chuyển tải, dỡ hàng và giao cho người nhận Tất cả nhữngcông việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận.
Vậy, giao nhận là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối,thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cuối cùng.Giao nhận thực chất là việc tổ chức vận chuyển hàng hoá và thực hiện tất cả cáccông việc liên quan đến vận chuyển hàng hoá đó.
Theo "Quy tắc mẫu của Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Giao nhận(International Federation of Freight Forwarders Associations - FIATA) về dịchvụ giao nhận" thì Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service) là bất kỳ loạidịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng góihay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến cácdịch vụ trên , kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thuthập chứng từ liên quan đến hàng hoá.
Theo Luật Thương mại Việt Nam thì " Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hànhvi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từngười gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ vàcác dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác củachủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọichung là khách hàng)"[8].
Trang 10Luật Thương mại xác định rõ nội dung của dịch vụ giao nhận hàng hoá làmột nghề gắn bó với mua bán hàng hoá nhưng lại liên quan chặt chẽ với cáchoạt động vận tải, bốc xếp, bảo quản
Hiện nay trên thế giới, dịch vụ giao nhận được coi là một nghề kinh doanhdịch vụ, một loại hình dịch vụ tổng hợp cần thiết cho hoạt động thương mại đặcbiệt là các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, là một ngành công nghiệp giaonhận (Forwarding Industry) thu hút nhiều sự chú ý của người làm dịch vụ giaonhận.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận thì được gọi là Người giao nhận(Forwarder, Freight Forwarder, Forwarder Agent).
FIATA định nghĩa về người giao nhận như sau: "Người giao nhận vận tảiquốc tế là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác màbản thân anh ta không phải là người vận tải Người giao nhận cũng đảm nhiệmthực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưukho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá" v.v [14]
Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng,người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác có đăng ký kinhdoanh dịch vụ giao nhận hàng hoá Luật Thương mại Việt Nam định nghĩa vềngười giao nhận như sau: "Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá là thươngnhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá" [8].Nói tóm lại, Người giao nhận phải có kiến thức rộng rãi về nghiệp vụ Thươngmại về Luật pháp (Luật Quốc gia và Quốc tế), về nhiều lĩnh vực liên quan nhưvận tải, hàng hải, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm Cùng với sự phát triểncủa thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong ngành vận tải mà dịch vụ giaonhận cũng được mở rộng hơn Người giao nhận ngày càng đóng vai trò quantrọng trong thương mại vận tải quốc tế Ở các nước khác nhau người giao nhậncó tên gọi khác nhau, như: "Người chuyên chở chính"(Principal Carier), "Đại lýhải quan"(Customs House Agent), "Môi giới hải quan"(Customs Broker), "Đạilý gửi hàng và giao nhận"(Shipping and Forwarding Agent), "Đại lý thanh
Trang 11toán"(Clearing Agent) Tuy nhiên, dù kinh doanh dưới tên gọi nào đi chăngnữa thì họ đều có một tên chung trong giao dịch quốc tế là "Người giao nhậnVận tải Quốc tế"(International Freight Forwarders) cùng kinh doanh các dịch vụgiao nhận.
2 Phạm vi các dịch vụ giao nhận
Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhận.Trừ khi bản thân người gửi hàng hay người nhận hàng muốn tự mình tham giavào bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, thông thường người giao nhận thaymặt họ lo liệu quá trình vận chuyển hàng hoá qua các cung đoạn cho đến tayngười nhận cuối cùng Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trựctiếp hay thông qua đại lý và những người thứ ba khác Người giao nhận cũng cóthể sử dụng đại lý của họ ở nước ngoài Do đó, phạm vi các dịch vụ của ngườigiao nhận là khá rộng, nó bao gồm các dịch vụ như:
- Chuẩn bị hàng hoá sẵn sàng để chuyên chở,
- Lựa chọn người vận tải, phương thức vận tải, tuyến đường thích hợp đểbảo đảm cho hàng hoá được vận chuyển một cách nhanh chóng, chính xác, antoàn và tiết kiệm,
- Thiết lập và thu thập các chứng từ cần thiết cho việc giao nhận theo yêucầu của khách hàng ,
- Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng,
- Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch đúng với luật lệ, tập quántừng địa phương tạo thuận lợi cho hàng hoá di chuyển nhanh chóng,
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá khi được chủ hàng yêu cầu,
- Đóng gói hoặc chia lẻ hàng hoá cho phù hợp với bản chất của hàng hoá,tuyến đường, phương thức vận tải và những luật lệ áp dụng nếu có ở nước xuấtkhẩu, nước quá cảnh và nước nhập khẩu,
- Thanh toán, thu đổi ngoại tệ,
- Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận hàng,
Trang 12- Lưu kho và bảo quản hàng hoá,
- Thanh toán các loại cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi, - Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải,
- Ghi nhận những tổn thất về hàng hoá nếu có và thông báo tổn thất vớingười chuyên chở,
- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại với người chuyên chở trong trườnghợp có tổn thất hàng hoá,
- Làm tư vấn cho khách hàng trong việc chuyên chở hàng hoá,
Hiện nay, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hoá thôngthường mà còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng như vậnchuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn, vận chuyển quần áomay mặc sẵn treo trên mắc đến thẳng các cửa hàng, hàng quá cảnh, hàng thamgia hội chợ, triển lãm Đặc biệt, trong những năm gần đây người giao nhận còncung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức đóng vai trò là MTO (MultimodalTransport Operator) và phát hành chứng từ vận tải.
3 Vai trò của người giao nhận
Trong xu thế phát triển ngày càng nhanh của vận tải container, vận tải đaphương thức, người giao nhận không chỉ làm đại lý, người nhận uỷ thác mà còncung cấp các dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một Người chuyên chở(Carrier), Người gom hàng (Cargo Consolidator), Người kinh doanh vận tải đaphương thức (Multimodal Transport Operator - MTO):
a Người gom hàng (Cargo Consolidator): ở Châu Âu, người giao nhận từ
lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận tải đường sắt Đặc biệttrong vận tải hàng hoá bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếuđược nhằm thu gom hàng lẻ (Less Container Load - LCL) thành hàng nguyên(Full Container Load - FCL), để tận dụng sức chở của container và giảm cướcphí vận tải Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là ngườichuyên chở hoặc chỉ là đại lý.
Trang 13b Đại lý (Agent): Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm
của người chuyên chở Họ chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàngvà người chuyên chở như là đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửihàng Người giao nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thựchiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủtục hải quan, lưu kho, thuê và cho thuê vỏ container, thuê tàu, thuê khoang tàu trên cơ sở hợp đồng uỷ thác.
c Người chuyên chở (Carrier): Người giao nhận ngày nay còn đóng vai trò
là người chuyên chở Người giao nhận sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải vớichủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơikhác.
d Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO): Trong trường hợp
người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức có nghĩa là việc vậnchuyển hàng hoá được thực hiện bởi ít nhất hai phương thức vận tải từ nơi xếphàng đến nơi dỡ hàng ở những nước khác nhau hoặc dịch vụ vận tải từ cửa đếncửa (door to door service) thì khi đó với các kỹ thuật nghiệp vụ khác nhau ngườigiao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức MTO làngười am hiểu về nhiều loại phương tiện vận chuyển, biết áp dụng từng phươngthức vận chuyển để tổ chức quá trình vận tải một cách tốt nhất, an toàn nhất vàtiết kiệm nhất MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm đối vớihàng hoá và chính vì vậy mà người giao nhận còn được gọi là "Kiến trúc sư củavận tải" (Architect of Transport).
II/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH BẢO HIỂMTRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN
Trong quá trình tiến hành giao nhận, người giao nhận phải chịu trách nhiệmđối với những việc làm của mình hoặc người thay mặt mình, khi họ hoạt độngvới danh nghĩa đại lý, người vận tải hay người tổ chức vận tải đa phương thức.Dù hoạt động với danh nghĩa đại lý hay với tư cách là người kinh doanh vận tảiđa phương thức, người giao nhận đều phải chịu trách nhiệm về những hành vi sơsuất của mình Khi hoạt động với tư cách là người kinh doanh vận tải đa
Trang 14phương thức, người giao nhận không những phải chịu trách nhiệm về hành vi,thiếu sót của mình mà còn phải chịu trách nhiệm về những hành vi, sơ suất haylỗi lầm của người làm công cho mình hay người mà anh ta sử dụng dịch vụ.Người giao nhận cũng phải chịu trách nhiệm với người thứ ba khi người giaonhận gây thiệt hại cho họ trong quá trình cung cấp dịch vụ Để đảm bảo khảnăng tài chính và sự ổn định trong kinh doanh thì các công ty giao nhận phảimua bảo hiểm trách nhiệm của mình khi ký hợp đồng giao nhận với khách hàng.
Hiện nay ở Việt Nam, do hoạt động giao nhận không còn là độc quyền củamột số công ty giao nhận nữa, vì thế hàng loạt các công ty giao nhận đã xuấthiện làm cho thị trường giao nhận hết sức nhộn nhịp Tuy vậy, theo quy định củacủa FIATA thì chỉ có một số công ty giao nhận có đủ điều kiện tham gia bảohiểm trách nhiệm của người giao nhận, vì muốn mua bảo hiểm trách nhiệm dânsự của người giao nhận thì hợp đồng giao nhận phải được ký kết phù hợp với tậpquán thương mại quốc tế hoặc các điều kiện kinh doanh chuẩn của Hiệp hội giaonhận Việt Nam (VIFFAS) Ở Việt Nam, nhiều công ty cung cấp các dịch vụgiao nhận là các công ty giao nhận tư nhân Thậm chí các công ty kinh doanhcác lĩnh vực không liên quan đến giao nhận cũng cung cấp dịch vụ giao nhận, họkhông có đủ các điều kiện cần thiết và không có nghiệp vụ giao nhận Vì vậy,việc ký kết các hợp đồng giao nhận phù hợp với tập quán quốc tế hay điều kiệnkinh doanh chuẩn của VIFFAS là điều không thể thực hiện được Do đó nhiềucông ty giao nhận phải tự bảo hiểm cho mình, điều này thường vượt quá khảnăng tài chính của họ, hay nói cách khác là các công ty giao nhận không thể tựbảo hiểm cho mình được
Chủ hàng khi ký hợp đồng với người giao nhận, họ không thể yên tâm nếungười giao nhận không mua bảo hiểm trách nhiệm Bảo hiểm hàng hoá thườngkhông hoàn toàn đảm bảo bồi thường cho người chủ hàng, vì nhiều trường hợp tổnthất về hàng hoá không thuộc phạm vi bảo hiểm của người bảo hiểm hàng hoá.Việc yêu cầu các công ty giao nhận bồi thường tổn thất diễn ra vô cùng phức tạp,khó khăn, nhiều khi tổn thất có thể lại lớn hơn khả năng tài chính của các công ty
Trang 15xuất nhập khẩu, gây nên một tình trạng lộn xộn trong giao nhận hàng hoá ở cảng.Nhân viên của các công ty xuất nhập khẩu này thường không có nghiệp vụ giaonhận chuyên nghiệp nên tiến hành giao nhận chậm chạp, không có tổ chức và dễxảy ra tổn thất và gây nhiều hiện tượng tiêu cực.
Do các công ty giao nhận Việt Nam không mua bảo hiểm trách nhiệm nênphần lớn người xuất nhập khẩu nước ngoài thường lựa chọn các công ty giaonhận nước ngoài để uỷ thác việc giao nhận hàng mà không chọn các công tygiao nhận Việt Nam Các công ty giao nhận Việt Nam mất đi một nguồn thungoại tệ đáng kể khi phải nhận lại dịch vụ giao nhận từ các công ty giao nhậnnước ngoài thông qua các hợp đồng đại lý.[5]
Khi người giao nhận được công nhận là thành viên chính thức của FIATAhoặc là thành viên chính thức của Hiệp hội quốc gia là thành viên của FIATA thìngười giao nhận được tự mình phát hành vận tải đơn đa phương thức FBL(FIATA Combined Transport Bill of Lading) và thực hiện vai trò của một ngườicung cấp chính của dịch vụ vận tải Để đảm bảo quyền lợi, người giao nhận cầnphải bảo hiểm trách nhiệm của mình khi phát hành vận đơn và thực hiện vai tròcũng như chịu trách nhiệm của người chuyên chở.
III/ NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN
Người giao nhận dù hoạt động với danh nghĩa là đại lý hay người chuyênchở thì đều phải chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất của mình.
1 Với tư cách là đại lý
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những hành vi hay sơ suấtcủa bên thứ ba ( người chuyên chở, người nhận lại dịch vụ giao nhận ) miễm làchúng minh được mình đã cẩn thận một cách thích đáng khi tiến hành lựa chọnbên thứ ba.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, người giao nhận hoặcngười làm công của anh ta có thể phạm sai sót hoặc nhầm lẫn ( theo ngôn ngữbảo hiểm là "lỗi lầm sai sót - errors and omissions" không phải do cố ý hay coithường nhưng gây ra thiệt hại về tài chính cho khách hàng hoặc gây nên tổn thất
Trang 16về hàng hoá thì người giao nhận phải chịu trách nhiệm Các trường hợp màngười giao nhận phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tự tiến hành bao gồm:
+ Giao hàng khác với chỉ dẫn của khách của khách hàng như đã thoảthuận trong hợp đồng Mắc phải những lỗi lầm nghiệp vụ như xếp dỡ khôngtheo chỉ dẫn trên bao bì hàng hoá như tránh mưa, nắng, đổ vỡ
+ Quên không mua bảo hiểm cho hàng mặc dù đã có chỉ dẫn của kháchhàng có thể vì quên hoặc có thể cố tình không mua vì cho là không quan trọng.Dù bất kỳ lý do gì thì trách nhiệm vẫn thuộc về người giao nhận Nếu lô hàng bịtổn thất trên đường vận chuyển, không được đền bù vì không mua bảo hiểm, nếungân hàng phát hành thư tín dụng bảo hiểm thì lúc này người giao nhận phảichịu trách nhiệm đền bù tất cả những thiệt hại đó cho chủ hàng.
+ Sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan.
+ Chở hàng đến sai địa điểm Một lý do đơn giản là do không quy định cụthể địa điểm trong hợp đồng vận tải, người vận tải có thể sẽ đưa hàng đến địađiểm khác trong khu vực gây thiệt hại tài chính cho chủ hàng do tốn một khoảnchi phí để đưa hàng về đúng địa điểm Chí phí đó dĩ nhiên là người giao nhậncuối cùng phải gánh chịu do sơ suất của anh ta khi ký kết hợp đồng vận tải.
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận.
+ Không thực hiện sự cần mẫn hợp lý khi thay mặt khách hàng lựa chọnngười chuyên chở, thủ kho hoặc các đại lý khác.
+ Giao hàng không lấy vận đơn: người giao nhận có trách nhiệm lấy vậnđơn từ người vận tải để giao cho chủ hàng và còn phải kiểm tra xem nội dungghi trong vận đơn đã chính xác chưa, yêu cầu điều chỉnh lại nếu phát hiện có saisót Vì một lý do nào đó mà người giao nhận quên không lấy vận đơn, lỗi lầmnghiệp vụ này tương đối nghiêm trọng Như vậy người nhận hàng không thểnhận được hàng và người bán hàng cũng sẽ không nhận được tiền thanh toán.Điều này, tất yếu dẫn đến thiệt hại về tài chính và thiệt hại đó người giao nhậnphải gánh chịu vì đó là lỗi lầm của anh ta.
Trang 17+ Tái xuất hàng không tuân theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế.+ Không thông báo cho người nhận hàng Sau khi giao hàng lấy chứng từvận tải gửi cho người nhận hàng, người giao nhận còn phải thông báo cho ngườinhận hàng về hành trình vận chuyển, dự kiến thời gian dỡ hàng để người nhậnhàng có kế hoạch chuẩn bị việc nhận hàng tránh những thiệt hại không cần thiếtcho mình và chủ hàng Nếu người nhận hàng không được báo trước thì rất cóthể sẽ phát sinh nhiều chi phí do lưu tàu, lưu kho, giao hàng chậm cho kháchhàng nơi đến Nếu thuộc trách nhiệm của người giao nhận thì anh ta phải chịumột hậu quả mà đôi khi còn lớn hơn nhiều so với tiền công dịch vụ mà anh tanhận được.
+ Giao hàng mà không thanh toán được tiền từ người nhận hàng.
+ Giao hàng không đúng chủ Thông thường người chuyên chở hoặc đạilý của anh ta giao hàng trên cơ sở vận đơn Song có những lúc có thể do nhiềungười cùng nhận hàng ( đối với hàng lẻ ) hoặc đối với các loại hàng có bao bìgiống nhau hoặc gần giống nhau người ta vẫn có thể giao nhầm hàng cho ngườinhận Những chi phí đó người giao nhận sẽ phải gánh chịu trước khi anh ta quylỗi cho một ai đó.
+ Chịu trách nhiệm về thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba màmình gây ra.
2 Với tư cách là người chuyên chở
Người giao nhận chịu trách nhiệm đối với hành vi và sơ suất của mìnhcũng như người mà mình thuê.
Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏngcủa hàng hoá và chậm giao hàng: đây là trách nhiệm lớn nhất của người giaonhận khi đóng vai trò là người chuyên chở Khi đóng vai trò người chuyên chở,người giao nhận có thể đóng vai trò là người thầu chuyên chở hay người chuyênchở thực tế Dù trong trường hợp nào thì người giao nhận cũng phải chịu tráchnhiệm về hàng hoá từ nơi nhận hàng để chở đến nơi giao hàng mà quá trình nàycó thể gồm nhiều phương thức vận tải khác nhau.
Trang 18Trách nhiệm của người chuyên chở gồm ba nội dung cơ bản:- Cơ sở trách nhiệm ( Basic of Liability)
- Thời hạn trách nhiệm ( Period of Responsibility)- Giới hạn trách nhiệm ( Limits of Liability)
Trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai trò là người chuyên chởđường biển
Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hoá được quyđịnh trong các Công ước quốc tế và các Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệnnay có ba quy tắc song song tồn tại đồng thời có hiệu lực là: Quy tắc Hague(Hague Rules); Quy tắc Hague - Visby (Hague-Visby Rules) và Quy tắcHamburg (Hamburg Rules).
Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hoá theo ba Quy tắc trênlà khác nhau và tăng dần từ Quy tắc Hague đến Quy tắc Hamburg.
Trang 19Trách nhiệm của người chuyên chở dựa trên nguyên tắc "Lỗi hoặc sơ suấtsuy đoán" có nghĩa là khi có tổn thất thì suy đoán rằng người chuyên chở có lỗi,muốn thoát lỗi người chuyên chở phải chứng minh là mình không có lỗi.
* Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở:
Cả hai Quy tắc Hague và Hague-Visby đều quy định: Người chuyên chởchịu trách nhiệm về hàng hoá kể từ khi hàng được xếp lên tàu ở cảng đi cho đếnkhi hàng được dỡ khỏi tàu tại cảng đến Tổn thất của hàng hoá trước khi hàngxếp lên tàu và sau khi hàng dỡ khỏi tàu sẽ không được người chuyên chở bồithường.
Quy tắc Hamburg quy định thời hạn trách nhiệm rộng hơn, chủ yếu là thờigian trước khi xếp hàng lên tàu và thời gian sau khi dỡ hàng khỏi tàu Cụ thể,người chuyên chở chịu trách nhiệm kể từ khi anh ta nhận hàng từ người gửihàng hoặc từ người thứ ba khác có thẩm quyền tại cảng xếp hàng tiếp tục trongsuốt quá trình chuyên chở cho đến khi anh ta giao hàng cho người nhận hànghoặc đại diện người nhận hàng tại cảng dỡ.
* Giới hạn trách nhiệm:
- Theo Quy tắc Hague thì người chuyên chở không chịu trách nhiệm về hưhỏng, mất mát của hàng hoá vượt quá 100 bảng Anh (GBP) cho một kiện hànghay đơn vị đóng hàng trừ khi tính chất và trị giá hàng hoá được người gửi hàngkhai trước khi xếp hàng và đã nêu trong vận đơn.
- Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở quy định trong Quy tắcHague-Visby ở mức tiền cao hơn là 30 Fr cho một kg trọng lượng hàng hoá cảbì (tương đương 2SDR - Special Drawing Rights) hoặc 10.000 Fr cho một kiệnhoặc một đơn vị (tương đương với 666.67SDR).
- Theo Quy tắc Hamburg thì giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đãtăng lên rất nhiều so với hai Quy tắc trên: 835 SDR cho một kiện hay đơn vịchuyên chở hoặc 2,5 SDR cho một kg hàng hoá cả bì bị mất Đối với các nướckhông phải là thành viên của IMF hoặc những nước mà luật lệ cấm sử dụngđồng SDR thì có thể tuyên bố tính giới hạn trách nhiệm theo đơn vị tiền tệ
Trang 20(monetary unit - mu) với mức tương ứng là 12.500 mu/kiện hay đơn vị hoặc37,5 mu/kg hàng hoá cả bì bị mất mát, hư hỏng.[2]
IV/ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN
1 Vài nét chung về bảo hiểm trách nhiệm:
Có thể định nghĩa về Bảo hiểm như sau:" Bảo hiểm là một sự cam kết bồithường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại,mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điềukiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộpmột khoản tiền gọi là phí bảo hiểm" [3]
Như vậy, Bảo hiểm là một biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất để khắc phụchậu quả của rủi ro Nếu xét theo đối tượng bảo hiểm thì có các loại hình bảohiểm khác nhau như: Bảo hiểm con người, Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm tráchnhiệm
Bảo hiểm trách nhiệm là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệmcủa người được bảo hiểm đối với người thứ ba Đối tượng của bảo hiểm tráchnhiệm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm Bên thứ ba có thể làpháp nhân hoặc cá nhân bị thiệt hại về thân thể hoặc tài sản do một tai nạn haysự cố mà người được bảo hiểm gây ra Vì vậy, trong quan hệ bảo hiểm tráchnhiệm dân sự bên bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm đối với phần tráchnhiệm của người được bảo hiểm Mặt khác giữa bên bảo hiểm, bên được bảohiểm với người thứ ba không có quan hệ hợp đồng mà giữa họ chỉ có mối quanhệ phụ thuộc phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm giữa bên bảo hiểm với người đượcbảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Mối quan hệ phụ thuộc giữa người bảo hiểm, người được bảo hiểm vớingười thứ ba chỉ trong phạm vi thanh toán tiền bảo hiểm Bên bảo hiểm bồithường cho bên mua bảo hiểm hoặc trả trực tiếp cho người thứ ba theo yêu cầucủa bên mua bảo hiểm số thiệt hại do bên mua bảo hiểm gây ra cho người thứ batheo mức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Trang 21Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) gồm có: Bảo hiểm TNDS chủtàu,Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới, Bảo hiểm TNDS chủ công trình; Bảo hiểmTNDS hàng không, Bảo hiểm TNDS của người giao nhận
2 Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận:
2.1 Khái niệm:
Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận vận tải quốc tế là bảo hiểmnhững thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của người giao nhận vận tải đối vớingười thứ ba trong hoạt động giao nhận vận tải Quốc tế của mình Đó là nhữngtrách nhiệm pháp lý đối với những tổn thất và thiệt hại mà họ phải gánh chịu dolỗi lầm, sơ suất về nghiệp vụ không những của bản thân họ và của người làmcông cho họ mà cả đối với lỗi của những người mà họ sử dụng làm các dịch vụđể thực hiện hợp đồng với khách hàng của họ [6]
Người giao nhận dù hoạt động với tư cách là đại lý hay người chuyên chởđều phải chịu rách nhiệm về công việc của mình làm Đặc biệt trong vận tải đaphương thức, người giao nhận đảm nhận việc tổ chức vận tải, thu xếp mọi côngviệc cần thiết cho hàng đi suốt và giao hàng ở nơi đến Vì vậy, người giao nhậnphải tự mình tính toán lo toan mọi việc không chỉ đơn thuần thi hành chỉ thị củangười uỷ thác, họ không những phải chịu trách nhiệm về tổn thất do sai sốt lỗilầm của bản thân và nhân viên của mình mà còn cả của người thứ ba do họ sửdụng trong dịch vụ.
2.2 Phân loại bảo hiểm trách nhiệm:
a/ Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đầy đủ:
Người giao nhận hoạt động trên cơ sở điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn đãquy định giới hạn trách nhiệm của mình có quyền hoặc chỉ bảo hiểm tráchnhiệm hữu hạn hoặc bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đầy đủ Tuy nhiên, đôi khitoà án có thể bác bỏ các điều khoản trong Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn vìdựa trên các cơ sở khác cho rằng chúng không hợp lý hoặc không vững chắc chonên tốt hơn hết là người giao nhận nên bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đầy đủ,cho dù phí bảo hiểm sẽ phải cao hơn loại bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn.
Trang 22b/ Bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn:
- Trên cơ sở các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy định giới hạn tráchnhiệm của người giao nhận, anh ta có quyền lựa chọn chỉ mua bảo hiểm chotrách nhiệm hữu hạn đó.
- Người giao nhận có quyền chấp nhận mức miễm bồi thường cho ngườibảo hiểm và anh ta phải tự bảo hiểm cho phần tổn thất dưới mức này Mức miễnbồi thường càng cao phí bảo hiểm càng thấp song có nguy cơ là người giao nhậnphải đối mặt với nhiều khiếu nại nhỏ gộp thành những số tiền lớn không đượcngười bảo hiểm bồi thường lại.
- Người giao nhận cũng có thể giảm chi phí bảo hiểm hiểm bằng cách hạthấp giới hạn bảo hiểm của mình Giới hạn này chỉ hợp lý khi nó căn cứ vàokinh nghiệm về những khiếu nại mà anh ta đã gặp phải song có nguy cơ là anhta phải chịu tổn thất nặng nề do bị khiếu nại lớn vượt quá giới hạn bảo hiểmtrên.
c/ Bảo hiểm trách nhiệm tột đỉnh:
Theo loại bảo hiểm này, người giao nhận phải chào khách hàng mua bảohiểm tột đỉnh (Top-up) để bảo vệ trách nhiệm của người giao nhận vượt quánhững giới hạn đã nêu ra bằng cách trả thêm cho người bảo hiểm hàng hoá phụphí bảo hiểm Mặt dù kiểu bảo hiểm này thuận lợi cho cả người giao nhận vàkhách hàng song dường như chỉ phổ biến ở những nước Châu Âu.
d/ Bảo hiểm gộp:
Ở một số nước các Hội giao nhận quốc gia thành lập kế hoạch gộp về bảohiểm trách nhiệm cho các tổ chức thành viên của mình Hội sẽ thay mặt các tổchức thành viên để tiến hành mua bảo hiểm trách nhiệm chung cho cả Hiệp hội.Kế hoạch bảo hiểm gộp có một số ưu điểm là:
- Tạo điều kiện cho hội thay mặt hội viên của mình thương lượng cước phíbảo hiểm có lợi.
Trang 23- Tạo điều kiện cho hội ban hành một tiêu chuẩn bảo hiểm tối thiểu đối vớicác hội viên và tổ chức hợp lý hoá chứng từ trên cơ sở bảo hiểm đã được tiêuchuẩn hoá.
Bên cạnh đó, loại bảo hiểm này cũng có một số nhược điểm như:
- Có thể làm mất các yếu tố tích cực thúc đẩy việc ngăn ngừa rủi ro và hạnchế khiếu nại, dẫn tới việc các hội viên tiết lộ những thông tin có tính chất bímật của hội và những người cạnh tranh có thể sử dụng chính các thông tin nàyđể chống lại Hội.
- Việc áp đặt cả một cơ cấu phí bảo hiểm thống nhất sẽ khiến cho nhữngngười điều hành giỏi phải hỗ trợ cho những người điều hành tồi Do đó nó có thểlàm thủ tiêu tác dụng của các yếu tố tích cực thúc đẩy việc ngăn ngừa rủi ro vàhạn chế khiếu nại.
Là một người giao nhận chúng ta cần nắm vững được tính chất, đặc trưngcủa các nguồn bảo hiểm và các hình thức bảo hiểm khác nhau, căn cứ vào nhiệmvụ cụ thể mà khách hàng giao phó cùng với tính chất của công việc để từ đó cóthể lựa chọn các nguồn bảo hiểm và các hình thức bảo hiểm an toàn và hợp lýcho hoạt động kinh doanh của mình.
2.3 Thị trường bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận
Hiện nay người giao nhận vận tải được bảo hiểm trách nhiệm từ một số thịtrường như:
a/ Thị trường tự do: Là nơi các công ty bảo hiểm thương mại tiến hành
cung cấp nhiều loại bảo hiểm khác nhau kể cả bảo hiểm trách nhiệm Hình thứcnày không phải công ty bảo hiểm nào cũng có nhưng ở các nước Châu Âu, Mỹthì chỉ có các công ty bảo hiểm lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu trên.
b/ Thị trường bảo hiểm Lloyd's of London:
Lloyd's of London bảo hiểm cho các hội viên của mình là các Công ty bảohiểm, các Công ty này chỉ tham gia bảo hiểm một tỷ lệ rủi ro thông qua một hệthống tổ chức nghiệp đoàn Lloyd's of London là Hiệp hội của các nhà bảo hiểmvà các nhà môi giới bảo hiểm quan tâm đến việc bảo hiểm các rủi ro trên biển
Trang 24cũng như không ở trên biển Bản thân Lloyd's of London không tiến hành kinhdoanh mà hoạt động như một cơ quan quản lý, xây dựng các quy tắc cho cácthành viên và cung cấp sự dàn xếp để giúp đỡ họ trong kinh doanh, mọi hoạtđộng kinh doanh đều do các thành viên tiến hành hoặc riêng rẽ hoặc thành nhómgọi là xanhdica và cùng nhay tạo thành một thị trường có sức cạnh tranh lớn.[7]
c/ Thị trường bảo hiểm tương hỗ:
Là hình thức tự bảo hiểm tập thể của tất cả những người có chung lợi ích(đối với người giao nhận là Hiệp hội những người giao nhận của nước đó) Nếumột người giao nhận là hội viên của Hiệp hội đó, hàng năm phải đóng mộtkhoản lệ phí cho Hội đến lúc nào đó nếu gặp rủi ro Hiệp hội sẽ hỗ trợ kinh phícho hội viên của mình để giải quyết hậu quả.
Hiện nay có Hội bảo hiểm trách nhiệm tương hỗ vận tải đi suốt (ThroughTransport Mutual Insurance Association Limited) gọi tắt là TTClub được thànhlập năm 1968 tại London TTClub là Hội duy nhất mà trong đó những người vậntải đa phương thức tham gia cùng gánh chịu những rủi ro chung và tái bảo hiểmnhững rủi ro thông qua sự quản lý khéo léo của Hội TTClub cấp một số loạihình bảo hiểm như: [16]
- Bảo hiểm cho người giao nhận và người vận tải công cộng không tàu(Non Vessel Operating Common Carrier - NVOCC): Bảo hiểm trách nhiệm điềuhành kể cả sơ suất về nghiệp vụ và mất mát tổn thất thiết bị.
- Bảo hiểm cho người khai thác tàu: Bảo hiểm đối với những mất mát tổnthất về thiết bị và trách nhiệm bên thứ ba.
- Bảo hiểm cho người điều hành bãi, cảng: Bảo hiểm đối với trách nhiệmđiều hành và những mất mát và tổn thất về thiết bị.
- Bảo hiểm cho người cho thuê container: Bảo hiểm những mất mát và tổnthất đối với container đang cho thuê và chi phí tìm kiếm hoặc phục hồi nếungười đi thuê phá sản, mất mát và tổn thất đối với các container đã hết hạn thuêvà trách nhiệm của bên thứ ba.
Trang 25TTClub không chỉ bảo hiểm cho người giao nhận vận chuyển hàng hoábằng đường biển, hàng không mà còn bảo hiểm cho người điều hành vận tải nộiđịa như vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường sông.
d/ Môi giới bảo hiểm:
Ở nhiều nước trên thế giới, có những người làm môi giới bảo hiểm cóchuyên môn về lĩnh vực này bên cạnh khả năng giao dịch với các công ty bảohiểm mà còn cung cấp dịch vụ tư vấn cho người giao nhận về phương thứcphòng chống tổn thất, hạn chế rủi ro và làm các thủ tục khiếu nại
Trang 26V/ PHẠM VI BẢO HIỂM CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGƯỜIGIAO NHẬN
Khi mua bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận sẽ được bảo hiểm đối vớicác rủi ro trong phạm vi mà anh ta phải gánh chịu trong việc cung cấp trực tiếphoặc qua người ký hợp đồng phụ các dịch vụ được bảo hiểm của người giaonhận Nếu người giao nhận là chủ sở hữu hoặc hoặc cho thuê thiết bị để sử dụngtrong các dịch vụ được bảo hiểm thì có thể được bảo hiểm theo điều kiện bảohiểm thiết bị.
TTClub đã ban hành Quy tắc về bảo hiểm trách nhiệm của người giaonhận vào tháng 1 năm 1989 Quy tắc này quy định phạm vi bảo hiểm trách
nhiệm của người giao nhận đối với tổn thất, hư hỏng của hàng hoá và nêu rõnhững rủi ro được bảo hiểm bồi thường, những rủi ro loại trừ và rủi ro hạn chếbảo hiểm [15]
1 Rủi ro được bảo hiểm:
a/ Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận đối với khách hàng:
Người giao nhận được bảo hiểm về trách nhiệm đối với những rủi ro sau:
- Mất mát hoặc hư hỏng vật chất về hàng hoá và tổn thất có tính chất dohậu quả phát sinh từ mất mát hoặc hư hỏng ấy.
- Thiệt hại tài chính -"Lỗi lầm và sai sót": bất kỳ thiệt hại tài chính màkhách hàng của người giao nhận phải gánh chịu do phát sinh từ việc người giaonhận không thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ theo hợp đồng củangười giao nhận bao gồm việc chậm trễ hoặc giao hàng không theo đúng chỉdẫn, đình chỉ giao hàng hoặc không giao đủ chứng từ có liên quan về quyền sởhữu.
b/ Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận đối với Hải quan:
Người giao nhận được bảo hiểm đối với những rủi ro phát sinh do vi phạmquy định xuất nhập khẩu sau:
Trang 27- Trách nhiệm đối với các khoản tiền phạt hoặc các khoản tiền khác do nhàđương cục bắt người giao nhận hoặc bất kỳ người nào khác đại diện cho ngườigiao nhận phải nộp.
- Trách nhiệm đối với thuế hải quan, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tănghoặc các chi phí tài chính tương tự mà nhà đương cục bắt người giao nhận hoặcngười đại diện cho người giao nhận phải nộp Các khoản đó lẽ ra không phảinộp nếu không vi phạm các quy định xuất nhập khẩu.
- Tịch thu tài sản bởi nhà đương cục, bao gồm cả thiết bị được bảo hiểmcủa người giao nhận (nếu có).
c/ Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận đối với người thứ ba:
* Người giao nhận được bảo hiểm về trách nhiệm không theo hợp đồng củangười giao nhận đối với:
- Mất mát hoặc tổn thất vật chất về tài sản của bên thứ ba và tổn thất có tínhchất hậu quả phát sinh từ tổn thất trong hư hỏng ấy.
- Người thứ ba chết hoặc thương tật hoặc ốm đau (bao gồm viện phí, chiphí y tế, chi phí chôn cất) đối với bất kỳ bên thứ ba nào và hậu quả của việc đó.
* Người giao nhận cũng được bảo hiểm về trách nhiệm theo hợp đồng đểbồi thường cho người khác loại trừ người được được bảo hiểm hay người đượcđồng bảo hiểm về trách nhiệm đối với bên thứ ba mà người đó phải gánh chịu.Người giao nhận phải gánh chịu trách nhiệm ấy một mình do các điểm sau:
- Hợp đồng cho thuê thiết bị để sử dụng trong các dịch vụ cần bảo hiểm củangười giao nhận.
- Người giao nhận cũng được bảo hiểm về trách nhiệm theo hợp đồng củahọ đối với người thầu phụ hoặc đối tác liên doanh dịch vụ đối với tổn thất vậtchất về tài sản của anh ta, bao gồm cả hậu quả của tổn thất đó nếu phát sinhtrách nhiệm trong hợp đồng ký với họ.
d/ Bảo hiểm thiết bị: (container, xe rơ moóc, thiết bị bốc dỡ )
Theo Quy tắc bảo hiểm của TTClub thì vấn đề bảo hiểm thiết bị của ngườigiao nhận được nêu ra như sau:
Trang 28- Người giao nhận có thể mua bảo hiểm cho bất kỳ thiết bị nào mà anh tasử dụng trong các dịch vụ được bảo hiểm của anh ta.
- Thiết bị được bảo hiểm cùng với tổng giá trị được bảo ở thời điểm bắtđầu của năm kế toán đều phải được kê khai trong giấy chứng nhận tham gia bảohiểm của người giao nhận Đồng thời không thể giảm giá trị được bảo hiểm củahạng mục thiết bị được bảo hiểm của anh ta trong năm kế toán đó.
- Các loại thiết bị được bảo hiểm, số lượng các hạng mục của mỗi loại cóliên quan, tổng giá trị được bảo hiểm theo rủi ro vào ngày chỉnh lý phải được ghitrong bản kê khai của người giao nhận Người giao nhận sẽ được bảo hiểm thiếtbị của họ khi gặp các rủi ro sau:
- Thiệt hại vật chất hoặc tổn thất đối với thiết bị được bảo hiểm của ngườigiao nhận phát sinh do bất kỳ nguyên nhân bất ngờ nào.
- Bất kỳ khoản đóng góp tổn thất chung hoặc chi phí cứu hộ nào phải chịuđối với thiết bị được bảo hiểm của người giao nhận.
e/ Các chi phí:
* Người giao nhận được bảo hiểm đối với các chi phí điều tra, bào chữa,làm giảm nhẹ khiếu nại, các chi phí mà người giao nhận phải chi ra sau bất kỳtai nạn nào phát sinh hoặc có thể phát sinh một khiếu nại theo hợp đồng bảohiểm của người giao nhận trong:
- Việc điều tra tai nạn, bảo vệ quyền lợi của người giao nhận liên quan tớisự việc đó, ví dụ như các chi phí luật sư, giám định viên, chuyên gia
- Tránh hoặc giảm thiểu khiếu nại đó.
* Các chi phí phụ trội của người giao nhận phải trả thêm trong việc gửihàng đến đúng địa điểm do việc hàng đã bị gửi sai địa chỉ.
* Các chi phí phụ trội người giao nhận phải trả thêm trong việc xử lý hànghoặc hạng mục thiết bị được bảo hiểm tiếp sau sự cố đối với hàng hoặc thiết bịnhư vậy.
* Các chi phí người giao nhận phải trả đối với việc kiểm dịch, diệt trùng
Trang 29* Phần đóng góp của hàng hoá trong tổn thất chung và cứu hộ mà ngườigiao nhận phải chịu trách nhiệm và không thể đòi lại được từ khách hàng phầnđóng góp đó [12]
2 Rủi ro loại trừ:
a/ Rủi ro loại trừ chung:
Cố ý giao hàng không lấy vận đơn hoặc chứng từ sở hữu có thể do thế lựccủa một người hoặc bảo đảm của ngân hàng Trong trường hợp này, người giaonhận chỉ còn cách khiếu nại đòi bồi thường với khách hàng chứ không phải vớingười bảo hiểm.
- Phát hành vận đơn hoàn hảo cho hàng đã bị tổn thất hoặc để lùi ngày trênvận đơn khi có thư bảo đảm của người xếp hàng (theo luật của một số nước thưđảm bảo này bị coi là gian trá và không có hiệu lực khiếu nại người gửi hànghay người bảo đảm).
- Cố ý khai sai về loại hàng hoá hoặc khối lượng với chủ tàu: đây là nhữngthủ đoạn gian trá không được người bảo hiểm bồi thường hậu quả.
- Không thu được cước phí vận chuyển của khách hàng Đây là một rủi rotín dụng mà người giao nhận phải chiụ trừ phi anh ta có bảo hiểm tín dụng hoặcgiấy cam kết trả tiền cước phí vận chuyển.
b/ Rủi ro loại trừ về trách nhiệm đối với người thứ ba:
- Người giao nhận không bao giờ được bảo hiểm theo điều khoản "Tráchnhiệm theo hợp đồng" về trách nhiệm bồi thường cho người khác đối với tổnthất, mất mát vật chất phần tài sản do anh ta quản lý hoặc cho thuê.
c/ Rủi ro loại trừ đối với thiết bị của người giao nhận:
- Người giao nhận không được bảo hiểm về chi phí phục hồi hay sửa chữanhững khuyết tật trong thiết kế hoặc chế tạo, những hao mòn thông thường,những hỏng hóc bộ phận cơ hoặc điện.
Trang 30- Người giao nhận cũng không được bảo hiểm đối với những tổn thấtkhông giải thích được, mất tích một cách bí ẩn hoặc mất mát được phát hiện khikiểm kê, bị phá huỷ hoặc tổn thất do hoặc theo lệnh của bất kỳ nhà đương cụcnào, tổn thất vật chất phát sinh do quốc hữu hoá, lệnh trưng dụng hoặc đặcqyuền mua trước.
- Người giao nhận còn không được bảo hiểm về bất kỳ rủi ro nào phát sinhlàm hư hỏng thiết bị trong thời gian chúng được đem cho người khác thuê, saukhi đã bị trưng dụng hoặc sau khi quyền lợi của người giao nhận đối với tài sảnnày được chuyển cho người khác.
d/ Rủi ro loại trừ về chiến tranh, đình công, bạo động và khủng bố:
Người giao nhận được bảo hiểm tổn thất do rủi ro chiến tranh và đình công,bạo động và khủng bố trong trường hợp tổn thất và thiệt hại vật chất của thiết bịđược bảo hiểm cũng như bất kỳ khoản đóng góp tổn thất chung hoặc chi phí cứuhộ nào mà thiết bị được bảo hiểm của anh ta phải gánh chịu.
Người giao nhận không được bảo hiểm đối với những rủi ro chiến tranh trừkhi ở thời điểm rủi ro phát sinh thiết bị liên quan đang ở trên tàu hoặc máy bay.Ngoài ra cũng không được bảo hiểm rủi ro chiến tranh do:
- Nổ có tính chất thù địch của bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào.
Nổ ra chiến tranh (dù là tuyên bố hay không) giữa các quốc gia trong Hộiđồng bảo an Liên Hợp Quốc (Pháp, Trung Quốc, Nga, Anh, Mỹ).
- Bắt giữ, chiếm giữ, kiềm chế, cản trở, sung công hoặc chiếm đoạt bởihoặc theo lệnh của bất kỳ nhà đương cục nào ở nước người giao nhận.
- Trong quá trình toà xét xử thông thường đã không cung cấp khoản bảolãnh, không trả tiền phạt hay một khoản tài chính nào khác.
Riêng với điều khoản bảo hiểm về chiến tranh và đình công, bạo động vàkhủng bố đối với thiết bị của người giao nhận, người bảo hiểm có thể đơnphương kết thúc hợp đồng bảo hiểm bằng cách gửi cho người giao nhận bảnthông báo trong vòng 7 ngày Việc kết thúc hợp đồng có hiệu lực từ nửa đêm
Trang 313 Rủi ro hạn chế bảo hiểm:
Ngoài những rủi ro loại trừ nói trên còn có những trường hợp hạn chế bảohiểm có thể áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm, đó là:
- Những rủi ro hoặc sự cố phát sinh ngoài thời hạn bảo hiểm
- Những loại trừ chung khác như những rủi ro về phóng xạ và hạt nhân,tình trạng người được bảo hiểm không trả được nợ và những rủi ro phát sinh từviệc buôn lậu và những hành động cố ý hay lơ là.
- Hợp đồng bảo hiểm có thể quy định một giới hạn chung hoặc nhiều giớihạn riêng cho những rủi ro khác nhau thường áp dụng cho từng sự cố song cũngcó thể tập hợp sự cố của cả năm.
4 Giới hạn trách nhiệm:
a/ Trách nhiệm đối với khách hàng:
- Hợp đồng đối với khách hàng: Người giao nhận sẽ được bảo hiểm vềtrách nhiệm phát sinh mà hợp đồng quy định theo các điều khoản của Công ướcquốc tế hoặc Luật quốc gia về vận chuyển, Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn củaHiệp hội giao nhận quốc gia, của FIATA hoặc một loại hợp đồng mà công tybảo hiểm chấp nhận.
- Thiệt hại tài chính -"Lỗi lầm và sai sót": giới hạn trách nhiệm trongtrường hợp này thông thường không quá 50.000 USD cho một tai nạn Tuynhiên trên thực tế có thể thoả thuận riêng với công ty bảo hiểm để tăng mức giớihạn nêu trên Mặt khác công ty bảo hiểm có thể từ chối khiếu nại hoặc cắt giảmmức bảo hiểm nếu họ thấy hành vi hay sai sót dẫn đến không thực hiện nghĩa vụtheo hợp đồng là do người giao nhận, đại lý hoặc những người làm công của họđã gây ra một cách cố ý.
- Hoàn thiện không chính xác vận đơn: Người giao nhận không được bảohiểm đối với mức độ mà trách nhiệm của người giao nhận gặp phải hoặc giatăng bởi sự kê khai không đúng hoặc sơ suất ghi trên vận đơn hay hợp đồng vậnchuyển khác chứng từ giao nhận.
Trang 32- Hàng hoá có giá trị như: vàng thỏi, đá quý, tiền giấy, tiền kim loại, séc dulịch và ngân phiếu, hối phiếu, thẻ tín dụng, trái phiếu, các chứng từ có thể thanhtoán được, các loại chứng khoán thì thường không được bảo hiểm Tuy nhiên,một số loại hàng hoá có giá trị khác có thể được bảo hiểm như là: thuốc lá, rượumạnh, vật phẩm bằng kim loại quý, các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, ngựathuần chủng song tổng giá trị cũng không được vượt quá giới hạn trách nhiệmcủa bảo hiểm đối với "thiệt hại tài chính" (50.000 USD).
b/ Trách nhiệm đối với Hải quan:
- Thông thường giới hạn bảo hiểm đối với khiếu nại loại này là không vượtquá 50.000 USD Tuy nhiên trong các trường hợp có thể thoả thuận với ngườibảo hiểm để tăng mức giới hạn này lên.
- Người bảo hiểm có thể cắt giảm hoặc từ chối khiếu nại nếu họ chứngminh được rằng người giao nhận hoặc người làm công cho họ đã có các hànhđộng cố ý khinh suất vi phạm quy định xuất nhập khẩu.
- Đối với hàng hoá có giá trị: cũng như phần trách nhiệm đối với kháchhàng trong chừng mực sự vi phạm quy định xuất nhập khẩu có liên quan đếnnhững hàng hoá như vậy.
VI/ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VỀ VIỆCBẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN
Ngày nay do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế của các quốc giatrong khu vực ASEAN, ngành giao nhận của các nước này cũng đã có nhữngbước tiến quan trọng Vận tải đa phương thức và Logistics ngày càng trở lên phổbiến Năm 1991, Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận ASEAN (AFFA) đượcthành lập nằm mục đích hỗ trợ các phương pháp để nâng cao chất lượng, trìnhđộ và chuyên môn của người giao nhận trong khu vực Sự phát triển của giaonhận hàng hoá đã kéo theo sự phát triển của bảo hiểm trách nhiệm của ngườigiao nhận Các quốc gia có hệ thống cảng biển và ngành giao nhận sớm pháttriển như Singapore, Thái Lan, v.v thì loại hình bảo hiểm trách nhiệm của
Trang 33người giao nhận cũng có cơ hội phát triển sớm và mạnh hơn các quốc gia kháctrong khu vực.
Trong khu vực Đông Nam Á thì Singapore là nước có ngành giao nhậnphát triển nhất Chính vị trí địa lý chiến lược đã biến Singapore trở thành trungtâm cho hoạt động vận tải biển ở khu vực Đông Nam Á Trong vài năm trở lạiđây, Singapore đã trở thành cảng biển tấp nập nhất thế giới, nếu xét về khốilượng xếp dỡ tại cảng Singapore là điểm gặp gỡ của 400 tuyến đường biển, liênkết với 700 cảng khác nhau của 130 quốc gia trên toàn thế giới Cảng Singaporecó thể tiến hành xếp dỡ cùng một lúc hơn 800 tàu và là một trong ba cảng biểnlớn nhất thế giới (hai cảng biển khác là cảng Rotterdam của Hà Lan và cảngNew York của Mỹ) Do đó số lượng các công ty giao nhận lớn trên thế giới tậptrung khá nhiều ở Singapore Điều đó kéo theo nhu cầu về bảo hiểm trách nhiệmcủa các công ty giao nhận cũng tăng lên không ngừng Trên thị trường bảo hiểmtrách nhiệm của Singapore có hàng nghìn các công ty bảo hiểm lớn nhỏ khácnhau, đặc biệt còn có sự hiện diện của các công ty bảo hiểm lớn trên thế giớinhư Serra International Inc., Hi-best Air Ocean Inc., Apollo Freight ForwarderLtd., AGF-CAMAT Ltd., Có được sự phát triển này phần lớn là nhờ việcSingapore là một thị trường hấp dẫn với nhiều công ty giao nhận lớn hoạt độngnên nhu cầu mua bảo hiểm trách nhiệm cũng tăng lên, bên cạnh đó không thểkhông kể đến một môi trường pháp lý lành mạnh, minh bạch, một chính phủ vớinhững chính sách thông thoáng hấp dẫn các công ty bảo hiểm, cơ sở hạ tầng tốt,hệ thống viễn thông hiện đại Đó là những yếu tố quan trọng dẫn đến thànhcông mà các quốc gia đi sau như Việt Nam cần phải học hỏi Bên cạnhSingapore thì Thái Lan cũng là một quốc gia trong khu vực có ngành giao nhậnvà bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận cũng rất phát triển Nhiều công tygiao nhận đã được hình thành từ rất sớm, điển hình như Sea Trans Express đượcthành lập từ năm 1988 và hiện nay đã trở thành công ty giao nhận hàng đầu củaThái Lan Bên cạnh đó, Thái Lan cũng có hệ thống cảng khá phát triển CảngLaem Chabang là một cảng lớn và sầm uất Thái Lan cũng đã thu hút được mộtsố lượng lớn các công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm của
Trang 34người giao nhận hoạt động kinh doanh trên thị trường bảo hiểm nhờ nhữngchính sách thông thoáng của Chính phủ.
Là một nước nằm trong khu vực ASEAN nhưng nền kinh tế vẫn còn lạchậu nên ngành giao nhận còn khá mới mẻ đối với Lào Thực tế hiện nay Làomới chỉ có khoảng 20 công ty có giấy phép đăng ký kinh doanh hoạt động trongngành giao nhận mặc dù có nhiều các công ty nhỏ không có giấy phép vẫn hoạtđộng kinh doanh và làm ăn trực tiếp với các công ty giao nhận của Thái Lan.Hiệp hội Giao nhận quốc gia Lào (LIFFA) được thành lập với sự giúp đỡ của BộGiao thông vận tải Lào nhưng triên vọng của ngành giao nhận vẫn chưa thực sựsảng sủa Nguyên nhân có thể là do: các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn cònđang ở giai đoạn soạn thảo chờ phê duyệt, quyền chuyên chở hàng hoá thì bị hạnchế, phương tiện chuyên chở cũ kỹ lạc hậu, nguồn nhân lực còn yếu kém và cácngân hàng thường không chấp nhận các giấy tờ vận tải giao nhận trong thanhtoán Người giao nhận của Lào phải đợi cho đến khi hàng hoá được xếp tại cảngxuất phát (Bangkok, Laem Chabang, Đà Nẵng) thì mới lấy được vận đơn đườngbiển cần thiết cho mục đích tín dụng chứng từ Tuy đã có một số công ty giaonhận lớn trong nước như Lao Freight Forwarder (LFF) và Societe Mixte deTransport (SMT) cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và hệ thống phâpphối vận chuyển (Logistics) nhưng phần lớn các công ty giao nhận của Làothường chỉ hoạt động với tư cách làm đại lý (Agent) Vì vậy, các quốc gia cóloại hình bảo hiểm trách nhiệm còn khá mới mẻ như Việt Nam hay Lào thì việchọc hỏi và rút kinh nghiệm từ những nước sớm phát triển loại hình bảo hiểm nàynhư Singapore và Thái Lan là vô cùng cần thiết Điều đó sẽ giúp chúng ta thấyđược nhứng thuận lợi và khó khăn, điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình đểcó những chiến lược phát triển phù hợp đối với Bảo hiểm trách nhiệm cuả ngườigiao nhận - một lĩnh vực tuy còn mới mẻ nhưng đầy triển vọng phát triển trongtương lai.
Trang 351 Sự phát triển của giao nhận vận tải quốc tế tại Việt Nam
Nghề giao nhận của Việt Nam đã hình thành từ lâu Miền Nam Việt Namtrước ngày giải phóng đã có nhiều công ty giao nhận, phần lớn làm công việckhai quan thuế vận tải đường bộ nhưng manh mún, một số là đại lý của các hãnggiao nhận nước ngoài.
Ở Miền Bắc, từ 1960 các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tự đảm nhiệmviệc tổ chức chuyên chở hàng hoá của mình, vì vậy các công ty xuất nhập khẩuđã thành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh xuất nhập khẩu, trạm giao nhận ởcác ga liên vận đường sắt ở thời kỳ này hoạt động giao nhận không được chuyênsâu, công việc và thủ tục đơn giản chỉ là trong phạm vi của công ty, lĩnh vực mặthàng, loại hàng Sau khi thống nhất đất nước, để tập trung đầu mối quản lýchuyên môn hoá khâu vận tải giao nhận Bộ Ngoại thương nay là bộ Thương mạiđã đưa tổ chức giao nhận vào một mối từ Bắc tới Nam là Tổng công ty Giaonhận Kho vận Ngoại thương (VIETRANS) Trong thời kỳ bao cấp, phạm vi dịchvụ giao nhận còn hạn chế, người giao nhận chủ chủ yếu lo giao hàng xuất, nhậphàng nhập tại cảng nước mình và VIETRANS là cơ quan duy nhất được phépgiao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu trên cơ sở uỷ thác của các đơn vị kinh doanhxuất nhập khẩu Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, đất nướcta dần chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, hoạtđộng thương mại được mở rộng, nghề giao nhận do đó mà phát triển khá nhanh,Tổng công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương vì thế mà cũng không còn giữđộc quyền nữa Các hoạt động giao nhận vì thế cũng được mở rộng, số lượngcác công ty giao nhận tăng và trình độ nghề nghiệp được nâng lên nhanh chóng.
Trang 36Đã có nhiều công ty giao nhận của Việt Nam tham gia Liên đoàn các hiệp hộigiao nhận quốc tế - FIATA Tính đến 31/1/1998 Việt Nam đã có 13 công ty giaonhận vận tải được công nhận là thành viên liên kết của FIATA Đến tháng7/2000 thì đã có thêm 30 công ty, nâng tổng số công ty giao nhận Việt Namđược công nhận là thành viên liên kết của FIATA lên con số 43 công ty.[13] Cóthể kể ra một số công ty có uy tín và kinh nghiệm trong nghề giao nhận hiện naynhư:
- Mekong Cargo Freight Co., Ltd.- Northern Freight Company
- Saigon Ship Channdler Corp _ Saigon-Shipchanco- Shipping Agency/ Marine Services
- Sea - Air Freight International SAFI- Sotrans
- Tien Phong Trade And Transporting Service Co, Ltd.- Transforwarding Warehousing Co.
- Transport And Chartering Corporation - VIETFRACHT- Vietnam Freight Forwarding Corporation - VINAFCO- Vietnam Tally and Marine Service Company - VITAMAS
- Vietnam National Foreign Trade Forwarding And WarehousingCorporation - VIETRANS
- VOSA Group of Company
So với các nước trên thế giới, ngành giao nhận Việt Nam hiện nay là mộtngành hoàn toàn non trẻ Trên thực tế hiện nay ở nước ta chưa có một cơ quanquản lý thống nhất việc cấp giấy phép hành nghề, kiểm tra giám sát hoạt độngđối với loại hình kinh doanh giao nhận hàng hoá dẫn đến việc có nhiều thànhphần kinh tế cùng tham gia kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá và phát triểndịch vụ tràn lan trên thị trường Tính đến năm 1997 cả nước có 189 doanhnghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải, trong đó trên 90% các công
Trang 37ty giao nhận mới được thành lập từ năm 1994-1995 trở lại đây Con số này trongnhững năm trở lại đây đã không ngừng tăng lên Đến cuối năm 2002 đã cókhoảng 542 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận [9] Trong đó:
- Doanh nghiệp tư nhân : chiếm 13,2%.- Doanh nghiệp nhà nước : chiếm 78,3%.- Doanh nghiệp liên doanh : chiếm 8,5%.
Hiệp hội giao nhận Việt Nam - VIFFAS (Vietnam Freight ForwardersAssociation), với tư cách là tổ chức đại diện cho quyền lợi của cộng đồng cácdoanh nghiệp Việt Nam về lĩnh vực giao nhận kho vận thành lập năm 1994,được kết nạp là thành viên chính thức của FIATA (thay thế VIETRANS) tại đạihội thế giới FIATA tổ chức tháng 9/1994 tại Hamburg, CHLB Đức Theo số liệuthống kê của văn phòng hiệp hội VIFFAS, từ khi Đại hội thành lập năm 1994tính đến tháng 3/1998, VIFFAS mới chỉ xét cấp giấy chứng nhận hội viên cho27 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện tham gia Hiệp hội, trong đó có 18 hộiviên chính thức và 9 hội viên liên kết đại diện cho các thành phần kinh tế khácnhau đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực giao nhận kho vận Tính đến đầu năm2003, VIFFAS đã có 55 hội viên chính thức và 22 hội viên liên kết So sánh sốhội viên của Hiệp hội giao nhận hiện có với số doanh nghiệp tham gia vào dịchvụ giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện nay quả là chiếm tỷ lệ còn thấp khoảng14% Nhưng những hội viên của Hiệp hội đã thực sự đóng vai trò chính trongcác hoạt động giao nhận vận tải hiện nay của Việt Nam do có bề dày kinhnghiệm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có cơ sở vật chất kỹ thuật và quan hệchặt chẽ với mạng lưới đại lý nước ngoài bảo đảm cung cấp các dịch vụ chấtlượng và hiệu quả.
Bên cạnh các hoạt động sôi động của các công ty giao nhận trong nước còncó hoạt động của các văn phòng đại diện của các hãng giao nhận vận tải nướcngoài được cấp giấy phép hoạt động tạiViệt Nam cũng tăng nhanh trong cácnăm từ 1991 mới có 7 văn phòng đại diện được cấp giấy phép hoạt động đếncuối 1997 tại Việt Nam đã có 105 văn phòng đại diện của các hãng giao nhận
Trang 38vận tải nước ngoài được chính thức cấp giấy phép hoạt động tại thành phố HàNội và thành phố Hồ Chí Minh Đến cuối năm 2002 con số này đã lên tới hơn200 văn phòng [11] Số lượng văn phòng đại diện gần bằng 2/3 số lượng cáccông ty giao nhận hiện có ở Việt Nam Điều đó càng chứng tỏ một điều rằngdịch vụ giao nhận hàng hoá ở Việt Nam đang phát triển mạnh.
Trong những năm qua, cùng với những chuyển biến to lớn của nền kinh tếđất nước, các hoạt động giao nhận vận tải quốc tế cũng phát triển mạnh mẽ Bêncạnh một số công ty có chuyên môn, nghiệp vụ, có cơ sở vật chất kỹ thuật vàcung cấp được các dịch vụ giao nhận vận tải bảo đảm chất lượng và uy tín còncó những doanh nghiệp không có chuyên môn, nghiệp vụ, không có kinhnghiệm nghề nghiệp, thiếu các trang thiết bị cần thiết để tiến hành dịch vụ Thựcchất các doanh nghiệp này chỉ hoạt động với danh nghĩa đại lý, thụ động làmtheo chỉ dẫn của các đối tác nước ngoài và tìm mọi thủ đoạn trốn thuế, dìm giá để giành giật khách hàng.
Sự có mặt của các văn phòng đại diện của các hãng giao nhận nước ngoàitại Việt Nam nhằm mục đích hỗ trợ các đại lý của họ tại Việt Nam cung cấpdịch vụ cho khách hàng theo chuẩn mực quốc tế - đó là một điểm thuận lợi đểcác công ty giao nhận Việt Nam học tập, trao đổi kinh nghiệm trong qúa trìnhthực hiện dịch vụ Nhưng bên cạnh đó cũng là sự bất lợi đối với các doanhnghiệp Việt Nam ở chỗ, trên thực tế một số văn phòng đại diện nước ngoài hoạtđộng vượt quá chức năng của họ tại Việt Nam tổ chức kinh doanh bất hợp phápcác dịch vụ giao nhận kho vận do lợi dụng tình trạng lộn xộn trong lĩnh vực nàyvà sơ hở trong quản lý của các cơ quan chức năng của nhà nước làm ảnh hưởngrất nhiều đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chính vì vậy, để tạo môi trường pháp lý cho các hoạt động giao nhận vậntải quốc tế ở nước ta và giúp đỡ cho Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nướcđưa hoạt động giao nhận đi vào kỷ cương nề nếp, Hiệp hội Giao nhận Kho vậnViệt Nam đã xây dựng " Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn" của những ngườigiao nhận Việt Nam nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận ở
Trang 39Việt Nam với các cơ quan hữu quan để xây dựng tiêu chuẩn trong từng loại hìnhdịch vụ giao nhận để đảm bảo hơn nữa chất lượng dịch vụ giao nhận ở ViệtNam Đặc biệt, Hiệp hội đã tích cực tham gia vào việc soạn thảo chương " Giaonhận kho vận" trong Luật Thương mại để trình Quốc hội xem xét và đã đượcQuốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khoá IX từ 2/4 đến 10/5/1997.
Trong đó quy định: " Người làm dịch vụ giao nhận vận chuyển là thươngnhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá" Có nghĩa là ngườikinh doanh giao nhận kho vận theo Luật của Việt Nam quy định bất cứ cá nhân,tổ chức hoặc doanh nghiệp, công ty, hãng đã đăng ký và được cấp giấy phépkinh doanh toàn bộ hoặc một phần công việc: tổ chức, thiết kế, bố trí và thu xếplàm toàn bộ hoặc một phần các công đoạn dịch vụ, thủ tục giấy tờ, chứng từ cóliên quan tới việc giao nhận vận chuyển, lưu kho bãi, thu gom, ký phát hàng hoávà các dịch vụ có liên quan đến hàng hoá được người uỷ thác ký hợp đồng thuêlàm toàn bộ hoặc một phần của công việc Người chủ phương tiện hoặc ngườikinh doanh vận tải đa phương thức cũng được coi là người kinh doanh giao nhậnkho vận nếu có đăng ký và được phép làm các dịch vụ này.
Luật Thương mại ra đời đã đáp ứng lòng mong mỏi của những người kinhdoanh thương mại nói chung và những người kinh doanh giao nhận nói riêng.Xác định phần nào địa vị pháp lý của người giao nhận, quy định những điềukiện phải có của người kinh doanh giao nhận, quyền hạn, nghĩa vụ của ngườigiao nhận nhằm hướng những người kinh doanh giao nhận đi vào kinh doanhluật phấp có nề nếp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động thươngmại của Việt Nam phát triển.
2 Tình hình giao nhận hàng hoá tại Việt Nam
Nhờ chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, tăng cường hợp tác và đầu tưtrên nhiều lĩnh vực, đẩy mạnh xuất khẩu, lượng hàng hoá giao nhận ở các cảngbiển lớn của Việt Nam đã tăng đáng kể qua các năm.
Bảng 1: Tình hình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng HảiPhòng
Trang 40giới một cách vững chắc và ngày càng có uy tín cao hơn
- Về thủ tục giao nhận hàng hoá: do chưa được trang bị những công cụ vàthiết bị xử lý thông tin, liên lạc, phân loại, kiểm tra cân đo, bảo quản v.v cácloại hàng hoá trong quá trình giao nhận nên thời gian giao nhận ở các cảng biểnViệt Nam còn chậm và thủ tục rườm rà vì phải qua nhiều công đoạn thủ công.Do ngân sách hạn hẹp nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành giao nhận cũngnhư việc đào tạo một lớp cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao chưa thể một sớmmột chiều thực hiện ngay được vì vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp và giúp đỡ hỗtrợ lẫn nhau của nhiều ngành, nhiều bộ trong cơ cấu Nhà nước thì ngành giaonhận mới có thể phát triển nhanh chóng đáp ứng sự đòi hỏi của một nước có nềnkinh tế mở như Việt Nam chúng ta
II/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TRÁCHNHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANHXUẤT NHẬP KHẨU
1 Phạm vi áp dụng bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại ViệtNam
Trên cơ sở các tài liệu của Hội trách nhiệm tương hỗ vận tải suốt (TTclub)cũng như tình hình thực tế của Hội giao nhận Việt Nam và hoạt động của các